Trải nghiệm tàu hỏa ở Việt Nam thập niên 1920

Việc đi tàu hỏa ở Việt Nam xưa có khác gì nhiều so với ngày nay? Cùng khám phá điều này qua loạt ảnh do người Pháp thực hiện vào thập niên 1920.

Ga Hà Nội thập niên 1920.

Phòng vé ga Hà Nội năm 1927.

Toàn cảnh sân ga.

Đoàn tàu chở khách nằm ở làn đường ray sát tòa nhà chính của ga Hà Nội.

Hành khách chờ lên tàu ở sân ga có mái che.

Bên trong một toa tàu hạng “ghế cứng” (hạng 4) của đoàn tàu chạy suốt tuyến.

Lối đi ở toa giường nằm, đoàn tàu chạy tuyến phía Bắc.

Trong một ca-bin ở toa giường nằm nằm, có quạt điện và giường tầng trải đệm.

Toa xe nhà hàng vào giờ ăn trưa.

Trong toa nhà hàng vào khoảng 4 giờ chiều.

Theo KIẾN THỨC

Văn học : Huệ Ninh: Từ “Cây nước mắt” đến “Gái tỉnh lẻ”

Tôi đến Nhà hát Tuổi trẻ lần này không phải để xem kịch, mà để dự lễ ra mắt tác phẩm “Gái tỉnh lẻ” – tập truyện dài của nhà văn Huệ Ninh. Đây là tác phẩm thứ 9 khi cô bắt đầu cầm bút.

Tôi biết Huệ Ninh từ khi cô cùng cha là nhà viết kịch kiêm đạo diễn sân khấu Tất Thọ ở Hội Văn nghệ Quảng Ninh đưa con gái lên Hà Nội dự lễ nhận bằng thi trúng tuyển “thủ khoa” Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Việt Nam. Từ đấy tôi có dịp đến thăm Huệ Ninh ở nhà thuê cùng phòng với Nguyễn Thị Bích Liên đang học Khoa Nhiếp ảnh. Lần sau tôi đến, Huệ Ninh tâm sự: “… Cháu học ở trường chuyên của tỉnh là học sinh giỏi văn nhưng cũng có nhiều cá tính và chan chứa hy vọng vào tương lai. Cháu đã viết được khoảng gần năm chục truyện ngắn và truyện ngắn “Kho báu” đã được in trên tờ Văn nghệ Quảng Ninh”.

anh bia sach.jpg -0
Tác phẩm mới của nhà văn Huệ Ninh.

Một năm sau, Huệ Ninh đã có tập truyện ngắn mang tên “Kho báu” (Nhà xuất bản Thanh Niên, 2004). Và tập tiếp theo là “Huyền thoại Biển” (Nhà xuất bản Lao động, 2006) cùng một số truyện ngắn, bút ký, những bài viết chân dung văn nghệ sĩ, các bài phê bình, tiểu luận in trên các Báo Người Hà Nội, Báo Phụ nữ, Tiền phong. Từ ấy đến nay Huệ Ninh tiếp tục cho ra mắt truyện ngắn “Hạnh phúc giản đơn” (Nhà xuất bản Văn học, 2008) cùng một số truyện ngắn được tuyển in trong các tập “Truyện ngắn hay” của Nhà xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Hội Nhà văn; cùng với các tác giả nổi tiếng, được bạn đọc yêu mến như: Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê, Như Bình, Võ Thị Xuân Hà, Phong Điệp, Nguyễn Thị Việt Hà… và Huệ Ninh đàng hoàng trở thành một cây bút chuyên nghiệp.

Tốt  nghiệp khoa Biên kịch Điện ảnh của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Việt Nam năm 2004, tốt nghiệp Cao học Văn hóa học tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội – 2010; Huệ Ninh vừa học vừa tham gia viết nhiều kịch bản phim như “Hắn và Tôi” (13 tập) khởi chiếu năm 2006 trên Truyền hình Hà Nội; “Đặc công Rừng Sác” (22 tập); “Cuộc vượt ngục thần kỳ” (30 tập) của Hãng Phim truyện Việt Nam 2010; “Người đàn bà kỳ lạ” (20 tập) của Hãng phim TFS và đặc biệt là tác phẩm “Cây nước mắt” (35 tập) là tác phẩm cùng tên với cuốn tiểu thuyết đầu tay của Huệ Ninh dày hơn 700 trang của Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2015; “Duyên nợ” tập truyện ngắn năm 2016; “Thời Xuân sắc”, tập hồi ký năm 2020… Kịch bản sân khấu được dàn dựng có “Táo cười đón Xuân” (2016) do Nhà hát Tuổi trẻ và Công ty Nghe nhìn Hà Nội dàn dựng; “Ngược chiều gió” (2019) ra mắt tại Nhà hát Tuổi trẻ.

