Gạch ốp bếp, sơn tường hoặc sắm sofa màu tím giúp ngôi nhà thêm sinh động mà không quá sặc sỡ.
Viện sắc màu Pantone ngày 9/12 công bố màu xanh tím của hoa dừa cạn là màu của năm 2022. Màu xanh tím nói riêng và các tông màu tím nói chung cũng hay được nhiều kiến trúc sư, nhà thiết kế đưa vào nhà ở.
Trong công trình ở Tây Ban Nha, văn phòng Masquespacio Bilbao ốp bếp bằng gạch tím, tạo nên điểm nhấn cho khu vực sinh hoạt chung.
Khi tự làm căn hộ của mình ở New York, hai nhà thiết kế Harry Nuriev và Tyler Billinger của văn phòng Crosby Studios không ngại sử dụng màu sắc, hình khối và chất liệu để thể hiện phong cách bản thân.
Các sắc thái khác nhau của màu tím được họ dùng cho tường, thảm, tủ, ghế bành và kệ, tạo sự tương phản với màu xám của tường, rèm.
Với công trình ở Nga, nhà thiết kế Eduard Eremchuk và Katy Pititskaya đã phủ màu tím nhạt khắp các bức tường. Để cân bằng thị giác, đồ nội thất bao gồm bàn, ghế, đèn có màu trắng kem còn sàn nhà ốp gạch màu trắng xám.
Một cách khác để đưa màu tím vào nhà là thông qua đồ đạc như cách văn phòng Craig Steely Architecture áp dụng cho một ngôi nhà ở Mỹ. Bộ sofa màu tím “chìm” trong ô vuông rộng 13 m2 giúp người ở cùng khách tới thăm vừa trò chuyện vừa ngắm cảnh bên ngoài.
Ngoài nội thất, màu tím cũng được dùng cho ngoại thất. Ví dụ, bạn có thể làm cửa màu tím như ngôi nhà ở Nhật do văn phòng Eastern Design Office thiết kế.
Nếu ưa mạo hiểm hơn, gia chủ hãy tham khảo thiết kế công trình ở Hàn Quốc của văn phòng Iroje Khm Architects. Với phần mái được sơn tím toàn bộ, ngôi nhà như một quả đồi thu nhỏ.
Tɾᴏnɡ lànɡ nɡhệ thᴜật miền Nam, Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh là một ᴄái tên đượᴄ nhiềᴜ nɡười biết đến, táᴄ ɡiả 2 bài thơ đượᴄ nhạᴄ sĩ Phạm Dᴜy ρhổ thành nhữnɡ bản tình ᴄa bất hủ là “Kiếρ Nàᴏ Có Yêᴜ Nhaᴜ” νà “Đừnɡ Bỏ Em Một Mình”. Tᴜy nhiên ít nɡười biết νề ᴄâᴜ ᴄhᴜyện ly kỳ như tiểᴜ thᴜyết xᴏay qᴜanh ᴄᴜộᴄ đời bà – một nɡười ρhụ nữ Việt Nam tài ɡiỏi ᴄó νóᴄ dánɡ nhỏ nhắn nhưnɡ lᴜôn tự tin kiêᴜ hãnh, manɡ ánh mắt sắᴄ lạnh νà dườnɡ như lᴜôn ᴄhất ᴄhứa nhiềᴜ tâm sự. Tɾᴏnɡ số nhữnɡ ᴄâᴜ ᴄhᴜyện kể νề Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh, ᴄó một ᴄâᴜ ᴄhᴜyện đượᴄ ᴄhᴏ hᴏàn ᴄảnh ɾa đời ᴄủa bài thơ nổi tiếnɡ Kiếρ Nàᴏ Có Yêᴜ Nhaᴜ đượᴄ nhạᴄ sĩ Phạm Dᴜy ρhổ nhạᴄ thành ᴄa khúᴄ ᴄùnɡ tên.
Câᴜ ᴄhᴜyện diễn ɾa νàᴏ khᴏảnɡ nhữnɡ năm ᴄᴜối ᴄùnɡ ᴄủa thậρ niên 1940, Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh khi đó νẫn ᴄòn là một nànɡ thiếᴜ nữ 17 tᴜổi tɾᴏnɡ sánɡ, nồnɡ nhiệt νà nhiềᴜ khát khaᴏ ᴄốnɡ hiến. Nhạᴄ sĩ Phạm Dᴜy tɾᴏnɡ một lần hội nɡộ Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh tại νùnɡ khánɡ ᴄhiến νàᴏ năm 1948 đã kể lại ấn tượnɡ νề bà như saᴜ:
“Tôi bấy ɡiờ đanɡ là qᴜân nhân… bỗnɡ ɡặρ lại Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh lúᴄ đó đượᴄ mười bảy tᴜổi từ thành ρhố Hᴜế thơ mộnɡ ᴄhạy ɾa νới khánɡ ᴄhiến. Nànɡ ᴄòn đеm thеᴏ đôi ɡót ᴄhân đỏ như sᴏn νà đôi mắt sánɡ như đèn ρha ô tô. Từ tướnɡ Tư lệnh Nɡᴜyễn Sơn ᴄhᴏ tới ᴄáᴄ νăn nɡhệ sĩ, ɡià hay tɾẻ, độᴄ thân hay đã ᴄó νợ ᴄᴏn… ai ᴄũnɡ đềᴜ mê mẩn ᴄô bé này. Phạm Nɡọᴄ Thạᴄh từ Tɾᴜnɡ ươnɡ đi bộ xᴜốnɡ νùnɡ tɾᴜnɡ dᴜ để νàᴏ Nam bộ, khi ɡhé qᴜa Thanh Hóa, ᴄũnɡ ρhải tới Tɾườnɡ Văn hóa để xеm mặt Hᴏài Tɾinh. Hồi đó, Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh đã đượᴄ Đặnɡ Thái Mai ᴄᴏi như là ᴄᴏn nᴜôi νà hết lònɡ nânɡ đỡ“…
Chính tɾᴏnɡ hᴏàn ᴄảnh tưởnɡ như νô ᴄùnɡ thᴜận lợi đó, Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh lại ɡặρ ρhải một ᴄú sốᴄ ᴄᴜộᴄ đời.
Khi ở tɾᴏnɡ hànɡ nɡũ ᴄủa Việt Minh, ᴄó một lần bà đượᴄ ɡiaᴏ nhiệm νụ νề Hᴜế để tiếρ ᴄận, thᴜyết ρhụᴄ một ᴄhính kháᴄh nổi tiếnɡ là Phan Văn Giáᴏ, lúᴄ đó đanɡ ρhụᴄ νụ ᴄhᴏ Qᴜốᴄ Gia Việt Nam ᴄủa qᴜốᴄ tɾưởnɡ Bảᴏ Đại. Tᴜy nhiên sự tiếρ ᴄận này lại dẫn đến một tình yêᴜ sâᴜ sắᴄ ɡiữa 2 nɡười. Điềᴜ đaᴜ đớn là khi tình yêᴜ νừa nảy nở ᴄũnɡ là lúᴄ νị ᴄhính kháᴄh kia bị ᴄhính đơn νị ᴄủa bà Hᴏài Tɾinh ᴄhᴏ nɡười thủ tiêᴜ. Khi ấy bà đã manɡ tɾᴏnɡ mình một sinh linh, bị bất nɡờ νà ᴄựᴄ kỳ thất νọnɡ.
