Biệt thự kiểu Nhật trên núi Ba Vì

HÀ NỘI – Biệt thự song lập với nội thất gỗ và cửa trượt đậm chất Nhật cho gia chủ chỗ “trốn phố” gần gũi với thiên nhiên Ba Vì.

Biệt thự song lập (gồm hai căn liền, đối xứng nhau) trên khu đất 500 m2 ở xóm Quýt, Yên Bài, Ba Vì là chỗ “trốn phố” của một đôi vợ chồng trẻ. Họ mua đất xây nhà ngoại ô để nghỉ ngơi thư giãn, mời bố mẹ đến chơi, trồng rau mỗi cuối tuần.

Theo sở thích của gia chủ, công trình được thiết kế theo kiểu Nhật và chống cột bê tông. Phương án phù hợp với địa hình và giúp giấu các thiết bị kỹ thuật, dây điện – nước, cục nóng điều hòa dưới sàn, nhờ đó nhà đẹp, gọn trong khung cảnh khung cảnh núi đồi trùng điệp.

Diện tích xây dựng là 164 m2 (82 m2 mỗi căn). Nhà cao một tầng rưỡi, bao quanh bởi hàng hiên rộng, cho phép gia chủ vừa ngồi uống trà vừa ngắm mây núi. Hiên cũng kết nối hai khối nhà với nhau.

Không gian chính trong nhà là phòng khách và bếp, có vai trò kéo những người trong gia đình lại gần nhau hơn. Những kệ ngồi gia cố bằng lõi sắt dày bọc gỗ, nhẹ nhàng nhưng vẫn đủ chắc chắn.

Tiểu cảnh với đá cuội tự nhiên, bồn đá, vòi nước tre tạo điểm nhấn và đem thiên nhiên vào nhà.

Sàn bếp được nâng cao nhằm phân tách khu nấu nướng với phòng khách đồng thời giúp không gian nhà không bị nhàm chán.

Như những công trình theo phong cách Nhật, nhà sử dụng nhiều nội thất gỗ và cửa trượt. Cửa trượt kết hợp kính chống nóng giúp không gian tiếp xúc với ánh sáng cùng gió tự nhiên, từ đó tiết kiệm điện.

Nhóm thiết kế còn dùng vật liệu xây dựng mới là betong khí chưng áp để nhà mát về mùa hè, ấm vào mùa đông.

Phòng ngủ master cũng nằm ở tầng một, có ô cửa kính nhìn ra bể ngâm bên ngoài. Hàng trúc trồng cạnh cửa kính phòng ngủ như một bức tranh và mang ý nghĩa đem lại tốt lành cho cả gia đình.

Trúc cũng được trồng bên ngoài ô cửa kính tròn ở phòng vệ sinh tầng một. Ánh sáng từ ngoài cửa kính và trên mái đem tới cảm giác như tắm ngoài trời.

Cầu thang xương sắt, bậc và tay nắm gỗ dẫn từ tầng một lên tầng áp mái.

Tầng hai gồm một phòng ngủ và phòng vệ sinh khép kín. Những ô cửa kính tròn được nhắc lại, biến cảnh núi Ba Vì thành bức tranh để người ở ngắm mỗi khi thức dậy. Đầu giường làm bằng gỗ công nghiệp vân vải và khắc hình lá trúc.

Biệt thự hoàn thành sau năm tháng thi công với chi phí 3,8 tỷ mỗi căn. Hình thức song lập giúp công trình không bị lọt thỏm giữa không gian lớn nhưng vẫn ấm cúng và tạo cảm giác an toàn.

Ngoài nội thất nhà, gia chủ còn đầu tư làm đường xá, cây cối xung quanh, che đi những thiết bị bên dưới.

Minh Trang / Ảnh: Abluebird Photography / Thiết kế: Combo Home

Chuyện vua Bảo Đại đi săn qua lời kể của người cận vệ

Những câu chuyện về vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã được nhiều sách sử ghi lại, nhưng có những câu chuyện về Bảo Đại mà có lẽ ít người biết đến, đó là cái thú đi săn của vua Bảo Đại qua lời kể của ông Hoàng Nờ – người cận vệ theo hầu Bảo Đại trong 4 năm (1951-1954).

Cụ Hoàng Nờ – lính cận vệ vua Bảo Đại.

Sinh năm 1927 ở vùng quê Lý Hòa, Bố Trạch (Quảng Bình), năm 1949 ông Hoàng Nờ bị bắt vào lính, được đưa về Huế, rồi luyện tập bắn súng Tây, học đi đều ở đồn Mang Cá… Khoảng 3 tháng sau, ông được tuyển lên làm trong Đại đội danh dự Huế bảo vệ Đức Từ Cung trong thành Nội; 4 tháng sau thì được chuyển vào Đà Lạt theo hầu bảo vệ Đức Bảo Đại. Mới đầu ông cùng Trung đội đóng quân ở Dinh III, với biên chế 52 người, trong đó có 6 người ở tư thất để bảo vệ các bà vợ vua (bà Phi Ánh, bà Mộng Điệp và bà Vicky) mỗi bà 2 người lính cận vệ.

