Ngôi nhà 150 m2 với hệ mái dốc, ngập tràn nắng gió

Ngôi nhà có quy mô 1,5 tầng, diện tích xây dựng 150 m2, tọa lạc tại Hải Phòng. Đây là món quà con trai tặng mẹ, cũng gợi nhắc lại những kỷ niệm cũ về không gian sống thuở ấu thơ – nơi ghi dấu quãng thời gian khó khăn của gia đình từ 30 năm trước.

Do đó, công trình được thiết kế theo hướng tối giản, đủ tiện nghi, hài hòa với vẻ mộc mạc của nhà truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Khu đất vốn có hình chữ nhật, bị bó cứng bởi hai mặt bên tiếp giáp với nhà hàng xóm. Để tìm cách “thở” cho ngôi nhà, kiến trúc sư giải quyết bằng kết cấu không gian xốp, kết hợp những khoảng đặc – rỗng, lệch tầng, đan xen các mảng cây xanh, nhằm đối lưu gió và lấy ánh sáng tự nhiên.

Mặt bằng nhà được trộn lẫn 4 khoảng rỗng, ở tầng lửng có thêm một khoảng sân nhằm mở rộng và kết nối với sân trung tâm.

Mái nhà dốc kéo dài từ tầng lửng xuống và hàng hiên xòe rộng, cổng rào thấp, khiến nhìn từ ngoài vào như ngôi nhà một tầng xưa cũ, tạo cảm giác thân thiện khi tiếp cận, tăng kết nối giữa sân ở tầng lửng với mặt đường.

Một góc mái xòa thấp để che nắng Tây, góc còn lại vén cao lên để đón hướng gió mát thổi vào nhà. Một nếp gấp nhẹ được tạo ra ở phần kết thúc mái, giúp thu gọn nước mưa về một phía, chảy xuống chum sành để dưới sân nhà, đáy chum có ga thoát nước.

Mặt cắt công trình.

Cổng vào làm từ rọ sắt, bên trong là đá cuội, không có chất kết dính.

Công trình sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, như: đá cuội, đá chẻ slate, đá ong chẻ, bê tông xốp, thép, sơn không độc hại (không chứa VOC), kính hộp. Theo nhóm kiến trúc sư, quá trình vận hành ngôi nhà hoàn toàn không sử dụng nguyên liệu hóa thạch, tiết kiệm nước qua các thiết bị hiện đại hay tái sử dụng nước mưa để tưới cây.

“Ngôi nhà được lựa chọn các giải pháp thiết kế để bền bỉ và ít yêu cầu bảo trì liên tục”, đại diện nhóm kiến trúc sư chia sẻ.

Các vật liệu và tạo hình mang dáng dấp truyền thống, gợi nhắc về ngôi nhà vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hệ cửa lam gỗ sọc dọc, với độ cao tương đồng với bậu cửa trong nhà truyền thống. Ngoài ra, còn có ngói mũi hài, gạch ốp từ làng Bát Tràng, gạch ốp bếp mang họa tiết hoa sen thời Lý.

Hệ cửa linh hoạt giúp phòng khách có thể mở thoáng về mùa hè, đóng kín chắn gió về mùa đông, mà vẫn đảm bảo tầm nhìn ra vườn và đủ sáng. Tất cả các phòng đều không cần bật đèn vào ban ngày, nhưng gia chủ có thể sinh hoạt và làm việc được.

Tận dụng “góc chết” trong gầm cầu thang, kiến trúc sư bố trí bồn rửa tay để thuận tiện sinh hoạt.

Khoảng sân giữa góp phần mang đến khoảng xanh quý giá cho ngôi nhà.

Phòng ngủ được đưa lên tầng lửng, tách biệt với không gian sinh hoạt ở tầng một, nhằm đảm bảo tính riêng tư.

Phòng vệ sinh tràn ngập ánh sáng, với tầm nhìn hướng ra cánh đồng sau nhà.

Thu Hương
Đơn vị thiết kế: Văn phòng Kiến trúc Nhà của gió
KTS chủ trì: Trịnh Hải Long, Nguyễn Minh Thủy
Ảnh: Trịnh Hải Long / Vietnam Express

Nguyễn Du với kinh thành Thăng Long

Cuộc tại thế không lấy gì làm dài lắm của thi hào Nguyễn Du (1766 – 1820) cũng đã kịp cho phép ông đặt chân đến và sinh sống trên nhiều vùng miền của đất nước, thậm chí sang cả nước ngoài. Hầu như bất cứ mảnh đất nào cũng để lại dấu tích trong thơ ông.

Song phải nói ngay rằng, đó là những sự để lại dấu tích không giống nhau. Nếu ở Quỳnh Côi, Thái Bình – quê vợ Nguyễn Du, nơi ông vì trốn tránh nhà Tây Sơn mà phải sống “mười năm gió bụi” suốt từ 1786 (năm Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc) đến 1796 (năm Nguyễn Du bị bắt khi định chạy vào Gia Định theo Gia Long); hay ở Tiên Điền, Hà Tĩnh – quê cha, nơi ông làm “Hồng sơn liệp hộ” (phường săn núi Hồng) và “Nam hải điếu đồ” (nhà chài bể Nam) từ 1796 đến 1802; hay ở trấn Sơn Nam và Sơn Nam Thượng, ở Phú Xuân, ở Quảng Bình v.v… những nơi ông sắm vai một ông quan của triều đình nhà Nguyễn, thì những mảnh đất ấy đã in dấu trong thơ Nguyễn Du ngay lập tức, để trở thành những trang nhật kí thi ca của một cuộc đời chìm nổi.

Thế nhưng, kinh thành Thăng Long, nơi ông sinh ra và sống những năm tháng hoa niên, rất lạ là không để lại dấu tích trong thơ Nguyễn Du theo kiểu như vậy: cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được bằng chứng để nói rằng Nguyễn Du có viết về Thăng Long trước năm 1786.

Chuyện chỉ diễn ra sau đó gần 30 năm: năm 1813, Nguyễn Du được thăng Cần Chánh điện đại học sĩ và được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Lúc này Thăng Long trở thành một chặng trên sứ trình của ông, và chỉ đến lúc này Thăng Long mới in dấu trong thơ ông bằng bốn bài mở đầu tập “Bắc hành tạp lục”. Một sự đến muộn, có thể nói vậy, và vì đến muộn mà kinh thành Thăng Long với Nguyễn Du là một kinh thành Thăng Long dồn ứ hoài vọng quá khứ lẫn cảm quan hiện tại.

Theo sách “Thơ chữ Hán Nguyễn Du” (NXB Văn Học, 1978), bốn bài mở đầu tập “Bắc hành tạp lục” lần lượt là: “Long thành cầm giả ca” (Bài ca người gảy đàn đất Thăng Long), hai bài “Thăng Long”, và “Ngộ gia đệ cựu ca cơ” (Gặp người hát cũ của em).

Với hai bài “Long thành cầm giả ca” và “Ngộ gia đệ cựu ca cơ”, ngay ở tên bài đã cho thấy nghề nghiệp của nhân vật được nhắc đến trong bài: “cầm giả” – người gảy đàn, “ca cơ” – người (con gái) hát. Hiện ra ngay một sự lạ: viết về đất cũ Thăng Long, Nguyễn Du không lấy cảm hứng từ sự tái ngộ với các danh sĩ, các bậc công hầu khanh tướng hay những nhân vật quyền cao chức trọng, thay vào đó lại là những người mưu sinh bằng việc lấy tiếng đàn tiếng hát mua vui cho thiên hạ, những kẻ vẫn bị thế gian gọi một cách đầy miệt thị rằng “xướng ca vô loài”.

Dĩ nhiên là từ sự kiện này, ta hoàn toàn có thể nói đến một chủ nghĩa nhân đạo ở Nguyễn Du: ông hướng sự quan tâm và dành niềm thương cảm cho những thân phận “dưới đáy” xã hội. Nhưng dường như không chỉ có vậy. Ta nhớ rằng năm 13 tuổi, khi cha mẹ mất cả, Nguyễn Du đã ở với anh trai là Lại bộ thượng thư Nguyễn Khản.

