Những tòa nhà ‘chọc trời’ 800 tuổi ở Italia

Các công trình này là kết quả của cuộc cạnh tranh giữa Ardinghelli và Salvucci – hai gia tộc quản lý thị trấn thời kỳ đó. Coi nhau là “kỳ phùng địch thủ”, họ đã “đọ sức” với nhau bằng việc xây những tòa tháp cao nhất thị trấn.

Nằm trên một quả đồi ở vùng Tuscany của Italia, thị trấn San Gimignano được cả thế giới biết đến với những tòa nhà “chọc trời” có từ thế kỷ 13-14. Ảnh: Where Is Evelyn.

Các công trình này là kết quả của cuộc cạnh tranh giữa Ardinghelli và Salvucci – hai gia tộc quản lý thị trấn thời kỳ đó. Coi nhau là “kỳ phùng địch thủ”, họ đã “đọ sức” với nhau bằng việc xây những tòa tháp cao nhất thị trấn. Ảnh: PlacesofJuma.

Trong cuộc đối đầu này, mỗi khi tòa tháp mới được một gia tộc xây dựng, gia tộc kia sẽ không chịu lép vế và xây một tòa tháp cao hơn, và chiều cao của các tòa tháp cứ tăng dần theo thời gian. Ảnh: The Intrepid Guide.

Vào thế kỷ 14, thị trấn đã có đến 72 tòa tháp mà trong đó có một số tòa cao đến 70 mét, tương đương những tòa nhà 20 tầng thời nay. Ảnh: Artsy Traveler.

Cuộc đua chỉ dừng lại khi cộng đồng thị trấn đưa ra một điều luật rằng không có tòa tháp nào được phép xây cao hơn tòa Palazzo Comunale nằm bên quảng trường trung tâm. Ảnh: Italia.it.

Sau một giai đoạn hưng thịnh, vào giữa thế kỷ 14, bệnh dịch hoành hành đã giết chết khoảng một nửa dân số của thị trấn San Gimignano. Sau thảm họa, hai gia tộc Ardinghelli và Salvucci đã nhượng quyền quản lí thị trấn lại cho thành phố Florence. Ảnh: The Sense Resort.

Vì lý do an toàn, chính quyền thành phố Florence đã cho hạ bớt chiều cao của các tòa tháp chọc trời, khiến cho các công trình của thị trấn San Gimignano có chiều cao cân bằng hơn. Ảnh: Rosewood Hotels.

Cho đến ngày nay, chỉ còn 14 trong số hơn 70 tòa tháp ngày xưa còn trụ lại trước các biến động của thiên tai, chiến tranh và quản lý đô thị. Ảnh: Andiamo.it.

Từ năm 1990, trung tâm lịch sử San Gimignano đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, với giá trị nổi bật nằm ở các tòa tháp “chọc trời” có từ thời Trung cổ. Ảnh: Travelwider.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Người Việt kém văn minh trên mạng?

VHSG- Thông tin Việt Nam thuộc nhóm 5 quốc gia kém văn minh nhất trên Internet được không ít cư dân mạng Việt Nam phản ứng bằng những bình luận cũng rất kém văn minh.

Nghiên cứu thường niên về Chỉ số văn minh trực tuyến của Microsoft (DCI) cung cấp thông tin trên vào ngày 11-2, Ngày quốc tế an toàn Internet.

Theo Microsoft, năm nay chỉ số văn minh trực tuyến toàn cầu xuống thấp đến mức chạm đáy trong vòng 4 năm qua. Và 5 quốc gia kém văn minh nhất, theo thứ tự, là Nam Phi, Peru, Columbia, Nga và Việt Nam. Trong khi đó, các quốc gia văn minh hàng đầu trên Internet là Vương quốc Anh, Hà Lan, Đức, Malaysia và Mỹ.

Huyền Chip bị tấn công vì bức ảnh làm mẫu body painting. Bức ảnh được chụp khi cô làm mẫu thử trong một lễ hội body painting ở Israel cách đây nhiều năm. Sau khi vẽ thử, Huyền đã quyết định không làm mẫu trong cuộc thi chính thức – Ảnh: FB nhân vật

Người Việt bây giờ… dữ thế?

“Người Việt bây giờ quá dữ. Khi bất đồng, họ tìm đủ mọi từ nặng nề nhất để nói ra”, độc giả Lạc Liên nêu ý kiến trên một trang báo. Điều trớ trêu là ngay dưới bài đăng thông tin này trên fanpage một kênh truyền hình lớn, có đến 621 bình luận nhưng khi người đọc bấm vào thì chỉ xem được vài chục bình luận. Phần lớn còn lại đã bị bộ lọc ẩn đi vì thô tục, không phù hợp.