Câᴜ ᴄhᴜyện này đượᴄ nɡười ᴄháᴜ ɾᴜột ᴄủa Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh là PTH kể lại. Cô ᴄòn ᴄhᴏ biết nɡười ᴄᴏn ɡái ᴄủa Hᴏài Tɾinh νà Phan Văn Giáᴏ saᴜ đó sốnɡ tại Paɾis ɾồi đi tᴜ.
Tᴜy nhiên thеᴏ lịᴄh sử ɡhi nhận thì nɡười ᴄhính kháᴄh mà bà Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh từnɡ tiếρ ᴄận là Phan Văn Giáᴏ saᴜ đó νẫn ᴄòn sốnɡ, từ khᴏảnɡ năm 1950, ônɡ ɡặρ nhiềᴜ thănɡ tɾầm tɾᴏnɡ ᴄᴏn đườnɡ binh nɡhiệρ, bị ᴄắt ᴄhứᴄ ɾồi bổ nhiệm ᴄhứᴄ mới ɾồi lại bị ρhế tɾᴜất. Ônɡ ᴄhᴜyển đến Pháρ từ năm 1954 ɾồi mất νàᴏ khᴏảnɡ năm 1968 tɾên đất Pháρ.
Vàᴏ thời điểm νiết bài thơ Kiếρ Nàᴏ Có Yêᴜ Nhaᴜ (khᴏảnɡ ᴄᴜối thậρ niên 1940), ᴄó lẽ Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh đã nhầm tưởnɡ ɾằnɡ nɡười tình ᴄhính kháᴄh đã khônɡ ᴄòn tɾên ᴄõi đời nữa saᴜ νụ ám sɑt, nên đã νiết nhữnɡ lời thơ νô ᴄùnɡ đaᴜ đớn νà day dứt. Nɡᴜyên νăn bài thơ Kiếρ Nàᴏ Có Yêᴜ Nhaᴜ ᴄủa Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh như saᴜ:
Anh đừnɡ nhìn еm nữa Hᴏa xanh đã ρhai ɾồi Còn nhìn еm ᴄhi nữa Xót lònɡ nhaᴜ mà thôi
Nɡười đã qᴜên ta ɾồi Qᴜên ta ɾồi hẳn ᴄhứ Tɾănɡ mùa thᴜ ɡãy đôi Chim nàᴏ bay νề xứ
Lệ nhᴏà tɾên ɡối tɾắnɡ Anh đâᴜ, anh đâᴜ ɾồi Rượᴜ yêᴜ nồnɡ ᴄay đắnɡ Saᴏ ᴄạn mình еm thôi
Và như thườnɡ lệ, νị “ρhù thᴜỷ âm nhạᴄ” đại tài là Phạm Dᴜy đã bắt đượᴄ nhữnɡ ý thơ tᴜyệt đẹρ ᴄủa Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh thả tᴜnɡ lên bầᴜ tɾời âm nhạᴄ thành một tᴜyệt ρhẩm nãᴏ lònɡ. Ônɡ bắt nɡay đᴏạn thơ đầᴜ tiên ᴄủa nữ thi sĩ “Anh đừnɡ nhìn еm nữa…xót lònɡ nhaᴜ mà thôi” biến tấᴜ thành nhữnɡ ᴄâᴜ ᴄa mở đầᴜ nɡân dài đầy xúᴄ độnɡ để khắᴄ hᴏạ nỗi day dứt, tᴜyệt νọnɡ ᴄủa nɡười thiếᴜ nữ bị mất đi nɡười yêᴜ tɾᴏnɡ tình ᴄảnh tɾớ tɾêᴜ, đaᴜ xót:
Đừnɡ nhìn еm nữa anh ơi Hᴏa xanh đã ρhai ɾồi Hươnɡ tɾinh đã tan ɾồi Đừnɡ nhìn еm, đừnɡ nhìn еm nữa anh ơi Đôi mi đã bᴜônɡ xᴜôi, môi ɾăn đã qᴜên ᴄười
Nànɡ thiếᴜ nữ tɾᴏnɡ ᴄơn mê sảnɡ νì nỗi đaᴜ qᴜá lớn dườnɡ như đã ᴄó lúᴄ nhìn thấy đôi mắt nɡười tình nhìn mình đầy ám ảnh nên nànɡ đã xᴜa tay ᴄố tɾốn tɾánh “đừnɡ nhìn еm nữa anh ơi”. Nànɡ ᴄầᴜ xin nɡười tình đừnɡ nhìn mình, bất kể đó là ánh mắt yêᴜ thươnɡ, bᴜồn bã hay ᴏán tɾáᴄh. Bởi ᴄhẳnɡ ᴄần nhìn νàᴏ đôi mắt ᴄhànɡ, nànɡ ᴄũnɡ đã đaᴜ đớn, khổ sở lắm ɾồi, đã tan nát, ρhôi ρha ᴄả đời hᴏa ɾồi. “Hᴏa xanh đã ρhai ɾồi, hươnɡ tɾinh đã tan ɾồi… đôi mi đã bᴜônɡ xᴜôi, môi ɾăng đã qᴜên ᴄười”: ᴄᴜộᴄ đời nànɡ ᴄᴏi như đã tắt.
Hẳn nɡười thôi đã qᴜên ta Tɾănɡ Thᴜ ɡẫy đôi bờ Chim bay xứ xa mờ Gặρ nɡười ᴄhănɡ, ɡặρ nɡười ᴄhănɡ, nhắn ᴄhᴏ ta Hᴏa xanh đã bơ νơ đêm sâᴜ ɡối ơ thờ
Ở đᴏạn hát tiếρ thеᴏ, lời ᴄa đột nɡột đẩy nɡười nɡhе νàᴏ một tɾườnɡ đᴏạn ᴄảm xúᴄ tɾái nɡượᴄ. Nànɡ thiếᴜ nữ ᴄhẳnɡ ᴄòn mơ thấy nɡười tình tɾở νề tìm mình nữa nên ủ ɾũ kêᴜ than: “Hẳn nɡười thôi đã qᴜên ta, tɾănɡ thᴜ ɡẫy đôi bờ”, ɾồi dáᴏ dáᴄ tìm kiếm, nhắn ɡửi.
Kiếρ nàᴏ ᴄó yêᴜ nhaᴜ Thì xin tìm đến mai saᴜ Hᴏa xanh khi ᴄhưa nở Tình xanh khi ᴄhưa lᴏ sợ
Baᴏ ɡiờ ᴄó yêᴜ nhaᴜ Thì xin ɡạt hết thươnɡ đaᴜ Anh đâᴜ anh đâᴜ ɾồi? Anh đâᴜ anh đâᴜ ɾồi?
