Dù mang tên “kỳ lân biển”, nó thực chất nó là một loài thú có vú thuộc bộ Cá voi. Vẻ ngoài kỳ lạ khiến loài này được nhiều người chú ý.
Loài này có tên tiếng Anh là “narwhal”, thuộc họ kỳ lân biển cùng với cá voi trắng. Tuy nhiên, cá voi trắng không có chiếc sừng như chúng. Kỳ lân biển sống quanh năm ở khu vực vùng Bắc Cực lạnh giá. Đây là nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt với những lớp băng biển dày đặc trong 6 tháng mùa đông. Ảnh: WWF.
Điều khiến kỳ lân biển được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài. Tuy nhiên, nó thực ra không phải sừng, mà là răng của con cá. Kỳ lân biển là loài cá voi có răng. Tuy nhiên, răng của chúng không thực sự nằm trong miệng. Ảnh: Time.
Chỉ kỳ lân biển đực mới có một chiếc răng dài, thẳng, nhô ra khỏi hàm trên bên trái khoảng 1,8-3 m. Thông thường, chiếc răng của con cá đực trưởng thành thường dài hơn nửa tổng chiều dài cơ thể chúng (khoảng 5 m). Răng mọc theo hình xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ, giống chiếc sừng kỳ lân truyền thuyết. Ảnh: Oceana.
Thực tế, trong quá khứ, chiếc răng của kỳ lân biển cũng được xếp vào hạng quý hiếm. Theo Earthsky, đây là món hàng được người Viking đem từ Bắc Cực tới châu Âu, Địa Trung Hải và Viễn Đông thời Trung Cổ. Chỉ có những người rất giàu mới đủ tài chính để sở hữu chúng. Thậm chí, ngai vàng của vua Đan Mạch những năm 1600 cũng được trang trí bằng răng kỳ lân biển. Ảnh: Wikimedia.
Chiếc răng dài của kỳ lân biển không có vai trò quá lớn trong đời sống. Con cái không có răng dài vẫn sống lâu như con đực. Nhiều giả thuyết khác đặt ra về công dụng của nó như phá băng, “đấu kiếm” hay cảm nhận nhiệt độ, đào dưới đáy biển… Tuy nhiên, những giả thuyết này vẫn chưa thực sự được chứng minh. Ảnh: Reddit.
Theo Earthsky, công dụng chính của nó đơn giản chỉ là đặc điểm giới tính. Giống sư tử sử dụng bờm hay chim công sử dụng lông, loài cá voi này dùng chiếc răng dài để xác định thứ bậc xã hội và tranh giành con cái. Dù vậy, các nhà khoa học chưa đưa ra những tài liệu cụ thể về điều này. Ảnh: Natural World Safaris.
Kỳ lân biển có vai trò quan trọng với nền kinh tế và văn hóa của các cộng đồng bản địa ở Greenland hay Canada. Hiện nay, loài này đang chịu ảnh hưởng từ sự ấm lên toàn cầu. Một vấn đề khác với kỳ lân biển là ô nhiễm tiếng ồn do loài này giao tiếp bằng âm thanh. Các tàu vận chuyển đi qua Bắc Cực ngày một nhiều khiến vùng biển ồn ào hơn. Dù vậy, ít nhất tới hiện tại, kỳ lân biển vẫn thuộc nhóm “ít quan tâm” về tình trạng bảo tồn. Ảnh: Natural World Safaris.
GIA LÂM ĐÃ ĐẠT 26/27 TIÊU CHÍ ĐỂ TRỞ THÀNH QUẬN. KHI BỆNH VIỆN CÓ QUY MÔ 1.000 GIƯỜNG HOÀN THÀNH, HUYỆN NÀY CÓ THỂ SẼ CÁN ĐÍCH ĐẦU TIÊN TRONG CUỘC ĐUA “TỪ QUÊ LÊN PHỐ”.
Gia Lâm là huyện nằm ở phía đông của thủ đô Hà Nội. Huyện có diện tích 116,71 km2. Dân số 286.000 người. Trong giai đoạn 2015-2020, Gia Lâm đã có bước phát triển vượt bậc khi giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu thuộc huyện quản lý tăng bình quân hàng năm 11,52% , cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng tăng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp – thủy sản giảm mạnh. từ 13,2% xuống còn 8% năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 62,5 triệu đồng/người/năm – tăng 29,3 triệu đồng/người/năm so với năm 2015.
