Tập tục sống chung với người chết của dân đảo Indonesia

Người Toraja sống trên đảo Sulawesi, Indonesia, vẫn duy trì tập tục tang ma rùng rợn: sống chung với người đã khuất trong thời gian dài.

.

Tap tuc song chung voi nguoi chet cua dan dao Indonesia anh 1

Người Toraja là cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên đảo Sulawesi, một trong những hòn đảo lớn nhất của Indonesia. Tại đây, người dân có truyền thống ướp xác người đã khuất và sống cùng xác ướp trong thời gian dài.

Tap tuc song chung voi nguoi chet cua dan dao Indonesia anh 2

Thông thường, người Toraja sẽ tự bảo quản thi hài người mới qua đời. Bộ thi hài có thể được xếp ngay ngắn trong nhà suốt nhiều tháng, cho đến khi gia đình đó đủ tiền để tổ chức tang lễ chính thức.

Tap tuc song chung voi nguoi chet cua dan dao Indonesia anh 3

Để ướp xác, người Toraja từng sử dụng dấm chua và lá trà. Song ngày nay, các gia đình có thể tiêm chất formaldehyde để bảo quản xác chết.

Tap tuc song chung voi nguoi chet cua dan dao Indonesia anh 4

Với người Toraja, bảo quản thi hài càng lâu thì chi phí làm tang lễ càng rẻ. Theo truyền thống, lễ tang của người Toraja kéo dài 12 ngày, yêu cầu gia đình hiến tế hàng chục con trâu và hàng trăm con lợn. Những buổi lễ như vậy có chi phí lên đến hàng trăm nghìn USD.

Chùm ảnh: Tập tục sống chung với người chết của dân đảo Indonesia

Nhiều tháng sau lễ tang chính thức, người Toraja sẽ tổ chức một nghi lễ mang tên ma’nene’, tức đào mộ và làm vệ sinh cho thi hài của người đã khuất. Cụ thể, các bộ thi hài sẽ được rửa sạch, phơi nắng cho khô và mặc quần áo mới.

Tap tuc song chung voi nguoi chet cua dan dao Indonesia anh 6

Nghi lễ ma’nene’ bắt nguồn từ truyền thuyết về người thợ săn Pong Rumasek. Theo đó, người thợ săn đi vào rừng rậm và phát hiện một thi hài bị bỏ rơi. Vì có lòng nhân ái, thợ săn đã chăm sóc và mặc quần áo cho bộ thi hài. Từ đó, người thợ săn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Tap tuc song chung voi nguoi chet cua dan dao Indonesia anh 7

Ngày nay, phần lớn người Toraja theo đạo Thiên chúa. Song các phong tục mai táng lâu đời vẫn tồn tại. Để tưởng nhớ người đã khuất, người Toraja thường tổ chức nghi lễ ma’nene’ vài năm một lần.

Tap tuc song chung voi nguoi chet cua dan dao Indonesia anh 8

Người Toraja quan niệm rằng cái chết không phải là sự kết thúc hay lời vĩnh biệt. Họ tin rằng người đã khuất luôn bảo vệ gia đình nên cần được tôn thờ.

Tap tuc song chung voi nguoi chet cua dan dao Indonesia anh 9

Chính phủ Indonesia luôn nỗ lực quảng bá tập tục của người Toraja nhằm phát triển ngành du lịch trên đảo Sulawesi. Hàng năm, đảo này thường đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Nguyễn Du với kinh thành Thăng Long

Cuộc tại thế không lấy gì làm dài lắm của thi hào Nguyễn Du (1766 – 1820) cũng đã kịp cho phép ông đặt chân đến và sinh sống trên nhiều vùng miền của đất nước, thậm chí sang cả nước ngoài. Hầu như bất cứ mảnh đất nào cũng để lại dấu tích trong thơ ông.

Song phải nói ngay rằng, đó là những sự để lại dấu tích không giống nhau. Nếu ở Quỳnh Côi, Thái Bình – quê vợ Nguyễn Du, nơi ông vì trốn tránh nhà Tây Sơn mà phải sống “mười năm gió bụi” suốt từ 1786 (năm Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc) đến 1796 (năm Nguyễn Du bị bắt khi định chạy vào Gia Định theo Gia Long); hay ở Tiên Điền, Hà Tĩnh – quê cha, nơi ông làm “Hồng sơn liệp hộ” (phường săn núi Hồng) và “Nam hải điếu đồ” (nhà chài bể Nam) từ 1796 đến 1802; hay ở trấn Sơn Nam và Sơn Nam Thượng, ở Phú Xuân, ở Quảng Bình v.v… những nơi ông sắm vai một ông quan của triều đình nhà Nguyễn, thì những mảnh đất ấy đã in dấu trong thơ Nguyễn Du ngay lập tức, để trở thành những trang nhật kí thi ca của một cuộc đời chìm nổi.

Thế nhưng, kinh thành Thăng Long, nơi ông sinh ra và sống những năm tháng hoa niên, rất lạ là không để lại dấu tích trong thơ Nguyễn Du theo kiểu như vậy: cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được bằng chứng để nói rằng Nguyễn Du có viết về Thăng Long trước năm 1786.

Chuyện chỉ diễn ra sau đó gần 30 năm: năm 1813, Nguyễn Du được thăng Cần Chánh điện đại học sĩ và được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Lúc này Thăng Long trở thành một chặng trên sứ trình của ông, và chỉ đến lúc này Thăng Long mới in dấu trong thơ ông bằng bốn bài mở đầu tập “Bắc hành tạp lục”. Một sự đến muộn, có thể nói vậy, và vì đến muộn mà kinh thành Thăng Long với Nguyễn Du là một kinh thành Thăng Long dồn ứ hoài vọng quá khứ lẫn cảm quan hiện tại.

