Thay vì xâytường kín, bốn góc nhà được mở để kết nối với thiên nhiên và hỗ trợ lưu thông gió.
Chọn xây nhà bên bờ biển Pháp, một đôi vợ chồng muốn có chỗ nghỉ hưu sớm lấy cảm hứng từ Nhật và mở ra vườn.
Để kết nối nội thất với ngoại thất và riêng tư với công cộng, các kiến trúc sư đã đưa thiết kế nhà không góc.
Cụ thể, bốn góc nhà không được xây kín mà có khoảng hở bố trí cửa trượt.
Phương án thiết kế này giúp căn nhà kết nối trực tiếp với khu vườn bao quanh.
Gia chủ cũng không lo nhà thiếu ánh sáng và gió trời.
Trong nhà, các khu vực chức năng được bố trí theo hình ngôi sao.
Không gian chỗ hẹp, chỗ mở tạo nên những góc nhìn thú vị cho người ở.
Để hỗ trợ lưu thông gió cho căn nhà, các kiến trúc sư còn bố trí những ô cửa sổ trên mái.
Những ô cửa này có tác dụng đẩy khí nóng ra khỏi nhà.
Chúng cũng giúp tăng lượng ánh sáng tự nhiên trong nhà.
Theo ý gia chủ, căn nhà thể hiện chất Nhật qua phần mái ngói và sàn gỗ. Thiết kế mái cũng được tính toán để công trình nhận nắng ấm vào mùa đông nhưng tránh nắng gắt vào mùa hè.
Cuộc đời nhà văn tưởng như đang thăng hoa bỗng tai họa ập đến. Vở kịch “Cơn bão tố” ban đầu được diễn ở một loạt nhà hát các tỉnh, nhưng sau ngày 8.9.1940 bị cấm diễn vì đã “bôi nhọ một cách hiểm ác hiện thực Xô Viết”. Leonov bị những lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô như A. Zdanov, A. Andreev, Malenkov triệu tập vào điện Kremly chửi rủa gay gắt. Chỉ ít ngày sau nhà văn bị bắt giam.
SƯ TỬ CON
Cha của Leonid Leonov vừa là nhà văn, vừa làm công việc xuất bản, với bút danh là Makxim Goremuyka. Trong di sản của người cha này có cả những bài thơ ông viết nhân sinh nhật của con trai.
Con trai tôi, nếu cần phán xét
Con sống ở thủ đô
Giống như cha số phận đã định đoạt
Làm người ca sỹ của nhân dân
Và trong những bài ca của những năm con trải qua lửa đạn
Tâm hồn con không bị vênh cong…
Nhà văn Leonid Leonov
Nhờ công biên tập của người cha, cậu thiếu niên Leonov 15 tuổi đã có sáng tác trên mặt báo. Leonov viết đủ loại – thơ, tùy bút, đoản văn. Sau khi tốt nghiệp trung học Leonov tham gia nội chiến, ở cả hai phe (trong thời gian đó trường hợp này cũng không phải là hiếm). Trong lý lịch của Leonov đã ghi rõ, ông chiến đấu trong hàng ngũ Bạch Vệ do bị động viên; còn trong hàng ngũ Hồng Quân là tình nguyện. Tính kỹ hơn, lý lịch không ghi rõ thái độ của ông với thế giới bên ngoài, nhưng lại ghi rõ quan điểm đạo đức, đặc biệt là quan điểm thẩm mỹ của ông.
Vào những năm 1920, Leonid Leonov được coi là “phần tử liên hiệp”. Từ này không mang nghĩa xấu mà nó nhằm chỉ tên các nhà văn về lý tưởng thì ngả theo chính quyền mới, nhưng không đứng trong hàng ngũ của đảng. Chất lãng mạn cách mạng không phải là niềm quan tâm trực tiếp của nhà văn trẻ Leonov. Như đối lập lại, các mẫu đa dạng của lực lượng phản cách mạng, tầng lớp trung lưu, tầng lớp “dưới đáy”, tầng lớp thượng lưu trở thành các đối tượng quan tâm trong sáng tác của nhà văn. Nói đại thể, nếu rạch ròi về đề tài của Leonid Leonov trong nền văn học Xô Viết những năm tháng đó, ông thuộc lớp nhà văn quan tâm hơn cả tới tầng lớp tiểu tư sản. Và ông đã thành công trong lĩnh vực này.
