Loạt ảnh hiếm có về chợ Bưởi ở Hà Nội những năm 1920

Là một khu chợ nổi tiếng của Hà Nội xưa, chợ Bưởi họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 Âm lịch hàng tháng. Thông lệ này vẫn dược duy trì đến nay.

Một góc chợ Bưởi thập niên 1920, vị trí đầu đường Thụy Khuê hiện tại. Cảnh cổng tam quan bên đường là của đình An Thái (nay ở số 595 Thụy Khuê). Chợ Bưởi là khu chợ của Kẻ Bưởi, nơi có ba làng chuyên nghề làm giấy nên người Pháp thường gọi chung là làng Giấy (Village du Papier).

Chợ Bưởi dịp giáp Tết năm 1928, chụp từ trong sân đình An Thái. Khu nhà lồng của chợ nằm đối diện ngôi đình. Thời điểm đó chợ nằm ở địa phận tỉnh Hà Đông cũ. Ngày nay nơi này thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Khu nhà lồng của chợ Bưởi, dịp giáp Tết 1928.

Biển người đi mua sắm và vãn cảnh tại chợ Bưởi, dịp giáp Tết 1928.

Quang cảnh ở chợ Bưởi vào một ngày họp phiên, tháng 5/1926. Chợ họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 Âm lịch hàng tháng. Thông lệ này vẫn dược duy trì đến nay.

Các gánh hàng nông sản tề tựu bên ngoài nhà lồng chợ Bưởi, tháng 5/1926.

Cảnh họp chợ gần giếng nước, tháng 5/1926.

Không khí sôi động tại một buổi họp chợ thập niên 1920.

Chợ vẫn rất đông khi đã xế trưa, một ngày họp phiên thập niên 1920.

Những người phụ nữ bán gạo ở chợ Bưởi, thập niên 1920.

Chợ Bưởi xưa trong tranh của Jos-Henri Ponchin (1897-1981).

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

“Ánh sáng và Bóng tối trên châu Âu”: Giải mã nỗi thất vọng của một nhà nhân văn

Liên tục trong những năm gần đây, tên tuổi Stefan Zweig được giới thiệu nhộn nhịp trở lại với khán giả đại chúng. Năm 2020, phim điện ảnh về cuộc đời ông mang tên Trước bình minh được Liên hoan phim châu Âu trình chiếu tại Việt Nam; liền một năm sau đó, truyện vừa Bí mật thiêu đốt tâm can, tác phẩm chân dung – nhân vật Những khoảnh khắc sao sáng của nhân loại được tiếp tục giới thiệu. Gần đây cuốn hồi kí cuối đời của ông, Ánh sáng và Bóng tối trên châu Âu, không chỉ xuất hiện một lần, mà đến hai lần thông qua hai bản dịch khác nhau. Từ đó cho thấy sự ảnh hưởng của Zweig là rất lớn và kéo dài tận đến ngày nay.

Nhà văn Stefan Zweig. Nguồn Prospero’s Isle

ÁNH SÁNG

Trong lời mở đầu cuốn hồi kí này, Zweig đã nói rất rõ về vị trí và vai trò của mình. Theo đó, cuốn sách này không chỉ xoay quanh bản thân ông; mà rộng ra thêm, nó hướng về một lớp người cùng chia sẻ chung một bối cảnh. Họ, những con rối bị động, nạn nhân của chiến tranh và những con người lưu vong. Zweig viết rằng “tôi hoàn toàn không có ý đưa bản thân ra, ngoại trừ dưới vai trò là người giải thích một bài thuyết trình chỉ có hình ảnh; thời đại đưa ra hình ảnh, tôi chỉ thêm từ ngữ vào, và cái tôi thuật lại không thực sự là số phận của riêng tôi, mà là số phận của cả một thế hệ – thế hệ độc nhất của chúng tôi, bị đè nặng bởi định mệnh, trong diễn tiến lịch sử”.

Theo đó, cuốn hồi kí này có thể chia ra làm hai phần và ba thời kì. Phần đầu đẹp nhất và cũng hùng vĩ nhất – sự vàng son của Thủ phủ Wien, Đế quốc Áo Hung đến trước Đệ nhất Thế chiến 1914. Phần 2 và 3, đen tối với mây đen bao bọc, với mốc thời nằm giữa hai cuộc đại chiến; và khi bóng ma Hitler bắt đầu trỗi dậy. Có thể nói, cuốn sách này lớn lao và rộng mở, khi đó không chỉ là một nhánh sông chảy riêng song song, mà đó là những đường nhánh hợp lưu thành con sông thống nhất, hùng vĩ, lớn mạnh và đầy gầm thét.