Trong năm 2021, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý vẫn tăng trưởng ở mức 4,61%. Đến nay, Gia Lâm đã đạt 26/27 tiêu chí để lên quận, chỉ còn thiếu tiêu chí về số giường bệnh bình quân trên một nghìn dân. Tuy nhiên, có bệnh viện quốc tế quy mô 1000 giường đang sắp hoàn thành. Khi bệnh viện này được đưa vào sử dụng, huyện này sẽ đạt đủ tiêu chí.
Vì thế, Hà Nội đang dồn lực để Gia Lâm là một trong 2 huyện lên quận sớm, có thể trong năm 2022 hoặc 2023.
Hiện huyện Gia Lâm có nhiều khu đô thị lớn, tiêu biểu là Vinhome Ocean Park có diện tích 420 ha, bằng 80% diện tích quận Hoàn Kiếm. Nơi đây có hàng chục nghìn căn hộ với các trung tâm thương mại, khu văn phòng, sân thể thao… Trong khu đô thị có hệ thống trường liên cấp từ mầm non đến đại học quốc tế. Trong ảnh là trường đại học Quốc tế được xây dựng trên khu đất rộng 23 ha, với kinh phí lên đến 6.500 tỷ đồng. Trường được cam kết có chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế và có mức học phí lên tới 800 triệu đồng mỗi năm. Điểm nhấn của siêu đô thị là biển nhân tạo rộng 6,1 ha với cát tự nhiên được vận chuyển từ Nha Trang cùng hàng nghìn cây dừa xanh mát. Theo Việt Hùng – Thiên Sơn / Doanh nghiệp và tiếp thị
“Thật quá là khốn nạn. Tôi được biết nhiều nhân viên y tế hiện nay còn bị chậm lương, không có tiền mà trả cho họ. Trong khi đó thì tiền phòng chống dịch, tiền xương máu của người dân trong lúc khó khăn lại được đem ra chia chác như thế. Đúng là tận cùng của sự thối nát và mục ruỗng.” Anh Đặng Thành Trung, một cư dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nói với VOA về vụ Việt Á.
Scandal Việt Á đang trở thành tin hàng đầu tại Việt Nam trong những ngày qua, liên quan đến công ty Việt Á nâng khống giá thành bộ xét nghiệm Covid (Kit test) và lãnh đạo CDC một số địa phương bị cáo buộc nhận “lại quả” lên tới hàng chục tỷ đồng, thậm chí có thể hàng trăm tỷ đồng. Ngoài ra, còn có thông tin sai sự thật từ Bộ Khoa Học – Công Nghệ rằng bộ xét nghiệm của Việt Á đã được WHO chấp thuận cho sử dụng, thậm chí có thể xuất cảng; hay Bộ Y tế là nơi đưa ra giá tham khảo vốn cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của các bộ xét nghiệm của Việt Á. Dư luận đang đặt câu hỏi, quan chức ở cấp cao đến cỡ nào, từ trung ương đến địa phương, tham gia trong vụ gian lận và tham nhũng này.
Cho dầu tin tức vụ Việt Á gây “sốc” nặng trong dư luận quần chúng, nhiều người vẫn nói họ “không bất ngờ” trước tin này. Lý do, theo họ, “làm ăn gian dối, chạy chọt, đút lót, tham nhũng để hưởng lợi là chuyện thường ngày tại Việt Nam” từ nhiều thập niên nay, chứ không phải bây giờ.
“Việt Á mới được nguyên Chủ Tịch, đương kiêm Tổng Bí Thư, Nguyễn Phú Trọng ký trao tặng huân chương lao động hạng 3, giờ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Phan Quốc Việt bị bắt và đang phải đối mặt với những tội danh nặng nề không phải chuyện hiếm.” Theo lời một cư dân Hà Nội.
“Tình trạng dùng tiền chạy chọt để được bơm thổi, có được cái danh từ đó có thể dễ dàng làm ăn và thu lợi bất chính đã có rất nhiều tiền lệ. Một anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, bằng khen vừa trao mấy ngày trước thì hôm nay đã ‘xộ khám’ vì buôn lậu, làm hàng giả hay thực hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật khác là chuyện ‘thường ngày ở huyện’.”