Một người lấy tên Facebook là Koba Yashi viết: “Thấp cái…, căn cứ vào đâu để đánh giá chứ?” (trong dấu “…” là từ tục tĩu). Bình luận này bị chụp lại, chia sẻ khắp nơi như một bằng chứng rõ ràng nhất cho chính thông tin đó. Nhưng “Koba Yashi” không phải là cá biệt. Có đến hàng triệu “Koba Yashi” trên không gian mạng Việt Nam, sẵn sàng văng tục nhưng lại được coi là thái độ vô tư, hài hước!

Bình luận thô tục chỉ là một trong những biểu hiện kém văn minh của người Việt trên Internet. Đây là biểu hiện dễ nhìn thấy nhất, mang tính bề mặt. Các hành vi kém văn minh khác thuộc dạng “kín” như: liên lạc ngoài ý muốn (49%), tin lừa đảo (39%), tin nhắn gợi dục ngoài ý muốn (41%), quấy rối tình dục (30%), gạ gẫm (29%).

Các lĩnh vực người Việt hành xử kém văn minh theo nghiên cứu của Microsoft chỉ ra là quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%).

Và ngôn từ thô tục, dữ dằn là hình thức thể hiện của những vấn nạn nghiêm trọng hơn: kỳ thị phụ nữ, tấn công cá nhân, phân biệt đối xử, gây tổn hại uy tín…

“Giết người bằng lời nói”

Đầu tháng 2 năm nay, Huyền Chip (tác giả sách Xách ba lô lên và đi) đăng lại bức ảnh cô làm mẫu body painting lên mạng, cho biết những người căm ghét đã dùng bức ảnh làm vũ khí tấn công cô suốt nhiều năm.

“Mỗi khi tôi đăng bài mà ai đó không ưa, họ lôi bức ảnh này ra như để đe dọa hay phủ nhận tôi”, Huyền Chip viết. Với cô, hành vi đó truyền đến thông điệp: “Mày từng chụp khỏa thân nên mọi ý kiến của mày đều không có giá trị”, hay “Mày càng nói thì tao càng chia sẻ bức ảnh này rộng rãi”. Hành vi này có thể liệt vào dạng “xúc phạm nhân phẩm”.

Trọng tài người Oman Ahmed Al-Kaf từng bị dân mạng Việt Nam tấn công vào tháng 11-2019 – Ảnh: FoxSports

Nạn “miệt thị cơ thể”, được ví như hành vi “giết người bằng lời nói”, rất phổ biến trên mạng xã hội Việt Nam. Lê Âu Ngân Anh, Hoa hậu Đại dương 2017, từng bị cư dân mạng so sánh các đặc điểm khuôn mặt với… loài cá. Chuyện xảy ra với Ngân Anh giống như phong trào “miệt thị cơ thể” quy mô quốc gia, xấu xí và hung hãn.

Hành vi tấn công cá nhân của người Việt không dừng lại ở trong nước mà gây ấn tượng xấu cả ở nước ngoài. Ahmed Al-Kaf hay Mohanad Qasim Sarray là những cái tên chẳng dễ nhớ, từ khóa “trọng tài bị dân mạng Việt tấn công” hẳn dễ nhớ hơn nhiều. Họ đều có trải nghiệm nhớ đời, phải khóa Facebook hay Instagram vì những cơn bão “thả phẫn nộ”, bình luận tiêu cực đến từ người Việt sau các trận đấu bóng đá.

Phong trào “bầu 1 sao” cũng là một biểu hiện nghiêm trọng. Nhà cung cấp AirVisual từng bị bầu 1 sao và đánh giá tiêu cực khi ứng dụng này công bố “Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong vài ngày”.

Một số người phản biện rằng chỉ số DCI của Microsoft chỉ thực hiện với 500 người mỗi nước nên chưa thuyết phục. Nhưng thực trạng này hiển nhiên trước mắt chúng ta, rất nhiều năm rồi. Chỉ số của Microsoft chỉ là hồi chuông cảnh báo mới nhất mà thôi.

4 thử thách sống văn minh trên mạng

Ứng xử trên mạng có xu hướng trở nên tệ hơn trong năm 2019, Microsoft vẫn kiên định với mục tiêu làm sạch không gian mạng. Hãng phát động phong trào Thử thách văn minh trực tuyến với 4 hành động chính.

