Cầu Trời


 
” Xin trời… phù hộ những người thân cùng bạn hữu của con mãi mãi được khỏe mạnh và hạnh phúc.”
 
Trời nói: “Chỉ cho 4 ngày thôi”.
“Thế thì xin Trời cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong những ngày mùa xuân, nhữngngày mùa hè, những ngày mùa thu và những ngày mùa đông.
 
Trời nói: “Chỉ cho 3 ngày thôi”.
” Nếu chỉ được 3 ngày thì con xin họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai“.
 
Trời nói: “Chỉ cho 2 ngày thôi”.
“Như vậy con xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trọn ngày, buổi sáng và buổi tối“.
 
Trời nói: “Chỉ cho 1 ngày thôi”.
“Vâng, cũng được”.
 
Trời thắc mắc hỏi: “như vậy là ngày nào?”.
“con xin cho họ được mạnh khỏe và hạnh phúc từng ngày“.
 
Trời mỉm cười nói:
“Tốt lắm. Những người thân và bạn hữu của con  sẽ được khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày”.
Suutam

Cảm quan và dự báo cho Việt Nam 2012

Quốc Phương

BBC Tiếng Việt

Nhân dịp cuối năm, một số trí thức, nhân sỹ, văn nghệ sỹ trong nước cho BBC biết cảm quan khác nhau của họ về năm 2011 đang sắp qua đi và nêu ra dự đoán cùng hy vọng cho tình hình đất nước trong năm mới 2012.

Đất nước vẫn đang tăng trưởng nhưng có hướng đi của nền kinh tế ‘đang vào ngõ cụt’, theo ông Lê Bạch Dương.

Tiến sỹ Lê Bạch Dương, đồng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho biết đánh giá của mình về năm 2011:

TS Lê Bạch Dương

“Tôi nghĩ là năm vừa rồi ở Việt Nam nhiều mối lo hơn là tín hiệu đáng mừng… So với năm trước, gần đây những bức xúc xã hội càng ngày càng gia tăng và niềm tin cũng suy giảm ở trong người dân. Rất nhiều hiện tượng thể hiện sự bức xúc của người dân,” nhà nghiên cứu xã hội nói.

“Chẳng hạn trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát. Tất cả những cái đó không phải là những hành động mang tính tự nhiên mà có. Nó cũng có thể là bột phát nhưng về bình diện rộng, nó thể hiện được sự bất bình của người dân, sự bức xúc của họ và họ buộc phải thể hiện nó ra khi bị đẩy đến tình thế, tất nhiên, cũng có những người sai.

“Thế nhưng những cái đó bắt đầu trở nên những hiện tượng lặp đi lặp lại, chưa dám nói là phổ biến. Báo chí đã nói rất nhiều, phê bình, thậm chí đưa ra xử những vụ như là tát cảnh sát hay chống người thi hành công vụ. Thực ra chống người thi hành công vụ ở nước nào, về cơ bản cũng không được chấp nhận.”Nhưng nó thể hiện sự bức xúc của người dân. Và niềm tin vào bộ máy nhà nước có thể bảo vệ người dân hay thực thi luật pháp cho đúng đã bị suy giảm, nên người ta mới có những hành động như vậy.”

TS Lê Bạch Dương – Viện trưởng ISDS

Về triển vọng năm mới, đặc biệt liên quan tới người nghèo ở Việt Nam, ông Dương cho biết:

“Về mặt kinh tế vẫn là đang tăng trưởng, cho nên về cơ bản mọi người vẫn đang được hưởng những lợi ích nhất định. Thế nhưng những vẫn đề về công bằng, phân bổ những thành quả về mặt kinh tế từ trước đến nay vẫn không mang tính công bằng.”Nhiều báo cáo kinh tế ở Việt Nam cho thấy kinh tế đang đi vào những ngõ cụt”

“Việt Nam hiện nay đứng trước những thách thức rất lớn về mặt kinh tế. Kinh tế có khả năng sụt giảm sâu nữa. Nhiều báo cáo kinh tế ở Việt Nam cho thấy kinh tế đang đi vào những ngõ cụt. Nên tôi e rằng trong năm tới, những vấn đề cải thiện đời sống cho người nghèo, nếu như không thụt lùi thì cũng không có bước tiến nào đáng kể cả.”

‘Toàn vẹn lãnh thổ’

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, blogger có sự hiện diện trong các cuộc đợt biểu tình phản đối Trung Quốc trong năm, nhấn mạnh đến thái độ bảo vệ lãnh thổ của người dân:

“Nhìn lại năm 2011, thì điều đáng mừng nhất là người dân. Rất nhiều người dân Việt Nam đã lo lắng đối với vận mệnh của đất nước và băn khoăn, lo lắng, mong muốn được góp phần tìm hiểu, bày tỏ thái độ và phản đối việc nhà cầm quyền Trung Quốc đã liên tục gây hấn trên biển Đông,” ông Diện nói:

TS Nguyễn Xuân DiệnNhiều người dân Việt Nam muốn cùng nhà nước giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, theo ông Nguyễn Xuân Diện

“Người dân Việt Nam rất lo lắng và muốn cùng với chính phủ, nhà nước, bày tỏ sự quyết tâm trong việc gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Đấy là điều mà chúng tôi thấy là đáng mừng.

“Còn điều đáng lo, thì lo nhất trong năm 2011 là sự băng hoại của các giá trị văn hóa và đạo đức. Lễ hội được mở tràn lan, các vụ giết người ngày càng nhiều và những sát thủ thì ngày càng trẻ tuổi. Học sinh, sinh viên ở nhiều trường phổ thống và trường đại học có nhiều biểu hiện xấu về mặt đạo đức, làm cho rất đáng lo.”

“Những mặt khác về mặt văn hóa xã hội như nạn đạo văn, đạo các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, các sáng tác vẫn chưa chấm dứt. Các lễ hội mở lan tràn, mù quáng, đã không phát huy được hết những tác dụng để khơi dậy truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa, văn hiến của người Việt Nam; mà lại cổ vũ cho những điều mê lầm như thăng quan, tiến chức, cầu tài, cầu lộc, hoặc chưa được định hướng tốt đẹp.”

Về kỳ vọng năm 2012, ông Diện, người giữ cương vị Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin – Tư liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho hay:

“Trước thêm năm mới, bao giờ người ta cũng hy vọng những điều tốt đẹp, sáng sủa hơn và chờ đợi những điều tốt đẹp hơn và chúng tôi cũng hy vọng với hội nghị trung ương vừa rồi của đảng, sẽ có chỉnh đốn đảng, nhìn nhận ra những sai lầm, những khuyết điểm và đảng sẽ phát huy nội lực và bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, minh bạch để cùng nhau xây dựng đất nước tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn,” ông Diện nói.

‘Còn phải chờ đợi

GS Vũ Cao ĐàmKhoa học có tiến bộ, giáo dục vẫn còn nhiều lo lắng trong năm 2011, theo Giáo sư Vũ Cao Đàm từ Đại học Quốc gia

Từ Sài Gòn, Giáo sư Vũ Cao Đàm, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Khoa học, nhìn nhận năm 2011 từ góc độ phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục:

“Trong năm qua, những cố gắng của các cơ quan chức năng đang hướng rất mạnh vào việc xây dựng chiến lược phát triển khoa học và cải cách hệ thống giáo dục,” Giáo sư Vũ Cao Đàm nhận xét.