Mà ông này, như Phạm Đình Hổ chép trong “Vũ trung tuỳ bút”, thì: “Ông Nguyễn Khản ham thích hát xướng, gặp khi con hát tang trở cũng cứ cho tiền nó bắt hát, không lúc nào bỏ tiếng tơ tiếng trúc. Khi ông có tang quan tư đồ (tức Nguyễn Nghiễm, cha của Nguyễn Khản, Nguyễn Du) ngày rỗi cũng vẫn sai con hát đồ khúc gọi là “ngâm thơ nôm”.

Bọn con em quí thích đều bắt chước chơi bời, hầu như thành thói quen”. Những anh em khác của Nguyễn Du như Nguyễn Nễ (chính là người tổ chức cuộc hát có sự tham gia của người gảy đàn đất Thăng Long mà Nguyễn Du từng gặp hồi ông còn trẻ), Nguyễn Ức (chính là người “gia đệ” trong nhan đề bài “Ngộ gia đệ cựu ca cơ”) cũng là những người rất thích tổ chức các cuộc hát tại gia.

Trong một môi trường sống như vậy, sự quan tâm gắn bó của Nguyễn Du với những cầm giả, ca cơ, thiết nghĩ cũng là điều dễ hiểu. Vả lại, là người rất nhạy cảm với những biến thiên, những phôi pha và tàn úa, có lẽ không gì hợp với Nguyễn Du hơn là thân phận của nghệ thuật, thân phận của những người sống bằng nghệ thuật: một cái gì đó mong manh dễ vỡ, một cái gì đó tinh tế đến mức có khi trở thành phù phiếm trước sóng gió cuộc đời.

Hãy thử đọc lại bài “Ngộ gia đệ cựu ca cơ”: “Con người buổi loạn khác xưa/ Hạc tiên trở lại bây giờ ai hay/ Áo hồng giọng hát những ngày/ Bạc đầu gặp lại chốn này lênh đênh/ Chậu nghiêng nước đổ thôi đành/ Ngó sen tuy đứt tơ mành còn vương/ Lấy chồng nghe đã ba con/ Áo xưa ngán nỗi vẫn còn mặc đây” (Phạm Khắc Khoan và Ngô Ngọc Can dịch).

Trong cái nhìn của Nguyễn Du, sự khác biệt giữa xưa và nay ở người con hát mà ông từng quen biết đã bật lên qua hai sắc màu: màu hồng của ống tay áo (hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển) và màu trắng của mái đầu (bạch đầu tương kiến khốc lưu ly).

Đó cũng là sự khác biệt giữa tuổi trẻ và tuổi già, giữa cường tráng và lão suy. Tàn tạ theo thời gian, xét cho cùng, cũng là lẽ thường. Nhưng thời gian của sự tàn tạ, như nhà thơ đã xác định trong câu đầu bài thơ, là thời loạn. Vì thế sự tàn tạ không còn là sự tàn tạ tự nhiên nữa: nó là con người bị vò nhàu bởi hoàn cảnh.

Câu cuối, hình ảnh người con hát đã “ba con”, mặc “chiếc áo ngày trước” (khứ thời y) nhuốm một niềm chua chát và thương cảm: cái áo như một nỗ lực vãn hồi đầy tuyệt vọng, lại như một tiếng cười mỉa của quá khứ vàng son trước hiện tại tang thương.–PageBreak–

Với bài “Long thành cầm giả ca”, ám ảnh về sự tàn tạ của người cũ trên đất cũ Thăng Long trong Nguyễn Du lại càng đậm nét. Ngày xưa, hình ảnh người con gái gảy đàn là: “Xuân độ ấy đương hồi ba bảy/ Ánh hồng trang lộng lẫy mặt hoa/ Não người vẻ rượu ngà ngà/ Năm cung dìu dặt nảy qua phím đàn” (Hoàng Tạo dịch).

Đặc biệt ấn tượng là hiệu ứng mà người ấy tạo ra đối với quan khách là các tướng lĩnh Tây Sơn: “Tây Sơn quan khách la đà/ Mải vui quên cả tiếng gà tan canh/ Tả lại hữu tranh giành gieo thưởng/ Tiền như bùn ước lược qua qua/ Vương hầu thua kẻ hào hoa/ Ngũ Lăng chàng trẻ ai mà kể chi” (Rất dễ thấy cái cung cách hào phóng của người thưởng ngoạn nghệ thuật xuất thân võ biền qua đoạn thơ này).

Còn đây là hình ảnh của chính người gảy đàn ấy, ngày nay, già nua xấu xí và bị chìm khuất: “Mé cuối tiệc một người nho nhỏ/ Tóc hoa râm mặt võ mình gầy/ Bơ phờ chẳng sửa đôi mày/ Tài hoa ai biết đất này không hai“. Nguyễn Du nhỏ lệ xót thương cho sự tàn tạ của cô Cầm: “Lệ thương tâm ướt vạt áo là” (Thương tâm vãng sự lệ triêm y). Nhưng từ đó, ông bộc lộ cảm khái trước thế sự: “Cuộc thương hải tang điền thấm thoắt/ Cõi nhân gian thành quách đổi dời/ Tây Sơn cơ nghiệp đâu rồi/ Mà làng ca vũ một người còn trơ”.

Kỳ tiệc vui bên hồ Giám ngày xưa, có người đàn, có những người thưởng đàn, nhưng nay chỉ còn lại một vế. Cô Cầm kia, tuy tàn tạ, nhưng vẫn là một tồn tại trước những bể dâu. Còn nhà Tây Sơn, hùng mạnh thế ấy, song hóa ra bạo phát bạo tàn, tựa như một thoáng phù du của quyền lực trong cõi nhân gian. Dấu nối giữa số phận của một cá nhân và số phận của một triều đại đã được vạch ra. (Sắc thái đối lập giữa sự còn/ mất này nổi lên rõ hơn trong nguyên tác Hán văn: Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong/ Ca vũ không di nhất nhân tại).

Sẽ là suy diễn võ đoán nếu chỉ căn cứ vào đoạn thơ này mà nói rằng Nguyễn Du bày tỏ cảm tình cũng như niềm nhớ tiếc của ông với triều Tây Sơn. Có lẽ chỉ nên xem đây như một nhận thức nhuộm màu bi quan của Nguyễn Du về thân phận nhỏ nhoi của con người, về những nỗ lực tuyệt vọng của con người trước thói đỏng đảnh quái ác của Tạo hóa, hay nói cách khác, trước Định mệnh. (Không ít lần Nguyễn Du bộc lộ cảm thức này trong thơ.

Ông đã từng có nhận định trong bài “Vị Hoàng doanh”: “Cổ kim vị kiến thiên niên quốc” (Xưa nay chưa từng thấy triều đại nào đứng vững nghìn năm). Cũng như sau này ông sẽ viết trong “Đoạn trường tân thanh”: “Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”). Một nỗi bi quan mang tính tiên nghiệm, có thể nói vậy, và nó đã được khắc sâu thêm trong Nguyễn Du qua sự tái ngộ với các cố nhân trên đất cũ Thăng Long.

Bản thân kinh thành Thăng Long, với Nguyễn Du, cũng là chứng tích của dâu bể sau hai mươi năm ông trở lại. Hai bài “Thăng Long” ông viết khi sứ bộ từ Phú Xuân dừng chân ở Thăng Long trước khi lên Mục Nam Quan cho thấy rất rõ điều đó.

Bài “Thăng Long” thứ nhất, liên hai và liên ba như sau: “Thiên niên cự thất thành quan đạo/ Nhất phiến tân thành một cố cung/ Tương thức mỹ nhân khan bão tử/ Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông” (Những ngôi nhà đồ sộ nghìn xưa, nay thành đường cái/ Một dải thành mới làm mất dấu vết cung điện cũ/ Những cô gái đẹp từng biết nay đều đã ẵm con/ Những bạn hào hiệp lúc trẻ nay thành ông già – Phạm Khắc Khoan và Ngô Ngọc Can dịch).