Theo sách “Thơ chữ Hán Nguyễn Du” (NXB Văn Học, 1978), bốn bài mở đầu tập “Bắc hành tạp lục” lần lượt là: “Long thành cầm giả ca” (Bài ca người gảy đàn đất Thăng Long), hai bài “Thăng Long”, và “Ngộ gia đệ cựu ca cơ” (Gặp người hát cũ của em).

Với hai bài “Long thành cầm giả ca” và “Ngộ gia đệ cựu ca cơ”, ngay ở tên bài đã cho thấy nghề nghiệp của nhân vật được nhắc đến trong bài: “cầm giả” – người gảy đàn, “ca cơ” – người (con gái) hát. Hiện ra ngay một sự lạ: viết về đất cũ Thăng Long, Nguyễn Du không lấy cảm hứng từ sự tái ngộ với các danh sĩ, các bậc công hầu khanh tướng hay những nhân vật quyền cao chức trọng, thay vào đó lại là những người mưu sinh bằng việc lấy tiếng đàn tiếng hát mua vui cho thiên hạ, những kẻ vẫn bị thế gian gọi một cách đầy miệt thị rằng “xướng ca vô loài”.

Dĩ nhiên là từ sự kiện này, ta hoàn toàn có thể nói đến một chủ nghĩa nhân đạo ở Nguyễn Du: ông hướng sự quan tâm và dành niềm thương cảm cho những thân phận “dưới đáy” xã hội. Nhưng dường như không chỉ có vậy. Ta nhớ rằng năm 13 tuổi, khi cha mẹ mất cả, Nguyễn Du đã ở với anh trai là Lại bộ thượng thư Nguyễn Khản.

Mà ông này, như Phạm Đình Hổ chép trong “Vũ trung tuỳ bút”, thì: “Ông Nguyễn Khản ham thích hát xướng, gặp khi con hát tang trở cũng cứ cho tiền nó bắt hát, không lúc nào bỏ tiếng tơ tiếng trúc. Khi ông có tang quan tư đồ (tức Nguyễn Nghiễm, cha của Nguyễn Khản, Nguyễn Du) ngày rỗi cũng vẫn sai con hát đồ khúc gọi là “ngâm thơ nôm”.

Bọn con em quí thích đều bắt chước chơi bời, hầu như thành thói quen”. Những anh em khác của Nguyễn Du như Nguyễn Nễ (chính là người tổ chức cuộc hát có sự tham gia của người gảy đàn đất Thăng Long mà Nguyễn Du từng gặp hồi ông còn trẻ), Nguyễn Ức (chính là người “gia đệ” trong nhan đề bài “Ngộ gia đệ cựu ca cơ”) cũng là những người rất thích tổ chức các cuộc hát tại gia.

Trong một môi trường sống như vậy, sự quan tâm gắn bó của Nguyễn Du với những cầm giả, ca cơ, thiết nghĩ cũng là điều dễ hiểu. Vả lại, là người rất nhạy cảm với những biến thiên, những phôi pha và tàn úa, có lẽ không gì hợp với Nguyễn Du hơn là thân phận của nghệ thuật, thân phận của những người sống bằng nghệ thuật: một cái gì đó mong manh dễ vỡ, một cái gì đó tinh tế đến mức có khi trở thành phù phiếm trước sóng gió cuộc đời.

Hãy thử đọc lại bài “Ngộ gia đệ cựu ca cơ”: “Con người buổi loạn khác xưa/ Hạc tiên trở lại bây giờ ai hay/ Áo hồng giọng hát những ngày/ Bạc đầu gặp lại chốn này lênh đênh/ Chậu nghiêng nước đổ thôi đành/ Ngó sen tuy đứt tơ mành còn vương/ Lấy chồng nghe đã ba con/ Áo xưa ngán nỗi vẫn còn mặc đây” (Phạm Khắc Khoan và Ngô Ngọc Can dịch).

Trong cái nhìn của Nguyễn Du, sự khác biệt giữa xưa và nay ở người con hát mà ông từng quen biết đã bật lên qua hai sắc màu: màu hồng của ống tay áo (hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển) và màu trắng của mái đầu (bạch đầu tương kiến khốc lưu ly).

Đó cũng là sự khác biệt giữa tuổi trẻ và tuổi già, giữa cường tráng và lão suy. Tàn tạ theo thời gian, xét cho cùng, cũng là lẽ thường. Nhưng thời gian của sự tàn tạ, như nhà thơ đã xác định trong câu đầu bài thơ, là thời loạn. Vì thế sự tàn tạ không còn là sự tàn tạ tự nhiên nữa: nó là con người bị vò nhàu bởi hoàn cảnh.

Câu cuối, hình ảnh người con hát đã “ba con”, mặc “chiếc áo ngày trước” (khứ thời y) nhuốm một niềm chua chát và thương cảm: cái áo như một nỗ lực vãn hồi đầy tuyệt vọng, lại như một tiếng cười mỉa của quá khứ vàng son trước hiện tại tang thương.–PageBreak–

Với bài “Long thành cầm giả ca”, ám ảnh về sự tàn tạ của người cũ trên đất cũ Thăng Long trong Nguyễn Du lại càng đậm nét. Ngày xưa, hình ảnh người con gái gảy đàn là: “Xuân độ ấy đương hồi ba bảy/ Ánh hồng trang lộng lẫy mặt hoa/ Não người vẻ rượu ngà ngà/ Năm cung dìu dặt nảy qua phím đàn” (Hoàng Tạo dịch).

