Thạt Luổng – kỳ quan kiến trúc được coi là biểu tượng của Lào

Truyền thuyết về Thạt Luổng của người Lào kể lại rằng, vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ thứ III TCN), có năm nhà sư người Lào sau khi học xong ở Ấn Độ trở về quê hương đã mang theo chiếc xương đầu gối của Đức Phật…

Nằm ở trung tâm thủ đô Viêng Chăn, Thạt Luổng hay Pha That Luang là một công trình Phật giáo mang tính biểu tượng của đất nước Lào. Ảnh: Expedia.

Truyền thuyết về Thạt Luổng của người Lào kể lại rằng, vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ thứ III TCN), có năm nhà sư người Lào sau khi học xong ở Ấn Độ trở về quê hương đã mang theo chiếc xương đầu gối của Đức Phật. Ảnh: Expedia.

Năm nhà sư tới mường Viêng Chăn và thuyết phục châu mường cho dựng tháp để cất giữ xá lỵ Phật. Là người mộ đạo, châu mường Viêng Chăn vui sướng nhận lời và cho dựng lên ngôi tháp Đại Phật Tích (Thạt Luổng). Ảnh: Du lịch Núi Việt.

Vào năm 1563, sau khi giành được chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Miến Điện, vua Lào đã dời đô từ Luang Prabang về Viêng Chăn. Vào năm 1566, vua cho tái thiết Thạt Luổng trên nền một ngôi chùa cũ. Ảnh: Visit Southeast Asia.

Thạt Luông đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của người Thái vào thế kỷ 19, nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng. Ảnh: Tripadvisor.

Vế kiến trúc, trung tâm Thạt Luổng là một tòa tháp cao 45 mét, được dát vàng rực rỡ. Đế của khối tháp là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn phía. Ảnh: Cox & Kings.

Trên đài sen là bệ cao hình vuông. Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên. Ảnh: Hung Heuang.

Bao quanh tháp lớn là hàng chục tháp phụ, cũng được thếp vàng rực rỡ. Ảnh: Ourglobaltrek.

Kiến trúc Thạt Luổng mang đậm phong cách văn hóa và bản sắc Lào và công trình đã được công nhận là biểu tượng quốc gia của Lào. Ảnh: Laos Simply Beautiful.

Hình ảnh ngôi chùa vàng nổi tiếng này đã được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ảnh: Wikipedia.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Lại Nguyên Ân tái hiện chân dung Phan Khôi

Phan Khôi là danh nhân văn hóa hiện đại của Việt Nam, như Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh từng vinh danh ông năm 2017. Tuy nhiên, vì những lý do lịch sử (vụ Nhân văn giai phẩm) nên năm 1991, Phan Khôi mới được chính thức nhắc tới trong cuốn Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam do NXB Khoa học xã hội xuất bản của Nguyễn Q Thắng và Nguyễn Bá Thế. Khi ấy đã 32 năm trôi qua kể từ khi Phan Khôi qua đời (1959), và trong suốt thời gian này, tên tuổi cũng như tác phẩm của ông hầu như không được nhắc tới tại Việt Nam do các nhạy cảm thời cuộc.

Gia đình nhà văn Phan Khôi

Và bắt đầu từ thời điểm này trở đi, các nhà nghiên cứu, các nhà báo, cùng con cháu của Phan Khôi từng bước đã đóng góp công sức vào việc giới thiệu, phân tích, đánh giá về những tác phẩm và tư tưởng của Phan Khôi trên nhiều lĩnh vực mà ông tham gia với tư cách là nhà báo, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu Việt ngữ, nhà Hán học tinh thông…Mà trong số này, nổi bật  là những thông tin về Phan Khôi qua các tập sách hồi ký, ghi chép mà con trai út của ông -Phan An Sa biên soạn (xuất bản từ 2013 tới 2021); bộ sách Tác phẩm Phan Khôi – đọc và suy ngẫm (xuất bản 2017) của một người cháu họ ngoại của ông- giáo sư tiến sĩ Ngô Quang Huy; và đặc biệt là công trình nghiên cứu về Phan Khôi của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân (gồm16 cuốn sách đã xuất bản kể từ 2003 tới 2023).

Tái hiện chân dung đa diện và phong phú của danh nhân văn hóa Phan Khôi

Lại Nguyên Ân đã bỏ ra 27 năm trong đời để làm việc cật lực cho công trình quan trọng này. Cho tới nay, ông là một trong hai nhà nghiên cứu khoa học xã hội rất hiếm hoi ở Việt Nam tập trung vào một tác giả. Ông tập trung vào Phan Khôi, trong khi người còn lại là giáo sư sử học Chương Thâu chuyên nghiên cứu về Phan Bội Châu.

Công trình nghiên cứu của Lại Nguyên Ân về Phan Khôi tạm chia thành 2 phần. Phần đầu gồm có 12 cuốn sách dày tổng cộng 7617 trang là những sưu tập, phân loại, sắp xếp, chú giải vô cùng công phu toàn bộ các tác phẩm đăng báo của Phan Khôi kể từ 1917 tới 1957

Đây là phần rất quan trọng để có thể làm nền tảng cho các nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về Phan Khôi, vì các tác phẩm công bố dưới dạng sách của Phan Khôi in ra chỉ vẻn vẹn có 3 cuốn là Chương Dân thi thoại năm 1936; Việt ngữ nghiên cứu năm 1955 và tiểu thuyết Trở vỏ lửa ra năm 1939. Còn tất cả đều là bài đăng báo. Nếu không có 12 cuốn sách tập hợp lại các tác phẩm đăng báo của Phan Khôi này thì việc hình dung ra chân dung toàn vẹn của một danh nhân văn hóa như ông vô cùng khó khăn.

Phần thứ hai chính là các cuốn sách chuyên khảo về Phan Khôi, bao gồm 4 cuốn. Thứ nhất là Phan Khôi viết và dịch Lỗ Tấn (2007); Phan Khôi và vấn đề phụ nữ ở nước ta ( in 2016, tái bản 2018); Phan Khôi: Ảnh hưởng Khổng giáo ở nước ta (2018) và cuốn mới nhất là Tìm hiểu tác gia Phan Khôi (2023). 4 cuốn dày có độ dày 2277 trang. Trong đó cuốn Tìm hiểu tác gia Phan Khôi có thể tạm coi như một cuốn tổng kết lại những gì mà Lại Nguyên Ân đã dành mọi tâm huyết nghiên cứu trong 27 năm của cuộc đời về nhân vật này.

Thống kê sơ bộ của tác giả Phan An Sa cho thấy di sản trứ tác của Phan Khôi mà Lại Nguyên Ân sưu tầm lại được có trên 700 bài nghị luận, gần 1200 bài văn tiểu phẩm, trên 40 tác phẩm thơ, truyện dài, truyện ngắn, hồi ký, hồi ức, trên 40 dịch phẩm và 400 bài đăng lẻ tẻ trên các chuyên mục hay các báo khác.

Từ công trình của Lại Nguyên Ân, độc giả có thể hình dung ra đầy đủ chân dung Phan Khôi, mà điểm chốt yếu nhất, ông đóng vai trò là một trí thức phản biện. Và là một trong những tiếng nói phản biện nổi bật nhất ở Việt Nam trong thời đại của ông. Kế đó, ông cùng với những học giả lớn như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Trần Trọng Kim, Huỳnh Thúc Kháng…đã là những kiến trúc sư góp phần tạo ra nền văn hóa Việt Nam đương thời. Và cuối cùng, Phan Khôi luôn là một người chọn thái độ cấp tiến và đổi mới trong mọi lĩnh vực ông đề cập.