“Hiện nay đang thảo luận chiến lược khoa học công nghệ, cuộc thảo luận đang thúc đẩy rất nhiều những tư duy để làm sao đưa ra được một phương án phát triển tốt đẹp, đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,”

“Còn về giáo dục, trong năm vừa qua, xuất hiện rất nhiều hiện tượng tiêu cực đã nêu ở trên báo chí. Tôi thấy các nhà lãnh đạo đang đặt rất nhiều quyết tâm để cải cách hệ thống giáo dục.”Năm qua có rất nhiều thảo luận để phát triển kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước nên mối quan tâm đối với khoa học trong chừng mực nào đó chưa đủ mạnh”

Ông Vũ Cao Đàm

“Năm qua, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã dành được giải thưởng Fields về toán học và Thủ tướng Chính phủ cũng đã dành nhiều ưu ái với Giáo sư Châu. Và tôi thấy là hiện nay các vị ấy cũng đang triển khai các công việc của Viện Cao Cấp về Toán. Năm qua Việt Nam đã ghi nhận được những sự kiện đáng mừng như thế.”

Về dự đoán năm mới, Giáo sư Đàm nói: “Năm tới có khá hơn không thì tôi cho rằng vẫn chưa có đủ thông tin để mà nói được. Bởi vì ở Việt Nam trong năm qua có rất nhiều thảo luận để phát triển kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước, mọi cố gắng lôi cuốn vào trong đó rất nhiều, nên mối quan tâm đối với khoa học trong chừng mực nào đó chưa đủ mạnh, chưa tương xứng với các cố gắng về tái cơ cấu hệ thống kinh tế.”

Về điều được gọi là “quan trí” ở trong Quốc Hội Việt Nam hiện nay, so với các khóa Quốc hội gần đây, đặc biệt qua bình diện “các phát biểu” trên nghị trường của các nghị sỹ, ông Vũ Cao Đàm bình luận:

“Chưa muốn so sánh các cuộc họp lần này với các cuộc họp lần trước. Vì mỗi cuộc họp có những bối cảnh khác nhau. Ví dụ những lần trước có những chuyện nóng, gây ra bức xúc, còn hiện nay cũng đang nổi lên một số vấn đề, nhưng mức độ bức xúc chưa chắc đã cao bằng thời điểm nổ ra các cuộc tranh cãi rất mạnh ở trong Quốc hội.”

Nói về triển vọng năm mới, đặc biệt về đối thoại bang giao Trung – Việt sau chuyến thăm của Phó Chủ tịch Nước của Trung Quốc, Tập Cận Bình, Giáo sư Đàm, người từng tu nghiệp ở Trung Quốc nhận xét:

“Quan hệ với các nước, cũng có lúc khá lên, có lúc kém đi. Còn hiện nay, tôi nghĩ có thể dùng cái chữ “dịu đi một chút,” nhưng còn biến động và bản chất như thế nào, tôi nghĩ chúng ta còn phải có thời gian.”

‘Đất nước bỏ ngỏ’

Nhà văn Võ Thị HảoNhà văn Võ Thị Hảo băn khoăn về tham nhũng trong năm qua và hướng về những người bị ‘tù oan’ vào dịp năm mới này.

Từ Hà Nội, nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng năm 2011 là một năm “hết sức đáng buồn” đối với người Việt Nam, bà nói:

“Tôi cảm giác như là đất nước bị bỏ ngỏ. Sự tham nhũng lên đến tột đỉnh. Quyền lực nhóm đã cấu kết với những thế lực có quyền lực lớn ở trong bộ máy, hệ thống nhà nước, cho tới các tỉnh thành. Người ta đều thấy là không có ai thực sự muốn ngăn chặn nó. Tôi nghĩ rằng ngăn chặn tham nhũng, không phải là không thể ngăn chặn được,” nhà văn bình luận.

“Tất cả quyền lực nằm ở những người lãnh đạo đứng đầu đất nước, nhưng tôi cảm thấy chưa ai thực sự muốn ngăn chặn tham nhũng. Qua sự phá sản của hơn 50.000 doanh nghiệp trong năm 2011, có thể thấy những quyết định điều hành kinh tế hết sức bất thường làm tổn thương cho nền kinh tế rất lớn.

“Về mặt văn hóa, báo chí bị chặn, không cho nói đến những vấn đề cốt tử của người dân. Và cuối cùng báo chí vượt qua khó khăn bằng việc đưa tin những vụ ‘cướp, giết, hiếp’ rất nhiều.

“Đúng là một năm không có gì vui, nhưng có vui chăng thì chỉ có điều là năm 2011 là năm mà người dân Việt Nam bắt đầu bộc lộ, bày tỏ thái độ của mình. Họ dám xuống đường biểu tình, bày tỏ thái độ ôn hòa, rất lịch sự và nhã nhặn về việc bảo vệ chủ quyền đất nước, trước nguy cơ ngoại xâm.

“Tôi thấy một số người Việt Nam đã bắt đầu biết thể hiện mình. Biết bày tỏ quyền tối thiểu của con người. Nhưng họ lại bị đàn áp. Đó là sự đàn áp từ phía những người lãnh đạo. Tôi thấy dù là ai thì đó vẫn là sự tác trách và không được phép làm như vậy.””Một năm không có gì vui, nhưng có vui chăng thì chỉ có điều là năm 2011 là năm mà người dân Việt Nam bắt đầu bộc lộ, bày tỏ thái độ của mình qua biểu tình”

Về cảm nhận cho năm mới, nhà báo kiêm họa sỹ này chia sẻ: “Năm mới, tôi nghĩ tới những người ở trong tù bị tù một cách oan uổng. Họ bảo vệ đất nước, họ bày tỏ thái độ và Hiến pháp cho phép điều đó. Tôi nghĩ tới những người còn bị ở trong tù một cách oan uổng.

Và nếu muốn nói có một mong muốn gì đó cho năm mới, thì tôi mong rằng năm mới đến và những người đồng bào của tôi, kể cả tôi nữa, phải có một nghị lực, phải nhớ lại, nghĩ lại rằng mình vốn là con người. Chúng ta có còn bình thường không và còn là con người nữa không khi thấy những người cướp bóc của công, cũng như những kẻ cướp ngang nhiên đi lại trên đường và tước đoạt quyền sống, quyền mưu sinh của người khác,” nhà văn Võ Thị Hảo đặt câu hỏi.

‘Khía cạnh đáng mừng’

Một tiếng nói nữ giới khác, từ Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Thạc sỹ Phạm Quỳnh Hương, cho BBC biết cảm nhận của mình:

“Tôi cảm thấy đáng lo là thực sự điều kiện kinh tế, giáo dục… nói chung hiện trạng của đất nước nói chung rất là thấp, so với khu vực và các nước khác trên thế giới.