Đặc biệt ấn tượng là hiệu ứng mà người ấy tạo ra đối với quan khách là các tướng lĩnh Tây Sơn: “Tây Sơn quan khách la đà/ Mải vui quên cả tiếng gà tan canh/ Tả lại hữu tranh giành gieo thưởng/ Tiền như bùn ước lược qua qua/ Vương hầu thua kẻ hào hoa/ Ngũ Lăng chàng trẻ ai mà kể chi” (Rất dễ thấy cái cung cách hào phóng của người thưởng ngoạn nghệ thuật xuất thân võ biền qua đoạn thơ này).

Còn đây là hình ảnh của chính người gảy đàn ấy, ngày nay, già nua xấu xí và bị chìm khuất: “Mé cuối tiệc một người nho nhỏ/ Tóc hoa râm mặt võ mình gầy/ Bơ phờ chẳng sửa đôi mày/ Tài hoa ai biết đất này không hai“. Nguyễn Du nhỏ lệ xót thương cho sự tàn tạ của cô Cầm: “Lệ thương tâm ướt vạt áo là” (Thương tâm vãng sự lệ triêm y). Nhưng từ đó, ông bộc lộ cảm khái trước thế sự: “Cuộc thương hải tang điền thấm thoắt/ Cõi nhân gian thành quách đổi dời/ Tây Sơn cơ nghiệp đâu rồi/ Mà làng ca vũ một người còn trơ”.

Kỳ tiệc vui bên hồ Giám ngày xưa, có người đàn, có những người thưởng đàn, nhưng nay chỉ còn lại một vế. Cô Cầm kia, tuy tàn tạ, nhưng vẫn là một tồn tại trước những bể dâu. Còn nhà Tây Sơn, hùng mạnh thế ấy, song hóa ra bạo phát bạo tàn, tựa như một thoáng phù du của quyền lực trong cõi nhân gian. Dấu nối giữa số phận của một cá nhân và số phận của một triều đại đã được vạch ra. (Sắc thái đối lập giữa sự còn/ mất này nổi lên rõ hơn trong nguyên tác Hán văn: Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong/ Ca vũ không di nhất nhân tại).

Sẽ là suy diễn võ đoán nếu chỉ căn cứ vào đoạn thơ này mà nói rằng Nguyễn Du bày tỏ cảm tình cũng như niềm nhớ tiếc của ông với triều Tây Sơn. Có lẽ chỉ nên xem đây như một nhận thức nhuộm màu bi quan của Nguyễn Du về thân phận nhỏ nhoi của con người, về những nỗ lực tuyệt vọng của con người trước thói đỏng đảnh quái ác của Tạo hóa, hay nói cách khác, trước Định mệnh. (Không ít lần Nguyễn Du bộc lộ cảm thức này trong thơ.

Ông đã từng có nhận định trong bài “Vị Hoàng doanh”: “Cổ kim vị kiến thiên niên quốc” (Xưa nay chưa từng thấy triều đại nào đứng vững nghìn năm). Cũng như sau này ông sẽ viết trong “Đoạn trường tân thanh”: “Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”). Một nỗi bi quan mang tính tiên nghiệm, có thể nói vậy, và nó đã được khắc sâu thêm trong Nguyễn Du qua sự tái ngộ với các cố nhân trên đất cũ Thăng Long.

Bản thân kinh thành Thăng Long, với Nguyễn Du, cũng là chứng tích của dâu bể sau hai mươi năm ông trở lại. Hai bài “Thăng Long” ông viết khi sứ bộ từ Phú Xuân dừng chân ở Thăng Long trước khi lên Mục Nam Quan cho thấy rất rõ điều đó.

Bài “Thăng Long” thứ nhất, liên hai và liên ba như sau: “Thiên niên cự thất thành quan đạo/ Nhất phiến tân thành một cố cung/ Tương thức mỹ nhân khan bão tử/ Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông” (Những ngôi nhà đồ sộ nghìn xưa, nay thành đường cái/ Một dải thành mới làm mất dấu vết cung điện cũ/ Những cô gái đẹp từng biết nay đều đã ẵm con/ Những bạn hào hiệp lúc trẻ nay thành ông già – Phạm Khắc Khoan và Ngô Ngọc Can dịch).

Bài “Thăng Long” thứ hai, liên một và liên hai là: “Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành/ Do thị Thăng Long cựu đế kinh/ Cù hạng tứ khai mê cựu tích/ Quản huyền nhất biến đạp tân thanh” (Mảnh trăng ngày trước soi xuống ngôi thành mới/ Đây vẫn là Thăng Long, đô thành của các triều vua trước/ Đường sá ngang dọc làm lạc mất dấu vết cũ/ Tiếng đàn sáo cũng đổi khác, xen lẫn âm thanh mới – Vũ Mộng Hùng và Trần Thanh Mại dịch).

Dễ thấy ở hai bài thơ này, cái nhìn vào Thăng Long của Nguyễn Du là cái nhìn luôn có sự liên hệ, đối chiếu giữa xưa và nay, cũ và mới: một phía là từ “tân” (tân thành, tân thanh), và một phía là các từ “cố” (cố cung), “cổ” (cổ thời minh nguyệt), “cựu” (cựu đế kinh, cựu tích). Vẫn là đất Thăng Long ấy mà cứ ngỡ như là đất Thăng Long nào khác.

Bởi lẽ tất cả đã không còn nguyên như trước, cái mới thay thế cái cũ, cái mới đan xen với cái cũ. Thành quách, đường sá, nhà cửa cho chí con người, tất thảy của Thăng Long trong hiện tại đều không khỏi khiến cho ông Chánh sứ Nguyễn Du chạnh lòng nhớ tới Thăng Long trong quá khứ, Thăng Long của cậu Chiêu bảy nhà Xuân quận công Nguyễn Nghiễm.

