Chùm ảnh: Soi từng ngóc ngách nơi chôn cất hoàng đế Napoleon

Sau khi Napoleon mất, thi hài của ông đã được vua Louis-Philippe chuyển tới đây năm 1840. Mộ của vị hoàng để nổi tiếng được làm bằng đá hoa cương, có hình một chiếc yên ngựa cách điệu.

Được vua Louis XIV của nước Pháp cho xây dựng vào cuối thế kỷ 17, điện Invalides là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của thành phố Paris. Ảnh: Paristickets.tours.

Với mục đích ban đầu là bệnh viện dành cho các thương bệnh binh của quân đội hoàng gia, cung điện đã được thiết kế với các tòa nhà chức năng như bệnh viện, nhà điều dưỡng, doanh trại và tu viện. Ảnh: Paristickets.tours.

Các dãy nhà của điện Invalides được xây dựng vuông góc và đối xứng Đông Tây, tạo thành 15 sân và vườn nhỏ bên trong. Sân lớn nhất mang tên sân danh dự (cour dʼhonneur), nằm ở chính giữa. Hai dãy nhà phía Đông và Tây là bốn phòng ăn tập thể lớn, có thể phục vụ tới 1.500 người. Ảnh: Westend61.

Phía Nam của cung điện là nhà thờ Saint Louis, vừa là nhà thờ quân đội, vừa là nhà thờ hoàng gia. Công trình có mái vòm dát 10 kg vàng, phần đỉnh vòm cao trên 30 mét. Ảnh: Bookyourtour.com.

Vào thời kỳ cao điểm, có 4.000 thương binh an dưỡng ở đây. Họ được chia thành các nhóm làm việc trong xưởng may quân trang, đóng giày, đóng sách và sản xuất thảm. Ngoài ra có khoảng 100 người bị thương nặng được điều trị trong bệnh viện. Ảnh: Musement.

Dưới thời Napoleon Đại đế, điện Invalides đã trở thành khu nghĩa trang của quân đội Hoàng gia. Sau khi Napoleon mất, thi hài của ông đã được vua Louis-Philippe chuyển tới đây năm 1840. Ảnh: The Past.

Đặt dưới mái vòm nhà thờ Saint Louis, mộ của vị hoàng để nổi tiếng thế giới được làm bằng đá hoa cương, có hình một chiếc yên ngựa cách điệu. Ảnh: Vecteezy.

Điện Invalides tiếp tục chức năng dưỡng đường và bệnh viện quân y cho tới cuối thế kỷ 19. Năm 1900, nơi đây chỉ còn 127 bệnh binh trú ngụ và chức năng bệnh viện bị loại bỏ. Ảnh: Ministère des Armées.

Giai đoạn Thế chiến I và Thế chiến II, điện Invalides trở thành nơi yên nghỉ của nhiều tướng lĩnh Pháp tham gia hai cuộc đại chiến này. Dưới thời kỳ Charles de Gaulle, cung điện suýt được sử dụng làm dinh Tổng thống. Ảnh: Wikipedia.

Hiện nay điện Invalides thuộc Viện thương binh quốc gia, tiếp tục là nơi điều dưỡng cho khoảng 100 thương bệnh binh. Đây cũng là một bảo tàng vũ khí nổi tiếng, sở hữu những bộ sưu tập của các vị vua Pháp, trong đó có nhiều hiện vật quan trọng của lịch sử quân sự thế giới. Ảnh: Bookyourtour.com.

Trên phương diện kiến trúc, cung điện này chính là hình mẫu cho một số công trình nổi tiếng khác, như điện Capitol và tòa thị chính San Francisco ở Mỹ. Ảnh: Locationscout.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Nguyễn Thị Duệ – Nữ trạng nguyên duy nhất trong sử Việt sáng tạo cách dạy học từ xa

Giả trai đi thi, bà Nguyễn Thị Duệ đỗ đầu, được trọng dụng rồi trở thành Bà Chúa Sao Sa, có công giúp nhiều sĩ tử học hành, đỗ đạt.

Thời phong kiến, phụ nữ không được quyền thi cử, học hành. Tuy nhiên, lịch sử khoa bảng Việt Nam vẫn ghi nhận một nữ trạng nguyên. Đó là bà Nguyễn Thị Duệ (một số tài liệu khác ghi Nguyễn Thị Du hay Nguyễn Thị Ngọc Toàn), sống vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, quê ở làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh (Hải Dương).

Nhắc đến việc này, Đại Nam dư địa chí ước biên viết “Am Đàm Hoa, Tiến sĩ gái” (ở am Đàm Hoa có một nữ tiến sĩ). Đại Nam nhất thống chí gọi thẳng tên bà.

Tranh vẽ bà Nguyễn Thị Duệ. Ảnh chụp sách “Những người thầy trong sử Việt”

Những năm cuối thế kỷ 16, cuộc chiến Nam Bắc triều giữa nhà Mạc và Lê -Trịnh đi đến hồi kết thúc. Theo cuốn Nhà Mạc và thời đại nhà Mạc – Hơn hai mươi năm nghiên cứu và nhận thức, khi triều Mạc gặp lâm nguy, vua đã sai người đến hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và được ông đưa ra lời sấm “Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô” (nghĩa là nếu nhà Mạc chạy lên Cao Bằng thì sẽ tồn tại được thêm ba đời).

Đến năm 1592, Trịnh Tùng kéo quân ồ ạt ra Bắc, quân Mạc thua tan tác. Nghe theo lời của Trạng Trình, tướng nhà Mạc là Mạc Kính Chỉ tập hợp con cháu họ Mạc kéo lên Cao Bằng làm đất dung thân. Ở làng Kiệt Đặc, gia đình bà Nguyễn Thị Duệ cũng phải đi lánh nạn. Nhớ đến những năm tháng yên lành dưới triều vua Mạc, gia đình bà tìm đường lên Cao Bằng.

Vốn thông minh, có nhan sắc nên mới hơn 10 tuổi, bà đã được nhiều nhà quyền quý đến xin hỏi cưới nhưng gia đình không chấp thuận. Khi cuộc sống ở Cao Bằng ổn định, bà Duệ tiếp tục việc đèn sách.