“Tôi cảm thấy chưa ổn ở chỗ chính người dân Việt Nam và kể cả những người lãnh đạo nữa chưa nhìn thấy rằng mình ‘ở thế thấp’, nhiều người vẫn hoang tưởng về địa vị của mình, cứ tưởng mình ở thế cao, trong khi các nước ở chung quanh họ tiến rất nhanh. Cho nên không chú tâm vào sự phát triển,” chuyên gia về các vấn đề đô thị và y tế của Viện Xã hội học nói.”Khi người dân quan tâm đến các khía cạnh xã hội nhiều hơn, chứ không chỉ chú tâm vào làm kinh tế cho thì cũng là một cách tốt hơn để xã hội tiến lên

Tuy nhiên, bà Phạm Quỳnh Hương, người có tham gia các cuộc biểu tình vì Hoàng Sa – Trường Sa mùa Hè 2011 cũng cho rằng năm qua có một khía cạnh đáng mừng:

“Đáng mừng nhất tôi cảm thấy trong năm nay, có thể nói là có một cái gì đó cởi mở hơn trong cuộc sống của người dân, mặc dù hoàn cảnh của đất nước hiện nay cùng với xu thế suy thoái, về mặt kinh tế khó khăn, nhưng bù lại mọi người cũng nghĩ đến nhau nhiều hơn, cưu mang những người khó khăn hơn mình và cũng nghĩ về cái chung nhiều hơn.

“Trong thời gian qua, nhiều người mải miết làm ăn kiếm tiền thật nhiều cho mình, gia đình mình, nhưng bây giờ khi việc kiếm ăn khó khăn hơn, người ta chững lại và người ta bình tĩnh nhìn lại và cho rằng mình có thể thể dừng lại để duy trì một mối quan hệ nào đấy, để cho xã hội được bình ổn hơn.

“Và khi người dân quan tâm đến các khía cạnh xã hội nhiều hơn, chứ không chỉ chú tâm vào làm kinh tế cho chính mình hay gia đình mình, thì cũng là một cách tốt hơn, điều kiện tốt hơn để xã hội tiến lên trong thời gian tới,” nhà nghiên cứu nói với BBC.

Khoa học giới tính : Sự đồng điệu

Chuyện chăn gối vợ chồng, yếu tố đồng điệu là không thể thiếu được. Tuy nhiên, để có được điều đó không thật đơn giản.

Trên thực tế, sự đáp ứng sinh lý sinh dục nữ hầu hết những gì ta nhìn thấy được bên ngoài, ngoại trừ điểm G ở bên trong khoảng 3cm từ ngoài vào. Cho nên dù có khiếm khuyết do âm đạo hẹp hay ngắn cũng không quan trọng. Người phụ nữ có rất ít thần kinh cảm giác ở sâu bên trong, nên khi có thai tử cung cứ to dần mà sản phụ không hề đau đớn. Cũng cần nên nhớ rằng, trong sinh hoạt tình dục chủ yếu là dựa vào kỹ thuật và duy trì cho đủ thời gian, chứ lớn – nhỏ, dài – ngắn đều như nhau. Ở nam giới thời kỳ thanh niên, sự cương cứng trở nên nhạy cảm, nhanh hơn nhưng có nhược điểm là dễ có tình trạng “chưa đến chợ đã hết tiền”. Vì vậy, ở thời kỳ này chủ yếu là khắc phục, duy trì đủ thời gian cho cuộc vui trọn vẹn. Đến thời kỳ mãn dục nam, cũng là lúc tuổi tác người bạn đời lớn theo, nên giai đoạn này cần có sự điều chỉnh cho hợp lý hơn so với thời trẻ, cần kéo dài khúc dạo đầu hơn, cần âu yếm vỗ về để đánh thức tâm lý tình dục. Nếu bị rối loạn cương không kèm theo bệnh lý tim mạch thì nên dùng thuốc ức chế men PDE5 như pycalis để giúp tăng sức mạnh cho cuộc vui được trọn vẹn. Giai đoạn này cần có sự hỗ trợ của nữ giới, vì nam giới sự cương cứng dương vật trở nên khó khăn hơn, lâu hơn, dễ xìu nhanh hơn, khi đã xìu thì thời gian trơ tức là cương trở lại gặp khó khăn hơn nhiều. Cả hai cần có đồng điệu cho dù nữ giới chuẩn bị chưa tới giai đoạn nồng nhiệt nhất, nếu để nam giới qua giai đoạn cương cứng thì sự phục hồi trở lại rất lâu, thậm chí cuộc vui chấm hết, nên việc sử dụng chất bôi trơn như cho nữ giới là cần thiết.

 Ảnh minh họa

Trong chuyện thầm kín, nữ giới dễ bị tước đi những khoái cảm của mình. Vì nhiều lý do, phụ nữ phải chọn cho mình sự im lặng trên giường, không yêu cầu, không đòi hỏi và đôi khi phải giả vờ thích thú nữa. Ngày nay, xã hội ta có điều kiện để phát triển, quyền bình đẳng giới cũng được coi trọng, nên nữ giới cần thay đổi quan điểm trong đời sống vợ chồng. Nữ giới nên xem chuyện sinh hoạt tình dục trong đời sống vợ chồng là hiện tượng sinh lý bình thường, cần có cái nhìn tích cực, tránh xem sinh hoạt tình dục là hiện tượng dâm ô hay thấp hèn, để không ngoài mục đích nâng giá trị của mình và cái quyền bình đẳng trong quan hệ tình dục; để sự đồng điệu trong nữ giới không kém gì nam giới. Nữ giới cần tạo điều kiện cho nam giới hiểu được sự hưng phấn cũng như những vùng nhạy cảm của bản thân, để cùng có sự phối hợp một cách đồng bộ.

 Sự đồng điệu trong đời sống vợ chồng có một ý nghĩa hết sức quan trọng, vì đây là yếu tố đánh thức tình yêu nồng thắm, nó đem lại bình an và hạnh phúc, mang lại niềm vui tinh thần, thỏa mãn về mặt tâm lý và có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống, giúp cơ thể vận động toàn diện, vận động các cơ bắp, gia tăng hoạt động vừa phải của tim, gia tăng nhịp thở, vận động các khớp xương tay chân và cột sống, giúp cải thiện cho sức khỏe. Đặc biệt, giao hợp đạt được mức độ thỏa mãn sẽ tạo nên hưng phấn, giúp phục hồi nhanh chóng những khả năng đã bị đánh mất

BS.CKI.TRẦN QUỐC LONG

@Khoahocdoisong

Tiếng khóc của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nếu bạn là nhà đầu tư chứng khoán, tham gia vào lĩnh vực chứng khoán thì 2011 là một năm thật sự khó quên. Thị trường èo uột, tất cả sàn chứng khoán vắng hoe – một không khí buồn đến não ruột!

Xuống và xuống

Một năm đã qua đi mà thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chỉ có “xuống và xuống”, nếu có vài phiên tăng điểm cũng chỉ là “xanh vỏ đỏ lòng”.

VN-Index từ hơn 520 điểm vào đầu năm rớt xuống dưới 360 điểm vào cuối tháng 12/1011, giảm gần 30%. Nhưng con số đó vẫn chưa phản ánh hết được tình hình TTCK Việt Nam vì nhờ có được tứ trụ đỡ giá. Còn HNX phản ánh đúng thực trạng hơn khi HNX-Index đã tạo một đáy lịch sử mới dưới 60 điểm.

Điều này cho thấy những thành quả sau 11 năm phát triển của TTCK không những đã mất hết mà còn đi lùi lại.