Vai trò tri thức phản biện này đã khiến ông đương đầu với Thực dân vào thời điểm từ 1928-1940 khi dũng cảm bênh vực Quốc dân đảng, Thanh niên cách mạng đồng chí hội ( vốn đang bị chính quyền thực dân truy bắt, xử án). Mà theo Lại Nguyên Ân thì Phan Khôi đã đòi cho thành viên các tổ chức này khi bị bắt phải được xử tại tòa án Pháp chứ không xử tại tòa án Nam (của Triều đình Huế, xử theo Luật Gia Long sẽ áp dụng mức phạt rất nặng). Ông cũng phê phán đảng Lập hiến Nam Kỳ có nhiều thành viên là nghị viên hội đồng quản hạt, hội đồng thành phố, nhưng lại im lặng không lên tiếng khi thực dân đàn áp các cuộc biểu tình của dân chúng bằng súng đạn. Ông cũng từng có nhiều bài bình luận, phê phán sự lạc hậu của hệ thống quan chức triều đình, phê phán giới quan trường yếu kém tham nhũng vào những năm 1935-1936 khi đang làm chủ bút tờ Tràng An tại Huế. Ông cũng có những bài phản biện với các lãnh đạo văn nghệ Việt Nam giai đoạn sau 1954.

Cũng vì đóng vai trò phản biện, nên Phan Khôi đã tạo ra hàng loạt các cuộc tranh luận và thậm chí cả cách mạng trong nhiều lĩnh vực trên báo chí. Ví như ông từng mở ra cuộc thảo luận về sử học vào năm 1928 trên Đông Pháp Thời báo về vấn đề có hay không có chuyện người An Nam mời người Pháp sang bảo hộ; Phan Khôi tham gia khởi xướng ý tưởng về cuộc thi Quốc sử trên báo Thần Chung năm 1929 và chấp bút chính cho hàng loạt bài viết trong cuộc thi này; năm 1932, Phan Khôi khởi xướng ra phong trào Thơ Mới; Phan Khôi từng tham gia tranh luận với Trần Trọng Kim về lịch sử; tham gia tranh luận về Truyện Kiều; tham gia tranh luận về Phật học với sư Thiện Chiếu và chống lại học phiệt…

Trong khi đó, như một trong các kiến trúc sư của văn hóa đương thời, Phan Khôi tỏ rõ tư tưởng cấp tiến. Ông chỉ ra ảnh hưởng rất nặng của Khổng giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam với những hệ quả tiêu cực trong thời đại mới. Vì vậy cách hóa giải của người Việt là về mặt học thuyết cần biến Nho giáo từ chỗ như kim chỉ nam qua thành đối tượng của nghiên cứu, phân tích, phê phán, trong khi vẫn giữ lại những nét tinh túy, tốt đẹp của Nho học như lòng ái quốc, tính chính trực, việc giúp xây dựng nhân cách…. Đồng thời ông chú trọng các vấn đề căn cốt của văn minh phương Tây cần học hỏi như giá trị cá nhân và giá trị dân chủ. Như Lại Nguyên Ân nhận định” Phan Khôi ý thức rõ rệt về tình thế thay đổi hệ hình văn hóa khi xã hội Khổng giáo Á châu tiếp nhận các luồng sóng” Âu hóa”…Ông xem văn minh Âu Mỹ chính là văn minh mới mẻ nhất của nhân loại đương thời, với các đặc tính khoa học, dân chủ, tự do, là tiêu biểu cho xu thế tiến bộ của thời hiện đại.” Vì vậy nên Phan Khôi tình nguyện làm “một viên tiểu tướng của đạo quân bình dân tư tưởng, đi trước dẹp đường”. Từ đó ông khởi xướng tại nhiều tờ báo mà ông làm chủ bút phong trào ủng hộ phụ nữ và trở thành một trong những nhà nữ quyền năng động nhất ở VN năm 1930.

Lại Nguyên Ân đã có kết luận khá xác đáng về nhân vật mà ông đã dày công nghiên cứu như sau:

“Có thể nói Phan Khôi là người thể hiện rõ nhất và thành công nhất chủ trương duy tân kiểu Phan Chu Trinh vào đời sống, nhưng khác với người tiền bối ấy, Phan Khôi hoàn toàn không thể hiện mình như một chí sĩ; ông sống như một người thường trong đời thường, chỉ hoạt động chuyên nghiệp như một nhà ngôn luận, chỉ tác động đến xã hội bằng ngôn luận. Phan Khôi thuộc trong số những trí thức hàng đầu có công tạo ra mặt bằng tri thức và văn hoá cho xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, nhưng đặt bên cạnh những gương mặt sáng láng như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Huỳnh Thúc Kháng…, ông thường tự thể hiện như kẻ phản biện, và sự phản biện của ông thường đem lại chiều sâu mới cho tri thức.”

Một số công trình nghiên cứu của Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân

Công phu của một công trình nghiên cứu với đặc thù địa phương

Để hoàn tất công trình nghiên cứu về Phan Khôi, Lại Nguyên Ân đã phải bỏ tâm sức ra nghiên cứu về tác gia Phan Khôi trong một điều kiện vô cùng đặc thù mà các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới khó lòng mà hình dung ra được.

Theo thông lệ quốc tế, với một danh nhân văn hóa như Phan Khôi và một lượng tác phẩm đồ sộ cần sưu tập, tuyển chọn, sắp xếp, nghiên cứu như vậy, sẽ trở thành một dự án văn hóa lớn của một viện đại học, hay của một tỉnh thành, hay quốc gia mà ngoài sự dẫn đầu của Lại Nguyên Ân sẽ có nhiều nghiên cứu sinh tham gia. Và dự án này sẽ nhận được tài trợ hàng triệu usd để có đủ nguồn lực về nhân sự cũng như vật chất và cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện tốt nhất. Thậm chí khi làm xong thì có thể công bố công trình ở trong và ngoài nước. Nó có thể là một đề tài cho những nhà nghiên cứu trẻ để bảo vệ thành công các luận án tiến sỹ.

Tuy nhiên ở Việt Nam, dự án này chỉ hoạt động chủ yếu vì sự đam mê và yêu thích của Lại Nguyên Ân. Ông phải tự bỏ tiền và công sức ra làm mọi thứ từ a tới z. Và chính ông phải vật lộn để giải quyết vấn đề nan giải vì sự nghèo nàn của các thư viện nghiên cứu cũ kỹ của ta. Trong khi việc số hóa thư viện vẫn còn rất chậm chạp. Và các tài liệu là báo chí Quốc ngữ từ 1917 tới nay phần lớn đã nát, cũ mủn. Do đó công việc bắt đầu với những hành trình đầy khổ ải như phải tìm cho đủ các số báo cũ đó ( mà có thể thiếu trước hụt sau), sau đó đọc tất cả để tìm ra từng bài của Phan Khôi ( mà có bài thì viết đúng tên ông, có bài mang nhiều bút danh khác nhau). Trong khi Phan Khôi viết cho 33 tờ báo, tạp chí, sách chuyên đề khác nhau và trung bình mỗi năm Phan Khôi viết cỡ 1000 trang. Thành thử tìm được toàn bộ những gì cần tìm là vô cùng vất vả.

Kế đó ông đem thuê đánh máy, hay phải đích thân mày mò đánh máy lại. Sau đó ông mới phân loại, sắp xếp, nghiên cứu và rút ra các ý tưởng hữu ích. Trong cùng lúc, ông phải làm hết công việc được giao ở nơi làm việc đang lãnh lương như một biên tập viên của một nhà xuất bản và lo chăm sóc gia đình như một người cha bình thường.

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân

Chưa hết, Lại Nguyên Ân còn phải chiến đấu từng ly từng tí để tìm ra giải pháp giúp từng đầu sách có nơi đầu tư kinh phí in ấn và phát hành. Dù một vài cuốn đầu là nằm trong đặt hàng của NXB Đà Nẵng. Nhưng càng về sau càng khó. Bởi vì đây là dạng sách hữu ích, dùng cho nghiên cứu học thuật bền vững, nhưng không có tính thị trường. Trong khi từ 1992, kể từ khi ông bắt đầu dự án này tới nay, sách thị trường bán chạy mới được các nhà sách ưu ái.

Trong khi đó, Phan Khôi từng nhiều năm là nhân vật gây tranh cãi. Và danh tiếng của Phan Khôi đã từng lao dốc sau vụ Nhân văn giai phẩm năm 1957. Vì vậy nên kể từ đó tới khoảng 40 năm sau, không có mấy ai công khai quan tâm, nghiên cứu, viết bài về ông, cả trong giới học thuật cũng như các độc giả thông thường. Vì vậy càng để lâu thì thông tin càng chìm xuống. Những nhân chứng biết về Phan Khôi lần lượt qua đời, những sách vở và các bài báo của Phan Khôi có thể hư hỏng toàn bộ nếu không may bị thiên tai địch họa hay đơn giản là bị phá hoại bởi mối mọt cũng như khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.