Giữa Thăng Long ấy và Thăng Long này, giữa cậu Chiêu bảy nọ và ông Chánh sứ Nguyễn Du đây là cả một khoảng thời gian đầy biến động, biến động liên tục mà người trong cuộc không thể ngờ tới: loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Trịnh, quân Lưỡng Quảng của Tôn Sĩ Nghị tràn vào và đại bại trước Tây Sơn, rồi đến lượt triều Tây Sơn sụp đổ trước quân lực của Gia Định…

Phải nhấn mạnh lần nữa rằng sự nhớ tiếc quá khứ của Nguyễn Du ở hai bài thơ này không gắn với bất cứ triều đại nào (ông không phải là người có khuynh hướng chính trị thật rõ ràng). Quá khứ với ông đơn giản là… quá khứ, là thời gian trôi qua và bất khả vãn hồi, là chứng tích để cho thấy rằng con người thật nhỏ nhoi và bất lực trước những biến thiên không thể cưỡng lại.

Không ngẫu nhiên mà ở cả bốn bài thơ làm tại Thăng Long, về Thăng Long của Nguyễn Du đều xuất hiện hình ảnh mái đầu bạc: “Nam hà qui lai đầu tận bạch” (Tôi từ Nam hà trở lại, đầu bạc trắng hết – Long thành cầm giả ca), “Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long” (Đầu bạc còn được thấy cảnh Thăng Long – Thăng Long I), “Tự gia đầu bạch diệc tinh tinh” (Mái tóc mình cũng đã bạc lốm đốm – Thăng Long II), “Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly” (Nay đầu bạc gặp nhau, khóc than nỗi lưu ly – Ngộ gia đệ cựu ca cơ). Mái đầu bạc: sự già lão, mệt mỏi, buông xuôi, bất lực trước cuộc thương hải tang điền!

Về mặt nào đó, có thể khẳng định rằng nếu không có quãng thời gian sống ở Thăng Long, sống và thấm nhiễm bầu khí văn hóa đất đế đô, sẽ không thể có một Nguyễn Du tài hoa và tinh tế như chúng ta từng biết qua thơ chữ Hán, qua văn Nôm.

Đến lượt mình, Nguyễn Du cũng đã trả nghĩa cho Thăng Long, tất nhiên, theo cách của ông. Bốn bài thơ mở đầu tập “Bắc hành tạp lục” đã cho thấy một Thăng Long đẹp: cái đẹp của buổi xế chiều, cái đẹp của lá vàng hoa rụng, cái đẹp nhuốm một màu phôi pha…

Hoài Nam / An ninh Thế giới

Người ngủ trưa và không ngủ trưa có tuổi thọ khác biệt thế nào? Nghiên cứu mới khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ

Ngủ trưa sẽ tác động như thế nào đến sức khỏe và tuổi thọ? Các chuyên gia đã chỉ ra một sự thật mà nhiều người không biết.

Dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, Nhật Bản đứng đầu trong danh sách các quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới. Theo thống kê cụ thể, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84,2 tuổi, với nam giới là 81,1 tuổi và nữ giới là 87,1 tuổi. Ngoài các yếu tố về tiêu chuẩn y tế cao, bí quyết đằng sau sức khỏe và tuổi thọ của người Nhật còn liên quan mật thiết tới môi trường sống và thói quen sống lành mạnh của họ.

Tuy nhiên, tình trạng làm việc quá sức cũng trở thành nỗi lo của người Nhật trong một thời gian dài. Chính vì thế, nhiều năm qua, những giấc ngủ ngắn tại công sở đã được khuyến khích thực hiện. Lý giải mà các chuyên gia đưa ra chính là: Nghỉ ngơi tốt sẽ giúp người lao động hiệu quả, đồng thời cũng giúp giảm tải “stress” trong công việc, cuộc sống hàng ngày.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng người Nhật trung bình chỉ ngủ 6 giờ 35 phút mỗi đêm, nhưng vì áp lực công việc lớn, họ thường tận dụng mọi cơ hội ngắn ngủ để tái tạo năng lượng.

Quả thật, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh những giá trị sức khỏe mà một giấc ngủ trưa ngắn có thể mang lại.

Người ngủ trưa và không ngủ trưa có tuổi thọ khác biệt thế nào? Nghiên cứu mới khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ- Ảnh 1.

Bí quyết đằng sau sức khỏe và tuổi thọ của người Nhật còn liên quan mật thiết tới môi trường sống và thói quen sống lành mạnh của họ. Ảnh minh họa: Internet

Tăng sức đề kháng, cải thiện trí nhớ

Một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) trong năm 2015 đã chỉ ra rằng việc thực hiện một giấc ngủ trưa ngắn có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm nguy cơ các bệnh lý, giúp ích cho việc kéo dài tuổi thọ.

Nghiên cứu từ Đại học Harvard vào năm 2008 phát hiện rằng, việc ngủ trưa có thể cải thiện trí nhớ và khả năng học tập. Điều này có thể mang lại lợi ích đặc biệt cho học sinh và người lao động, đặc biệt là những người cần tiếp thu thông tin mới hàng ngày.

Quản lý tâm trạng và tinh thần khỏe mạnh hơn

Thói quen ngủ trưa cũng có tác động tích cực lên tâm lý và sức khỏe tinh thần. Nó giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi tích tụ trong suốt buổi sáng, cải thiện tinh thần làm việc và tạo ra cảm giác thư giãn.

Thói quen này giúp người Nhật duy trì tâm lý tốt và tạo niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.

Người ngủ trưa và không ngủ trưa có tuổi thọ khác biệt thế nào? Nghiên cứu mới khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ- Ảnh 2.

Một giấc ngủ trưa ngắn có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm nguy cơ các bệnh lý, giúp ích cho việc kéo dài tuổi thọ. Ảnh minh họa: Internet

Là “tiên dược” cho tim mạch, giảm nguy cơ tử vong

Một nghiên cứu đáng chú ý được công bố trong “The New England Journal of Medicine” đã khám phá mối liên quan giữa việc thực hiện thói quen ngủ trưa và tuổi thọ ở cộng đồng người Nhật.