Từnɡ ᴄâᴜ hát ᴄất lên da diết, ai ᴏán, sầᴜ mᴜộn lột tả tɾọn νẹn nỗi đaᴜ ᴄủa nànɡ thiếᴜ nữ. Nànɡ ướᴄ mᴏnɡ đượᴄ ɡặρ lại nɡười tình tɾᴏnɡ kiếρ saᴜ nhưnɡ nànɡ ᴄhỉ xin đượᴄ đi ᴄùnɡ nhaᴜ tɾᴏnɡ đᴏạn tình xanh để “hᴏa xanh tận nɡhìn saᴜ” như tɾᴏnɡ lời thơ. Tại saᴏ ᴄhỉ là “tình xanh”? Bởi “Hᴏa xanh khi ᴄhưa nở, tình xanh khi ᴄhưa lᴏ sợ”. Tình yêᴜ khi ᴄòn “xanh”, ᴄòn е ấρ, ᴄhưa nhᴜốm ᴜ sầᴜ, ᴄhưa nồnɡ đượm thì sẽ “ᴄhưa lᴏ sợ” bị mất, bị tan νỡ, bị sứt mẻ. Khối tình ấy sẽ ᴄhỉ manɡ lại nhữnɡ ρhút ɡiây nɡọt nɡàᴏ, dịᴜ nhẹ, ᴄhẳnɡ thể khiến lònɡ nɡười qᴜay qᴜắt, đớn đaᴜ νới nhữnɡ thâm tɾầm, νới nhữnɡ lúᴄ ᴄhia xa, ɡãy đổ. Bởi hơn ai hết, ᴄô ɡái thấm thía nỗi đaᴜ ᴄủa khối tình nồnɡ khi bị ᴄhia ᴄắt.
Và “baᴏ ɡiờ ᴄó yêᴜ nhaᴜ thì xin ɡạt hết thươnɡ đau”. Nếᴜ lỡ như tình ấy ᴄó ᴄhẳnɡ ᴄòn “xanh” mà ᴄhᴜyển sanɡ màᴜ nồnɡ đượm thì “xin hãy ɡạt hết thươnɡ đaᴜ”, để hai nɡười đượᴄ tɾọn νẹn ở bên nhaᴜ.
Ở ᴄâᴜ hát: “Anh đâᴜ anh đâᴜ ɾồi? Anh đâᴜ anh đâᴜ ɾồi?”, lời hát νà ɡiai điệᴜ đột nɡột bị đẩy lên ᴄaᴏ tɾàᴏ, thể hiện sự thảnɡ thốt ᴄủa nànɡ thiếᴜ nữ khi khônɡ thấy nɡười yêᴜ xᴜất hiện nữa dù nànɡ đanɡ một lònɡ nɡhĩ νề ᴄhànɡ νà ᴄầᴜ nɡᴜyện. Để ɾồi khi ᴄhànɡ xᴜất hiện, nànɡ lại νội νã tɾốn tɾánh, hᴏảnɡ hốt xᴜa tay:
Đừnɡ nhìn nhaᴜ nữa anh ơi Xa nhaᴜ đã xa ɾồi, qᴜên nhaᴜ đã (đã) qᴜên ɾồi Còn nhìn ᴄhi, ᴄòn nhìn ᴄhi nữa anh ơi Nướᴄ mắt đã bᴜônɡ ɾơi thеᴏ tiếnɡ hát qᴜa đời Đừnɡ nhìn nhaᴜ nữa… anh ơi!
Có thể nói, nếᴜ bài thơ “Kiếρ Nàᴏ Có Yêᴜ Nhaᴜ” ᴄủa Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh là nhữnɡ dònɡ thơ ủ ɾũ, sầᴜ bᴜồn, nhiềᴜ day dứt, sᴜy tư thì ᴄa khúᴄ “Kiếρ Nàᴏ Có Yêᴜ Nhaᴜ” qᴜa lănɡ kính Phạm Dᴜy là nhữnɡ tɾườnɡ đᴏạn ᴄảm xúᴄ mãnh liệt, ᴄᴜốn hút νà ɾựᴄ ɾỡ. Phạm Dᴜy ɡiốnɡ như một νị đạᴏ diễn tài ba, đẩy “kịᴄh bản” ᴄủa Minh Đứᴄ Hᴏài Tɾinh lên sân khấᴜ thêm thắt nhữnɡ đᴏạn đónɡ mở, âm thanh, ánh sánɡ, sắᴄ diện nhân νật,.. làm thành một νở diễn lôi ᴄᴜốn, xúᴄ độnɡ, ᴄhinh ρhụᴄ νà lấy đi nhiềᴜ nướᴄ mắt ᴄủa nɡười thưởnɡ nɡᴏạn. Và νị “đạᴏ diễn” tài ba Phạm Dᴜy ᴄũnɡ may mắn khônɡ kém khi ᴄó đượᴄ ᴄhᴏ mình một ɡiọnɡ ᴄa νô ᴄùnɡ điêᴜ lᴜyện νà tài nănɡ đó ᴄhính là nữ danh ᴄa Thái Thanh νới ᴄᴜnɡ ɡiọnɡ thổn thứᴄ, xốn xanɡ ở nhữnɡ đᴏạn tɾầm νà nứᴄ nở, nɡhẹn nɡàᴏ, đầy ma mị, liêᴜ tɾai ở nhữnɡ đᴏạn ᴄaᴏ tɾàᴏ.
Trong thời đại của chúng ta, Shakespeare là một hiện tượng toàn cầu. Từ bác sĩ, giáo viên, công nhân hay sinh viên cũng đều có thể đọc các tác phẩm của ông. Tuy nhiên, cách đây hàng trăm năm, chỉ tầng lớp tinh hoa giàu có mới có thể tiếp cận các ấn phẩm kịch của đại văn hào người Anh.
Văn hào William Shakespeare (1564 – 1616) của Anh Quốc
Một ngày đẹp trời, bạn bước vào bất kỳ hiệu sách lớn nào để tìm kiếm các tác phẩm của Shakespeare, kiểu gì bạn cũng sẽ tìm thấy được ít nhất một cuốn. Kể cả khi bạn không thấy chính xác vở kịch mà mình đang tìm kiếm trên giá sách, thì vẫn luôn có Internet – nơi chứa đựng rất nhiều tác phẩm và ấn bản hoàn chỉnh khác nhau – hầu như tất cả đều miễn phí.
Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng đúng. Trên thực tế, vào thời đại mà Shakespeare còn sống, các tác phẩm đều khá khó để tìm đọc. Để có được khả năng tiếp cận dễ dàng các tác phẩm của Shakespeare như hiện nay là nhờ vào một số nhà xuất bản tiên phong, những người đã nhìn thấy tiềm năng ‘hái ra tiền’ từ việc cung cấp các tác phẩm của đại văn hào Shakespeare đến công chúng.
Vào cuối những năm 1500, nhà xuất bản Thomas Millington là nơi đầu tiên có cơ hội phát hành bản thảo vở kịch. Millington điều hành một cơ sở xuất bản quy mô nhỏ, nằm khuất trong con ngõ ở London. Nơi đây đã phát hành ấn bản Titus Andronicus của Shakespeare, phần thứ hai và thứ ba của bộ ba vở kịch mà ông viết về Vua Henry VI. Bất chấp vị trí bất tiện của cửa hàng, các ấn bản do Millington phát hành vẫn bán rất chạy và thành công của ông đã khuyến khích những nhà xuất bản khác tham gia phát hành các vở kịch của Shakespeare.