Trong bối cảnh này, công việc của Lại Nguyên Ân ít nhiều giống như Hiệp sĩ Don Quixote vật lộn với cối xay gió.

Nhưng thật may mắn là không ít người tôn trọng những công sức của ông, và hết lòng giúp đỡ ông. Mấy chục bạn bè, các nhà nghiên cứu, thân nhân của gia đình Phan Khôi, những người làm sách, các nhà xuất bản, và quỹ văn hóa Toyota một thời gian đã hỗ trợ và động viên ông rất nhiều.

Và quan trọng hơn, Lại Nguyên Ân đã làm việc cật lực mà không tính đếm, là vì ông quá yêu Phan Khôi, ông muốn là người tiên phong trong việc tìm kiếm các giá trị, và đưa ra các ý tưởng nghiên cứu hữu ích về danh nhân văn hóa này.

Nhưng cái hay là khi Lại Nguyên Ân chỉ cần mở hé một cánh cửa, là sau đó có bao nhiêu cánh cửa khác được mở ra.

Ông đã lặn lội không biết bao nhiêu lần trong mấy chục năm ròng tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, (trong khi việc tiếp xúc với sách báo cũ rất hại cho người mắc bệnh hen suyễn như ông). Ông cũng từng lặn lội qua Mỹ một tháng với sự giúp sức của vợ chồng nhà nghiên cứu, giáo sư sử học Peter Zinoman để đọc và chụp lại các tư liệu quý giá về sách báo thời Pháp của Việt Nam tại thư viện của Đại học Berkely tại tiểu bang California cũng như tại thư viện Đại học Cornell, tiểu bang New York. Và sau đó ông trở lại quê nhà với mấy chục ký lô giấy A4 tài liệu photocopy. Ông cũng được nhà phê bình văn học Thụy Khuê tại Pháp giúp đỡ về một số tư liệu khác.

Trong khi đó, Lại Nguyên Ân cũng cho biết ông đã đọc rất kỹ những tác phẩm của các học giả miền Nam, những người đã đi trước ông trong nghiên cứu về Phan Khôi như Nguyễn Văn Trung, Thanh Lãng, Bằng Giang, Vu Gia, Nguyễn Q Thắng. Ông cũng không bỏ sót những gì mà các học giả đương thời công bố cả ở trong và ngoài nước. Ông cho rằng đây là “ một cái gì đó gần như một cuộc chạy tiếp sức” khi ông tiếp nhận được từ đây những gợi ý về văn học sử, những tín hiệu về giá trị mà công chúng sẵn sàng tiếp nhận và trân quý Phan Khôi, bất chấp những khuất lấp vì tai ương giáng xuống cuộc đời danh nhân văn hóa này.

Giáo sư tiến sĩ sử học Peter Zinoman,trưởng khoa Sử học tại Đại học California tại Berkeley, Mỹ nhận định: “Lại Nguyên Ân đã thực hiện một công trình thực sự đồ sộ về mặt học thuật, văn chương và lịch sử”.

Zinoman đánh giá cao Lại Nguyên Ân ở 3 điểm. Một là công phu tìm tài liệu và nghiên cứu 27 năm ròng trong tình trạng nghèo nàn của các thư viện nghiên cứu nghèo nàn ở Việt Nam và những bước tiến chậm chạp trong việc số hóa các sưu tập báo chí Quốc ngữ cũ lưu trữ rải rác khắp nơi. Hai là Lại Nguyên Ân đã thực hiện công trình này mà gần như không hề có sự hỗ trợ mang tính thể chế nào cả (như nguồn tài trợ thường có thông qua liên kết với các viện nghiên cứu khoa học hay các khoa chuyên ngành của các trường đại học tại Việt Nam). Và ba là tính nhạy cảm chính trị lâu năm xung quanh hiện tượng Phan Khôi. Khi danh tiếng của Phan Khôi đã lao xuống sau vụ NVGP cuối thập niên 1950 và vẫn là chủ đề cấm kỵ trong suốt 40 năm sau đó. Điều đó có nghĩa là không có một tập hợp phong phú các bài viết và nghiên cứu về Phan Khôi để Lại Nguyên Ân có thể dựa vào.

Do đó Zinoman khẳng định: “Lại Nguyên Ân quả thực là người tiên phong trong đề tài Phan Khôi. Bằng sự quyết tâm và nghị lực vô song, bằng sự thông thái cộng với cảm quan cấp tiến sâu sắc, ông đã hoàn thành được dự án khổng lồ này”.

Lại Nguyên Ân năm nay 79 tuổi, quê ở Hà Nam, một tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng Bắc bộ của Viẹt Nam. Ông tốt nghiệp đại học Tổng hợp Hà Nội ngành ngữ văn năm 1968. Khi ra trường ông bắt đầu sự nghiệp như một giáo viên dạy trung cấp. Năm 1977 ông mới được chuyển về làm biên tập viên của Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới. Ông đã tự học hỏi để trở thành một nhà nghiên cứu văn học. Những đức tính khiêm cung, cẩn thận, cần cù, tỉ mỉ đã khiến ông “có khả năng theo đuổi những mục đích lớn trong một thời gian dài với tốc độ cao” như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn tiết lộ.

ANH NGUYỄN / Tạp chí Nghiên Cứu Văn Học / Văn học Saigon

Top 10 thực phẩm chống lão hóa, số 4 gây bất ngờ lớn vì tưởng chỉ dành cho người muốn cơ bắp cuồn cuộn

Những gì bạn ăn thực sự ảnh hưởng đến các hệ thống trong cơ thể dẫn đến lão hóa và rối loạn chức năng.

Sau hàng chục năm nghiên cứu, giới chuyên gia rút ra điều quan trọng: Chìa khóa giúp chống lão hóa rất đơn giản, đó là : Ăn thực phẩm lành mạnh.

Những gì bạn ăn ảnh hưởng đến các hệ thống trong cơ thể dẫn đến lão hóa và rối loạn chức năng. Bởi vậy, các thực phẩm lành mạnh có thể giúp chống lão hóa triệt để, giữ cho cơ thể bạn săn chắc và khỏe mạnh, làn da căng tràn sức sống, đầu óc minh mẫn. 

Top 10 thực phẩm chống lão hóa, số 4 gây bất ngờ cho phái nữ

1. Cá hồi và các loại cá ít ô nhiễm khác

Top 10 thực phẩm chống lão hóa, số 4 gây bất ngờ lớn vì tưởng chỉ dành cho người muốn cơ bắp cuồn cuộn- Ảnh 1.

Cá luôn xuất hiện trong chế độ ăn uống giúp sống lâu và sống khỏe do có chứa hàm lượng protein chất lượng cao, lượng chất béo omega-3, DHA, EPA cao. Những chất béo này gia tăng tuổi thọ bằng cách loại bỏ các triệu chứng viêm nhiễm, cải thiện hormone từ cortisol đến insulin.

Dầu cá còn giúp làm giảm mức độ cortisol – một loại hormone gây căng thẳng, làm tổn hại đến chức năng miễn dịch, gây ra tình trạng lão hóa nhanh và bệnh tật.

2. Các loại hạt

Các loại hạt là thực phẩm chống lão hóa hoàn hảo. Chúng rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, protein và chất béo lành mạnh. Các tác dụng chống lão hóa cụ thể bao gồm:

Quả óc chó có chứa hoạt chất bảo vệ polyphenol làm giảm cortisol sau những lúc căng thẳng. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự kết hợp của chất chống oxy hóa, omega-3 trong quả óc chó hỗ trợ cải thiện chức năng dẫn truyền thần kinh và hormone.

Các loại hạt Brazil có hàm lượng selen cao. Đây là hợp chất thúc đẩy các enzym cần thiết điều hòa chất chống oxy hóa nội sinh, glutathione – một chất điều hòa chính trong quá trình lão hóa và chức năng miễn dịch.

Hạnh nhân rất giàu vitamin B và E, có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ.

Top 10 thực phẩm chống lão hóa, số 4 gây bất ngờ lớn vì tưởng chỉ dành cho người muốn cơ bắp cuồn cuộn- Ảnh 2.

