Ông Phạm Nhật Vượng và các tỷ phú Việt Nam giàu cỡ nào?

Các tỷ phú Việt Nam (từ trái qua): Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Bá Dương, Trần Đình Long, Hồ Hùng Anh

Người giàu nhất Việt Nam, Phạm Nhật Vượng, cùng các đồng hương giàu có của ông đều tăng hạng trong Danh sách Tỷ phú Hurun (Hồ Nhuận) năm 2024.

Thế giới hiện có 3.279 tỷ phú, tăng thêm 5% so với năm ngoái, theo thống kê ‘Hurun Global Rich List 2024’ của công ty nghiên cứu Hurun (Hồ Nhuận), trụ sở chính tại Thượng Hải.

Theo thống kê của Hurun, đứng đầu vẫn là tỷ phú Elon Musk, ông chủ mạng xã hội X, Tesla, SpaceX, với khối tài sản 231 tỷ USD.

Tiếp theo là Jeff Bezos, ông chủ của Amazon, với 185 tỷ USD

Kế tiếp là Bernard Arnault, chủ hãng thời trang cao cấp của Pháp LVMH, với 175 tỷ USD.

Ông chủ Mark Zuckerberg của Facebook xếp thứ tư với 158 tỷ USD.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump xếp thứ 1.384 với 2,6 tỷ USD, giảm 282 bậc.

Ca sĩ Rihanna xếp thứ 2.038 với 1,7 tỷ USD.

Ca sĩ Taylor Swift xếp thứ 2.750 với 1,2 tỷ USD.

Ở lĩnh vực bóng đá, thủ quân Lionel Messi của đội tuyển Argentina xếp thứ 2.750 với 1,2 tỷ USD, tụt 129 bậc.

Ngôi sao Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo cũng xếp thứ 2.750 với 1,2 tỷ USD. Anh tụt 130 bậc.

Trên sân cỏ, Messi và Ronaldo là biểu tượng của sự cạnh tranh gay gắt về tài năng, danh hiệu. Giờ đây, về mặt tài sản, họ cũng so kè.

Lionel Messi và Cristiano Ronaldo bất phân thắng bại trên bảng xếp hạng tỷ phú
Chụp lại hình ảnh,Lionel Messi và Cristiano Ronaldo bất phân thắng bại trên bảng xếp hạng tỷ phú

Các tỷ phú Việt Nam đều tăng hạng

Thống kê của Hurun, công ty có trụ sở chính tại Thượng Hải, khác với của Forbes.

Theo danh sách của Forbes, đứng đầu là Bernard Arnault, xếp tiếp theo Jeff Bezos, Elon Musk và Mark Zuckerberg.

Không những vị trí xếp hạng khác với Forbes mà tài sản cũng không tương đồng giữa thống kê của Forbes và Hurun.

Hurun cho biết phương pháp nghiên cứu của hãng là phân tích giá trị tài sản dựa trên giá trị cổ phần sở hữu trên sàn chứng khoán, tính đến ngày 15/1.

Đối với những công ty không được niêm yết, giá trị tài sản được tính toán dựa trên so sánh với những công ty niêm yết tương đương.

Danh sách xếp hạng tỷ phú giàu nhất của Hurun có tên các tỷ phú của Việt Nam, nhưng cũng khác với danh sách tỷ phú của Forbes.

Cụ thể, các tỷ phú USD bao gồm:

  • Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, xếp hạng 678 với 4,8 tỷ USD;
  • Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank, xếp thứ 1.787 với 2 tỷ USD;
  • Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát, xếp thứ 1.855 với 1,9 tỷ USD;
  • Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietjet, xếp thứ 2.038 với 1,7 tỷ USD;
  • Trần Bá Dương, Chủ tịch Trường Hải Auto, xếp thứ 2.573 với 1,3 tỷ USD.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch của Masan Group, có trong danh sách Forbes với tài sản 1,1 tỷ USD, nhưng không có trong danh sách Hurun.

Xét về thay đổi thứ hạng so với báo cáo Hurun năm trước, các tỷ phú Việt Nam đều tăng.

Ông Phạm Nhật Vượng tăng 252 bậc, ông Hồ Hùng Anh tăng 833 bậc, ông Trần Đình Long tăng 466 bậc, bà Nguyễn Thị Phương Thảo tăng 153 bậc và ông Trần Bá Dương tăng 47 bậc.

Có thể thấy, vị trí xếp hạng và tài sản của các tỷ phú USD Việt Nam theo xếp hạng của Hurun khác với Forbes.

Cụ thể, hiện người giàu nhất Việt Nam, theo dữ liệu thời gian thực của Forbes tính đến ngày 31/3/2024, là ông Phạm Nhật Vượng với tài sản ròng trị giá 4,6 tỷ USD, xếp thứ 701 trong danh sách người giàu nhất thế giới.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo xếp thứ 1.193 với 2,8 tỷ USD.