“Có một gã trai trẻ tên là Egor Brukin, biệt danh là “thằng con buôn” từ Moskva lặn về làng quê của gã. Trong chiếc rương của hắn ở Moskva, cũng như trong chiếc rương của những phần tử bất hảo khác, hoặc là để khoe mẽ hoặc theo thói quen thường có những chiếc nhẫn, những đồ nữ trang, những chiếc muổng uống trà, những giải băng quàng cổ, những chiếc khăn tay để lau nước mũi…”
“Những chú chồn” – cuốn tiểu thuyết đầu tay của Leonid Leonov mở đầu như thế. Sách được công bố khi tác giả vừa mới 25 tuổi. Cho đến hôm nay nhiều người vẫn chưa tin rằng “Sông Đông êm đềm” được viết bởi Solokhov, đơn giản chỉ vì người ta không tin một cuốn tiểu thuyết như vậy lại do một người còn quá trẻ viết ra. “Những chú chồn” – cuốn sách mà về nhiều phương diện ngang ngửa “Sông Đông êm đềm” cũng được tạo nên bởi một con người không có chút hành trang sáng tác gì (và hành trang vốn sống nữa) trên vai. Thành công lớn mà cuốn sách “Tên kẻ cắp” đạt tới , nếu xét về bề ngoài là dựa vào chất liệu từ thế giới tội phạm ở Moskva; còn đi sâu hơn ta thấy sự miêu tả tuyệt vời, rất cứng tay sự “lột da” của “một con người mới”: hôm qua là chính ủy Hồng Quân, hôm kia còn là một người thợ giác ngộ lý tưởng sâu sắc, ấy vậy mà bây giờ trở thành một kẻ gian thương đẳng cấp cao!
Cả “Những con chồn” lẫn “Tên kẻ cắp” đều là thứ văn xuôi chưng cất, nén chặt, kiểu Dostoievsky – thứ văn chương khi đọc phải nhướn phồng lỗ mũi lên để thở, tựa như đang rơi vào ranh giới sự sống và cái chết tranh chấp nhau. Càng có ý nghĩa hơn, từ quan điểm văn học khi “Tên kẻ cắp” ra mắt Leonid Leonov cũng chỉ mới 28 tuổi.
THĂNG HOA VÀ TAI HỌA
Nhà văn sẽ làm gì tiếp đây khi mới 30 tuổi, đã có tài sản trong kho tàng văn chương? Không đi sâu theo đuổi số phận những người Nga phiêu bạt sang châu Âu, sang Mỹ, như Yuri Olesa đã viết. Không lao vào đề tài “rừng gươm, mũi súng” như M.Solokhov. Leonid Leonov kiên trì viết. Không viết về tầng lớp tiểu thị dân, về những tên trộm nữa, Leonov viết về cuộc sống mới. “Muối”, “Skutarevski”, “Còn đường ra biển”, đó là bộ ba tiểu tuyết dày dặn viết về kế hoạch 5 năm (1930-1935), về quá trình công nghiệp hóa đất nước, về việc tự cải tạo của giới trí thức trong chủ nghĩa xã hội. Leonov không phải là người chịu nhương bộ. Ông chỉ viết về những gì bản thân ông quan tâm, dầu có ai gợi ý đề tài này, ý tưởng nọ.
Bước vào đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc (1941-1945), Leonid Leonov đã là nhà văn Xô Viết có vị trí, giàu kinh nghiệm sáng tạo nên dù có dư luận này khác, ông vẫn đạt nhiều đỉnh cao tiếng tăm và vị thế. Năm 40 tuổi, ông được trao tặng Huân chương Lao động Cờ đỏ.
Sau khi chiến tranh 1941-1945 kết thúc, Leonid Leonov vụt sáng với một loạt vở kịch ông đã viết trước đó bây giờ được đưa lên sân khấu. “Cơn bão tố”, “Xâm lược”, “Sói”, “Lenuska” và “Cỗ xe ngựa vàng”. Với cuốn tiểu thuyết mới “Rừng Nga” (1953) nhà văn phải bỏ công sức đầu tư một số năm sau chiến tranh. Tác p[hẩm có dung lượng lớn, hầu như bao trùm tất cả các đề tài, các niềm quan tâm của nhà văn từ xa xưa cho đến lúc đó: Những tội lỗi trong quá khứ, việc bảo vệ thiên nhiên, sự lựa chọn đạo đức, tinh thần trong thời buổi diễn ra nhiều biến chuyển lớn, sự phản trắc và những người đàn bà quả cảm.
Cuộc đời nhà văn tưởng như đang thăng hoa bỗng tai họa ập đến. Vở kịch “Cơn bão tố” ban đầu được diễn ở một loạt nhà hát các tỉnh, nhưng sau ngày 8 tháng 9 năm 1940 bị cấm diễn vì đã “bôi nhọ một cách hiểm ác hiện thực Xô Viết”. Leonov bị những lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô như A. Zdanov, A. Andreev, Malenkov triệu tập vào điện Kremly chửi rủa gay gắt. Chỉ ít ngày sau nhà văn bị bắt giam. Mãi đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ II diễn ra vào ngày 18 tháng 10 năm 1962 vở kịch “Cơn bão táp” được “minh oan”. Nhưng cũng đến tận năm 1967 vở kịch mới được diễn trở lại vì đã “góp phần phê phán tệ nạn sùng bái cá nhân của I. Stalin”.