Zweig, như đã nói trên, từ bỏ vai trò trung tâm để đến đứng dưới ngọn cờ khái quát một cách chung nhất thế hệ mình, dòng máu mình và chủng tộc mình. Wien thời ông sinh ra và lớn lên là một thủ phủ của nghệ thuật, nơi mà mỗi sáng mục tin dân chúng tìm kiếm là sân khấu hôm nay diễn vở kịch gì, chứ không phải là tin thời sự nóng hổi. Người Wien thờ ơ chính trị, đam mê nghệ thuật. Và cũng do đó, những nghệ sĩ phải chịu một áp lực không tưởng, bởi sự khó khăn và khắc nghiệt mà dân chúng dành cho họ. Và đôi khi cũng là lí do mà bất cứ cuốn sách nào của Zweig cũng làm người ta dằn vặt.

Được cai trị dưới chế độ quân chủ và vị Hoàng đế già, Zweig cho thấy sự già lão của vùng đất này – nơi những giá trị mới không được coi trọng, người trẻ thì bị bỏ qua còn nền giáo dục thì thiếu thấu hiểu. Ở đó những người trẻ như Zweig học hỏi lẫn nhau trong những quán cà phê. Họ khát khao một sự tự do, họ muốn tỉnh táo trong nghệ thuật và ham tìm ra những niềm khoái lạc. Giai cấp nghèo khó ở đây là người bảo trợ nghệ thuật, do đó đế chế này luôn tồn tại vững bền tưởng chừng bất di bất dịch.

Bản chất của người Do Thái cũng được Zweig gọi ra, với sự ham thích vùi mình vào trong trí thức. Trong vương quốc ấy, các dân tộc và các số mệnh vận xoắn vào nhau, mà những bất hòa đã được thấy trước. Ở đây là những người Do Thái sùng đạo, kia là những người tư tưởng tự do, ở đây là người Do Thái xã hội chủ nghĩa, kia những người Do Thái tư bản chủ nghĩa… họ nối đuôi nhau và tất cả đều không muốn đứng chung dưới một viên chỉ huy. Có lẽ khác biệt vẫn luôn ngấm ngầm, chỉ là ta có thấy được điều đó hay không. Zweig là một thành phần, ở giữa trung tâm, và rất có thể do đó mà ông nhìn rõ những gì thật sự.

Trong phần đầu tiên này, chương viết về Tình dục có thể nói là đặc sắc và cuốn hút nhất, vì rất hiếm có ai bóc trần vùng đất mình yêu thực tế và đầy sinh động như ông. Zweig không khoan nhượng đã khui lên được những điều rất lạ mà “thành phố che đậy” như “chính cống rãnh nó nằm bên dưới”. Ở đó, những chuyện mại dâm vào tay của các văn hào sẽ được hô biến thành “trà hoa nữ”. Trong khi những chuyện động chạm thì không ai nói, từ bạn bè, cộng đồng, gia đình cho đến trường học. Thời đó thói giấu diếm ấy đầy đạo đức giả và phi tâm lí. Điều này thể hiện thông qua trang phục mà họ mặc, khi phụ nữ với corset siết chặt và váy phồng nặng nề không lộ thứ gì. Những cô phường vẫy thì đứng đầy đường như là họp chợ. Một Wien giả hiệu và đầy bề ngoài đã được khắc họa vô cùng sinh động.

Ở đó, một châu Âu hào hoa, một Áo già cỗi, một Wien nghệ thuật… đã được Zweig khắc họa rất sâu sắc mà cũng đặc biệt. Ông như người dẫn tàu hướng khán giả đến cuộc hành trình, đầy nuối tiếc nhưng cũng dịu dàng và thanh lịch. Thế nhưng, mọi thứ chỉ kết thúc khi vào một ngày đẹp trời ở Áo, chỉ một khoảnh khắc trước khi tiếng súng đầu tiên vang lên; và mọi thứ đã thay đổi đến độ chóng mặt ngay sau đó.

BÓNG TỐI

Sự kiện Zweig cùng vợ tự hủy hoại mình ở Brazil khi Đệ nhị thế chiến đến gần chắc hẳn sẽ khiến nhiều người giật mình vì động cơ của hành động ấy. Bởi nhẽ vì sao ông phải tự sát, khi đương lúc đó đang ở rất xa trung tâm cuộc chiến, cũng như khi đó châu Mĩ còn chưa trở thành sân sau hay thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Thế thì điều gì đã áp bức ông, khiến hành động bất lực cuộn trào thành cơn bĩ cực? Cuốn hồi kí này chính xác là lời đáp cho những suy tư đó, bởi nhẽ không chỉ là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu luận… Zweig còn là nhà nhân văn mơ sự đoàn kết và thống nhất châu Âu.

Bước từ thời kì vàng son của Đế quốc Áo – Hung và thành Wien nghệ thuật ở phần đầu, Bóng tối trong cuốn hồi kí của Zweig trải dài từ những ngày cận Đệ nhất Thế chiến 1914, thời kì bị kềm kẹp trong cơn sốt hầm hập của mầm mống ngày càng dâng cao, và khép lại khi bối cảnh lịch sử không cho phép chọn khác là sự cầm quyền của Hitler, một nhóm đã từng có số lượng khá khiêm tốn mà Zweig nhìn thấy ở công viên trung tâm, và ngay cả ông khi đó cũng chưa bao giờ ngờ tới có ngày nó sẽ lớn mạnh và khuấy đảo thế giới.

