Chùm ảnh: Tu viện có từ thời La Mã cheo leo trên vách đá ở Thổ Nhĩ Kỳ

Được thành lập năm 386 dưới thời trị vì của hoàng đế La Mã Theodosius I, tu viện này được xây dựng trên một vách núi đá dựng đứng ở thung lũng Altmdere, ở độ cao 1.200 mét so với mực nước biển.

Nằm ở tỉnh Trabzon của Thổ Nhĩ Kỳ, tu viện Sümela là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo ấn tượng nhất thế giới. Ảnh: Daily Sabah.

Được thành lập năm 386 dưới thời trị vì của hoàng đế La Mã Theodosius I, tu viện này được xây dựng trên một vách núi đá dựng đứng ở thung lũng Altmdere, ở độ cao 1.200 mét so với mực nước biển. Ảnh: Wikipedia.

Trong quá trình lịch sử lâu dài của mình, tu viện bị hư hại nhiều lần và đã được các vị hoàng đế khác nhau cho khôi phục. Ảnh: Daily Sabah.

Tu viện đạt tới hình dạng hiện tại vào thế kỷ 13 sau khi trở nên nổi tiếng dưới thời trị vì của Alexios III – hoàng đế vương quốc Byzantine. Ảnh: Faraway Worlds.

Trong nhiều thế kỷ, Sümela là một trung tâm tôn giáo quan trọng của cộng đồng Chính Thống giáo Hy Lạp. Trong thời kỳ thịnh vượng, đã tồn tại cả một thị trấn quanh tu viện để phục vụ nhu cầu của những người hành hương. Ảnh: Daily Sabah.

Tuy nhiên, sau Thế chiến I, người Hy Lạp ở khu vực này đã phải rời đi do sự trao đổi dân số giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ đó, tu viện đã bị bỏ hoang trong nhiều thập niên trước khi được phục hồi một phần để làm viện bảo tàng và địa điểm than quan. Ảnh: Daily Sabah.

Các hạng mục chính của khu phức hợp tu viện là Nhà thờ Đá, một số nhà nguyện, nhà bếp, giảng đường, nhà khách, thư viện và một dòng suối thiêng được những người theo đạo Chính thống Đông phương tôn kính. Ảnh: Faraway Worlds.

Các bức tường bên trong và bên ngoài của Nhà thờ Đá và các bức tường của nhà nguyện liền kề được trang trí bằng những bức bích họa có từ thế kỷ 12-13, mang giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật. Ảnh: The Art of Wayfaring.

Trong quá trình trùng tu tu viện Sümela năm 2015–2017, một đường hầm bí mật đã được phát hiện dẫn đến một nơi được cho là đền thờ hoặc nhà nguyện cho các tín đồ. Ảnh: The Art of Wayfaring.

Hiện tại, tu viện tuổi đời 2 thiên niên kỷ này đã được đưa vào danh mục của UNESCO về các địa điểm dự kiến sẽ được nộp hồ sơ công nhận là Di sản thế giới. Ảnh: Itinari.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Thị dân cũ, thị dân mới, và văn chương

Cách đây vài năm, nhà văn Nguyễn Việt Hà từng xuất bản một tiểu thuyết có  tên mang tính chất thông báo rất rõ ràng: “Thị dân tiểu thuyết”. Nhưng thật ra, chẳng cần thông báo như vậy thì tất cả các tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà cũng đều là tiểu thuyết về người thị dân, đích xác là về người thị dân Hà Nội, “dân phố cũ”, mà gần nhất là cuốn “Tuyệt không dấu vết”, có nhân vật “Hà thành lãng tử”, một gã trai Hà Nội biết chơi dương cầm, biết sử dụng kiếm Nhật, vừa đọc Kinh Phật vừa đọc Kinh Thánh vừa sành rượu tây, ta các loại, rốt cuộc lại là một bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Không chỉ Nguyễn Việt Hà, mà nhiều nhà văn khác như Trần Chiến, Lê Minh Hà, Nguyễn Ngọc Tiến, nhất là Đỗ Phấn, cái họ viết ra dường như chỉ để đi tìm định nghĩa hoặc thực hiện những mô tả về người thị dân, thị dân Hà Nội cũ và mới, mà thôi. Vậy, một câu hỏi nhất thiết phải đặt ra: thị dân là ai, có những đặc điểm tính cách như thế nào?

tác phẩm của nhà văn nguyễn ngọc tiến viết về hà nội.jpg -1
Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến viết về Hà Nội.

Duy danh định nghĩa thì rất đơn giản: thị dân là dân sống ở đô thị/ thành phố, một kiểu người khác với nông dân, là dân sống ở nông thôn/ làng quê, nên ngày xưa các cụ thường hay so sánh “người nhà quê” với “người hàng tỉnh” là vì thế. Nhưng vấn đề lại rắc rối ở chỗ là không phải cứ hễ sống ở đô thị/ thành phố thì thành ra thị dân ngay lập tức.