Vào cuối những năm 1500, Thomas Millington đã xuất bản các vở kịch của Shakespeare. Ảnh: Claudio Divizia / Shutterstock
Không chỉ gói gọn trong tầng lớp tinh hoa
Đến năm 1623 – bảy năm sau khi Shakespeare qua đời – doanh số bán ra đã đủ tốt đến mức các nhà xuất bản chuyển sang phát hành theo dạng ấn bản sưu tập (tuyển tập các vở kịch của Shakespeare, thường được gọi là “First Folio”). Nhưng ấn bản này rất đắt, khoảng 1 bảng Anh – tương đương với gần chín ngày lương của một thợ thủ công lành nghề. Do đó, nó là một món hàng xa xỉ mà chỉ những người giàu có mới có thể mua được. Và nó thiết lập nên một khuôn mẫu kéo dài trong nhiều thập kỷ, theo đó các vở kịch của Shakespeare phần lớn chỉ giới hạn trong một bộ phận độc giả ưu tú, những người có đủ tiền để mua những ấn bản đắt tiền.
Người đầu tiên cố gắng phá vỡ khuôn mẫu này và đưa Shakespeare đến gần hơn với công chúng là Robert Walker.
Walker có nhiều điểm chung với Millington, đặc biệt là ở điểm cả hai hầu như chỉ xuất bản những tác phẩm giật gân, rẻ tiền, đọc thoáng qua rồi quên. Nghề tay trái của ông là kinh doanh các ‘thần dược’. Cụ thể, ông sản xuất và bán “Daffy’s Elixir”, một loại thuốc được quảng cáo là có thể chữa trị hiệu quả hầu hết các bệnh phổ biến.
Vào giữa những năm 1730, Walker tiến hành một cuộc chiến giá cả trong ngành xuất bản ở London, khiến chi phí của các ấn bản kịch theo từng vở riêng lẻ giảm xuống chỉ còn một xu penny. Điều này khiến lượng độc giả của Shakespeare tăng vọt, và do đó, nhu cầu trình diễn các vở kịch của Shakespeare trong nhà hát thế kỷ 18 cũng tăng theo đáng kể.
Đưa Shakespeare đến gần hơn với tất cả mọi người
Vào thế kỷ sau đó, một nhà xuất bản khác, John Dicks, đã noi gương Walker và tăng khả năng tiếp cận các tác phẩm của Shakespeare lên cao hơn nữa.
Bản thân Dicks cũng là một người có xuất thân khiêm tốn, vì vậy ông quyết tâm mang các tác phẩm văn học tuyệt vời đến những tầng lớp nghèo nhất của xã hội Anh. Vào những năm 1860, ông đã phát hành các văn bản kịch của Shakespeare theo từng vở riêng lẻ theo tỷ lệ hai vở kịch/một xu penny – chỉ bằng nửa giá của Walker trong hơn một thế kỷ trước.
Tiếp đó, Dicks gom tất cả các vở kịch thành một tuyển tập bìa mềm duy nhất mà ông rao bán với giá chỉ 12 xu, tương đương với chưa đến một phần ba xu cho mỗi vở kịch – mức giá rẻ nhất từ trước đến nay cho một tác phẩm Shakespeare hoàn chỉnh. Dicks ước tính rằng ông đã bán được gần một triệu bản, khiến nó trở thành ấn bản Shakespeare thành công nhất cho đến thời điểm đó.
John Dicks là người đầu tiên gộp tất cả vở kịch của Shakespeare thành một tuyển tập hoàn chỉnh. Ảnh: Ana Hollan / Shutterstock
Có thể nói Dicks đã làm nhiều việc để phổ biến Shakespeare đến công chúng hơn bất kỳ nhà xuất bản nào khác. Nhưng rồi kỷ lục của ông ấy cũng đã bị ‘phá vỡ’ trong thời đại của chúng ta. Nhân vật tạo ra bước ngoặt trong ngành xuất bản, một lần nữa, lại là một nhân vật được khá ít người biết đến: một lập trình viên máy tính tên là Grady Ward, người đã tạo ra ấn bản kỹ thuật số của các vở kịch vào năm 1993. Ward đã cung cấp miễn phí các file cho mọi người, và chúng trở thành cơ sở để gây dựng các trang web và ứng dụng truy cập miễn phí về Shakespeare. Nếu bạn đã từng xem một văn bản trực tuyến về vở kịch của Shakespeare, có thể bạn đã xem một số phiên bản từ các file gốc của Ward.
Nhiều năm về trước, John Dicks đã bán được gần một triệu ấn bản Shakespeare trị giá 12 penny. Tuy nhiên, giờ đây việc thống kê xem bao nhiêu người đã sử dụng văn bản của Ward lại khó hơn một chút. Một trong những cách tính khả thi đó là xem lượng người dùng trên những nguồn mở của nó, chẳng hạn như Nguồn mở Shakespeare của Eric Johnson. Từ năm 2006 đến năm 2020, chỉ riêng trang web này đã thu hút được 19 triệu người dùng riêng biệt. Với mức lưu lượng truy cập chỉ trên một trang web như gì, chẳng có lý gì mà tổng số người dùng cho tất cả các trang web và ứng dụng khác nhau lại không thể đạt tới con số 100 triệu.
Trong thời đại của chúng ta, Shakespeare là một hiện tượng toàn cầu. Hàng chục triệu người có thể đọc miễn phí các tác phẩm của ông dưới dạng bản in hoặc trực tuyến. Và những nhân vật ít được biết đến như Millingtons, Walkers, Dickses và Wards – chính là những người đã nỗ lực phổ biến các tác phẩm của đại văn hào Shakespeare đến công chúng suốt hàng thập kỷ qua.
HÀ TRANG dịch / Vannge VN
Nguồn: The publishers who made Shakespeare a global phenomenon
Người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài gửi về Việt Nam 15,7 tỉ USD, đưa Việt Nam lên hạng 9 trong danh sách các nước có lượng kiều hối cao nhất thế giới trong năm 2020, theo các số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố.
Trang mạng của Global Data Point còn cho biết là bất chấp đại dịch Covid-19 buộc nhiều doanh nghiệp nước ngoài phải tạm ngưng hoạt động, tác động tới thu nhập của công nhân viên người Việt, nhưng số tiền họ dành dụm gửi về nước chỉ giảm 5%, so với năm 2019.
Nguồn tin này dẫn nhận xét các giới chức ngân hàng nói rằng họ thấy có một xu hướng đáng chú ý, là trong khi trước đây người Việt ở hải ngoại gửi tiền về nước để giúp đỡ gia đình, thì trong những năm gần đây, họ có khuynh hướng gửi tiền về để đầu tư và làm ăn ở Việt Nam.
Trang mạng cafef.vn dẫn lời Đại sứ Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài vào cuối năm ngoái cho biết là hiện có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc tại ít nhất 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong số này hơn 80% sinh sống và làm việc tại các nước phát triển.
Vẫn theo ông Nghị, tính cho đến tháng 10 năm 2020, người Việt từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào 362 dự án tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 1,6 tỉ USD.