Ông Trần Đình Long xếp thứ 1.340 với 2,5 tỷ USD.

Ông Hồ Hùng Anh xếp thứ 1.778 với 1,8 tỷ USD.

Ông Trần Bá Dương và gia đình xếp thứ 12430 với 1,2 tỷ USD.

Ông Nguyễn Đăng Quang xếp thứ 2.566 với 1,1 tỷ USD.

Ông Vượng hiện đang kiêm chức tổng giám đốc (CEO) của công ty sản xuất xe điện VinFast.

‘Thủ phủ tỷ phú của thế giới’

Dưới đây là một số nét chính từ báo cáo tỷ phú Hurun:

Số tài sản của các tỷ phú đã tăng thêm 9%, lên mức 15.000 tỷ USD. Theo thống kê, tỷ phú trong ngành dịch vụ tài chính chiếm 10%, ngành hàng tiêu dùng 8%, thực phẩm và đồ uống 7% và bất động sản 7%.

Một năm được đánh giá tốt cho các tỷ phú trong lĩnh vực truyền thông và giải trí, với khối tài sản tăng thêm 226 tỷ USD, vượt xa các lĩnh vực dịch vụ phần mềm, tài chính và bán lẻ.

Một năm không tốt cho các tỷ phú trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khi bị mất 75 tỷ USD, theo sau là sản phẩm công nghiệp, thực phẩm và đồ uống, kế tiếp là bất động sản.

Có 93 tỷ phú dưới 40 tuổi, trong đó 61 tỷ phú là tự thân. Ngoài ra, có 218 tỷ phú tự thân là phụ nữ và Trung Quốc chiếm lĩnh với số phụ nữ là tỷ phú cao nhất, 74%.

Trong số hơn 15% tỷ phú là người gốc nhập cư, Mỹ dẫn đầu với 144 người, tiếp theo là Anh, sau đó là Thụy Sĩ.

Elon Musk và Jeff Bezos
Chụp lại hình ảnh,Đứng đầu bảng xếp hạng tỷ phú 2024 của Hurun là tỷ phú Elon Musk, ông chủ mạng xã hội X, Tesla, SpaceX với khối tài sản 231 tỷ USD, tiếp theo là Jeff Bezos, ông chủ của Amazon với 185 tỷ USD

Các tỷ phú là người nhập cư bao gồm tỷ phú Elon Musk, ông chủ X (sinh tại Nam Phi), Sergey Brin, cựu đồng sáng lập Google (sinh tại Nga) và Jensen Huang, CEO của tập đoàn Nvidia (sinh tại Đài Loan).

Hurun cho biết mặc dù Trung Quốc bị hụt mất 155 tỷ phú nhưng vẫn là “thủ phủ tỷ phú” với số lượng 814 người, cao nhất thế giới.

Thống kê cho thấy Mỹ xếp thứ hai với 800 người, theo sau là Ấn Độ với 271 người, cao nhất từ năm 2013 đến nay.

Theo báo cáo Hurun, người giàu nhất Trung Quốc là tỷ phú hãng nước đóng chai Nongfu Spring (Nông Phu Sơn Tuyền), ông Chung Thiểm Thiểm, 70 tuổi, với giá trị tài sản là 63 tỷ USD.

Xét theo châu lục, Bắc Mỹ vẫn là nơi có số lượng tỷ phú tăng nhanh, theo báo cáo.

Ngoài ra, có thể thấy thủ phủ tài chính Mumbai của Ấn Độ cũng có số lượng tỷ phú lần đầu vượt qua số lượng tỷ phú của Bắc Kinh, với con số 92 người, chỉ xếp sau New York (119 người) và London (97 người).

Năm nay chứng kiến số lượng tỷ phú cao nhất của Ấn Độ tính từ năm 2013 đến nay, một phần nhờ vào nền kinh tế phát triển mạnh mẽ (tăng trưởng 7,5%) trong năm 2023.

Theo phần tự giới thiệu, Hurun là công ty đầu tư, truyền thông và nghiên cứu, được thành lập tại Anh vào năm 1999, có văn phòng tại Oxford, Thượng Hải, Mumbai, Sydney, Paris.

Bên cạnh danh sách tỷ phú, Hurun còn thực hiện những thống kê khác gồm Hurun U30s, Hurun Philanthropy Index, Hurun Art Index, Hurun Rich List, Hurun 500, Hurun Unicorn Index

Đây là năm thứ 13 công ty Hurun thực hiện bản thống kê này, được công bố vào ngày 26/3.