Nước Áo hồi trước thời khắc 1914 và tiếng súng đầu tiên vẫn trong xanh và đẹp đẽ một cách không ngờ. Thế nhưng chỉ sau một trận chiến, khi liên minh thua trận, đời sống con người đã đổi khác, mà dường như cơn cuồn nộ này đã được Zweig khắc họa trong cảnh khốn cùng của Khát vọng đổi đời. Ở thời điểm đó, “Bánh mì vỡ vụn màu đen và có vị hắc ín và keo dán, cà phê được chiết xuất từ lúa mạch cháy đen, bia là một thứ nước vàng vàng, socola là cát nhuộm màu, khoai tây đông cứng; phần lớn đều nuôi thỏ, để không quên hoàn toàn mùi vị của thịt, một gã trai trẻ đã bắn một con sóc trong vườn chúng tôi để cải thiện bữa ăn ngày chủ nhật, và những con chó hay mèo được nuôi dưỡng tốt hiếm khi trở về sau những chuyến đi dạo xa.” Và chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ trong cuốn tiểu thuyết đó, Zweig viết một câu vô cùng ấn tượng về thời khắc này, rằng “Trong khi anh đang ngủ thì đồng tiền lại mất giá, trong khi anh đang thay đôi giày há mõm bằng đôi guốc gỗ để chạy vội ra cửa hàng thì nắm giấy bạc đã chẳng còn giá trị gì nữa, lúc nào cũng thấy người ta chạy ngược chạy xuôi, nhưng hình như chẳng kịp làm một việc gì”. Lạm phát lên đến đỉnh điểm, thiếu ăn, nghèo đói; trong khi ngân khố quốc gia càng thêm oằn gánh vì khoản nợ chiến tranh, từ đó “từ thành phố lớn, đến thành phố nhỏ và cuối cùng thì làng nào cũng tự in “tiền khẩn cấp”, đồng tiền mà đi ngay sang làng bên cũng đã bị từ chối và rốt cuộc, bị vứt bỏ, khi người ta nhận ra nó vô giá trị.”

Viết những dòng này chắc hẳn Zweig đã khá đau đớn trước hiện thực cuộc sống. Ông có thể đã sống vô cùng yên ổn ở Thụy Sỹ mà không cần phải bước chân sang đường biên giới để thấy được đất nước đã thành ra sao, thế nhưng tiếng gọi bi thiết của dòng tộc, của thế hệ và cả mẹ mình đã mang ông về, để ngày càng sáng rõ vũng bùn xám xịt của sự khốn cùng, trong cái xa xỉ của kẻ hưởng lợi từ chiến tranh lơ lửng phát sáng lân quang như ma trơi.

Zweig cũng cho thấy khi Đệ nhị thế chiến đến gần, tầng lớp thanh niên ở Wien thời đấy chẳng còn ao ước một cuộc chiến nhanh chóng như năm 1914 họ đã tham gia. Bởi lẽ “thế hệ năm 1939 thì đã biết đến chiến tranh. Họ không còn nhầm lẫn. Họ biết nó không lãng mạn, mà là dã man. Họ biết rằng nó có thể sẽ kéo dài nhiều năm, những khoảng thời gian không thể bù đắp lại được của cuộc đời. Họ biết rằng người ta không lao đến kẻ địch với lá sồi và những dải băng nhiều màu sắc, mà lay lắt đầy chấy rận và chết vì khát trong các chiến hào hay nơi đóng quân, rằng người ta đã bị dập nát hay trở thành tàn phế trước khi kịp nhìn thấy kẻ địch một lần.”

Thế nhưng thời ấy văn chương vẫn còn giá trị; những tờ báo có ý kiến đảo chiều vẫn được công nhận và được các nhà cầm quyền dè chừng. Zweig vẫn có tiếng nói và là tượng đài với Mussolini, bởi sự ham thích say mê văn học. Và cùng những tiếng nói nhân văn khác như Romain Rolland, như Rilke và rất nhiều những nhân vật khác; họ phối hợp cùng nhau để hướng sự chú ý đến những cuốn sách, bài viết, tập luận; để từ đó kết thành những ý tưởng nhất định, giành lại nhân văn và những gì là con người nhất.

Nhưng đó chỉ là khởi đầu, cho đến khi các tác phẩm của ông bị đốt và bị cắm đinh. Những người bạn khác hoặc quá yếm thế, hoặc lui về hậu trường, hoặc ủng hộ nhưng không công khai như Rilke và Rolland; cùng sự lớn mạnh của “người hàng xóm” bên ngôi nhà trên núi, tất cả đã khiến Zweig ngày càng chìm vào sầu khổ và tuyệt vọng. Khép lại cuốn sách, khi Hitler ngày càng nổi lên, thì lai lịch của một “enemy alien” hay “người ngoại quốc thù địch”, là những gì sau cùng mà Zweig sở hữu.