Một là cư xử trên mạng theo quy tắc vàng: đồng cảm, trắc ẩn và tử tế.

Hai là tôn trọng sự khác biệt.

Ba là nghĩ trước khi bình luận về những thứ mình phản đối.

Cuối cùng là đấu tranh cho người khác và bản thân khi thấy bất cứ ai hoặc chính mình trở thành đối tượng của tấn công mạng.

Thập niên 2020 đang chờ đợi sự tiến bộ của nhân loại trên Internet. Thế hệ Y và thế hệ Z phải trở thành lực lượng chủ chốt tạo nên thay đổi, thay vì sống thiếu lập trường, dễ dãi a dua theo những trào lưu mạng mà chính họ không lường trước được hậu quả.

Tầm nhìn của thập niên 2020, theo những người tham gia khảo sát của Microsoft, được cụ thể hóa bằng những từ ngữ mà họ cho là quan trọng. Đó là “tôn trọng” (66% đồng tình), “an toàn” (57%), “tự do” (33%), “văn minh” (32%) và “tử tế” (26%).

Nhưng những biện pháp này đang ở mức hô hào và lý thuyết, thay vì có tác động thực tiễn rõ rệt. Những hành vi kém văn minh trên mạng diễn ra vì mạng xã hội tạo cho người sử dụng một vỏ bọc tạm coi là an toàn, ít nhất là về mặt cảm giác.

Họ hầu như không phải trả giá tương xứng vì những hành động tấn công, bắt nạt tập thể do mình gây ra. Sẽ cần những biện pháp mạnh hơn, kết hợp với giáo dục và truyền thông nâng cao nhận thức mới giải quyết được vấn đề.

Điểm càng thấp, càng văn minh

Chỉ số văn minh trực tuyến (DCI) được Microsoft bắt đầu công bố từ năm 2017. Mục đích là phản ánh bức tranh toàn cảnh của vấn đề và hướng tới một môi trường trực tuyến an toàn, văn minh, nơi mọi người ứng xử bằng sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và tử tế.

Năm 2020 ghi nhận chỉ số văn minh trực tuyến toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong 4 năm qua khi khảo sát 25 quốc gia, mỗi nước 500 người. Ngay cả Vương quốc Anh, quốc gia đứng đầu, cũng chứng kiến chỉ số kém văn minh tăng từ 45% (năm 2017) lên 52% (năm 2020).

Do DCI đo mức độ “kém văn minh”, quốc gia càng có số phần trăm thấp thì càng văn minh. Anh đứng đầu với 52%, Hà Lan về nhì với 56%. Con số của Việt Nam là 78% nên vẫn còn “văn minh hơn một chút” so với Nam Phi (83%), Peru (81%), Columbia (80%) và Nga (79%).

Có lẽ, chưa bao giờ người Việt lại mong mình có “điểm thấp” như lúc này.

MI LY / TTO / VĂN HỌC SAIGON

Không phải tập thể dục hay ăn kiêng, cụ bà thọ 104 tuổi nhờ 1 bí quyết đơn giản ai cũng dễ áp dụng

Bí quyết sống thọ của cụ bà này vô cùng đơn giản và không hề tốn kém.

Theo Mirror, hôm qua (25/2), bà Henrietta Thornber đã chính thức bước sang tuổi 104. Chia sẻ với trang Liverpool Echo, bà cho biết mình sinh ra và lớn lên ở Merseyside, Anh trong một gia đình nghèo khó. Tuổi thơ của người phụ nữ này được đánh dấu bằng những niềm vui giản dị và việc phải đối diện những cuộc chiến tranh khốc liệt.

Không phải tập thể dục hay ăn kiêng, cụ bà thọ 104 tuổi nhờ 1 bí quyết đơn giản ai cũng dễ áp dụng- Ảnh 1.
Bà Henrietta Thornber

Năm 18 tuổi, Henrietta kết hôn với Joe và cùng nhau nuôi dạy 2 người con. Công việc của bà khi đó và cho đến tận năm 70 tuổi là làm dọn dẹp tại tòa nhà The Triad. Bà cho biết không chỉ là công việc để có thu nhập, đó còn là niềm vui và mục đích sống.