‘Tỷ phú ồn ào’

Elon Musk
Chụp lại hình ảnh,Đầu tháng 3, thông tin của Reuters cho thấy cuộc đàm phán giữa chính phủ Việt Nam và Starlink do tỷ phú Elon Musk làm chủ đã đổ vỡ, nguyên nhân được cho là do bất đồng về chính sách của Việt Nam về sở hữu cổ phần

Dường như không có ngày nào trôi qua mà tỷ phú Elon Musk không tạo nên sự ‘ồn ào’.

Ông chủ của X (trước đây là Twitter), Tesla, và SpaceX luôn nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới và sử dụng nền tảng của mình để nêu quan điểm về một loạt các chủ đề khác nhau.

Chuyện Elon Musk tuyên bố ầm ĩ thì không có gì lạ – từ kế hoạch chinh phục Sao Hỏa cho đến ước mơ xây dựng tuyến giao thông ngầm kết nối các thành phố lớn nhất của thế giới.

Elon Musk sinh ngày 28 tháng 6 năm 1971 tại Pretoria, Nam Phi.

Là doanh nhân người Mỹ gốc Nam Phi, ông đồng sáng lập công ty thanh toán điện tử PayPal và thành lập SpaceX, tập đoàn tư nhân làm tàu vũ trụ.

Ông cũng là một trong những nhà đầu tư quan trọng đầu tiên, đồng thời là giám đốc điều hành của công ty sản xuất ô tô điện Tesla.

Musk sớm bộc lộ năng khiếu kinh doanh, đi từng nhà với anh trai bán trứng Phục sinh chocolate và viết trò chơi máy tính đầu tiên vào năm 12 tuổi.

Ông đã mô tả tuổi thơ của mình thật khó khăn, bởi cuộc ly hôn của cha mẹ, bị bắt nạt ở trường và mắc hội chứng Asperger là một dạng của tự kỷ.

Ông đăng ký học tiến sĩ ngành vật lý tại Đại học Stanford tại California ở tuổi 24, nhưng bỏ học chỉ sau hai ngày vì cảm thấy rằng internet có nhiều tiềm năng thay đổi xã hội hơn là làm việc trong lĩnh vực vật lý.

Năm 2002, ông thành lập Space Exploration Technologies (SpaceX) để chế tạo tên lửa giá cả phải chăng hơn.

Musk từ lâu đã quan tâm đến khả năng của ô tô điện. Vào năm 2004, ông trở thành một trong những nhà tài trợ chính của Tesla Motors (sau này đổi tên thành Tesla), một công ty ô tô điện do hai doanh nhân Martin Eberhard và Marc Tarpenning thành lập.

Tháng 4/2022, Musk đã mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD, đổi tên thành mạng xã hội X.

Hồi tháng 2, người đàn ông giàu nhất thế giới tuyên bố rằng công ty Neuralink của ông đã thành công trong việc cấy ghép chip não không dây đầu tiên vào con người, hay biến X thành siêu ứng dụng, và mong muốn đóng vai trò lớn hơn trong thế giới về trí thông minh nhân tạo (AI) ngày càng phát triển nhanh chóng của thế giới.

Cuối tháng 2/2024, Elon musk đã đâm đơn kiện OpenAI và giám đốc điều hành Sam Altman, cáo buộc công ty này đã từ bỏ sứ mệnh phi lợi nhuận, nguồn mở, thay vào đó đã bắt tay với Microsoft để kiếm tiền.

Liên quan đến Việt Nam, hồi tháng 3, thông tin của Reuters cho thấy cuộc đàm phán giữa chính phủ Việt Nam và Starlink đã đổ vỡ, nguyên nhân được cho là do bất đồng về chính sách của Việt Nam về sở hữu cổ phần.

Theo BBC tiếng Việt

‘Ngôi nhà xương cốt’ trăm tuổi của Antoni Gaudi

Thường được gọi là “Ngôi nhà xương”, tòa nhà Casa Batlló gây ấn tượng đầu tiên với những đường nét kiến trúc mô phỏng lại các khúc xương.

Được xây dựng theo bản thiết kế của kiến trúc sư đại tài người Tây Ban Nha Antoni Gaudi, tòa nhà Casa Batlló ở thành phố Barcelona được coi là một trong những công trình kiến trúc kỳ lạ nhất thế giới. Ảnh: Wikipedia.

Thường được gọi là “Ngôi nhà xương”, tòa nhà gây ấn tượng đầu tiên với những đường nét kiến trúc mô phỏng lại các khúc xương. Ảnh: Once In A Lifetime Journey.

Các chi tiết trên công trình đặc sắc này không tuân theo các đường thẳng, điển hình là các cửa sổ hình oval dị thường. Ảnh: EF Tours Blog.

Các hàng cột, đường viền gợi liên tưởng đến những khúc xương ống được ghép vào nhau, trong ban công giống như những chiếc đầu lâu. Ảnh: Trevor Huxham.

Mái nhà được ví như sống lưng của con rồng bị giết bởi thánh George. Ảnh: Peapix.