Ông Nguyễn Hoàng Long, một cư dân sinh sống ở quận Cầu Giấy Hà Nội, bày tỏ với VOA: “Ối giời, ăn trên xương máu của người khác là táng tận lương tâm nhất rồi. Nhưng ở Việt Nam thì cũng bình thường thôi.”
Ông Long nói tiếp, “Đến thuốc điều trị ung thư mà bà Kim Tiến (cựu Bộ trưởng Y tế) còn làm được trong bao nhiêu năm thì mấy chuyện này có đáng là cái gì!”
Chung quan điểm với ông Long, ông Nguyễn Đình Thắng, một cán bộ về hưu sinh sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, chia sẻ: “Thật ra những vụ như thế này nó phải từ trên xuống. Toàn bộ hệ thống chính trị nó thối nát từ lâu rồi nên mới bao che và để cho những kẻ như Phan Quốc Việt hoành hành được như thế. Bằng chứng là bao nhiêu cơ quan báo Đảng và website của Chính phủ trước đây cũng ca ngợi, tung hô công ty Việt Á này mà.”
Ông Thắng kết luận: “Cứ chịu chi là mua được hết thôi, không có gì là lạ cả.”
Ông Thắng cũng chia sẻ thêm, mặc dù nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có ký huân chương lao động hạng 3 cho Việt Á nhưng ông không nghĩ rằng lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam có ăn hay được tiền đút lót trong vụ việc này, mà nhiều khả năng là do giáo điều, duy ý chí, muốn thực hiện thành công các chiến dịch phòng chống dịch nên bị cấp dưới vốn ăn tiền của Việt Á bịt mắt mà thôi.
Chính vì sự lừa lọc, gian dối phổ biến, diễn ra hàng ngày, theo ông Thắng, từ lâu nay ông đã có thái độ riêng đối với xã hội và cuộc sống xung quanh mình: “Từ lâu rồi tôi có xem ti vi, nghe đài hay đọc báo Nhà nước đâu. Vì tôi biết là toàn những chuyện nhảm nhí, nếu không thì cũng không trung thực được đưa lên đó mà thôi. Từ lâu tôi đã chẳng còn niềm tin gì nữa, chẳng thể tin bất cứ vị nào trong cái xã hội và thể chế này!”
Khi đế chế Liên Xô ở Đông Âu sụp đổ vào những tháng cuối năm 1989, tôi được cử đi đưa tin về các cuộc cách mạng đang đồng loạt diễn ra chỉ trong vòng có sáu tuần: Bức tường Berlin sụp đổ, cuộc cách mạng ôn hòa ở Tiệp Khắc (Czech), và một cuộc cách mạng bạo lực ở Romania.
Vào ngày 1/10/1989, không ai mơ rằng vào Giáng sinh, Bức tường Berlin sẽ sụp đổ, Tiệp Khắc sẽ được tự do, và lãnh đạo chuyên quyền Nicolae Ceausescu của Romania bị lật đổ.
Hầu hết mọi người vẫn cho rằng khối Xô Viết sẽ còn tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là ‘ngôi nhà dựng lên từ những mảnh ghép’ (house of cards) – tức một sự tồn tại không bền vững, bấp bênh.
Năm 1953, bạo loạn ở Đông Đức đã bị đàn áp một cách nhẫn tâm.
Năm 1956, khi Hungary cố gắng ly khai, xe tăng Liên Xô đã đè bẹp cuộc cách mạng này.
Năm 1968, nhà lãnh đạo Tiệp Khắc Alexander Dubcek đã giới thiệu “Chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt của con người” và Moscow lại gửi vào xe tăng đến.
Nhưng đến tháng 10/1989, mối đe dọa vũ lực đã biến mất. Khi những người biểu tình xuất hiện trên đường phố Đông Đức, nhà lãnh đạo cải cách của Liên Xô Mikhail Gorbachev cảnh báo chế độ ở Đông Berlin không được nổ súng.
Tuy nhiên, sự sụp đổ của khối Xô Viết đã xảy ra một cách rất tình cờ.
SỰ SỤP ĐỔ CỦA ĐẾ CHẾ LIÊN XÔ
Vào tối ngày 9/11/1989, phát ngôn viên của Đông Đức Günther Schabowski đã có buổi họp báo như thường lệ.