Trong 4 năm theo hầu vua Bảo Đại, ông Hoàng Nờ đã được tháp tùng nhà vua đi săn rất nhiều lần, ông không nhớ hết. Tại khu vực Dak Lak, vua Bảo Đại đã đặt chân đến nhiều cánh rừng: Buôn Đôn, Buôn Trấp, Lak, thác Dray Sáp… Hồi ấy, những cánh rừng ở Dak Lak muông thú nhiều vô kể, đặc biệt là cọp, voi rừng, min (bò tót – tức trâu rừng)… con nào con nấy rất to, nặng vài tạ chứ không hiếm như bây giờ. Cụ Nờ nói vua Bảo Đại rất gan dạ. Người khác nghe nói đến cọp thì sợ đến bạt vía; có vùng vì quá sợ cọp kinh quấy mà người dân còn lập miếu thờ “ông ba mươi” để chúa sơn lâm đừng quấy quá hại người. Nhưng vua Bảo Đại thì khác, có lẽ nghĩ mình là “thiên tử” nên ông chẳng sợ gì. Cọp càng dữ ông càng muốn săn, săn cho bằng được. Mỗi lần đi săn, vua thường cho một vài người thân cận đi cùng và một tiểu đội đi theo để bảo vệ vua cũng như mang thú săn được về. Vua Bảo Đại bắn súng rất chuẩn xác, khi vua nổ súng thì không có con nào thoát khỏi. Vua Bảo Đại có rất nhiều súng, những lần đi săn thường mang vài khẩu phù hợp với từng loại thú, như: súng bắn cọp, súng bắn nai… Vua không bắn nhiều, thường chỉ bắn một vài con trong mỗi lần săn. Cả đàn nai vài chục con nhưng vua chỉ bắn 1-2 con, còn riêng voi thì vua không bao giờ bắn mà chỉ bắt, dùng voi nhà làm mồi để nhử voi rừng, sau đó phun thuốc mê ngay để tránh voi kêu đồng bọn quay lại cứu. Các loại thú nhỏ như: heo rừng, nhím, sóc… vua không bao giờ bắn. Ông Nờ kể lần đó vua Bảo Đại nghỉ lại Hồ Lak rồi về Nha Trang, ông cùng với 4 người khác đi tắt về Đà Lạt trước theo đường đèo Chuối thì gặp voi đứng giữa đường. Tài xế bắn thì súng không nổ, lúc đó cả 5 khẩu trên xe đều không nổ, sau đó cả 5 người phải trốn đến 5 giờ sáng khi voi bỏ đi thì mới dám về, đến cầu Đạ Đờn thử lại súng thì rất kỳ lạ cả 5 khẩu đều nổ! Ông khẳng định, lúc đó nếu như súng nổ thì không ai trên xe sống sót mà quay về. Từ chuyện đó mà ông Nờ mới hiểu vì sao vua Bảo Đại không bao giờ bắn voi. 

Vua Bảo Đại (người đứng giữa, mặc áo ngắn tay) trong một lần đi săn ở Buôn Đôn.

Trong các loại thú mà vua Bảo Đại thích săn nhất là cọp. Khi buôn làng nào có người báo về là có cọp xuất hiện, về buôn bắt người, bắt heo gà của dân là vua Bảo Đại sẽ lệnh cho đến đó để hạ cọp. Những lúc như thế, ông Hoàng Nờ cùng với Trung đội mình phải xây chòi cao, đặt bẫy nhử là bò hoặc nai để dụ cọp. Khi cọp vào ăn mồi, vua đứng trên cao nổ súng bắn chết cọp. Những chuyến đi săn cọp trong rừng, sản phẩm thu được đều giao cho ông Tôn Thất Hội phụ trách xử lý và chế biến. Đối với cọp dùng để nấu cao phải đủ 5 con mới nấu. Cọp dùng để lấy da thì lúc vua bắn không để hư bộ lông. Khi bắn được cọp vua bắt phải đốt mấy sợi râu ở miệng cọp đi để tránh có người lấy những sợi râu ấy làm thuốc độc. Trong những năm phục vụ vua Bảo Đại, biết bao lần lăn lộn ở các cánh rừng Tây Nguyên, ông Hoàng Nờ đã chứng kiến vua Bảo Đại bắn hạ vài chục con cọp; có những con to đến vài tạ, phải 4 người lính khiêng vất vả mới lôi ra khỏi rừng được. Những chuyến đi săn dài ngày nhất là khoảng 1 tuần và bà Mộng Điệp là người được đi với vua nhiều nhất. Nếu đi săn ban đêm thì vua đi bằng ô tô, còn đi tham quan ban ngày trong rừng thì vua và bà Mộng Điệp cưỡi chung một con voi, theo sau  là 4-5 con voi chở lính cận vệ theo hầu. Vua Bảo Đại rất hiền toàn xưng hô là anh em, không bao giờ xưng mày tao, nên rất được lòng người. Do vậy, khi đi săn có thể ám sát vua rất dễ nhưng hầu như vua không bao giờ bị bắn cũng bởi lẽ đó…

Ông cũng đã có lần được ăn thịt cọp do vua ban cho đội lính cận vệ; con cọp to nhất mà ông từng khiêng lúc săn được từng sống đến 20 năm nên mùi của nó rất hôi, khi cọp xuất hiện đã ngửi thấy mùi hôi của nó rồi…

Trái ngược với sở thích đi săn của vua Bảo Đại, bà Từ Cung (Hoàng Thị Cúc) – mẹ của vua, là người hiền từ, nhân hậu lại ăn chay niệm phật và cho xây rất nhiều chùa. Bà thường khuyên can vua Bảo Đại chớ có sát sinh, nên mỗi lần vua chuẩn bị đi săn nếu bà biết được sẽ lên tiếng can ngăn.