3. Cà phê

Các nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê thường xuyên có tác dụng đáng kinh ngạc giúp chống lại bệnh tiểu đường, tim mạch, thoái hóa thần kinh và ung thư.

Nó có chứa nhiều chất chống oxy hóa caffeic và axit chlorogenic, giúp loại bỏ tình trạng viêm nhiễm. Caffeine có tác dụng bảo vệ não, tăng khả năng nhận thức và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hoặc Parkinson.

4. Whey protein

Đây là điều khiến nhiều chị em muốn chống nhăn, ngăn già cảm thấy bất ngờ vì luôn nghĩ whey protein dành cho phái mạnh, người muốn tăng cường cơ bắp.

Thực tế, whey protein cũng là thực phẩm chống lão hóa vượt trội vì nó giúp tăng cường hệ thống chống oxy hóa bên trong cơ thể bằng cách tăng mức độ glutathione. Whey protein cũng có hoạt tính chống vi khuẩn và chứa đầy đủ các axit amin dễ hấp thu để xây dựng cơ, xương.

Chị em có thể tham khảo mua dùng một số loại whey protein để chống lão hóa: Top Whey Protein, Iso Whey Zero, Iso XP…

Top 10 thực phẩm chống lão hóa, số 4 gây bất ngờ lớn vì tưởng chỉ dành cho người muốn cơ bắp cuồn cuộn- Ảnh 3.

5. Quả anh đào chua

Quả anh đào chua cực kỳ ngon và đã có các nghiên cứu cho thấy nó có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể bằng cách tăng melatonin – hormone chính gây buồn ngủ và hỗ trợ điều hòa đồng hồ sinh học của cơ thể. Vì melatonin vừa tan trong nước vừa tan trong chất béo nên nó dễ dàng di chuyển qua màng tế bào, cho phép nó loại bỏ các gốc tự do gây tổn hại đến mô và DNA gây lão hóa.

Ngoài ra, melatonin còn bảo vệ các ty thể tế bào – nhà máy sản xuất năng lượng trong tế bào. Ty thể là một trong những thứ đầu tiên bị ảnh hưởng khi quá trình lão hóa xảy ra trong cơ thể, khiến cho việc bảo vệ chúng trở thành một phần quan trọng giúp bạn sống lâu và sống khỏe.

6. Nước xương hầm

Một trong những cách tốt nhất để có được nhiều collagen trong chế độ ăn uống là dùng nước hầm xương. Cơ thể phá vỡ collagen thành peptide trong quá trình tiêu hóa, đây là hình thức làm tăng hiệu quả cho làn da khỏe mạnh.

Để có tác dụng chống lão hóa tối đa, hãy nấu nước hầm xương từ thịt sống để tránh làm biến đổi collagen.

Top 10 thực phẩm chống lão hóa, số 4 gây bất ngờ lớn vì tưởng chỉ dành cho người muốn cơ bắp cuồn cuộn- Ảnh 4.

7. Thịt bò và thịt gia cầm organic

Những loại thịt này giàu protein. Đầu tiên, protein cung cấp các khối xây dựng axit amin cho cơ thể để duy trì khối lượng cơ bắp và mô xương liên kết khỏe.

Thứ hai, khi bạn càng ăn nhiều protein chất lượng cao, bạn càng có ít mỡ bụng nguy hại hơn – một loại chất béo tiết ra các yếu tố gây viêm nhiễm làm tổn thương DNA và gây hại cho sức khỏe.

Thứ ba, lượng protein hấp thụ nhiều hơn giúp cải thiện quá trình đào thải giúp cơ thể bạn dễ dàng loại bỏ các chất thải. Quá trình giải độc bị cản trở bởi quá trình lão hóa và viêm nhiễm khiến protein chất lượng cao trở nên cần thiết khi bạn già đi. Trên thực tế, nạp đủ protein có thể điều chỉnh lại quá trình tổng hợp và loại bỏ protein.

8. Quả việt quất

Tất cả các loại quả mọng và trái cây có màu sẫm (lựu, dâu tây, mâm xôi, mận…) đều là thực phẩm chống lão hóa. Quả việt quất cũng là một trong những loại trái cây được nhắc đến nhiều nhất.

Top 10 thực phẩm chống lão hóa, số 4 gây bất ngờ lớn vì tưởng chỉ dành cho người muốn cơ bắp cuồn cuộn- Ảnh 5.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy polyphenol trong quả việt quất có thể kéo dài tuổi thọ bằng cách cải thiện hệ thống chống oxy hóa tự nhiên của cơ thể và giảm tác hại của các gốc tự do. Các nghiên cứu trên người cho thấy những tác dụng bảo vệ này hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh hơn, độ nhạy insulin cao hơn, chức năng tim tốt và não bộ thông minh hơn.

9. Tỏi

Tỏi là một trong những thực phẩm chống lão hóa mạnh nhất. Nó bảo vệ hầu hết mọi hệ thống trong cơ thể bị suy giảm theo độ tuổi. Dẫn chứng rõ ràng chỉ ra rằng ăn tỏi hàng ngày có thể làm giảm cholesterol, cải thiện huyết áp và chống ung thư.

Hơn hết, tỏi đã được chứng minh làm tăng lượng calo sử dụng trong cơ thể bằng cách tăng tỷ lệ chất béo nâu so với chất béo trắng (chất béo nâu được coi là “tốt” và chất béo trắng là “xấu”). Các nghiên cứu trên động vật cho thấy tỏi đặc biệt hiệu quả trong việc giảm mỡ từ chế độ ăn nhiều chất béo gây béo phì.

10. Sô cô la đen

Sô cô la đen cung cấp một lượng lớn flavanol, có rất nhiều lợi ích chống lão hóa như tăng lưu lượng máu, giảm viêm, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và cải thiện tiêu hóa, cân bằng nội tiết tố trao đổi chất của insulin. Flavanol cũng được chứng minh là một chất giảm stress mạnh.

Khoa học vẫn chưa xác định được liều lượng sô cô la tối ưu, nhưng ước tính một hoặc hai ô vuông sô cô la đen chứa hơn 70% ca cao rắn vì loại này có hàm lượng hoạt chất bảo vệ polyphenol cao hơn. Hãy kiểm tra nhãn thành phần cẩn thận và đảm bảo rằng không có hóa chất, chất làm ngọt hoặc sirô ngô chứa hàm lượng đường cao trong món ăn của bạn.

Nếu có thể bổ sung tất cả các loại thực phẩm chống lão hóa trong danh sách này thì bạn sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và luôn trẻ trung!

Theo Phụ Nữ Số / Cafe Vn

Chuyên gia: ĐCSTQ thu hoạch nội tạng sống trên quy mô lớn, thu lợi khổng lồ

Ông Jacob Lavee – Giám đốc cấy ghép tim tại Trung tâm Y tế Sheb ở thành phố Tel Aviv-Yafo, Israel và ông Matthew P. Robertson – một nhà nghiên cứu tại Tổ chức Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản, nhấn mạnh rằng hoạt động mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ là một phần những giao dịch quy mô lớn và sinh lợi khổng lồ.

Các học viên Pháp Luân Công mô phỏng hoạt động mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ trên đường phố Hồng Kông (Ảnh: Wrightbus / Wikipedia / CC BY-SA 3.0)
Báo cáo của các bác sĩ Trung Quốc vô tình vạch trần nạn mổ cướp nội tạng từ người sống
Hôm 31/5, ông Lavee và ông Robertson đăng bài trên tạp chí Wall Street Journal cho biết, một cuộc rà soát quy mô lớn với gần 3.000 báo cáo lâm sàng bằng tiếng Trung Quốc phát hiện ra rằng các bác sĩ Trung Quốc đã nhiều lần thừa nhận  “người hiến tạng” chưa chết khi bị cắt bỏ nội tạng.

Các bác sĩ ở Vũ Hán viết: “Khi mở lồng ngực của người hiến tạng, vết mổ ở thành ngực nhợt nhạt, tim tím tái và đập yếu. Nhưng ngay sau khi đặt nội khí quản và thở oxy, tim ngay lập tức đập mạnh. Từ xương sườn thứ 4 của xương ức, một vết rạch đã được thực hiện giữa khoang ngực và tim của người hiến tạng đã được lấy ra.”