Từ tiểu thuyết “Cây nước mắt”…

“Cây nước mắt” là bộ phim nhiều tập được Hãng phim Cửu Long và Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dựa trên, đã phát sóng.

“Cây nước mắt” cũng là cuốn tiểu thuyết đầy kịch tính, nhiều tình huống lạ, cực kỳ gay cấn và giàu sức cuốn hút người đọc, người xem… đây là câu chuyện tình lãng mạn, éo le giữa ông chủ đồn điền cao su trẻ tuổi người Pháp và Nhàn – cô gái trẻ, phu cao su người Việt. Mâu thuẫn mà họ phải đối mặt không chỉ giữa hai cá nhân; mà còn là mâu thuẫn giai cấp, đẳng cấp và mâu thuẫn dân tộc. Tác phẩm “Cây nước mắt” tái hiện một cách sinh động toàn cảnh đời sống xã hội Việt Nam trước năm 1945 cho đến Cách mạng tháng Tám. Một số nhà làm phim đánh giá: “… Có thể nói những thảm cảnh cùng cực trong đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ được lột tả khá sinh động. Tác phẩm rất hoành tráng, mang tính sử thi, giá trị hiện thực, giàu tinh thần yêu nước, chủ nghĩa dân tộc và thấm đẫm chất nhân văn cao cả”.

Nhà biên kịch, Phạm Thùy Nhân viết: “… Một thế giới tàn nhẫn, thô bạo, ngập ngụa trong máu, nước mắt, tiếng gào thét thảm thiết và bạo dâm. Xong, nổi lên trên hết vẫn là khát vọng tình yêu chân chính giữa những con người yêu nhau bất chấp mọi ranh giới, quốc tịch”. Tổng đạo diễn Phan Hoàng nhận xét: “Câu chuyện, nhân vật ám ảnh và đầy cuốn hút. Lần đầu tiên một người nước ngoài làm nhân vật chính mà hấp dẫn xuyên suốt truyện phim và tiểu thuyết Việt”. Còn Phó giám đốc Hãng phim TFS kiêm đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng rất hài lòng, bởi: “… Trong phim, tình tiết, sự kiện đầy ắp kịch tính, câu chuyện được đẩy lên tới tận cùng. Diễn biến tâm lý, tình cảm, tính cách nhân vật phát triển hợp logic. Những đoạn đối thoại khá sắc sảo, giàu ý tứ và đậm chất văn học trong “Cây nước mắt”.

… đến tác phẩm “Gái tỉnh lẻ”

Tác phẩm “Gái tỉnh lẻ” được ra mắt  tại Nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội đầu năm 2024. Sau màn múa đương đại sôi động, Huệ Ninh xuất hiện và giới thiệu cuốn truyện dài mang tên “Gái tỉnh lẻ” với đông đảo độc giả một cách tự nhiên, khá ấn tượng. Một trích đoạn thể hiện lát cắt cuộc sống trong nội dung tác phẩm “Gái tỉnh lẻ” mang tên “Cuộc chiến vợ chồng” tiếp đó là những cảm nghĩ của các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình và độc giả yêu văn học.

“Gái tỉnh lẻ” là tác phẩm truyện dài gồm 7 chương: “Vì sao tôi viết Gái tỉnh lẻ?”. “Tuổi thơ diệu kỳ”, “Lò luyện nhân tài”, “Đại học không có gì nặng nhọc”, “Yêu là mù quáng!”. “Những mối tình tiếp nối”, “Làm dâu quê” và “Cuộc chiến vợ chồng!”.

Một trong những phần của cuốn truyện dài này đã được chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình nhiều tập, kịch bản phim truyện điện ảnh đã được Hội Điện ảnh Việt Nam, Hãng Phim truyện Việt Nam đầu tư thực hiện.

Đọc xong “Gái Tỉnh lẻ”, Tiến sĩ Vũ Tố Nga đánh giá: “Gái tỉnh lẻ” được rút ruột tằm từ một cây bút chắc nghề, đảm bảo sẽ không làm bạn đọc thất vọng bởi cách kể chuyện rất cuốn hút, nhân vật rất sắc và các tình huống, tình tiết, chi tiết trong truyện rất đời và sống động. Từ trường chuyên lớp chọn, tình yêu tuổi trẻ, hôn nhân gia đình hay đi làm nhà nước, nhọc nhằn mưu sinh, những mối quan hệ từ nhà ra xã hội… tất cả sẽ có trong cuốn sách này”.

Phát biểu trong lễ ra mắt “Gái tỉnh lẻ”, Huệ Ninh tâm sự: “Trong hành trình cầm bút hơn 20 năm của mình, tôi đã viết rất nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, lý luận phê bình, phim truyền hình, kịch bản sân khấu đến kịch bản truyền thanh. Đây là lần đầu tiên tôi dấn thân vào thể loại truyện dài, kể cũng khá đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ tôi viết không phải để mưu sinh; cũng không do một “đơn đặt hàng” nào mà xuất phát từ sự đau đáu tự thân”.

