Thế giới chuẩn bị đón thêm một cú sốc nữa về Trung Quốc

Tóm tắt: Trung Quốc sắp sửa cho hàng hóa giá rẻ tràn ngập thị trường nước ngoài. Nhưng lần này Trung Quốc không mua nhiều hàng hóa phương Tây nữa.

Vào cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, nền kinh tế Mỹ và toàn cầu đã trải qua một “cú sốc Trung Quốc”, thể hiện qua sự bùng nổ nhập khẩu hàng hóa giá rẻ do Trung Quốc sản xuất. Điều này giúp giữ lạm phát ở mức thấp nhưng phải trả giá bằng mất việc làm trong các ngành sản xuất địa phương ở Mỹ.

Lần bùng nổ tiếp theo có thể đang được thực hiện khi Bắc Kinh tăng gấp đôi xuất khẩu để phục hồi tăng trưởng của đất nước này. Các nhà máy của Trung Quốc đang sản xuất ra nhiều ô tô, máy móc và thiết bị điện tử tiêu dùng hơn mức nền kinh tế trong nước có thể hấp thụ. Được hỗ trợ bởi các khoản vay giá rẻ do nhà nước chỉ đạo, các công ty Trung Quốc cho đang tràn ngập thị trường nước ngoài với những sản phẩm mà họ không thể bán ở trong nước.

Một số nhà kinh tế nhận thấy, cú sốc này của Trung Quốc đã đẩy lạm phát xuống thấp hơn lần đầu. Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang tăng trưởng chậm lại, trong khi ở thời kỳ trước nó đã bùng nổ. Kết quả là, tác động giảm phát của hàng hóa giá rẻ do Trung Quốc sản xuất sẽ không được bù đắp bởi nhu cầu của Trung Quốc đối với quặng sắt, than đá và các hàng hóa khác.

Trung Quốc cũng là một nền kinh tế lớn hơn nhiều so với trước đây, chiếm nhiều sản lượng sản xuất của thế giới hơn. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, nước này chiếm 31% sản lượng sản xuất toàn cầu vào năm 2022 và 14% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu. Hai thập niên trước, tỷ trọng sản xuất của Trung Quốc chưa đến 10% và xuất khẩu dưới 5%.

Mọi người đều đầu tư vào sản xuất

Đầu thập niên 2000, tình trạng sản xuất dư thừa chủ yếu đến từ Trung Quốc, trong khi các nhà máy ở nơi khác đều đóng cửa. Giờ đây, Mỹ và các quốc gia khác đang đầu tư mạnh mẽ và bảo vệ các ngành công nghiệp của chính họ khi căng thẳng địa chính trị gia tăng. Các công ty Trung Quốc như nhà sản xuất pin Contemporary Amperex Technology đang xây dựng các nhà máy ở nước ngoài để xoa dịu sự phản đối đối với hàng nhập khẩu, mặc dù ở trong nước họ đã sản xuất được phần lớn những gì thế giới cần đến.

Kết quả có thể là một thế giới tràn ngập hàng hóa được sản xuất ra nhưng lại thiếu tiền để mua chúng – một công thức cổ điển khiến giá cả giảm đi.

Thomas Gatley, chiến lược gia Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, cho biết: “Sự cân bằng tác động của Trung Quốc đối với giá cả toàn cầu thậm chí còn nghiêng rõ ràng hơn theo hướng giảm phát”.

Có một số thế lực phản kháng lại việc này. Mỹ, châu Âu và Nhật Bản không muốn quay lại thời kỳ đầu thập niên 2000, khi hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc khiến nhiều nhà máy của họ phải phá sản. Vì vậy, họ đã chi hàng tỷ USD để hỗ trợ các ngành được coi là chiến lược và áp đặt hoặc đe dọa áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Dân số già đi và tình trạng thiếu lao động dai dẳng ở các nước phát triển có thể bù đắp thêm một số áp lực giảm phát mà Trung Quốc gây ra lần này.

David Autor, giáo sư kinh tế tại Viện Công nghệ Massachusetts và là một trong những tác giả của bài báo năm 2016 mô tả cú sốc ban đầu ở Trung Quốc, cho biết: “Lần này sẽ không giống cú sốc Trung Quốc lần trước”.

Một cú sốc khác ở Trung Quốc

Mặc dù vậy, Autor cho biết, “mối lo ngại hiện tại trở nên cơ bản hơn” vì Trung Quốc đang cạnh tranh với các nền kinh tế tiên tiến về ô tô, chip máy tính và máy móc phức tạp — những ngành có giá trị cao hơn được coi là trung tâm hơn của vị trí dẫn đầu về công nghệ.