Bài “Thăng Long” thứ hai, liên một và liên hai là: “Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành/ Do thị Thăng Long cựu đế kinh/ Cù hạng tứ khai mê cựu tích/ Quản huyền nhất biến đạp tân thanh” (Mảnh trăng ngày trước soi xuống ngôi thành mới/ Đây vẫn là Thăng Long, đô thành của các triều vua trước/ Đường sá ngang dọc làm lạc mất dấu vết cũ/ Tiếng đàn sáo cũng đổi khác, xen lẫn âm thanh mới – Vũ Mộng Hùng và Trần Thanh Mại dịch).

Dễ thấy ở hai bài thơ này, cái nhìn vào Thăng Long của Nguyễn Du là cái nhìn luôn có sự liên hệ, đối chiếu giữa xưa và nay, cũ và mới: một phía là từ “tân” (tân thành, tân thanh), và một phía là các từ “cố” (cố cung), “cổ” (cổ thời minh nguyệt), “cựu” (cựu đế kinh, cựu tích). Vẫn là đất Thăng Long ấy mà cứ ngỡ như là đất Thăng Long nào khác.

Bởi lẽ tất cả đã không còn nguyên như trước, cái mới thay thế cái cũ, cái mới đan xen với cái cũ. Thành quách, đường sá, nhà cửa cho chí con người, tất thảy của Thăng Long trong hiện tại đều không khỏi khiến cho ông Chánh sứ Nguyễn Du chạnh lòng nhớ tới Thăng Long trong quá khứ, Thăng Long của cậu Chiêu bảy nhà Xuân quận công Nguyễn Nghiễm.

Giữa Thăng Long ấy và Thăng Long này, giữa cậu Chiêu bảy nọ và ông Chánh sứ Nguyễn Du đây là cả một khoảng thời gian đầy biến động, biến động liên tục mà người trong cuộc không thể ngờ tới: loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Trịnh, quân Lưỡng Quảng của Tôn Sĩ Nghị tràn vào và đại bại trước Tây Sơn, rồi đến lượt triều Tây Sơn sụp đổ trước quân lực của Gia Định…

Phải nhấn mạnh lần nữa rằng sự nhớ tiếc quá khứ của Nguyễn Du ở hai bài thơ này không gắn với bất cứ triều đại nào (ông không phải là người có khuynh hướng chính trị thật rõ ràng). Quá khứ với ông đơn giản là… quá khứ, là thời gian trôi qua và bất khả vãn hồi, là chứng tích để cho thấy rằng con người thật nhỏ nhoi và bất lực trước những biến thiên không thể cưỡng lại.

Không ngẫu nhiên mà ở cả bốn bài thơ làm tại Thăng Long, về Thăng Long của Nguyễn Du đều xuất hiện hình ảnh mái đầu bạc: “Nam hà qui lai đầu tận bạch” (Tôi từ Nam hà trở lại, đầu bạc trắng hết – Long thành cầm giả ca), “Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long” (Đầu bạc còn được thấy cảnh Thăng Long – Thăng Long I), “Tự gia đầu bạch diệc tinh tinh” (Mái tóc mình cũng đã bạc lốm đốm – Thăng Long II), “Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly” (Nay đầu bạc gặp nhau, khóc than nỗi lưu ly – Ngộ gia đệ cựu ca cơ). Mái đầu bạc: sự già lão, mệt mỏi, buông xuôi, bất lực trước cuộc thương hải tang điền!

Về mặt nào đó, có thể khẳng định rằng nếu không có quãng thời gian sống ở Thăng Long, sống và thấm nhiễm bầu khí văn hóa đất đế đô, sẽ không thể có một Nguyễn Du tài hoa và tinh tế như chúng ta từng biết qua thơ chữ Hán, qua văn Nôm.

Đến lượt mình, Nguyễn Du cũng đã trả nghĩa cho Thăng Long, tất nhiên, theo cách của ông. Bốn bài thơ mở đầu tập “Bắc hành tạp lục” đã cho thấy một Thăng Long đẹp: cái đẹp của buổi xế chiều, cái đẹp của lá vàng hoa rụng, cái đẹp nhuốm một màu phôi pha…

Hoài Nam / Văn nghệ Công An

Đường huyết tăng vọt vì 2 thói quen khi ngủ

2 thói quen này sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, ngoài việc khiến con người cảm thấy mệt mỏi còn ảnh hưởng đến đường huyết.

Nhiều nghiên cứu và khảo sát đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường cũng liên quan mật thiết đến giấc ngủ của người bệnh. Theo đó, thói quen ngủ không tốt có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn mắc căn bệnh chuyển hóa này. Dưới đây là những thói quen ngủ như thế, nếu bạn đang phạm phải thì phải nhanh chóng thay đổi kẻo không sớm thì muộn, bệnh tiểu đường cũng sẽ gõ cửa nhà bạn.

1. Ngủ quá lâu hoặc quá ngắn

Tương tự như huyết áp, chỉ số đường huyết cũng có sự thay đổi liên tục trong ngày. Theo lâm sàng, 4 giờ đến 9 giờ sáng là giai đoạn đường huyết dễ tăng cao (được gọi là hiệu ứng bình minh). Nếu bạn ngủ quá lâu và không có thời gian để ăn sáng sẽ tác động đến sự biến đổi đường huyết trong ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nhịn ăn cho đến buổi trưa gây ra đột biến lượng đường trong máu lớn, điều này làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Không chỉ ngủ quá lâu, thói quen ngủ quá ít cũng sẽ khiến đường huyết của bạn dao động. Một nghiên cứu về bệnh tiểu đường chỉ ra rằng, nếu một người có thời gian ngủ kéo dài dưới 6 tiếng thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng khoảng 20% so với những người ngủ đủ giấc. 

Đường huyết tăng vọt vì 2 thói quen khi ngủ: Nếu bạn không phạm phải thì xin chúc mừng!- Ảnh 1.

Nguyên nhân là do khi bị mất ngủ hoặc thức khuya, cơ thể sẽ có phản ứng căng thẳng, nội tiết tố phản ứng nhanh chóng, thần kinh giao cảm của vùng dưới đồi ở trạng thái hưng phấn cao độ, co mạch thúc đẩy tăng huyết áp tăng lên và tiết ra catecholamin với số lượng lớn. Catecholamine ức chế insulin, do đó ảnh hưởng đến sự chuyển hóa bình thường của đường trong máu và gây nên hiện tượng đường huyết tăng.

Tóm lại, thời gian ngủ quá ngắn hay quá dài đều không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết và không tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn hãy hình thành cho mình một thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc để đường huyết khỏe mạnh hơn.

2. Bật đèn khi ngủ

Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy nếu bạn bật đèn khi ngủ trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đường huyết tăng vọt vì 2 thói quen khi ngủ: Nếu bạn không phạm phải thì xin chúc mừng!- Ảnh 2.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi trong thời gian dài đối với 20 người ở độ tuổi 18-40 và phát hiện ra rằng việc ngủ trong điều kiện có nhiều ánh sáng lâu dài thì mức độ kháng insulin sẽ tăng lên đáng kể và khả năng đáp ứng của các tế bào đối với hormone insulin của con người giảm xuống. 

Các chuyên gia cho rằng điều này có liên quan đến việc tiết melatonin bất thường. Tốt nhất bạn nên bịt mắt hoặc tắt đèn khi ngủ để tránh ánh sáng ảnh hưởng tới đường huyết và giấc ngủ của bạn.

Làm thế nào để đường huyết ổn định khi ngủ 

Các chuyên gia đã nhấn mạnh rằng thói quen quan trọng nhất để có thể kiểm soát lượng đường vào ban đêm chính là ưu tiên giấc ngủ của mình. Thói quen ngủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của glucose và insulin trong máu. Do đó, để giữ cân bằng lượng đường trong máu, hãy cố gắng ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. 

Bên cạnh việc thực hiện cân bằng giấc ngủ, việc kết hợp cả tập luyện và duy trì chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng hơn, đồng thời kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả.