Có thể quan sát thấy nhiều người, từ các làng quê khác nhau trên cả nước nhập cư Hà Nội, sống cả đời ở Hà Nội, có nhà cửa, hộ khẩu và công việc ổn định ở Hà Nội, nhưng suy nghĩ và cung cách ứng xử thường nhật vẫn cứ rất “le nhaque” – tôi không nói “le nhaque” cao hơn hay thấp hơn, văn minh hơn hay dã man hơn “le dothi”, chỉ nói nó là một sự khác – họ không phải thị dân, hay nói đúng bản chất hơn, họ chỉ là những “người nhà quê” tạm trú ở đô thị mà thôi.

Điều này có “lịch sử vấn đề” của nó. Tôi vẫn cứ muốn lấy Hà Nội ra như một trường hợp để thử tìm hiểu, cho dẫu rất lốm đốm sơ sài. Chúng ta đều biết, từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII, Thăng Long/ Đông Đô/ Hà Nội là kinh đô của các vương triều Lý, Trần, Lê, sang đến thế kỷ XIX, triều Nguyễn, Hà Nội mới trở thành Bắc thành, nhường vị trí trung tâm quyền lực chính trị cho Phú Xuân/ Huế.

Suốt gần mười thế kỷ kinh đô ấy, đương nhiên Hà Nội hút dân tứ xứ về để phục vụ cho đời sống của các vương triều, và từ đó hình thành một kiểu đô thị mà nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là Trần Đình Hượu, vẫn định tính là “đô thị phương Đông”, nghĩa là nó rất khác với mô hình đô thị hiện đại như ta vẫn hình dung. Hà Nội hồi ấy giống như một cái làng lớn hợp thành từ nhiều cái làng nhỏ, và dân kinh thành hồi ấy về bản chất vẫn là nông dân mà thôi, họ chưa hề cắt đứt cuống rốn với những làng quê nông thôn gốc gác và những tập tục truyền thống của mình.

Mọi chuyện chỉ khác đi vào đầu thế kỷ XX, khi người Pháp chọn Hà Nội làm Thủ phủ của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp và đã thực sự kiến thiết Hà Nội theo mô hình một đô thị phương Tây, với hệ thống đường sá, cầu cống, trường học, bệnh viện, nhà hát… theo kiểu phương Tây. Về cơ bản, các tầng lớp thị dân hiện đại – dù họ có là công chức nhà nước, thương gia, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công hay công nhân trong các công xưởng – bắt đầu được hình thành từ đây, với những thiết chế xã hội và những quy tắc, quy chuẩn sinh hoạt kiểu “văn minh đô thị”, khác hẳn kiểu “văn minh nông thôn”.

Vài ba thế hệ thị dân Hà Nội như thế đã tồn tại và phát triển một cách tương đối ổn định cho đến năm 1954, thời gian tuy không dài, nhưng chắc cũng đủ để họ trau chuốt đến thành tinh hoa một số nét tính cách và phong cách sống, mà cái mặc định về người “Hà Nội gốc” và sự “hào hoa, thanh lịch” chính là một ví dụ. Văn chương, thơ ca Việt Nam trước năm 1945, nếu xuất phát từ hệ quy chiếu nông thôn, rất thường hay có sự so sánh đầy mặc cảm của người dân quê với người thị dân Hà Nội “hào hoa, thanh lịch” này. Với họ, Hà Nội như một thiên đường đang vẫy gọi.

Ta có thể đọc thấy trong thơ Nguyễn Bính: “Gia đình thiên cả lên Hà Nội/ Buôn bán quanh năm bỏ cấy cày/ Anh em cánh nhạn người Nam Bắc/ Bao giờ mới gặp lại nhau đây?”. Hay ở thiên truyện ngắn nổi tiếng của Thạch Lam, “Hai đứa trẻ”, thì trong mắt của chị em Liên, hai đứa trẻ phố huyện, Hà Nội đã tượng hình thành những đoàn tàu đầy ánh sáng với những con người thị dân sang trọng ngồi trên đó, Hà Nội như một viễn mộng chạy qua đời chúng hàng đêm và để lại bao niềm mơ ước.

tiểu thuyết về thị dân mới nhất của nguyễn việt hà.jpg -0
Tiểu thuyết về thị dân mới nhất của nhà văn Nguyễn Việt Hà.