Cú sốc đầu tiên do Trung Quốc tạo ra sau một loạt cải cách tự do hóa ở Trung Quốc vào thập niên 1990 và việc nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001. Đối với người tiêu dùng Mỹ, điều này mang lại lợi ích đáng kể. Một bài báo năm 2019 cho thấy, giá tiêu dùng ở Mỹ đối với hàng hóa giảm 2% trên mỗi điểm phần trăm tăng thêm thị phần mà hàng nhập khẩu của Trung Quốc giành được, với những lợi ích lớn nhất thuộc về những người có thu nhập thấp và trung bình.

Nhưng cú sốc hàng hóa Trung Quốc cũng gây áp lực lên các nhà sản xuất trong nước Mỹ. Năm 2016, Autor và các nhà kinh tế khác ước tính rằng, Mỹ đã mất hơn 2 triệu việc làm từ năm 1999 đến năm 2011 do hàng nhập khẩu của Trung Quốc, khi các nhà sản xuất đồ nội thất, đồ chơi và quần áo của Mỹ gặp khó khăn trước sự cạnh tranh và công nhân ở các cộng đồng hẻo lánh phải vật lộn để tìm việc làm mới.

Kịch bản tương tự dường như đang được tiến hành.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% trong năm ngoái, một tỷ lệ thấp so với tiêu chuẩn của nước này và dự kiến sẽ chậm lại hơn nữa khi cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài ảnh hưởng đến đầu tư và người tiêu dùng hạn chế chi tiêu. Capital Economics, một công ty tư vấn, cho rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc sẽ chậm lại khoảng 2% vào năm 2030. Bắc Kinh đang tìm cách tạo ra một bước ngoặt kinh tế bằng cách đổ tiền vào các nhà máy, đặc biệt là sản xuất chất bán dẫn, hàng không vũ trụ, ô tô và thiết bị năng lượng tái tạo, rồi bán hàng hóa dư thừa ra nước ngoài.

Giảm phát ở Trung Quốc

Tuy nhiên, nhu cầu yếu và dư thừa công suất sản xuất khiến giá các hàng hóa sản xuất của Trung Quốc đã giảm trong 16 tháng, dẫn đầu là hàng tiêu dùng và hàng hóa lâu bền, thực phẩm, kim loại và các loại máy điện.

Động lực giảm phát đó đang lan tràn trên khắp thế giới. Giá hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm 2,9% trong tháng 1 so với một năm trước đó, trong khi giá hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Mexico vào Mỹ đều tăng.

Tuy nhiên, không giống như đầu thập niên 2000, thế giới phương Tây hiện coi Trung Quốc là đối thủ kinh tế và đối thủ địa chính trị chính. EU đang xem xét liệu xe điện do Trung Quốc sản xuất có đang được trợ cấp quá mức và cần phải chịu thuế hoặc các hạn chế nhập khẩu khác hay không. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đang sắp được đề cử của đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, đã đưa ra ý tưởng đánh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc từ 60% trở lên.

Chủ nghĩa bảo hộ như vậy có thể chuyển một số tác động giảm phát sang các khu vực khác trên thế giới, khi các nhà xuất khẩu Trung Quốc tìm kiếm thị trường mới ở các nước nghèo hơn. Những nền kinh tế đó có thể chứng kiến các ngành công nghiệp non trẻ của mình bị thu hẹp lại trước sự cạnh tranh của Trung Quốc, giống như những gì Mỹ đã làm trong thời kỳ trước đó. Không giống như Nhật Bản hay Hàn Quốc, những quốc gia từ bỏ sản xuất chi phí thấp để chuyển sang xuất khẩu giá trị cao hơn, Trung Quốc vẫn duy trì vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực chi phí thấp ngay cả khi nước này đẩy mạnh vào các sản phẩm thường do các nền kinh tế tiên tiến thống trị.

Rory Green, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại GlobalData–TS Lombard, cho biết Trung Quốc đại diện cho “một thách thức thương mại đặc biệt duy nhất”.

Tác giả: Jason Douglas / Cù Tuấn biên dịch / Tiếng Dân

Hình Ảnh cuộc sống ở Ấn Độ năm 1970

Cùng xem loạt ảnh vô cùng sinh động về cuộc sống ở Ấn Độ năm 1970 được ghi nhận qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Anh Patrick Ward.

Ảnh: Patrick Ward / Getty Images.

Đôi nam nữ di chuyển bằng xe đạp ba bánh ngang qua pa-nô quảng cáo xe công nông của hãng Ford ở thành phố Delhi, Ấn Độ năm 1970.

Buổi sáng sớm tại một câu lạc bộ polo ở thủ đô Delhi.

Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tạo một giao lộ trong giờ cao điểm buổi sáng ở Deilhi.

Cô dâu và chú rể hôn nhau trong đám cưới của người Parsi, tổ chức tại một khách sạn ở thành phố Bombay, bang Maharashtra.

Ngư dân đưa cá xuống từ thuyền ở cảng cá Bombay.

Một người ngư dân vá lại tấm lưới đánh cá.

Cặp đôi chụp ảnh lưu niệm ở lăng Taj Mahal, công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố Agra, bang Uttar Pradesh.

Lăng Taj Mahal trong sương khói buổi chiều tà.

Khách du lịch khám phá Pháo đài đỏ, một di tích nổi tiếng khác ở Agra.

Xe bò chở cành khô trên tuyến đường Delhi – Agra.

Một nhóm đàn ông di chuyển cùng con voi trên đường cái ở ngoại vi thành phố Aurangabad, bang Maharashtra.

Voi và xe tải trên con đường gần Aurangabad.

Đám rước của người dân địa phương gần Aurangabad.

Xe bò kéo chở rơm ở ngoại ô Aurangabad.

Loạt ảnh cực thú vị về cuộc sống ở Ấn Độ năm 1970

Thiếu nữ cầm đĩa bánh mì trong quán cà phê ở thành phố Panaji, bang Goa.

Đền Shri Mangesh, ngôi đền có từ thế kỷ 16, tọa lạc tại làng Mangeshi ở bang Goa.

Bên trong điện thờ của đền Shri Mangesh.

Các nữ nông dân trên đồng lúa ở bang Goa.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Hai tỉnh hút khách du lịch hàng đầu miền Bắc sắp được nối thông bằng cao tốc 2 làn xe gần 15.000 tỷ

Đây là tin vui đối với hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước khi mà chủ trương đầu tư đường cao tốc nối Hòa Bình – Mộc Châu đã được thông qua.

Cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đoạn qua Sơn La trị giá gần 5.000 tỷ

Chiều 10/3, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh. 

Theo đánh giá của HĐND tỉnh Sơn La, dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu được triển khai với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và thúc đẩy kết nối vùng miền. Dự án này sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh nhà, đặc biệt là cho Khu du lịch quốc gia Mộc Châu. 

Hai tỉnh hút khách du lịch hàng đầu miền Bắc sắp được nối thông bằng cao tốc 2 làn xe gần 15.000 tỷ- Ảnh 1.
Cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu sẽ được đầu tư hoàn chỉnh vào năm 2035. Ảnh minh họa bằng ứng dụng AI ChatGPT

Bên cạnh đó, dự án mở ra cơ hội để khai thác các tiềm năng và lợi thế về dịch vụ và du lịch tại hai huyện Vân Hồ và Mộc Châu nói riêng, cũng như tỉnh Sơn La nói chung, từ đó kích thích sự phát triển kinh tế – xã hội và thúc đẩy giao lưu văn hóa, xã hội giữa các cộng đồng. 

Đường cao tốc này cũng góp phần đảm bảo giao thông khi Quốc lộ 6 gặp sự cố, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực.

Tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đi qua Sơn La có chiều dài khoảng 32,3 km, bắt đầu từ điểm Km53+00 ở xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ và kết thúc tại Km85+300 gặp Quốc lộ 43 tại xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu. Tổng mức đầu tư cho dự án này là khoảng 4.938 tỷ đồng, trong đó có 3.400 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và 1.538 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh Sơn La.

UBND tỉnh Sơn La đề nghị cho phép tỉnh thực hiện đầu tư Dự án theo phương án phân kỳ. Trong đó, giai đoạn phân kỳ (2024 – 2028) thực hiện đầu tư 2 làn xe (có làn dừng khẩn cấp liên tục), giải phóng mặt bằng theo quy mô 4 làn xe; giai đoạn tiếp theo (2031- 2035) sẽ đầu tư hoàn chỉnh tuyến cao tốc theo quy hoạch.

Cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đoạn qua Hòa Bình trị giá gần 10.000 tỷ

Hồi tháng 1, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cũng đã chính thức phê duyệt dự án xây dựng đoạn đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đi qua tỉnh này với chiều dài 34km. Dự án có tổng vốn đầu tư 9.997 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách trung ương là 8.200 tỷ đồng và phần còn lại từ ngân sách tỉnh. Dự kiến, giai đoạn 1 của dự án sẽ được triển khai từ năm 2024 đến năm 2028.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình sẽ đảm nhận vai trò chủ đầu tư cho dự án này. Đường cao tốc này được thiết kế với vận tốc tối đa 80 km/h và có quy mô 2 làn xe với tổng chiều rộng mặt đường là 11m.