Nghiên cứu này đã theo dõi hàng nghìn người Nhật trong một khoảng thời gian dài và phát hiện rằng: Những người thường xuyên thực hiện giấc ngủ trưa có xu hướng sống thọ hơn, so với những người không có thói quen này. Đặc biệt, những người thực hiện giấc ngủ trưa từ 20 đến 30 phút mỗi ngày thường có tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch và các bệnh liên quan đến tuổi tác thấp hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra một số ảnh hưởng cụ thể của việc ngủ trưa đối với sức khỏe mạch máu. Một giấc ngủ trưa ngắn mỗi ngày có thể giảm áp lực máu và tạo ra hiệu ứng tích cực đối với hệ tuần hoàn. Điều này có thể giải thích tại sao thói quen ngủ trưa có thể giúp ngăn chặn các bệnh tim mạch.

Có chung kết luận tương tự, nghiên cứu của Hội Thần kinh Mỹ (American Heart Association) cũng đã chỉ ra rằng việc ngủ trưa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, với người thường xuyên thực hiện ngủ trưa có khả năng kiểm soát áp lực máu tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Người ngủ trưa và không ngủ trưa có tuổi thọ khác biệt thế nào? Nghiên cứu mới khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ- Ảnh 3.

Những người thực hiện giấc ngủ trưa từ 20 đến 30 phút mỗi ngày thường có tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch và các bệnh liên quan đến tuổi tác thấp hơn. Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý: Ngủ trưa quá lâu lại gây tác dụng ngược, gia tăng nguy cơ bệnh tật

Ngủ trưa bao lâu để đạt hiệu quả tốt cho sức khỏe là câu hỏi mà nhiều người đều mong tìm ra đáp án. Theo dữ liệu từ các nghiên cứu khoa học cho biết, giấc ngủ trong khoảng 5 phút không đạt được hiệu quả mong muốn. Khoảng thời gian ngủ 10 phút có thể giúp giảm mệt mỏi nhanh chóng và cải thiện tư duy ít nhất trong khoảng 2 tiếng rưỡi.

Tối ưu nhất là ngủ trong khoảng 20-30 phút, có thể mang lại cải thiện đáng kể về khả năng làm việc và hiệu suất công việc, tuy nhiên, có thể gặp cảm giác ngái ngủ sau khi thức dậy.

Trong trường hợp thời gian ngủ trưa kéo dài từ 45-90 phút, việc này sẽ trở nên có hại vì đó là giấc ngủ sâu nhưng không hoàn thiện. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ kéo dài 90 phút có thể gây ra cảm giác khó chịu khi thức dậy, với những triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi và đờ đẫn, do cơ thể chưa sẵn sàng làm việc trở lại.

Ngủ quá lâu vào ban ngày còn liên quan đến chứng ngủ rũ, một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều biểu hiện điển hình như buồn ngủ vào ban ngày, ngủ gật thường xuyên, khó tỉnh táo. Ngoài ra, tình trạng này kéo dài còn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp, bệnh thận, bệnh gan, trầm cảm và suy giảm trí tuệ.

Do đó, một giấc ngủ trưa kéo dài từ 20-30 phút được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Những người thực hiện giấc ngủ trưa ngắn ít nhất 3 lần/tuần sẽ giảm nguy cơ chết vì bệnh tim khoảng 37%, và nếu duy trì thói quen ngủ trưa mỗi ngày, nguy cơ này tiếp tục giảm xuống 64%.

Phương Mộc / Đời sống & Pháp luật / Cafe

Cụ bà 103 tuổi vẫn khỏe mạnh, lái ô tô như người trẻ nhờ 2 thói quen đơn giản: Không phải tập thể dục

Bí quyết trường thọ của bà cụ Trung Quốc rất đơn giản nhưng hiệu quả nhưng ít người biết để áp dụng.

Theo Sohu, cụ bà Lâu Thành Ngọc là một trong những “ngôi sao sống thọ” nổi tiếng ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Đặc biệt, cụ còn được cư dân mạng nước tỷ dân đặt cho biệt danh là “Cụ bà nghịch ngợm”, “Bà mẹ trẻ trăm tuổi” vì sự đáng yêu của mình. Năm 102 tuổi, cụ Lâu đã xuất sắc vượt qua kỳ thi và lấy được tấm bằng lái xe ô tô cho riêng mình. Thành tích này của cụ từng trở thành tin tức chấn động tại Trường dạy lái xe ở tỉnh Sơn Đông, đồng thời làm dậy sóng cõi mạng Trung Quốc. Ở tuổi 103, cụ Lâu vẫn khỏe mạnh và minh mẫn khiến nhiều người trẻ vô cùng ngưỡng mộ.

Cụ bà 103 tuổi vẫn khỏe mạnh, lái ô tô như người trẻ nhờ 2 thói quen đơn giản: Không phải tập thể dục- Ảnh 1.

Chia sẻ về bí quyết sống thọ, cụ Lâu cho biết chính 2 thói quen dưới đây đã giúp cụ kéo dài tuổi thọ và đẩy lùi bệnh tật:

Sống vui vẻ và lạc quan chính là chìa khóa trì hoãn lão hóa và tuổi thọ của cụ Lâu. Theo chia sẻ của gia đình và hàng xóm, cụ Lâu là người rất hòa đồng và hài hước. Ở tuổi 103, ít ai có thể cười nhiều và dồi dào năng lượng tích cực như cụ bà này.

Trong gia đình, “người bạn” thân nhất của cụ Lâu chính là những người cháu, người chắt của cụ. Theo đó, cụ Lâu luôn bày trò và chơi đùa với các cháu, chắt của mình. Không những thế, con trai và con dâu cũng là những đối tượng thường xuyên bị cụ bà này trêu chọc. Đó cũng là lý do mà gia đình này luôn tràn ngập tiếng cười và niềm vui.