Bí quyết sống thọ đơn giản

Khi được hỏi về bí quyết sống thọ, cụ bà này cho biết chỉ gồm làm điều mình thích. ‘Chìa khóa’ sống thọ này không chỉ được bà Henrietta kiểm chứng. “Làng trường thọ” Ogimi ở Okinawa (Nhật Bản) có tới 3.000 người sống lâu nhất thế giới cũng nhờ quan niệm làm điều mình thích. Họ gọi đây là triết lý Ikigai – khái niệm thể hiện sự chắt lọc từ mục đích, đam mê, sứ mệnh, thiên hướng, khát khao sống của mỗi người.

Người Nhật quan niệm bất cứ ai cũng có Ikigai. Hãy tự hỏi bản thân: Bạn yêu thích điều gì? Bạn giỏi trong lĩnh vực nào? Bạn có thể được trả tiền cho cái gì? Thế giới cần gì? Khi bạn tìm thấy câu trả lời phù hợp với cả bốn câu hỏi, đó chính là Ikigai của bạn.

Hoặc bạn có thể tự hỏi: “Tại sao bạn thức dậy vào buổi sáng? Hoặc, điều gì thúc đẩy bạn?”.

Không phải tập thể dục hay ăn kiêng, cụ bà thọ 104 tuổi nhờ 1 bí quyết đơn giản ai cũng dễ áp dụng- Ảnh 2.

Ikigai của mỗi người lại khác nhau. Đối với dân làng Ogimi, Ikigai của họ là “trồng rau và tự nấu ăn”, “gặp gỡ bạn bè” và “đan lát”. Ikigai không cần phải cao cả hay phức tạp mà phần lớn là những hoạt động khiến bạn bận rộn nhưng vui vẻ suốt cả ngày.

Khi được làm điều mình thích, tất yếu, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được mối quan hệ giữa hạnh phúc với tuổi thọ. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học của Hội Nhi khoa nước Anh, Age and Aging đã khảo sát trên 4.478 người tình nguyện, nhằm chỉ ra mối liên hệ giữa cảm nhận hạnh phúc (đã được đánh giá trong năm 2009) và khả năng tử vong.

Cho đến ngày 31/09/2015, các nhà nghiên cứu nhận thấy có 15% người qua đời ở nhóm hạnh phúc và 20% người qua đời ở nhóm ngược lại. Cứ một điểm tăng trong chỉ số hạnh phúc sẽ làm giảm nguy cơ tử vong đến 9% và ngoài ra, khả năng tử vong ở nhóm người hạnh phúc ở mức thấp hơn 19%.

Giáo sư Rahul Malhotra, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Lão hóa và Giáo dục Đại học Y NUS-Duke và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Dù chỉ là niềm vui nhỏ cũng mang lại lợi ích, các hoạt động cá nhân cũng như các chính sách và chương trình nhằm duy trì và cải thiện trạng thái tâm lý có thể góp phần vào cuộc sống trường thọ hơn”.

Quy tắc để sống khoẻ và hạnh phúc

Hai chuyên gia là Héctor García và Francesc Miralles, tác giả của cuốn sách Ikigai: The Japanese Secret to a Long and Happy Life (tạm dịch: Ikigai: Bí Quyết Sống Lâu Và Hạnh Phúc Của Người Nhật), đã trò chuyện với hơn 100 người sống thọ nhất ở Okinawa, Nhật Bản, và nhận thấy họ luôn tuân thủ 1 vài quy tắc dưới đây để sống vui và trường thọ

Có những người bạn tốt

Theo một nghiên cứu kéo dài 85 năm của Harvard, có những mối quan hệ tuyệt vời trong cuộc sống có liên quan mật thiết đến hạnh phúc và tuổi thọ. Những người sống thọ trăm tuổi ở Okinawa, Nhật Bản thường xuyên tham gia vào các hội nhóm những người có cùng sở thích và mối quan tâm. Ở đây họ sẽ tổ chức các hoạt động xã hội hoặc các buổi tụ tập giao lưu để gặp gỡ và trò chuyện về các vấn đề trong cuộc sống, cùng nhau làm đồ thủ công, uống trà xanh,…

Việc kết nối với cộng đồng và các mối quan hệ có ý nghĩa giữa con người với nhau đóng vai trò quan trọng vì nó nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực, giúp cuộc sống hạnh phúc hơn, từ đó góp phần kéo dài tuổi thọ.

Không phải tập thể dục hay ăn kiêng, cụ bà thọ 104 tuổi nhờ 1 bí quyết đơn giản ai cũng dễ áp dụng- Ảnh 3.