Hai tỉnh hút khách du lịch hàng đầu miền Bắc sắp được nối thông bằng cao tốc 2 làn xe gần 15.000 tỷ- Ảnh 2.
Cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đoạn qua Hòa Bình sẽ có 3 hầm. Ảnh minh họa bằng ứng dụng AI ChatGPT

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2010490);}else{parent.admSspPageRg.draw(2010490);}

Điểm đầu dự án giao với dự án xây dựng tuyến đường từ thị trấn Đà Bắc (Hòa Bình) đến Thanh Sơn (Phú Thọ), khớp nối với đoạn Km0-Km19 đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, Hòa Bình). Điểm cuối của tuyến đường tại Km53+000, nối với phần đường cao tốc đi qua tỉnh Sơn La tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, Sơn La.

Dự án này đảm nhận khối lượng công việc “khủng” khi phải xây dựng 30 cầu, trong đó 29 cầu sử dụng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực; một cầu lớn với kết cấu dây văng là cầu Hòa Sơn, vượt qua lòng hồ Thủy điện Hòa Bình. Ngoài ra, đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu cũng sẽ có 3 hầm, với hầm dài nhất đạt 720m.

Sơn La và Hòa Bình là hai tỉnh hút khách du lịch hàng đầu miền Bắc hiện nay. Năm 2023, tỉnh Hòa Bình đón gần 4 triệu lượt khách tham quan du lịch còn tỉnh Sơn La đón 4,5 triệu lượt khách.

Du lịch phát triển là vậy nhưng hiện nay giao thông kết nối với Sơn La và Hòa Bình lại chưa phát triển xứng tầm. Để đi du lịch 2 tỉnh này, du khách phải đi trên tuyến đường độc đạo QL6 từ Hòa Bình lên Sơn La dài hơn 230 km, có những đoạn là “điểm đen tai nạn” vì đường đèo dốc, quanh co.

Dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La) tương lai sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Mộc Châu về Hòa Bình từ hơn 2 giờ như hiện nay còn khoảng 1 giờ đồng hồ. Đặc biệt, sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Sơn La về Hà Nội từ 6 giờ như hiện nay xuống còn 2,5 giờ.

Cao tốc này được kỳ vọng giải quyết nhu cầu vận tải, kết nối trung tâm kinh tế, chính trị các tỉnh Tây Bắc, giảm tải cho quốc lộ 6 hiện nay, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH, đặc biệt là du lịch của các địa phương.

Thái Hà / Đời sống & Pháp luật / Shoha

Không phải sáng hay tối, đây mới là thời điểm tập thể dục để tăng tuổi thọ, kiểm soát đường huyết hiệu quả

Nghiên cứu này có thể khiến nhiều người sẽ thay đổi thời gian tập luyện hàng ngày.

Thời điểm tập thể dục để gia tăng tuổi thọ

Lợi ích của tập thể dục thường xuyên là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, tùy từng mục đích khác nhau, bạn nên chọn thời điểm tập luyện phù hợp. Song nếu muốn sống lâu hơn thì tập thể dục buổi chiều là lựa chọn tốt nhất cho tuổi thọ.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế “Nature Communications” vào tháng 2/2023 và tờ “Washington Post” của Hoa Kỳ, đã phân tích 92.139 đàn ông và phụ nữ trưởng thành ở ngân hàng sinh học nước Anh, mỗi người trong số họ đeo một thiết bị theo dõi hoạt động trong một tuần.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát người tham gia theo tần suất và thời gian di chuyển xung quanh. Đồng thời, xem xét tỉ lệ tử vong của người tham gia 7 năm sau khi tham gia ngân hàng sinh học để so sánh các kiểu di chuyển và tỉ lệ tử vong.

Kết quả, những người thường xuyên tập thể dục vừa phải hoặc mạnh (chẳng hạn như đi bộ nhanh) sống lâu hơn những người tập thể dục ít hơn.

Đặc biệt, nghiên cứu cũng cho thấy, những người tập thể dục buổi chiều (từ 11h-17h) có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn những người tập thể dục buổi sáng hoặc buổi tối.

Không phải sáng hay tối, đây mới là thời điểm tập thể dục để tăng tuổi thọ, kiểm soát đường huyết hiệu quả- Ảnh 1.

Các tác giả của nghiên cứu cho rằng kết quả này có thể liên quan đến nhịp sinh học của cơ thể.

Huyết áp, mức hoóc môn cortisol thường cao nhất vào buổi sáng và trước khi khi đi ngủ. Do đó, cơ thể sẽ hoạt động hiệu quả nhất giữa hai khoảng thời gian này.