Những nhân vật trong “Gái tỉnh lẻ” gần như bước ra từ hiện thực cuộc sống, nó tạo thành nỗi ám ảnh, buộc tôi phải công bố cuốn sách này vào ngày hôm nay”.

PGS. TS. Ngô Văn Giá  đã từng chứng kiến buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết “Cây nước mắt” năm 2015 và hôm nay với tác phẩm “Gái tỉnh lẻ”, ông nhận thấy: “Với tư cách của một nhà nghiên cứu lý luận phê bình, tôi rất mừng vì tác phẩm của Huệ Ninh đã đào sâu được bi kịch nghề nghiệp có tính bao trùm. Chúng ta đều biết trong giới nhà văn, nghệ sĩ Việt Nam thì bi kịch mưu sinh, bi kịch chính trị xuất hiện rất nhiều; còn bi kịch nghề nghiệp ít được đề cập tới. Trong “Gái tỉnh lẻ” nó có mặt ngay từ tuổi thơ của nhân vật đang đi học với những khát vọng, rồi lớn lên theo nghề, trong sáng tạo… vấp váp như thế nào, để cuối cùng đứng dậy mà bày tỏ, chiến đấu, bền bỉ theo đuổi nghề nghiệp, đây là một tác phẩm có tính tự truyện đặc biệt và sâu sắc”.

Còn Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ – NSƯT Sĩ Tiến đánh giá cao tài năng và cách làm việc của tác giả Huệ Ninh, sau một thời gian dài cộng tác cùng Nhà hát Tuổi trẻ.

“Gái tỉnh lẻ” của tác giả Huệ Ninh là một câu chuyện dài của đời sống đương đại, một “lát cắt cuộc sống” giữa thành thị với nông thôn rất có giá trị hiện nay. Ông hy vọng tác phẩm này sẽ được dàn dựng thành một vở diễn sân khấu tầm cỡ, sâu sắc và thành công trong tương lai.

Huệ Ninh đã có 8/9 tác phẩm được nhận giải thưởng, đặc biệt là giải thưởng Cánh diều Bạc cho công trình nghiên cứu lý luận phê bình điện ảnh của Hội Điện ảnh Việt Nam; Huy chương Bạc cho vở diễn “Ngược chiều gió” tại Liên hoan Kịch nói Toàn quốc năm 2021; Giải thưởng Truyện ngắn của Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức…

*

Những ai đã từng đọc tiểu thuyết “Cây nước mắt” và xem phim truyền hình nhiều tập cùng tên là đỉnh cao qua 10 năm cầm bút của nữ tác giả trẻ Nguyễn Thị Huệ Ninh và sau đó là “Gái tỉnh lẻ” của 10 năm sau cũng là đỉnh cao của tác giả ở tuổi 40, đang đủ độ chín trong tác phẩm, đủ độ chín trong cuộc đời để chưng cất, để trải nghiệm và có lời khuyên nhủ chân tình đối với các cô gái trẻ hãy luôn tỉnh táo và đủ bản lĩnh vượt qua, để bước vào đời khỏi ân hận vì đã vấp phải “vết xe đổ” rồi mới mở mắt ra kêu “trời!”.

Những ai đã từng đọc tiểu thuyết “Thời xa vắng” của nhà văn Lê Lựu đều có chung nhận xét: Nhà văn Lê Lựu trong thời xa vắng chính là nhân vật Giang Minh Sài thì Nguyễn Thị Huệ Ninh với “Gái tỉnh lẻ” và nhân vật Ngân Hà cũng là hình bóng Huệ Ninh… gần như thế!

Hoàng Kim Đáng / Trí thức VN

Sáng ngủ dậy uống đều đặn 2 loại nước, giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm mỡ thừa: Người đường huyết cao tự nhiên khỏe hơn trông thấy

Ngày nay, rất nhiều người gặp vấn đề với tiêu hóa, cân nặng và tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể, lượng đường trong máu tăng cao. Buổi sáng dậy sớm và uống 2 loại nước quen thuộc này sẽ giúp cải thiện tình trạng này trông thấy.

Lối sống bận rộn và nhiều áp lực, ăn uống không khoa học, cộng thêm thiếu vận động và nghỉ ngơi hợp lý có thể khiến nhiều người gặp vấn đề với tiêu hóa, cân nặng và tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể.

Để góp phần thải độc, thanh lọc cơ thể, bảo vệ đường huyết và nâng cao sức khỏe, bạn có thể tận dụng 2 loại nước đã quen thuộc, lại toàn thành phần có sẵn ở Việt Nam vào mỗi sáng sớm khi thức dậy.