Đường huyết tăng vọt vì 2 thói quen khi ngủ: Nếu bạn không phạm phải thì xin chúc mừng!- Ảnh 3.
đường hu

Những người mắc bệnh tiểu đường nên lưu ý đến tình trạng bệnh của mình bởi họ có thể sẽ gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ hoặc trằn trọc suốt đêm. Các hiện tượng như thường xuyên khát nước, đi tiểu và đói đều có thể khiến họ khó có được một giấc ngủ trọn vẹn. Do đó, những người này nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ và có thể trao đổi với bác sĩ để kiểm soát những vấn đề này nhưng một cách để tối đa hóa số giờ ngủ và tạo thói quen ngủ ngon.

Tóm lại, một thói quen ngủ tốt là cơ sở cho sức khỏe. Do đó, mọi người cần phải duy trì thói quen ngủ tốt. Tốt nhất là nên ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ 6-8 tiếng mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ánh Lê (Tổng hợp) / Tổ Quốc / Shoha

1 loại quả nhiều vitamin C gấp 4 lần cam, giúp hạ đường huyết, trẻ hóa: Rất sẵn ở chợ Việt

Loại quả này không quá xa lạ với người Việt với vô vàn chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khoẻ.

Ổi có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới, là một loại trái cây rất phổ biến. Vị ổi có thể từ rất ngọt đến chua, tùy thuộc vào độ chín của quả và có rất nhiều lựa chọn khác nhau về cách ăn ổi.

1 loại quả nhiều vitamin C gấp 4 lần cam, giúp hạ đường huyết, trẻ hóa: Rất sẵn ở chợ Việt- Ảnh 1.

Theo Healthline, trong 100g ổi có 85g nước, 8,920g đường; 0,6g protit; 7,7g gluxit; 6g xenlulozơ; 291 mg kali; 5.204mcg Lycopen; 10mg canxi; 16mg photpho… Ngoài ra, ổi còn được nhiều người nhớ tới bởi chứa một lượng vitamin C cao gấp 4 lần cam (228mg >53mg).

Với những dưỡng chất vượt trội, ổi có thể được xem là ‘thần dược’ chữa bệnh. Ăn ổi thường xuyên sẽ giúp bạn phòng và điều trị một số triệu chứng dưới đây:

Phòng chống ung thư

Ổi chứa hàm lượng cao chất lycopene và chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến tiền liệt ung thư vú.

Bên cạnh đó, lycopene còn có tác dụng chống lại sự ảnh hưởng của các gốc tự do, giúp cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Trong đó, ổi có phần thịt màu đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn những trái ổi có phần thịt trắng.

Giảm lượng đường trong máu

Hai khía cạnh rất quan trọng khiến ổi trở thành loại trái cây lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường là: Ổi giàu chất xơ (giúp cho lượng đường trong máu không tăng đột biến) và có chỉ số đường huyết thấp (giúp hạn chế lượng đường trong máu tăng)…

Sử dụng mỗi ngày 1-3 trái ổi xanh, rửa sạch, ép lấy nước cốt hoặc dùng máy xay sinh tố, thêm nước, xay nhuyễn, lọc bỏ bã, uống đều trong 7 ngày nên được thêm vào chế độ ăn kiểm soát bệnh lý tiểu đường. Bởi ổi sẽ góp phần phòng tránh những đột biến do lượng đường trong máu tăng cao.

Ngăn ngừa cao huyết

Ổi còn giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa quá trình làm máu trở nên đặc, vì vậy làm tăng tính linh động của máu, giúp máu thoát khỏi họa “kẹt xe” và lưu thông trong cơ thể một cách dễ dàng hơn.

Những nghiên cứu y học cho thấy nếu cơ thể chúng ta tiêu thụ những loại thực phẩm không có chất xơ thì dễ bị “dính” chứng cao huyết áp, thực phẩm được tiêu thụ sẽ mau chóng chuyển thành đường. Do ổi có nhiều chất xơ, chỉ số đường huyết (glycemic index) thấp nên cũng có tác dụng hạ huyết áp.

Làm chậm quá trình lão hoá

Ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin giúp làn da của bạn sáng mịn tự nhiên. Những chất chống oxy hóa này cũng bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và giúp ngăn ngừa nếp nhăn. Nhờ loại trái cây tuyệt vời này mà làn da của bạn sẽ đẹp hơn bao giờ hết.

1 loại quả nhiều vitamin C gấp 4 lần cam, giúp hạ đường huyết, trẻ hóa: Rất sẵn ở chợ Việt- Ảnh 2.

Cải thiện thị lực

Tuổi tác đôi khi mang đến những thay đổi làm suy yếu thị lực và mắt của chúng ta, nhưng có nhiều cách tiếp cận khác nhau để duy trì sức khỏe của mắt suốt đời.

Ổi có một lượng lớn vitamin A. Nó không chỉ có thể giúp giữ cho thị lực của bạn nguyên vẹn mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể và khô mắt.

Hỗ trợ điều trị táo bón

Đây là công dụng của ổi mà nhiều người biết đến vì thành phần của ổi rất giàu chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón. Một quả ổi trung bình có thể cung cấp đến 35% nhu cầu chất xơ mỗi ngày của cơ thể.

Đặc biệt, hạt ổi còn có tác dụng nhuận tràng và làm sạch đường ruột nên bạn đừng vứt bỏ hạt ổi.

Hỗ trợ giảm cân

Là thực phẩm giàu chất thô, chứa nhiều chất xơ, giàu vitamin, protein và khoáng chất, nhưng không có cholesterol và ít carbohydrate khiến bạn có cảm giác ngon miệng và no lâu. Chỉ cần ăn một quả ổi trong bữa ăn trưa, bạn sẽ không cảm thấy đói đến tối. Nhưng cũng chỉ nên ăn 2-3 trái mỗi ngày nếu ăn nhiều chất xơ trong ổi sẽ làm bạn khó tiêu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù tốt cho sức khỏe, nhưng mỗi ngày người khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn 2 – 3 quả, nếu ăn quá nhiều lượng chất xơ phong phú trong quả ổi sẽ gây nặng bụng, khó tiêu.

Thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng và giữa các bữa ăn sáng – trưa là thời điểm khá thích hợp để ăn ổi. Ổi hoàn toàn an toàn cho dạ dày và đường ruột. Vì vậy, bạn có thể ăn ổi vào buổi sáng khi chưa ăn gì, hoặc nếu ăn sau bữa sáng hay trưa thì bạn nên ăn cách các bữa từ 30 phút trở lên.

Đinh Anh / tổng hợp / Tổ Quốc

Phần Lan âm thầm trở thành quốc gia hàng đầu về máy tính lượng tử, hướng tới tích hợp AI để tạo ra một cỗ máy “siêu phàm”

Giữa cơn bão trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử vẫn phát triển và chậm rãi đến đích.

Năm 1965, nhà tiên phong về lĩnh vực đông lạnh học Olli V. Lounasmaa đã thiết lập Phòng thí nghiệm Nhiệt độ Thấp (LTL) tại trường Đại học Aalto nhằm nghiên cứu vật lý ở nhiệt độ cực thấp. Bỏ ngoài tai những hoài nghi ban đầu vì “không lý do gì để nghiên cứu về cái lạnh ở Phần Lan”, dự án LTL đã phát triển mạnh mẽ, thu hút các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới, từ đó đặt nền móng cho hệ sinh thái startup máy tính lượng tử hàng đầu của Phần Lan.

Đã từ lâu, máy tính lượng tử vốn thuộc về lãnh giới của giấc mơ. Câu nói của đại văn hào khoa học giả tưởng Arthur C. Clarke từ thập niên 70, rằng “bất kỳ công nghệ tiên tiến nào cũng đều không thể phân biệt được với ma thuật“, dường như tiên đoán về những hiện tượng như rối lượng tử.

Tuy nhiên, từng mảnh ghép của bức tranh toàn cảnh đang dần được ghép lại, với một tốc độ nhanh chưa từng có.

Phần Lan âm thầm trở thành quốc gia hàng đầu về máy tính lượng tử, hướng tới tích hợp AI để tạo ra một cỗ máy “siêu phàm”- Ảnh 1.
Hình dáng máy tính lượng tử như công chúng vẫn biết – Ảnh: Wired.