Thời còn thịnh trị ở Thăng Long, nhà Mạc rất chú ý đến việc học và định kỳ tổ chức các kỳ thi để phát hiện nhân tài giúp nước. Lên Cao Bằng, triều đại này vẫn giữ nề nếp ấy để tính kế lâu dài. Lúc ấy, triều đình đã suy yếu nhưng lòng dân vẫn theo đông, sĩ tử tham gia nhiều. Nguyễn Thị Duệ giả trai, lấy tên là Nguyễn Ngọc Du đi thi rồi lần lượt vượt qua kỳ thi Hương, Hội và Đình để trở thành người đỗ đầu. Khi ấy, bà chỉ khoảng 17-20 tuổi.

Sách Những người thầy trong sử Việt viết khi triều đình mở yến tiệc đãi các tân khoa, Nguyễn Ngọc Du là người đầu tiên đến làm lễ trước bệ rồng. Nhà vua và tất cả văn võ bá quan ngạc nhiên trước vẻ khôi ngô tuấn tú, dáng bước khoan thai của tân Trạng nguyên. Khi nhà vua ban ngự tửu, Nguyễn Ngọc Du đến nhận lễ. Thấy Trạng nguyên mặt hoa da phấn, thân hình mảnh mai, sóng mắt long lanh, vua mới ngờ vực rồi hỏi và được biết Du thực chất là con gái.

Cả triều đình kinh ngạc vì chuyện xưa nay chưa từng có, chưa kể đây là tội khi quân, khó thoát khỏi án chết. Tuy nhiên, vua Mạc đã không trừng phạt mà còn khen ngợi và tỏ ra rất quý trọng tài sắc của bà, cho lấy lại tên cũ, ban cho làm Lễ quan trong cung dạy chữ và lễ nghi cho các cung tần, thị nữ.

Ít lâu sau, cảm sắc đẹp và tài năng của bà, vua lấy làm phi và phong làm Tinh Phi, ngụ ý bà xinh đẹp và sáng láng như một vì sao sa. Về sau, dân gian gọi bà là “Bà Chúa Sao Sa”.

Năm 1625, quân Lê – Trịnh tiến lên Cao Bằng diệt nhà Mạc. Vua Mạc bị bắt đem về Thăng Long. Bà Nguyễn Thị Duệ chạy về ở ẩn tại chùa Sùng Phúc ở phía đông Cao Bằng. Bà vừa trụ trì chùa, vừa dạy học và dạy lễ nghĩa cho con em dân bản. Nhưng rồi quân Trịnh đi truy lùng tàn quân của Mạc Kính Cung đã phát hiện ra nơi bà ẩn náu. Nguyễn Thị Duệ bị bắt, giải đến trước chúa Trịnh. Nhờ tài đối đáp khiêm nhường nhưng thông minh, bà thoát tội chết, được đưa về Thăng Long và đối đãi tử tế.

Nguyễn Thị Duệ quen được hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thần Tông). Từ đấy, bà thường cùng hoàng hậu đi lễ chùa, gặp gỡ các sĩ phu có tài để hiểu rõ tình hình trong nước nhằm giúp vua. Bà được phong làm Chiêu nghi đứng trên các cung tần. Về việc này, sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Vua Lê triệu vào dạy cung nữ, phong cho tước hiệu là Nghi Ái quan”.

Nguyễn Thị Duệ khi làm quan thường dẫn nghĩa lý kinh sử, sự tích cổ kim rành mạch nên hai chúa Trịnh Tráng và Trịnh Tạc đều khen ngợi, trọng vọng. Các biểu sớ, văn bài thi Đại khoa, vua Lê, chúa Trịnh đều nhờ bà khảo duyệt.

Sử sách ghi lại, khoa thi năm Tân Mùi (1631) có bài văn khá đặc biệt của một sĩ tử. Cả quan trường đều khen văn phong uyên bác nhưng lại tỏ ý có phần khó hiểu. Được hỏi đến, bà giải thích tường tận những điển tích và ý tứ của bài văn giúp sĩ tử đó đỗ đầu.

Theo Những người thầy trong sử Việt, danh tiếng của Bà Chúa Sao Sa vang khắp nơi. Quan tâm đến việc học hành ở quê nhà, bà cấp tiền cho lập Văn Hội ở Chí Linh để con em trong vùng đến học tập.

Tại nhà thờ họ Nguyễn, nhiều sách cổ kim được đặt để mọi người đến đọc. Cứ vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, các sĩ tử lại tụ tập để chờ ngựa trạm đem đề bài của bà gửi về. Học trò làm bài xong, niêm phong đóng hộp để ngựa trạm chở về kinh cho bà chấm. Quê hương bà trở thành điểm sáng về học hành, đỗ đạt. “Như vậy có thể xem Nguyễn Thị Duệ đã sáng tạo ra phương pháp đào tạo từ xa thành công ngay từ thuở ấy”, nhóm tác giả biên soạn nhận định.

Năm 70 tuổi, bà Nguyễn Thị Duệ xin về quê hương Chí Linh, dựng am Đàm Hoa để ở, đọc sách, tĩnh tu và bảo ban các sĩ tử trong làng. Bà được cấp thuế trong làng làm ngụ lộc nhưng chỉ lấy một ít tiền để chi tiêu, còn lại dành hết cho việc công ích, trợ giúp người nghèo.

Bà Nguyễn Thị Duệ mất vào năm 80 tuổi, an táng ở quê nhà. Ngọn tháp xây trên mộ được gọi là “Tinh Phi cổ tháp” khắc mười chữ “Lễ Phi sinh thông tuệ, nhất kính chiếu tam vương” (Lễ phi là người thông tuệ, một gương soi chiếu ba vua).

Nhớ công ơn của bà, dân làng Kiệt Đặc dựng đền thờ bà làm thần, trên bức hoành có hai chữ “Hoa Am”, trong có bức tượng bà và đôi câu đối “Giá khoa tiên chiếm Cao Bình bảng/Đại bút do truyền bát cổ bi”.

Tại Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương), 637 vị tiến sĩ được thờ, trong đó có bài vị của nữ tiến sĩ duy nhất đề tên “Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ”. Năm 2004, tám vị đại khoa của tỉnh Hải Dương là hiền tài đất nước được đúc tượng đồng và khám thờ, trong đó có tượng Bà Chúa Sao Sa sánh bên những bậc hiền tài như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Vũ Hữu, Phạm Sư Mạnh, Tuệ Tĩnh.