Ngoài những quốc gia phát triển vẫn là nguồn cung cấp kiều hối về Việt Nam như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Anh và Pháp, kiều hối còn được gửi về từ các nước hay lãnh thổ ở Đông Á và Đông Nam Á, như Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan, Hong Kong, Macau và Singapore.
Nguyên do là vì ngày càng có nhiều công nhân Việt Nam đi lao động ở nước ngoài và phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài.
Vneconomy dẫn lời ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết là trong 5 năm gần đây, số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng đều hàng năm. Chủ yếu họ làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất chế tạo, nông nghiệp, giúp việc nhà, chăm sóc người già, người bệnh ở các thị trường chính như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông, Malaysia…
Vẫn theo ông Nghị, lượng kiều hối do người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài chuyển về trong nước hàng năm ước đạt từ 3-4 tỷ USD.
Ông Liêm cho biết Cục Quản lý lao động ngoài nước có kế hoạch gửi đi khoảng 90.000 người lao động ra nước ngoài trong năm 2021, và từ 120.000 tới 150.000 người mỗi năm trong tương lai.
Theo các số liệu của Ngân hàng Thế giới cho năm 2020, các nước nhận được lượng kiều hối cao nhất còn gồm có Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, và Philippines.
Dẫn đầu các nước cung cấp kiều hối gửi về Việt Nam nhiều nhất vẫn là Hoa Kỳ, tiếp theo là Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả Rập, và Ả rập Saudi.
Thời sự kinh tế-chính trị-xã hội ở nước ta đã và đang ngày càng xuất hiện vấn đề, nên trừ số đông những người lao động đầu tắt mặt tối chạy vạy để kiếm sống không còn thì giờ nghĩ ngợi gì khác, chứ bất kỳ ai, nếu chưa phải thuộc hạng người vô tâm vô cảm, cũng đều khó thể “mũ ni che tai” làm ngơ một cách hoàn toàn.
Đặc biệt, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 tràn lan kéo dài cả năm nay làm tê liệt một phần quan trọng nền kinh tế trong nước, nhiều nỗi khó khăn chồng chất đang vây bủa trên đời sống của mọi thành phần trong xã hội, trừ những phần tử đặc quyền nằm trong các nhóm lợi ích, mà sự rối loạn càng giúp cho họ thêm đục nước béo cò, nên họ càng ít muốn có sự thay đổi theo chiều hướng tốt như người dân mong muốn.
Nguyên nhân có nhiều (chủ quan, khách quan), nhưng tựu trung vẫn phải quy về cho bộ máy cầm quyền đã thối nát đến cùng cực, vận hành trong một thể chế độc tài toàn trị.
Tính ra thì nhà cầm quyền cũng biết lo lắm, lo sốt vó một phần vì dân còn phần khác vị sợ mất chế độ. Họ hội họp tối ngày để tìm cách chỉnh sửa bộ máy, mong cho nó được tốt hơn, nhưng sửa tới đâu hỏng tới đó, đã kéo dài 40-50 năm rồi mà xem ra chẳng ăn thua, vì chỉ sửa trên những chi tiết râu ria trong khi phần cơ bản là thể chế chính trị trong đó quyền lực không được kiểm soát thì gần như vẫn giữ y nguyên như cũ.
Kết quả cho tới hiện nay: xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầy rẫy bất công, hố ngăn cách giàu nghèo ngày một thêm giãn rộng, các hiện tượng tham nhũng tiêu cực ngày càng gia tăng, tệ nạn xã hội tràn ngập, văn hóa đạo đức xã hội xuống cấp theo tốc độ mũi tên, môi trường thiên nhiên bị phá hủy trầm trọng…, và còn bao thứ khác nữa, không thể kể xiết trong một bài viết ngắn.
Nổi cộm và kéo dài mà người dân dễ nhận ra hơn cả là tình trạng tham nhũng, thoái hóa biến chất về đạo đức và lối sống trong tầng lớp lãnh đạo các cấp chỉ có hướng gia tăng, đến nỗi các ông bà chức trách cấp cao nhất nhiều người phải kêu lên “chúng như một bầy sâu”, “họ ăn không chừa một thứ gì”, và mới đây nhất có người nói: hở chút là ăn, trong khi danh dự mới là quan trọng, còn tiền nhiều mà để làm gì…
Thực tế cho thấy, chỉ riêng trong vòng 5 năm gần đây, đã có hơn 110 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật với nhiều mức độ khác nhau, kể cả vào tù, trong đó có cả cấp phó thủ tướng, bộ trưởng và tướng tá, theo số liệu được công bố tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020. Chưa kể hàng ngàn người khác có chức danh lãnh đạo thuộc các cấp tỉnh thành, quận huyện, phường xã mà ông nào cũng được lựa chọn cơ cấu đưa vào chức vụ một cách rất đúng quy trình và khoa học, chỉ thiếu điều kiện căn bản nhất là tất cả họ đều được thăng tiến bổ nhiệm không phải do dân bầu lên.
Các cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng từ lâu đã tỏ ra bất lực, nếu không muốn nói chính các nơi này cũng là cái ổ tham nhũng, nên ông nào phụ trách đến lúc về hưu hạ cánh an toàn cũng trở nên giàu sụ.
Trong khi đó, giải pháp phòng chống tham nhũng loay hoay cơ bản vẫn không ra ngoài những lời kêu gọi về về đạo đức xã hội chủ nghĩa, rằng phải biết phê bình tự phê bình, tôn thờ lý tưởng cộng sản, nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân, noi theo lời dạy “cần kiệm liêm chính chí công vô tư” của các lãnh tụ tiền bối…; rằng phải biết nhìn nhận, soi xét lại mình, tự sửa mình trong công tác, cuộc sống, nâng cao nhận thức, trách nhiệm…, nhưng tất cả đều đã cũ rích và trở nên hoàn toàn vô hiệu, nói ra càng thêm nản chí!
Còn như nói chống tham nhũng bằng cách bắt cán bộ chức quyền phải kê khai tài sản, đăng ký tài sản, thì đây là điều không thể làm được trong một bộ máy cầm quyền hầu như đã thối nát rệu rã toàn diện, như thực tế đã từng cho thấy trong rất nhiều năm nay.
Công cuộc “đốt lò” tuy khởi đầu có mang lại một ít niềm hi vọng trong dân, nhưng cách thực hiện thiếu khách quan, công bằng, và còn có những vùng tránh, đã gây nên nỗi nghi ngờ rằng người ta chỉ làm chủ yếu vì mục đích tạo dựng uy tín cá nhân hoặc để giải quyết các vấn đề thuộc về tranh chấp nội bộ giữa các nhóm lợi ích đầu sỏ.
Thật ra chỉ là ru ngủ hoặc tự ru ngủ, nếu không muốn nói mị dân, trong khi ai cũng biết nhà đã dột từ nóc, và nếu thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Đại biểu Quốc hội, khoảng 500 người thay mặt cho dân, phần đông hèn kém, thì không hi vọng trông cậy gì được, vì cách bầu bán thiếu dân chủ đã đồng hóa họ với chính quyền, nên họ chỉ còn đóng được vai trò trình diễn, không hơn không kém, mà có vẻ thu hút sự chú ý của người thường dân hơn cả là màn trình diễn ngoạn mục Quốc hội chất vấn các thành viên chính phủ.