Nước ấm mật ong

Trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cơ thể cần được đánh thức và khởi động một cách nhẹ nhàng để bắt đầu một ngày mới đầy năng lượng và sức khỏe. Một cách hiệu quả để làm điều này là thưởng thức một ly nước ấm pha chút mật ong nguyên chất vào buổi sáng.

Khi kết hợp với nước ấm, mật ong không chỉ là một thức uống bổ dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc uống nước mật ong vào buổi sáng cung cấp nước và năng lượng cho cơ thể sau giấc ngủ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và đẩy lùi tình trạng táo bón.

Đồng thời, mật ong chứa các thành phần sát trùng giúp làm sạch dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa, loại bỏ các độc tố và vi khuẩn có hại trong cơ thể. Đặc biệt, việc uống nước mật ong khi bụng đói buổi sáng còn có thể kích thích nhu động ruột và tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ quá trình giảm cân và đốt cháy mỡ thừa. Để tăng cường hiệu quả giảm cân và thải độc, bạn có thể thêm vài giọt nước cốt chanh vào thức uống này.

Sáng ngủ dậy uống đều đặn 2 loại nước, giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm mỡ thừa: Người đường huyết cao tự nhiên khỏe hơn trông thấy- Ảnh 1.

Mặt khác, năm 2020, các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Malaysia Kelantan phát hiện ra đặc tính chống oxy hóa trong mật ong có thể ngăn ngừa tổn thương oxy hóa đối với não, tim và nhiều cơ quan khác. Polyphenol trong mật ong còn có hoạt tính bảo vệ tế bào beta tuyến tụy, do đó làm giảm bệnh tiểu đường.

Với những lợi ích đa dạng và tự nhiên như vậy, việc thêm nước mật ong và nước ấm vào thói quen sáng mỗi ngày không chỉ là một cách tốt để bắt đầu ngày mới mà còn là một bước đi tích cực đối với sức khỏe tổng thể.

Mật ong cung cấp vitamin, khoáng chất, có chỉ số đường huyết thấp hơn đường nên là chất thay thế tốt cho đường ăn. Vì nó ngọt hơn đường 2-3 lần nên không cần sử dụng nhiều. Dùng 40 g mật ong mỗi ngày (6 thìa cà phê) chứa khoảng 34 g đường, tương đương với lượng đường khuyến nghị hàng ngày cho nam giới. Phụ nữ và trẻ em dùng lượng ít hơn. 

Những người có vấn đề với đường huyết nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế để có định lượng sử dụng phù hợp nhất với tình trạng cá nhân.

Nước ấm pha bột sắn dây

Bột sắn dây không còn xa lạ với những ai quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là trong việc cải thiện hệ tiêu hóa. Cách sử dụng bột sắn dây cũng rất đơn giản. Pha một cốc nước bột sắn dây ấm nhẹ và thưởng thức vào buổi sáng sau khi thức dậy là việc ai cũng có thể dễ dàng làm được, không mất bao nhiêu thời gian.

Theo y học cổ truyền, sắn dây có tính hàn, vị ngọt, và chứa nhiều flavonoid cùng các acid amin giúp nhuận tràng, thông tiện và thanh nhiệt cơ thể. Các bài thuốc Đông y từ lâu đã sử dụng bột sắn dây để điều trị táo bón và giải độc.

Sáng ngủ dậy uống đều đặn 2 loại nước, giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm mỡ thừa: Người đường huyết cao tự nhiên khỏe hơn trông thấy- Ảnh 2.

Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh các isoflavonoid trong bột sắn dây như puerarin, daidzin, daidzein có tác dụng làm mềm chất thải, hỗ trợ việc đưa chất thải ra khỏi cơ thể một cách thuận tiện hơn. Đồng thời, chúng cũng giúp tăng cường sự co bóp của cơ hoành hậu môn, giảm đau khi đi ngoài.

Nước bột sắn dây không chỉ giúp tăng cường trao đổi chất để đốt cháy mỡ thừa, mà còn giúp điều chỉnh cơn thèm ăn và giảm lượng calo hấp thu, hỗ trợ quá trình giảm cân. Nó cũng được cho là có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, đặc biệt là đối với gan và thận.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu từ Đại học Macau và Đại học Y Zunyi ở Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, sắn dây có tiềm năng là một phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh tiểu đường, theo thông tin từ Natural News.

Còn trong một bài báo được công bố trên Tạp chí Y học cổ truyền Trung Quốc, những tác dụng có lợi của Puerarin – một hoạt chất có trong sắn dây, đối với bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan đã được đề cập tới.