Đến thời điểm này bắt đầu giai đoạn lạ lùng nhất trong cuộc đời nhà kinh điển Leonid Leonov. Hình như từ đây ông không muốn công bố thêm điều gì nữa. Nhịp độ sáng tác của nhà văn chậm lại hẳn so với những năm trước chiến tranh. Leonov dành thời gian “làm mới lại” những tác phẩm đã viết (ví dụ tiểu thuyết “Cỗ xe ngựa vàng” ông viết lại lần thứ 3); ông cho xuất bản bản thảo truyện vừa “Evghenia Ivanova” viết đã từ lâu về chuyện người Nga di tản ra nước ngoài. Rồi kịch bản phim “Cuộc chạy trốn của ngài Bộ trưởng Mak-Kinli”mà tận 15 năm sau mới có số phận màn ảnh.
Trong khoảng thời gian này Leonid Leonov tiếp tục được trao nhiều giải thưởng như Huân chương Lenin, lần thứ 6 được trao danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa, hai lần lọt vào danh sách đề cử Giải thưởng Nobel Văn học; được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn Lâm Nga-Xô Viết.
Ấy vậy nhưng còn ít ai biết rằng, từ lâu, ngay từ năm 1940, Leonid Leonov đã sống cuộc sống thứ 3.
ĐỂ ĐƯỢC NHÌN NHẬN LẠI
Trên tạp chí Khoa học và Đời sống số tháng 12 năm 1974 xuất hiện một bài báo nhỏ của Leonov với tựa đề “ Vũ trụ quan theo kiểu Duymkov”. Dư luận cho rằng đó là phác thảo ý tưởng cuốn tiểu thuyêt mới của ông. Năm năm sau trên tạp chí Moskva xuất hiện thêm một bài báo nữa với tựa đề “Cuộc dạo chơi lần cuối cùng”. Đến năm 1984 trên tạp chí Thế giới mới đăng bài báo thứ 3. Bài báo viết rằng Leonid Leonov đang dành công sức và thời gian cho một cuốn tiểu thuyết lớn và quan trọng (quan trọng nhất, có thể là như vậy) trong cuộc đời mình. Có thể coi cuốn tiểu thuyết có tựa đề “Kim tự tháp” được nhà văn ấp ủ, trăn trở và viết trong suốt… 45 năm!
Niềm vui, nỗi an ủi tựa như cuốn Leonid Leonov theo một phương diện khác. Nhà văn bắt tay vào việc trồng vườn tại vùng Peredenkino ở ngoại ô Moskva, rồi trở thành Phó Chủ tịch Hội Cây xanh toàn Liên Bang Xô vIết. Tiểu thuyết “Kim tự tháp” chỉ ra mắt người đọc sau ngày ông mất vào ngày 8 tháng 8 năm 1994.
Như vậy có một khoảng thời gian rất dài tên tuổi và những tác phẩm của Leonid Leonov tự nhiên bị lãng quên. Mãi tới năm 2009 theo lời khuyên của nhà văn Dmitri Buykov, tiểu sử và tác phẩm của Leonov mới được đánh giá lại trong seri sách “Cuộc sống của những con người nổi tiếng”.
Những năm gần đây Leonid Leonov được trả về vị trí như một nhà kinh điển hàng đầu của văn học Nga-Xô Viết trong thế kỷ 20. Người yêu sách Nga tìm đọc lại “Những con chồn”, “Tên kẻ cắp” của ông. Các nhà nghiên cứu văn học đua nhau tìm hiểu ảnh hưởng của Leonov đối với tiến trình văn học nói chung và sáng tác của nhiều nhà văn Nga-Xô Viết khác. Tác phẩm cả văn xuôi lẫn kịch sân khấu của ông tự nhiên như chưa bao giờ cần tới sự “minh oan”. Qua vài ngàn trang của tiểu thuyết “Rừng Nga” , “Kim tự tháp” người ta bỗng nói đến những luận điểm triết học, những quan niệm nhân sinh của Leonid Leonov.
Và sau hết bạn đọc và giới phê bình văn học hôm nay bỗng nhắc lại lời nói của văn hào Maxim Gorki đánh giá về Leonod Leonov ngay từ khi nhà văn trong ngoài 30 tuổi: “Anh bạn trẻ này rất tài năng, tài năng suốt đời, tài năng ở những sự nghiệp lớn”.
Nếu bạn biết nhỏ 1 giọt dầu gió vào rốn mỗi tối trước khi ngủ, có thể giúp bạn cải thiện đường tiêu hóa, ngủ ngon hơn, cải thiện chứng táo bón…
Hầu hết chúng ta đều biết đến dầu gió với tác dụng giải nhiệt, tiêu sưng, giảm ngứa. Dầu gió thường được bôi vào thái dương để trị đau đầu, bôi vào chân tay để ngừa muỗi đốt… nhưng đó không phải là tất cả công dụng của dầu gió. Nếu bạn biết nhỏ 1 giọt dầu gió vào rốn mỗi tối trước khi ngủ, có thể giúp bạn cải thiện đường tiêu hóa, ngủ ngon hơn, cải thiện chứng táo bón… nhờ vậy mà tuổi thọ chắc chắn sẽ được tăng cường.