DƯƠNG TÂM/VNEX tổng hợp / Văn học Saigon

Việt Nam có 752 người siêu giàu, nhiều ‘đại gia’ chưa lộ diện

Thống kê của Knight Frank cho thấy, Việt Nam có 752 người siêu giàu và số lượng sẽ tăng nhanh, tốc độ tăng thuộc top 5 châu Á – Thái Bình Dương.

Theo báo cáo Thịnh vượng của Knight Frank (Anh), số người siêu giàu ở Việt Nam trong năm 2023 tăng 2,4% so với năm trước đó, lên 752 người. Tốc độ gia tăng này khá cao trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Người siêu giàu là những cá nhân phải sở hữu khối tài sản từ 30 triệu USD trở lên (khoảng hơn 740 tỷ đồng tính theo tỷ giá 24.820 đồng/USD của Vietcombank công bố ngày 13/3).

Tại Đông Nam Á, tốc độ gia tăng người siêu giàu của Việt Nam cao hơn nhiều so với mức tăng 0,8% của Thái Lan, nhưng thấp hơn mức 4,3% của Malaysia và 4,2% của Indonesia, hay 4% của Singapore.

Tuy nhiên, theo Knight Frank, từ năm 2023 tới 2028, tốc độ gia tăng người siêu giàu tại Việt Nam nhanh hàng đầu thế giới, đứng thứ 5 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (với mức tăng 30%), chỉ xếp sau Ấn Độ (+50,1%), Trung Quốc (+47%), Thổ Nhĩ Kỳ (+42,9%), Malaysia (+34,6%).

Tốc độ gia tăng người siêu giàu của Việt Nam được dự báo cao hơn Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore trong giai đoạn 2023-2028. 

Theo Knight Frank, tới năm 2028, Việt Nam sẽ có 978 người siêu giàu.

Cũng theo công ty tư vấn và kinh doanh bất động sản toàn cầu có trụ sở tại London, giới nhà giàu và siêu giàu châu Á vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho đầu tư xa xỉ. Việc nhập khẩu đồ xa xỉ tại Việt Nam được ghi nhận tăng rất cao, nhất là với xe sang, trang sức,…

Tốc độ tăng trưởng người siêu giàu tại Việt Nam được ghi nhận khá cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá tốt so với thế giới và tầng lớp trung lưu tăng mạnh.

Danh sách người siêu giàu Việt không được Knight Frank công bố. Tuy nhiên, trên sàn chứng khoán, có khoảng 180 doanh nhân và người liên quan có tài sản quy từ cổ phiếu có giá trị trên 30 triệu USD, trong đó có 6 tỷ phú USD.

6 tỷ phú USD

Theo Forbes, trong danh sách tỷ phú USD thế giới, tính đến ngày 13/3, Việt Nam có 6 đại diện, với tổng giá trị tài sản đạt 14 tỷ USD. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) đứng đầu danh sách.

Trong đó, ông Phạm Nhật Vượng có khối tài sản 4,4 tỷ USD. Chủ tịch VietJet Air (VJC) Nguyễn Thị Phương Thảo ở vị trí số 2 với 2,8 tỷ USD. Chủ tịch Hòa Phát (HPG) Trần Đình Long đứng ở vị trí số 3 với 2,6 tỷ USD. Chủ tịch Techcombank (TCB) Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Masan (MSN) Nguyễn Đăng Quang lần lượt ở các vị trí tiếp theo với 1,8 tỷ USD, 1,2 tỷ USD và 1,2 tỷ USD.

So với bảng xếp hạng năm 2022, số lượng tỷ phú USD của Việt Nam giảm 1 người. Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn rớt khỏi danh sách khi cổ phiếu Novaland (NVL) giảm mạnh trong năm 2022 và 2023. Đầu năm 2022, ông Bùi Thành Nhơn có tài sản 2,9 tỷ USD.

Hà Nội có nhiều tòa nhà cao tầng với những căn hộ có giá cả triệu USD. Ảnh: Hoàng Hà

Khoảng 180 người siêu giàu trên sàn chứng khoán

Danh sách 752 người siêu giàu Việt trong năm 2023 không được Knight Frank công bố. Tuy nhiên, trên sàn chứng khoán, có khoảng 180 doanh nhân và người liên quan có tài sản quy từ cổ phiếu có giá trị trên 30 triệu USD và là những người siêu giàu.

Ngoài 6 tỷ phú USD trên, còn hàng loạt người liên quan với các tỷ phú này như vợ ông Phạm Nhật Vượng – bà Phạm Thu Hương (nắm giữ lượng cổ phiếu có giá trị tính tới ngày 13/3 là 7.700 tỷ đồng); bà Vũ Thị Hiền – vợ ông Trần Đình Long (12.300 tỷ đồng); bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – vợ ông Hồ Hùng Anh (7.860 tỷ); bà Nguyễn Hoàng Yến – vợ ông Nguyễn Đăng Quang (3.540 tỷ đồng)…

Cũng tính tới ngày 13/3, các doanh nhân, cổ đông lớn của các doanh nghiệp lớn như ông Đỗ Anh Tuấn Sunshine có tài sản quy ra từ cổ phiếu trị giá 23.600 tỷ đồng; ông Hồ Xuân Năng Vicostone (8.700 tỷ đồng); ông Trương Gia Bình FPT (9.090 tỷ đồng); ông Ngô Chí Dũng VPBank (6.200 tỷ đồng); bà Trương Thị Lệ Khanh Thủy sản Vĩnh Hoàn (7.400 tỷ đồng); ông Đặng Thành Tâm KBC (5.150 tỷ đồng); ông Nguyễn Văn Đạt – Bất động sản Phát Đạt (8.260 tỷ đồng); ông Đào Hữu Huyền – Hóa chất Đức Giang (9.070 tỷ đồng); ông Nguyễn Đức Tài – Thế Giới Di Động (4.200 tỷ đồng)…

Bên cạnh đó là lãnh đạo hoặc/và cổ đông cá nhân lớn nhất tại một số doanh nghiệp như: Gelex (GEX), REE Corp., Ngân hàng ACB, Chứng khoán SSI, Hà Đô Group, Công ty VNZ, Hoàng Anh Gia Lai HAG, Ngân hàng Sacombank (STB), Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy TCH, Ngân hàng SeABank (SSB), Kinh Đô (KDC), HDBank (HDB), Bất động sản CEO, Đất Xanh (DXG), Chứng khoán VCI, Hoa Sen (HSG), Nam Long (NLG), TPBank (TPB), DIC Corp. (DIG), Minh Phú (MPC), Dabaco (DBC), OCB, SIP, Ngân hàng SHB, LPBank (LPB), Digiworld (DGW), PNJ, TPBank, Ngân hàng OCB, Kinh Bắc KBC, VDS, MSH, Nam Kim NKG,…

Ngoài ra, một số doanh nhân/cổ đông của một số doanh nghiệp như THD, VIBBank, NLG, PTI… cũng ngấp nghé ngưỡng siêu giàu, với tài sản chỉ tính riêng quy ra từ cổ phiếu trên sàn, chưa tính các tài sản khác hoặc cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết.