Nhờ làm cận vệ cho vua Bảo Đại được hơn 4 năm nên ông Hoàng Nờ may mắn có được cuộc sống an nhàn. Khi vua đi nước ngoài một vài tháng ông cùng Trung đội của mình chỉ ăn, chơi, đánh bóng chuyền… Ông tâm sự: “Đời tôi có nhiều cái may lắm, có lẽ mình ăn ở hiền lành nên mới được thế. Được đi đây đi đó cùng vua, được ăn những món ăn của vua ngự ban, đó là điều không phải ai cũng được hưởng…”.

Nguyễn Huy Khuyến / (Nguồn : baodaklak.vn)

Thế giới hoang dã mới

Tạo hóa có thể mang con người ra khỏi rừng, nhưng không thể mang “rừng” ra khỏi con người.

Loài người nghiêng ngửa, đang đau thương, khắp nơi. Cả thế giới bỗng nhiên thay đổi, trong chưa đầy 24 tháng, bởi một loại virus truyền nhiễm. Loài người đang chối bỏ trách nhiệm, đổ thừa lẫn nhau như “thú hoang” ở buổi thế giới hoang dã xa xăm nào đó. Bi kịch được chia phần. Những thành phố sầm uất chợt vắng hoe vốn chỉ là hình ảnh ở giải trí phẩm được sáng tác trong vài bộ phim của Hollywood giả tưởng về dịch bệnh xảy ra với loài người hiện đại thì nay có thật ở dương thế. 

Giữa biến thiên, tôi giật mình nhận ra trên địa cầu này thông điệp phản chiếu ở xã hội loài người từ cổ kim rằng những thành phố biến mất bí ẩn trong quá khứ không để lại văn tự hay chỉ dấu nơi hạ lưu các dòng sông, trên các thảo nguyên du mục, bên bờ đại dương… thì nguyên do mà hậu thế phỏng đoán thường là vì đại dịch. Bởi nếu do chiến tranh, thì mọi thứ ánh xạ đều có tính nham nhở, sần sùi (chứ không “sạch trơn”), từ vết tích cư trú đến phận người, tàn quân, cư dân, ký ức, sự khả dĩ lý giải.

Đại tai ương kinh khiếp cứ hay rơi xuống đầu thị thành. Xem ra nơi nào con người tụ lại và gạch đá bê tông sắt thép trồi lên chế ngự thì chỗ đó thường tưng bừng sung túc phù hoa và âm ỉ ngấm ngầm nghiệt ngã trước tai ương. Khi dịch bệnh xảy ra, thị dân mới giật mình, hớt hải, đâu đó muốn thoát đi. Và bởi là một thân phận trong muôn phận của loài tôi chợt hỏi: Văn – Minh – Đô – Thị có phải là cao sang, hay nó là cái khỉ khô gì vậy? Và hỡi thế nhân, không gian sống nào mới là không gian thật có trong sâu thẳm con người?

        *

Lịch sử dầm dề ở loài người là lịch sử ngược đãi thiên nhiên, san bằng, tranh đoạt, cướp bóc, khai thác, di dân, hơn-thua. Buôn bán mặt đất của tạo hóa bằng giấy tờ và không cần giấy tờ. Cận cảnh, như tôi vái lạy “bọn” đi phượt. Cảm xúc của họ cho mỗi cuộc phượt được xưng tên là hướng đến thiên nhiên, về với thiên nhiên. Vậy mà trên mỗi đỉnh núi hay bờ suối sau khi họ rút về thị thành, để lại cùng với đống than tàn và dư vang chinh phục hoang dã kia là những bãi rác nhằng nhịt với thức ăn, chai, lon, bao bì, nylon, condom…

Tôi cũng gớm ghiếc với loại người hay chưng trong phòng khách nhà mình những gấu, mang, chồn, vượn… thuộc da rồi nhồi bông vào. Hay bộ đầu con min, con nai, ngà voi… 

Bạn thân tôi, cái cây cổ thụ gầy gò cuối cùng này ở rừng nguyên sinh Đắk Nia cũng đã “ra đi” mà tôi không biết giờ nó nằm ở biệt thự hay resort nào của người đời.


Nhưng tôi ghê sợ hơn với bọn đào trục những gốc cây rừng cổ thụ về trồng trong khuôn viên biệt thự xa hoa ở phố. Để có phần dưới gốc đó của cái cây rừng hàng trăm năm tuổi, nhiều chiêu chước bạo tàn đã diễn ra tù mù trong rừng, cho đến cả khi nó về an tọa được ở phố. Người ta còn biếu tặng nhau gốc cổ thụ như hôm nào biếu nhau cao hổ cốt và sừng tê giác – các loài giờ đã gần như tuyệt chủng. Và người ta chọn nơi có sông hồ mỹ cảnh để ăn nhậu, bán mua, xây cất. Họ cho đó là biểu hiện của đẳng cấp, hàng độc, còn tôi ngu dại cho đó là chỉ dấu của cuộc rượt đuổi thiên nhiên đến cùng sau khi thế nhân đã lột truồng đại ngàn chỉ còn trơ lại đây đó những gốc cây già trên sườn núi, ngọn đồi, bờ khe, thung lũng.