Trong bài viết của mình, ông Lavee và ông Robertson cho biết mô tả trên chỉ ra rằng người hiến tạng chỉ được kết nối với máy thở trong quá trình phẫu thuật; các bác sĩ cũng vô tình tiết lộ rằng người hiến tặng vẫn còn sống khi bắt đầu cuộc phẫu thuật.

Bài báo cho biết, tuyên bố cho chết não chỉ hợp pháp khi người hiến tạng phải mất khả năng tự thở và đã được đặt nội khí quản. Đây là một nguyên tắc y tế được công nhận, liên quan đến quy tắc cơ bản về đạo đức cấy ghép, rằng người hiến tạng phải chết trước khi các cơ quan nội tạng quan trọng được lấy ra.

Mất thở tự phát nghĩa là phải dựa vào máy thở để duy trì việc trao đổi không khí. Nghĩa là trước khi chẩn đoán chết não, nhất định phải duy trì hô hấp bằng máy thở qua đường thở nhân tạo (đặt nội khí quản).

Nếu người hiến tạng được đặt nội khí quản sau khi bị tuyên bố chết não (giả), điều đó có thể chứng minh rằng người hiến tạng vẫn còn sống trước khi tiến hành thủ thuật mổ lấy nội tạng.

Trong bài viết, ông Lavee và ông Robertson cho biết nghiên cứu của họ cho thấy trong hơn 3 thập kỷ, nhiều báo cáo cấy ghép nội tạng liên quan đến hơn 300 nhân viên y tế tại 56 bệnh viện Trung Quốc đã mô tả, rằng đầu tiên những người hiến tạng được tuyên bố là chết não, sau đó được đặt nội khí quản.

Một tờ báo về ghép tạng của Trung Quốc mô tả một trường hợp xảy ra vào năm 2005: “Sau khi chết não thì đặt nội khí quản, cho thở bằng máy, rạch giữa ngực. Sau khi tiêm heparin chống đông máu, lại rạch các mạch lớn tự do trong màng ngoài tim…”

Trong một số trường hợp, không cần đặt nội khí quản, ông Lavee và ông Robertson cho biết.

ĐCSTQ mổ cướp nội tạng sống vì lợi nhuận, học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ bị nhắm mục tiêu
Trong bài viết của mình, ông Lavee và ông Robertson nói, mọi người đều biết rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) thu hoạch nội tạng từ các tử tù và tù nhân lương tâm như một phần của những thương vụ lớn và béo bở.

Những nhóm theo tôn giáo thiểu số như Pháp Luân Công (học viên) và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã trở thành mục tiêu bị mổ cướp nội tạng. Một tòa án độc lập ở London mô tả đây là tội ác chống lại loài người và có thể cấu thành tội diệt chủng.

Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người
Ngày 25/4, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022, cho biết “Pháp Luân Công” “đặc biệt dễ bị bức hại” ở Trung Quốc.

Hoa Kỳ công bố báo cáo tự do tôn giáo, kêu gọi trừng phạt nhiều quan chức ĐCSTQ
Bài báo cũng cho biết Trung Quốc đã xuất bản rất nhiều bài luận văn về việc cấy ghép tim và phổi, nhưng hầu hết đều không đề cập đến chuyện người hiến tạng sẽ được xử lý như thế nào.

Bài báo cho biết, mặc dù vào năm 2015, Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố ngừng sử dụng nội tạng của tù nhân, nhưng nghiên cứu trước đó của ông Lavee và ông Robertson đã đưa ra những điều đáng ngờ.

Trong một bài báo năm 2019 trên tạp chí “BMC Medical Ethics”, ông Lavee và ông Robertson đã sử dụng biện pháp thống kê, để chỉ ra rằng số liệu hiến tạng tự nguyện chính thức của ĐCSTQ đã bị làm sai lệch và đảng này đã phóng đại sự thành công của chương trình cải cách hiến tạng tự nguyện của Trung Quốc.

Bài báo cũng cho biết, các nhà lãnh đạo y tế toàn cầu đã bác bỏ phần lớn những lo ngại về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Khi thành lập lực lượng đặc nhiệm chống buôn bán nội tạng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lấy lời khuyên từ các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép Trung Quốc, sau đó đặt họ vào vị trí thành viên của ủy ban này.

Năm 2020, các quan chức WHO đã cùng những người bảo vệ lâu năm cho hệ thống cấy ghép của Trung Quốc tấn công nghiên cứu trước đó của ông Lavee và ông Robertson.

Báo cáo nghiên cứu của ông Lavee và ông Robertson được công bố trên Tạp chí Cấy ghép Hoa Kỳ ngày 4/4 đã tìm thấy “bằng chứng trực tiếp” về việc “thu hoạch nội tạng sống” của ĐCSTQ, dựa trên việc xem xét một lượng lớn các tài liệu lâm sàng về cấy ghép nội tạng do chính các bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc viết. Điều này xác thực được rằng các cơ quan thực thi pháp luật nhà nước của ĐCSTQ đã hợp tác với các bệnh viện, nhằm thu hoạch nội tạng sống một cách có hệ thống.

Báo cáo của ông Lavee và ông Robertson cho thấy từ năm 1980 – 2015, trong 71 bài luận của Trung Quốc về cấy ghép nội tạng, mô tả về quy trình mổ lấy nội tạng, lại xuất hiện hiện tượng chẩn đoán chết não trước, sau đó mới đặt nội khí quản.

Trong một cuộc phỏng vấn với “Haaretz”, tờ báo hàng đầu của Israel, ông Lavee cho biết, 71 bài viết này trải dài trong 35 năm, đến từ 15 tỉnh, 33 thành phố và 56 bệnh viện khác nhau. “Việc phân bổ này chứng minh rằng đây (việc thu hoạch nội tạng sống) không phải là một vấn đề cá biệt hay tạm thời, mà nó phải trở thành một chính sách.”

Ông Lavee chỉ ra rằng các bệnh viện Trung Quốc quảng cáo thời gian chờ đợi để cấy ghép nội tạng chỉ là vài tuần, so với hàng tháng hoặc hàng năm ở các nước phương Tây. Người Trung Quốc liên tiếp quảng cáo trên Internet bằng tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Ả Rập và rao bán nội tạng cho khách du lịch cấy ghép. Những quảng cáo này không hề nói rõ nguồn gốc của nội tạng.

Ông Lavee nói: “Những dữ liệu này chứng minh, suốt nhiều thập kỷ qua, vẫn luôn tồn tại mối liên hệ rất chặt chẽ giữa bộ máy an ninh của Trung Quốc (ĐCSTQ) và các cơ sở y tế.”

Trả lời phỏng vấn của tờ Australian Financial Review, ông Matthew P. Robertson chia sẻ:

“Chúng tôi nhận thấy rằng bác sĩ đã trở thành đao phủ hành quyết thay cho chính quyền, mà cách hành quyết là mổ lấy tim”.

“Có nhiều cáo buộc đáng tin cậy và liên tục về việc Trung Quốc giết hại tù nhân Pháp Luân Công và các tù nhân chính trị khác để lấy nội tạng”, tờ National Review bình luận về nghiên cứu.

Pháp Luân Công dạy mọi người thực hành “Chân – Thiện – Nhẫn” trong cuộc sống, giúp các học viên khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.
Bình Minh (t/h) / Trí thức VN

Trương Mỹ Lan và Võ Văn Thưởng: Lát cắt trong show diễn ngàn đại cảnh

Ông Thưởng phải ra đi trong tủi nhục đắng cay, bởi hệ thống chính trị Việt Nam không được thiết kế để cho nhân dân được chọn, giám sát và sửa sai cho họ từ khi còn ở vị trí nhỏ nhất, tham nhũng ít nhất. Nguồn ảnh: AFP

Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị án tử hình còn ông Võ Văn Thưởng cũng coi như bị “tử hình về mặt chính trị”.