Những chướng ngại vật hiện tại

Trước khi đi sâu vào lĩnh vực lượng tử, đây là một chút thông tin cơ bản về máy tính lượng tử sử dụng bit lượng tử làm đơn vị cơ bản của dữ liệu. Những khái niệm chúng ta hiện có khá khiêm tốn, nhưng tiềm năng của chúng có lẽ phải so sánh với … phép thuật.

Trong một tương lai xán lạn, nơi giấc mơ lượng tử trở thành hiện thực, máy tính lượng tử sẽ có thể giải quyết các vấn đề phức tạp, bao gồm biến đổi khí hậu, phát minh siêu vật liệu mới và ứng dụng được chúng, tìm ra loại thuốc mới, tạo ra những hình thức mã hóa siêu an toàn và nhiều hơn nữa.

Mục tiêu cuối cùng sẽ là vận hành một số hệ thống trí tuệ nhân tạo, tăng tốc AI với sự giúp đỡ của máy tính lượng tử, và hệ thống như vậy sẽ có thể giải quyết một số câu hỏi ở mức độ siêu phàm“, Juha Vartiainen, nhà đồng sáng lập của IQM – công ty Phần Lan đang dẫn đầu Châu Âu về phần cứng mạch siêu dẫn của máy tính lượng tử – chia sẻ với The Next Web.

Có thể đó sẽ là những câu hỏi triết học liên quan tới về bản chất của thế giới, sinh ra khi lần đầu tiên có quyền truy cập vào thế giới lượng tử“, anh Vartiainen mơ màng suy tư. Về cơ bản, đó là những câu hỏi cực kỳ quan trọng về Cuộc sống, về Vũ trụ và về Vạn vật.

Phần Lan âm thầm trở thành quốc gia hàng đầu về máy tính lượng tử, hướng tới tích hợp AI để tạo ra một cỗ máy “siêu phàm”- Ảnh 2.
Midjourney “tưởng tượng” ra một cỗ máy tính lượng tử tích hợp trí tuệ nhân tạo.

Nhưng đây vẫn là thế giới mới chỉ tồn tại trong mơ. Công nghệ lượng tử, và đặc biệt là máy tính lượng tử, vẫn còn trong giai đoạn thai nghén. Các startup đang tìm cách khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực cần phải tìm cách tồn tại về mặt tài chính trong thời kỳ được gọi là “kỷ nguyên NISQ”. Khái niệm này này viết tắt cho Noisy Intermediate-Scale Quantum (tạm dịch là Lượng tử Tầm Trung vẫn còn Nhiễu), nhắc tới tình hình hiện tại nơi các phép toán vẫn có tỷ lệ lỗi cao do nhiễu lượng tử, đồng thời số lượng qubit của máy tính còn hạn chế.

Đây vẫn được coi là thời kỳ khai phá, chưa phải lúc xuất hiện những ứng dụng thương mại thực sự. Điều này đồng nghĩa với việc các startup máy tính lượng tử đối mặt với khó khăn thiếu vốn để duy trì tốc độ phát triển.

Vấn đề địa chính trị của lượng tử giới

Do khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư, lợi thế trong lĩnh vực máy tính lượng tử chủ yếu thuộc về các quốc gia có chính phủ sẵn lòng đầu tư cho những lợi ích về kinh tế và địa chính trị tương lai. Năm 2022, Trung Quốc đã đổ vào công nghệ này 15,3 tỷ USD, tiếp theo là chỉ 1,8 tỷ USD từ chính phủ Hoa Kỳ, và 1,2 tỷ USD từ Liên minh Châu Âu.

Thị trường máy tính lượng tử, trị giá 9,3 tỷ USD vào năm 2022, dự kiến sẽ tăng lên 203 tỷ USD vào năm 2032. Các công ty có dự án lượng tử đáng chú ý bao gồm các gã khổng lồ công nghệ như IBM, Google, Amazon và Microsoft. Vậy mà, một quốc gia nhỏ ở Bắc Âu đã xây dựng một hệ sinh thái công nghệ lượng tử dẫn đầu thế giới — bao gồm một công ty mà nếu vắng mặt, máy tính lượng tử sẽ chẳng thể tồn tại.

Theo quan điểm của chúng tôi, đây mới là khởi đầu câu chuyện“, Jonas Geust, CEO của Bluefors, công ty dẫn đầu thị trường toàn cầu sản xuất thiết bị làm lạnh cho máy tính lượng tử. Đó chính là những “đèn chùm” màu vàng giữ cho các qubit lạnh và ổn định, là thành tố tối quan trọng để qubit siêu dẫn ngày nay hoạt động.

Mặc dù vậy, khi quy mô hệ thống máy tính lượng tử ngày một lớn, những chùm đèn màu vàng sẽ trở thành công nghệ “tối cổ”. Thiết bị làm lạnh lớn nhất của Bluefors tính đến nay là KIDE, được xây dựng để hỗ trợ hệ thống 1.000 qubit (như chip Quantum Condor của IBM). KIDE có cấu trúc khác biệt ở chỗ nó đứng trên sàn, thay vì treo từ trần nhà.

Phần Lan âm thầm trở thành quốc gia hàng đầu về máy tính lượng tử, hướng tới tích hợp AI để tạo ra một cỗ máy “siêu phàm”- Ảnh 3.
“Tủ lạnh” của Blefors có thể giúp máy tính lượng tử 1.000 qubit vận hành – Ảnh: Bluefors.

KIDE có dạng hình lục giác, hỗ trợ đặt một KIDE khác cạnh nó để liên kết nhiều máy tính lượng tử với nhau. “Chúng tôi đang xem xét cách xây dựng khả năng mở rộng dựa trên các nhu cầu công nghiệp đa dạng“, Geust nói thêm.

Bluefors được thành lập vào năm 2008 bởi Rob Blauwgeers và Pieter Vorselman. Hiện nay công ty này có 600 nhân viên, doanh thu hơn 160 triệu Euro, và coi Hoa Kỳ “như ngôi nhà thứ hai”. Công ty cũng đang khám phá những ứng dụng khác cho công nghệ làm lạnh cực thấp của mình, như làm mát cho cảm biến nhạy cảm dùng trong thiên văn học, lưu trữ hydro, và khoa học vật liệu cơ bản.

Sức mạnh của hệ sinh thái Phần Lan và khả năng tìm kiếm tài năng của doanh nghiệp địa phương

Ngoài truyền thống học cao, nhờ đâu Phần Lan trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực lượng tử này? “Thực sự thì nó gói gọn trong một khu vực nhỏ — có lẽ chỉ trong bán kính hai, ba kilomet, có kha khá đơn vị tham gia lĩnh vực lượng tử”, Vartiainen nói. Việc tiếp cận vào cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng được hỗ trợ bởi chính phủ nước sở tại, giúp các startup nhanh chóng bắt kịp cuộc chơi.

Về phần mình, Bluefors hoạt động tích cực với các trường đại học và nhận nhiều sinh viên thực tập vào mùa hè. Quả thật, việc hợp tác giúp ích nhiều trong giải quyết bài toán nhân sự. Đơn cử như khi cần kỹ năng kỹ thuật vi mô, Bluefors đã tìm tới Trường dạy nghề Đồng hồ đeo tay Phần Lan nằm cách họ không xa.

Khi được hỏi về khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài cho công việc đòi hỏi kỹ năng cao như vậy, Geust cho biết: “Đó là một thách thức liên tục diễn ra. Tôi nghĩ đây là điều mà bất kỳ ai làm việc với công nghệ mới đều trải qua“.

Quãng đường đạt được ưu thế lượng tử – thời điểm máy tính lượng tử vượt khả năng tính toán của máy tính truyền thống – vẫn còn xa. Không hành trình nào thiếu đi bước đầu tiên, và dù nhanh chóng hay chậm rãi, cứ tiếp bước là ta có thể tới được đích.

Theo The Next Web / genk VN

Tại sao Trung Quốc và Hoa Kỳ được coi là hai thế lực thống trị đương nhiên trên thế giới trong lĩnh vực AI?

Việc Mỹ và Trung Quốc nắm vị thế thống trị ngành Ai (trí tuệ nhân tạo) có những lý do phía sau.