Bộ Chính trị cầm quyền hy vọng sẽ xoa dịu căng thẳng bằng cách cấp thị thực cho người dân đến Tây Đức nhưng sẽ phải qua một quy trình rất chậm chạp và quan liêu. Nhưng không một ai đã giải thích điều này cho Schabowski. Tồi tệ hơn, khi vội vã đến buổi họp báo, ông ta đã sắp xếp nhầm các tài liệu về kế hoạch.
Khi một người hỏi khi nào hệ thống chính trị mới sẽ bắt đầu. Schabowski bối rối, trả lời rằng: “Ngay lập tức.”
Truyền hình Tây Đức và tất cả mọi người ở Đông Đức theo dõi tivi hôm đó đã hiểu điều này có nghĩa rằng Bức tường Berlin sẽ được mở vào tối hôm đó. Những đám đông khổng lồ quây quanh dọc bức tường và những người lính biên phòng đã cho họ đi qua.
Bức tường – biểu tượng chính của sự đàn áp của khối Xô Viết – đã không còn chia rẽ nước Đức được nữa.
Chụp lại hình ảnh,Người dân Tây Đức vui mừng về sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản bên trên Bức tường Berlin, vào 12/11/1989
Và đêm hôm sau, chính tôi đã nhảy múa ngay bên trên bức tường đó – điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới kể cả trong những giấc mơ điên cuồng nhất của tôi.
ÁNH SÁNG TRỞ LẠI
Ở nước láng giềng Tiệp Khắc, phe đối lập được lãnh đạo bởi các trí thức của phong trào Hiến chương 77.
Họ đã bị đàn áp một cách dã man, nhưng nhà lãnh đạo của họ, nhà văn và kịch tác gia Vaclav Havel, đã nhấn mạnh rằng họ vẫn nên hoạt động như một chính phủ, với các dự trù chi tiết về cải cách kinh tế và luật pháp, trong lúc chờ đợi.
Chỉ tám ngày sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, vào ngày 17/11, một loạt các cuộc biểu tình phản đối đã bắt đầu tại Quảng trường Wenceslas của Prague.
Khi tôi hạ cánh ở Prague vào ngày 19/11, tôi đi thẳng đến quảng trường. Tôi có thể thấy rằng hầu hết những người lớn tuổi, những người đã đau đớn trải qua Mùa Xuân Praha 1968, đang lê bước về nhà, trong khi những người trẻ tuổi, không hề có ký ức gì về năm 1968, vẫn đang xô đẩy và tích cực tham gia cuộc biểu tình.
Dần dần, trong những ngày tiếp theo, những người lớn tuổi cũng tham gia; và đến ngày 24/11, quảng trường đã đầy ắp người.
Chụp lại hình ảnh,Vaclav Havel vẫy tay trước đám đông ở Quảng trường Wenceslas, Prague, vào ngày 10/12/1989
Tối hôm đó, Alexander Dubcek, nhà lãnh đạo năm 1968, vốn đã bị quản thúc tại gia kể từ sau sự kiện Mùa xuân Prague, đã đến tòa nhà Melantrich nhìn ra quảng trường.
Tôi đang đứng bên cạnh Vaclav Havel khi ông ta chào đón Dubcek và, dịu dàng như một đứa con trai với một người cha già, dẫn ông ra ban công nhìn về đám đông khổng lồ.
Đám đông ồ lên trong hân hoan.
Lúc đầu, giọng Dubcek có phần run rẩy, nhưng càng về sau càng mạnh mẽ hơn: “Trước đây, ánh sáng đã từng chiếu rọi nơi đây. Chúng ta phải hành động khi ánh sáng đó chiếu lại lần nữa.”
Bên dưới chúng tôi, mọi người đang bật khóc.
Tối hôm đó, tại trụ sở của phong trào Hiến chương 77 – Nhà hát Magic Lantern – tôi chứng kiến Dubcek và Havel và những người khác, ngồi trên sân khấu. Người phát ngôn của họ, Jan Urban, đã mở ngay một chai sâm banh và tuyên bố rằng, chế độ Cộng sản đã kết thúc.
Cuộc cách mạng đã kết thúc – và nó đã diễn ra hoàn toàn trong ôn hòa.