Nhỏ 1 giọt dầu gió vào rốn trước khi ngủ, 7 ngày sau có 4 lợi ích
1. Giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh hơn
Y học cổ truyền Trung Quốc khuyên nhỏ 1 giọt dầu gió vào rốn mỗi tối để có thể cải thiện hiệu quả sức khỏe đường tiêu hóa. Rốn vốn là bộ phận kết nối giữa các cơ quan nội tạng với các hoạt động bên ngoài. Rốn rất mỏng manh, do đó nếu không chú ý chăm sóc và vệ sinh, cũng như không thay đổi thói quen ăn uống thì sẽ gây hại cho các cơ quan nội tạng bên trong. Hơn nữa, khi rốn bị lạnh sẽ gây tiêu chảy.
Để làm sạch rốn, ấm rốn, trước khi đi ngủ nên nhỏ 1 giọt dầu gió. Rốn sẽ hấp thụ các tinh chất tuyệt vời của dầu gió, giúp cải thiện chức năng đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu , và làm cho đường tiêu hóa dễ chịu hơn.
2. Cải thiện chứng táo bón
Vì nhịp sống gấp gáp, nhiều người thường ăn vội, ăn đồ ăn nhanh, ăn ít rau… khiến cho chứng táo bón ngày càng nghiêm trọng. Để cải thiện tình trạng này, khuyến cáo nên nhỏ một vài giọt dầu gió vào rốn mỗi tối trước khi đi ngủ, điều đó có thể thúc đẩy hiệu quả nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết các chất có hại trong phân, giữ ẩm cho đường ruột, và giảm táo bón. Thói quen này rất thích hợp cho người thường xuyên ngồi văn phòng, ít vận động.
3. Ngủ ngon hơn
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta có tới 1/3 thời gian dành cho việc ngủ. Giấc ngủ cũng là lúc cơ thể tự sửa chữa. Do đó, đảm bảo giấc ngủ chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất, nếu giấc ngủ kém sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết, làm chậm quá trình lưu thông máu trong cơ thể, tinh thần xấu đi, giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
Cách đơn giản và rẻ tiền nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ đó là nhỏ một giọt dầu gió vào rốn trước khi ngủ. Dầu gió có mùi thơm nhẹ, the mát sẽ giúp thư giãn toàn cơ thể. Hơn nữa, dầu gió giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, đả thông kinh mạch, làm ấm cơ thể, từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. 4. Giúp phụ nữ điều hòa kinh nguyệt, giảm cân rõ rệt Theo Y học Trung Quốc, tử cung của phụ nữ rất dễ bị lạnh, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh. Khi đó, bạn có thể nhỏ một giọt dầu gió lên rốn khi ngủ cũng có thể xua tan lạnh giá ở vùng tử cung. Ngoài ra, dầu gió làm ấm cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh thời tiết như ho, cảm cúm một cách hiệu quả. Đối với phụ nữ béo phì nên thoa dầu gió lên rốn trước khi đi ngủ, về lâu dài có thể có tác dụng giảm cân tốt, vì nó có thể giúp điều hòa khí huyết, tống hơi lạnh và ẩm ra khỏi cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Lưu ý: – Những trường hợp mắc bệnh mãn tính, trẻ em, phụ nữ mang thai khi dùng dầu gió cần có sự tư vấn của các bác sĩ. – Một ngày không nhiều hơn 3-4 lần và không bôi lên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở.
Hoa quả tươi rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải loại nào cũng tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Để kiểm soát đường huyết, người mắc bệnh tiểu đường rất cần lưu ý, tránh xa những loại hoa quả dưới đây.
Carb là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Nhưng với những người tiểu đường thì tuyệt đối không nên ăn quá 200 gram Carb mỗi ngày. Bởi vì khi bạn hấp thụ nhiều lượng carbs sẽ chuyển hóa thành đường, tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì thế khi bị tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân nên chú ý nắm rõ tầm quan trọng của mức tiêu thụ carbohydrate.
Hoa quả chứa một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời khi đáp ứng nhu cầu bảo đảm sức khỏe của bạn và có tác dụng đáng kể đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng không phải loại hoa quả nào cũng tốt cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường.
Những loại quả mọng nước, vị ngọt được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt lưu ý, hạn chế nạp vào cơ thể. Vì những loại trái cây này có chỉ số GI cao, khiến đường huyết tăng rất nhanh.
Hơn nữa, các bác sĩ khuyên rằng bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn trái cây tươi, tuyệt đối không nên dùng trái cây khô, đóng hộp hay uống nước ép trái cây. Bởi lượng đường trong các sản phẩm chế biến từ trái cây này rất cao. Cơ thể hấp thụ các loại trái cây đã qua chế biến nhanh hơn, khiến đường huyết tăng nhanh, đột biến.