Cụ bà 103 tuổi vẫn khỏe mạnh, lái ô tô như người trẻ nhờ 2 thói quen đơn giản: Không phải tập thể dục- Ảnh 2.
Cụ Lâu. Ảnh: Sohu

Cũng theo lời kể của con dâu cụ, mỗi khi khách đến nhà hỏi tuổi, cụ Lâu luôn trả lời với vẻ đầy tự hào “năm nay tôi 18” rồi cười lớn. Ở tuổi xế chiều, cụ Lâu cũng cho biết bản thân cụ rất hài lòng với cuộc sống hiện tại và chỉ mong muốn có thể sống lâu thêm nữa để được ở bên cạnh con cháu.

Các nghiên cứu cho thấy vui vẻ là “món ăn giàu dinh dưỡng” cho cuộc sống và làm tăng tuổi thọ. Trong một nghiên cứu công bố trên website của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, óc hài hước bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh liên quan đến tim mạch và bệnh nhiễm trùng khác. Chuyên gia Ed Diener (Đại học Illinois) và Micaela Y. Chan (ĐH Texas) cho biết, cảm giác hạnh phúc ảnh hưởng đến tuổi thọ. Càng hài lòng với cuộc sống, lạc quan, tích cực và loại bỏ cảm giác tiêu cực, bạn càng sống lâu hơn.

Năm 1921, thời điểm cụ Lâu được sinh ra cũng là lúc tỉnh Sơn Đông còn nhiều khó khăn. Không có một cuộc sống dễ dàng, từ nhỏ, cụ Lâu đã phải làm rất nhiều công việc để duy trì kế sinh nhai cho gia đình.

Sau khi lập gia đình, cụ bà này đã sinh được 6 người con. Để các con có điều kiện học hành, cụ Lâu ban ngày đập lúa mì trên ruộng, buổi tối thì nhận thêm việc may vá quần áo để có thêm thu nhập.

Cụ bà 103 tuổi vẫn khỏe mạnh, lái ô tô như người trẻ nhờ 2 thói quen đơn giản: Không phải tập thể dục- Ảnh 3.
Cụ Lâu. Ảnh: Sohu

Cuộc sống khó khăn đã khiến cụ bà này hình thành thói quen chăm chỉ và tiết kiệm. Ngay cả khi đã về già, bà Lâu vẫn nhiệt tình giúp đỡ con cháu bằng cách làm nhiều công việc khác nhau như gánh nước, đan lát, dọn dẹp nhà cửa. Lo lắng cho mẹ, con cái vẫn thường khuyên cụ Lưu nên nghỉ ngơi, thế nhưng cụ bà này vẫn gạt đi và xem làm việc như niềm vui tuổi già của mình. Cụ vui cười cho biết chăm chỉ làm việc cũng là cách bản thân rèn luyện sức khỏe rất hiệu quả.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi thọ trung bình của những người chăm chỉ vận động sẽ cao hơn những người “lười”. Cơ thể được vận động thường xuyên có thể giúp cải thiện khả năng kháng virus của cơ thể, tránh sự xuất hiện của bệnh tật, và cũng có thể giúp trì hoãn sự xuất hiện của lão hóa. Do đó, nếu muốn khỏe mạnh và sống lâu thì mọi người nên chăm chỉ vận động hoặc tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

(Theo Sohu) / Ánh Lê / Tổ Quốc / Shoha

GDP tăng cao nhất trong 6 quý, một cường quốc đang nổi củng cố vị thế là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Kinh tế Ấn Độ kết thúc năm 2023 một cách bùng nổ khi tăng trưởng tăng vọt lên mức 8,4%.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ tăng 8,4% trong quý 3 (tính từ tháng 10 đến tháng 12) trong năm tài chính 2023, vượt xa mức kỳ vọng 6,6% của các nhà kinh tế do Reuters khảo sát.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Ấn Độ công bố hôm thứ Năm, mức tăng GDP quý 3 là cao nhất trong 6 quý, nhờ hoạt động sản xuất tăng 11,6% và lĩnh vực xây dựng tăng 9,5%.

Tốc độ tăng trưởng GDP của hai quý trước cũng được điều chỉnh từ 7,8% lên 8,2% trong tháng 4-6, và từ 7,6% lên 8,1% trong tháng 7-9.

Từ đó, chính phủ Ấn Độ cũng điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP cho quý 4 của năm tài chính 2023 (tháng 1-3/2024) lên 7,6%, từ mức 7,3%.

Thủ tướng Ấn Độ Modi viết trong một bài đăng trên X rằng: “Mức tăng trưởng GDP mạnh mẽ 8,4% trong quý 3 thể hiện sức mạnh và tiềm năng của nền kinh tế Ấn Độ. Những nỗ lực của chúng tôi sẽ tiếp tục mang lại kết quả tăng trưởng nanh chóng”.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201018);}else{parent.admSspPageRg.draw(201018);}

Thamashi De Silva, trợ lý kinh tế Ấn Độ tại Capital Economics, nhận định: “Tốc độ tăng trưởng Q3 của Ấn Độ là mạnh mẽ nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới”.

Theo tính toán sơ bộ về kết quả hàng quý cho năm dương lịch 2023, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á có mức tăng trưởng trung bình trên 7,5%. Con số này vượt xa mức trung bình năm của Trung Quốc là 5,2%.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 6,5% vào năm 2024, so với 4,6% của Trung Quốc khi mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chứng kiến tốc độ tăng trưởng đã chậm lại do hàng loạt thách thức, bao gồm khủng hoảng bất động sản và tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục ở thanh niên. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự kiến sẽ công bố mục tiêu tăng trưởng cho năm 2024 vào tuần tới.