Giá cổ phiếu không bằng ly trà đá

Nếu năm 2008 giá một vài cổ phiếu được ví von với mớ rau ngoài chợ, thì đến 2011 giá cổ phiếu chỉ tương đương với ly trà đá hay thậm chí còn không bằng. Đơn cử như trường hợp cổ phiếu VKP của CTCP Nhựa Tân Hóa, vào ngày 21/12 rớt xuống mức giá chỉ là 800 đồng/CP.

Lượng cổ phiếu IPO đạt kỷ lục

So với vài năm trước thì năm 2011, số lượng doanh nghiệp niêm yết mới trên hai Sở GDCK suy giảm mạnh (hiện tại đã có 695 công ty niêm yết trên 2 Sở, tăng thêm 60 công ty so với cuối năm ngoái), chủ yếu do thị trường giảm sức hấp dẫn. Các doanh nghiệp niêm yết cũng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, phát hành cổ phiếu chỉ đạt 13,000 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ.

Trên TTCK, giá trị giao dịch sụt giảm mạnh, thanh khoản thị trường giảm đến 50% so với năm 2010. Vốn hóa thị trường chỉ còn 32% tổng sản phẩm nội địa (GDP) so với 39% GDP vào năm ngoái. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng chững lại.

Mặc dù thị trường không thuận lợi nhưng một loạt Tổng công ty Nhà nước đã thực hiện đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng như Tổng Công ty Thép (VNSteel), Tổng Công Cty Xăng dầu (Petrolimex), Tổng Công ty Miền Trung (Cosevco) và hai ngân hàng BIDV và MHB. Điểm đáng mừng là những doanh nghiệp được đánh giá có nhiều tiềm năng đã được nhà đầu tư mua hết.

Và tiếng khóc nhà đầu tư

Cứ nghĩ rằng tháng cuối năm sẽ le lói một vài tia hi vọng, chứng khoán sẽ được đẩy lên để làm đẹp báo cáo tài chính thì nhà đầu tư lại bị giáng một đòn chí mạng khi kết thúc năm 2011 bằng thông tin giá điện tăng 5%.

Thị trường lại tụt dốc không phanh, nhà đầu tư không ngớt những lời than vãn, lo lắng, trách móc và kể cả giận dữ. Thế nhưng vẫn chưa thấy động thái nào từ UBCKNN.

Tôi xin được trích lời anh Quang Tuấn chia sẻ trên Vietstock để nói lên tâm trạng của đa số các nhà đầu tư lúc này:

“Tôi chẳng phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhưng khi nghe bạn bè kháo nhau mua cổ phiếu để ăn cổ tức, tôi đầu tư chứ chẳng đua đòi gì. Sau khi nghe vài người bạn mách bảo tôi đã mạnh dạn bán căn nhà vào cổ phiếu KMR, DCT, HQC, nhưng cả hơn năm trời chẳng thấy cổ tức mà giá cổ phiếu giờ như giấy lộn, mất giá hơn 70%.

Tôi đã khóc nhiều đêm liền và mất ngủ triền miên, đến nỗi phải vào viện; nếu tình hình này kéo dài thêm nữa năm nữa, tôi xem như gần mất trắng và chắc tôi cũng sẽ ra đi về cõi vĩnh hằng… Vài lời để lại cho những người còn ăn ở với chứng khoán “Người tình phụ bạc nhất trên cõi đời này”.

Và tôi cũng muốn cảnh tỉnh cho UBCK đừng để nhà đầu tư vào bước đường cùng như tôi”.

@Cafe Chemgio

Tập đoàn VN ‘độc quyền trả lương cao’

Khói cao ngất trời trong vụ cháy tháp đôi EVN, tập đoàn lỗ 40 nghìn tỷ VND

Những ngày cuối năm 2011, một năm nổi bật nhiều vấn đề cho các tổng công ty nhà nước tại Việt Nam, dư luận nước này lại choáng váng khi nghe tin về lương cao quá mức cho quan chức Tập đoàn Điện lực EVN.

Một loạt tờ báo, gồm cả báo của ngành công an đã vào cuộc nêu ra điều họ gọi là ‘nghịch lý’: làm ăn lỗ nặng nhưng trả lương rất cao của ngành điện lực

 Chủ đề này đang khơi ra các vấn đề chung của nhiều công ty nhà nước hoạt động tại khu vực thiếu minh bạch về quyền sở hữu và trách nhiệm quản trị.

Nhân dịp năm hết Tết đến, báo Việt Nam đưa tin thống kê của nhà nước cho thấy tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, mức thưởng Tết cao nhất là 130 triệu đồng/người, trung bình 8,2 triệu đồng/người.

Nhưng vấn đề là ở chỗ lương và tiền thưởng bị coi là quá cao tại chính các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

Cao hơn lương tổng bí thư

Theo một bài trên tờ Công an Nhân dân gần đây, lương của nhân viên tại Tập đoàn Điện lực VN là 13,7 triệu đồng một nhưng lương bình quân khối văn phòng tổng công ty lên tới gần 30 triệu VND một tháng, dù công việc tại các văn phòng đều chỉ mang tính bàn giấy.

Tờ báo này, trong bài của ôngKhổng Minh Dụ cho rằng mỗi năm EVN phải chi lương cho khối văn phòng trên 140 tỉ đồng trong đó lương lãnh đạo là 60-70 triệu.

Điều đáng nói, theo báo chí Việt Nam là EVN, đã làm ăn thua lỗ (40 nghìn tỷ VND) nhưng vẫn có số nhân viên gần một vạn người và trả lương cho tổng giám đốc cao hơn Tổng bí thư Đảng cầm quyền.

EVN cũng vừa tăng giá điện cho người tiêu dùng lên 5%.

Trang Tổ Quốc trích lời Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nói về các doanh nghiệp nhà nước trả lương cao cho quan chức như sau:

“Không phân biệt rõ giữa sở hữu và hoạt động sản xuất kinh doanh trên vốn sở hữu nên dẫn đến sự không minh bạch giữa nguồn ra và chi phí”

TS Nguyễn Hữu Dũng

“Hiện nay lương của Chủ tịch tập đoàn là 61 triệu, nếu thực hiện nâng lương tối thiểu tới năm 2012 họ sẽ là 77 triệu đồng/tháng theo đúng chế độ quy định. Trong khi đó, Tổng bí thư lương được 13 triệu/tháng, bộ trưởng làm 10 năm lên được 45 triệu /tháng.”

Cách làm ăn của EVN và nhiều tập đoàn nhà nước khác là hưởng lợi từ cả hai chế độ công tư không rõ ràng.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội được báo Việt Nam trích lời nói:

“Ở đây không phân biệt rõ giữa sở hữu và hoạt động sản xuất kinh doanh trên vốn sở hữu đó vậy nên dẫn đến sự không minh bạch giữa nguồn ra, vì vốn làm ra nguồn tiền, tức là giá trị gia tăng của anh là gì, anh chia tiền lương trên tổng vốn của Nhà nước, vào chi phí chứ không phải hiệu quả,”

Ông giải thích hiện tượng không minh bạch trong hạch toán kinh tế này:

“Nếu không [có minh bạch] doanh nghiệp sẽ có hai sổ, khi trình lương cao thì họ báo lãi, khi xin vốn Nhà nước lại kêu lỗ, tức là thế nào cũng giải thích được,”

Ông cũng nói về cách tổng công ty quốc doanh rằng “họ kinh doanh trong những lĩnh vực rất có ưu thế, tức là có lợi thế cạnh tranh, sản xuất những sản phẩm có tính chất đặc biệt như khai thác tài nguyên: dầu khí, than… kinh doanh độc quyền,”

Sự thiếu minh mạch trong quan hệ sở hữu đi vào cả cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước.