Nhiều người siêu giàu chưa lộ diện

Tại Việt Nam, rất nhiều doanh nhân nổi tiếng và được xem là siêu giàu, thậm chí là tỷ phú USD nhưng không nằm trong bảng xếp hạng nào như: bà Nguyễn Thị Nga BRG, ông Vũ Văn Tiền Geleximco, “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển, “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn…

Giới đầu tư cũng thấy những gương mặt nổi bật như ông Đỗ Minh Phú Doji, ông Đỗ Quang Hiển T&T, gia đình ông Đặng Văn Thành – Thành Thành Công, vua tôm Lê Văn Quang…

Rất nhiều tập đoàn gia đình Việt đã trở thành đế chế trong các lĩnh vực họ hoạt động. Có thể kể đến gia đình bà Nguyễn Thị Điền – Công ty TNHH may thêu giày An Phước. Đây là doanh nghiệp dệt may lớn tại Việt Nam với trên 7.000 nhân viên và 11 nhà máy khắp cả nước, với hệ thống cửa hàng An Phước – Pierre Cardin (165 cửa hàng) và hơn 60 cửa hàng thương hiệu Bonjour – Anamai (đồ nội y, thể thao và phụ kiện thời trang nữ).

Bên cạnh đó là các gia đình như: Đoàn Quốc Việt (BIM Group), Trần Kim Thành – Trần Lệ Nguyên (Kido), Vưu Khải Thành (Biti’s), Lê Văn Kiểm (Golf Long Thành), Nguyễn Hoàng Tuấn (Sơn Kim), Lý Ngọc Minh (sứ Minh Long), Trần Thanh Hải – Trần Thị Lệ (Nutifood), Nguyễn Trí Tân (Kymdan), Nguyễn Thị Mai Phương (Tân Á Đại Thành).

Mạnh Hà / Vietnam Net

Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng!

Tiền nhiều chắc gì đã hạnh phúc. Vị trí vinh hiển trong sự nghiệp chắc gì đã vui vẻ. Nghiên cứu kéo dài 1/4 thế kỷ của Đại học Harvard đã khẳng định điều đó. Vậy rốt cuộc, hạnh phúc đến từ đâu? Đây là câu trả lời của đại học danh tiếng!

Mọi người đều khao khát hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là gì? Với câu hỏi, mỗi người sẽ có cho mình một câu trả lời khác nhau.

Giáo sư trị liệu phân tâm học Robert Waldinger (Đại học Harvard) đã cùng các đồng nghiệp thực hiện nghiên cứu trong 75 để theo dõi 724 người và nhận thấy rằng cuộc sống hạnh phúc cuối cùng đều có một đặc điểm chung.

Nghiên cứu Đại học Harvard 75 năm

Điều gì giúp chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc trong suốt cuộc đời? Nếu bạn bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc sống tốt đẹp nhất của mình kể từ bây giờ, bạn sẽ dành thời gian và sức lực của mình vào đâu?

Một cuộc khảo sát gần đây đã hỏi những người trẻ sinh từ năm 1980 đến năm 2000 về mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc sống. Hơn 80% mọi người nói rằng mục tiêu chính là trở nên giàu có và 50% nói rằng mục tiêu chính khác là trở nên nổi tiếng.

Quả thực, chúng ta luôn được khuyên phải làm việc, phấn đấu chăm chỉ và đạt được nhiều thành tựu hơn. Và dường như nếu muốn sống một cuộc sống tốt đẹp hơn thì đây là những điều chúng ta phải theo đuổi.

Nhưng nó có đúng không? Những điều này có thực sự giúp mọi người duy trì cảm giác hạnh phúc trong suốt cuộc đời?

Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng!- Ảnh 1.
(Ảnh minh hoạ)

Trong 75 năm, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Harvard đã theo dõi 724 người đàn ông trong nhiều năm, đặt câu hỏi họ về công việc, cuộc sống gia đình và sức khỏe. Nghiên cứu này cực kỳ hiếm và hầu như tất cả các nghiên cứu tương tự đều bị hủy bỏ trong vòng 10 năm, nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố.

Trong số 724 người đàn ông ban đầu, khoảng 60 người vẫn còn sống và tiếp tục tham gia nghiên cứu, và đại đa số đều trên 90 tuổi. Nhóm nghiên cứu tiếp tục theo dõi thêm 2000 trẻ em.

Nhóm người được nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: Nhóm đầu tiên là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Harvard khi họ tham gia nghiên cứu. Họ đã học xong đại học trong Thế chiến thứ hai và làm việc hết mình phục hồi kinh tế; Một nhóm khác là những cậu bé đến từ những khu vực nghèo nhất ở Boston, gia đình khó khăn, thu nhập thấp nhất ở Boston vào những năm 1930, hầu hết họ sống trong nhà thuê.

Sau khi đăng ký tham gia nghiên cứu, tất cả thanh thiếu niên đều được phỏng vấn và kiểm tra y tế, còn cha mẹ được phỏng vấn tại nhà của họ. Những thanh thiếu niên này lớn lên và bước vào mọi tầng lớp trong xã hội. Một số trở thành công nhân nhà máy, luật sư, thợ xây, bác sĩ và một người trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Một số trở nên nghiện rượu, một số bị tâm thần phân liệt. Một số đã leo từ đáy xã hội lên tầng lớp thượng lưu.

Những người khởi xướng nghiên cứu này không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng 75 năm sau, nghiên cứu được thế hệ sau thực hiện tiếp tục. Hai năm một lần, các nhà nghiên cứu kiên nhẫn gọi điện cho đối tượng nghiên cứu và gửi bộ câu hỏi về cuộc sống hiện tại.

Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu còn tổ chức các buổi phỏng vấn, lấy hồ sơ y tế từ bác sĩ của họ, lấy mẫu máu, khám bộ não. Các nhà nghiên cứu còn nói chuyện với con cái, bạn đời của họ để hiểu được cuộc sống thường ngày.

Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu đã có, niềm hạnh phúc hoàn toàn không liên quan đến sự giàu có, danh tiếng hay làm việc cật lực. Thông điệp rõ ràng nhất mà các nhà nghiên cứu có được sau 75 năm kéo dài là: Những mối quan hệ tốt khiến chúng ta hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng!- Ảnh 2.
(Ảnh minh hoạ)

3 kết luận cốt lõi

1. Kết nối xã hội tốt cho chúng ta nhưng đôi khi vẫn thấy cô đơn

Hóa ra những người kết nối nhiều hơn với gia đình, bạn bè và những người xung quanh sẽ hạnh phúc hơn. Họ khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn những người ít kết nối hơn. Và trải nghiệm sự cô đơn là có hại. Những người cô đơn cảm thấy ít hạnh phúc hơn những người không cô đơn. Sức khỏe của họ suy giảm nhanh hơn ở tuổi trung niên, chức năng não suy giảm sớm hơn và tuổi thọ ngắn hơn.

Đáng buồn thay, ở bất kỳ thời điểm nào, cứ 5 người Mỹ thì có hơn 1 người nói rằng họ cô đơn. Nhiều người cảm thấy cô đơn giữa đám đông và cô đơn trong hôn nhân của mình

2. Điều đóng vai trò quyết định là chất lượng của mối quan hệ thân mật

Điều quan trọng không phải là số lượng bạn bè bạn có hay bạn có mối quan hệ ổn định hay không, mà đó là chất lượng của các mối quan hệ thân mật.

Hóa ra xung đột thực sự có hại cho sức khỏe của chúng ta. Một cuộc hôn nhân đầy xung đột và không có cảm xúc sẽ rất có hại cho sức khỏe, thậm chí có thể còn tệ hơn cả việc ly hôn. Và sống trong những mối quan hệ tốt đẹp, ấm áp có tác dụng bảo vệ.

Sau khi theo dõi các đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi 80, các nhà nghiên cứu đã nhìn lại cuộc đời trung niên của họ để có thể dự đoán thời điểm tận hưởng tuổi già hạnh phúc và khỏe mạnh. Khi tổng hợp tất cả thông tin về họ ở tuổi 50, các nhà nghiên cứu nhận thấy, yếu tố dự đoán về cuộc sống sau này không phải là mức cholesterol ở tuổi trung niên mà là mức độ hài lòng của họ với các mối quan hệ thân mật.

Những người hài lòng nhất với mối quan hệ của mình ở tuổi 50 là những người khỏe mạnh nhất ở tuổi 80. Những mối quan hệ thân thiết, tốt đẹp dường như giúp chúng ta tránh khỏi những suy yếu về thể chất lẫn tinh thần khi chúng ta già đi.

Những cặp vợ chồng hạnh phúc nhất, cả nam và nữ, cho biết sau tuổi 80 rằng họ vẫn hạnh phúc ngay cả khi phải trải qua nhiều nỗi đau thể xác hơn. Và khi những người có mối quan hệ không hạnh phúc phải trải qua nhiều nỗi đau thể xác hơn, nỗi đau đó càng được khuếch đại bởi nỗi đau tinh thần gia tăng.

Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng!- Ảnh 3.
(Ảnh minh hoạ)

3. Một mối quan hệ tốt không chỉ bảo vệ cơ thể mà còn bảo vệ bộ não

Nghiên cứu cho thấy rằng việc gắn bó an toàn với người khác sau tuổi 80 có tác dụng bảo vệ. Những người trong các mối quan hệ thực sự cảm thấy họ có thể dựa vào người khác khi cần thiết sẽ giữ được trí nhớ lâu hơn. Và những người cảm thấy không thể dựa vào người khác sẽ bị mất trí nhớ sớm hơn.

Những mối quan hệ tốt đẹp đó không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Một số cặp vợ chồng già 80-89 tuổi có thể cãi nhau suốt ngày. Nhưng chỉ cần họ cảm thấy có thể dựa vào người khác trong lúc khó khăn, họ sẽ không nhớ đến những trận cãi vã nữa.

Vì vậy, những gì chúng ta học được là những mối quan hệ thân thiết, tốt đẹp sẽ tốt cho sức khỏe và nâng cao hạnh phúc.

Nếu bạn tăng từ mức kiếm 75.000 USD/năm lên 75 triệu USD/năm, sức khỏe và hạnh phúc của bạn về cơ bản sẽ không thay đổi. Và đối với sự nổi tiếng, sự xâm nhập liên tục của các phương tiện truyền thông và việc thiếu riêng tư khiến hầu hết những người nổi tiếng trở nên không khỏe mạnh. Về việc làm việc cật lực cũng khiến cơ thể bạn suy giảm chức năng.

Trong nghiên cứu kéo dài 75 năm, những người có cuộc sống hưu trí hạnh phúc nhất là những người tích cực tìm kiếm bạn cùng chơi để thay thế đối tác làm việc. Những người phát triển tốt nhất là khi đầu tư sức lực vào các mối quan hệ, đặc biệt là gia đình, bạn bè và những người xung quanh.

Cuộc đời rất ngắn ngủi, chúng ta không có thời gian để tranh cãi, xin lỗi, buồn bã. Chúng ta chỉ có thời gian để yêu thương.

Ứng Hà Chi/ Đời sống & Pháp luật / Shoha

Sáng ngủ dậy uống 3 loại nước này tốt hơn ăn nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ đường huyết, vừa dưỡng thận, mát gan hiệu quả

Thay vì uống nước lọc khi vừa ngủ dậy, bạn có thể dùng những loại nước này cũng rất tốt.

Nước dừa là một món thức uống giàu dinh dưỡng và khoáng chất, được rất nhiều người ưa thích. Với hàm lượng đường thấp, nước dừa phù hợp với người bị tiểu đường.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại nước này chứa hàm lượng cao kali, mangan, magie, vitamin C, L – arginine – những chất có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin nên có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu rất hiệu quả. Hơn nữa, nước dừa có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng stress oxy hóa, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim mạch, thần kinh, thận…

Sáng ngủ dậy uống 3 loại nước này tốt hơn ăn nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ đường huyết, vừa dưỡng thận, mát gan hiệu quả- Ảnh 1.