Trên mái có một tháp nhỏ với đỉnh hình chữ thập đại diện cho thanh gươm của thánh George – người đã đâm vào lưng con rồng. Ảnh: Rob Tomlinson.

Những miếng gạch gốm vụn nhiều màu sắc được dùng để trang trí ở mặt tiền khiến tòa nhà càng trở nên sinh động. Ảnh: Radical Storage.

Không gian bên trong các căn phòng của tòa nhà được gợi cảm hứng từ khoang bụng của các loài cá biển, có vòm trần hình xoắn ốc. Ảnh: English with Sophia.

Casa Batlló vốn được xây dựng theo bản thiết kế của Gaudi năm 1877, với kiến trúc cổ điển không có gì đặc biệt. Năm 1900, Josep Batlló – người nắm ngành công nghiệp dệt may của Barcelona đã mua lại tòa nhà và yêu cầu Gaudi xây dựng lại theo một kiến trúc “không đụng hàng”. Ảnh: Barcelona Navigator.

Gaudi đã thuyết phục Batlló không phá bỏ công trình mà chỉ tiến hành sửa đồi trên cơ sở mở rộng. Việc thi công được tiến hành từ năm 1904-1906. Ảnh: Paseo de Gracia.

Kể từ đó, Casa Batlló đã nhiều lần đổi chủ và trải qua nhiều cuộc sửa chữa, nhưng vẫn giữ kiến trúc cơ bản. Hiện tại, các căn phòng của tòa nhà được cho thuê với nhiều mục đích khác nhau. Ảnh: My Travel Journal-Blog.

Vào năm 2005, kiệt tác kiến trúc của Gaudi đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây cũng là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất Barcelona. Ảnh: Meet Barcelona.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Người có tuổi thọ ngắn thường không có 3 “sở thích” này: Sau tuổi 65 có đủ thì cơ thể còn sung sức, khỏe hơn tập thể dục

Hình thành 3 sở thích này càng sớm càng tốt để tuổi thọ của bạn được kéo dài hơn.

Sau 65 tuổi, các cơ quan trong cơ thể con người sẽ suy yếu, đây cũng chính là thời điểm mà các bệnh tiềm ẩn có thể khởi phát bất cứ lúc nào. Nếu ở tuổi này mà bạn KHÔNG có 3 “thú vui” sau thì tuổi thọ sẽ càng ngày càng bị rút ngắn.

1. Ngủ đủ giấc

Sau 65 tuổi, người hay thức khuya, ngủ thiếu giấc chắc chắn sẽ gây ra những tổn thương cho tinh thần và thể chất. Thức khuya thường xuyên không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ngủ sau 23h đêm sẽ làm thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến nguy cơ làm hỏng 1 số cơ quan trên cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần, tiểu đường, rối loạn đường tiêu hóa và rối loạn hệ hô hấp cao hơn những người yêu thích đón bình minh sớm.

Do đó, việc hình thành và duy trì “sở thích” ngủ sớm là một liều thuốc hiệu quả giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ. Ban đêm là thời điểm then chốt để cơ thể nghỉ ngơi, tự điều chỉnh và sửa chữa. Hình thành thói quen nghỉ ngơi đều đặn, đi ngủ sớm và dậy sớm có tác dụng thúc đẩy cơ thể hồi phục hoàn toàn, duy trì sức khỏe của các cơ quan nội tạng, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, tránh được bệnh tật. Những điều đơn giản này sẽ góp phần cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người.

2. Sống tích cực

Sống tích cực không phải là “sở thích” mà ai cũng có thể làm được mà phải qua quá trình “rèn luyện” bởi không phải ai trong chúng ta cũng sở hữu hạt mầm “lạc quan”. Tuy nhiên khi bạn đã sở hữu thói quen sống tích cực này, bạn sẽ cảm nhận được cơ thể mình có nhiều năng lượng hơn, khỏe mạnh và sống thọ hơn.

Người có tuổi thọ ngắn thường không có 3

Nguyên nhân là vì khoa học đã chứng minh rằng giữa cơ thể và cảm xúc của con người luôn tồn tại một mối quan hệ mật thiết. Giận dữ, tiêu cực có thể gây ra nhiều bệnh tật, khiến tim bị tổn thương do cảm xúc bất ổn, khiến cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất có hại, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gan và có thể kèm theo nhiều chứng bệnh tâm thần khác nhau như nghiện rượu, nghiện thuốc lá. Đây là những thứ độc hại có thể gây tổn thương lớn cho gan.

Ngược lại, một số nghiên cứu của Mỹ cho thấy những người sống vui vẻ và tích cực thường sống lâu hơn nhờ tác dụng giúp cho cơ thể tránh được nhiều bệnh tật như suy giảm khả năng miễn dịch hay trầm cảm gây ra. Có thể nói nếu chúng ta sống trong một môi trường tích cực thì xác suất tuổi thọ cũng sẽ tăng lên đáng kể.