Mọi chuyện lại khác đi thêm một lần nữa kể từ năm 1954, dưới chính quyền của nhà nước công nông Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Bối cảnh chính trị – xã hội mới và những yêu cầu phát triển mới (xây dựng một Thủ đô/ pháo đài Xã hội chủ nghĩa) đã khiến Hà Nội hút về và vào nó nhiều hơn nữa những nguồn cư dân mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bể, từ miền Nam, miền Trung đến các làng mạc đồng bằng và trung du Bắc bộ. Có thể gọi đây là làn sóng thị dân mới đầu tiên của Hà Nội, làn sóng thị dân mới ấy được nối/ tiếp gối liên tục theo đà mở rộng và phát triển Thủ đô, cho đến tận hôm nay vẫn chưa dừng. Và điều đáng chú ý về phương diện xã hội học là: những làn sóng thị dân mới ấy đã công phá Hà Nội cùng lớp thị dân cũ của nó, tạo nên những xáo trộn, cả những chấn thương tâm lý mà ta hoàn toàn có thể nhận thấy dấu vết khá rõ trong văn chương.

Tôi nhớ, không chắc chắn lắm, trong loạt bài viết về chủ đề này cho Báo Thể thao & Văn hóa, nhà văn Trần Chiến đã nói về thị dân cũ Hà Nội như những con người rất kém khả năng tranh chấp, những con người đã tự nguyện lùi về phía sau và ở tầng hai của các căn nhà hình ống trên phố cổ, nhường mặt tiền nhà cho những thị dân mới v.v… Tiểu thuyết “Cậu ấm” của ông, được xuất bản sau đó ít lâu, sẽ nhấn mạnh hơn vào phương diện này. Các tiểu thuyết “Gió từ thời khuất mặt”, “Phố vẫn gió” của Lê Minh Hà, hay “Lính Hà” của Nguyễn Ngọc Tiến cũng có chủ đề và kiểu nhân vật tương tự. Và nếu ngược thời gian một chút, ta có thể sẽ phải nhắc đến một tiểu thuyết đặc sắc của nhà văn lão thành Ma Văn Kháng, “Mùa lá rụng trong vườn”, viết về sự rạn nứt trong một gia đình thị dân cũ Hà Nội, ở bước chuyển từ thời bao cấp sang thời kinh tế thị trường.

Còn đây là một đoạn tôi từng viết về nhân vật người thị dân cũ Hà Nội trong các tiểu thuyết của một “cao bồi già phố cổ”, nhà văn Đỗ Phấn: “Họ thường là những đàn ông trong độ tuổi từ trung niên đến già. Họ sống ở “đô thị này” như là những con người được “đô thị trước” gửi đến. Họ luôn nhớ tiếc cái đã qua. Họ nâng niu những mảnh còn sót lại của quá khứ. Họ lưu giữ và tự thực hành một lối sống có phần lạc lõng giữa cái ngày hôm nay xô bồ, tất bật. Họ kỹ tính đến mức trở nên cầu kỳ trong cung cách hưởng thụ cuộc sống, cho dẫu là một cuộc sống chẳng có gì đáng gọi là giàu có.

Thị dân cũ Hà Nội – hay “dân phố lâu đời”, theo như cách một nhân vật của Đỗ Phấn tự nhận – hấp thụ một sự dạy dỗ khác, quen với một nề nếp sinh hoạt khác, chấp nhận một bảng đánh giá giá trị đời sống khác. Khác, so với lớp thị dân mới đang ngày một đông lên nhanh chóng và cũng đang nhanh chóng khiến cho Hà Nội biến đổi theo mọi nghĩa. Khác, nhưng vẫn buộc phải sống trong và sống cùng với sự biến đổi ấy, buộc phải xác lập những mối quan hệ xã hội nhất định để có thể sống.

Bởi cái sự miễn cưỡng này mà, như không thể khác, nhân vật thị dân cũ Hà Nội trong tiểu thuyết Đỗ Phấn luôn tồn tại và hoạt động trong một tình thế chênh vênh, lỡ cỡ: làm những công việc “gần như là làm”, có những người bạn “gần như là bạn”, quan hệ với đàn bà theo cách “gần như là yêu”. Tóm lại, đó là kiểu sống “gần như là sống”. (Bài “Viết Hà Nội, trường hợp Đỗ Phấn”, in trong sách “Từ trang sách đến những gương mặt văn chương”, NXB Hội Nhà văn, 2021).

Chỉ phác sơ qua, và chỉ trên chất liệu là Hà Nội thôi, đã thấy nảy sinh biết bao thắc mắc về người thị dân. Có học giả nước ngoài đã nhận định khái quát, rằng con người là một động vật được đặc trưng bằng “gen đô thị hóa”, hay nói cách khác, đô thị hóa, một khi đã khởi động, là quá trình bất tận và không thể đảo ngược trong lịch sử loài người. Theo đó, có thể nói mô hình nhân cách thị dân – đặc biệt là  thị dân Việt Nam, luôn bị giằng níu giữa gốc gác nông thôn và đích đến thành thị – là một mô hình động, xứng đáng được giới nghiên cứu xã hội học, nhân học văn hóa và giới sáng tác văn học nghệ thuật nói chung, trong đó có văn chương, quan tâm nhiều hơn nữa.