Puerarin từ sắn dây có thể giúp trì hoãn và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường như vấn đề về tim mạch, bệnh thận đái tháo đường, bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thần kinh tiểu đường. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tác dụng, cơ chế hoạt động và hiệu quả của sắn dây, theo Natural News.

Sáng ngủ dậy uống đều đặn 2 loại nước, giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm mỡ thừa: Người đường huyết cao tự nhiên khỏe hơn trông thấy- Ảnh 3.

Tuy nhiên, khi sử dụng nước bột sắn dây, đặc biệt là vào buổi sáng, cần lưu ý một số điểm sau đây:

Hãy pha với nước ấm nhẹ, khuấy đều để tan hết bột và lọc dị vật.

Không nên uống khi bụng rỗng, nên ăn nhẹ hoặc uống nước ấm trước đó để tránh tác dụng phụ.

Mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc và nên pha loãng, hạn chế đường để tối ưu hiệu quả giảm cân và thải độc.

Thùy Linh / Theo Đời sống Pháp luật

“Ông trùm” bất động sản khu công nghiệp của Việt Nam hiện kinh doanh ra sao?

Doanh nghiệp này hoạt động trong 5 nhóm chính là bất động sản KCN và nhà xưởng cho thuê, nhà ở và đô thị, dịch vụ KCN, năng lượng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.

Tổng Công ty IDICO (mã chứng khoán IDC) tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng, được thành lập năm 2000, với các ngành nghề cốt lõi là phát triển khu công nghiệp và mở rộng đầu tư khu đô thị, khu kinh tế, khu dân cư tập trung, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, sản xuất công nghiệp và phát triển nhà ở.

Năm 2006, IDC chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. IDICO chính thức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần, đổi tên thành Tổng công ty IDICO – CTCP vào năm 2018.

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, doanh nghiệp này hoạt động trong 5 nhóm chính là bất động sản khu công nghiệp và nhà xưởng cho thuê, nhà ở và đô thị, dịch vụ khu công nghiệp, năng lượng, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Đặc biệt, đối với loại hình bất động sản khu công nghiệp, IDICO được coi là một trong những “ông trùm” tại Việt Nam.

“Ông trùm” đang kinh doanh ra sao?

Theo báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh quý 4 của IDC với doanh thu đạt 2.239 tỷ đồng (tăng 85% so vời cùng kỳ) và LNST đạt 623 tỷ đồng (tăng 170% so với cùng kỳ). Tăng trưởng chủ yếu đến từ doanh thu cho thuê khu công nghiệp (KCN) đạt gần 1.100 tỷ đồng trong khi quý 4/2022 ghi nhận -762 tỷ đồng do quý 4/2022 điều chỉnh giảm trừ doanh thu cho thuê KCN Phú Mỹ 2.

Cả năm 2023 IDC đạt doanh thu 7.237 tỷ đồng (giảm 3% so với cùng kỳ) và LNTT đạt 2.056 tỷ đồng (giảm 21% so với cùng kỳ). Mảng KCN, năm 2023, IDC vượt kế hoạch cho thuê 127ha với gần 170ha đất công nghiệp được ký mới (tăng 28,8% so với cùng kỳ), trong đó KCN Hựu Thạnh dẫn đầu với hơn 62ha, tiếp theo là Phú Mỹ 2 với gần 54ha. Khách thuê trong năm 2023 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, nguyên vật liệu và công nghiệp.

Trong năm 2023 IDC bàn giao 106ha tại KCN Phú Mỹ 2, Hựu Thạnh, Quế Võ 2 và Cầu Nghìn. Vào cuối 2023, IDC còn lại 580ha diện tích thương phẩm KCN có thể cho thuê. Giá thuê trung bình tăng 5,7% theo quý lên 129USD/m2 /kỳ hạn còn lại.

KCN Hựu Thạnh dự kiến còn phải đầu tư thêm 3.000 tỷ đồng, trong đó 300 – 400 tỷ đồng là tiền đền bù, 100 tỷ đồng là tiền sử dụng đất và phần còn lại là tiền xây dựng cơ sở hạ tầng và san lấp. KCN Tân Phước 1 ở Tiền Giang dự kiến sẽ sớm được chính phủ phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư và được kỳ vọng sẽ bắt đầu cho thuê từ cuối năm nay. Giai đoạn 1 của dự án này là 226ha dự kiến triển khai xây dựng trong 2024 – 2025.

Mảng điện doanh thu 2023 đạt hơn 2.900 tỷ đồng (tăng 1,6% so với cùng kỳ) chủ yếu nhờ giá bán điện tăng lên trong khi sản lượng điện phân phối tại các KCN giảm xuống 1.389 triệu Kwh (giảm 7,3% so với cùng kỳ) khi khách thuê cắt giảm sản xuất do nhận được ít đơn hàng hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may. Biên lợi nhuận gộp mảng này cải thiện lên 12,2% (tăng 4% so với cùng kỳ) chủ yếu nhờ nhà máy thủy điện Đăk Mi 3 vận hành trở lại từ tháng 10/2022 sau thời gian dài bảo trì vì lũ lụt.