CHIẾC TRỰC THĂNG HẾT XĂNG
Có lẽ viên hạt cứng nhất để đập bể luôn là Romania, nhưng thực tế, thể chế cộng sản ở quốc gia này chỉ tồn tại được khoảng một tháng sau đó.
Nicolae Ceausescu, nhà lãnh đạo Cộng sản, ngày càng trở nên chuyên chế hơn, và lực lượng cảnh sát mật của ông ta, The Securitate, cũng rất hung bạo.
Đến giữa tháng 12, những người từ nhóm thiểu số nói tiếng Hungary bị áp bức của Romania đã biểu tình trên đường phố Timisoara.
Không ai dám nói với Ceausescu về mức độ nghiêm trọng của vụ bạo loạn ở Timisoara, bởi vậy, ông ta đã không cử lực lượng đến Bucharest để đàn áp vào ngày 21/12.
Cảnh sát mật The Securitate đi cùng xe buýt với các công nhân nhà máy khiến vụ biểu tình như có vẻ đông đảo hơn. Và với sự ẩn danh của đám đông, một số người bắt đầu la ó. Ceausescu dường như bị đơ ra, miệng há hốc: ông ta chưa bao giờ bị ai la ó.
Tất cả những người xem truyền hình hôm đó đã nhìn ra điểm yếu của ông ta.
Đêm đó cuộc cách mạng nổ ra. Sáng hôm sau, 22/12, Ceausescu và vợ leo lên một chiếc trực thăng khi đám đông đang đột nhập vào nơi làm việc của ông ta và đi về phía Bắc.
Nhưng phi công sau đó đã sớm hạ cánh, nói rằng trực thăng hết nhiên liệu.
Các vệ sĩ của Ceausescu rụng rời. Bà Elena, cứng rắn hơn chồng, rút súng ra và cướp một chiếc ô tô đi qua.
Cuối cùng, họ bị bắt.
Vào ngày Giáng sinh, đoàn làm phim của tôi và tôi đã quay phim trong căn hộ bỏ hoang của Ceausescu và người quản gia của ông ta đã đưa cho tôi cây bút của nhà độc tài như một vật kỷ niệm.
Đêm đó, khi tôi chuẩn bị lên sóng truyền hình, thì nhận được tin rằng hai vợ chồng Ceausescu đã bị xử bắn.
Tôi nhanh chóng viết lại bản thảo của mình rồi ngồi nghỉ. Và đó là lúc tôi nhận ra, mình đã viết cáo phó cho Ceausescu bằng chính cây bút của ông ta.
Nhà khoa học của Đại học Harvard Charles Lieber rời tòa án liên bang John Joseph Moakley ở Boston sau phiên tòa xét xử ông hôm 14 Tháng Mười Hai 2021. Ông Lieber bị cáo buộc đã nói dối các điều tra viên liên bang về quan hệ giữa ông với chương trình tài năng của Trung Quốc. Ảnh Pat Greenhouse/The Boston Globe via Getty Images
Một bồi thẩm đoàn ở Boston nhận định nhà khoa học Charles Lieber của Đại học Harvard phạm tội khai báo gian dối với chính quyền liên bang về sự tham gia của ông vào chương trình Ngàn Tài Năng của Trung Quốc.
Charles Lieber là nhà khoa học hàng đầu của nước Mỹ, từng lãnh đạo khoa hóa học của trường Đại học Harvard. Sự kiện ông bị Cục Điều tra Liên bang (FBI) bắt giữ ngày 28 Tháng Một 2020, với cáo buộc đã nói dối việc nhận hàng triệu đô la tài trợ từ Trung Quốc đã gây chấn động giới khoa bảng và xã hội Mỹ nói chung.
Một ngôi sao khoa học vụt tắt
Hôm Thứ Ba 21 Tháng Mười Hai 2021, sau cuộc nghị án dài hai giờ 45 phút, Bồi thẩm đoàn liên bang tại Boston xác định tiến sĩ Charles Lieber phạm hai tội danh: Một là, khai báo sai sự thực với chính phủ Hoa Kỳ về việc ông tham gia chương trình Ngàn Tài Năng – một chương trình của Trung Quốc nhằm thu hút các nhà khoa học được đào tạo ở nước ngoài làm việc cho Trung Quốc; và hai là, không kê khai thu nhập nhận được ở Trung Quốc và không báo cáo về trương mục ngân hàng ở Trung Quốc. Hai tội danh này có mức án tối đa khoảng năm năm tù giam; và tiến sĩ Lieber đang bị bệnh ung thư. Suốt phiên tòa kéo dài sáu ngày vừa qua, ông ngồi bất động và không nói tiếng nào.