Hoài Nam / Văn nghệ Công An

Lượng nước uống dư thừa sẽ gây hại cho não

Nước đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất của chúng ta nhưng uống quá nhiều có nguy cơ gây tổn thương não.

Không uống đủ nước ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta nhưng thừa nước cũng có thể gây hại cho cơ thể, dẫn đến một loạt các triệu chứng như lú lẫn, buồn ngủ và đau đầu. 

Uống đủ nước là điều cần thiết để có sức khỏe tối ưu và đảm bảo một số chức năng của cơ thể như hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa thân nhiệt và tạo điều kiện vận chuyển chất dinh dưỡng. Nhưng uống quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thừa nước, ngộ độc nước. 

Các chuyên gia khuyến nghị mỗi người uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước cũng phụ thuộc vào môi trường, mức độ vận động và tình trạng sức khỏe như mang thai hoặc cho con bú.

Tác hại của uống quá nhiều nước

Theo CBS News, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ cảnh báo uống quá nhiều nước hoặc chất lỏng khác, chẳng hạn như đồ uống thể thao, có thể gây ra tình trạng cấp cứu y tế vì nồng độ muối trong máu trở nên quá thấp.

Tiến sĩ Mahesh Polavarapu, Trưởng khoa cấp cứu tại New York-Presbyterian Westchester, cho biết khi lượng nước trong cơ thể tăng quá mức, các tế bào sưng gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Theo Mirror, uống quá nhiều nước có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến chức năng não, dẫn tới nhầm lẫn, buồn ngủ và đau đầu, từ đó làm tăng huyết áp và nhịp tim chậm, nguy cơ co giật, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Năm 2007, Jennifer Strange, 28 tuổi, một bà mẹ ba con ở California (Mỹ), đã chết vì ngộ độc nước cấp tính sau khi đăng ký cuộc thi uống nước. Một đài phát thanh đã thách thức những người tham gia xem ai có thể uống nhiều nước nhất mà không cần đi vệ sinh. Trước khi chết, nạn nhân nói rất đau đầu và khóc. 

Dấu hiệu thừa nước

Nước tiểu có màu từ vàng nhạt đến vàng đậm tùy theo lượng nước trong cơ thể. Nước tiểu trong là dấu hiệu bạn đang uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn. Đi vệ sinh thường xuyên hơn bình thường là một dấu hiệu khác. Tần suất đi tiểu của người khỏe mạnh từ 6-8 lần một ngày. Đi tiểu 10 lần một ngày là chấp nhận được đối với những người thường xuyên uống cà phê hoặc rượu.

Uống quá nhiều nước có thể gây ngộ độc nước khi lượng nước trong cơ thể nhiều hơn mức thận có thể bài tiết. Khi đó, người uống có thể mất cân bằng điện giải, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Một vấn đề khác của tình trạng thừa nước là nồng độ muối giảm khiến các tế bào sưng lên dẫn tới não ép vào hộp sọ, gây ra những cơn đau đầu dữ dội, suy giảm trí não và khó thở.

Tình trạng sưng tấy hoặc đổi màu ở bàn chân, bàn tay và môi có thể xảy ra khi các tế bào sưng lên. Khi bạn uống quá nhiều nước cũng dễ xuất hiện tình trạng co thắt cơ và/hoặc chuột rút. Thận buộc phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa. 

Bạn nên uống bao nhiêu nước?

Lượng nước cần cho cơ thể bạn tùy thuộc vào việc tập thể dục, khí hậu, trọng lượng cơ thể và giới tính. Phụ nữ từ 19 đến 30 tuổi nên uống khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày, trong khi nam giới cần khoảng 3,7 lít. Mức độ này không áp dụng cho vận động viên, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai.

An Yên / Vietnam Express

Sáng ngủ dậy uống 3 loại nước này tốt hơn ăn nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ đường huyết, vừa dưỡng thận, mát gan hiệu quả

Thay vì uống nước lọc khi vừa ngủ dậy, bạn có thể dùng những loại nước này cũng rất tốt

Nước dừa là một món thức uống giàu dinh dưỡng và khoáng chất, được rất nhiều người ưa thích. Với hàm lượng đường thấp, nước dừa phù hợp với người bị tiểu đường.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại nước này chứa hàm lượng cao kali, mangan, magie, vitamin C, L – arginine – những chất có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin nên có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu rất hiệu quả. Hơn nữa, nước dừa có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng stress oxy hóa, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim mạch, thần kinh, thận…

Sáng ngủ dậy uống 3 loại nước này tốt hơn ăn nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ đường huyết, vừa dưỡng thận, mát gan hiệu quả- Ảnh 1.