Trong 2023, tổng sản lượng điện do hai nhà máy thủy điện Đăk Mi 3 và Shrok Phu Miêng sản xuất là hơn 500 triệu Kwh và sản lượng điện phân phối tại các KCN là gần 1.400 triệu Kwh (giảm 7,3% so với cùng kỳ).

Đối với bất động sản nhà ở, công ty giao dịch chuyển nhượng 2,2ha cho AEON dự kiến ghi nhận đầu năm 2024. Giao dịch chuyển nhượng 2,2ha tại Long An cho AEON với doanh thu dự kiến là 437 tỷ đồng.

IDC duy trì tình hình tài chính tốt với nợ ròng duy trì quanh mức 1.300 tỷ đồng trong năm 2023 và tỷ lệ Nợ ròng/Vốn chủ sở hữu ở mức 20,6% (giảm 1,2% so với cùng kỳ).

Theo đánh giá của công ty chứng khoán ACBS, doanh thu năm 2024 của IDICO có thể đạt 9.600 tỷ đồng (tăng 33% so với cùng kỳ) và LNST tăng 24% lên hơn 2.900 tỷ đồng (tăng 78% so với cùng kỳ).

Cụ thể, doanh thu KCN đạt hơn 5.100 tỷ đồng (tăng 56% so với cùng kỳ) nhờ bàn giao khoảng 160ha. Doanh thu điện đạt hơn 3.000 tỷ đồng (tăng 4% so với cùng kỳ) chủ yếu nhờ tăng trưởng sản lượng điện phân phối tại các KCN, đặc biệt là KCN Hựu Thạnh. Doanh thu bất động sản nhà ở đạt hơn 500 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ. Doanh thu BOT tăng 3% so với cùng kỳ đạt 447 tỷ đồng với giả định giá thu phí không thay đổi và lưu lượng xe tăng trưởng 3% so với cùng kỳ.

Theo Đời sốn & Pháp luật

Đại gia buôn lợn Hải Dương dự định mang gia tài khủng làm từ thiện chứ không cho con, hé lộ nguyên nhân

Đại gia Nguyễn Đình Chiến là người sở hữu biệt thự đồ sộ, công viên rộng hàng nghìn mét vuông, dàn siêu xe biển tứ quý dát vàng.

Anh Nguyễn Đình Chiến (sinh năm 1977, ở thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) từng nổi tiếng trên mạng xã hội sau khi tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm ngày cưới vô cùng hoành tráng hồi năm 2022. Anh Chiến cũng nổi tiếng một vùng về độ giàu có, đi lên từ hai bàn tay trắng bằng nghề buôn bán lợn.

Đại gia trẻ tuổi sở hữu biệt thự khủng, dàn siêu xe biển đẹp dát vàng. Anh cũng xây dựng công viên rộng hàng nghìn mét vuông tại quê nhà để bà con có nơi vui chơi.

Gần đây, anh Chiến tương tác khá nhiều trên mạng xã hội và thường xuyên chia sẻ về quan điểm sống, nuôi dạy con cái và làm giàu.

Đại gia buôn lợn Hải Dương dự định mang gia tài khủng làm từ thiện chứ không cho con, hé lộ nguyên nhân- Ảnh 1.
Đại gia Chiến cho biết anh luôn dạy các con phải tự đứng trên đôi chân của mình.

Khi nói về khía cạnh nuôi dạy, định hướng phát triển cho con, đại gia Hải Dương bộc bạch vợ chồng anh dự định sau này về già có thể sẽ đem hết tài sản để làm từ thiện chứ không cho con.

Tôi muốn định hình cho con tôi, cháu tôi là sẽ xây dựng, hình thành một tập đoàn. Quan niệm của tôi về vấn đề con cái thì rất nhẹ nhàng, tự làm tự ăn, tôi chỉ cho kiến thức, dạy chúng sống tử tế, thành người. Sau này đứa nào có tài buôn bán thì tôi sẽ định hướng tư duy cho con, còn tự chúng phải phát triển, tự lo cho cuộc sống”, vị đại gia nói.

Đại gia buôn lợn Hải Dương dự định mang gia tài khủng làm từ thiện chứ không cho con, hé lộ nguyên nhân- Ảnh 2.
Đại gia buôn lợn Hải Dương dự định mang gia tài khủng làm từ thiện chứ không cho con, hé lộ nguyên nhân- Ảnh 3.

Anh Chiến tái hiện hình ảnh những ngày đầu khởi nghiệp với nghề buôn bán lợn. 