3. Khám sức khỏe định kỳ

Khi tuổi tác tăng lên, đặc biệt là sau 65 tuổi, các chức năng thể chất của con người bắt đầu suy giảm dần và nhiều căn bệnh cũng bắt đầu tìm đến. Lúc này, việc thăm khám sức khỏe thường xuyên là đặc biệt cần thiết. Thông qua “sở thích” khám sức khỏe này, chúng ta có thể phát hiện sớm các vấn đề về thể chất và có biện pháp điều trị hiệu quả kịp thời, ngăn ngừa những vấn đề nhỏ biến thành vấn đề lớn. Từ đó cũng giúp cơ thể khỏe mạnh và sống lâu hơn.

 Sau 65 tuổi thêm 1 “sở thích” này sẽ “thọ tỷ nam sơn”

Người ta vẫn bảo “bệnh vào từ miệng” quả thực không sai. Đặc biệt là khi đã bước vào tuổi xế chiều, thói quen ăn uống sẽ tác động rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Vì vậy bên canh việc hình thành và duy trì thói quen đi ngủ sớm, sống tích cực và thường xuyên khám sức khỏe, bạn cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống của mình để tuổi già khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn uống lành mạnh sống lâu hơn, trong khi những người ăn uống “vô tội vạ” thì tuổi thọ ngắn hơn. Vì vậy, mọi người và đặc biệt là những người sau 65 tuổi cần phát triển thói quen ăn uống lành mạnh để duy trì sức khỏe tốt và sống lâu.

Người có tuổi thọ ngắn thường không có 3

Đầu tiên, mọi người cần tăng cường ăn rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp duy trì sức khỏe tốt và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, một lượng vừa phải các loại hạt, đậu và cá cũng rất tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, cần giảm lượng thịt và thực phẩm chế biến sẵn trong thực đơn mỗi ngày. Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo, muối và chất phụ gia có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Nên chọn thực phẩm ít chất béo, ít muối, ít đường và tránh ăn quá nhiều calo.

Cuối cùng, mọi người cần chú ý đến sự cân bằng trong chế độ ăn uống của mình. Mặc dù một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng chúng có thể gây những tác dụng không mong muốn nếu tiêu thụ quá mức. Do đó, nên chú ý đến sự đa dạng trong chế độ ăn uống và kiểm soát lượng thức ăn đưa vào cơ thể để duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.

(Tổng hợp) / Trí thức trẻ

Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ: “Nữ cường” đời thực khiến Mỹ phải đổi luật, từng được đề cử Nobel

Không chỉ là người gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ, cô gái sinh năm 1991 này còn dũng cảm đứng lên thay đổi Luật pháp nước Mỹ, từng nhận đề cử giải Nobel Hòa bình.

Theo Tổ chức Space for Humanity mới đây đưa tin, Amanda Ngọc Nguyễn (sinh năm 1991) sẽ là người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ, trong đợt phóng tên lửa đẩy New Shepard của Tập đoàn Hàng không vũ trụ Blue Origin.

Trang tin Next Shark cũng đưa tin, chương trình “trao quyền cho phi hành gia công dân để giải quyết các thách thức toàn cầu với tầm nhìn rộng hơn”.

Tổ chức Space for Humanity: Thành lập năm 2017 bởi Dylan Taylor – nhà đầu tư trong lĩnh vực khoa học vũ trụ với sứ mệnh: “Đưa 10.000 người thuộc đa dạng lĩnh vực ngành nghề lên vũ trụ, nhằm thay đổi nhận thức của con người, dân chủ hóa không gian và cải thiện tình trạng của Thế giới”.

Cô gái gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ

Amanda Ngọc Nguyen, 32 tuổi, người Mỹ gốc Việt, cô tốt nghiệp Đại học Harvard và từng thực tập tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vào năm 2013. Cô cũng từng làm việc tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard – Smithsonian.

Cô gái gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ (Nguồn: U.S. Consulate General – Ho Chi Minh City).

“Tôi là người Việt Nam. Tôi bay vào không gian để những cô gái trẻ Việt Nam có thể nhìn thấy chính mình giữa những vì sao. Điều quan trọng là tôi có thể đưa cộng đồng đi cùng. Tôi có thể là người đầu tiên nhưng sẽ không phải là người cuối cùng”, Amanda Ngọc Nguyễn chia sẻ trong một video trên trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ.

Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ:
Amanda Ngọc Nguyễn trong một buổi huấn luyện trước khi du hành vào vũ trụ (Nguồn: @amandangocnguyen).
Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ:
Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ:

(Nguồn: @amandangocnguyen).