Thua lỗ Nhà nước chịu

Ông Nguyễn Hữu Dũng nói:

“Có khi Chủ tịch Hội đồng quản lý lại là Tổng Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc lại là ủy viên Hội đồng quản lý, nó đang nhập nhằng như thế, giữa vấn đề chủ sở hữu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa rõ ràng.”

Lương cao cho quan chức doanh nghiệp nhà nước đang là vấn đề xã hội tại Việt Nam

Báo Công an Nhân dân thì nêu ra ví dụ hồi đầu tháng 12 chuyện ở Tổng công ty Xăng dầu (Petrolimex) chi sai nguyên tắc trên 500 tỉ đồng, nhưng lại gộp vào các khoản lỗ để Nhà nước phải chịu.

Ngoài ra còn có ngành ngân hàng, và nhìn chung, vẫn theo tờ báo này, chỉ trong mấy năm thôi mà ngành ngân hàng Việt Nam “đã để thất thoát tới 8.000 tỷ đồng, giỏi lắm chỉ thu lại được 2.000 tỷ, mất toi 6.000 tỷ”.

Tác giả Khổng Minh Dụ nêu ý kiến chua chát, “Vậy mà lương bình quân của ngành này lại cao ngất ngưởng”.

Nhà báo này nêu ra vấn đề “nghịch lý” trong việc trả lương và tham nhũng tại các tập đoàn nhà nước và đặt ra câu hỏi về công bằng xã hội.

Các đại công ty nhận vốn của nhà nước tại Việt Nam đã bị nhiều nhà quan sát nước ngoài từ lâu nay cho là “vấn nạn chính” của Bấmcải tổ hệ thống kinh tế pha trộn cộng sản và tư bản tại Việt Nam hiện nay.

Các báo nước ngoài đang chờ xem vụ xử tập đoàn đóng tàu Vinashin vào tháng 1/2012 tại London sẽ diễn biến ra sao và chính phủ Việt Nam sẽ rút ra bài học gì.

Và càng gần đây, dư luận Việt Nam cùng báo chí chính thống bắt đầu nhận thấy các nhóm đặc quyền đặc lợi tập hợp trong những tập đoàn này bất lực trong việc đem lại hiệu quả kinh tế cho toàn xã hội như mong muốn.

Câu hỏi là hệ thống cầm quyền ở Việt Nam có dám động vào các “con cưng” của họ khi chúng đã thành các “đại gia nặng nợ” hay không.

Bối cảnh chung hiện nay là Việt Nam phải giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với GDP cả năm đạt 5.89% chứ không còn là con số 7-8% như trước.

Ngân hàng Thế giới cũng khuyến cáo Hà Nội cải thiện tính hiệu quả của đầu tư công thông qua phân bổ hợp lý hơn.

Định chế tài chính này cho rằng tại Việt Nam hiện “có những rủi ro hệ thống tiềm tàng trong khu vực tài chính do: tăng trưởng tín dụng cao bất bình thường trong các năm trước, lãi cho vay cao và khả năng quản lý rủi ro kém”.

@bbc

50 điều kỳ lạ về Kim Jong-il

Lễ đại tang cho ông Kim Chính Nhật diễn ra với sự tham dự của hàng vạn người dân Bình Nhưỡng.

Bắc Hàn đang tổ chức lễ đại tang cho nhà lãnh đạo Kim Chính Nhật, qua đời hôm 17/12/2011 sau một cơn đau tim.

Sự kiện ông Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) từ trần được truyền thông Bắc Hàn coi là “nỗi đau khôn tả” của đất nước, nhưng Bình Nhưỡng khước từ các đoàn khách quốc tế muốn tới chia buồn, và cũng không cho giới truyền thông ngoại quốc vào đưa tin.

Báo Telegraph của Anh có bài tổng hợp 50 điều kỳ quặc bạn đọc có thể chưa biết về ông Kim Chính Nhật và Bắc Hàn.

BBC Tiếng Việt xin lược qua dưới đây:

1. Theo tiểu sử, ông Kim lần đầu tiên tới câu lạc bộ golf vào năm 1994 tại sân golf duy nhất của Bắc Hàn, và đánh thành công một gậy ở vòng 38 với không dưới 11 lỗ golf. Hài lòng với thành tích đạt được, ông lập tức tuyên bố “giải nghệ” khỏi môn thể thao này.

2. Ông bị ám ảnh với niềm đam mê phim ảnh, và được cho là có bộ sưu tập lên tới hơn 20.000 băng video.

3. Ông Kim, có chiều cao cỡ 157cm, được cho là đã dùng đế nâng trong đôi giày và chải tóc bồng để cải thiện chiều cao.

4. Ông bị nghi là đã giết chết em trai của mình, Kim Shu-ra khi mới 5 tuổi, sau khi đứa em chết đuối trong hồ bơi của gia đình tại khu biệt thự riêng ở Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, nghi ngờ này không bao giờ được chứng minh.

5. Ông sinh ngày 16/2/1942, tại một doanh trại quân sự bí mật trên núi Baekdu ở biên giới Bắc Hàn, theo tiểu sử chính thức của ông. Tuy nhiên, hồ sơ của Liên Xô nói ông sinh ngày 16/2/1941 tại làng Vyatskoye của Nga, nơi cha mẹ ông đã sống lưu vong trong thời gian Nhật chiếm đóng Triều Tiên.

6. Bắc Hàn có quân đội lớn nhất trên thế giới. Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, quân đội Bắc Hàn có khoảng 1,2 triệu lính chính thức, so với khoảng 680.000 của Nam Hàn; khoảng một phần năm nam giới trong lực lượng vũ trang chuyên nghiệp ở độ tuổi từ 17 đến 54.

7. Năm 1960, ông bắt đầu học tại khoa kinh tế – chính trị của Đại học Kim Nhật Thành và tốt nghiệp bốn năm sau đó.

Con trai út Kim Jong Un, người được ông Kim Chính Nhật chọn làm người kế vị, đi cạnh linh cữu cha trong đám tang.

8. Ông được cho là có năm người con. Người con trai út, Kim Jong-un tức Kim Chính Ân kế nghiệp ông.

9. Người con trai cả, Kim Jong-nam (Kim Chính Nam), từng được cho sẽ là người lên thay ông Kim Chính Nhật, đã bị thất sủng sau lần bị bắt tại Tokyo vào năm 2001, khi định đến chơi ở công viên Disneyland bằng hộ chiếu giả.

10. Theo những người viết tiểu sử chính thức của ông Kim thì việc ông chào đời tại núi Baekdu đã được một con nhạn báo tin và trời hiện ra cầu vồng kép cùng một ngôi sao mới.

11. Khi ông lên tám thì mẹ ông, bà Kim Jong-suk, qua đời trong một lần vượt cạn, tiểu sử chính thức của ông viết như vậy. Tuy nhiên, có những tin nói bà qua đời do những vết thương đạn bắn.