Ngày 5/3/2024 toà án nhân dân TPHCM đưa vụ án Vạn Thịnh Phát ra xét xử, Báo chí rầm rộ đưa tin dự kiến kéo dài 2 tháng và có thể xử cả cuối tuần với 86 bị cáo, 10 kiểm sát viên, 200 luật sư, khoảng 6 tấn hồ sơ với hơn 1 triệu bút lục, khoảng 2,400 người liên quan.

Thế nhưng chỉ mới hơn 2 tuần Viện Kiểm Sát (VKS) đã đề nghị mức án tử hình cho Bà Lan và nhân dân đã kịp bước qua một mối quan tâm khác là Hội nghị Trung Ương Đảng và kỳ họp bất thường của Quốc Hội, với nhiều chương trình nghị sự quan trọng hơn, liên quan trực tiếp đến người đại diện cho chính thể quốc gia.

Với tư cách là một người nộp thuế, tôi cứ nghĩ về bà Trương Mỹ Lan làm thất thoát đến 489.000 tỷ đồng của Nhân dân; với tư cách là một công dân đã từng bỏ phiếu, tôi cứ nghĩ về ông Võ Văn Thưởng, vị Nguyên thủ quốc gia được quốc hội phê duyệt cách đây hơn 1 năm, bị Đảng “phế truất”, đứng ngoài mọi hành vi chính trị của công dân trong một nước.

Nó đặt ra cho chúng ta câu hỏi lớn hơn về mối quan hệ giữa cá nhân và Nhà nước. Làm sao Nhân dân có thể giúp xây dựng một nhà nước tốt và ngược lại có thể bảo vệ mình khỏi một Nhà nước hư hỏng?

Nhà nước sinh ra để làm gì?

Khi còn là sinh viên Đại học luật, tôi từng đặt về câu hỏi bản chất của Nhà nước sinh ra để làm gì?

Thực tế nhân loại không thể sống thiếu nhà nước. Nhà nước rất cần duy trì trật tự, bảo vệ quyền lợi và giải quyết xung đột. Bên ngoài, Nhà nước bảo vệ đất nước khỏi các mối đe doạ xâm lược bằng việc duy trì lực lượng vũ trang, bên trong Nhà nước thu thuế, xây dựng hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công cộng; quan trọng nhất, Nhà nước rất cần để bảo vệ tự do, cải thiện chất lượng cuộc sống trên quy mô lớn, làm cho nhân dân sống ổn định, công bằng và hạnh phúc.

Hai hình ảnh thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong thời gian này đều gắn liền với khái niệm Nhà nước và “corruption” ở tầm thể chế, dù họ ở hai vụ việc và hai vị trí khác nhau.

“Corruption” là sự hoại loạn bắt nguồn từ một trạng thái hư hỏng về đạo đức và quyền lực ở cấp Nhà nước. “Corruption” ở Việt Nam đã và đang xảy ra như là một hệ quả tất yếu rất khó tránh khỏi giữa tiền tài và quyền lực, xoắn lấy nhau dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất cầm quyền tự nhận mình “là đạo đức, là văn minh”. Thực chất sự mục ruỗng như một một vết dầu loang đang lần tìm gặp ngọn lửa mon men trườn tới.

Trương Mỹ Lan – Võ Văn Thưởng: Tiền tệ và quan hệ

Trương Mỹ Lan và Võ Văn Thưởng là hai người khác biệt ở vị trí công tác. Hai người cũng chịu trách nhiệm riêng rẽ với nhau trong hai vụ việc nhưng đều cùng sống trong một Nhà nước Việt Nam, chia sẻ một bộ luật hình sự, một Hiến pháp và một tương lai chung trong tổ quốc Việt Nam.

Đối với bà Trương Mỹ Lan, dù không giữ chức vụ gì trong SCB nhưng bà có “quyền lực chi phối, chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của SCB”. Theo báo Thanh niên khai thác từ cáo trạng của vụ án thì trong giai đoạn 10 năm (2012-2022) bị cáo “Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, cho vay, giải ngân 2.257 khoản với hơn 1 triệu tỷ đồng”.

Số tiền bị thất thoát gây choáng váng với hầu hết tất cả mọi người. Gần 20 tỷ đô la trong một nền kinh tế khiêm tốn như Việt Nam thực sự vượt xa khỏi trí tưởng tượng của những bộ óc bay bổng nhất.

Câu hỏi đau buốt đối với rất nhiều người là làm sao mà một người phụ nữ bình thường lại có thể can thiệp sâu xa và rộng khắp vào hệ thống ngân hàng Nhà nước trong suốt một thời gian dài đến như vậy? Câu trả lời là Tiền. Tiền xẻ lối giữa hai hàng quyền lực và tạo đường đi riêng của nó, không phải ít mà là 1 triệu tỷ đồng đã tìm được đường đi riêng giữa lòng xã hội.

Đối với ông Võ Văn Thưởng, từ một sinh viên ngành triết học Mác Lê-Nin, hoàn toàn mờ nhạt trước nhân dân, cứ lần lượt đi lên cao mãi, vì, như dư luận phỏng đoán, là có quan hệ. Ông thân tín với người quyền lực nhất và Ông cho rằng mình đã nhận thức “đầy đủ, sâu sắc hơn về tầm quan trọng của lòng trung thành, sự kiên định về mục tiêu lý tưởng và con đường đi tới mà Đảng đã lựa chọn”

Ngày Ông được giới thiệu và bầu làm chủ tịch nước, tôi bồi hồi xúc động khi nghe ông phát biểu “Trân trọng và ủng hộ khát vọng vươn lên của mỗi người dân”. Những ngôn từ đẹp đẽ và biết ơn được ông đưa ra như “Tôi may mắn trưởng thành trong nghĩa Đảng, tình dân.”

“Nghĩa Đảng” mà ông đã đề cập có lẽ cũng là câu hỏi nhức nhối mà nhân dân mong được hiểu. Nó là như thế nào? Có phải nhờ niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng mà đã trở thành người đứng đầu nhà nước, đại diện chính thức cho 100 triệu người dân trong cả “hoạt động đối nội và đối ngoại” một cách đơn giản vậy không?

Câu trả lời là quan hệ! Nền chính trị Việt Nam là do một đảng cộng sản lãnh đạo. Cán bộ được đảng “quy hoạch” theo sự lựa chọn. Vì vậy, “quan hệ” là trên hết. Nếu như bà Trương Mỹ Lan dùng tiền để xẻ lối, thì việc được lãnh đạo tối cao của đảng để mắt có thể be bờ đắp đập, tạo thành quan lộ thênh thang. Ngôi vương vì thế mà nằm gọn trong lòng ông.

Bị đề nghị “cách ly vĩnh viễn”

Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị án tử hình còn ông Võ Văn Thưởng cũng coi như bị “tử hình về mặt chính trị”. Bà Lan bị đề nghị cách ly vĩnh viễn vì đồng tiền đã dẫn lối tiếp tay lùng bùng trong bóng tối, còn Ông Thưởng phải ra đi trong tủi nhục đắng cay, bởi hệ thống chính trị Việt Nam không được thiết kế để cho nhân dân được chọn, giám sát và sửa sai cho họ từ khi còn ở vị trí nhỏ nhất, tham nhũng ít nhất.

Hệ thống cũng được thiết kế để không một người dân nào có khả năng bảo vệ sự trong sạch của chính mình khi nhà nước trở nên “hủ bại”.

Một giọt nước trong được đưa vào lọ mực đen, không bao giờ có thể giữ và sống đúng với căn tính của mình. Ban đầu nó hy vọng là chính mình, sau đó nó nghĩ sẽ “pha loãng” cho lọ mực bớt đen, nhưng cuối cùng thì tự nó đã trở thành một phần tất yếu của lọ mực, chia sẻ một số phận và “tương lai chung”.

Nghĩ về những cuộc họp vội vàng tốn kém tiền của của Nhân dân ở thượng tầng để bàn về “Vấn đề nhân sự” đối với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; nghĩ về phiên toà kỷ lục phơi bày toàn bộ bối cảnh kinh tế và chính trị của một đất nước, tôi liên tưởng đến những show diễn phản ánh về một Việt Nam đương đại.

Nó là một show diễn về xã hội gồm hàng ngàn đại cảnh. Nó có đầy đủ các yếu tố của tiền bạc và quyền lực, kinh tế và chính trị, niềm kiêu hãnh và nỗi ô nhục ở một quy mô cực lớn. Nó là biểu hiện của một khối u khổng lồ đang di căn.