Bác sĩ Paul Arciero, Giáo sư khoa Khoa học sức khỏe và sinh lý con người tại Đại học Skidmore, New York (Mỹ), cũng đồng tình: Hoạt động thể chất mạnh mẽ vào sáng sớm làm tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch như đau tim hoặc đột quỵ so với tập thể dục vào các thời điểm khác trong ngày. Còn tập vào buổi tối có thể gây rối loạn giấc ngủ, có thể ảnh hưởng xấu đến tim. Kết quả của nghiên cứu này hoàn toàn hợp lý khi phát hiện rằng tập thể dục buổi chiều giúp kéo dài tuổi thọ bằng cách giảm nguy cơ đau tim hoặc rối loạn giấc ngủ.

Lợi ích tập thể dục buổi chiều

Không chỉ gia tăng tuổi thọ, “luyện tập thể dục vào buổi chiều dẫn đến sự thích nghi trao đổi chất rõ rệt hơn so với luyện tập vào buổi sáng ở những người bị tổn thương về mặt trao đổi chất hoặc mắc bệnh tiểu đường loại 2”, theo Eat This, Not That!

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu kết luận, “tập thể dục buổi chiều mang lại nhiều lợi ích sâu sắc hơn trong việc cải thiện khả năng tập thể dục và giảm hàm lượng chất béo trong cơ thể”.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Maastricht ở Hà Lan. Các nhà khoa học đã tìm cách thiết lập mối liên hệ giữa tập thể dục và bệnh tiểu đường, cũng như thời gian tập thể dục đó.

Cuối cùng, sau khi so sánh tác động của tập thể dục đối với những người đàn ông tập thể dục vào buổi sáng (8 giờ đến 10 giờ sáng) đến buổi chiều (3 giờ đến 6 giờ chiều), các nhà nghiên cứu kết luận rằng bài tập thể dục buổi chiều có tác dụng lớn hơn.

Không phải sáng hay tối, đây mới là thời điểm tập thể dục để tăng tuổi thọ, kiểm soát đường huyết hiệu quả- Ảnh 2.

Nhìn chung, tùy từng mục đích, bạn nên thời điểm tập luyện phù hợp. Thời gian tốt nhất để tập thể dục chính là khoảng thời gian phù hợp nhất mà bạn có thể thực hiện được hằng ngày đều đặn trong lâu dài. Tính nhất quán đều đặn là chìa khóa của việc tập luyện.

Cơ thể được lập trình để theo một thời gian biểu và thói quen, vì vậy nếu bạn tập cho mình thói quen tập thể dục đều đặn vào một giờ cố định, điều này sẽ mang lại kết quả tích cực.

Hãy chú ý đảm bảo nghỉ ngơi đủ thời gian giữa các buổi tập, nếu thay đổi thời gian tập thể dục mỗi ngày. Ví dụ, các bài tập cường độ cao như tập luyện sức mạnh, cần ít nhất 48 giờ nghỉ ngơi giữa các buổi tập.

Duy trì việc tập luyện đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày có thể giúp bạn đảm bảo không bỏ sót buổi tập nào. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu bạn không thể tập thể dục vào buổi chiều thì hãy cứ tập vào buổi sáng hoặc tối, bởi tập thể dục luôn mang đến những lợi ích tốt cho sức khỏe.

Đinh Anh / Báo Tổ Quốc /Cafe VN

Bước đầu trong kế hoạch kiếm 1.000 tỷ USD của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Mở 1.000 cửa hàng Trung Nguyên Legend tại Trung Quốc và phát triển thành chuỗi trên toàn thế giới?

Đến cuối năm 2023, quy mô nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành mới đạt 430 tỷ USD nhưng ông Đặng Lê Nguyên Vũ – vị Chủ tịch nổi tiếng của Trung Nguyên Legend lại tuyên bố “kiếm tối thiểu 1.000 tỷ đô la cho Việt Nam” và tự tin “thì phải có cái gì Qua mới nói vậy chứ!”.

Giữa năm ngoái, ông Đặng Lê Nguyên Vũ tái xuất trước truyền thông trong một bài phỏng vấn được đánh giá là nhiều thông tin “bí ẩn”. Vẫn với lối xưng hô “Qua – người anh em” như cách đây nhiều năm, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã có những chia sẻ về cà phê thức tỉnh, về dàn siêu xe 500 chiếc, việc điều hành công ty khi ngồi tại hang đá hay lớn lao hơn là kế hoạch mang 1.000 tỷ đô la về cho Việt Nam.

Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ nói: “Đối với Qua tiền bạc thiếu gì, tới đây còn nhiều nữa. Kế hoạch của Qua là phải tối thiểu lấy về 1.000 tỷ đô la cho Việt Nam. 1.000 tỷ đô la, mỗi năm!”

Khi được đặt câu hỏi nghi ngờ về con số 1.000 tỷ đô la, liệu điều này có hoang tưởng không, ông Vũ tự tin trả lời: “Thì phải có cái gì Qua mới nói vậy chứ. 1.000 tỷ đô la/210 quốc gia. Mỗi quốc gia Qua kiếm 5 tỷ đô la. Vậy 1.000 tỷ là tối thiểu rồi, có gì đâu mà khó!”.

Bước đầu trong kế hoạch kiếm 1.000 tỷ USD của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Mở 1.000 cửa hàng Trung Nguyên Legend tại Trung Quốc và phát triển thành chuỗi trên toàn thế giới?- Ảnh 1.
Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ kiếm 1.000 tỷ đô như thế nào?

Khoan chưa bàn đến độ lớn con số 1.000 tỷ đô khi quy mô nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành mới đạt 430 tỷ USD tính đến cuối 2023, câu hỏi đầu tiên là ông Vũ định mang tiền về cho quê hương bằng cách nào?

Với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, không thể phủ nhận Trung Nguyên Legend đã thành công trong việc xuất khẩu cà phê hoà tan thương hiệu G7 tới các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Theo con số doanh nghiệp công bố, tổng doanh số xuất khẩu của Trung Nguyên Legend trong năm 2022 là hơn 100 triệu USD (tương đương hơn 2.300 tỷ đồng). 

Mặc dù vậy, Trung Nguyên Legend có tăng trưởng xuất khẩu cà phê hòa tan và cà phê thô đến đâu thì 1.000 tỷ USD cũng là con số không tưởng. Để dễ hình dung, tính chung cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 371,30 tỷ USD. Sang năm 2023, con số này thậm chí còn thấp hơn, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm trước.

Kiếm tỷ USD bằng cách mở chuỗi cà phê Trung Nguyên Legend trên khắp thế giới?

Tháng 9 năm 2022, Trung Nguyên Legend bắt đầu cuộc “viễn chinh” xứ người với việc khai trương cửa hàng đầu tiên tại đường Tây Nam Kinh, Thượng Hải.  

Ngày 21/09/2022, trong làn gió mát mẻ, dòng người đổ dồn vào quán cà phê Trung Nguyên Legend ở trung tâm thương mại Taiguhui ở đường Tây Nam Kinh, Thượng Hải. Hơn 10 nhân viên pha chế trong trang phục áo thun trắng, quần jean màu xanh đậm, bận rộn bên máy pha cà phê “, bài viết trên trang “Truyền thông khởi nghiệp” của Trung Quốc thuật lại sự kiện khai trương cửa hàng Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend đầu tiên tại Thượng Hải.

Bước đầu trong kế hoạch kiếm 1.000 tỷ USD của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Mở 1.000 cửa hàng Trung Nguyên Legend tại Trung Quốc và phát triển thành chuỗi trên toàn thế giới?- Ảnh 2.
Quán cà phê Trung Nguyên Legend đầu tiên tại Thượng Hải

Trung Nguyên Legend không ngần ngại cho biết, theo kế hoạch, thông qua hình thức hợp tác đầu tư (nhượng quyền) họ sẽ mở rộng phát triển 1.000 quán tại khắp các tỉnh thành Trung Quốc. Đây là tham vọng không hề nhỏ của ông Vũ tại một thị trường nhiều tiềm năng, cơ hội nhưng cũng vô cùng khốc liệt như Trung Quốc.

Cho đến hiện tại, Trung Nguyên Legend đã có 3 cửa hàng cà phê tại Thượng Hải và có kế hoạch phát triển gần 130 cơ sở trên khắp Trung Quốc trong năm 2024. Tính tới hiện tại Trung Nguyên Legend cần mở mới trung bình gần 13 cửa hàng mỗi tháng trong 10 tháng còn lại của năm 2024 mới có thể hoàn thành KPI về số lượng mở mới trong năm nay.

Nếu hoàn thành được kế hoạch năm 2024 và giữ nguyên tốc độ như vậy, Trung Nguyên Legend sẽ cần tới hơn 6 năm để hiện thực hóa mục tiêu 1.000 cửa hàng tại Trung Quốc của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Bước đầu trong kế hoạch kiếm 1.000 tỷ USD của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Mở 1.000 cửa hàng Trung Nguyên Legend tại Trung Quốc và phát triển thành chuỗi trên toàn thế giới?- Ảnh 3.
Mô hình bên trong cửa hàng Trung Nguyên Legend đầu tiên tại Thượng Hải.