12. Ông được biết đến bởi hơn 50 tên gọi khác nhau, trong đó có Lãnh tụ Kính yêu, Lãnh đạo Tối cao, Cha của toàn dân chúng ta, Thiên tướng Tổng tư lệnh.

13. Được biết ông đã từng một lần lên sóng hồi năm 1992, trong một lễ diễu binh tại Bình Nhưỡng. Khi đó ông nói vào chiếc microphone tại khán đài: “Vinh danh những chiến sĩ anh hùng của Quân đội Nhân dân Triều Tiên!” Tiếng vỗ tay hoan hô đã nổ ra vang trời từ đám đông, và những người tham gia cuộc diễu hành đã hò reo đáp lời ông.

14. Chín năm sau, ông được bầu làm bí thư ủy ban rồi trở thành thành viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương vào tháng 2/1974.

15. Ông được ca ngợi là một vị á thánh ở Bắc Hàn trong khi Hàn Quốc miêu tả ông như một tay chơi lập dị, thích chải tóc bồng, thích mặc bộ đồ áo liền quần và giày cao gót để trong có vẻ cao hơn thật.

16. Nhà độc tài đi lại bằng một đoàn xe lửa riêng trong các chuyến viếng thăm cấp nhà nước, điều được cho là có liên quan tới nỗi sợ hãi của ông đối với việc phải đi đường hàng không, giống như nỗi sợ của cha ông là ông Kim Nhật Thành.

17. Vào tháng 12/1992, ông là Tư lệnh Tối cao của Quân đội Nhân dân Triều Tiên, Phó Chủ tịch thứ nhất rồi sau là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc gia trước khi được tái bổ nhiệm vào tháng 4/1993.

18. Vào ngày 8/10/1997, ông được bầu làm Tổng Bí thư của đảng Lao động Triều Tiên.

19. Ông được trao danh hiệu danh dự “Anh hùng nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên” vào năm 1975 và một lần nữa bảy năm sau đó.

Ba thế hệ của nhà ông Kim thay nhau lãnh đạo Bắc Hàn.

20. Trong tháng 4/1992, ông được trao danh hiệu Nguyên soái của CHDCND Triều Tiên. Ông cũng được trao huân chương Kim Nhật Thành ba lần cùng nhiều giải thưởng và danh hiệu vinh dự khác.

21. Sau cái chết của cha ông, ông Kim Nhật Thành hồi tháng 7/1994, ông Kim Chính Nhật đã mất tới ba năm để củng cố quyền lực và cuối cùng lên giữ chức Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên.

22. Sau khi qua đời, cha ông là ông Kim Nhật Thành được trao chức danh “Lãnh tụ Vĩnh hằng”. Vì vậy, ông Kim Chính Nhật chưa bao giờ chính thức trở thành chủ tịch của Bắc Triều Tiên.

23. Kể từ tháng 10/1980, ông trở thành thành viên của Đoàn Chủ tịch Bộ Chính trị và là bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên và và Ủy ban Quân sự Trung ương.

24. Trong giai đoạn từ năm 1982 và 1998, ông là Phó chủ tịch ở tất cả các Hội đồng Nhân dân Tối cao.

25. Các chuyến đi bằng tàu hỏa riêng của ông đều rất sang trọng, xứng tầm vị trí lãnh đạo Bắc Hàn, bất chấp việc có hàng triệu người chết vì nạn đói: Một phái viên người Nga từng đi cùng ông Kim ngang dọc nước Nga kể rằng tôm hùm sống hàng ngày được máy bay chở tới tiếp tế cho đoàn tàu.

26. Ông bắt đầu làm việc cho Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) vào năm 1964.

27. Theo tiểu sử của ông, trong thời gian học tại trường đại học, ông đã viết không dưới 1.500 cuốn sách trong ba năm.

28. Các bộ phim mà ông yêu thích nhất là phim Rambo, thứ Sáu ngày 13, Godzilla và The Eternal Bosom of Hot Love (Tình yêu cháy bỏng vĩnh cửu).

29. Ông đặc biệt hâm mộ Elizabeth Taylor, nữ diễn viên màn bạc Hollywood.

30. Kim đã ra lệnh bắt cóc Shin Sang-ok, đạo diễn phim Hàn Quốc, cùng người vợ của ông này, nữ diễn viên Choi Eun-hee, vào năm 1978 để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh Bắc Hàn. Họ đã thực hiện bảy bộ phim trước khi thoát sang phương Tây hồi năm 1986.

Tiểu sử chính thức của ông Kim Chính Nhật nói trong thời gian học đại học, ông đã viết không dưới 1.500 cuốn sách.

31. Kim đã làm một loạt phim tài liệu gồm 100 tập về đề tài yêu nước, nói về lịch sử quê hương Bắc Triều Tiên, và viết cuốn sách Nghệ thuật Điện ảnh.

32. Kim cũng sáng tác sáu vở nhạc kịch và rất thích dàn dựng nhạc kịch.

33. Ông là nhân vật phản diện chính trong bộ phim Hollywood, Team America.

34. Ông được cho là đã sở hữu ít nhất 17 biệt thự sang trọng

35. Khắp Bắc Hàn lan truyền huyền thoại rằng ông có thể kiểm soát thời tiết bằng tâm trạng của mình, như làm ảo thuật vậy.

36. Các nữ nhân viên của ông Kim kiểm tra từng hạt gạo xem chúng có đạt các tiêu chuẩn về trọng lượng, chiều dài và màu sắc hay không.

37. Ông buộc tiếp viên tại các nhà hàng thường xuyên có khách nước ngoài ở Bình Nhưỡng phải phẫu thuật thẩm mỹ để trông “Tây” hơn.

38. Ông được cho là uống hết 450.000 bảng Anh tiền cognac mỗi năm tại một đất nước mà thu nhập bình quân là khoảng 580 bảng Anh một đầu người.

39. Một danh sách hàng xa xỉ phẩm mới được nhập khẩu vào cho ông cho thấy có có cá heo Trung Quốc, chó xù Pháp, và các thuốc kích dục từ châu Phi, và ông được cho là thích ăn thịt lừa, tôm hùm với rượu vang đắt tiền của Pháp.

40. Một bản đánh giá tính cách cá nhân về ông Kim, được biên soạn bởi bác sĩ tâm thần, cho rằng nhóm “sáu chứng bệnh” rối loạn nhân cách tàn bạo – gồm cả chứng hoang tưởng, phản xã hội, đề cao bản thân, phân lập – mà các nhà độc tài Adolf Hitler, Joseph Stalin và Saddam Hussein cũng bị cho là mắc phải, đều thể hiện trong con người ông Kim.

41. Minju Joson, một tờ báo của Bắc Hàn, từng tường thuật một lần rằng Kim đã phát minh ra một sản phẩm được mô tả là “bánh mì suất đúp với thịt” và mở các nhà máy để sản xuất sản phẩm này, nhằm cung cấp cho các sinh viên và giáo viên. Một số nhà quan sát nói món này rất giống với bánh mì kẹp của Mỹ, bánh hamburger.

42. Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy rằng ông đã cài đặt một loạt các ván trượt nước.

Ông Kim là nhân vật phản diện chính trong bộ phim Hollywood, Team America.

43. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được xem là một trong những quốc gia bí mật nhất trên thế giới.

44. Nước này được cho là đã mua lại chương trình hạt nhân từ Liên Xô vào những năm 1980.

45. Ước tính quy mô kho dự trữ hạt nhân vũ khí của nước này có trên dưới 10 đơn vị nhưng không ai chắc họ đã chế tạo được bom hạt nhân hay chưa.

46. Bắc Hàn đã phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế nghiêm ngặt kể từ 2009 tới đây, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành một loạt các vụ thử tên lửa đạn đạo và thử vụ nổ hạt nhân bất hợp pháp, bị cáo buộc đã phóng ngư lôi vào tàu hộ tống Hàn Quốc và nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc.

47. Số liệu cho thấy nền kinh tế Bắc Hàn đang bị ảnh hưởng nặng bởi các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và bởi hàng loạt các trận thiên tai, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc.

48. Thống kê cho thấy vào năm 2010, nền kinh tế Bắc Hàn đang bị co lại trong năm thứ hai liên tiếp mặc dù lãnh đạo nước này hứa hẹn sẽ đem lại cho đất nước “lối vào quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng” vào năm sau.

49. Tổng số 23,9 triệu công dân Bắc Hàn không thể tự do sử dụng điện thoại di động hoặc Internet (với các tên miền có đuôi là .kp) dẫu cho ông Kim coi mình là một chuyên gia truyền thông.

50. Bắc Hàn là một quốc gia chủ yếu gồm người vô thần, không theo tôn giáo nào mà chỉ tin vào tín ngưỡng truyền thống. Liên Hợp Quốc ước tính rằng tuổi thọ trung bình của đàn ông là 76 và phụ nữ là 83.

@BBC

Yêu nhau cởi áo cho người, chiều nay…


Nghe em hát chèo trên Kênh Gà*
Môi thì ngọt, tóc thì bay

Làn chèo em thả làm say mết chiều

Đổ dài bóng núi liêu siêu

Dòng kênh thì rộng, cánh diều thì cao

Nhặt, thưa… tựa tiếng mưa rào

Lệch, chênh… sóng vỗ nôn nao mạn thuyền

Phải là câu hát giao duyên?

Mà sao đau chạm vào miền rất xa…

Tháng năm mải miết dần qua

Nổi trôi con nước phù sa mịt mờ

Biết đâu từ bấy đến giờ

Còn câu hát cũ đợi chờ bến sông

Vẫn mê đắm, vẫn mặn nồng

Bể dâu mấy bận mà không đổi dời

Vẫn là giản dị thế thôi

Yêu nhau cởi áo cho người, chiều nay…

Nghe em hát, mắt mờ cay

Làn chèo em thả nhẹ lay…

Kênh Gà…

Hồ Phong Tư

@Luc bat.com

* Một địa danh ở tỉnh Ninh Bình nơi có suối nước nóng Kênh Gà

Mỹ nhân gốc Việt lọt vào Top 100 gương mặt đẹp nhất thế giới

Natalie Trần, cô gái gốc Việt nổi tiếng trên YouTube tiếp tục được bình chọn là một trong 100 gương mặt đẹp nhất thế giới 2011.

Năm ngoái, Natalie đứng ở vị trí số 88. Cô gái được mệnh danh là “nữ hoàng YouTube” đã vượt qua nhiều tên tuổi của làng giải trí thế giới như Kate Winslet, Natalie Portman, Emma Stone…, chiếm vị trí thứ 17 trong danh sách 100 gương mặt đẹp nhất thế giới năm 2011 do tạp chí điện ảnh Mỹ Independent Critics bình chọn. Năm ngoái, cũng danh sách này, Natalie đứng ở vị trí số 88. Như vậy, năm nay, Natalie “nhảy vượt” tới 71 bậc.

Natalie Trần đứng thứ 17 trong danh sách bình chọn gương mặt đẹp của Independent Critics. Tạp chí này dự đoán thiếu nữ gốc Việt sẽ còn “leo” lên vị trí cao hơn nữa trong năm 2012.

Natalie Tyler Trần (sinh ngày 24/7/1986) có tên tiếng Việt là Trần Đình Tố Hân. Cô là một video blogger hiện đang “làm mưa làm gió” trên YouTube. Natalie Trần đang là sinh viên năm cuối ngành Truyền thông Số (Digital Media), ĐH New South Wales, Australia.

Nhờ những thành công của Natalie trên mạng chia sẻ video hàng đầu thế giới mà cô đã được Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd “để mắt”, mời giới thiệu một phần mềm ứng dụng di động cho trang web về du lịch của Chính phủ nước này.

@DatViet

Chỉnh đốn Đảng hay là sụp đổ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Như lệ thường, mỗi cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được chú ý nhất vẫn là phát biểu của Tổng Bí Thư về những vấn đề có liên quan đến Đảng cầm quyền.

Lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI tại Hà Nội vào ngày 12 tháng 1 năm 2011

Kỳ họp lần thứ Tư khóa XI đã mở ra nhiều câu hỏi qua phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi xây dựng và chỉnh đốn Đảng nếu không muốn vị sụp đổ. Mặc Lâm theo dõi và ghi nhận.

Ngày 26-12-2011, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khóa XI đã khai mạc tại Hà Nội và bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm hội nghị nóng lên bởi tính chất quan trọng của nó. Ông Nguyễn Phú Trọng thẳng thắng cho rằng xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất phức tạp, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ…
Nhìn nhận của Tổng Bí thư

Phát biểu của Tổng Bí thư ngoài một phần sự thật được hé lộ công khai cho thấy tình trạng ô nhiễm thật sự trong Đảng nó còn dẫn đến những thông tin phía sau khiến người dân không thể không quan tâm. Đây là lần đầu tiên một Tổng Bí thư lo ngại cho sự tồn vong của chế độ, điều mà nhiều đời Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ lo lắng bởi sức mạnh vô địch của nó đã được chứng minh qua từng thời kỳ trước đây.
Giáo sư Tương Lai, nguyên viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết ý kiến của ông về phát biểu

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. AFP
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. AFP

của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng như sau:

“Với tư cách là một đảng viên hơn 50 năm tuổi Đảng rồi tôi rất mừng nếu ông Tổng Bí thư nhận ra được điều đó. Vấn đề đặt ra là tìm giải pháp nào để chỉnh đốn Đảng.
Nếu tự phê bình tự chỉnh đốn mình thì tôi không tin lắm việc tự phê bình đó nếu nó không có một cơ chế vận hành để hỗ trợ và làm áp lực. Nếu anh không tự chỉnh đốn thì anh bị gạt đi. Tạo ra cái cơ chế ấy thì mới chỉnh đốn Đảng được. Nếu như chỉ kêu gọi hãy thế này, hãy thế nọ thì tôi cho rằng rất vô duyên.

Đảng: ông vua tập thể?Cái gốc khiến mỗi ngày Đảng càng rời xa những cương lĩnh ban đầu  do chính Đảng lập ra là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, dân làm chủ”. Đây là cơ chế gồm ba chủ thể có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng, không ai làm thay ai, không ai quyết thay ai.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An từng có nhận định rất nổi tiếng đó là vì Đảng làm thay, quyết thay nên Nhà nước và dân trở thành hình thức, hữu danh vô thực, người ta có cảm giác Đảng là vua. Không phải là một ông vua như thời phong kiến mà là vua tập thể thời Cộng hòa XHCN.