Tiếc thay trong một xã hội mà quyền tự do báo chí chỉ được xếp vị trí 178 trong tổng số 180 quốc gia trên toàn cầu thì dân chúng chỉ được xem một số lát cắt trong hàng ngàn đại cảnh. Võ Văn Thưởng hay Trương Mỹ Lan đều là những nhân vật, những tế bào đang sống trong một thực tại, một khối u chung không thể cắt bỏ đó.

Hết Trương Mỹ Lan là Tân Hoàng Minh, Trịnh Văn Quyết, Hậu Pháo… hết Trần Đại Quang là Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng… Và cứ thế, vở kịch về sự hoại loạn cứ nối tiếp nhau và nhân dân thì mãi mãi chỉ là người đứng xem, còn “đạo diễn” thần thánh vẫn nấp sau cánh gà.

Blog VOA / Lê Quốc Quân / Tiếng Dân

‘Đốt lò’ hay đảo chính?

Ở một khía cạnh khác, điều đó cũng cho thấy, vai trò Chủ tịch nước thực ra… ai ngồi cũng được và không có cũng chẳng sao.

Ông Võ Văn Thưởng, người được coi như “thái tử điện hạ” khi trở thành Chủ tịch nước vào tháng Ba năm 2023 với số phiếu gần tuyệt đối, đã lộ rõ sự thân cận với “bác Trọng” khiến…

Kịch bản ngoài dự tính của ông Nguyễn Phú Trọng

Giới chức Việt Nam thường tự tin và nhấn mạnh một trong những “ưu thế” mà quốc gia cộng sản này có là sự ổn định chính trị, vì đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) là đảng cầm quyền duy nhất, tuyệt đối và chi phối mọi khía cạnh đời sống. Do đó, sẽ không phải lo chuyện biểu tình, đình công hay thay đổi nội các chính phủ chóng mặt như các quốc gia dân chủ khác.

Tuy nhiên, dưới bề mặt phẳng lặng của cái ao tù chính trị nhàm chán đó, những cơn sóng ngầm, lật đổ phía sau hậu trường, thanh trừng đấu đá không kém phần tàn khốc vẫn luôn diễn ra.

Ngày 20 tháng Ba, 2024 vừa qua, ban chấp hành trung ương đảng CSVN khóa 13 tiến hành họp bất thường lần thứ 6 về công tác nhân sự cấp cao của đảng. Theo đó, ông Võ Văn Thưởng, ủy viên bộ chính trị, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy trung ương, bị “thôi chức”, chỉ sau một 1 năm 18 ngày nắm quyền nguyên thủ. Truyền thông trong nước đưa tin với nội dung vắn tắt:

“…Vừa qua theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Võ Văn Thưởng đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”

Như vậy, kể từ 2018, Việt Nam đã có 6 lần thay đổi nguyên thủ sau cái chết bất thường của ông Trần Đại Quang (tính cả hai lần bà Võ Thị Ánh Xuân giữ chức Quyền Chủ tịch). Ông Võ Văn Thưởng cũng là ủy viên Bộ chính trị thứ 4 “rớt đài” sau Trần Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh trong vòng 1 năm.

Vị trí nguyên thủ của Việt Nam chưa bao giờ bất ổn như hiện nay. Điều này mang những ý nghĩa rất khác nhau. Có thể, công cuộc “đốt lò” quả thực không có “vùng cấm” như ông Nguyễn Phú Trọng cam kết. Nhưng mặt khác, nó cũng cho thấy cuộc đấu đá nội bộ dưới danh nghĩa “đốt lò” ngày càng gay gắt và rất có thể đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của “chủ lò”.

Sau khi Hậu “pháo” – chủ tịch tập đoàn Phúc Sơn, bị khởi tố và bắt giam vào ngày 26 tháng 2 năm 2024, hàng loạt chủ tịch, bí thư đương chức, nguyên chủ tịch, nguyên bí thư của các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi được cho là có liên quan, đã bị bắt tạm giam… Chưa bao giờ việc bắt giữ các quan chức cấp cao lại dồn dập, trong một thời gian ngắn, đồng loạt như vậy. Nhưng điều đặc biệt là việc bắt tạm giam các quan chức này không thấy có ý kiến của Ủy ban kiểm tra trung ương, Ủy ban phòng chống tham nhũng hay Ban nội chính trước đó. Thường qui trình trước đây đối với các quan chức cấp cao sẽ phải có ý kiến của Ủy ban kiểm tra trung ương “Đồng chí XYZ có khuyết điểm, cần phải kỷ luật, khiển trách” trước khi cho thôi các chức vụNhưng giờ đây, cơ quan điều tra Bộ công an và tòa án đang làm “trọn gói” từ A-Z. So sánh qui trình “xử lý vi phạm” hai Ủy viên Bộ chính trị là ông Võ Văn Thưởng và ông Trần Tuấn Anh, có thể thấy sự khác biệt.

Truyền thông trong nước không nói rõ ông Thưởng có liên quan gì đến những sai phạm của Hậu “pháo” và Tập đoàn Phúc Sơn. Cho dù những đồn đoán về khoản tiền lớn được Nguyễn Văn Hậu hối lộ thông qua cấp dưới của ông Thưởng là có căn cứ đi nữa, thì hãy lưu ý thời điểm diễn ra vụ việc này đã là từ hơn 11 năm trước. Võ Văn Thưởng khi đó vừa từ Đoàn Thanh niên về nhậm chức bí thư Quảng Ngãi. Nếu ông Thưởng có thể đóng vai trò nào đó trong vụ án này thì nhiều khả năng chỉ là vai trò phụ mà thôi. Một quan chức cấp cao mới “chân ướt, chân ráo” đến một địa bàn xa lạ, không ai dễ dàng vồ vập nhận những khoản hối lộ và nhắm mắt ký những chủ trương đầu tư lớn mà không biết rõ đâu là “quân xanh”, đâu là “quân đỏ”. Thông thường là phải có sự “gửi gắm” từ người tiền nhiệm hoặc những người cùng phe với mình ở cấp cao hơn.

Ông Võ Văn Thưởng là “hạt giống Đỏ”, trưởng thành từ môi trường Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Được cho là người có nền tảng học vấn và phong cách rất tương đồng với ông Nguyễn Phú Trọng, cả hai đều xuất thân từ giới khoa bảng nghiên cứu chuyên sâu về lý luận, triết học Marx Lenin. Ông Thưởng là ủy viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương Đảng, trưởng ban tuyên giáo TW khi mới 46 tuổi và cũng là Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy trung ương trẻ tuổi nhất từ trước tới nay ở tuổi 52. Ông được coi là người được lựa chọn để kế vị cho ông Nguyễn Phú Trọng cho kỳ đại hội đảng lần thứ 14, vào năm 2026. Việc ông Thưởng đột ngột bị tước bỏ mọi chức vụ, cùng với 3 ủy viên Bộ chính trị “ngã ngựa” trước đó trong thời gian ngắn, là chỉ dấu rõ ràng về một cuộc khủng hoảng nhân sự cấp cao của đảng CSVN.

Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến uy tín của Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng vì chính ông là người ủng hộ ông Võ Văn Thưởng từ trước tới nay, cũng đồng thời là Trưởng tiểu ban nhân sự Đại hội đảng khóa 12, 13. Việc ông Thưởng bị buộc “thôi chức” báo hiệu quyền lực thực sự của “người đốt lò vĩ đại” đã suy giảm đáng kể.

“Đốt lò” hay đảo chính?

Sau khi ông Thưởng bị buộc “thôi chức” hôm 20 tháng Ba, nhiều thông tin trên mạng xã hội (MXH) cho rằng ông Tô Lâm sẽ ngồi ghế Chủ tịch nước.

Trên thực tế, Chủ tịch nước dù chỉ được coi là chức danh biểu tượng không có thực quyền trong hệ thống quyền lực của nhà nước Việt Nam, nhưng đó vẫn là một ghế trong “Tứ Trụ” với những đặc quyền lớn hơn bất cứ các ủy viên trung ương khác. Cái ghế Chủ tịch nước hay Chủ tịch quốc hội thường là bước đệm tốt cho những cá nhân có tham vọng tiến lên ngôi “cửu ngũ chí tôn” Tổng bí thư hay vị trí béo bở Thủ tướng.