Sự tăng trưởng bền vững của Ấn Độ sẽ nhanh chóng đưa nước này lên cao trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nhà phân tích tại Jefferies kỳ vọng nước này sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027, tăng từ vị trí thứ năm hiện nay.

Theo CNN, Nikkei Asia / Yến Nguyễn / Nhịp sống thị trường

Những điểm đáng chú ý trong bài phát biểu trước Quốc hội của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (29/2) đã có bài phát biểu thường niên tại Quốc hội Liên bang. Tại đây, ông Putin đã nêu chi tiết các kế hoạch phát triển đất nước và những mục tiêu chiến lược cho tương lai.

Phát biểu kéo dài 2 giờ 6 phút của ông Putin đến chỉ hai tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Nga mà ông sẽ tái tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Trong đó, Tổng thống Nga có nói qua về nghị trình địa chính trị quốc tế và sử dụng phần lớn thời gian để tập trung vào các vấn đề nội địa.

Ông Putin đã loan báo 5 dự án quốc gia mới, đặt ra một số mục tiêu đến năm 2030 và đề xuất nhiều cải cách thuế, cũng như các sáng kiến kinh tế-xã hội.

Dưới đây hãng tin RT đã tổng kết một số điểm đáng chú ý trong bài phát biểu của Tổng thống Putin.

Nga sẽ vượt qua được những nỗ lực kiềm tỏa
Tổng thống Putin tuyên bố rằng Nga đã đang chứng minh rằng đất nước này có khả năng giải quyết những vấn đề và thử thách khó khăn nhất, đã đang có thể đẩy lùi được “sự hung hăng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế” và duy trì đoàn kết toàn quốc, bất chấp phương Tây nỗ lực chia rẽ nước Nga thành từng phần như họ đã làm với Ukraine và biến Ukraine thành “một nơi phụ thuộc, yếu dần, chết dần, nơi mà họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn” thông qua gieo rắc các cuộc xung đột toàn quốc.

Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh rằng nước Nga sẽ tiếp tục bảo vệ tự do, gìn giữ lịch sử và truyền thống của mình, phát triển hơn nữa các thể chế dân chủ và bảo vệ chủ quyền, không cho phép bất cứ bên nào can thiệt vào các công việc nội bộ của Nga.

Tiềm năng quân sự của Nga
Ông Putin nói những khả năng chiến đấu của Nga đã đang phát triển đáng kể trong nhiều năm qua khi lực lượng vũ trang nước này đã đạt được rất nhiều những kinh nghiệm chiến đấu và một thế hệ chỉ huy tài năng mới đang nổi lên, những nhân tài này có thể hoàn toàn thực thi tốt nhiệm vụ, sử dụng các thiết bị mới và giải quyết được các công việc đa dạng.

Ông Putin cho biết lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga cũng đã được hiện đại hóa với công nghệ siêu thanh mới nhất. Tổng thống nói thêm rằng lực lượng hạt nhân chiến lược này sẽ tiếp tục được trang bị vũ khí ngày càng hiệu quả.

Tổng thống Putin cũng nói về tên lửa hành trình Burevestnik có tầm bắn không giới hạn và tàu ngầm không người lái Poseidon đang được hoàn thiện, cũng như các tên lửa đạn đạo hạng nặng Sarmat đầu tiên đã được biên chế vào quân đội Nga và sẽ sớm “xuất hiện trong các khu vực triển khai hoạt động”.

Đối thoại với Mỹ
Ông Putin khẳng định Nga vẫn để mở đối thoại với Mỹ về các vấn đề ổn định chiến lược, nhưng cáo buộc Washington đạo đức giả khi đàm phán với Moscow. Ông Putin nói Mỹ công khai kêu gọi gây ra thất bại chiến lược cho Nga trên chiến trường, nhằm mục tiêu biến Nga thành “nơi tàn tạ” như họ đã làm với Ukraine.

“Chúng tôi đang đàm phán với một quốc gia mà các vị lãnh đạo của quốc gia đó đang công khai thực hiện những hành động thù địch với chúng tôi”, ông Putin nói, cáo buộc rằng “thay thế Nga, họ muốn một nơi phụ thuộc, suy tàn, chết dần, nơi mà họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn”.

Tổng thống Putin cũng tuyên bố rằng phương Tây đang cố gắng kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang. Ông cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phát triển phức hợp công nghiệp quốc phòng Nga theo một cách thức hợp lý để giúp tăng cường khả năng khoa học, công nghệ và công nghiệp của đất nước.

Mối đe dọa NATO
Tổng thống Putin nói rằng điều trọng yếu là phải củng cố lực lượng vũ trang Nga dọc theo biên giới với phương Tây để vô hiệu hóa các mối đe dọa gắn liền với sự mở rộng tiếp theo của NATO tới phía đông và sự tham gia của Thụy Điển và Phần Lan vào khối liên minh quân sự này.

“Phương Tây đã kích động các cuộc xung đột tại Ukraine, Trung Đông và các khu vực khác trên thế giới và tiếp tục nói dối. Bây giờ, không còn bất kỳ xấu hổ gì, họ tuyên bố rằng Nga có ý định tấn công châu Âu”, ông Putin nói, gọi những cáo buộc đó là “lố bịch”.

Ông Putin nói thêm rằng Mỹ và các vệ tinh của Mỹ “đã đang triệt phá hiệu quả hệ thống an ninh châu Âu” và bây giờ đang cố gắng hù họa thế giới bằng các mối đe dọa về một cuộc xung đột hạt nhân mà sẽ hủy diệt văn minh nhân loại.