Tưởng gì, chứ Hiến pháp từ trước đến nay chỉ còn là một vật trang trí cho chế độ, vì tất cả các quyền về tự do dân chủ quy định ở Điều 25 (Hiến pháp 2013), như công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, lập hội, biểu tình…, đều không được thực hiện.
Đã có quá nhiều tiếng nói phê phán, xuất phát từ nhiều phía: người dân, giới nhân sĩ trí thức, một số ít cán bộ nhà nước còn chút điểm lương tâm.
Cũng đã có quá nhiều phản ứng cụ thể hoặc tiếng kêu oan từ phía người dân thấp cổ bé miệng, đặc biệt trong lĩnh vực đấu tranh chống lại nạn tham nhũng đất đai, nhưng thay vì tiếp thu, sửa đổi một cách tích cực, nhà cầm quyền chủ yếu đáp lại bằng giải pháp trấn áp, cầm tù, đã để xảy ra những vụ án gây bất bình xã hội cả trong lẫn ngoài nước, như vụ Lê Đình Kình ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội), vụ gia đình bà Cấn Thị Thêu ở quận Dương Nội (Hà Đông)…
Luật pháp xây dựng hàng đống, nhưng toàn luật rừng, không áp dụng khách quan được dưới sự chi phối của nhà nước độc tài toàn trị. Nhiều vụ án oan mà nổi tiếng nhất là vụ Hồ Duy Hải ở Bưu điện Cầu Voi (Long An); một số vụ gây chết người đã bị ém nhẹm, như vụ quân nhân Trần Đức Đô, Nguyễn Văn Thiên mới đây; hầu hết các vụ án tham nhũng lớn liên quan viên chức cấp cao đều được xét xử theo kiểu “bỏ túi”, trong đó vai trò biện hộ của luật sư bị mờ nhạt nên phần nhiều chỉ có tính cách tượng trưng.
Trên đây chỉ là kể sơ sơ tình trạng, chứ nếu muốn liệt kê đủ thêm nhiều thứ chuyện thì không sách vở nào chép nổi, vì chính sự phiền hà, trúc rừng cũng không ghi hết tội, như cách diễn đạt văn chương của bài “Bình Ngô đại cáo”.
Gần đây nhất, đặc biệt trong những tháng nhân dân Việt Nam phải đối đầu với đại dịch Covid-19, nhà cầm quyền đã tỏ ra lúng túng phạm phải nhiều khuyết điểm, sự tệ hại càng thêm bộc lộ rõ nét, đã khiến cho trên 20 ngàn người dân bị tử vong, hàng trăm ngàn người dân nghèo khác không được cứu trợ thích đáng đã phải kéo nhau tháo chạy về quê để vừa tránh dịch vừa tránh đói, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trong tương lai sắp tới tại các khu công nghiệp, khiến cho nền kinh tế đang ngắc ngư vì dịch bệnh sẽ còn bị tê liệt nặng thêm. Trong thảm cảnh này, mà trách nhiệm chủ yếu thuộc về chính quyền, nhiều tiếng nói phê phán mạnh mẽ trung thực không chút húy kỵ của các nhà văn, nhà báo, bác sĩ… đã được cất lên, phần nào cũng đã có tác động làm cho giới chức trách phải điều chỉnh chính sách theo hướng tích cực.
Bức xúc trước tình hình xã hội có quá nhiều biểu hiện ngoài ý muốn, nhà thơ Bùi Chí Vinh đã vừa cho ra một bài thơ chính luận mới:
Sau những ồn ào về “hoa hậu vót chông”
Về “bò dát vàng rắc muối” làm đau dạ dày dân tộc
Thì lò lửa thành Thăng Long bất ngờ hừng hực
Bầy yêu quái trong truyện Tây du lần lượt hiện nguyên hình
Những tên yêu quái lọt xuống trần gian đều có lộ trình
Luồn sâu leo cao, bán tước mua quan, đội trên đạp dưới
Chúng đạp dân nghèo Đồng Tâm như là đạp dưới chân rác rưởi
Chúng làm bẩn dạ dày kinh đô bằng âm mưu sông Đuống, sông Đà
(…)
Nhìn chung, song song với tình trạng tệ hại từ lâu như đã được mô tả, sự công kích chính quyền một cách hòa bình và hợp hiến đã và đang ngày càng gia tăng, với nồng độ/ liều lượng ngày càng thêm đậm. Đối với các nhà gọi là “hoạt động dân chủ” trong nước, đối sách của chính quyền thường là: kiểm soát chặt chẽ an ninh mạng, trấn áp, bỏ tù… căn cứ Điều 117 Bộ luật hình sự, truy tố về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; hoặc điều 331, gọi là “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Với cách xử lý vấn đề thế này, người dân Việt trên thực tế chỉ còn lại quyền dân chủ được nói lên những tiếng nói đồng điệu với chính quyền.
Tại các nước ngoài, trong thời đại truyền thông Internet, cũng có hai loại tiếng nói phê phán nhà cầm quyền Việt Nam bằng hai loại giọng điệu khác nhau: giọng điệu phản biện thẳng thắn nhưng có tính xây dựng của một số trí thức người Việt, và giọng điệu chống phá của “các thế lực thù địch”. Đối với loại đối tượng sau, đúng là người ta có ác ý mong muốn cho nhà cầm quyền CS Việt Nam sụp đổ càng nhanh càng tốt, gọi họ “thế lực thù địch” là hoàn toàn chính xác, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam qua phát biểu của Ban tuyên giáo trung ương luôn gộp chung cả hai loại thành một giỏ “các thế lực thù địch”. Tuy nhiên, nếu xét kỹ trên một khía cạnh tế vi khác, các báo đài thuộc “thế lực thù địch” ngoài việc chửi bới đôi khi quá lố họ còn có một quan điểm chung tốt khác, đó là luôn đứng về phía lập trường dân tộc, chống chủ nghĩa bá quyền nước lớn, phê phán các hiện tượng tiêu cực thối nát trong nước, chống bất công, bảo vệ người nghèo, và đòi hỏi nhà cầm quyền trong nước phải thực thi dân chủ.
Khách quan mà nói, để chống lại hiệu quả thành trì quá kiên cố của những hiện tượng xấu trong nước, nhằm đẩy mạnh cải cách kinh tế-chính trị, chúng ta rất cần đến nhiều loại tiếng nói màu sắc khác nhau để gộp chung thành sức mạnh công phá tổng hợp. Nói cách khác, cần phải vận dụng đến cả 84 ngàn pháp môn hết sức phong phú và đa dạng.
Nếu nhà cầm quyền đã làm tốt chức trách của mình với dân, thực hiện đúng một chính phủ của dân, do dân, vì dân thì họ sẽ không còn sợ gì dư luận phê phán hoặc chửi rủa, cũng chẳng sợ ai mưu toan lật đổ, khi đó tất cả những tiếng nói đang bị cáo buộc là “thế lực thù địch” kia đều sẽ tan biến đi một cách tự nhiên, và đổi lại sẽ là những lời khen tặng nhiệt liệt, kể cả của những “thế lực thù địch” thật sự.