Anh cũng chia sẻ câu chuyện cho con trai sang Úc du học khi mới 15 tuổi và chỉ bập bẹ được mấy câu tiếng Anh xã giao.

Cháu còn ít tuổi nên phải nhờ địa phương bên ấy người ta bảo hộ. Tôi muốn cho con sang Úc để học tập kiến thức và trải nghiệm nhiều hơn.

Lúc cháu đi thì cả nhà dặn dò rất nhiều, còn tôi chỉ gọi con ra nói vài câu như hai người đàn ông với nhau.

Tôi bảo con: “Nếu như trước đây ông bà nội của các con mà có tiền của để cho bố thì chắc chắn bố sẽ không có được ngày hôm nay, bố sẽ sống ỷ lại. Bố trải qua những thăng trầm, vấp ngã thì mới được thành công. Cho nên con nhớ lấy một điều: Đàn ông, làm lấy mà ăn, đừng dựa vào người khác, phải đứng bằng đúng đôi chân của mình. Vì sau này con cũng là một người trụ cột gia đình”.

Đại gia buôn lợn Hải Dương dự định mang gia tài khủng làm từ thiện chứ không cho con, hé lộ nguyên nhân- Ảnh 4.
Đại gia Chiến và bà xã.
Đại gia buôn lợn Hải Dương dự định mang gia tài khủng làm từ thiện chứ không cho con, hé lộ nguyên nhân- Ảnh 5.
Biệt thự của đại gia Nguyễn Đình Chiến tại Hải Dương.

Đại gia Nguyễn Đình Chiến nghỉ học từ lớp 6, sau đó theo mẹ ra chợ bán thịt lợn. 3 năm sau, anh quyết định đi buôn lợn theo bố. Ban đầu, anh chỉ buôn bán lợn ở làng, xã sau đó phát triển quy mô lớn hơn.

Thương trường chưa bao giờ là dễ dàng, đã có những lúc, anh Chiến thua lỗ, thậm chí trắng tay. Dẫu vậy, vị đại gia trẻ tuổi không nản chí, nỗ lực tìm cách vượt qua khó khăn để gây dựng được cơ đồ đáng ngưỡng mộ như bây giờ.

Giàu có nhưng anh Chiến được nhận xét là sống chan hòa với bà con lối xóm. Anh cũng thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện tại quê nhà.

Ảnh: FBNV / Theo Đời sống & Pháp luật

Sở hữu ‘đội quân điện’ cực tiên tiến lại rẻ, Trung Quốc khiến hàng loạt ông lớn toàn cầu lo lắng: Cứ phát triển thần tốc như vậy, đến thị trường Mỹ cũng sẽ gặp ‘nguy cơ’

Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đang lo ngại rằng BYD và các thương hiệu đến từ Trung Quốc có thể sẽ “đổ bộ” quá mạnh mẽ vào thị trường của họ khiến hoạt động sản xuất giảm sút và xe buộc phải giảm giá.

Sự “trỗi dậy” của xe điện Trung Quốc

Một chiếc xe điện nhỏ đang có tác động lớn đến ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Không phải bản thân chiếc xe điện đang tạo nên làn sóng đó mà vấn đề nằm ở “giá cả” cũng như khả năng “phá vỡ” ngành công nghiệp ô tô nội địa trên toàn thế giới.

Tại triển lãm ô tô Thượng Hải 2023, BYD đã trình làng công chúng một trong những mẫu xe có tên gọi là Seagull. Nó có giá khởi điểm chỉ 69.800 nhân dân tệ, tương đương hơn 239 triệu đồng và được cho là có mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.

Ngoài ra, việc mở rộng các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc sang châu Âu, châu Mỹ Latinh và các nơi khác đã khiến nhiều giám đốc điều hành của các công ty ô tô cùng một số chính trị gia từ Detroit và Texas đến Đức và Nhật Bản có lẽ đang lo lắng.

Mặc dù Seagull chưa được bán trên đất Mỹ, nhưng BYD đang mở rộng phương tiện của mình trên toàn cầu và một số người tin rằng việc xe do Trung Quốc sản xuất “phủ sóng” khắp xứ cờ hoa chỉ là vấn đề thời gian.

Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu lo ngại rằng các đối thủ đến từ Trung Quốc như BYD do Warren Buffett hậu thuẫn có thể tràn ngập thị trường của họ, làm giảm sản xuất trong nước cũng như giá xe – từ đó gây bất lợi cho ngành công nghiệp ô tô.

Liên minh Sản xuất của Mỹ (AAM) cũng cho rằng việc đưa ô tô giá rẻ của Trung Quốc – được hỗ trợ bởi chính phủ – vào thị trường Mỹ có thể trở thành “vật cản mạnh mẽ” đối với ngành ô tô của nước này.