Như đã nói ở phần đầu, với cuốn hồi kí này Zweig là trung tâm kể chuyện, nhưng nó không xoay quanh ông, mà là những người không quê hương cùng thế hệ, cùng cảnh huống và cảnh lầm than. Zweig rất ít bộc lộ mình, mà chỉ kể về những người cùng thời, những người Do Thái hay bè bạn mình; nhưng trong những dòng văn tưởng như bất tận, người đọc vẫn có thể thấy được một nhà văn với lối viết “vứt khỏi thuyền những thứ không cần thiết”. Zweig có thể viết cuốn sách tám, chín trăm trang; nhưng quá trình chắt lọc và làm rõ cấu trúc sẽ ngày càng vứt những thứ không phù hợp ra, để cuối cùng, tham vọng của một nhà văn mong muốn biết nhiều hơn là có thể nhìn thấy được hiển hiện bên ngoài.

Trong cuốn sách này, một Zweig thích đi và thám hiểm các nền văn hóa từ Á sang Âu cũng được lột tả, để rồi sau này Những khoảnh khắc sao sáng của nhân loại cũng là một dấu mốc chói lọi của ông. Bên cạnh đó, một nhà văn ham thích sưu tập chữ kí, những di vật độc bản, đầu tiên và đẹp đẽ cũng hiện ra; bên cạnh kỉ niệm và các câu chuyện về Maxim Gorky, về Augustine Rodin nhà điều khắc, về Romain Rolland hay ngay cả Rilke. Hồi kí của Zweig không mang tính chất cá nhân, mà nó phổ quát và rộng lớn hơn, trở thành “một bức chân dung tuyệt đẹp về một thời đại nhảy múa mê hoặc bên rìa diệt vong”.

***

Ánh sáng và Bóng tối trên châu Âu có thể nói có giá trị vô cùng lớn lao, không chỉ bởi đã ghi lại những cảm xúc trước quyết định tự hủy mình, mà nó còn là một khảo cứu, một chứng nhân, một bằng chứng cho những gì cuồng loạn và man rợ nhất từng quét qua, để cõi lòng của nhà nhân văn xúc động mạnh mẽ. Vẫn là một Zweig đầy nhạy cảm và đẹp đẽ, cuốn hồi kí này thật quan trọng và sẽ còn sống mãi.

NGÔ THUẬN PHÁT / VĂN HỌC SAIGON

Lá một loại quả pha nước là ‘thuốc’ bổ tim, kiểm soát đường huyết hiệu quả

Không chỉ quả ổi mà lá ổi cũng được cho là loại dược liệu tốt cho sức khoẻ, vậy nước lá ổi có tác dụng gì?

Ổi là loại quả quen thuộc với người Việt, được coi là một trong những siêu trái cây với nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng biết tác dụng của lá ổi. Lá ổi non là thảo dược được sử dụng trong Đông y cũng như tại Mexico và một số vùng ở Nam Mỹ.

Cách tận dụng lá ổi phổ biến nhất là pha trà lá ổi. Với lá ổi khô hãy hãm 2,5-5g lá với 250ml nước đun sôi trong khoảng 10 phút. Với lá ổi tươi, bạn cần rửa sạch 5-10 lá sau đó thả vào 500ml nước đang đun sôi, đậy kín và hãm với lửa nhỏ trong 10 phút. Ngoài ra lá ổi còn được sử dụng trong các món ốc hấp, cá kho, nem cuốn,… Dưới đây là những tác dụng đã được khoa học chứng minh của trà lá ổi:

Hạ mỡ máu, tốt cho tim mạch

Trang Healthline dẫn một một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi chất cho hay, những người tham gia nghiên cứu uống trà lá ổi có mức cholesterol thấp hơn sau 8 tuần. Một nghiên cứu công bố năm 2011 trên tạp chí Hóa học và Vật lý cũng cho thấy các hợp chất trong lá ổi giúp hòa tan cholesterol “xấu”.

Các nghiên cứu khác nhau kết luận người sử dụng trà lá ổi thường xuyên trong 3 tháng sẽ thấy kết quả tích cực với mỡ máu, ôn định huyết áp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và duy trì sức khỏe tim mạch.

Lá một loại quả pha nước là 'thuốc' bổ tim, kiểm soát đường huyết hiệu quả- Ảnh 1.
Lá ổi rất tốt cho sức khoẻ.

Lá ổi giúp chữa tiêu chảy

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, một trong những tác dụng được sử dụng phổ biến của lá ổi chính là chữa tiêu chảy.

Nguyên nhân chính là do trong lá ổi và búp ổi non có chứa các tanin và một số chiết xuất gây ức chế hoạt động của vi khuẩn staphylococcus aureus và E.coli. Từ đó, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh lý tiêu chảy. Bên cạnh đó, việc sử dụng lá ổi non cũng giúp săn niêm mạc ruột tốt hơn.