Nói về lần hợp tác với Tổ chức Space for Humanity, Amanda Ngọc Nguyễn chia sẻ: “Tôi rất vui mừng được hợp tác với Space for Humanity, không chỉ vì sự hỗ trợ mà còn vì tầm nhìn và giá trị mà tổ chức mang lại. Chúng tôi cam kết thay đổi cách tất cả những suy nghĩ về vũ trụ, và về tương lai của nhân loại. Tôi mong chờ hành trình bay vào vũ trụ của tôi cũng như những cơ hội tiếp theo để hướng tới một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn”.

Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ:

Cô gái gốc Việt đứng lên thay đổi Luật pháp nước Mỹ, từng nhận đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2019

Năm 2014, Amanda Ngọc Nguyễn sáng lập Rise – một tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ bảo vệ các nạn nhân bị xâm hại tình dục. Rise gây quỹ thông qua trang GoFundMe và mọi thành viên tham gia đều là tình nguyện.

Sau 6 tháng thành lập Tổ chức Rise, Amanda Ngọc Nguyễn công bố bản dự thảo dự luật về các quyền của những người sống sót sau khi bị tấn công tình dục (Sexual Assault Survivors’ Bill Of Rights).

Ngày 7/10/2016, Tổng thống Barack Obama đã ký thông qua bộ luật này. Tính đến nay, bộ luật này đã được thông qua tại nhiều bang khác của Mỹ và thay đổi cuộc sống của ít nhất 25 triệu nạn nhân.

Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ:

Với nỗ lực của mình, Amanda Ngọc Nguyễn đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2019 và được tạp chí Time vinh danh là Người phụ nữ của năm 2022. Cô gái 9x gốc Việt còn được tạp chí Forbes xếp vào danh sách 30 nhân vật xuất chúng dưới 30 tuổi; 100 nhân vật đối ngoại xuất chúng; được trao giải Nelson Mandela; giải Lãnh đạo Thế Giới; giải Phụ Nữ Trẻ… cùng nhiều giải thưởng vinh dự khác.

Theo Phụ nữ số

Chuyên gia: Kinh tế suy thoái đang khiến Vành đai và Con đường thành tử huyệt của ĐCSTQ

Một báo cáo của tổ chức tư vấn Úc chỉ ra, cam kết về chi tiêu cơ sở hạ tầng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Đông Nam Á có khoảng cách rất lớn với thực tế, theo đó nguồn tài chính thiếu hụt tại các dự án vượt quá 52 tỷ USD. Trong bối cảnh cạnh tranh với phương Tây cùng thực trạng suy thoái kinh tế và bất ổn chính trị nội bộ của Trung Quốc, “Vành đai và Con đường” đang trở thành tử huyệt của họ.

Hình ảnh vào ngày 16/11/2018, công trường đường cao tốc Vành đai và Con đường đang được xây dựng ở Sri Lanka, vốn của dự án được cung cấp bởi các khoản vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.

(Ảnh: Paula Bronstein/Getty)
Khủng hoảng “Vành đai và Con đường” ở Đông Nam Á
Theo báo cáo do một tổ chức nghiên cứu của Úc là Viện Lowy công bố vào ngày 27/3 chỉ ra, nhiều dự án quy mô lớn thuộc sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ đã bị đình trệ, tổng chi tiêu ở Đông Nam Á từ năm 2015 – 2021 đã giảm xuống tới 29,6 tỷ USD.

ĐCSTQ tham gia vào 24 trong số 34 dự án quy mô lớn ở Đông Nam Á, mỗi dự án trị giá từ 1 tỷ USD trở lên. Tổng giá trị cam kết tài trợ của 24 dự án này là 77 tỷ USD, nhưng quá trình thực hiện còn thiếu hơn 52 tỷ USD, tỷ lệ hoàn thành trung bình của 24 dự án này chỉ đạt 33%. Tính đến năm 2022 có tổng 5 dự án trị giá 21 tỷ USD đã bị hủy bỏ, bao gồm các dự án đường sắt ở Thái Lan và Philippines và các dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên ở Malaysia; ngoài ra có 3 dự án khác trị giá 5 tỷ USD dường như vẫn chưa hoàn thành.

Báo cáo nêu lý do khiến các dự án này dở dang, bao gồm: ĐCSTQ dường như chỉ tập trung tài trợ cho các dự án quy mô lớn, nhưng những dự án này đặc biệt dễ gặp vấn đề hoặc chậm trễ; những dự án đó thường gây bất ổn chính trị ở các nước đối tác, đàm phán kém hiệu quả giữa các bên liên quan về lợi ích, cũng như việc các dự án nhiên liệu hóa thạch ngày càng gặp khó khăn và bị trì hoãn.

Báo cáo cũng cho biết những vấn đề dẫn đến tình trạng khó khăn để hoàn thành dự án như: căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, những thay đổi thường xuyên trong định hướng chính trị và chính sách của chính quyền ĐCSTQ đã dẫn đến việc ra quyết định manh mún, và các phe phái khác nhau trong ĐCSTQ với những quan điểm và ưu tiên khác nhau…

Theo báo cáo, sự bất ổn chính trị cũng thường liên quan đến tham nhũng và quản lý yếu kém.