BYD đã bán được 1,57 triệu xe điện vào năm ngoái, tăng từ 130.970 xe chạy hoàn toàn bằng điện vào năm 2020. Mức tăng trưởng doanh số đó đủ để vượt qua Tesla để trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới vào cuối năm 2023.

Sự phát triển thần tốc của BYD và các hãng xe Trung Quốc khác khiến CEO Tesla Elon Musk hồi tháng 1 phải cảnh báo rằng có thể “các hãng xe Trung Quốc sẽ hạ gục các đối thủ toàn cầu nếu không có rào cản thương mại”.

Nhỏ nhưng có võ

Phạm vi hoạt động được báo cáo của BYD Seagull đạt khoảng 190 dặm trong một lần sạc, xấp xỉ 305km/một lần sạc (hoặc 250 dặm đối với một số mẫu xe nhất định) – không có gì quá đột phá so với các dòng xe điện khác. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở cấu trúc, pin và nguồn cung cấp linh kiện của dòng xe này, theo công ty Caresoft.

Chiếc BYD Seagull được trưng bày trong Triển lãm Công nghiệp Ô tô quốc tế Thượng Hải lần thứ 20

Nghiên cứu ban đầu của Caresoft về BYD Seagull cho thấy nó được thiết kế, chế tạo, thi công hiệu quả và đơn giản nhưng có chất lượng vượt trội và độ đảm bảo đúng như mong đợi.

Với mức giá rẻ như vậy thì đây là một chiếc xe được trang bị tốt. (BYD thậm chí còn hạ giá khởi điểm của chiếc xe xuống 5% vào đầu tháng này, giảm so với mức giá khoảng 11.000 USD vào đầu năm nay.)

Giám đốc điều hành Caresoft Mathew Vachaparampil cho biết bất chấp giá rẻ, BYD vẫn kiếm được lợi nhuận từ Seagull hoặc ở mức hòa vốn tối thiểu.

Để BYD bán Seagull ở Mỹ, hãng sẽ phải đáp ứng các yêu cầu của nước này. Điều này có thể làm tăng thêm chi phí cho chiếc xe. Nhưng chiếc xe này vẫn có thể ra nhập thị trường xứ cờ hoa với giá rẻ hơn hàng chục nghìn USD so với giá trung bình hiện tại của một chiếc xe điện Mỹ, theo báo cáo của Cox Automotive là rẻ hơn 52.000 USD.

BYD tháng trước thông báo sẽ bắt đầu bán Seagull/Dolphin Mini EV ở Mexico với giá khoảng 520 triệu đồng.

BYD đã đạt được thành công trong công nghệ pin và làm chủ hoàn toàn chuỗi cung ứng pin điện của mình. Đáng chú ý nhất là việc BYD có thể phát triển các công nghệ pin với chi phí thấp hơn, sản xuất rẻ hơn nhiều so với pin lithium-ion thường được sử dụng trong xe điện ở Mỹ.

Lo lắng mất thị phần

Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc mở rộng, các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ lại bị thu hẹp ở cả thị trường nội địa và Trung Quốc.

Sự suy giảm của họ ở Mỹ đi kèm với sự xuất hiện của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản như Toyota Motor, Nissan Motor và Honda Motor, cũng như gần đây hơn là gã khổng lồ ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor và Kia.

Theo dữ liệu của ngành, 3 nhà sản xuất ô tô lớn của Mỹ – GM, Ford và Chrysler, hiện thuộc sở hữu của Stellantis, đã chứng kiến thị phần tại Mỹ của họ giảm từ 75% năm 1984 xuống còn khoảng 40% vào năm 2023.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio của bang Florida đã đề xuất tăng mạnh thuế nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc lên 20.000 USD/xe để hạn chế chúng “phủ ngập thị trường ô tô Mỹ”.

Ngoài ra, để cạnh tranh với các thương hiệu Trung Quốc như BYD, Terry Woychowski, chủ tịch công ty Caresoft Global cho rằng các nhà sản xuất ô tô truyền thống cần phải học hỏi, rút kinh nghiệm và thay đổi nhanh chóng.

Terry Woychowski, chủ tịch công ty Caresoft Global

Ông cho biết các công ty như nhà sản xuất ô tô Detroit đều có quy trình, tiêu chuẩn và quy trình làm việc kéo dài hàng thế kỷ, họ nên suy nghĩ lại để cạnh tranh tốt hơn với các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc trước khi những phương tiện như BYD Seagull đổ bộ vào Mỹ.

Ông nói: “Cần phải học, học cách từ bỏ và phải làm điều đó một cách nhanh chóng. Nếu bạn đã làm việc gì đó suốt 100 năm, không có nghĩa là bạn nên tiếp tục. Nó không còn thích hợp nữa”.

CNBC / Bạch Linh / Nhịp sống Thị trường / Cafe