Đồi trọc không đủ gốc cây cổ thụ, thiên hạ cùng nhau nhắm vào những mảnh rừng nguyên sinh cuối cùng còn lại trong các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, vườn quốc gia, tìm mọi cách để săn nguyên cây lẫn gốc. Nếu Yàng Brê (thần Rừng) là có thật thì Yàng cũng bất khả tự vệ, rên kêu không thấu. Đến cái gốc cây còn không thoát, không tha. Cuộc tận thu sau rốt. Vét cho hết những “giọt rừng” cuối cùng. Trò chơi “đè đầu” thiên nhiên đang thành xu thế, trào lưu của những xã hội hãnh tiến và trưởng giả. Tôi gọi những mảnh rừng mong manh trên đất nước tôi là những “giọt rừng”, và trò chơi kia là trò chơi Giọt Rừng.

 *

Như mọi thường nhân, tôi thấy mình thanh bình khi ở dưới những bóng mát cây xanh. Thế mà sao tôi chẳng hề thấy “mát” khi ngồi dưới những bóng cây không phải là nơi nó thuộc về của trò chơi Giọt Rừng ngạo nghễ đó. Mà tôi thấy nó tội lỗi. Tôi thương những người cùng đường đi đào thuê những gốc cây đó trong rừng cho những tay “lái rừng”, nhưng tôi ghê sợ những người “tiêu thụ”, sử dụng nó. Tôi thấy những “tiểu” bạo chúa nhiều tiền đang gây ra một thứ ác nghiệp mới giữa buổi văn minh này. 

Trò chơi “đè đầu” thiên nhiên đang thành xu thế, trào lưu của những xã hội hãnh tiến và trưởng giả.

Thời kỳ biến đổi khí hậu, và thiên tai lũ lụt, sập lở tang thương với đồng loại mình ở khắp những miền xứ. Rừng lại là túi oxy, cân bằng sinh thái, quê quán gốc của con người; che chở bình đẳng hàng ngày cho chính họ và muôn loài khác. 

Khi chiếc áo chung của mặt đất đã tả tơi, không còn, mà kiêu hãnh, tự đắc, chơi ngông, khoe khoang với những chiến phẩm nguyên sinh thì lạc hậu rồi. 

Chơi trên đầu của thiên nhiên, đồng loại và muôn loài. 

Chơi tưng bừng như lũ quét tưng bừng kia. 

Chao ôi thời của vị kỷ, bất chấp. Có phải đang là bức tranh của một đời sống mà ở đó “Cùng kéo nhau xuống”. 

Cùng nhau trí trá, phản bội. 

Cùng nhau tầm thường. 

Tự hào trong tầm thường.

*

Bức tranh chung thế đó. Vậy mà ở miền Thượng Tây Nguyên, người bản địa dù sinh tồn với núi rừng lâu đời nhưng cho đến bây giờ nhiều người cất được vườn rộng nhà to song không bao giờ bạn thấy khuôn viên của họ xuất hiện những gốc cây rừng cổ thụ, bỡn cợt với “giọt rừng”. Chợt tự vấn: “Ai và đâu mới là văn minh”? Quán tính khi cho rằng thị dân, hoặc người có học, hay giàu có thường “văn minh” hơn lại là trật lất. Vì văn minh cao nhất là sự chan hòa, đơn sơ thanh thoát, là thỏa mãn mà không làm tổn hại đến ai, cộng đồng, sự gì, cái gì.      

Đô thị, phố phường, công trình kiến trúc cần phải có cây xanh điểm xuyết thì mới đẹp thêm. Nhưng mà đẹp bằng sự vô đạo, cưỡng bức thiên nhiên thì hình như sai lạc mất rồi. Có vấn đề nghiêm trọng nào đó ở văn hóa rồi. 

Đâu đó có người còn ngưỡng vọng thiên nhiên bên bóng cây này.


Tôi nhớ, các bon làng của người bản địa Tây Nguyên đều có một Ea K’ha, và họ thường ra cúng những cây lớn ở bên “giọt nước” đó mỗi năm hai lần. Chẳng hiểu sao nghĩa của cái Ea K’ha nó thâm sâu, minh triết, gần gũi, và thiêng liêng vô cùng: Ea nghĩa là nước, K’ha nghĩa là rỉ ra từ rễ cây. Nguồn nước thì sinh ra từ cây, và cúng cái cây cổ thụ là tri ơn nguồn nước mà cây rỉ ra để cho lấy uống và cậy nhờ nó che chở. Đỉnh cao của văn minh và sang cả là đây chứ đâu nữa, là hiểu biết tới nơi cùng hành động đúng khớp, thành tâm, và cư xử công bằng với cỏ cây, quê hương.

       *

Mọi điều đang diễn ra hỗn loạn trên mặt đất hiển thị chỉ dấu về một thế giới hoang dã mới đang ló dạng, hình thành. Thế giới hoang dã thuận lành cội gốc, có quy luật, dễ hiểu, cứ như phải nhường bước cho thế giới hoang dã xáo trộn, cố bẻ gãy quy luật tự nhiên. Và tôi gọi nó là “Xã hội loài người biến thể hoang dã mới”. 