Ổn định lượng đường trong máu

Lá ổi có tác dụng gì đối với sức khỏe? Có thể bạn chưa biết, sử dụng lá ổi có tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu và tính trạng kháng Insulin. Do đó, sử dụng lá ổi rất tốt cho người bị tiểu đường.

Lá ổi có tác dụng này là do nhóm các chất nhu Avicularin, Quercetin có khả năng ức chế sự hấp thụ glucose.

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Với sự có mặt của các chất chống oxy hóa, sử dụng lá ổi có tác dụng làm giảm quá trình hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân gây dẫn tới sự hình thành của các tế bào ung thư. Trong đó, thành phần lycopen có hiệu quả cao trong phòng ngừa và điều trị ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.

Giảm cân

Một trong những tác dụng khác của lá ổi được chị em yêu thích chính là hỗ trợ giảm cân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lá ổi giúp làm giảm các trình nạp tinh bột và chuyển hóa đường vào cơ thể. Do đó, chị em có thể sử dụng trà lá ổi, nước ép lá ổi hoặc nước lá ổi xay cùng nước hoa quả để cải thiện vóc dáng.

Cải thiện sức khỏe răng – miệng

Nếu bạn vẫn thắc mắc liệu lá ổi có tác dụng gì đối với sức khỏe thì đây chính là câu trả lời tiếp theo mà bạn có thể chưa biết. Đó chính là việc cải thiện sức khỏe cho nướu – răng miệng.

Nguyên nhân chính là do trong lá ổi có chứa hoạt chất astringents với tác dụng làm chặt chân răng, giảm nhẹ các cơn đau tại nướu. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng lá ổi tươi đã rửa sạch và giã nát. Sau một thời gian ngắn, các cơn đau răng – nướu sẽ có xu hướng giảm nhẹ. Tình trạng viêm – nhiễm khuẩn nướu cũng sẽ được cải thiện rõ rệt nếu sử dụng phương pháp này thường xuyên.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Uống trà lá ổi thường xuyên giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Lá ổi làm dịu thần kinh và xoa dịu tâm trí của bạn, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Lưu ý khi sử dụng lá ổi

Lá ổi tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên uống 1-2 ly trà/ngày sau bữa ăn, uống lạnh hay uống nóng đều mang lại hiệu quả nhưng không nên uống quá nhiều để tránh các vấn đề về đường tiêu hóa. Người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước thêm loại trà này vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Trên đây là những tác dụng tuyệt vời của lá ổi với sức khoẻ. Hãy sử dụng lá ổi đúng cách để tốt cho sức khoẻ nhé.

Theo Thanh Thanh / VTCnews / Cafe

Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ, Hàn Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới.

Việt Nam vừa sở hữu thêm một ‘gà đẻ trứng vàng’ xuất khẩu đứng trong top đầu của thế giới trong 2 năm gần đây là mặt hàng điện thoại và linh kiện. Theo báo cáo từ HSBC, kể từ năm 2021, thị phần điện thoại thông minh của Việt Nam trên toàn cầu đã tăng đáng kể. Việt Nam đã giành 13% thị phần, nhanh chóng vượt qua Ấn Độ vươn lên vị trí nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc. Hơn 50% điện thoại thông minh trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc.

Theo The Hindu, Bộ trưởng Công nghệ Thông tin Ấn Độ Rajeev Chandrasekhar đề cập trong một bản báo cáo gần đây rằng Việt Nam đã thu hút nhiều nhà sản xuất nước ngoài và không ngừng gia tăng thị phần xuất khẩu trong những năm qua, vượt qua cả ông lớn Hàn Quốc để trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh (smartphone) lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Trong tháng 1/2024, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam đã thu về hơn 5,5 triệu USD, tăng mạnh 50,4% so với tháng trước đó và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.

Vượt Ấn Độ, Hàn Quốc, ngành hàng này của Việt Nam vừa vươn lên top 2 toàn cầu: Mỹ soán ngôi Trung Quốc trở thành khách hàng lớn nhất- Ảnh 2.
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu như trong năm 2023, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của điện thoại các loại và linh kiện với thị phần 31% và Mỹ là khách hàng lớn thứ 2 với thị phần 15% thì bước sang năm 2024 đã có sự thay đổi ngược lại.

Mỹ đã vươn lên trở thành khách hàng lớn nhất với hơn 1,39 tỷ USD trong tháng đầu năm, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm tỷ trọng 25% trong số các thị trường xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Vượt Ấn Độ, Hàn Quốc, ngành hàng này của Việt Nam vừa vươn lên top 2 toàn cầu: Mỹ soán ngôi Trung Quốc trở thành khách hàng lớn nhất- Ảnh 3.
Số liệu tháng 1/2024. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Xếp thứ 2 là thị trường Trung Quốc với hơn 734 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 13%. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 với hơn 330 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 6% tỷ trọng.

Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện chỉ đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (khi đó hàng dệt may giữ vị trí dẫn đầu, đạt 11,2 tỷ USD, tỷ trọng chiếm 15,5%). Trong suốt giai đoạn 2011 đến 2021, nhóm hàng điện thoại và linh kiện liên tục đạt tốc độ tăng cao. Bình quân cả giai đoạn 2011-2021 tăng 34%.