Không biết chỉ là tình cờ hay chủ tịch Trung Nguyên Legend có lòng yêu mến đặc biệt với con số 1.000, từ 1.000 tỷ USD tới 1.000 cửa hàng tại Trung Quốc? Nhưng xét về độ khó, 2 mục tiêu này “kẻ tám lạng, người nửa cân”.

Tuy vậy, đằng sau những phát ngôn gây tranh cãi thì khi nhìn vào mô hình cửa hàng cà phê Trung Nguyên Legend tại đường Tây Nam Kinh, Thượng Hải có thể thấy được hai điểm.

Thứ nhất là ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã chọn những thứ tốt nhất để triển khai cửa hàng flagship này thật chuẩn mực.

Nói về vị trí, nếu Thượng Hải là hiện thân cho giấc mộng kinh tế của Trung Quốc thì đường Nam Kinh là con đường tấp nập bậc nhất của thành phố này với hơn 1 triệu lượt du khách mỗi ngày. Những thương hiệu đình đám nhất trên thế giới gần như đều góp mặt trên con đường này, bao gồm cả cửa hàng trải nghiệm lớn nhất thế giới của Starbucks. 

Mặc dù phải bỏ ra chi phí thuê không hề nhỏ, nhưng vị trí này cũng đem lại lợi ích lớn cho Trung Nguyên về mặt nhận diện thương hiệu, đồng thời khẳng định được mức độ “sang chảnh” của thương hiệu.

Nói về độ lớn và thiết kế, sắp đặt, ngoài vấn đề thẩm mỹ, quan trọng nhất là truyền tải được giá trị văn hóa, triết đạo mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ tổng kết, xây dựng khái niệm, đó là 3 nền văn minh cà phê: Ý, Ottoman – Roman và Thiền.

Ngoài ra, menu và phục vụ của cửa hàng cũng nhận được nhiều bình luận, đánh giá tốt trên mạng xã hội Trung Quốc. Chia sẻ với chúng tôi, anh Ngô Bá Châu, một doanh nhân người Việt cho biết: Hồi đầu tháng 12/2023, anh đi công tác tại Thượng Hải đã ghé qua Trung Nguyên Legend trên đường Nam Kinh và rất ấn tượng về sự bài trí, sắp xếp khoa học, phục vụ chuyên nghiệp và tổng thể cửa hàng giữ trọn vẹn được bản sắc thương hiệu.

Thứ hai, chỉ trong vòng hơn một năm, Trung Nguyên Legend đã vừa hiệu quả về kinh doanh (có lãi) lại vừa bước đầu xây dựng được thương hiệu F&B ở xứ người, thể hiện ở việc đã nhượng quyền thành công cửa hàng đầu tiên.

Cụ thể, trong một bài phỏng vấn hồi tháng 6 năm 2023, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã tiết lộ  rằng quán cà phê Trung Nguyên ở Thượng Hải (quán đầu tiên ở đường Tây Nam Kinh – PV) đã “có lời rồi, dù đầu tư nhiều đấy”.

Tiếp đó, vào những ngày cuối năm 2023, Trung Nguyên Legend đã thành công khai trương cửa hàng nhượng quyền đầu tiên tại 107-109, Tòa nhà 14, Trung tâm Libo, Ngõ 379, Đường Nam Hong.

Bước đầu trong kế hoạch kiếm 1.000 tỷ USD của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Mở 1.000 cửa hàng Trung Nguyên Legend tại Trung Quốc và phát triển thành chuỗi trên toàn thế giới?- Ảnh 4.
Khai trương cửa hàng Trung Nguyên Legend nhượng quyền đầu tiên tại Thượng Hải

Ngoài 1.000 cửa hàng ở Trung Quốc, ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn cho biết, Trung Nguyên đang chuẩn bị mở ở Mỹ, Hàn Quốc, cả Dubai và các nước Đông Nam Á.

Cuối tháng 3 năm ngoái, Trung Nguyên Legend đã chính thức mở văn phòng đại diện tại Gangnam, Seoul, Hàn Quốc. Tới ngày 29/9/2023, giấc mơ 1.000 tỷ USD của ông Đặng Lê Nguyên Vũ lại nhón thêm được một bước nữa khi chính thức khai trương không gian quán cà phê đầu tiên tại Mỹ.

Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Trung Nguyên sẽ mở thành chuỗi trên thế giới và chia sẻ hồi giữa năm ngoái: “Hiện ở Trung Quốc, Trung Nguyên đang thiết kế chương trình đào tạo, định vị tầm nhìn của mình. Cái đó đòi hỏi rất công phu. Bởi chuẩn hoá về mặt kỹ thuật thì dễ, chuẩn hoá về triết lý thì khó”.