Tại sao Trung Quốc và Hoa Kỳ được coi là hai thế lực thống trị đương nhiên trên thế giới trong lĩnh vực AI?- Ảnh 1.

1. Thống trị về siêu máy tính: Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đầu tư cực lớn vào việc nghiên cứu và phát triển các hệ thống siêu máy tính, đặc biệt là máy tính siêu lượng tử (quantum computing), có khả năng tính toán gấp hàng triệu lần so với các loại siêu máy tính mạnh nhất hiện nay.

Siêu máy tính có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huấn luyện các mô hình AI phức tạp và tiến hành xử lý dữ liệu quy mô lớn, nhờ đó có lợi thế cạnh tranh vượt trội trong nghiên cứu AI.

2. Lượng dữ liệu khổng lồ: Việc hàng tỷ người trên thế giới sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung đã giúp Hoa Kỳ và Trung Quốc sở hữu lượng dữ liệu khổng lồ, là nhiên liệu đầu vào quan trọng cho các thuật toán AI. Với dân số đông và hệ sinh thái kỹ thuật số rộng lớn, điều này tạo ra khối lượng dữ liệu khổng lồ được sử dụng để huấn luyện và cải tiến các mô hình AI.

3. Mô hình ngôn ngữ lớn có độ tương tác cao(Large Interactive Language Model): Cả hai quốc gia đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các mô hình ngôn ngữ tương tác lớn như GPT-3 của OpenAI và Wu Dao của Trung Quốc. Những mô hình này có thể hiểu và tạo ra ngôn ngữ giống con người, mở ra khả năng cho các công nghệ truyền thông và xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiên tiến hơn.

4. Nền tảng Khoa học và nghiên cứu sâu: Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới, các trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh và các trường đại học danh tiếng. Điều này giúp họ có nguồn lực nghiên cứu sâu, đóng góp vào những tiến bộ của AI. Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đầu tư mạnh vào nghiên cứu AI cơ bản, dẫn đến những đột phá trong các lĩnh vực như thị giác máy tính, học máy và robot.

5. Thị trường lớn cộng với tiềm năng kinh tế khổng lồ: Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai thị trường khổng lồ và hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này tạo ra động lực mạnh mẽ cho các công ty và nhà đầu tư phát triển và triển khai công nghệ AI để phục vụ nhu cầu các thị trường này, thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế.

6. Chính sách hỗ trợ và tài trợ: Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thực hiện các chính sách và sáng kiến hỗ trợ phát triển và đổi mới AI. Các khoản này bao gồm tài trợ cho các dự án nghiên cứu, thành lập các viện và trung tâm tập trung vào AI, đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa giới học thuật, ngành công nghiệp và chính phủ.

7. Tinh thần doanh nhân và năng lực lãnh đạo trong lĩnh vực AI: Hoa Kỳ và Trung Quốc có hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động và là nơi đặt trụ sở của các công ty AI hàng đầu thế giới như Baidu, Alibaba, Tencent, Huawei, SenseTime, iFlytek, Megvil… của Trung Quốc hay Google, NVIDIA , Meta, Microsoft, Amazon, OpenAI… của Mỹ. Những gã khổng lồ công nghệ và các công ty khởi nghiệp ở những quốc gia này đã có những đóng góp đáng kể cho việc đổi mới và triển khai AI, củng cố hơn nữa vị thế của họ với tư cách là những công ty có vị thế và ảnh hưởng vượt trội so với đối thủ ở các quốc gia khác trong bối cảnh AI toàn cầu.

Nhìn chung, sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng điện toán tiên tiến, nguồn dữ liệu khổng lồ, năng nghiên cứu vượt trội, thị trường rộng lớn, chính sách hỗ trợ của nhà nước và sự dẫn đầu trong ngành đã khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc trở thành các quốc gia tiên phong trong phát triển AI toàn cầu.

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn / Theo Nhịp sống Thị trường

Chùm ảnh: Choáng ngợp trước khu đền tháp Hindu cổ lớn nhất Indonesia

Không chỉ đồ sộ về kiến trúc, quần thể đền Prambanan còn được coi là kho tàng vô giá của nghệ thuật điêu khắc với các tác phẩm chạm trổ trên đá rất chi tiết và tinh xảo.

Tọa lạc tại tỉnh Yogyakarta, thuộc đảo Java, quần thể đền tháp Prambanan có tuổi đời hơn 1.000 năm, là đền thờ Hindu lớn nhất ở Indonesia và lớn thứ hai tại Đông Nam Á. Ảnh: Wikipedia.

Bắt đầu được xây dựng từ năm 850 dưới thời vua Rakai Pikatan của vương quốc Medang, công trình kỳ vĩ này là nơi thờ Trimurti, ba vị thần tối cao của đạo Hindu gồm thần sáng tạo Brahma, thần duy trì Vishnu và thần hủy diệt Shiva. Ảnh: Migola Travel.

Trung tâm của ngôi đền này là 6 ngọn tháp có kích thước khác nhau, trong đó tháp trung tâm là tháp lớn nhất với chiều cao 47m. Bao quanh các ngọn tháp này là trên 200 ngọn tháp nhỏ khác mà hầu hết đã bị hủy hoại, chỉ còn lại phần nền móng. Ảnh: Lonely Planet.

Nhìn chung, các chi tiết kiến trúc của cụm đền Prambanan liên kết với nhau chặt chẽ trên một quy mô rất rộng lớn, cho thấy trình độ xây dựng đáng ngạc nhiên của cư dân trên đảo Java hơn 1.000 năm trước. Ảnh: Westend61.

Không chỉ đồ sộ về kiến trúc, quần thể đền Prambanan còn được coi là kho tàng vô giá của nghệ thuật điêu khắc với các tác phẩm chạm trổ trên đá rất chi tiết và tinh xảo. Ảnh: Oliwia Papatanasis.

Vào những năm 930, trung tâm chính trị của Medang được Vua Mpu Sindok dời tới Đông Java. Từ đó, đền bị bỏ rơi và hoang tàn theo thời gian. Ảnh: National Geographic.

Những cánh rừng nhiệt đới rậm rạp đã che kín ngôi đền cho tới năm 1811, trong thời kỳ đô hộ ngắn ngủi của Vương quốc Anh ở Đông Ấn Hà Lan, nhà thám hiểm Colin Mackenzie đã tình cờ tìm ra Prambanan. Ảnh: Klook.

Tuy vậy, thay vì được nghiên cứu một cách nghiêm túc, trong nhiều thập kỷ, khu đền tháp trở thành nơi những người thực dân Hà Lan đến lấy các phù điêu của đền về trang trí vườn hay người dân địa phương lấy đá tảng về làm vật liệu xây dựng. Ảnh: Migola Travel.

Những khám phá của các nhà khảo cổ thiếu tâm huyết trong thập niên 1880 chỉ làm cho khu đền bị cướp phá thêm. Mãi tới năm 1918, việc tái thiết mới được bắt đầu, và phải đến năm 1930 thì việc phục chế mới đúng bài bản. Ảnh: Borobudur Park.

Ngôi đền chính được hoàn thành trong năm 1953. Các nỗ lực phục chế đến nay vẫn được tiếp tục, nhưng gặp nhiều trở ngại do quá nhiều tác phẩm bằng đá đã bị lấy mất hoặc dùng để xây dựng công trình ở nơi khác. Một số lớn đền tháp nhỏ vẫn không thể phục hồi và chỉ còn nền móng. Ảnh: Google Arts & Culture.

Dù vậy, những gì còn lại của Prambanan vẫn đủ để khiến con người thời nay choáng ngợp. Vào năm 1991, ngôi đền Hindu vĩ đại này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Daily Travel Pill.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tuổi 75, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sống khép kín tại Mỹ

Nhắc đến tên tuổi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, người yêu nhạc sẽ nhớ ngay tới những bản tình ca bất hủ được nhiều thế hệ yêu thích như: Niệm khúc cuối, Bản tình cuối, Chiều nay không có em, Áo lụa Hà Đông, Giọt nước mắt ngà, Mắt biếc, Giáng ngọc, Tuổi 13, Mùa thu cho em, Bản tình ca cho em, Riêng một góc trời…

Đêm nhạc kỷ niệm 60 năm tình ca Ngô Thụy Miên mang tên Mắt biếc được tổ chức vào 20h ngày 12.8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ tiếp nối dòng chảy âm nhạc vào tháng 8 mùa Thu Hà Nội.

Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên

Trong Live concert Mắt biếc, khán giả sẽ được đắm chìm trong những tình khúc bất hủ Ngô Thụy Miên qua giọng hát của danh ca Elvis Phương, ngôi sao trẻ của làng âm nhạc – ca sĩ Phương Phương Thảo, Sao mai Lê Việt Anh, Huy Quyết, Ngọc Châm, Bách Nguyễn, Tuấn Anh, Trần Tuấn Hoà, Diệu Thuý, Phương Anh…

Đảm trách vai trò Tổng đạo diễn chương trình live concert kỷ niệm 60 năm tình ca Ngô Thụy Miên là nhạc sĩ Nguyễn Quang. Anh sẽ đem tới đêm nhạc những bản phối và ý tưởng mới mẻ về dàn dựng sân khấu. Nhạc sĩ Nguyễn Quang cho hay: “Tôi cảm nhận âm nhạc Ngô Thụy Miên có giai điệu rất đẹp, tình cảm, lãng mạn. Lời bài hát buồn man mác nhưng không có sự đau khổ, oán hận, bi thương mà luôn chờ mong ngày gặp lại và ngày mai tươi sáng tốt đẹp hơn. Với tôi, âm nhạc của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên rất gần gũi, giống như chính âm nhạc của ba tôi – nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9”.

Nhạc sĩ Nguyễn Quang tiết lộ trong đêm nhạc anh muốn xây dựng hình tượng nghệ sĩ Ngô Thụy Miên và “bóng hồng” của ông sẽ là biểu tượng tình yêu đi xuyên suốt chương trình.

Khi được hỏi về cuộc sống hiện tại của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, nhạc sĩ Nguyễn Quang chia sẻ: “Theo tôi biết, chú có sức khỏe tốt. Ở Mỹ, chú là người có cuộc sống khép kín, đơn giản.

Nhà của chú ở trên đồi cao ngoại ô, không phải ở thành thị. Tôi có cảm giác chú thấy như vậy là mãn nguyện rồi. Người lớn tuổi như chú mà có thể trả lời email tức là sức khỏe tốt, mắt tốt. Tôi hy vọng chú khỏe, thảnh thơi và sống hạnh phúc”.

Cũng theo nhạc sĩ Nguyễn Quang, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên là người duy nhất ông biết không dùng điện thoại.

Ngô Thụy Miên bắt đầu viết nhạc từ năm 1963 khi mới 15 tuổi. Chỉ 2 năm sau, ông đã được công chúng biết đến với ca khúc Chiều nay không có em ra đời năm 1965. Với ca khúc Riêng một góc trời ra đời 20 năm sau đó, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tạo nên một góc riêng được gọi là “Miên khúc” trong âm nhạc Việt Nam.

Trong suốt sự nghiệp của mình, hầu hết các sáng tác của Ngô Thụy Miên là tình ca. Ông là một trong số ít nhạc sĩ đã dành trọn cuộc đời để sáng tác tình ca. Ông từng lý giải rằng “vì thấy thích hợp với con người, với cá tính của mình và cũng vì tình yêu mãi mãi vẫn là một đề tài muôn thuở cho người nghệ sĩ sáng tác”.

Các tình khúc của Ngô Thụy Miên đã giúp cho nhiều nghệ sĩ thành danh. Chính các nghệ sĩ thừa nhận họ yêu mến bởi cảm thấy nhạc Ngô Thụy Miên như “nói hộ lòng mình”.

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên cũng từng trải lòng: “Sáng tác của tôi viết ra không hẳn cho một đối tượng thính giả nào mà chỉ dành cho những người có thể chia sẻ những tình cảm, tâm tư riêng với mình mà thôi. Tình yêu đối với tôi dù sung sướng hay khổ đau cũng là một điều rất thiêng liêng. Yêu không có nghĩa là phải chiếm hữu cho riêng mình, yêu là cho tận cùng, là chấp nhận hết những buồn vui, khổ hận để mang lại hạnh phúc cho người yêu”.

HÀN TRIỆT/VNN

Những thần thánh của Ấn Độ

Ấn Độ không chỉ là nền dân chủ đông dân nhất thế giới mà còn là một bức khảm phong phú của nhiều nền văn hóa và tôn giáo. Tôi không phải là một người tín ngưỡng nhưng tôi luôn bị cuốn hút bởi vẻ đẹp và sự đa dạng của các tôn giáo trên thế giới. Khi du lịch khám phá, tôi luôn cố gắng tìm hiểu về tín ngưỡng của dân tộc và sự ảnh hưởng của tôn giáo đến bản sắc quốc gia. Và tôi có thể nói rằng trong rất ít quốc gia thế giới tín ngưỡng phong phú, đa dạng và gắn liền với cuộc sống của người dân một cách rõ rệt như ở Ấn Độ.

Như mọi du khách mới đặt chân ở Ấn Độ, tôi bị choáng ngợp bởi cú sốc văn hóa và một thực tế chưa từng thấy xâm chiếm các giác quan của tôi: những gam màu sặc sỡ của những ngôi nhà cổ và áo sari, sự hỗn loạn và bẩn thỉu của phố xá, không khí oi bức và cơn mưa nhiệt đới đổ ập xuống, sự pha trộn của các tiếng lộn xộn inh ỏi của giao thông với tiếng thánh ca đến từ các đền chùa đông nghịt tín đồ, mùi trầm hương ngọt ngào pha trộn với mùi cari…

Bên bờ sông Hằng ở Varanasi

Tôi đi bộ giữa đám đông chen chúc, vừa né tránh phân bò trên phố vừa vuốt ve đầu những con bò nhàn rỗi ngủ gật giữa phố, tình trạng choáng váng trước những cảnh tượng khó tin ở mọi nẻo đường như thể tôi vừa hạ cánh trên một hành tinh mới lạ. 

Điểm đến đầu tiên của tôi là thành phố Varanasi nằm trên bờ sông Hằng huyền thoại, là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của Ấn Độ. Không chỉ là một trong tứ thánh địa của Phật giáo, Varanasi còn gắn liền với đạo Hindu và thu hút hàng triệu người hành hương mỗi năm. Ít nơi ở Ấn Độ đẹp đẽ, nhộn nhịp, sống động và đầy màu sắc như các bến sông (cầu thang dẫn xuống sông hay còn gọi là ghat) dọc theo bờ sông Hằng, nơi mà các người dân xuống để tắm gội tẩy trần hay cầu nguyện.

Đền Hoa Sen ở Delhi là một đền thờ Bahai rất nổi tiếng.

Lạ thay, đúng vào ngày tôi đến thăm, Varanasi chứng kiến hiện tượng nhật thực dài nhất của thế kỷ nên bờ sông cực kỳ náo nhiệt như thể tôi đang dự lễ hội Kumbh Mela: hàng chục nghìn người dân đổ vào bờ sông để xoa dịu các vị thần và được nước sông linh thiêng gột rửa tội lỗi. Tôi thuê một cái thuyền để nhìn xem toàn cảnh các bến sông.

Người Hindu tin rằng cuộc sống không thể trọn vẹn nếu ta không tắm rửa tại sông Hằng ít nhất một lần trong đời. Trớ trêu thay, ngoài việc cung cấp nước và kế sinh nhai cho nửa tỷ người dân Ấn Độ, sông Hằng cũng là một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới với rác rến nổi lềnh bềnh ở khắp nơi.

Trong các tôn giáo phương Đông mà tôi từng bắt gặp, đạo Hindu chính là tôn giáo xa lạ và bí ẩn nhất với tôi. Được coi là tôn giáo lâu dài nhất thế giới (và đông dân nhất sau Kitô giáo và Hồi giáo), đạo Hindu có khoảng ba mươi triệu vị thần và dù mỗi vị thần có tên, tính cách và ngoại hình riêng, họ thường được xem là những khía cạnh của cùng một hiện thực tối thượng được gọi là Brahman.