Trong năm 2023, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đã thu về hơn 52,3 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2022, đồng thời là mặt hàng có trị giá xuất khẩu cao thứ 2 trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, chỉ sau máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2023, sản lượng điện thoại di động của Việt Nam đạt hơn 197,3 triệu chiếc, giảm 9,9% so với năm 2022.

Các chuyên gia dự báo trong năm 2024, thị trường smartphone toàn cầu sẽ lạc quan hơn, ước tính 1,17 tỷ chiếc điện thoại thông minh sẽ được bán ra thị trường và sẽ xuất hiện điện thoại tích hợp các công nghệ AI, VR cùng sự cạnh tranh gay gắt của 2 ông lớn là Apple và Samsung.

Như Quỳnh / Nhịp sống thị trường / Cafe VN

Thấy gì sau con số 1,18 tỷ USD tiền lãi từ Bitcoin của người Việt?

Năm 2023, thị trường đi lên, người Việt thắng 1,18 tỷ USD từ tiền ảo. Năm 2022, thị trường đi xuống, người Việt đã gánh lỗ bao nhiêu? 

Ảnh Canvas

Theo báo cáo của Chainalysis, người chơi tiền số tại Việt Nam kiếm được gần 1,18 tỷ USD năm 2023 từ Bitcoin và các loại crypto khác, đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ (9,36 tỷ USD) và Anh (1,39 tỷ USD). Tổng cộng, trong năm 2023, các nhà đầu tư tiền số trên toàn cầu kiếm được 37,6 tỷ USD.

Các quốc gia khu vực châu Á đạt nhiều thành tựu nhất trong việc khai thác lãi từ tiền số. Và Việt Nam đứng đầu khu vực này.

Ảnh Chainalysis

Bao nhiêu người Việt chơi tiền ảo để có khoản lãi 1,18 tỷ USD?


Thống kê số lượng người nắm giữ tiền ảo, Crypto Crunch App cho biết Việt Nam bất ngờ đứng thứ 3 bảng xếp hạng với tổng số 25,9 triệu người (chiếm hơn 26,5% dân số). Ấn Độ đứng đầu về lượng người sở hữu tiền ảo trên thế giới với 157,6 triệu người (chiếm 11,1% dân số). Xếp thứ hai là Mỹ với 44,3 triệu người (chiếm 12,9%).

Lãi từ tiền ảo theo năm/Nguồn Chainalysis

Trong năm 2023, trung bình mỗi người Việt chơi tiền ảo sẽ nhận được 45,5$ lãi. Khoản tiền đầu tư của người Việt vào tiền ảo hiện chưa được công bố.

Từ góc độ lạc quan, thị trường tiền ảo toàn cầu đã thắng lớn trong năm 2023 với tổng lãi toàn cầu là 37,6 tỷ USD, trong đó người Việt thu được 1,18 tỷ USD.

Lùi lại thời điểm năm 2022, thị trường toàn cầu kết thúc với tổng lỗ 127,1 tỷ USD thì người Việt được chia lỗ bao nhiêu? Con số này đã không được các báo cáo công bố.

Thị trường tiền ảo luôn song hành với sự tăng trưởng, suy thoái bất chợt, phụ thuộc vào dòng tài chính đổ vào/rút ra khỏi thị trường chứ không được đảm bảo bằng dòng vận chuyển tiền hàng thực chất.

Năm 2024 được dự báo là năm tích cực của tiền số. Từ đầu năm, Giá của Bitcoin đã tăng 65%, từ 44.172 USD (ngày 1/1/2024) lên đỉnh điểm 73.135 USD (14/3/2024). Nhưng chỉ trong 5 ngày gần đây (15-19/3/2024), đồng Bitcoin đã mất giá gần 9000 USD (từ 72.000 USD xuống 63.100 USD).

Bên cạnh rủi ro về giá, các rủi ro liên quan tới tính pháp lý, sự tồn tại của các sàn giao dịch trung gian cũng làm không ít người Việt bay trắng vốn trên thị trường này.

Nguyên Hương (t/h) / Shoha VN

Trung Quốc: Khi xã hội do những bệnh nhân tâm thần lãnh đạo

Trong số các trường hợp quan chức Trung Quốc thiệt mạng đã không ít vụ việc do tự sát – nguyên nhân vì họ quá lo sợ chịu tội do tham nhũng, hay vì họ bị bệnh tâm thần?