Liên quan đến báo cáo này, chuyên gia Vương Hách (Wang He) về các vấn đề Trung Quốc nói với Epoch Times hôm 28/3 rằng cựu Thủ tướng Malaysia đã bị cầm tù vì tham nhũng là liên quan đến “Vành đai và Con đường”. Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của ĐCSTQ xuất khẩu tham nhũng, chuyên chế và bẫy nợ. Trong số đó, tham nhũng là một vấn đề rất nổi bật, nhưng báo cáo của Úc không làm nổi bật được vấn đề này.

Ông cho rằng có rất nhiều vấn đề ở các nước tham gia “​​Vành đai và Con đường” nhưng nguyên nhân cốt lõi nằm ở ĐCSTQ, sự kết hợp của cả hai sẽ khiến dự án bị dở dang.

Chính phủ Philippines đã từ bỏ nguồn tài trợ của Trung Quốc cho hai dự án cơ sở hạ tầng lớn – dự án đường sắt quốc gia Bicol và dự án đường sắt cũ MNL. Philippines cho biết Trung Quốc không thể cung cấp đủ số tiền cần thiết. Việc hủy bỏ dự án trùng hợp với thời điểm Philippines thay đổi chính phủ và làm gia tăng căng thẳng song phương ở Biển Đông.

Ông Vương Hách cho rằng do trước đây, ĐCSTQ có nguồn lực tài chính mạnh mẽ sẵn sàng vung cho dự án “Vành đai và Con đường” để mua chuộc các nước tham gia, qua đó kéo vào phạm vi ảnh hưởng của ĐCSTQ, do các dự án không minh bạch khiến nhiều chính trị gia địa phương bị bị cuốn vào vòng tham nhũng. Vấn đề hiện nay là nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái, các dự án này về cơ bản được tài trợ bằng các khoản vay từ ĐCSTQ nên bị liên lụy trở thành dở dang, kéo theo quan hệ song phương sẽ xấu đi, Philippines chỉ là một ví dụ điển hình.

Kế hoạch bành trướng của Tập Cận Bình gây hận thù
Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường do lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013, sử dụng nguồn tài chính quy mô lớn của Trung Quốc để thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Phi, châu Âu và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, tuy nhiên trong những năm gần đây không ngừng gây tranh cãi. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng đã bị xem là “bẫy nợ” khiến nước tham gia không thể theo đuổi.

Nghiên cứu được Đại học William và Mary ở Williamsburg – Virginia hoàn thành vào tháng 9/2021, cho thấy khoản nợ của các dự án Vành đai và Con đường ở 42 nước có thu nhập thấp và trung bình vượt quá 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ, bao gồm cả Brunei, Campuchia, Lào, Maldives, Myanmar và Papua New Guinea.

Tại Myanmar, dự án đường sắt trị giá 9 tỷ USD đã bị đình trệ kể từ khi biên bản ghi nhớ ban đầu được ký kết vào năm 2011.

Năm 2018, ĐCSTQ và Myanmar đã ký kết Hành lang kinh tế Trung Quốc-Myanmar (CMEC), từ đó ĐCSTQ đã giành được quyền vận hành Cảng Kyaukpyu với tỷ lệ sở hữu 70%, cảng này và đường sắt là một phần quan trọng trong dự án “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ. Do Chính phủ Myanmar lo ngại nợ quá cao, cho nên vốn đầu tư vào dự án cảng nước sâu tại Đặc khu kinh tế cảng Kyaukphyu đã giảm từ hơn 7 tỷ USD xuống còn 1,3 tỷ USD.

Ngày 26/3 vừa qua, dự án “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ ở Pakistan đã bị tấn công khủng bố bằng một quả bom khiến 6 người thiệt mạng, trong đó có 5 kỹ sư Trung Quốc. Đây là vụ tấn công thứ 3 trong tuần qua nhằm vào các công ty Trung Quốc ở Pakistan.

Bình luận về vụ việc, nhà văn Thịnh Tuyết (Sheng Xue) người Trung Quốc sống ở Canada nói với Epoch Times, rằng việc ĐCSTQ thúc đẩy sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” kiểm soát các nước tham gia về mặt chính trị và khiến họ phụ thuộc về mặt kinh tế, đồng thời cũng vi phạm chủ quyền của nước tham gia. Vì vậy trong giới chính trị nhiều nước có xu thế phản đối quyết liệt. Ví dụ, gần đây nhà chức trách Ý đã quyết định rút khỏi sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường”. Ở những nước như Pakistan, phản đối dân sự luôn diễn ra quyết liệt và đây không phải là lần đầu tiên nhân viên ĐCSTQ bị tấn công bằng vũ lực.