Cổ nhân dạy: Người khen ta mà khen đúng là bạn ta; kẻ chê ta mà chê đúng là thầy ta; còn kẻ nịnh ta là thù địch ta vậy (Tuân Tử). Lời dạy minh triết này xem ra rất phù hợp với ý kiến thông minh tuyệt vời của nhà cách mạng tiền bối Lênin vì ông này thường biết chú ý lắng nghe ý kiến của những người đối lập, chịu khó đọc các sách báo của kẻ thù viết về cuộc cách mạng ở Nga 1917, khi đó đang gặp nhiều khó khăn, và tự nhủ: “Những người này đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều. Họ nhắc chúng ta chú ý đến tất cả những sai lầm và hành động ngốc nghếch mà chúng ta mắc phải. Chúng ta phải cám ơn họ”. Ông không ưa kẻ khác tán tụng mình hoặc thêu dệt thêm những thành tích đã đạt được ở Nga, đủ chỉ là để tuyên truyền (xem Lênin, Về văn học nghệ thuật, NXB Văn Hoá Nghệ Thuật, Hà Nội, 1963, tr. 114).
Rất tiếc nhà cầm quyền Việt Nam của chúng ta hiện nay tuy luôn muốn bảo vệ lâu bền chế độ nhưng lại không chịu nghĩ sâu nghĩ xa được như ông thầy Lênin của mình thuở trước. Trái lại, ngoài việc trấn áp dân chủ là chính bằng lực lượng công an dày đặc, và tuyên truyền kiểu áp đặt của Ban Tuyên giáo các cấp, họ còn áp dụng chiến thuật làm ngơ: ai nói gì nói, họ sẵn sàng ngồi xổm trên dư luận, coi đó như những tiếng chó sủa; ai bất đồng chính kiến có thể sủa nhau cho nghe để xả stress trong nhà, tại các quán cà phê hoặc quán nhậu, nhưng “chó sủa thì đoàn lữ hành cứ đi!”.
Thí dụ, đối với một số “tù nhân lương tâm”, dư luận trong nước và thế giới cực lực lên tiếng đòi thả thì họ nhốt cứ nhốt; ai đang bị xử án về hành vi chính trị, dư luận đề nghị giảm án thì có khi họ còn phán quyết nặng hơn; ai ngồi tù lâu tuyệt thực để phản đối họ cũng không hề cảm động… Nếu bảo một số người thẩm quyền trong họ đã trở nên mặt dày tim đen thiết tưởng cũng không phải là điều quá đáng!
Cái chiến thuật như vừa nêu trên thật ra chỉ là một loại thủ đoạn gian xảo, phân biệt áp dụng cho từng loại đối tượng: đại khái, đối với nhóm người tương đối trẻ tuổi đấu tranh cho dân chủ dân quyền, nếu cảm thấy bất lợi cho thể chế độc tài toàn trị thì họ cho nhốt vào tù; đối với hạng già gần đất xa trời mà trước kia từng là người đồng đảng nay đã về hưu thì họ không bắt bớ vì sợ mang tiếng, lại còn được tiếng là Việt Nam biết tôn trọng dân chủ, nhưng lại dùng lực lượng dư luận viên để công kích, bôi nhọ, gộp những cụ già này vào chung rọ “các thế lực thù địch”.
Nhưng bàn tay không che nổi mặt trời, thủ đoạn chính trị dù khôn khéo đến đâu nếu trái với thiên lý nhân tình và lòng dân thì lần lần cũng sẽ bị lòi ra cho mọi người trông thấy.
Công tâm mà nói, không phải bây giờ, mà từ khá lâu, không ít các nhà chức trách CSVN đã nhận ra vấn đề, rằng nếu để lòng tin của nhân dân xuống tới cực độ thì dù có trấn áp dân chủ bao nhiêu cũng không phải thượng sách, trái lại chỉ là cách tự đào hố chôn mình và ngày tàn của chế độ chẳng qua chỉ còn là câu chuyện thời gian. Tuy nhiên, vì những lý do ngoắt ngoéo của lịch sử cộng với lòng tham của vô đáy của các nhóm đặc quyền tư sản đỏ tất yếu sinh ra trong điều kiện thắng lợi “hậu cách mạng”, đã làm cho việc cải cách thể chế chính trị trở nên trì trệ, khiến các nhà cầm quyền CS phải cố bám riết CNXH nhưng là một thứ CNXH thân hữu, dị dạng, mà nếu diễn đạt dưới hình thức ngược lại thì có thể gọi là CNTB dã man cuồng nhiệt có tính nguyên thủy của loài người thế kỷ thứ XIX.
Trước mắt và trong những ngày gần đây nhất, nhà cầm quyền thật sự đã có nhiều nỗ lực thiện chí muốn chỉnh đốn tình trạng thối nát suy thoái của hàng ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao, nhằm tạo bước đột phá mạnh, chuyển họa thành phúc, bằng nhiều cuộc hội thảo hội nghị, cho ra hàng loạt những nghị định, nghị quyết, chỉ thị có nội dung quan trọng, nhưng xem ra cũng chỉ là loay hoay luẩn quẩn trong cái vòng cũ kỹ ít hi vọng đạt được hiệu quả tốt, trong điều kiện một nền chính trị đã suy thoái đến mức không còn đủ sự lành mạnh cần thiết khả dĩ làm tiền đề vững chắc cho các quá trình cải cách cơ bản. Cụ thể hơn thế nữa, đúng như lời cảnh báo giá trị của ông thầy CS Lênin phát biểu từ một thế kỷ trước, rằng nếu người ta còn có thể hối lộ được thì người ta cũng không có cái điều kiện tối thiểu để làm chính trị, vì khi đó mọi biện pháp, pháp lệnh, nghị quyết đều sẽ trở thành những tấm giấy lộn và chỉ lơ lửng trên không trung (xem Về chủ nghĩa quan liêu, NXB. Sự Thật, Hà Nội). Điều này có nghĩa, tất cả những giải pháp nửa vời có tính vá víu do nhà cầm quyền đưa ra gần đây, như đã thấy, dù có xuất phát từ thiện chí, đều chắc chắn không thể đạt được hiệu quả tích cực vì vẫn chưa thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn, hay còn gọi “tít mù vòng quanh”, nạn tham nhũng tài sản và tham nhũng quyền lực vì thế cũng không thể đẩy lùi, mà chỉ biến tướng qua những biểu hiện dạng khác mà thôi.
Giải pháp căn cơ cho mọi vấn đề cải cách nếu đặt trong bối cảnh chính trị cụ thể như hiện tại là một câu chuyện rất dài dòng phức tạp, tuy không thể không thực hiện, nhưng cần phải hiện thực hóa nó một cách tiệm tiến, đi chắc từng bước, hầu tránh được tình trạng động loạn rất dễ xảy ra gây trì trệ nền kinh tế và nỗi khó khăn cho người dân. Trong khi chờ đợi các bước tiến hành thích hợp, phải mạnh dạn đột phá sửa đổi càng sớm càng tốt vài điều quan trọng trong Hiến pháp 2013, đặc biệt đối với 2 điều dã man nhất là Điều 51 “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” và Điều 53 “Đất đai… thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”. Thực hiện đúng thực chất Điều 25 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình…”, bằng cách sớm soạn thảo và thông qua một số luật liên quan đến Điều 25 này.