Người trong bệnh viện tâm thần tại Trung Quốc hướng về ảnh của Mao Trạch Đông. (Nguồn: MXH)
Ngày 13/3, ông Lưu Hãn Đông (Liu Handong) – nguyên Bí thư Ban Chính pháp thành phố Nam Kinh và là Phó Chủ tịch Ban Thường vụ Nhân đại tỉnh Giang Tô – bị bắt vì nghi ngờ nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực. Tin tức khiến người ta liên tưởng đến án mạng của ông La Chí Quân (Luo Zhijun) – cựu Bí thư tỉnh Giang Tô. Ông La Chí Quân là cấp trên cũ của ông Lưu Hãn Đông, trước ngày ông Lưu Hãn Đông ‘ngã ngựa’ (1/4/2023), ông ta đã tự tử bằng cách nhảy khỏi một tòa nhà – nguyên nhân được cho là do trầm cảm. Ông La Chí Quân cũng là cựu Chủ tịch Ban Thường vụ Nhân đại tỉnh Giang Tô.

Sự kiện khiến một lần nữa khiến công luận lại chú ý đề tài về các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị bệnh tâm thần. Giới quan sát chỉ ra rất nhiều trường hợp không kể hết về quan chức Trung Quốc sống trong bất an vì tham ô hoặc liên đới trong các vụ án, dẫn đến họ bị trầm cảm hoặc bệnh tâm thần. Nguyên nhân và cách thức tự sát cũng đủ loại kỳ lạ; phần lớn là do hệ thống bạo lực, tham nhũng, phản nhân loại của ĐCSTQ gây ra, khiến họ từ bình thường trở nên bất bình thường, hậu quả là gây ra vô số tai họa cho xã hội.

Cán bộ tâm thần lãnh đạo phi lý trí
Tin tức về các quan chức ĐCSTQ tự tử do trầm cảm thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Có thể kể một số trường hợp xảy ra những năm gần đây như: Zheng Xiaosong – nguyên Phó Tỉnh trưởng Phúc Kiến, Thứ trưởng Ban Liên lạc Quốc tế ĐCSTQ, Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Trung ương ĐCSTQ tại Ma Cao, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; hay như Li Fuxiang – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối… Những trường hợp xa hơn được biết đến có 3 người thân thiết của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông: Lạc Thiếu Hoa, Giang Thanh, và Mao Ngạn Thanh.

Trầm cảm được Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa “rối loạn tâm thần”. Bách khoa toàn thư Baidu Trung Quốc giải thích là “một triệu chứng của bệnh thần kinh, một căn bệnh do rối loạn chức năng cơ thể, bao gồm  các triệu chứng như mất ngủ, lo lắng, nghi ngờ, sợ hãi, ám ảnh cưỡng chế, suy nhược thần kinh, nôn mửa do thần kinh…”. Giải thích của Wikipedia, “Về mặt y tế được phân loại là rối loạn tâm thần và hành vi, trầm cảm là triệu chứng của một số rối loạn tâm trạng”. Nhìn chung tình trạng này thuộc loại bệnh tâm thần.

Nhìn vào những vụ tự tử của các quan chức ĐCSTQ trong những năm gần đây cho thấy một số lượng lớn trong số họ mắc chứng trầm cảm, nói cách khác nếu truyền thông không đưa tin về những vụ đó thì người dân sẽ không biết rằng bản thân đang được lãnh đạo bởi một nhóm bệnh nhân tâm thần.

Các quan chức tâm thần thường thiếu lý trí trong việc ra quyết định, ra lệnh và thực hiện các chính sách lớn, trước khi họ bị phát hiện bệnh và tự sát thì những mệnh lệnh của đã được thực thi trên diện rộng, bởi loại người này dễ nổi giận với những người phản đối ý kiến ​​họ, điều này thường dẫn đến hậu quả là xã hội  xảy ra những sự việc trái với lẽ thường và quy luật tự nhiên, gây ra những thảm họa và hỗn loạn xã hội, người dân không thể hiểu vì đâu quan chức đã làm như vậy. Ví dụ, cán bộ quản lý nông nghiệp vào nông thôn nhổ cây, bắt gà, bắt chó, phá ruộng, phá chuồng chăn nuôi; cảnh sát giao thông đến các bản làng miền núi xa xôi, trèo lên nóc nhà trang trại để kiểm tra tình trạng lái xe khi say rượu; các tòa nhà bị cháy nổ thì quan chức bắt giữ những người dân thường chụp ảnh để phá hủy hiện trường… Hoặc tiêu biểu như những vấn đề xã hội trong lịch sử dẫn đến thảm họa mà nhiều người bình thường phải vò đầu bứt tóc suy nghĩ về thần kinh của những người ra mệnh lệnh: trong đó có kế hoạch hóa gia đình mỗi gia đình chỉ được sinh một con, thế rồi lại thay đổi “có nhiều con là niềm vinh dự của cha mẹ”, hay Cách mạng Văn hóa và Đại nhảy vọt; lệnh không được thu hoạch ngũ cốc khi vào vụ thu, mà phải  suốt ngày đi bắt chim sẻ, chuột…

Vài ví dụ
Vài năm trước, ông Lưu Vệ Đông (Liu Weidong, 54 tuổi) – Ủy viên Thường vụ và Phó thị trưởng thành phố Thái An tỉnh Sơn Đông – đã treo cổ tự tử gần chùa Puzhao trong Khu thắng cảnh Thái Sơn (Taishan). Sau đó người ta chính thức công bố nguyên nhân tự tử của ông ta là do trầm cảm. Một công chức của Sở Du lịch cho biết, khi còn là phó thị trưởng, ông ta ra lệnh xây dựng đền chùa và cảnh quan nhân tạo dưới chân núi Thái Sơn, sau đó ra lệnh phá bỏ, những mệnh lệnh thay đổi liên tục của ông ta làm mọi người bối rối và căng thẳng.