Chính phủ kêu gọi phát huy quyền làm chủ. AFP
Chính phủ kêu gọi phát huy quyền làm chủ. AFP

Việc làm thay quyết thay của Đảng thấy rõ nhất là trong những vụ án có liên quan đến các đảng viên cao cấp. Những bản án chỉ đạo hay bỏ túi đã khiến dư luận bức xúc vì tài sản quốc gia bị chiếm dụng không hoàn trả. Những bản án quá nhẹ so với mức độ phạm tội. Những đồng phạm không bao giờ bị phát hiện cùng những cái chết oan sai không giải quyết mà tội đồ là đảng viên cao cấp đã gây bao bất bình xã hội. Giáo sư Tương Lai lên tiếng về việc này:

“Mạng lưới pháp luật đang để cho ruồi to chui lọt, ruồi con mắc lưới. Xử án không ra xử án, kiểm sát không ra kiểm sát, công an tùy tiện bắt người. Tình trạng xã hội không thượng tôn pháp luật đó nó làm trầm trọng thêm tình hình tham nhũng.

Dư luận trong nhiều năm qua đã tỏ ra mất kiên nhẫn khi tình trạng cán bộ cao cấp, dĩ nhiên tất cả đều là đảng viên, lại vi phạm pháp luật công khai và thường xuyên trong những vụ án từ lớn tới nhỏ trên cả nước. Nếu thống kê đầy đủ từng vụ việc thì động cơ thúc đẩy đảng viên phạm pháp có thể gói chung trong ba nguyên nhân. Thứ nhất là quyền lực quá lớn, thứ hai là những kẻ phạm tội ngồi cao hơn luật pháp, và thứ ba là tâm lý bứt giây động rừng.

Sức mạnh của quốc gia: Luật pháp

Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghệ và Khoa học cho biết ý kiến của ông:

“Nếu người lãnh đạo cao nhất nhìn ra điều này mà khắc phục thì sớm bao nhiêu tốt bấy nhiêu cho xã hội. Tôi xin khẳng định là nếu thương tôn pháp luật không được những người, những tầng lớp cao nhất tôn trọng và

Công nhân kéo đất đắp đường. AFP
Công nhân kéo đất đắp đường. AFP

những người ấy không tôn trọng mà lại không bị xử lý một cách nghiêm khắc nhất, thì trong dân gian của ta các cụ cũng có nói: Thượng bất chính, hạ tất loạn.
Nếu trên không nghiêm thì dưới chắc chắn là sẽ vi phạm pháp luật và sa đọa về đạo đức nhiều hơn nữa. Mà muốn làm thì như người ta nói nhà đã dột thì phải chữa từ nóc chứ không phải sửa từ cầu thang trở lên. Trước hết là phải thượng tôn pháp luật.
Thượng tôn đúng với ý nghĩa tức là không ai được đứng trên pháp luật. Bất kể một tổ chức một cá nhân nào không được đứng trên pháp luật mà khi đã vi phạm pháp luật thì phải bị nghiêm trị. Cái đó mà làm được thì mới đưa tất cả hoạt động của xã hội vào nề nếp được.”

Sự tồn vong của chế độ bị lung lay từ những mầm mống mà Tổng bí  thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Ông Trọng nhấn mạnh cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo các cấp trong đó có cấp trung ương là những người đã tiên phong trong việc làm đạo đức xuống cấp bởi tham nhũng, bởi cửa quyền và nhiều hành vi bất chính khác.

Một trong những nguyên nhân: tham nhũng…

Không ai còn lạ gì tình trạng tham nhũng tại Việt Nam. Đảng viên càng cao cấp thì mức độ tham nhũng càngtinh vi và nghiêm trọng. Đảng đã tạo cơ hội cho những cán bộ cao cấp tham nhũng qua các chỉ thị ngầm hay gắn liền các liên hệ với nhau bằng một đường dây khép kín nhằm chia sẻ quyền lực lẫn lợi nhuận. Giáo sư Tương Lai nói về vấn đề này:

Một trong những nguyên nhân rất cơ bản làm cho Đảng càng ngày càng mất uy tín trong dân chúng là việc các vị quyền cao chức trọng, các vị nắm trong tay quyền hành rất lớn để mà tham nhũng. Tham nhũng không phải bình thường mà qua hóa giá đất, hóa giá nhà biến thành “dĩ công vi tư”.
Cả một mạng lưới khép kín, tinh vi của quy trình hóa giá khiến trong phút chốc những công bộc của dân sở hữu những căn nhà to đùng ngạo nghễ nằm ở những vị trí một tấc đất không phải tấc vàng nữa mà là cả cây vàng, treo tấm gương lừng lững về sự bất công xã hội.
..và thiếu dân chủ

Qua lời của Tổng Bí thư hình như vẫn còn một giải pháp nào đó khả dĩ có thể tạo nên một khuôn mặt mới cho Đảng trước các xu thế không thể ngược lại của thế giới. Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là thực thi dân chủ lại không được ông nói tới. Giáo sư Tương Lai cho biết ý kiến của ông về giải pháp quan trọng bậc nhất này:
Giải pháp đó là phải thật sự mở rộng dân chủ. Tạo nên một cơ chế phê bình mạnh mẽ. Đối thoại mạnh mẽ. Tranh luận mạnh mẽ. Phản biện mạnh mẽ không chỉ trong Đảng mà còn trong xã hội nữa. Phải dùng áp lực của xã hội tác động vào Đảng để Đảng tự chuyển biến.
Rồi từ chuyển biến của Đảng nó tác động đến xã hội, hai mặt đó nó tương tác, biện chứng với nhau. Nếu chừng nào cón né tránh, không thật sự mở rộng dân chủ, còn ngại mở rộng dân chủ dễ bị lợi dụng thì tôi cho không đúng.

Sẽ mất tính chính đáng nếu vẫn ngủ quên

Và Giáo sư Chu Hảo nhấn mạnh:

“Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam muốn duy trì được sự lãnh đạo của mình thì phải củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng như thời kỳ trước đây. Cái niềm tin được tạo dựng trong lòng dân mấy chục năm trước qua hai cuộc kháng chiến dành thắng lợi vá thống nhất được đất nước thì cái niềm tin ấy trong dân theo tôi nghĩ còn đang rất mạnh. Thế nhưng những năm gần đây thì những niềm tin đó càng ngày càng sa sút.

Nếu như Đảng không gương mẫu trong chuyện thượng tôn pháp luật thì cái niềm tin ấy không còn. Nếu niềm tin trong lòng dân không còn thì tính chính đáng của sự lãnh đạo của Đảng sẽ không còn nữa.”

Ngưởi dân mọi thành phần vẫn ao ước được sống trong một xã hội bình đẳng và thương tôn luật pháp trước khi nói tới những thành tựu có tính tuyên truyền hơn là ước mơ thật sự của họ. Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự muốn chỉnh đốn để tiếp tục lãnh đạo đất nước thì con đường duy nhất là phải xem luật pháp cao hơn Đảng. Khi đã tư duy được như vậy thì mọi thứ khác sẽ tự nhiên tìm đến.

@RFA