Đây chính là 5 loại hoa quả có chỉ số GI rất cao, khiến đường huyết tăng nhanh đột biến, người bệnh tiểu đường cần tránh xa:
Chụp lại hình ảnh,TT Nixon sang Trung Quốc, gặp Thủ tướng Chu Ân Lai và cả Chủ tịch Mao năm 1972, mở đường cho chiến lược mới của Hoa Kỳ về khối CS, và châu Á, gồm cả các vấn đề liên quan đến hai miền Nam Bắc VN. Ảnh ông bà Nixon thăm dân TQ ở Tây Hồ, Hàng Châu
Trong phần tiếp phỏng vấn với cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, BBC hỏi ông Frank Snepp về câu chuyện Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ VNCH như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973.
Mỹ có phản bội hay bỏ rơi VNCH không, theo Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, hiện sống tại California là một câu hỏi phức tạp đòi hỏi một câu trả lời cặn kẽ.
Ông nhận định rằng việc bỏ rơi này khởi đầu với Henry Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, và sau đó Gerald Ford.
Frank Snepp: Kissinger đã bỏ rơi VNCH vì lý do chính trị. Tôi đặt tựa cho cuốn sách mình viết là ‘Decent Interval’ (Khoảng cách Coi được). Tựa đó nhắc đến sự kiện năm 1972, khi Kissinger đàm phán hòa bình, dẫn đến việc ngừng bắn, điều duy nhất ông quan tâm là đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến, thoát khỏi vũng lầy xấu hổ. Kissinger muốn phải có một khoảng thời gian coi được giữa việc rút quân của Hoa Kỳ ra khỏi VN, và chiến thắng tất yếu sẽ đến của Cộng sản, để Hoa Kỳ không bị đổ lỗi cho việc thất trận.
Khi Kissinger gặp Chu Ân Lai năm 1971 để sắp xếp cho chuyến công du bí mật của Nixon đến Trung Quốc, ông nói với Bắc Kinh rằng nếu có ngừng bắn ở Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ không tái can thiệp quân sự. Và chỉ cần có một khoảng thời gian hợp lý giữa cuộc ngừng bắn đến lúc Hoa Kỳ rút quân, và sự tiếp tục xâm lược của cộng sản, chúng tôi sẽ không quan tâm nếu đồng minh Bắc Việt của quý vị tấn công Nam VN, miễn là họ không tấn công ngay sau khi chúng tôi rút đi. Đó là khởi đầu của lý thuyết ‘Khoảng cách Coi được’ (Decent Interval) mà ngày nay nhiều người nhận định là sự phản bội VNCH của Hoa Kỳ.
Kissinger đến Paris vào mùa hè năm 1972 để đàm phán với Lê Đức Thọ về những gì sau đó trở thành Hiệp định Hòa bình. Lúc đó Kissinger bàn với Nixon rằng nếu mọi thứ chỉ cần kéo dài đến tháng 10 tới, tức vài tháng nữa, hay nói cách khác, qua cuộc bầu cử tổng thống kế tiếp, thì sẽ không ai thèm quan tâm đến điều gì xảy ra cho VN một năm sau đó, tức 1974. Sẽ không ai còn quan tâm và Mỹ thì đã rút khỏi cuộc chiến từ lâu.
BBC:Henry Kissinger đã thực sự đã bàn với Nixon như vậy? Làm sao ông biết được điều đó?
Frank Snepp: Bởi vì Nixon đã ghi âm lại tất cả những cuộc trò chuyện này, và trong những năm gần đây, rất lâu sau khi tôi viết Decent Interval, băng ghi âm những cuộc trò chuyện đó được bạch hóa, nên bây giờ chúng ta có thể xác minh bằng chính lời của Kissinger và của Nixon, rằng quả thực họ đã chuẩn bị bỏ rơi VN vào năm 1972.
Thật ra Kissinger đã đề cập điều này với Trung Quốc từ năm 1971, một năm trước khi Hoa Kỳ mở rộng quan hệ với nước này. Khi Kissinger đến Bắc Kinh, ông nói rằng chúng tôi sẽ giúp các bạn một tay, hãy cùng chúng tôi thu xếp để Nixon đến thăm Trung Quốc, hãy cùng nhau mở mang quan hệ.
Điều này cũng dễ hiểu. Chiến tranh VN lúc ấy đang là một vấn đề lớn, Bắc Kinh là đồng minh của Hà Nội, vậy Nixon có thể cống hiến cho Bắc Kinh điều gì để khiến họ cởi mở hơn và trở thành bạn của Hoa Kỳ? Nixon có thể cho họ VN. Và nếu ai muốn có bằng chứng là Hoa Kỳ dưới thời Nixon và Kissinger đã bỏ rơi VNCH, thì đó là điều này, một bằng chứng rõ ràng.
BBC:Vào thời điểm đó có ai khác biết về cuộc thảo luận này giữa Kissinger và Nixon không, thưa ông?