Bạn thèm thuồng và nhe răng với xứ sở khác, đất nước khác, quê hương của những nhóm người khác để mà làm gì. Ai sinh ra cũng có một thiên nhiên nhỏ riêng của mình trong cái thiên nhiên chung là vũ trụ rồi, và chừng đó cũng đủ đi cả đời không hết. 

Loài người làm khổ nhau bởi đặc tính tham tàn vị kỷ.

Một bước dài của văn minh đã khựng lại, à, chưa đúng, phải gọi là lùi lại. 

Từ nay con người sẽ sống khác, từ nhận thức về dương gian đến hành vi ứng xử với mọi thứ.

Còn được mấy nhóm người biết kiêng nể thiên nhiên và thành tâm hàm ơn, có thể đi ra cúi đầu vái lạy Ea K’ha như người sơn nguyên ở Việt Nam?

Đại dịch này và sẽ đại dịch nào nữa, từ đây? 

Rừng, thiên nhiên, là chốn an lành đầu tiên và cuối cùng. Có còn thế giới tự nhiên để VỀ không, hỡi loài người?! 

Bài và ảnh: Nguyễn Hàng Tình / Người Đô Thị

Choáng ngợp trước sự nghiệp lẫy lừng của người con được Thủ tướng Hun Sen ủng hộ kế nhiệm

Tướng Hun Manet, con trai cả của Thủ tướng Hun Sen, tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ Westpoint và có bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Bristol (Anh).

Choáng ngợp trước sự nghiệp lẫy lừng của người con được Thủ tướng Hun Sen ủng hộ kế nhiệm

Tại một sự kiện ở thành phố Sihanoukville sáng 2/12, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tuyên bố ông hoàn toàn ủng hộ con trai cả Hun Manet kế nhiệm nếu như đó cũng là sự lựa chọn của người dân Campuchia.

Thực tế, Tướng Hun Manet từ lâu đã được truyền thông nước ngoài đồn đoán là người sẽ kế nhiệm chức vụ Thủ tướng mà cha ông để lại trong tương lai.

Năm 2020, trong chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Hun Sen, ông Hun Manet đã bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sau cha mình – một hành động được giới quan sát đánh giá là bằng chứng cho thấy vị trí của ông Hun Manet với tư cách là người kế nhiệm ông Hun Sen trong tương lai, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông)

Năm 2020, đáp trả những lời cáo buộc của nhóm đối lập rằng ông Hun Sen đang chuyển giao quyền lực cho con trai, nhà lãnh đạo Campuchia đã tuyên bố thẳng việc ông “ủng hộ và giáo dục” để con trai kế nghiệp mình.

Ông Hun Sen nói: “Tại Campuchia có những ứng viên [lãnh đạo] khác ngoài Hun Manet, Tuy nhiên, trong vai trò người cha, tôi sẽ ủng hộ và giáo dục [Hun Manet] để giải phóng tối đa tiềm năng của con tôi.

Nếu con tôi không đạt được 100% năng lực như tôi, thì chí ít cũng phải đạt được 80-90%. Dù vậy, mọi chuyện vẫn tùy thuộc vào tiếng nói của nhân dân. Mối quan tâm đầu tiên là liệu đảng [CPP] có chấp nhận [Hun Manet] hay không, vấn đề tiếp theo là các cuộc bầu cử.”

“Tất cả những gì [phe đối lập] nói hàng ngày là chuyện đó (chuyển giao quyền lực cho tướng Manet),” ông Hun Sen lên án. “Tôi đã xác nhận rằng tôi sẽ làm Thủ tướng 10 năm nữa. Đến lúc đó thì Manet sẽ 50 tuổi. Điều này là có thể, bởi vì tôi đã trở thành lãnh đạo từ năm 32 tuổi”.

Choáng ngợp trước sự nghiệp lẫy lừng của người con được Thủ tướng Hun Sen ủng hộ kế nhiệm - Ảnh 1.

Ông Hun Manet tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ danh giá Westpoint và có bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Bristol (Anh)

Con đường thăng tiến nhanh chóng

Ông Hun Manet sinh năm 1977 tại làng Koh Thmar (quận Memot, tỉnh Kampong Cham, Cambodia), trong thời kỳ Campuchia bị chế độ diệt chủng Pol Pot của Khmer Đỏ nắm quyền.

Năm 1995, ông Hun Manet sang Mỹ theo học Học viện Quân sự Mỹ danh giá Westpoint, và trở thành người Campuchia đầu tiên tốt nghiệp học viện này vào năm 1999. Cùng khóa học với ông Hun Manet chỉ có 7 người nước ngoài đủ điều kiện được chứng nhận tốt nghiệp.

Ông Hun Manet sau đó còn học thêm tiến sĩ kinh tế tại Đại học Bristol (thành phố Bristol, Anh) và nhận bằng tiến sĩ năm 2007.

Sau khi tốt nghiệp, ông Hun Manet đã trở về Campuchia năm 2008; và chỉ ít lâu sau đó, truyền thông Thái Lan đã đưa tin ông đóng vai trò quan trọng và chứng tỏ tài năng, uy tín cá nhân trong các cuộc đàm phán hòa giải sau vụ đụng độ giữa binh sĩ Campuchia và Thái Lan tại ngôi đền cổ Preah Vihear ở biên giới giữa hai nước.