Thể hiện lòng biết ơn

Lòng biết ơn là một cách tuyệt vời để nhắc nhở bản thân về tất cả những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống mà bạn trải qua. Do đó, hãy dành thời gian để thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, những người bạn hoặc thậm chí là chính bản thân mình.

Sống chậm lại

Theo García và Miralles, việc vội vã hoàn thành công việc nào đó trong cuộc sống có thể đã trở thành thói quen của bạn, nhưng điều đó thực sự có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống theo cách bạn không ngờ đến. Thay vì vội vàng làm mọi thứ, hãy dành thời gian và ngẫm xem điều đó thực sự mang lại lợi ích gì cho cuộc sống của bạn.

Hoà mình với thiên nhiên

Hãy tìm thời gian để hít thở không khí trong lành và đi dạo, ngay cả khi bạn sống trong thành phố. Dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên có vẻ như lãng phí thời gian, nhưng nó có thể tăng năng suất làm việc, cải thiện tâm trạng và trí nhớ của bạn.

Trân trọng từng khoảnh khắc

Hai chuyên gia García và Miralles cho biết: ”Hãy ngừng tiếc nuối quá khứ và sợ hãi tương lai. Hãy luôn nhớ rằng hiện tại, ngày hôm nay là tất cả những gì mà bạn có. Tận dụng tối đa khoảng thời gian của hiện tại và khiến cho hiện tại trở nên đáng nhớ hơn”.

Tổng hợp / Đinh Anh / Trí thức trẻ

Đầu tàu kinh tế của Việt Nam và những thách thức để trở thành trung tâm tài chính quốc tế

Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá – du lịch, giáo dục – khoa học kỹ thuật – y tế lớn của cả nước, là đầu tàu, động lực có sức lan tỏa lớn cho cả nước.

Vị trí chiến lược quan trọng của TPHCM

TPHCM là đô thị đặc biệt, cửa ngõ quan trọng kết nối vùng Đông Nam Bộ cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long và với khu vực, thế giới. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế.

TPHCM cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.

Trình độ kinh tế – xã hội phát triển của TPHCM cao nhất cả nước, là trụ cột của nền kinh tế quốc dân, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.  Quy mô dân số, lao động, đất đai và hệ thống đô thị lớn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển đô thị hướng tới một siêu thành phố bền vững trong tương lai. Kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội đã và đang được đầu tư theo hướng hiện đại và đồng bộ.

Thành phố là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính – tín dụng.

Đầu tàu kinh tế của Việt Nam và những thách thức để trở thành trung tâm tài chính quốc tế- Ảnh 1.

Loạt thách thức trên con đường phát triển

Trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, Việt Nam đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển TPHCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Tuy nhiên, con đường này không phải trải hoa hồng, thành phố đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn thách thức.

Theo thông tin từ Hội thảo tham vấn quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tiềm năng, thế mạnh, các đột phá, sáng tạo của TPHCM chưa được khai thác một cách hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, kỳ vọng vượt trội, vai trò đầu tàu, động lực dẫn dắt với cả vùng và cả nước đang có chiều hướng suy giảm.

Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, sự chuyển đổi chưa bắt kịp với các xu hướng, thời cơ phát triển mới của thời đại. Chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động vào tăng trưởng của Thành phố thấp hơn trung bình cả nước. Trình độ lao động ở mặt bằng chung còn thấp; nhóm có thu nhập bình quân cao chỉ chiếm 5%. Tỷ lệ lao động phi chính thức còn cao.

Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm dần; cơ cấu nội bộ của ngành công nghiệp còn lạc hậu, dựa nhiều vào ngành thâm hụt lao động, dịch vụ chủ yếu dựa vào thương mại, vận tải, các ngành có giá trị gia tăng cao như tài chính, y tế, giáo dục, du lịch chưa đóng được vai trò chủ đạo.

Đầu tàu kinh tế của Việt Nam và những thách thức để trở thành trung tâm tài chính quốc tế- Ảnh 2.
Một khu công nghiệp tại TPHCM.

Tổ chức không gian phát triển còn nhiều bất cập, chưa tạo lợi thế phát triển nhanh và bền vững; nhiều hạ tầng và không gian phát triển khu công nghiệp còn hạn chế; việc thu hút đầu tư và liên kết nội vùng, liên vùng giữa Thành phố với các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng kinh tế khác của cả nước còn nhiều bất cập, hạn chế; chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh, nội lực của các địa phương. Từ đó, tính dẫn dắt và lan tỏa của trung tâm kinh tế lớn, hàng đầu của cả nước đối với các địa phương và các vùng xung quanh chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và kỳ vọng. Lợi thế cửa ngõ quốc tế của Thành phố sẽ suy giảm dần.

Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đô thị còn nhiều hạn chế, cấu trúc không gian đô thị chưa phù hợp với đô thị lớn và siêu thành phố trong tương lai, chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của khu đô thị ven sông, hướng biển.

Ngoài ra, kết cấu hạ tầng đô thị đang quá tải so với phát triển nhanh của dân số, chậm phát triển các hạ tầng khu đô thị, đặc biệt là hạ tầng ngầm. Các vấn đề về tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, sự tập trung quá tải, đầu vào sản xuất tăng cao dẫn đến năng lực cạnh tranh bị suy giảm. Liên kết vùng chưa hiệu quả, chưa phát huy được vị thế, vai trò động lực, đầu tàu dẫn dắt sự phát triển kinh tế chung của vùng và cả nước.

Tình hình kinh tế – xã hội TPHCM trong tháng 1/2024

Trong tháng 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của TPHCM đạt 103.241 tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 24,4% so với cùng kỳ.

Tính từ ngày 1 – 20/12024, thành phố cấp phép thành lập mới 3.303 doanh nghiệp với vốn đăng ký đạt 39.020 tỷ đồng, tăng hơn 30% về giấy phép và tăng hơn 117% về vốn so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào thành phố đạt 125,7 triệu USD, bằng hơn 70% so với cùng kỳ, trong đó, cấp mới có 80 dự án, tăng 60% so với cùng kỳ và vốn đăng ký đạt 23,8 triệu USD, bằng 27,4% so cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng 26,9% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng tăng 0,46% so với tháng trước và tăng 2,76% so với cùng kỳ. 

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 19,8%; tổng doanh thu về du lịch ước tăng 57,4% so với cùng kỳ.

Tính đến hết ngày 12/1/2024, tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã giải ngân hơn 45.865 tỷ đồng, đạt 67% so với kế hoạch vốn năm 2023 UBND thành phố giao và đạt 65% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Ước tính đến hết tháng 1/2024, giải ngân đạt hơn 49.417 tỷ đồng, đạt 72% so với kế hoạch vốn UBND thành phố giao và đạt 70% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

“Thành phố kết thúc tháng đầu năm mới với những con số khả quan hơn so với cùng kỳ, cùng sự nỗ lực của cả hệ thống, các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, hy vọng đây là động lực tạo đà triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024”, đồng chí Nguyễn Văn Dũng Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ tại cuộc họp về tình hình kinh tế – xã hội tháng 1; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 2/2024 vừa qua.

Theo Pha Lê / Đời sống & pháp luật /Cafe VN

Vì sao người giàu Việt Nam đổ tiền đầu tư nhập tịch?

Mức độ tăng trưởng tài sản của Việt Nam được dự báo là 125% trong thập niên tới

Theo Henley & Partners, khách hàng Việt Nam đứng thứ tư toàn cầu về số lượng đơn đăng ký chương trình đầu tư nhập tịch.

Ông Dominic Volek, Giám đốc Kinh doanh của Công ty Henley & Partners chuyên về đầu tư di cư, nói với BBC News Tiếng Việt rằng số triệu phú gia tăng của Việt Nam sẽ là “cơ hội kinh doanh lớn” cho công ty ông.

Còn Tiến sĩ kinh tế Huỳnh Thanh Điền trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 28/2 rằng đầu tư nhập tịch tạo thuận lợi cho việc làm ăn. Tuy nhiên, vẫn có những bất cập cần lưu ý.

Việt Nam vô địch tăng trưởng tài sản

Công ty tình báo tài sản toàn cầu New World Wealth (Nam Phi) đã dự báo Việt Nam sẽ là nước có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất thế giới – 125% trong thập niên tới, theo sau là Ấn Độ.

Thuật ngữ “tăng trưởng tài sản” đề cập đến sự tăng hoặc giảm số lượng triệu phú trong một khoảng thời gian nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm.

Theo báo cáo của New World Wealth, tính tới tháng 12/2023, Việt Nam có 6 tỷ phú, có 19.400 người sở hữu tài sản trên 1 triệu USD và có 58 người có tài sản trên 100 triệu USD.