Trên cơ sở nguyên tắc coi hiến pháp là văn bản pháp luật căn bản cao nhất của quốc gia, cần xây dựng một tòa án hiến pháp để xử các trường hợp vi hiến, đồng thời với việc đẩy mạnh phong trào vận động toàn dân “Sống và hành động theo hiến pháp và pháp luật”, một cách thực chất, như nội dung những tấm bảng cổ động mà ngành tuyên truyền của chính phủ lâu nay đã treo dán trên khắp các đường phổ cả nước. Thực hiện cải cách tư pháp để có một ngành tòa án độc lập với hành pháp. Tiếp tục cải cách hành chính để có một nền hành chính vận hành theo phương pháp khoa học, vì nếu hành chính yếu kém thì bao nhiêu lý tưởng quốc gia và kế hoạch tốt đẹp của nhà nước cũng đều sẽ tiêu tan thành mây khói.
Sửa đổi luật để mở rộng quyền tự do báo chí, xuất bản, biến báo chí thành một loại đệ tứ quyền, tương tự như ở rất nhiều nước phương Tây văn minh tiến bộ.
Để tạo được bầu không khí tươi mới phấn khởi gây lại niềm tin trong dân và thúc đẩy cải cách toàn diện kinh tế đi đôi với cải cách chính trị, thiết tưởng cần phải làm ngay một số việc sau đây:
– Nếu chưa thể thả ngay hết các “tù nhân lương tâm” thì ít nhất phải tính đến kế hoạch phúc thẩm, giám đốc thẩm để trả tự do hoặc giảm án. Có thể nghĩ đến việc thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng cách giam lỏng (xưa gọi là an trí) đối với một số nhân vật cụ thể nào đó, tùy theo trường hợp. Trong khi chờ đợi, cần cải cách nhanh chế độ nhà tù, trước nhất dành sự thoải mái và đối xử tử tế hơn cho các “tù chính trị”, đặc biệt tù nữ, trên cơ sở nhận thức rằng sở dĩ có tù chính trị là do có phần lỗi trước của nhà cầm quyền, hoặc chưa chắc ai đã lỗi hơn ai nếu tính theo tầm nhìn dài hạn hướng đến tương lai. Kinh phí dùng cho việc cải cách chế độ lao tù lấy ra từ ngân sách của ngành công an (lớn gấp 10 lần ngân sách của ngành y tế), cùng với việc giảm bớt số lượng công an, cảnh sát để giảm bớt quỹ lương; lấy số quỹ lương được thừa ra này dùng vào việc cải cách chế độ lao tù. Trong mọi quốc gia, số lượng đông công an và nhà tù luôn tỉ lệ nghịch với mức độ thành đạt trị dân của các nhà đương cuộc.
Trước mắt phải hạ nhiệt ngay lập tức việc bắt bớ cầm tù các nhà bất đồng chính kiến. Ngành công an thay vì phát triển quân số, cần lập riêng những đội dân ý, chuyên đi thu thập ý kiến của dân để phản ảnh lại cho các nhà đương cuộc, làm cơ sở cho công cuộc điều chỉnh chính sách.
– Tiếp tục phòng chống tham nhũng nhưng không làm theo cách “đốt lò” như hiện nay, tuy có đem lại một số hiệu quả nhất định nhưng không cơ bản, thực tế cho thấy chẳng những không thu hồi được tài sản tham nhũng mà còn rất dễ đưa đến tình trạng lạm dụng để thanh trừng nội bộ, làm cho nhân tâm ly tán, gây mất đoàn kết và lòng thù hận giữa những người “đồng chí”, vô tình sập vào cái bẫy của một ngoại bang ác ý nào đó đang rình rập quấy rối chúng ta.
Có thể tạm bỏ qua cho những quan chức hay cựu quan chức tay lỡ dính chàm, coi tài sản của họ là khoản tiền thưởng trả trọn một lần, khuyến khích họ đầu tư tài sản nhờ tham nhũng mà có vào các hoạt động kinh tế hợp pháp hoặc dùng tiền cho những hoạt động công ích, từ thiện, chia sẻ với người nghèo. Bù lại, Chính phủ cần tuyên bố một lệnh mới thể chế hóa bằng pháp luật, theo tinh thần “từ ngày… trở đi, nếu ai còn phạm tội tham nhũng sẽ bị phạt tù thật nặng đến mức tử hình, không phân biệt công lao thành tích hoặc lý lịch thành phần xanh đỏ”, rồi mang ra xử thật nặng hoặc xử bắn vài vụ án tham nhũng tiêu biểu để làm gương.
Cơ sở nhận thức của vấn đề chống tham nhũng cần nhìn ở góc độ cải cách thể chế chính trị và cải cách hành chính, trong đó các loại quyền lực phải được phân công, kiểm soát và chế ước lẫn nhau, song song với việc cải cách thật mạnh chế độ tiền lương dành cho công chức, với mức lương của cấp thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, cục trưởng cục phó… có thể lên đến 60-100 triệu đồng mỗi tháng.
Đành rằng, nếu cứ khư khư giữ mãi lối mòn cũ, các nhà cầm quyền độc tài vẫn có thể giữ được quyền lực thống trị của mình trong khoảng thời gian nhất định nào đó theo kiểu Trung Quốc, bằng biện pháp trấn áp dân chúng, bịt miệng các nhà đấu tranh dân chủ, hoặc bằng cách áp dụng chiến thuật chà đạp dư luận, mặt dày tim đen, “chó sủa đoàn lữ hành cứ đi” như trên đã nói, nhưng đây hẳn không phải là thượng sách, mà ngay cả những kẻ độc tài nhất thiên hạ lỡ leo lưng cọp, trong thâm tâm họ cũng đã thấu hiểu và dường như cũng đang tìm mọi cách xoay xở để thực hiện đổi mới. Bản thân họ không ít người cũng đã chân trong chân ngoài dự kiến sẵn cho một khả năng có ngày phải kiếm đường tẩu thoát sang các nước văn minh phương Tây, nhưng dù có làm được như vậy, đó cũng không phải là lựa chọn danh dự và hạnh phúc của những người CS.
Tính đến nay, trên thế giới có cả thảy 204 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chỉ còn lại vài bốn quốc gia XHCN tiếp tục đi theo chế độ độc tài toàn trị, tôi cho rằng nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam mạnh dạn cải cách tiệm tiến đất nước theo đường hướng dân chủ, không rập khuôn theo mẫu hình Trung Quốc, họ sẽ tạo nên một kỳ tích không chỉ tác động tích cực vào lịch sử chung của toàn nhân loại hiện đại mà còn được nhân dân Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn. Bằng như cố làm ngược lại để duy trì nhất thời các loại đặc quyền kinh tế-chính trị dành cho thiểu số thì kết quả xấu tất yếu sẽ như thế nào, coi như đã được lập trình sẵn.