Frank Snepp: Những gì Kissinger và Nixon thảo luận về VN vào thời điểm đó chỉ họ và những phụ tá biết, vì tất cả những điều này đều được Nixon cho ghi lại trên các cuốn băng bí mật của Nhà Trắng, nhưng nhiều năm sau mới được công bố rộng rãi. Việc thu băng bắt đầu bị lộ trong vụ bê bối Watergate. Và những cuốn băng này đã khiến ông và Kissinger, đặc biệt là Kissinger, bị lên án, vì Kissinger rất thẳng thắn trong các cuộc nói chuyện với Nixon vào mùa hè năm 1972, trước Hiệp định Paris. Kissinger nói với Nixon là chúng ta đang đàm phán cho một tình huống mà về cơ bản, chúng ta chỉ tìm cách thoát khỏi nơi này và không quan tâm đến những gì Bắc Việt làm, miễn là có một khoảng thời gian coi được giữa lúc chúng ta rút quân, thời điểm có cuộc ngừng bắn và Sài Gòn sụp đổ.
Sau đó thì Sài Gòn có sụp đổ cũng chẳng sao.
Không ai biết gì về những điều này, cho đến khi có một đột phá lớn vào tháng 10 năm 1972. Hoa Kỳ đồng ý với Lê Đức Thọ là sẽ không yêu cầu lực lượng Bắc Việt rời khỏi miền Nam. Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống của đất nước bị ảnh hưởng bởi tất cả những điều này cũng không được biết. Ông Thiệu chỉ biết chuyện này vì Võ Văn Ba, gián điệp CIA bên trong bộ chỉ huy cộng sản đã phát hiện ra, qua các kênh riêng của ông, rồi báo cáo cho CIA và cho cảnh sát của VNCH. Vào tháng 10, ông Thiệu phát hiện ra là mình đã bị Kissinger bán đứng, và Hoa Kỳ hoàn toàn bằng lòng có Hiệp định Hòa bình mà không yêu cầu Bắc Việt rút quân khỏi miền Nam.
BBC:Chắc chắn Kissinger không thể tự mình quyết định làm như thế, ông ấy phải làm theo lệnh của ai chứ, đúng không?
Chụp lại hình ảnh,Thuỷ quân lục chiến Mỹ bên sông Hương trong trận giành lại Huế vào Tết Mậu Thân 1968
Frank Snepp: Đúng thế. Kissinger và Nixon cùng nghĩ ra chiến lược bỏ rơi Việt Nam mà trên thực tế họ đã thực hiện. Năm 1969, Kissinger và Nixon đến nhậm chức tại Nhà Trắng. Họ là một cặp đôi, trong đó Nixon là tổng thống. Họ hứa đưa Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, đó là lời hứa với người dân Hoa Kỳ khi tranh cử. Tại một thời điểm nào đó Nixon nói rằng ông sẽ chấp nhận điều kiện ”ngừng bắn tại chỗ” để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán.
Ý của Nixon là gì? Dường như khi ông đề cập đến việc đó lần đầu, không ai nhận ra rằng ngừng bắn tại chỗ có nghĩa là bạn đứng yên, và kẻ thù cũng vậy. Điều đó có nghĩa là tất cả quân Bắc Việt ở miền Nam VN không phải rời đi, mà sẽ ở lại. Vì vậy, ngay từ năm 1969, bất cứ khi nào ý tưởng về một hiệp định hòa bình được thảo luận, Nixon đều tính đến một lệnh ngừng bắn tại chỗ. Điều đó có nghĩa là cho phép lực lược của phe địch hiện diện ở miền Nam, và đó là một công thức dẫn đến thảm họa.
Công bằng mà nói, Nixon không có lựa chọn nào khác vì Hoa Kỳ và VNCH đã không đánh bại được Bắc Việt, đã không buộc được họ ra khỏi miền Nam. Chúng ta không thể ném bom, chúng ta không thể ngăn chặn cuộc xâm nhập bởi Bắc Việt mỗi mùa khô lại gửi thêm từ 60.000 đến 100.000 quân tiếp viện vào miền Nam, thay thế những quân lính đã tử trận. Chừng nào điều đó còn xảy ra, trừ khi bạn dội bom lên miền Bắc, chiến tranh vẫn tiếp tục và bất cứ hiệp định hòa bình nào cũng phản ánh sự thật rằng chúng ta đã không đánh bại được kẻ địch.
Sau chiến tranh, tôi trở lại Việt Nam năm 1991 với tư cách là khách mời của BBC. Trong chuyến đi đó, tôi cùng một nhóm làm phim BBC đến Bộ chỉ huy cũ của lực lượng cộng sản thời chiến ở tỉnh Tây Ninh. Một số cán bộ mặc đồ đen, đeo huy chương kéo đến gặp anh chàng CIA đã trở lại VN này, ở ngay trong cái hang mà chúng tôi đã tìm cách làm cho nổ tung trong suốt cuộc chiến. Trong bữa ăn trưa gần Củ Chi, chúng tôi thảo luận, và đây là những gì một người cộng sản nói với tôi: ‘Các bạn Mỹ, chúng tôi không thể nào hiểu phản ứng của các bạn vào năm 1969, khi chúng tôi đang bị thương vong nặng nề sau Tết Mậu Thân 1968 và những trận tiếp theo.’