Theo các đồng nghiệp, tiến sĩ Charles Lieber là một nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực công nghệ nano trong hóa học; các công trình nghiên cứu của ông nhắm phát minh ra các cỗ máy điện tử siêu nhỏ có thể cấy ghép vào các bộ phận cơ thể người như não bộ hoặc tròng mắt, và dẫn tới các thành quả đột phá về y học sinh điện tử, giúp khôi phục thị lực của người mù hoặc vận động các chi bị bại liệt. Tại Harvard, ông là Chủ nhiệm khoa hóa học, khoa hóa sinh và được cho là người có tiềm năng nhận được giải Nobel Khoa học.
Từ năm 2008, phòng thí nghiệm của ông tại Đại học Harvard đã nhận được khoảng $18 triệu tài trợ nghiên cứu từ Bộ Quốc phòng và Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health – NIH).
Miếng mồi Trung Quốc
Nhưng đến năm 2011, tiến sĩ Lieber đã khởi sự liên doanh với Đại học Công nghệ Vũ Hán (Wuhan University of Technology – WUT), một trường đại học ở Trung Quốc mà một học trò cũ của ông tham gia điều hành. Một bản hợp đồng có thời hạn ba năm gửi cho ông qua thư điện tử năm 2012, mà các công tố viên thu được và trình ra bồi thẩm đoàn, xác định tiến sĩ Charles Lieber là một “Chuyên gia Nước ngoài Cấp cao của Một Ngàn Tài Năng”, ấn định mức lương tháng của ông là $50,000, cộng với $150,000 phụ cấp sinh hoạt và hơn $1.5 triệu để lập một phòng thí nghiệm mà hợp đồng gọi là WUT-Harvard Joint Nano Key Laboratory.
Về phần mình, ông Lieber phải làm việc cho WUT ít nhất chín tháng mỗi năm, trong việc “công bố các dự án hợp tác quốc tế, ươm tạo các nhà nghiên cứu trẻ và nghiên cứu sinh tiến sĩ, tổ chức các hội nghị quốc tế, đăng ký các phát minh sáng chế và xuất bản các bài báo nghiên cứu dưới tên của trường đại học Trung Quốc,” bản cáo trạng cho biết. Theo hợp đồng dẫn trên, ông Lieber có nhiệm vụ “dẫn dắt các dự án (chủ chốt) quan trọng của quốc gia… đáp ứng những yêu cầu phát triển chiến lược quốc gia của Trung Quốc, hoặc đứng ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc tế.”
Việc các nhà khoa học tham gia các chương trình nghiên cứu ở nước ngoài, kể cả chương trình của Trung Quốc, không bị coi là hành vi phạm tội; nhưng họ phải khai báo sự tham gia các chương trình này với chính phủ Hoa Kỳ, là nơi cung cấp ngân sách cho các nghiên cứu của họ, và phải tránh sự xung đột lợi ích, đề phòng chuyện nhà khoa học sử dụng ngân sách nghiên cứu do chính phủ Mỹ tài trợ rồi đem kết quả nghiên cứu phục vụ cho lợi ích của nước khác.
Giáo sư Charles Lieber rời tòa án liên bang John Joseph Moakley hôm 30 Tháng Một 2020 sau khi được cho tại ngoại hậu tra. Chính quyền liên bang nói ông Lieber -một nhà khoa học, nhà phát minh nổi bật của Đại học Harvard – đã nhận hàng trăm ngàn đô la để làm việc cho chính phủ Trung Quốc. Ảnh Jonathan Wiggs/The Boston Globe via Getty Images
Cuộc truy lùng của Mỹ
Năm 2018, chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu một nỗ lực gọi là Sáng kiến Trung Quốc (China Initiative) với mục tiêu nhổ bật những nhà khoa học bị nghi ngờ chia sẻ các thông tin nhạy cảm với Trung Quốc; ngăn không cho chính phủ Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại Mỹ và tiến hành các hành vi gián điệp khác. Trong số các nhà khoa học bị bắt hoặc điều tra trong Sáng kiến Trung Quốc, cho đến nay tiến sĩ Charles Lieber là khuôn mặt nổi bật nhất và không phải là người gốc Hoa.