Tháng 1/2011, ông Hun Manet được thăng hàm thiếu tướng (hai sao). Trước đó, ông đã đảm nhiệm các chức vụ Phó tư lệnh Lực lượng bảo vệ Thủ tướng Hun Sen và Phó tham mưu trưởng Liên quân RAFC.

Tháng 6/2013, Hun Manet được thăng hàm trung tướng (ba sao) trong khi kiêm nhiệm thêm vị trí Giám đốc cơ quan tình báo của RAFC, nhân vật đứng đầu bộ phận chống khủng bố của Campuchia.

Trước cuộc tổng tuyển cử toàn quốc năm 2018, ông Hun Manet được bổ nhiệm vào vị trí phó tổng tư lệnh lực lượng vũ trang và chỉ huy lục quân.

Cuối tháng 6/2018, ông Hun Manet tiếp tục được thăng lên cấp tướng bốn sao để phù hợp với chức vụ Phó Tổng tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF). Khi đó, ông Hun Manet đang giữ chức Tư lệnh Lục quân, kiêm chỉ huy đơn vị chống khủng bố của Bộ Quốc phòng và phó chỉ huy đơn vị cận vệ riêng của Thủ tướng Hun Sen.

Được biết, ông Hun Manet cũng tham gia rất nhiều vào quá trình cải cách của RCAF, đặc biệt là tập trung vào các sĩ quan và binh sĩ quân đội trẻ của Campuchia.

Tháng 6/2020, Tướng Hun Manet đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu Ban chấp hành trung ương thường trực Đoàn thanh niên đảng Nhân dân Campuchia (CPP). Phát ngôn viên CPP Chhim Phal Virun đã khẳng định đây là quyết định chính xác vì Tướng Manet là người có đủ phẩm chất, kinh nghiệm và cũng là thành viên Ban chấp hành trung ương thường trực CPP.

Ngoài các nhiệm vụ trong quân đội, ông Hun Manet còn rất tích cực đóng góp trong các chương trình xã hội, chẳng hạn trong vai trò người đứng đầu Ủy ban Học bổng Samdech Techo Hun Sen và Hiệp hội Học bổng Samdech Techo, tổ chức cung cấp cơ hội học bổng cho hàng nghìn thanh niên Campuchia theo học tại các trường đại học trên khắp đất nước.

Ông Hun Manet cũng là người đứng đầu Hiệp hội bác sĩ tình nguyện thanh niên Samdech Techo (TYDA), tổ chức huy động hàng nghìn chuyên gia y tế, sinh viên y khoa và tình nguyện viên giúp chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người dân nông thôn Campuchia trên khắp đất nước, cùng nhiều hoạt động khác nhằm thúc đẩy các hoạt động nhân đạo cho các trại trẻ mồ côi và người khuyết tật.

Là người giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng trong quân đội và nội các Campuchia, đồng thời là con trai cả của thủ tướng Hun Sen, Tướng Hun Manet đã nhiều lần đứng ra bảo vệ cha mình, khẳng định ông Hun Sen đã và đang mang lại hòa bình, ổn định cho đất nước Campuchia.

Bách Tùng / Doanh Nghiệp & Tiếp thị

Lời “tiên tri” của Lý Quang Diệu về ông Tập và số phận Trung Quốc: Chuẩn không cần chỉnh!

Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã có những tiên đoán rất chuẩn xác về Chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc dưới thời ông Tập.

Lời "tiên tri" của Lý Quang Diệu về ông Tập và số phận Trung Quốc: Chuẩn không cần chỉnh!

Cuốn sách “Ông già nhìn ra thế giới” của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu được xuất bản vào tháng 8/2013, hai năm trước khi ông qua đời và gần một năm sau khi ông Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có những đánh giá sắc bén về Trung Quốc và ông Tập.

Trong sách, Lý Quang Diệu có đề cập đến những ấn tượng về lần đầu gặp mặt Tập Cận Bình, lúc đó là Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 11/2007.

Lời tiên đoán về Trung Quốc và ông Tập Cận Bình

Theo tiết lộ của Lý Quang Diệu, ông vốn đề nghị gặp một người khác, nhưng phía Trung Quốc đã sắp xếp cho ông gặp Tập Cận Bình với lý do ông Tập ở vị trí cao trong danh sách ưu tiên. Đó là lần đầu tiên Tập Cận Bình gặp mặt một lãnh đạo nước ngoài sau khi được bổ nhiệm vào Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ. Đây là động thái rõ ràng để ám chỉ với thế giới rằng ông Tập sẽ tiếp quản vị trí của ông Hồ Cẩm Đào – Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc lúc đó.

Lời tiên tri của Lý Quang Diệu về ông Tập và số phận Trung Quốc: Chuẩn không cần chỉnh! - Ảnh 1.

Lý Quang Diệu bắt tay Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào tháng 11/2007. Ảnh: Tân Hoa xã

Ấn tượng đầu tiên của Lý Quang Diệu về Tập Cận Bình là một người cực kỳ phóng khoáng, cũng không hề hẹp hòi. Ông Tập suy nghĩ thấu đáo về nhiều vấn đề và không muốn khoe khoang sự hiểu biết của mình. Ông Tập thiếu sự thân thiện của Giang Trạch Dân (cựu Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc) và cũng không kiểu cách như Hồ Cẩm Đào, nhưng có vẻ trang trọng. Lý Quang Diệu cho rằng Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela là cùng một kiểu người.