Không chỉ tốt cho đường huyết, nước dừa còn là thức uống thiên nhiên tốt cho gan và thận. Loại nước này chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng làm mát gan, tăng cường trao đổi và chuyển hóa chất, từ đó giúp gan hoạt động tốt hơn. Nước dừa cũng được liệt vào danh sách các loại đồ uống lợi tiểu, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và làm sạch đường tiết niệu.

Uống một chút gừng mỗi ngày vào buổi sáng khi bụng đói sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nổi bật là các công dụng như hạ đường huyết, dưỡng gan và thận.

Trong Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, dạng tươi được gọi là sinh khương, dạng khô gọi là can khương. Đây là vị thuốc quý có sẵn trong vườn nhà nhưng không phải ai cũng biết để tận dụng. Một số nghiên cứu đã chứng minh bổ sung gừng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2, gừng có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói, nhờ đó làm giảm tỷ lệ biến chứng thận.

Sáng ngủ dậy uống 3 loại nước này tốt hơn ăn nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ đường huyết, vừa dưỡng thận, mát gan hiệu quả- Ảnh 2.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201020);}else{parent.admSspPageRg.draw(201020);}

Theo một số nghiên cứu, gừng còn giúp loại bỏ các gốc tự do và giảm viêm nhiễm có liên quan đến bệnh về thận. Bên cạnh đó, loại gia vị này còn chứa một hợp chất gọi là gingerol, có tác dụng ức chế sự lây lan của vi khuẩn. Điều này có thể hữu ích cho thận khi làm việc quá sức.

Nước gừng cũng đặc biệt tốt cho gan. Không chỉ có tác dụng phòng ngừa gan nhiễm mỡ, loại nước này còn giúp hỗ trợ giải độc gan, loại bỏ độc tố trong cơ thể. Nước gừng có thể ngon hơn khi có thêm mật ong. Uống loại nước này vào mỗi buổi sáng khi nước còn ấm sẽ giúp tăng cường sức khỏe và dưỡng gan hiệu quả.

Loại thức uống dễ nhất nhưng hiệu quả lại vô cùng cao đó chính là nước chanh. Hàm lượng axit có trong chanh sẽ giúp loại bỏ những chất dư thừa còn lại ra khỏi cơ thể sau một đêm dài hệ tiêu hóa làm việc. Hơn thế nữa, lượng dinh dưỡng có trong chanh cũng sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc vào buổi sáng và còn giúp thanh lọc gan.

Sáng ngủ dậy uống 3 loại nước này tốt hơn ăn nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ đường huyết, vừa dưỡng thận, mát gan hiệu quả- Ảnh 3.

Theo đó, việc uống 1 cốc nước chanh ấm pha loãng vào buổi sáng giúp gia tăng hoạt động của gan, thải trừ chất độc tích tụ ở mật, kích thích bàng quang co bóp, giúp đẩy mật vào trong ruột non. Nhờ cơ chế này, các chất độc được đào thải ra ngoài cơ thể một cách tốt nhất.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy nước chanh là thức uống rất tốt cho thận. Hàm lượng dinh dưỡng trong chanh sẽ giúp loại bỏ độc tố, ức chế các phản ứng viêm tại thận, giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ thận hoạt động hiệu quả. Lợi ích này có được là nhờ trong nước chanh có chứa chất citrate. Nghiên cứu của Trung tâm Sỏi thận UC San Diego (Mỹ) đã phát hiện ra rằng uống chanh pha với nước có tác dụng đáng kể trong việc ngăn chặn sự phát triển hình thành sỏi thận, tiết niệu. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng chỉ cần 1/2 cốc nước chanh mỗi ngày có thể cung cấp đủ axit citric để giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi ở những người đã có chúng.

Ngoài ra, theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, nước chanh cũng là thức uống rất tốt cho người bị tiểu đường. Nguyên nhân là vì trong chanh có có chỉ số đường huyết (GI) thấp và có nhiều chất xơ hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa nên sẽ giúp hạ đường huyết và cholesterol trong máu. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể thêm loại nước này vào chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe vì nếu quá lạm dụng việc uống nước chanh, có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe khác.

Ánh Lê / Tổ Quốc / Cafe

Với ‘Make in India’, liệu gã khổng lồ Nam Á có thể vượt Trung Quốc để trở thành công xưởng lớn nhất thế giới?

Ấn Độ đang tìm cách tận dụng làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc khi các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu trước khi cánh cửa cơ hội đóng lại với nước này.

Khi ông Ganesh Sethuraman chuyển đến Ấn Độ vào năm 2023 để thành lập một cơ sở sản xuất mới cho JLK Automation có trụ sở tại Singapore, ông nhanh chóng nhận ra rằng cần phải kiên trì mới có thể kinh doanh tại quốc gia này.

“Sau khi quyết định địa điểm, chúng tôi dự kiến sẽ mất ba tháng để hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ, nhưng mọi việc phải mất hơn sáu tháng. Tôi nhớ có lần tôi đã phải ký 150 chữ ký vì có rất nhiều tài liệu!” người đàn ông 34 tuổi nói.

JLK – nhà sản xuất thiết bị kiểm tra điện tử, chọn Ấn Độ là nơi đặt nhà máy đầu tiên của công ty bên ngoài Trung Quốc và Singapore. Theo chân các khách hàng quan trọng của mình – bao gồm Foxconn và Pegatron, JLK đã chọn bang Tamil Nadu – nơi ông Sethuraman sinh ra và lớn lên.

Cơ hội từ chiến lược “Trung Quốc+1 

Các nhà sản xuất nước ngoài như Huyndai, Samsung, Toyota và Suzuki từ lâu đã sản xuất ô tô và thiết bị cho thị trường Ấn Độ. Trong khi đó, JLK là một phần trong làn sóng mới các nhà sản xuất đa quốc gia đổ xô đến Ấn Độ khi các công ty cân nhắc chiến lược “Trung Quốc+1” (chiến lược kinh doanh khuyến khích các nhà đầu tư đa dạng hóa đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc).

Cuộc cạnh tranh toàn cầu nhằm tìm kiếm các trung tâm sản xuất mới diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Ấn Độ khi quốc gia đông dân nhất thế giới này đang tìm cách hưởng lợi từ quy mô dân số khổng lồ của mình. Hơn 65% dân số, tương đương 808 triệu người, ở độ tuổi lao động dưới 35 tuổi và có khả năng làm việc với mức lương bằng 1/5 đến 1/3 mức lương hàng ngày của Trung Quốc hiện nay.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga gọi thời điểm này là “cơ hội chỉ mở trong thời gian ngắn” – từ 3 đến 4 năm cho Ấn Độ, trước khi các chuỗi cung ứng thay thế được thiết lập. Một số nhà kinh tế ước tính cánh cửa cơ hội sẽ mở ra tới 10 năm.