Bước đầu trong kế hoạch kiếm 1.000 tỷ USD của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Mở 1.000 cửa hàng Trung Nguyên Legend tại Trung Quốc và phát triển thành chuỗi trên toàn thế giới?- Ảnh 5.
Không gian Trung Nguyên Legend đầu tiên tại Mỹ thu hút đông đảo người yêu cà phê quốc tế đến trải nghiệm

Theo Trọng Nghĩa / An ninh tiền tệ / Cafe Vn

Đại dự án giao thông gần 70 tỷ đô đi qua 20 tỉnh thành Việt Nam đón tín hiệu vui từ ‘ông lớn’ thế giới

Bộ trưởng Bộ Tài chính của quốc gia này bày tỏ sự quan tâm và sẵn sàng tham gia vào dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam của Việt Nam.

Hôm qua 11/3, Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam, do Bộ trưởng Hồ Đức Phớc làm trưởng đoàn, đã có buổi gặp và làm việc với Bộ Tài chính Nhật Bản. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã thông tin tới Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki về dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, với dự kiến tổng vốn đầu tư đạt 67 tỷ USD. 

Tổng vốn dự án này sẽ huy động 30% từ vốn nước ngoài, còn lại là vốn trong nước. Vì vậy, Việt Nam mong muốn Nhật Bản sẽ tham gia cung ứng vốn cho dự án này.

Đại dự án giao thông gần 70 tỷ đô đi qua 20 tỉnh thành Việt Nam đón tín hiệu vui từ 'ông lớn' thế giới- Ảnh 1.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Shunichi Suzuki. Ảnh: Bộ Tài Chính

Về phía Nhật Bản, Bộ trưởng Shunichi Suzuki đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, ngân hàng Nhật Bản hợp tác, đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời cho rằng những dự án lớn, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam; bày tỏ sự quan tâm và sẵn sàng tham gia vào dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam, cũng như các dự án hạ tầng khác mà Việt Nam đang chuẩn bị triển khai.

Hồi tháng 1 vừa qua, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki Shunichi và đưa ra đề nghị Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Đáp lại, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki Shunichi khẳng định, các đề nghị của phía Việt Nam đều có ý nghĩa. Phía Nhật sẽ nghiên cứu, phối hợp để sớm đưa ra giải pháp khả thi.

Sắp trình dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của kỳ họp thứ 6 và kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 7/3, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết Chính phủ đang xem xét đề án về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

“Chính phủ đang xem xét đề án về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 – 2025. Sau khi xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định”, Phó thủ tướng nói.

Đại dự án giao thông gần 70 tỷ đô đi qua 20 tỉnh thành Việt Nam đón tín hiệu vui từ 'ông lớn' thế giới- Ảnh 2.
Ảnh minh họa bằng ứng dụng AI ChatGPT

Trước đó, ngày 19/2, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 57/TB-VPCP thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Thường trực Chính phủ giao Bộ GTVT khẩn trương phối hợp với Văn phòng Chính phủ nghiên cứu thành lập Tổ công tác triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải làm Tổ phó; đại diện lãnh đạo một số làm thành viên. Tổ công tác có quy chế làm việc, dự kiến 1 tháng họp 1 lần để kịp thời xử lý, thúc đẩy công tác chuẩn bị, thực hiện dự án.

Bộ GTVT được giao tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các cán bộ kinh nghiệm trong ngành đường sắt về nhiều phương án để lựa chọn một phương án tối ưu trình Bộ Chính trị; Khẩn trương hoàn thiện Đề án, trình Thường trực Chính phủ, trình Bộ Chính trị trong tháng 3 năm 2024; Khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2024.

Bộ Giao thông Vận tải đang xin ý kiến về ba kịch bản đường sắt Bắc Nam có chiều dài 1.545km, đi qua 20 tỉnh, thành phố, trong đó có hai kịch bản tàu tốc độ 350 km/h chở khách riêng và dự phòng chở hàng.

Kịch bản 1 là đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, dài 1.545 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 67,32 tỷ USD.

Kịch bản 2 xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, tốc độ thiết kế 200-250 km/h, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,02 tỷ USD.

Kịch bản 3 là đầu tư tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu. Tổng vốn đầu tư dự án 68,98 tỷ USD. Nếu đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác tàu hàng chạy Bắc Nam thì vốn đầu tư dự án khoảng 71,69 tỷ USD.

Thái Hà / Đời sống & Pháp luật / Shoha