Các điều tra viên của Bộ Quốc phòng và NIH tiếp cận ông Lieber năm 2018 và hỏi ông có tham gia chương trình Ngàn Tài Năng của Trung Quốc hay không. Ông Lieber đã phủ nhận cả chuyện tham gia vào chương trình, lẫn chuyện ông nhận tiền từ Đại học Công nghệ Vũ Hán.
Nhưng sau khi các điều tra viên đưa ra hàng loạt tài liệu, kể cả các hợp đồng mà ông đã ký trong các năm 2011, 2012, ông Liebert đã phải thừa nhận. Ông sau đó đã khai báo chi tiết các giao dịch tài chính của ông với Đại học Công nghệ Vũ Hán: Một phần tiền lương tháng của ông được gửi vào một trương mục ngân hàng ở Trung Quốc; phần còn lại – mà ông đoán khoảng từ $50,000 đến $100,000 – được trả bằng những đồng tiền $100 mà ông cất vào hành lý và mang về Mỹ. “Họ đưa cho tôi cái gói, bọc giấy màu nâu có vài chữ Trung Quốc trên đó. Tôi ném nó vào va li”, ông Lieber nói. Sau khi về Mỹ “Tôi đã không khai báo, và đó là không hợp pháp”, ông thừa nhận.
Trong các lời khai của mình, tiến sĩ Lieber thừa nhận, trường đại học Trung Quốc đã dùng tiền bạc để quyến rũ người khác. Nhưng với ông, tiền không phải là yếu tố chính. Ông cho rằng, góp phần đào tạo các nhà khoa học trẻ sử dụng công nghệ mà ông đã tiên phong là cách thức để ông xây dựng danh tiếng, gây ảnh hưởng với các ủy ban xét duyệt các giải thưởng khoa học, có thể là giải Nobel.
Ông Joseph Bonavolonta, phụ trách bộ phận FBI tại Boston nói “Ông Lieber đã lợi dung sự cởi mở và minh bạch của hệ thống học thuật Hoa Kỳ. FBI sẽ không ngần ngại làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật để tập trung vào những ai đặt lợi ích nghề nghiệp và lợi ích tài chính của họ lên trên sự phồn thịnh kinh tế của đất nước”, theo trích dẫn của báo The New York Times.
Bầu không khí lo sợ
Tuy nhiên, ông Lieber, cũng như nhiều vụ điều tra các nhà nghiên cứu khác, đã không bị truy tố tội gián điệp hoặc đánh cắp tài sản trí tuệ. Họ chỉ bị cáo buộc tội không khai báo nguồn tài trợ từ Trung Quốc; và do vậy, nhiều người cho rằng truy tố và xử tội hình sự các nhà khoa học vì những “lỗi khai báo” là hành động quá đáng của các công tố viên và lẽ ra họ chỉ nên bị xử lý hành chánh trong phạm vi trường đại học.
Trong ba năm qua, nỗ lực Sáng kiến Trung Quốc của FBI đã điều tra 12 trường hợp liên quan tới các giáo sư, nhà nghiên cứu của các trường đại học Mỹ, phần lớn là người gốc Hoa, nhưng không trường hợp nào bị buộc tội gián điệp hoặc ăn cắp tài sản trí tuệ, mà hầu hết chỉ là khai báo gian dối với FBI hoặc che giấu mối quan hệ với Trung Quốc – một lỗi lầm mà theo giáo sư Brian Timko, học trò cũ của giáo sư Lieber và hiện là Trưởng khoa của Đại học Tufts, là chuyện có thể xử lý ở cấp trường đại học thay vì hình sự hóa và truy tố ra tòa.
Trong mùa Hè vừa qua, FBI đã phải hủy bỏ khoảng nửa tá trường hợp điều tra các nhà khoa học. Vụ án nhà nghiên cứu Hồ An Minh (Anming Hu), một người gốc Hoa, giáo sư Đại học Tennessee ở thành phố Knoxville, đã kết thúc bằng phán quyết ông Hồ trắng án. Phiên tòa xử tiến sĩ Lieber được giới khoa học và nghiên cứu theo dõi sát vì người ta muốn biết Bộ Tư pháp có tiếp tục truy tố các nhà nghiên cứu khác về tội không khai báo mối quan hệ làm việc với Trung Quốc hay không.