Chụp lại hình ảnh,Frank Snepp trên nóc Toà Đại sứ Hoa Kỳ (cũ) tại Sài Gòn trước ống kính phóng viên BBC của Anh
Người này nói thêm: “Chúng tôi đã tổn thất quá nặng và không thể tiếp tục cuộc chiến với cường độ cao trong vòng hai năm. Tại sao các bạn không dội bom xuống các con đê ở Hà Nội?’ Nghe câu hỏi đó tôi đã phải nói với ông ta là ‘chúng tôi đã dự tính làm điều đó, nhưng Lầu Năm Góc quyết định rằng nếu làm thế chúng tôi sẽ giết chết rất nhiều thường dân Bắc Việt, và chúng tôi không thể thực hiện giải pháp đó vì lý do nhân bản và đạo đức.”
Hoa Kỳ, tức chính quyền của Nixon, thường bị chỉ trích là vô đạo đức, đã không nhẫn tâm làm điều mà Bắc Việt chắc chắn sẽ làm nếu họ có lựa chọn đó. Nếu họ thể dội bom xuống miền Nam, bạn có nghĩ là họ sẽ làm không? Hoa Kỳ thì không.
Trong cuộc thảo luận đó, tôi nhớ đã không thể tin được là họ đã phân tích đúng vấn đề của Hoa Kỳ: Chúng tôi không tàn nhẫn đủ. Nếu năm 1969 chúng tôi dội bom lên đê điều ở Hà Nội thì có thể cũng không thắng, nhưng chắc chắn sẽ làm chậm lại cuộc chiến. Những người Cộng sản mà tôi tiếp xúc sau chiến tranh xác nhận điều này, rằng Hoa Kỳ đã có thể đẩy cuộc chiến vào thế bế tắc. Nhưng chúng tôi không làm thế, và bỏ lỡ cơ hội.
Thay vào đó, Nixon rút lực lượng Mỹ ra khỏi VN theo nguyện vọng của người dân Mỹ và đưa quân VNCH ra tiền tuyến, thay cho những người Mỹ đang rút đi. Chính sách ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh đó không hữu hiệu, vì quân đội VNCH lúc ấy không thể làm được những gì Hoa Kỳ đã làm khi không còn sức mạnh của không quân Mỹ và viện trợ của Mỹ. Quân đội VNCH chưa sẵn sàng để chiến đấu một mình.
Tôi luôn cảm thấy rằng một trong những sai lầm lớn nhất của Hoa Kỳ là chờ đến năm 1969 mới Việt Nam hóa chiến tranh. Việt Nam hóa lẽ ra phải được bắt đầu ngay từ lúc quân đội Mỹ vào Việt Nam. Bởi vì quân đội VNCH cho đến năm 1963, 64 được huấn luyện rất kỹ về chiến thuật của Pháp, từ những cố vấn Pháp. Và họ học cách đánh các trận đánh quy mô cấp tiểu đoàn, trong đó đơn vịcủa họ là tiểu đoàn chiến đấu với các tiểu đoàn khác, đó là cách người Pháp đánh trận.
Cộng sản, trong khi đó, áp dụng chiến thuật du kích. Khi bắt đầu chính sách Việt Nam hóa năm 1969, Kissinger nghĩ đó là một chính sách tốt, nhưng đã quá trễ. Và cuối cùng thì Kissinger chỉ muốn mua một khoảng thời gian cho quân đội Mỹ rút ra khỏi VN, để sau đó khi Sài Gòn thất thủ thì không ai đổ lỗi cho Hoa Kỳ, khiến Kissinger và chính quyền Nixon không bị xấu hổ.
BBC:Nhưng tại sao Hoa Kỳ, là đồng minh của VNCH, không đợi cho quân đội VNCH sẵn sàng chiến đấu rồi mới rút quân?
Frank Snepp: Trong một cái nhìn toàn cảnh hơn, bạn có thể đổ lỗi cho người Mỹ về điều đó. Bạn có thể đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã rút lực lượng của họ ra khỏi VN ở thời điểm mà họ đã làm, trước khi VNCH sẵn sàng. Nhưng các động lực chính trị ở Hoa Kỳ thời đó không cho phép những quân lính Mỹ ở lại Việt Nam, điều đó đơn giản là không thể xảy ra.