Không chỉ tốt cho đường huyết, nước dừa còn là thức uống thiên nhiên tốt cho gan và thận. Loại nước này chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng làm mát gan, tăng cường trao đổi và chuyển hóa chất, từ đó giúp gan hoạt động tốt hơn. Nước dừa cũng được liệt vào danh sách các loại đồ uống lợi tiểu, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và làm sạch đường tiết niệu

Uống một chút gừng mỗi ngày vào buổi sáng khi bụng đói sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nổi bật là các công dụng như hạ đường huyết, dưỡng gan và thận.

Trong Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, dạng tươi được gọi là sinh khương, dạng khô gọi là can khương. Đây là vị thuốc quý có sẵn trong vườn nhà nhưng không phải ai cũng biết để tận dụng. Một số nghiên cứu đã chứng minh bổ sung gừng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2, gừng có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói, nhờ đó làm giảm tỷ lệ biến chứng thận.

Sáng ngủ dậy uống 3 loại nước này tốt hơn ăn nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ đường huyết, vừa dưỡng thận, mát gan hiệu quả- Ảnh 2.

Theo một số nghiên cứu, gừng còn giúp loại bỏ các gốc tự do và giảm viêm nhiễm có liên quan đến bệnh về thận. Bên cạnh đó, loại gia vị này còn chứa một hợp chất gọi là gingerol, có tác dụng ức chế sự lây lan của vi khuẩn. Điều này có thể hữu ích cho thận khi làm việc quá sức.

Nước gừng cũng đặc biệt tốt cho gan. Không chỉ có tác dụng phòng ngừa gan nhiễm mỡ, loại nước này còn giúp hỗ trợ giải độc gan, loại bỏ độc tố trong cơ thể. Nước gừng có thể ngon hơn khi có thêm mật ong. Uống loại nước này vào mỗi buổi sáng khi nước còn ấm sẽ giúp tăng cường sức khỏe và dưỡng gan hiệu quả

Loại thức uống dễ nhất nhưng hiệu quả lại vô cùng cao đó chính là nước chanh. Hàm lượng axit có trong chanh sẽ giúp loại bỏ những chất dư thừa còn lại ra khỏi cơ thể sau một đêm dài hệ tiêu hóa làm việc. Hơn thế nữa, lượng dinh dưỡng có trong chanh cũng sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc vào buổi sáng và còn giúp thanh lọc gan.

Sáng ngủ dậy uống 3 loại nước này tốt hơn ăn nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ đường huyết, vừa dưỡng thận, mát gan hiệu quả- Ảnh 3.

Theo đó, việc uống 1 cốc nước chanh ấm pha loãng vào buổi sáng giúp gia tăng hoạt động của gan, thải trừ chất độc tích tụ ở mật, kích thích bàng quang co bóp, giúp đẩy mật vào trong ruột non. Nhờ cơ chế này, các chất độc được đào thải ra ngoài cơ thể một cách tốt nhất.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy nước chanh là thức uống rất tốt cho thận. Hàm lượng dinh dưỡng trong chanh sẽ giúp loại bỏ độc tố, ức chế các phản ứng viêm tại thận, giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ thận hoạt động hiệu quả. Lợi ích này có được là nhờ trong nước chanh có chứa chất citrate. Nghiên cứu của Trung tâm Sỏi thận UC San Diego (Mỹ) đã phát hiện ra rằng uống chanh pha với nước có tác dụng đáng kể trong việc ngăn chặn sự phát triển hình thành sỏi thận, tiết niệu. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng chỉ cần 1/2 cốc nước chanh mỗi ngày có thể cung cấp đủ axit citric để giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi ở những người đã có chúng.

Ngoài ra, theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, nước chanh cũng là thức uống rất tốt cho người bị tiểu đường. Nguyên nhân là vì trong chanh có có chỉ số đường huyết (GI) thấp và có nhiều chất xơ hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa nên sẽ giúp hạ đường huyết và cholesterol trong máu. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể thêm loại nước này vào chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe vì nếu quá lạm dụng việc uống nước chanh, có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe khác

Ánh Lê / Theo Tổ Quốc / Cafe VN

Kinh ngạc với AI mới của Alibaba: biến bất kỳ ai thành ca sĩ chỉ với một hình ảnh duy nhất, tái tạo chính xác biểu cảm gương mặt và cử động môi

Các bước tiến chóng mặt của công nghệ AI tạo sinh đang vừa khiến người dùng kinh ngạc lại vừa khiến họ kinh sợ về các hậu quả có thể đến trong tương lai, nếu không được sử dụng đúng mục đích.

Công nghệ AI tạo sinh đang tiến nhanh hơn hình dung của đa số mọi người. Nếu hơn một năm trước ChatGPT vẫn còn đang khiến người dùng kinh ngạc vì khả năng tạo ra nội dung văn bản theo yêu cầu thì giờ đây những nội dung mà các mô hình AI tạo ra đã vượt xa về mức độ phức tạp và tinh xảo.