Bà Thịnh Tuyết nói: “Vì vậy, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường cũng là một dự án gây căm ghét trên toàn thế giới”.

Nhà quan sát Vương Hách cho rằng sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ là con đường để nhà cầm quyền này bành trướng toàn cầu: “Thật là lãng phí tiền bạc của người dân Trung Quốc khi làm những việc này, hậu quả là gây tổn hại cho người dân Trung Quốc và người dân ở những nơi vị trí dự án”.

Bối cảnh hiện nay khiến “Vành đai và Con đường” thành tử huyệt của ĐCSTQ
Do các vấn đề như bẫy nợ của “​​Vành đai và Con đường”, sự mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của ĐCSTQ và ý định quân sự rõ ràng của họ, Mỹ đã đưa ra kế hoạch đối trọng. Trong hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Ấn Độ vào tháng Chín năm ngoái, Mỹ đã thúc đẩy Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu triển khai các dự án cơ sở hạ tầng cho Hành lang kinh tế ba bên (IMEC), tạo thành đối trọng với sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường”.

Trong hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản vào tháng 5/2023, 7 nước giàu nhất thế giới đã cam kết trước năm 2027 hoàn thành huy động 600 tỷ USD để đối trọng “​​Vành đai và Con đường”.

Đồng thời, các dự án trong khuôn khổ “​​Vành đai và Con đường” đang không ngừng bị chậm lại do nền kinh tế trong nước Trung Quốc hiện trì trệ. Ngày càng có nhiều nước cáo buộc ĐCSTQ chỉ tập trung vào việc giành ảnh hưởng chiến lược, bỏ qua nhu cầu nước sở tại và hiếm khi tính đến tác động xấu đến môi trường.

Nhà bình luận Vương Hách cho rằng mối quan hệ giữa ĐCSTQ và các nước tham gia “​​​​Vành đai và Con đường” là dựa trên lợi ích, bây giờ khi bên kia nhận thấy không có lợi ích gì thì mối quan hệ giữa hai bên dĩ nhiên sẽ có vấn đề. ĐCSTQ đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế trong nước và sự cạnh tranh bên ngoài từ châu Âu và Mỹ, xung đột giữa ĐCSTQ và các nước tham gia đã bắt đầu gia tăng trở lại và hiện đang rơi vào tình thế khó khăn.

Ông lưu ý: “Thứ nhất là ĐCSTQ không còn đủ sức mạnh kinh tế để duy trì quy mô của ​​các dự án Vành đai và Con đường như trước đây, cho nên đầu tư đã giảm đáng kể; thứ hai, vì tham nhũng trong các dự án ​​Vành đai và Con đường là rất nghiêm trọng, cộng thêm bối cảnh suy thoái kinh tế nên ông Tập Cận Bình muốn thông qua chống tham nhũng để cứu vãn phần nào, một trong những ưu tiên của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ năm nay là điều tra ở nước ngoài. Các dự án Vành đai và Con đường nhìn chung đang bị thu hẹp và triển vọng ngày càng trở nên ảm đạm”.

Ông Vương Hách cho rằng với tiếng nói phản đối ở nước ngoài, chuyện phân chia lợi ích to lớn của các dự án này sẽ có vấn đề và cuộc đấu tranh nội bộ trong ĐCSTQ cũng sẽ ngày càng gay gắt. Trước những khó khăn bên trong và bên ngoài, “Vành đai và Con đường” ngày càng bị thu hẹp lại và sẽ ngày càng có nhiều dự án dang dở, đó sẽ là “sợi dây thòng lọng thắt vào cổ ĐCSTQ”.

Còn bà Thịnh Tuyết nói rằng “Vành đai và Con đường” và cái gọi là “Cộng đồng nhân loại chung vận mệnh”… đều là những thủ đoạn mà ĐCSTQ muốn thâm nhập các nước trên thế giới và trói buộc nền kinh tế của nhiều nước. Những gì chính quyền Tập Cận Bình làm đã gây báo động lớn trong các phe dân chủ tự do trên khắp thế giới.

Bà nói: “Phe dân chủ tự do toàn cầu đã hình thành một vòng tròn chính trị bao vây ĐCSTQ. Việc suy giảm trong quan hệ thương mại của Trung Quốc với các nước và xu thế tránh phụ thuộc Trung Quốc sẽ càng làm trầm trọng thêm những khó khăn về kinh tế và chính trị của ĐCSTQ. Khi các nước tham gia ​​Vành đai và Con đường nhận ra rằng nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái và tình hình chính trị bất ổn, họ sẽ ngày càng rút khỏi ​​các dự án, hệ quả chắc chắn đó sẽ là dự án tồi tệ nhất của Tập Cận Bình”.

Theo Hải Chung, Lạc Á, Epoch Times / Trí thức VN