Những người cho rằng Hoa Kỳ bỏ rơi Nam Việt Nam vì đã không viện trợ đủ cho VNCH trong thời gian ngừng bắn, đã nói đúng. Vì lý do chính trị, viện trợ Hoa Kỳ đã không được cấp. Nhưng thực tế là, thứ nhất, viện trợ không thể đến kịp thời để cứu miền Nam Việt Nam. Thứ hai, hệ thống hậu cần của VNCH đã bị tham nhũng lũng đoạn, khó có thể tiếp thu và triển khai thêm vật liệu một cách hiệu quả. Lính VNCH, trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, thường là ở tiền tuyến, không có đủ đạn dược. Nhưng lý do không phải vì không có mà là vì đạn dược được đưa đến, hoặc đã bị hút vào thị trường chợ đen, hoặc đã bị thất lạc, mà không ai biết nó đi đâu, vì miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó không có một hệ thống hậu cần hữu hiệu.
Và, cuối cùng, các cấp tư lệnh Nam Việt Nam vì lo xa không muốn để vũ khí thặng dư gần tiền tuyến, phòng khi Cộng sản tràn vào, mà cất chúng ở xa. Vì vậy, khi cộng sản tấn công vào Quân khu 1, họ cạn kiệt đạn dược và không có một kho dự trữ đủ gần để có thể đến lấy, trước khi bị Cộng sản tiến chiếm.
Với tất cả nhiều nguyên do đan xen vào nhau này, tham nhũng và kém hiệu quả là những yếu tố thấy rõ. Tôi nghĩ những người bạn Việt Nam thân yêu của tôi không đúng khi đổ lỗi sự sụp đổ nhanh chóng của VNCH cho Hoa Kỳ, vì sự việc phức tạp hơn nhiều.
Một lần nữa, Hoa Kỳ có bỏ rơi VNCH không là một câu hỏi phức tạp, nhưng nói chung là có, Kissinger và Nixon đã bỏ rơi Nam Việt Nam Nhưng việc thất trận của VNCH đến từ những lý do gần nhà hơn.
Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ đề cập đến vai trò của Đại sứ Graham Martin trong câu chuyện ‘Sài Gòn sụp đổ’ tháng 4/1975. Cuộc nói chuyện do nhà báo độc lập Tina HàGiang thực hiện cùng cameraman Dân Huỳnh tại Nam California, Hoa Kỳ cho BBC vào cuối tháng 10/2021.
“Đòn tấn công sẽ có hiệu quả. Và nếu triển khai từ máy bay Nga, việc đánh chặn sẽ vô cùng khó khăn” – Sputnik viết.
Theo hãng tin Sputnik (phiên bản tiếng Việt), Ấn Độ có một mối đe dọa “sinh tử” thực sự đối với quân đội của Trung Quốc và Pakistan. Đây là những chiếc Su-30MKI của Nga được trang bị tên lửa BrahMos mới.
Trước đó, vào ngày 8/12, Lực lượng vũ trang Ấn Độ đã tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa thành công.
Tên lửa siêu thanh được phóng từ máy bay chiến đấu do Nga sản xuất tại bãi thử Chandipur ngoài khơi bờ biển Odisha. Theo EurAsian Times ấn bản Ấn Độ, hiện nay Không quân nước này đang được tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu được bảo vệ tốt nằm sâu trong lãnh thổ đối phương. Trong trường hợp xảy ra xung đột nóng, máy bay sẽ có thể tấn công các mục tiêu và hệ thống phòng thủ quan trọng của kẻ địch.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI trang bị BrahMos là mối đe dọa lớn đối với Trung Quốc.
Hơn nữa, ngay cả khi tên lửa được phóng từ lãnh thổ Ấn Độ, nó vẫn sẽ đánh trúng các mục tiêu ở nước ngoài. Đòn tấn công sẽ có hiệu quả. Và nếu phóng đi từ máy bay Nga, việc đánh chặn tên lửa này sẽ vô cùng khó khăn.
Trước đó, Không quân Ấn Độ đã biên chế Phi đoàn số 222 “Cá mập hổ”, bao gồm các máy bay chiến đấu Su-30MKI bản sửa đổi, được trang bị tên lửa. Điều này đã làm gia tăng đáng kể phạm vi tấn công, như mô tả trong bài báo.
Tác giả bài báo tin rằng, sự kết hợp hiệu quả giữa máy bay chiến đấu Su-30MKI và tên lửa mới sẽ gây ra sự lo ngại cho các đối thủ chính của Ấn Độ, đó là Trung Quốc và Pakistan. Giờ đây, các cơ sở quân sự quan trọng nhất của họ nằm trong tầm bắn của các tên lửa Ấn Độ.
Mối đe dọa đã xuất hiện đối với các mục tiêu quân sự Trung Quốc tại Ranh giới Kiểm soát Thực tế Trung – Ấn (LAC), phân chia các vùng lãnh thổ do Bắc Kinh và New Delhi kiểm soát. Các sân bay và tuyến đường sắt của CHND Trung Hoa có thể bị tấn công.
Ở Pakistan, kho đạn dược, nhà máy điện hạt nhân, trụ sở quân đội Pakistan và căn cứ tên lửa đạn đạo có thể bị phá hủy. Bến cảng chính duy nhất của đất nước và trụ sở hải quân ở Karachi cũng sẽ là mục tiêu tiềm năng.