Cách đây không lâu, hãng OpenAI đã giới thiệu mô hình Sora với khả năng tạo ra các đoạn video ngắn từ các lời nhắc văn bản với chất lượng chân thực như các đoạn clip chuyên nghiệp. Giờ đây, hãng Alibaba của Trung Quốc cũng đưa ra câu trả lời của mình: một mô hình AI có khả năng biến bất kỳ nhân vật nào trong một hình ảnh tĩnh thành ca sĩ chuyên nghiệp.

Chỉ bằng một bức ảnh, cô gái trong clip giới thiệu Sora đã hóa thân thành ca sĩ Dua Lipa

Công cụ tạo video AI này có tên EMO, viết tắt của Emotive Portrait Alive, đại diện cho một bước tiến đột phá trong lĩnh vực này, được thiết kế để giúp vượt mặt Sora của OpenAI. Trong khi Sora xuất sắc trong việc tạo ra các cảnh quan và phong cảnh ngoạn mục, các nhân vật của nó thường im lặng và bất động. Ngược lại, EMO giúp cho phép nhân vật nói và hát, thể hiện các biểu cảm khuôn mặt chân thực và khả năng đồng bộ môi chính xác – ngay cả khi đó là một nhân vật ảo không có thật như cô gái trong clip giới thiệu Sora của OpenAI.

Dù trong clip của Sora, cô gái chỉ đang đi dạo quanh Tokyo và không hề có chuyển động môi, nhưng cô vẫn có thể hát và nhảy tương tự như ca sĩ Dua Lipa trong bài hát “Don’t Start Now”.

Một demo khác cho thấy cách EMO có thể khiến nữ diễn viên danh tiếng Audrey Hepburn nhái lại bài hát của Ed Sheeran, không chỉ cả phần âm thanh mà còn cả biểu cảm gương mặt

Không chỉ có thể nhái lại biểu cảm gương mặt mà ngay cả các chuyển động môi phức tạp như trong một bài rap của Eminem cũng được Leonardo DiCaprio bắt chước giống hệt như thật.

Thậm chí ngay cả biểu cảm của diễn viên Heath Ledger trong vai Joker năm 2008 cũng được tái hiện trên gương mặt của diễn viên Joaquin Phoenix – người cũng đóng vai Joker trong bộ phim cùng tên năm 2019.

Nếu như kỹ thuật deepfake xuất hiện vài năm trước chỉ đơn thuần là việc hoán đổi gương mặt bằng AI nhưng không tái hiện được biểu cảm gương mặt cũng như phải cần đến các clip cho trước, thì EMO chỉ cần một hình ảnh tĩnh duy nhất. Không chỉ tiếng Anh, mô hình AI này có thể tạo ra nhân vật với các ngôn ngữ, giọng điệu khác nhau như tiếng Hàn.

Công cụ Tạo Video AI của Alibaba hoạt động như thế nào

Theo tài liệu nghiên cứu của Alibaba, EMO sử dụng một tập dữ liệu lớn về âm thanh và video để học cách thực hiện các biểu cảm khuôn mặt một cách chân thực. Nó cũng sử dụng một phương pháp dựa trên sự khuếch tán, có nghĩa là nó dần dần chuyển đổi hình ảnh tĩnh thành video từng khung hình một, không qua bất kỳ bước trung gian nào.

EMO cũng sử dụng hai cơ chế tìm điểm chú ý, một cho hình ảnh tham khảo và một cho âm thanh, để đảm bảo rằng hoạt ảnh khuôn mặt phù hợp với cả vẻ ngoài và lời nói của khuôn mặt mục tiêu. Kết quả là một video mượt mà và biểu cảm, trông giống như người thật đang nói hoặc hát.

Trong khi các công cụ, mô hình AI đang phát triển nhanh như vũ bão hiện nay, mở ra các cơ hội hấp dẫn cho lĩnh vực như giải trí, giáo dục và giao tiếp. Hãy tưởng tượng việc khai thác sức mạnh để làm cho các nhân vật nổi tiếng hoặc những nhân vật lịch sử nói hoặc hát bất cứ điều gì bạn mong muốn, hoặc tạo ra những hình đại diện ảo không chỉ giống bạn mà còn nghe như bạn. Những khả năng mà các công cụ tạo video AI như EMO mang lại thực sự đáng kinh ngạc và có tiềm năng lớn trong việc biến đổi các ngành công nghiệp giải trí đa dngj.

Tuy nhiên, EMO cũng đặt ra một số mối quan ngại về đạo đức và xã hội, đặc biệt là liên quan đến quyền riêng tư và sự đồng ý của những người có khuôn mặt được hệ thống sử dụng. EMO có thể được sử dụng để tạo ra các video giả mạo hoặc gây hiểu lầm có thể làm hại đến uy tín hoặc độ tin cậy của các cá nhân liên quan, hoặc để thao túng cảm xúc hoặc quan điểm của người xem.