Thật trùng hợp, vào ngày Lưu Vệ Đông treo cổ tự tử, ông cựu thị trưởng Từ Tuyết Tuấn (Yu Xuejun) thành phố Khai Bình tỉnh Quảng Đông đã rơi từ tầng 18 chung cư của mình và thiệt mạng. Có người trong văn phòng chính quyền thành phố nói: Chúng tôi như được giải thoát, không phải ngày ngày nghe ông ta gào hét, chỉ đạo linh tinh, mỗi ngày đều đề nghị làm sao cho giá cổ phiếu tăng lên, nữ thư ký không biết cách cũng không biết sử dụng phần mềm máy tính đã bị hành cho tinh thần rối loạn phải nghỉ việc.

Từ năm 2009, ĐCSTQ bắt đầu quan tâm đến sức khỏe tâm thần của các quan chức. Dữ liệu được giám đốc Zhu Zhuohong của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sức khỏe tâm thần công chức quốc gia thuộc Viện Tâm lý học – Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cung cấp cho China News Weekly cho thấy, trong 7 năm từ 2009 – 2016 có tổng cộng 245 quan chức đã do trầm cảm mà tự tử, mất tích hoặc bị nghi ngờ tự tử.

Các nguồn tin cho biết, những năm gần đây trường hợp trầm cảm này đặc biệt nhiều trong quan trường ở Tân Cương, về cơ bản hơn một nửa số quan chức trong tất cả các cơ quan Đảng và Chính phủ đều bị trầm cảm ở một mức độ nào đó.

Chuyên gia kể về trải nghiệm
Trong một cuộc phỏng vấn với China News Weekly, giáo sư Hứa Yên (Xu Yan) thuộc Viện Tâm lý học – Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho biết, có quan điểm cho rằng tỷ lệ tự tử trong giới quan chức cao gấp 100 lần so với người dân thường –quan điểm này chưa có chứng minh gì thuyết phục; cũng có người nói quan chức trầm cảm vì từng tham nhũng khiến họ lo sợ bị bắt; nghiên cứu do Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương chủ trì cho thấy “nhiều quan chức chết bất thường không phải vì lo sợ chịu tội nên tự sát, mà đáng quan tâm là vấn đề sức khỏe tâm thần của họ. Các quan chức trầm cảm trước khi tự sát thường có các triệu chứng như ảo giác và hoang tưởng bị hãm hại…”.

Giáo sư Hứa Yên kể quá trình bà hợp tác làm việc hoặc trao đổi với quan chức, một quan chức đã từng nói với bà: “Cô Xu, cô có nhìn thấy cửa sổ này không? Bây giờ khi tôi nhìn thấy cửa sổ này, tôi cảm thấy muốn nhảy xuống. Đúng vậy. Khi tôi nhìn thấy cửa sổ này, tôi cảm thấy muốn nhảy xuống”.

Điều kỳ lạ là khi các quan chức bị trầm cảm, họ hiếm khi hỏi ý kiến ​​bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia. Một số quan chức không dám đến bệnh viện vì sợ ảnh hưởng đến việc thăng chức, cũng không dám tiết lộ sự việc mà mời các thầy phong thủy đến nhà, sắp xếp lại đồ đạc. Sau một thời gian, nếu không hiệu quả sẽ nhờ một thầy phong thủy khác đến…

Khi giáo sư Hứa Yên kể về kinh nghiệm giảng dạy về sức khỏe tâm thần cho các quan chức, bà nói rằng bà nhận thấy nhóm này rất tích cực trong các buổi giảng, họ rất thích nghe các khóa học về tự chẩn đoán và điều chỉnh căng thẳng tâm lý. Bà cũng phát hiện rất ít người trong số họ sẵn sàng bộc lộ cảm xúc, thường không thừa nhận bản thân có vấn đề về tâm lý. Bà thường để lại số điện thoại, sau giờ học luôn có người gọi cho bà, tuy nhiên những người gọi điện thoại này thường có chút dè dặt, có thể suy nghĩ việc giảm thiểu để lại dấu vết, một số người thậm chí còn cố tình sử dụng điện thoại công cộng. Một số người sẽ tìm một nơi mà họ cho là an toàn và bố trí cuộc hẹn với bà để hỏi về vấn đề tâm lý của bản thân. Trong cuộc trò chuyện, bà cũng phải hứa với họ sẽ giữ bí mật và sẽ không ghi âm hoặc ghi hình toàn bộ quá trình trò chuyện.

Vương Bạch Mã, Vision Times / Trí thức VN (Còn tiếp…)