Thủ tướng Narendra Modi năm 2014 đã phát động chiến dịch “Make in India” để thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, mục tiêu đầy tham vọng là đẩy tỷ trọng ngành sản xuất lên 25% GDP vào năm 2022 đã không thành công và thời hạn được lùi đến năm 2025. Theo chính phủ, ngành sản xuất hiện chiếm 17% GDP.

Thực tế, ngành sản xuất của Ấn Độ đang phát triển, với xuất khẩu đạt kỷ lục 447,46 tỷ USD trong năm tài chính 2022-2023, tăng so với mức 422 tỷ USD của năm trước đó.

Các nhà sản xuất lớn như Foxconn và gần đây nhất là ông lớn bán dẫn Micron Technology của Mỹ đã lần đầu tiên dịch chuyển sản xuất sang Ấn Độ lần lượt vào năm 2022 và 2023.

Với ‘Make in India’, liệu gã khổng lồ Nam Á có thể vượt Trung Quốc để trở thành công xưởng lớn nhất thế giới?- Ảnh 1.
Công nhân lắp ráp tại nhà máy Foxconn ở bang Tamil Nadu, Ấn Độ

Boeing đã mở trung tâm kỹ thuật lớn nhất bên ngoài Hoa Kỳ tại trung tâm công nghệ Bengaluru, trong khi GE Aerospace đang sản xuất nhiều bộ phận máy bay hơn tại nước này để phục vụ xuất khẩu. Hãng xe điện VinFast đến từ Việt Nam cũng vừa động thổ nhà máy sản xuất xe điện ở Tamil Nadu.

Ngành sản xuất điện tử đặt mục tiêu đạt 300 tỷ USD vào năm 2026

Quy mô ngành sản xuất điện tử của Ấn Độ đã tăng 2,4 lần, từ 30 tỷ USD năm 2014 lên 101,9 tỷ USD vào năm 2022. Nước này đặt mục tiêu đạt 300 tỷ USD vào năm 2026.

Khi các hãng sản xuất điện tử giá trị cao tìm kiếm cơ hội ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan và Mexico, thì chính phủ của Thủ tướng Modi đang thu hút các công ty đa quốc gia bằng các khoản trợ cấp và ưu đãi thuế nhiều hơn bao giờ hết.

Kết quả là, vào năm 2023, Ấn Độ trở thành quốc gia sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai thế giới với 2 tỷ thiết bị, chỉ đứng sau Trung Quốc. Xuất khẩu hàng điện tử tăng từ 8,4 tỷ USD năm 2018-2019 lên 22,7 tỷ USD năm 2022-2023. Hơn một nửa mức tăng đến từ xuất khẩu điện thoại di động.

Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách về chuỗi cung ứng thiết bị điện tử

Dẫu vậy, các nhà sản xuất nước ngoài ở Ấn Độ phàn nàn rằng sản lượng này vẫn không sánh được với Trung Quốc vì họ phải chịu mức thuế từ 8,5%-15% đối với khoảng 80%-90% linh kiện điện thoại nhập khẩu. Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ báo cáo rằng Trung Quốc và Việt Nam có mức thuế trung bình thấp hơn, ở mức 0,7%. Để đáp lại, chính phủ Ấn Độ vào ngày 31/1 đã cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các linh kiện điện thoại di động xuống còn 10% từ mức 15%.

Tuy nhiên, để đạt được “khả năng cạnh tranh lâu dài”, “nhiệm vụ thực sự của chính phủ là cải thiện hệ sinh thái cung cấp linh kiện cho các công ty đa quốc gia”, Thư ký Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin S. Krishnan nhận định. Ông cho biết đợt ưu đãi tiếp theo của chính phủ sẽ tập trung vào sản xuất linh kiện điện tử.

Thúc đẩy ngành bán dẫn

Cú hích tiếp theo trong chuỗi điện tử là sản xuất chip bán dẫn, được thúc đẩy bởi sự gia nhập của Micron. Chính quyền Trung Quốc đã cấm Micron tham gia các dự án cơ sở hạ tầng lớn vào tháng 5/2023 nhằm trả đũa việc Washington hạn chế Bắc Kinh tiếp cận công nghệ quan trọng.

Nhận thấy cơ hội, chính quyền Ấn Độ đã hành động với tốc độ cực nhanh để rũ bỏ hình ảnh đất nước như một con voi ì ạch và tận dụng những cơn gió ngược toàn cầu. Chính phủ đã phê duyệt dự án của Micron vào tháng 6/2023. Vào ngày 23/9, nhà máy trị giá 2,7 tỷ USD đã được khởi công và được hưởng khoản trợ cấp trị giá 1,34 tỷ USD theo chương trình ưu đãi bán dẫn của chính phủ nước này.

Với ‘Make in India’, liệu gã khổng lồ Nam Á có thể vượt Trung Quốc để trở thành công xưởng lớn nhất thế giới?- Ảnh 2.
Cơ sở lắp ráp và kiểm thử của Micron tại bang Gujarat, Ấn Độ

Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ ngày 29/2 cũng đã phê duyệt dự án của 3 công ty bán dẫn với khoản đầu tư hơn 15 tỷ USD, bao gồm của Powerchip Semiconductor (Đài Loan-Trung Quốc), Renesas (Nhật Bản) hợp tác với Stars Microelectronics (Thái Lan), và Tata Semiconductor Assembly and Test Private Limited ở Morigaon, Assam.

Chặng đường dài để đối trọng với Trung Quốc

Quỹ đạo tăng trưởng của Ấn Độ rất độc đáo. Không giống như các nền kinh tế Trung Quốc và phương Tây – vốn được xây dựng dựa trên công nghiệp hóa, sự trỗi dậy của Ấn Độ được dẫn dắt bởi lĩnh vực dịch vụ, một phần nhờ vào năng lực công nghệ thông tin của nước này. Giai đoạn 2022-2023, mảng dịch vụ đóng góp tới 53% GDP.