Một trường hợp nổi bật khác chưa được đưa ra xét xử nhưng thu hút sự quan tâm của giới khoa học là giáo sư Trần Cương (Gang Chen), khoa kỹ thuật cơ khí Học viện Công nghệ Massachusetts. Ông Trần là người gốc Hoa, bị bắt vào Tháng Một 2021 vì bị nghi ngờ che giấu mối quan hệ với các tổ chức của chính phủ Trung Quốc để nhận được $19 triệu tài trợ nghiên cứu của chính phủ liên bang Hoa Kỳ.
Những vụ bắt bớ và điều tra như vậy làm dấy lên làn sóng lo âu, sợ sệt ở các trường đại học và viện nghiên cứu, đặc biệt là với các học giả gốc Hoa; ai cũng sợ bị theo dõi, bị cáo buộc làm gián điệp. Nhưng khi nước Mỹ săn lùng gián điệp Trung Quốc, nhiều nhà khoa học cảnh báo sẽ có những hiệu ứng “chảy máu chất xám”, khi nhiều nhà khoa học gốc Hoa trở về quê hương, gây tổn hại cho Mỹ và có lợi cho Bắc Kinh.
Lo ngại trước tác động tiêu cực của việc săn lùng gián điệp Trung Quốc trong hệ thống đại học và viện nghiên cứu, gần 2,000 học giả tại các trường đại học lớn như Đại học Stanford, California-Berkeley và Princeton đã ký thư ngỏ gửi Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland bày tỏ lo ngại về Sáng kiến Trung Quốc và thúc giục chấm dứt chương trình.
Biện lý liên bang Andrew E. Lelling công bố vụ bắt giữ giáo sư Charles Lieber tại buổi họp báo sáng ngày 28 Tháng Một 2020. Có hai nhà nghiên cứu quốc tịch Trung Quốc khác cũng bị bắt cùng lúc nhưng ở các vụ án khác. Ảnh Jonathan Wiggs/The Boston Globe via Getty Images
Vẫn là bài toán khó
Trung Quốc nổi tiếng thế giới về các chương trình, thủ đoạn gián điệp và đánh cắp bí mật công nghệ, bí mật thương mại bằng mọi cách. Gần đây Bắc Kinh đẩy mạnh việc sử dụng các “nhân tố phi truyền thống” là các giáo sư, học giả và sinh viên Trung Quốc – những người không phải là nhân viên tình báo nhưng có quyền tiếp cận các tài liệu nhạy cảm hoặc bí mật thông qua công việc nghiên cứu, học tập của họ; từ đó đóng góp vào việc phát triển các công nghệ mũi nhọn trong chiến lược trỗi dậy về khoa học và công nghệ của Trung Quốc.
“Hóa học, công nghệ nano, nghiên cứu chất tổng hợp polymer, robotics, khoa học máy tính, nghiên cứu y sinh học – đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên,” ông Andrew Lelling, Công tố liên bang ở Boston, nói khi đề cập tới các ngành khoa học đang trở thành mục tiêu do thám của Trung Quốc. “Đây chỉ là một mẩu nhỏ của một chiến dịch mà Trung Quốc đang thực hiện nhằm biển thủ công nghệ và bí quyết của Hoa Kỳ để làm lợi cho Trung Quốc.”
Đối phó như thế nào với các thủ đoạn giấu mặt của Trung Quốc không phải là chuyện đơn giản. Làm thế nào để tìm ra được đâu là nhà khoa học tử tế và đâu là gián điệp khoác áo khoa học gia đang rình rập và ăn cắp để phục vụ cho sự lớn mạnh hơn của Trung Quốc là một thách thức lớn chưa có câu trả lời xác đáng.
Phiên tòa xử tiến sĩ Charles Lieber ở Boston đã kết thúc nhưng bản án chưa được tuyên và cũng chưa ấn định ngày tuyên án. Có thể Bộ Tư pháp và tòa án cảm thấy khó xử, và đang cân nhắc tìm một hướng xử lý sao cho vừa đủ nghiêm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, vừa nhẹ nhàng để không gây lo ngại và hoảng sợ trong cộng đồng khoa học quốc gia.