“Tâm lý bài Nga, giống các ý thức hệ khác như chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa thượng đẳng dân tộc và đặc quyền, thực sự lấn át và là lu mờ lý trí”, ông Putin đặt hoài nghi, nhấn mạnh rằng những hành động của phương Tây “tạo ra rủi ro cho mọi người”.

BRICS nổi lên, trong khi các hệ thống độc quyền cũ đang sụp đổ
Ông Putin nói rằng nước Nga phấn đấu gắn kết những nỗ lực của thế giới khi các thách thức kinh tế toàn cầu nổi lên trong bối cảnh sự sụp đổ của các hệ thống độc quyền cũ. Tổng thống Nga lưu ý rằng nhóm G7 đã đang tụt lại phía sau khối BRICS xét về đóng góp vào tổng GDP toàn cầu.

“Những xu hướng toàn cầu như vậy không thể tránh khỏi”, ông Putin nói, và cho biết thêm rằng Nga, cùng với các quốc gia thân thiện từ Trung Đông, châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh, sẽ tiếp tục tạo dựng một cấu trúc tài chính toàn cầu mới không bị can thiệp chính trị, trong khi phương Tây tự làm mất uy tín của đồng tiền và hệ thống ngân hàng của họ.

Nga là thành trì của các giá trị truyền thống
Ông Putin lưu ý rằng trong khi một số quốc gia phương Tây “đang cố ý phá hủy các chuẩn mực đạo đức và các thể chế gia đình”, và đẩy đất nước họ tới diệt vong, thì Nga lựa chọn cuộc sống và duy trì thành trì của các giá trị truyền thống mà loài người dựa vào.

“Lựa chọn của chúng tôi được hầu hết người dân trên thế giới đồng tình, gồm cả hàng triệu công dân của các quốc gia phương Tây”, ông Putin nói.

Tỷ lệ sinh giảm
Tổng thống Putin thừa nhận rằng Nga, giống như nhiều quốc gia khác, đang phải đối mặt với sự sụt giảm tỷ lệ sinh. Ông đề nghị rằng tất cả các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội dân sự, và giới mục sư của các tôn giáo truyền thống nên làm việc cùng nhau để làm lớn các gia đình với nhiều trẻ em, chuẩn mực xã hội, triết lý của đời sống xã hội và định hướng của chiến lược nhà nước.

Để đạt được tăng trưởng tỷ lệ sinh bền vững trong 6 năm tới, ông Putin nói Nga sẽ tập trung hỗ trợ và cải thiện chất lượng sống của gia đình thông qua việc gia hạn chương trình cấp vốn sinh đẻ tới năm 2030 và đưa ra thêm các chương trình trợ cấp tài chính chẳng hạn như khấu trừ thuế cho các gia đình có nhiều trẻ em.

Những dự án quốc gia
Chương trình ở cấp độ liên bang về hỗ trợ các gia đình sẽ là một trong 5 dự án quốc gia mới, ông Putin loan báo. Dự án thứ nhất, được gọi là ‘Gia đình’, sẽ tập trung vào thúc đẩy tỷ lệ sinh và cải thiện chất lượng cuộc sống của các gia đình có trẻ em.

Hai dự án ‘Thanh niên Nga’ và ‘Nhân sự’ sẽ tập trung vào giáo dục và việc làm để đảm bảo tương lai của đất nước thông qua việc tăng lương cho các nhân sự trường học và giáo viên, đặc biệt là các trường ở các thành phố nhỏ, thị trấn và làng mạc, hiện đại hóa nhà trẻ, trường phổ thông và trường đại học để củng cố sự liên thông giữa các cấp độ giáo dục, cũng như làm việc với các chủ lao động để giúp những người trẻ tìm việc làm.

Ông Putin cũng loan báo dự án ‘Sống lâu, sống tích cực’. Dự án này sẽ đặt mục tiêu tăng tuổi thọ trung bình tại Nga ít nhất lên 78 tuổi vào năm 2030. Sáng kiến này sẽ bao gồm xây dựng các cơ sở thể thao, hiện đại hóa và xây thêm các phòng khám chăm sóc sức khỏe, cũng như khấu trừ thuế cho những người kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Dự án thứ năm, được gọi là ‘Kinh tế Dữ liệu’, sẽ tập trung đầu tư khoảng 700 tỷ Rúp (7,6 tỷ USD) trong 6 năm tới vào thiết lập các nền tảng số trong tất cả các thành phần kinh tế và giai tầng xã hội, tăng công suất của các siêu máy tính nội địa thêm ít nhất 10 lần vào năm 2030, và cung cấp tiếp cận internet tốc độ cao tới hầu hết toàn bộ đất nước trong thập kỷ tới.

Các vấn đề khác
Ngoài những cái nằm trong phạm vi của 5 dự án quốc gia nêu trên, ông Putin cũng nói về tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề, chẳng hạn như cải cách thuế nhằm đảm bảo “phân bổ gánh nặng thuế một cách công bằng” cho những người có thu nhập cá nhân và doanh nghiệp cao hơn, và sẽ cung cấp các khuyến khích cho các doanh nghiệp nhỏ.

Ông Putin nói chính phủ cũng nên tiếp tục thực hiện dự án “Nước Sạch” liên bang, trong đó nên tập trung vào tối thiểu hóa khối lượng chất thải có hại xả vào không khí và cũng cần tập trung xử lý ô nhiễm nước.

Tổng thống nói Nga cũng sẽ phấn đấu tăng đóng góp của ngành du lịch vào GDP quốc gia lên 5% vào năm 2030, và tăng dòng khách du lịch vào Nga lên 140 triệu lượt khách mỗi năm. Để thực hiện được mục tiêu này, chính phủ sẽ phát động chương trình dài hạn về gìn giữ các cơ sở di sản văn hóa và phân bổ nguồn lực thêm cho việc cải thiện các trung tâm thành phố lịch sử.

Hải Đăng / Trí thức VN