Lý Quang Diệu đánh giá, Tập Cận Bình “là một lãnh đạo rất có khả năng. Ông ấy đã trải qua nhiều vấn đề. Cha ông ấy đã bị đưa về nông thôn. Ông ấy cũng thế, bị gửi về nông thôn, và đã lặng lẽ tiến lên, thăng tiến tại tỉnh Phúc Kiến. Rồi khi bí thư đảng ủy Thượng Hải bị phát hiện tham nhũng, người ta đã chuyển ông Tập từ Phúc Kiến đến Thượng Hải. Ở Thượng Hải, ông ấy được công nhận và được chuyển tới Bắc Kinh. Những chuyện này là ngẫu nhiên, nhưng nó cho thấy ông ấy có sức chịu đựng rất tốt để có thể vượt qua khó khăn”.

Ngày 15/11/2012, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 18 đã tiến hành phiên họp đầu tiên sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 và quyết định bầu Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư ĐCSTQ, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Ngày 14/3/2013, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 12, Tập Cận Bình đã được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trong cuốn sách năm 2013, Lý Quang Diệu nhận định, rất khó đoán về việc Tập Cận Bình sẽ áp dụng những chính sách gì và ông sẽ tìm kiếm di sản chính trị nào cho bản thân.

Ông chỉ ra rằng, “với những thách thức trong nước, Trung Quốc đang ở trong giai đoạn quan trọng, và Tập Cận Bình sẽ tập trung giải quyết những vấn đề này. Nhìn rộng ra, điều này còn phụ thuộc vào những sự việc bất thường bên ngoài cần phải giải quyết trước mắt. Trong trường hợp xảy ra bất trắc, kế hoạch trên sẽ bị ảnh hưởng”.

“Nhưng tôi tin rằng ông ấy sẽ không bị bất ngờ, và có những cách ứng phó phù hợp. Tập Cận Bình có ảnh hưởng rất lớn. Tôi tin rằng ông ấy có thể lãnh đạo tốt ĐCSTQ. Từng là quân nhân nên ông ấy cũng rất có uy tín trong quân đội”, Lý Quang Diệu viết.

Đây cũng có thể coi như lời tiên tri của Lý Quang Diệu về Chủ tịch Tập Cận Bình cũng như về Trung Quốc, và phần lớn trong số đó đã trở thành hiện thực.

“Đả hổ, diệt ruồi” là tâm điểm

Kể từ khi trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ, ông Tập đã ráo riết thúc đẩy hàng loạt nghị trình trong nước, bao gồm cam kết bảo vệ quyền lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện cải cách kinh tế và trấn áp tham nhũng – một vấn nạn gây bức xúc trong dư luận Trung Quốc lúc bấy giờ. Ông đã sử dụng cụm từ “Giấc mơ Trung Hoa” để truyền cảm hứng cho người dân.

Về mặt văn hóa – xã hội, từ sau khi Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo năm 2012, Chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh kiểm duyệt chặt chẽ mọi nội dung được cho là sẽ gây tác động xấu, làm băng hoại văn hóa truyền thống và đạo đức của đất nước.

Sách giáo khoa sử dụng trong các trường học Trung Quốc đã được sửa đổi để đưa Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới vào chương trình học, sau khi tư tưởng này được chính thức hóa trong Điều lệ đảng tại Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 vào tháng 10/2017. Đây được coi là một phần “nhiệm vụ lịch sử” của ngành giáo dục Trung Quốc trong thập niên 2020.

Một trong những cải cách đột phá nhất của Tập Cận Bình là cải tổ quân đội bằng cách thay đổi nhân sự Quân ủy Trung ương Trung Quốc; thay đổi lãnh đạo các chiến khu và các quân binh chủng; đồng thời tổ chức lại quân đội Trung Quốc theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại.

Lời tiên tri của Lý Quang Diệu về ông Tập và số phận Trung Quốc: Chuẩn không cần chỉnh! - Ảnh 2.

Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình tại buổi lễ thăng quân hàm cấp tướng cho 5 sĩ quan quân đội cấp cao vào tháng 9/2021. Ảnh: CGTN

Chủ tịch Cận Bình đã tiến hành chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi” ngay sau khi nắm quyền. Đây là được coi là tâm điểm trong sự nghiệp chính trị của ông. Theo thông báo của Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI), trong 5 năm, từ 2012 tới 2017, khoảng 1,34 triệu quan chức cấp thấp đã bị trừng phạt, khoảng 200 quan chức từ cấp thứ trưởng trở lên bị bắt giữ trong nỗ lực chống tham nhũng của Tập Cận Bình.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2020664);}else{parent.admSspPageRg.draw(2020664);}

Trong Nghị quyết lịch sử thứ ba của ĐCSTQ mới được thông qua ngày 8-11/11/2021 tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19, tám cựu quan chức cấp cao “ngã ngựa” trong gần 10 năm qua đã bị chỉ đích danh như điển hình về tham nhũng, trong đó có các cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị hay Ủy viên trung ương ĐCSTQ cũng các cựu tướng lĩnh cấp cao của quân đội Trung Quốc như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Tôn Chính Tài, Lệnh Kế Hoạch, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Phòng Phong Huy và Trương Dương.