Do nỗ lực thúc đẩy sản xuất chỉ tăng tốc trong những năm gần đây, các chuyên gia cho rằng Ấn Độ sẽ phải vạch ra lộ trình riêng cho mình. Nhà kinh tế học Arvind Subramanian, cựu cố vấn kinh tế trưởng của chính phủ Ấn Độ, tin rằng nước này nên tập trung vào một hoặc hai lĩnh vực. “Tôi không có vấn đề gì với việc Ấn Độ bắt đầu sản xuất chất bán dẫn từ công đoạn lắp ráp. Bởi vì việc đó đang mang lại việc làm, và sau đó sẽ chuyển sang các công đoạn tiên tiến.” Nhưng ông cảnh báo rằng “trong tương lai, ngay cả những hoạt động thâm dụng lao động này cũng sẽ đòi hỏi ít công nhân hơn do tự động hóa”. Vì thế, nâng cấp sản xuất là rất quan trọng để Ấn Độ duy trì mức tăng trưởng cao, giảm đói nghèo và tạo việc làm.

Với ‘Make in India’, liệu gã khổng lồ Nam Á có thể vượt Trung Quốc để trở thành công xưởng lớn nhất thế giới?- Ảnh 3.

Theo chính phủ, ước tính tăng trưởng của Ấn Độ trong giai đoạn 2023-2024 là 7,6%. Thúc đẩy sản xuất được dự báo sẽ đẩy tốc độ tăng trưởng lên 8% trong vài năm.

Các chuyên gia và nhà công nghiệp đều cho rằng mặc dù tiềm năng là có nhưng Ấn Độ vẫn còn chặng đường dài để đối trọng với Trung Quốc – quốc gia chiếm 31% thị phần sản xuất toàn cầu so với 3,1% của Ấn Độ.

Ấn Độ có 246.504 nhà máy và hơn 3.800 khu công nghiệp với lực lượng công nhân là 35,6 người. Trong khi đó, Trung Quốc có 2,8 triệu nhà máy và hơn 20.000 khu công nghiệp với 83 triệu công nhân. Tuy nhiên, Trung Quốc phải mất 20 năm để vươn lên từ quốc gia sản xuất lớn thứ sáu thế giới vào năm 1990 lên vị trí dẫn đầu vào năm 2010, vượt qua Mỹ. Còn vào năm 2020, Ấn Độ đã đứng thứ sáu.

Những hòn đá tảng

Các nhà đầu tư nói với The Straits Times rằng họ bị thu hút bởi những khoản ưu đãi nhiệt tình của chính phủ, thị trường nội địa rộng lớn, hiệu quả chi phí cao và nguồn lao động dồi dào, kể cả là lao động phổ thông lẫn kỹ sư chuyên môn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng chỉ ra vấn đề đó là cơ sở hạ tầng còn yếu kém và bộ máy quan liêu trì trệ.

Một báo cáo của Tập đoàn tư vấn Boston xác định Ấn Độ là cường quốc sản xuất xuất khẩu trong tương lai, nhưng cũng nhấn mạnh “có ít hiệp định thương mại tự do với các quốc gia ngoài các nước thành viên ASEAN” là một điểm yếu.

“Lựa chọn đầu tiên của hầu hết các công ty khi xem xét “Trung Quốc+1” là Việt Nam, Philippines và các quốc gia mà không có quá nhiều khác biệt về mặt văn hóa và thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa,” ông Rajeev Singh, đối tác và lãnh đạo ngành hàng tiêu dùng tại Deloitte Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Chính phủ đang nỗ lực khắc phục những khoảng trống này, bao gồm ra mắt hệ thống một cửa để giúp các doanh nghiệp thông quan nhanh hơn, cũng như đầu tư gấp đôi vào đường cao tốc và bến cảng.

Với ‘Make in India’, liệu gã khổng lồ Nam Á có thể vượt Trung Quốc để trở thành công xưởng lớn nhất thế giới?- Ảnh 4.

Nhưng quá trình chuyển đổi diễn ra chậm chạp. Ông Ajit Shah, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Sanand, lưu ý rằng không phải ai cũng được như phê duyệt nhanh như Micron. “Thông thường, có giải pháp một cửa, nhưng có nhiều cánh cửa đằng sau nó”, ông nói.

Những cú sốc văn hóa và mối quan hệ bằng hữu

Ông Jules Shih, Giám đốc Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan (Trung Quốc) tại Chennai, cho biết một cú sốc văn hóa lớn đối với các công ty Đài Loan ở Ấn Độ là “sự chậm chạp cực độ” trong quá trình xử lý giấy tờ của chính phủ. Một nguyên nhân khác là năng suất của công nhân Ấn Độ thấp hơn. Nhiều người trong số họ chưa bao giờ làm việc trong các nhà máy.

Ông Paul Wang, giám đốc kinh doanh của TSMT Technology – hãng sản xuất bảng mạch cho điện thoại của Đài Loan, đã đến Chengalpattu từ năm 2017. Ông nói rằng mặc dù mức lương ở Ấn Độ chỉ bằng 1/3 so với ở Trung Quốc, nhưng hiệu suất làm việc thấp gần như khiến khoản chi phí nhân công mà công ty có thể tiết kiệm được không đáng là bao.

Với ‘Make in India’, liệu gã khổng lồ Nam Á có thể vượt Trung Quốc để trở thành công xưởng lớn nhất thế giới?- Ảnh 5.

TSMT tuyển dụng 800 người trong nhà máy của mình, phần lớn trong số họ là người địa phương ở độ tuổi 20. “Không phải là công nhân Ấn Độ kém tay nghề hơn, chỉ là thái độ làm việc của họ rất khác nhau. Mỗi ngày có 10% công nhân vắng mặt. Ở Trung Quốc, tỷ lệ này là 1% mỗi ngày. Chúng tôi phải tuyển thêm lao động hợp đồng để đáp ứng mục tiêu sản xuất”, ông Wang nói.

Ông Wang đã sống ở Ấn Độ được bảy năm cùng vợ và hai con. Ông cho biết: “Ở Đài Loan, kinh doanh là vì lợi ích, không có chuyện cá nhân xen vào. Ở Ấn Độ, kinh doanh được xây dựng thông qua tình bằng hữu”. Cái nhìn này đã giúp TSMT trụ vững ở một đất nước xa lạ cả về ngôn ngữ hoặc văn hóa. Công ty đang xây dựng một nhà máy mới tập trung vào xuất khẩu.

Theo The Straits Times / Cafe VN