Nhưng đồng thời đây cũng là một lưỡi dao hai lưỡi có thể mang lại hậu quả tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào cách nó được sử dụng. Cũng tương tự như những gì deepfake đang làm hoang mang cho mọi người, EMO và các công nghệ tạo sinh hình ảnh và video hiện tại cũng có thể gây ra các tác hại tương tự với ảnh hưởng lớn hơn nhiều.

Nguyễn Hải / Theo Đời sống và Pháp luật / Cafe VN

Trung Quốc sử dụng AI quản lý hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới

Tại Trung Quốc, hệ thống AI đặc biệt này có khả năng dự đoán chính xác lỗi, đưa ra cảnh báo trước khi có sự cố phát sinh trên đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.

Trước khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới đầu tiên cách đây 15 năm, thách thức lớn mà các nhà phê bình dự đoán là việc bảo trì. Các nhà phê bình cho rằng, việc bảo trì sẽ trở nên nặng nề, vì hệ thống đường ray cuối cùng sẽ cũ đi theo thời gian và nó sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.

Trung Quốc sử dụng AI quản lý hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới- Ảnh 1.
Trung Quốc hiện đã chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc vận hành, và bảo trì mạng lưới đường sắt của mình. (Ảnh: ximushushu / iStock)

Vì vậy, Trung Quốc hiện đã chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc vận hành, và bảo trì mạng lưới đường sắt của mình. Hệ thống AI này có khả năng dự đoán chính xác lỗi, và đưa ra cảnh báo trước khi có sự cố phát sinh. Do đó, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo trì kịp thời các tuyến đường sắt cao tốc.

Mạng lưới đường sắt cao tốc dài 45.000 km này là mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất trên Trái đất và được điều khiển bởi hệ thống AI ở Bắc Kinh. Theo các kỹ sư tham gia dự án, hệ thống AI này có độ chính xác cao khoảng 89%, và đã đạt được một số cột mốc quan trọng trong quá trình vận hành.

Trong thực tế, hệ thống AI này xử lý một lượng lớn dữ liệu theo thời gian thực trên toàn quốc. Nó còn có khả năng cảnh báo cho các đội phụ trách bảo trì các tình huống bất thường trong vòng 40 phút.

Với AI, số lượng lỗi đường ray nhỏ xuất hiện trong các tuyến đường sắt cao tốc đang hoạt động của Trung Quốc đã giảm 80% trong năm qua. Không tuyến đường sắt cao tốc nào trong số này nhận được bất kỳ cảnh báo nào về việc phải giảm tốc độ, do các vấn đề bất thường trên đường ray.

Liu Daoan, kỹ sư cao cấp tại trung tâm kiểm tra cơ sở hạ tầng của Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc lưu ý rằng, hệ thống AI này hoạt động thực sự hiệu quả. Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Học thuật China Railway, Liu Daoan tuyên bố: “ Hệ thống AI này giúp các đội tại chỗ tiến hành kiểm tra lại và sửa chữa nhanh nhất có thể ”.

Đường sắt cao tốc của Trung Quốc là tuyến đường hoạt động nhanh nhất thế giới. Nó hiện đang phục vụ cho các tàu hoạt động ở tốc độ 350 km một giờ và có kế hoạch tăng lên 400 km một giờ vào năm tới. Chính phủ Bắc Kinh cũng có kế hoạch tiếp tục mở rộng tuyến đường này, cho đến khi kết nối được tất cả các thành phố có dân số trên 500.000 người.

Trong khi đó, mạng lưới đường sắt ở Mỹ hiện đang phải đối mặt với những thách thức đã được dự đoán trước, do việc bảo trì không đúng cách thường xuyên gây ra rủi ro về an toàn. Số vụ trật bánh trung bình đã vượt quá 2.800 vụ mỗi năm trong 50 năm qua.

Hơn một thập kỷ trước, các quốc gia như Đức và Thụy Sĩ lần đầu tiên công nhận khả năng sử dụng AI để quản lý đường sắt. Cả hai nước đều cố gắng sử dụng AI để cải thiện mạng lưới đường sắt của mình. Mặc dù vậy, mạng lưới đường sắt này nhỏ hơn so với mạng lưới của Trung Quốc.

HUỲNH DŨNG/VTC News (Nguồn: Interestingengineering) / Theo VTC News

Mỹ chỉ ra 6 thách thức lớn của lãnh đạo Trung Quốc

Hôm thứ Hai (11/3), Văn phòng Giám đốc Tình báo Mỹ đã công bố “Báo cáo Đánh giá Mối đe dọa Thường niên năm 2024”, báo cáo chỉ ra 6 thách thức hàng đầu của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Cảnh nhân viên an ninh đứng bên ngoài tòa nhà Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc tại Bắc Kinh, các bản tin bên trong tòa nhà cho thấy hình ảnh lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình. Hình ngày 8/2/2024. (Nguồn: PEDRO PARDO/AFP)

Báo cáo viết: “Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về vấn đề dân số [mất cân bằng nam – nữ, già hóa] và kinh tế, có thể khiến nước này trở nên khó lường hơn trong tham gia quốc tế”.