Trung Quốc cũng phối hợp với các nước khác để truy bắt nghi phạm tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài trong chiến dịch “Lưới trời”. Tính đến tháng 8/2017, Trung Quốc đã bắt được 3.339 nghi phạm lẩn trốn tại hơn 90 nước và khu vực, trong đó 628 người là cựu quan chức.

Về mặt kinh tế, trong năm nay 2021, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu xây dựng một xã hội khá giả toàn diện và bắt đầu hướng tới các mục tiêu thế kỷ mà ông Tập Cận Bình đã vạch ra tại Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19, “đoàn kết và lãnh đạo nhân dân Trung Quốc bước trên con đường mới để đạt được mục tiêu đấu tranh trong “kỷ nguyên 100 năm thứ hai”.

Nghị quyết lịch sử thứ ba của ĐCSTQ cũng xác lập địa vị của Tập Cận Bình sánh ngang với các lãnh đạo tiền bối Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.

Thách thức bên ngoài tấn công Trung Quốc

Đúng như nhận định của ông Lý Quang Diệu, những thách thức từ bên ngoài đối với Trung Quốc đã gia tăng dưới thời ông Tập và làm ảnh hướng đáng kể đến hướng đi của Bắc Kinh, trong bối cảnh nước này đang đóng vai trò ngày càng lớn trên trường quốc tế, từ việc đưa ra các giải pháp thúc đẩy toàn cầu hóa tới việc sử dụng quyền lực mềm.

Sáng kiến “Vành đai và con đường” đã được Tập Cận Bình đưa ra vào tháng 9 và tháng 10/2013 nhân chuyến thăm Kazakhstan và Indonesia. Đây là sáng kiến bao gồm nhiều dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở khắp châu Á, châu Âu, châu Phi, và châu Mĩ.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh của diễn đàn “Vành đai và con đường” vào tháng 5/2017 có đại diện đến từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết sẽ dành khoảng 124 tỷ USD cho các dự án. Cũng trong năm 2017, sáng kiến này đã được đưa vào Điều lệ ĐCSTQ, nhằm nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của sáng kiến này.

Sáng kiến “Vành đai và Con đường” và kế hoạch “Made in China 2025” – nỗ lực nhằm giúp Trung Quốc chiếm thế áp đảo trong các ngành công nghiệp tiên tiến – đều bị chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích và coi là mối đe dọa đối với nước Mỹ.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung do Donald Trump phát động vào năm 2018 nhằm kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc, khi nước này đang mở rộng ảnh hưởng trên toàn thế giới, thách thức vị thế siêu cường hàng đầu của Mỹ. Theo các nhà quan sát, đây được coi như một mặt trận quan trọng trong cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa hai cường quốc trong thế kỷ 21.

Lời tiên tri của Lý Quang Diệu về ông Tập và số phận Trung Quốc: Chuẩn không cần chỉnh! - Ảnh 3.

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Trung Quốc diễn ra dưới hình thức trực tuyến vào ngày 15/11/2021. Ảnh: Gzeromedia

Tại lễ kỷ niệm 40 năm Trung Quốc thực hiện công cuộc Cải cách và mở cửa vào tháng 12/2018, ông Tập từng nhấn mạnh rằng, “không ai có thể ra lệnh cho người dân Trung Quốc nên hay không nên làm gì”.

Sau khi Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng nổ dưới thời Trump, ông Tập cũng kêu gọi Trung Quốc “tự lực”, đặc biệt là trên lĩnh vực công nghệ.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của AidData – phòng nghiên cứu thuộc Đại học William và Mary ở Mỹ, sáng kiến thế kỷ “Vành đai và con đường” của ông Tập đang phải đối mặt những thách thức lớn ở nước ngoài. Các dự án trị giá 11,58 tỷ USD ở Malaysia đã bị hủy bỏ trong giai đoạn 2013-2021, trong khi con số này tại Kazakhstan là gần 1,5 tỷ USD và Bolivia là hơn 1 tỷ USD. Làn sóng chỉ trích khiến các nước tham gia dự án khó có thể duy trì quan hệ gần gũi với Bắc Kinh.

Trung Quốc cũng đang phải chịu sức ép lớn đến từ nhiều cáo buộc bất lợi của Mỹ và phương Tây, từ việc “đổ lỗi cho COVID-19” đến những nỗ lực của Mỹ nhằm thành lập liên minh chống Trung Quốc về các chính sách của nước này ở Tân Cương và Hồng Kông, cũng như những hành động của Mỹ và phương Tây ủng hộ Đài Loan và vấn đề Biển Đông.

Theo tờ New York Times, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng về việc tạo lập “một liên minh các nền dân chủ” để đối phó thách thức đến từ Trung Quốc, ông Tập cũng tìm kiếm các quan hệ đối tác cho riêng mình, nổi bật là với Nga và các nước đang phát triển, nhằm phản bác lại cái mà ông cho là thói “đạo đức giả phương Tây”.

Theo hãng tin Tân Hoa Xã, trong cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc ngày 31/5/2021, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cần thiết phải “kết bạn, đoàn kết, thu phục đa số và không ngừng mở rộng tình hữu nghị khi có thể”“tạo ra một môi trường dư luận bên ngoài thuận lợi” và tăng cường truyền thông trong tình hình mới, để tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển ổn định của Trung Quốc, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy xây dựng cộng đồng vì tương lai chung của nhân loại.

Hữu Hiển / Doanh nghiệp & Tiếp thị