Đối với ông Tô Lâm, việc ông ngồi ghế “tứ trụ” cũng đảm bảo cho ông trở thành một “trường hợp đặc biệt” khác sau ông Trọng, khi vừa là Chủ tịch nước vừa nắm trong tay thực quyền Bộ Công an trong trường hợp tướng Lương Tam Quang hay tướng Nguyễn Duy Ngọc – đều là “đệ tử”, đồng hương Hưng Yên của ông – nắm chức vụ Bộ trưởng. Theo qui định của Đảng CSVN thì người giữ chức Chủ tịch nước phải có ít nhất một nhiệm kỳ trọn vẹn là ủy viên Bộ chính trị. Với qui định đó thì người có thể tiếp nhận cái ghế ông Thưởng để lại, chỉ có thể là một trong bốn người: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang; Bộ trưởng Công an Tô Lâm: Chánh án tòa án tối cao Nguyễn Hòa Bình và bà Trương Thị Mai – Trưởng ban tổ chức trung ương. Nhưng nổi bật, quyền lực và tham vọng nhất chỉ có ông Tô Lâm.

Tuy vậy, nhiều nguồn tin nội bộ cho biết, đến phút 89, ông Tô Lâm dứt khoát không rời ghế Bộ trưởng bộ Công an theo sắp xếp của Bộ chính trị – cơ quan quyền lực tối cao của đảng CSVN. Cả ba trường hợp còn lại đều không mặn mà gì với vị trí Chủ tịch nước. Điều này khiến cho ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị rơi vào thế lưỡng nan. Cuối cùng, thế “tứ trụ” tạm thời được lập lại bằng việc đưa bà Võ Thị Ánh Xuân một lần nữa nắm Quyền Chủ tịch nước.

Công tác nhân sự cấp cao của Đảng CSVN thực sự có vấn đề. Không những liên tục 4 trong số 18 ủy viên Bộ chính trị bị “ngã ngựa” trong vòng 1 năm mà ngay cả việc tìm nhân sự thay thế cũng rất khó khan.

Ở một khía cạnh khác, điều đó cũng cho thấy, vai trò Chủ tịch nước thực ra… ai ngồi cũng được và không có cũng chẳng sao. Còn Bộ trưởng Công an bây giờ thích ngồi đâu… không còn do Bộ chính trị quyết định.

Nhiều ý kiến cho rằng cái ghế Chủ tịch nước hiện nay bị “mất giá” bởi quan chức cấp cao e ngại cái… “dớp” đen đủi. Mặc dù là theo chủ nghĩa Marx Lenin vô thần, nhưng giới chức Việt Nam rất mê tín. Một vị trí mà thay ngôi đổi chủ tới 6, 7 lần trong vòng hơn 5 năm, với 2 trường hợp bị buộc “thôi chức”, một trường hợp chết vì “bệnh lạ” và một trường hợp bị đột quị chỉ sau 6 tháng nhậm chức thì quả thực là… bất thường.

Quan niệm có phần mê tín trên có lẽ không có tác động gì tới sự lựa chọn của ông Tô Lâm. Điều khiến ông ta phải lo ngại là trong trường hợp rời Bộ Công an và làm Chủ tịch nước thì rất có thể Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc – người xuất thân từ ngành an ninh, có kinh nghiệm phong phú và dày dạn về cả mặt tổ chức Đảng, an ninh và phòng chống tham nhũng – sẽ nắm giữ chức Bộ trưởng Công an. Ông Trạc được đánh giá là người thâm trầm, cơ mưu, có trình độ và đặc biệt nhận được sự ủng hộ của ông Nguyễn Phú Trọng. Một khi ông Trạc nắm Bộ Công an, ảnh hưởng của ông Tô Lâm sẽ nhanh chóng mờ nhạt và rất có thể một kết cục giống như 4 vị Chủ tịch tiền nhiệm trước đây. Đó là lý do tại sao tướng Tô Lâm sẽ không thể buông ghế bộ trưởng cho đến kỳ đại hội 14.

Câu hỏi đặt ra là tại sao tướng Tô Lâm lại chọn thời điểm này để tấn công ông Võ Văn Thưởng và mục đích thực sự của ông Lâm là gì?

Từ trước tới nay, tướng Tô Lâm là thanh kiếm sắc trong tay ông Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc “đốt lò”. Ông ta có lẽ, hoàn toàn tin rằng mình là ứng viên số 1 để kế nhiệm ngôi vị Tổng bí thư. Thế nhưng, điều này đã thay đổi kể từ sự cố “bò dát vàng” năm 2021. Khi hình ảnh “thánh rắc muối” Salt Bae đích thân phục vụ và đút vào miệng tướng Tô Lâm miếng thịt bò dát vàng tràn ngập trên báo chí nước ngoài, ông Trọng đã nóng mặt lẩy câu Kiều “Ngẫm mình phương diện quốc gia. Quan trên nhắm xuống, người ta trông vào”. Rõ ràng với scandal để đời, ông Lâm đã tự để mất điểm trước ông Trọng.

Qui định 214 QĐ/TW về “Khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý” ban hành năm 2020 có tiêu chuẩn chung :

Về đạo đức, lối sống: Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt.

Về năng lực uy tín:… Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.

Đối với vị trí Tổng bí thư:… Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại…

Ông Tô Lâm là người có nhiều kẻ thù và nhân scandal “bò dát vàng”, không ít ý kiến “lời ra tiếng vào”. Bộ trưởng Công an đã coi đây là một thách thức chính trị tới vị trí của mình. Việc ông ta lập “đại công” phanh phui 2 đại án “Chuyến Bay giải cứu” và “Kit test Việt Á” khiến hàng loạt Ủy viên Bộ chính trị, ủy viên trung ương, bí thư, chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng mất chức, vô hình chung đã khẳng định quyền uy tuyệt đối trên sân khấu chính trị Việt Nam. Điều này, chắc chắn ông Trọng không thể không nhìn ra. Bộ Công an liên tục mở rộng qui mô, quân số, ngân sách, chế độ đặc quyền và tự áp đặt các chính sách thay đổi giấy tờ, đăng kiểm, mức phạt hành chính, thổi nồng độ cồn… gây ra vô số phiền hà cho nhân dân, rối loạn xã hội, tiêu tốn ngân sách và gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tất cả những điều này ông Trọng và Bộ chính trị không thể không hay biết.

Ông Võ Văn Thưởng, người được coi như “thái tử điện hạ” khi trở thành Chủ tịch nước vào tháng Ba năm 2023 với số phiếu gần tuyệt đối, đã lộ rõ sự thân cận với “bác Trọng” khiến Tô Lâm nhận ra mình đã không còn là sự lựa chọn nữa. Nếu như ngồi ghế bộ trưởng đến hết nhiệm kỳ và về hưu, ai sẽ đảm bảo sự an toàn và gia sản của gia tộc trước những phe cánh và quan chức đã bị ông ta triệt hạ? Còn nếu muốn trở thành “trường hợp đặc biệt” thì phải tự tay giành lấy. Nắm trong tay cỗ máy giám sát, trấn áp khổng lồ, hồ sơ sai phạm của tất cả các quan chức đều trong tay tướng Tô Lâm. Điều đó đem đến cho ông ta khả năng vượt trội hơn tất cả. Trong tình huống này, mọi ứng viên của vị trí Tổng bí thư đều có khả năng trở thành mục tiêu công kích tiếp theo. Võ Văn Thưởng chỉ là cái tên đầu tiên trong cuộc đảo chính không tiếng súng núp dưới danh nghĩa “đốt lò”. Điều này sẽ dẫn đến thời kỳ hỗn loạn chính trị và nạn kiêu binh tràn lan của lực lượng Công An.

Tùng Phong / VOA

**** Tùng Phong là một nhà báo độc lập đang sinh sống tại Việt Nam. Ông từng tâm sự ‘muốn dùng ngòi bút để lên tiếng cho các vấn đề dân chủ và quyền hiến định của người dân’. Các bài viết của Tùng Phong là blog cá nhân, được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.