Trong vòng một thập kỷ từ 2013-2023, Việt Nam giữ vị trí quán quân với mức độ tăng trưởng tài sản là 98% và dự kiến tăng nhanh hơn Trung Quốc trong một thập niên tới đây, theo ông Andrew Amoils, trưởng bộ phận phân tích từ New World Health.

Cụ thể, Việt Nam được New World Wealth dự báo vẫn chiếm giữ vị trí đầu với mức tăng trưởng tài sản 125% trong 10 năm tới, trong khi với Trung Quốc, con số này chỉ ở mức 85%, giữ vị trí thứ 10.

Ông Andrew Amoils nói với BBC News Tiếng Việt ngày 27/2 rằng, mức độ thịnh vượng chỉ mang tính dự báo nhưng Việt Nam có khả năng trở thành công xưởng sản xuất ngày càng được các công ty công nghệ, ô tô, điện tử, quần áo và dệt may đa quốc gia ưa chuộng.

A copy of the newly launched Vietnamese version of Forbes Magazine is seen on sale at a roadside newsstand in Hanoi with VinFast founder in the cover

GETTY

Việt Nam có bao nhiêu triệu phú, tỷ phú?

Việt Nam được dự đoán tăng trưởng tài sản cao (phần trăm tăng số lượng triệu phú) là

  • 125%trong một thập niên tới.
  • 19.400 triệu phúcó tài sản trên 1 triệu USD
  • 58 ngườicó tài sản trên 100 triệu USD
  • 6 tỷ phúcó tài sản trên 1 tỷ USD
  • Đứng thứ 4toàn cầu về số người đăng ký chương trình đầu tư nhập tịch của Henleys & Partners

Nguồn: Henley & Partners, New World Wealth, tính đến tháng 12/2023

Tuy nhiên, ông Amoils lưu ý rằng Việt Nam có khởi điểm “tài sản bình quân đầu người” ở mức thấp hơn Trung Quốc nên tốc độ tăng trưởng tài sản dễ dàng hơn.

Ông Amoils nói với BBC rằng Việt Nam là một quốc gia an toàn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là yếu tố thu hút các tập đoàn đa quốc gia tới đầu tư tại Việt Nam.

“Mức lương trung bình của lao động tại Việt Nam thấp là một yếu tố hấp dẫn các doanh nghiệp đặt nhà máy tại quốc gia này. Việt Nam hiện là đối thủ cạnh tranh chính với Ấn Độ và Trung Quốc,” ông Amoils phân tích và thêm rằng, nếu Việt Nam tăng mức lương lao động trung bình thì sẽ mất lợi thế cạnh tranh.

Cùng với mức tăng trưởng tài sản cao nhất, Việt Nam còn được ghi nhận về lượng đơn đăng ký chương trình đầu tư nhập tịch “tăng đột biến”, theo số liệu mà Henley & Partners cung cấp cho BBC.

Ông Volek, Giám đốc Kinh doanh của Henley & Partners, nói với BBC rằng: “Tính đến thời điểm hiện tại (năm 2024), xét ở khu vực Đông Nam Á, công dân Việt Nam chiếm gần 25% số đơn đăng ký chương trình đầu tư nhập tịch và là thị trường lớn thứ tư toàn cầu của công ty.”

Vì sao người giàu bỏ tiền mua quốc tịch?

Với xếp hạng khá thấp, người cầm hộ chiếu Việt Nam thường gặp khó khăn trong vấn đề xin visa ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh hoặc khối Schengen.

Theo ông Volek, hộ chiếu “yếu” cũng gây bất lợi lớn cho những người đi lại với mục đích làm ăn.

“Không những phải xin visa để nhập cảnh, đôi khi họ [doanh nhân Việt Nam] còn bị từ chối cấp visa vì những lý do hành chính ngớ ngẩn,” ông Volek chia sẻ.

Giới làm ăn Việt Nam cần đi nhiều nơi, tiếp cận các thị trường mới.

Vì vậy, theo ông Volek, những người này nhận ra hạn chế của việc chỉ mang mỗi hộ chiếu Việt Nam.

“Do đó, họ chắc chắn quan tâm đến các chương trình di cư đầu tư để tiếp cận các hộ chiếu quyền lực hơn,” ông nói.

Vị trí hộ chiếu Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
Chụp lại hình ảnh,Vị trí hộ chiếu Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á

Tiết lộ từ phía công ty Henley & Partners cho thấy hầu hết khách hàng Việt Nam đăng ký chương trình đầu tư nhập tịch là những người sinh sống ở Hà Nội và TP HCM.