Báo cáo cho biết, bất chấp những suy thoái kinh tế của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ vẫn duy trì các chính sách kinh tế chủ nghĩa dân tộc, hướng dẫn dòng vốn đến các lĩnh vực ưu tiên và giảm hơn nữa sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài để hiện đại hóa quân đội ĐCSTQ.

“Nền kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại trong những năm tới do những trở ngại về cơ cấu và việc Bắc Kinh không thể áp dụng các biện pháp kích thích mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dù [hệ thống công quyền] có vấn đề về tính minh bạch nhưng không muốn cải cách, vì như vậy trái với các ưu tiên của ông Tập Cận Bình đối với đầu tư công nghiệp và sản xuất do nhà nước lãnh đạo”, theo báo cáo.

Sau đây là 6 thách thức lớn mà nhà lãnh đạo ĐCSTQ phải đối mặt, theo đánh giá của cộng đồng tình báo Mỹ.

Thứ nhất, ưu tiên hàng đầu của người lãnh đạo ĐCSTQ  không phải là giải quyết vấn đề sinh kế của người dân trong nước.

Báo cáo cho biết vì ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo ĐCSTQ là an ninh và ổn định của chế độ, điều này sẽ làm suy yếu khả năng trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp trong nước và sẽ cản trở ĐCSTQ đạt được mục tiêu trở thành cường quốc thế giới.

Thứ hai, người lãnh đạo ĐCSTQ không quan tâm đến nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của Trung Quốc.

Chống tham nhũng, mất cân bằng dân số và những khó khăn về tài chính – kinh tế, tất cả sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân Trung Quốc. Nền kinh tế và chất lượng cuộc sống là hai yếu tố then chốt để ĐCSTQ có được tính hợp pháp chính trị, sự ủng hộ của công chúng đối với chính phủ và mang lại ổn định chính trị, nhưng vấn đề là đây không phải là trọng tâm của người lãnh đạo đương nhiệm.

Thứ ba, Bắc Kinh tăng cường ứng xử cả trong lẫn ngoài nước theo cái gọi là “an ninh quốc gia”.

Bắc Kinh đã ban hành luật bảo mật dữ liệu và phản gián mới nhắm vào các công ty nước ngoài, đàn áp các công ty công nghệ Trung Quốc và kêu gọi toàn xã hội tham gia vào các hoạt động phản gián. Động thái không chỉ khiến các nhà đầu tư nước ngoài khiếp sợ, còn khiến cả đông đảo người dân Trung Quốc liên lụy.

Thứ tư, chiến dịch chống tham nhũng của ĐCSTQ không bao giờ có thể vô hiệu hóa được tham nhũng hiệu quả.

Ông Tập Cận Bình không ngừng cảnh báo tình trạng tham nhũng và thúc đẩy các cuộc điều tra nội bộ ĐCSTQ, chiến dịch này đã thanh trừng và bỏ tù vô số quan chức. Báo cáo cho biết chiến dịch chống tham nhũng này không bao giờ giải quyết được cái gốc vấn đề, vì quyền lực áp đảo của các quan chức cấp cao và việc ông Tập kiên định rằng ĐCSTQ có thẩm quyền độc quyền để giám sát và chống tham nhũng.

Thứ năm, tỷ lệ sinh và tỷ lệ kết hôn của Trung Quốc tiếp tục suy giảm.

Tỷ lệ sinh của Trung Quốc ngày nay đã không ngừng giảm bất chấp việc nhà cầm quyền nới lỏng chính sách kiểm soát dân số. Tỷ lệ kết hôn cũng có xu hướng giảm tương tự, điều này sẽ làm trầm trọng thêm các xu hướng tiêu cực trong dân số Trung Quốc và lực lượng lao động bị thu hẹp.

Thứ sáu, ĐCSTQ gây thù oán trong và ngoài nước.

Báo cáo cho rằng hành vi trộn lẫn các mối đe dọa an ninh trong và ngoài nước của ông Tập Cận Bình đang gây hại cho vị thế của Trung Quốc ở nước ngoài, làm suy yếu ảnh hưởng toàn cầu và khả năng đạt được mục tiêu của Bắc Kinh. Ngoài ra, lập trường cứng rắn của Bắc Kinh chống lại cái gọi là chủ nghĩa ly khai ở Tân Cương, Hồng Kông và Tây Tạng, cũng như việc đàn áp trên diện phổ biến đối với các nhân vật tôn giáo và bất đồng chính kiến ​​ở Trung Quốc đã không ngừng khiến các cơ quan nhân quyền quốc tế lên án hành vi vi phạm nhân quyền và can thiệp bên ngoài lãnh thổ của ĐCSTQ.

Theo Lâm Yên, Epoch Times / Trí thức VN