Theo đó, khách hàng truyền thống là những người sáng lập và chủ sở hữu doanh nghiệp trong các ngành như dệt, may mặc, ô tô, bất động sản… Những năm gần đây, có sự xuất hiện thêm của các ngành mới nổi như fintech (tài chính công nghệ), kinh doanh tiền điện tử.

Để tham gia vào các dự án đầu tư định cư, người ứng tuyển phải chi số tiền từ khoảng 100.000 USD tới 400.000 USD (gần 2,5 đến 9,9 tỷ đồng).

Với các hồ sơ đầu tư định cư, chính phủ quốc gia nhận khoản đầu tư định cư sẽ thực hiện các bước thẩm định chuyên sâu. Những cá nhân được duyệt sẽ được cấp quốc tịch và hộ chiếu. Theo thống kê của Henley & Partners, Mỹ và Canada vẫn là điểm đến đứng đầu đối với người Việt. Một số điểm đến khác được lựa chọn bao gồm Cyprus (Síp), Malta, Grenada…

Một lý do quan trọng khác mà người giàu Việt Nam tham gia những chương trình đầu tư quốc tịch này là cơ hội giáo dục cho con cái. Trong đó, nổi bật là chương trình EB5 của Mỹ hoặc tham gia khởi nghiệp ở Canada.

Cuộc chiến Nga – Ukraine, xung đột ở Trung Đông và tới đây là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã tạo ra những “biến động”. Do đó, các cá nhân có thu nhập ròng cao và đủ khả năng tài chính để phòng ngừa rủi ro thì theo ông Volek, một trong những cách tốt nhất là có được quyền bảo hộ công dân ở một nơi khác để dự phòng khi cần.

Bảng xếp hạng hộ chiếu của Việt Nam trong vòng 10 năm, theo Henley Global Index
Chụp lại hình ảnh,Bảng xếp hạng hộ chiếu của Việt Nam trong vòng 10 năm, theo Henley Global Index

Việt Nam không thuộc diện ‘rủi ro’

Hồi tháng 8/2020, tài liệu từ bài điều tra của Đài Al-Jazeera (Qatar) đã phản ánh việc hàng chục quan chức cấp cao trên thế giới và gia đình họ đã mua cái gọi là “hộ chiếu vàng” của Cyprus (Síp) từ tháng 11/2017 đến tháng 9/2019.

Việt Nam có 26 cá nhân xuất hiện trong hồ sơ này, trong đó có vợ chồng đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc và vợ chồng ông Phạm Nhật Vũ, người tại thời điểm đó đang thụ án tù ba năm vì tội đưa hối lộ trong vụ án MobiFone mua AVG.

Tiến sĩ kinh tế Huỳnh Thanh Điền nhận định với BBC rằng “nhiều quốc gia có chính sách cấp quốc tịch rất thoáng và sẽ dẫn đến những hành vi phạm tội, trục lợi.”

Khi được hỏi liệu đây có phải lỗ hổng để các cá nhân thực hiện hành vi phạm tội như rửa tiền kiếm được từ kinh doanh phạm pháp hay tham nhũng, ông Điền lý giải rằng “chính phủ các nước cần ký kết hiệp ước liên quan tới vấn đề tội phạm”.

Về vấn đề này, ông Volek đánh giá quá trình kiểm tra nguồn tiền là khó khăn nhất:

“Chúng tôi muốn đảm bảo không có hoạt động rửa tiền nào được thực hiện. Số tiền được sử dụng phải là ‘tiền sạch’, thu được nhờ kinh doanh hợp pháp hoặc thừa kế,” ông Volek nói.

Quá trình thẩm định này được chính phủ các nước liên kết với nhiều cơ quan quốc tế như Interpol (Cảnh sát hình sự quốc tế). Sau đó, người tham gia chương trình thường phải cung cấp giấy tờ có xác minh, đóng dấu từ phía cảnh sát.

Tuy nhiên, ông Volek cho biết không phải quy trình thẩm định của công ty nào cũng nghiêm ngặt giống nhau. Vì thế, người trượt hồ sơ ở chỗ công ty ông có thể đến nơi khác nộp.

Ông cho biết thêm, quy trình xét duyệt người có quốc tịch Việt Nam vẫn bình thường như những quốc gia khác, không thuộc diện có rủi ro cao hay cần phải tăng cường thẩm định như với người Myanmar hoặc Syria.

Theo BBC tiếng Việt