Vị thần Brahman có bốn cái đầu, hay di chuyển trên lưng thiên nga và thích ngồi trên đóa hoa sen. Vị thần Vishnu có bốn tay, đeo nhiều trang sức và có vợ tên là Lakshmi, nữ thần của sự thịnh vượng. Vị thần Shiva có con mắt thứ ba trên trán, con rắn quanh cổ, cầm vũ khí đinh ba và theo truyền thuyết, sông Hằng chảy từ mái tóc rối bù của ông ta.

Bò là linh vật ở Ấn Độ

Thần Shiva và nữ thần Parvati có một con mang tên Ganesha. Thần Ganesha có đầu voi vì theo truyền thuyết, một hôm Shiva nóng nổi lên và chặt đứt đầu con mình nên đành phải gán đầu một con voi để thay thế… Trái lại với các tôn giáo độc thần như Kitô giáo hay Hồi giáo, người Hindu không tin vào thiên đàng hay hỏa ngục mà tin vào vòng luân hồi và sự tái sinh, kết quả ngọt hay đắng thì phụ thuộc vào hoạt động của từng người và quy luật nhân quả. Ngoài đạo Hindu và Phật, một tôn giáo lớn khác của Ấn Độ tin vào luân hồi: đạo Sikh, tôn giáo lớn thứ năm thế giới xét theo số lượng tín đồ.

Tôi đến thăm Đền vàng ở vùng Panjab, địa điểm linh thiêng nhất của đạo Sikh. Ngôi đền được xây bằng đá cẩm thạch và hàng trăm kilô vàng ròng, có hồ nước bao quanh và bề ngoài sáng bóng, lộng lẫy đến nỗi tôi cứ chôn chân tại chỗ, bị lóa mắt trước vẻ đẹp của nó. Tôi dành hai ngày đêm tại Đền vàng đi dạo quanh tổ hợp, chiêm ngưỡng kiến trúc hay trò chuyện với người Sikh. Tôi ăn mỗi bữa tại nhà bếp công cộng của đền, nơi phục vụ miễn phí tới 100.000 suất ăn mỗi ngày.

Đền Vàng, trung tâm thiêng liêng của đạo Sikh

Tôi hay quan sát những tín đồ Sikh và không thể rời mắt từ chiếc khăn quấn turban khổng lồ trên đầu họ. Turban là nét đặc trưng, biểu tượng và niềm hãnh diện của những đàn ông Sikh, nó làm cho họ dễ nhận biết được ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Không chỉ vậy, theo truyền thống đàn ông Sikh nên mang theo một vũ khí đặc biệt (dao găm hai lưỡi gươm cong) và từ thời xa xưa họ được đánh giá là những chiến binh xuất sắc: thời thuộc địa Anh, người Sikh chiếm tới cả một nửa quân đội Ấn Độ dù dân số của họ chỉ chiếm 2% dân số Ấn Độ. Thêm nữa, người Sikh thường thuộc tầng lớp giàu có và trung bình kiếm khoản tiền cao hơn gấp ba lần so với người Hindu, trong khi ở Anh họ được coi là cộng đồng tôn giáo thiểu số khá giả nhất sau cộng đồng Do Thái.

Tôi thấy nhiều nét của đạo Sikh rất thú vị. Ví dụ tất cả mọi đàn ông Sikh đều cùng mang một họ tương tự Singh (có nghĩa là ”sư tử”). Hay việc đạo Sikh nghiêm cấm cắt tóc hay cạo râu vì coi chúng là vật linh thiêng và biểu tượng của niềm hãnh diện. ”Không cạo râu cả đời thì nó chắc mọc tới tận đất chứ?”, tôi sửng sốt hỏi. Người Sikh đáp rằng họ che mái tóc dưới khăn turban và cuộn tròn râu dưới cằm.

Trong cuộc hành trình kéo dài 40 ngày ở Ấn Độ, tôi khám phá thêm những tôn giáo bản địa thú vị. Vậy một hôm tôi bước vào một đền có vẻ dáng rất khác biệt: nó được xây bằng cẩm thạch, có nhiều cột, chữ Vạn và những bức ảnh của những người thánh nhân trần truồng treo trên tường. Đó là ngôi đền Kỳ Na (Jain), tôn giáo có khoảng bốn triệu người theo ở Ấn Độ và được sáng lập vào cùng thời điểm với Phật giáo.

Tín dồ Kỳ Na giáo có trình độ biết chữ cao nhất trong bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác ở Ấn Độ và họ tin rằng tâm hồn của tất cả mọi sinh vật đều có nguồn gốc thiêng liêng. Do vậy, phi bao lực đối với tất cả cá thể sống là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của đạo. Theo nguyên tắc, tín đồ Kỳ Na ăn chay và đối xử với các động vật (kể cả các vi sinh vật!) rất chu đáo, làm hết mình để không làm hại chúng đến nỗi không nên giết muỗi hay côn trùng và thậm chí đeo khẩu trang để tránh vô tình nuốt muồi!

Một tôn giáo khác mà tôi khám phá ở Ấn Độ mang tên Bahai và ra đời ở Ba Tư vào thế kỷ 19 khi một đàn ông tên là Bab bị chính quyền Hồi giáo giam giữ và hành quyết vì tự tuyên bố là sứ giả của Chúa. Bab đã tiên đoán và dọn đường cho sự xuất hiện của Bahá’u’lláh, một đấng tiên tri của Thượng đế được gửi tới để thực hiện những kỳ vọng chung của các tôn giáo lớn.

Sau khi Bab chết, đấng tiên tri đó thực sự xuất hiện và sáng lập Bahai giáo, một đạo hiện có khoảng bảy triệu tín đồ ở 235 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có Việt Nam). Sứ mệnh tốt đẹp của Bahai là hòa thuận và sự thống nhất của các dân tộc và cộng đồng tôn giáo của thế giới. Ngày nay chỉ có khoảng một chục đền thờ Bahai trên toàn thế giới và tôi đến thăm một trong số đó ở thủ đô Delhi: Đền Hoa Sen. Như tên của nó cho thấy, đền này có hình dạng hoa sen và là một trong những điểm thu hút nổi bật nhất của thủ đô Ấn Độ.

Cuối cùng đã đến lúc tôi đề cập đến một tôn giáo vĩ đại của thế giới đã tạo thành một phần không thể thiếu của di sản văn hóa – lịch sử của Ấn Độ với khoảng 170 triệu tín đồ hiện đang sinh sống tại đó: Hồi giáo. Trong bài tiếp theo, tôi sẽ theo chân các nhà vua bất hủ của đế chế Mogul và khám phá Kashmir, một khu vực tuyệt đẹp ở phía bắc đất nước với đa số dân cư là Hồi giáo thường lên báo chí quốc tế vì các bất ổn chính trị – quân sự.

Nhà văn Marko Nikolic (Nguyên tác tiếng Việt)

Loại rau được đánh giá ‘bẩn nhất’ nhưng có thể giúp ngăn ngừa ung thư

Cải xoong là loại rau có nhiều giá trị dinh dưỡng trong phòng bệnh ung thư, tim mạch nhưng một số người Việt không thích vì cho rằng chúng bẩn và chứa nhiều ký sinh trùng.

Tôi rất thích ăn cải xoong nhưng cả gia đình đều sợ rau này vì cho rằng nó trồng ở dưới bùn bẩn, dễ bị nhiễm chất độc, ký sinh trùng. Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi giá trị dinh dưỡng và nên ăn rau này như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khoẻ. (Nguyễn Phương Hà, Đống Đa, Hà Nội)

Lương y, nhà khoa học Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tư vấn:

Cải xoong là loại rau quen thuộc. Một số người không thích vì thường nghĩ rằng đây là rau trồng ở vị trí bẩn, dễ nhiễm ký sinh trùng. Nếu mua ngoài chợ, không ít bà nội trợ than phiền rau chứa nhiều bèo, thậm chí có giun bám trên rau. Tuy nhiên, đây là “siêu rau” có giá trị dinh dưỡng cao.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cải xoong mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho sức khỏe, được các nhà khoa học đánh giá số điểm 100 về giá trị dinh dưỡng. Trong khi đó, cải bó xôi chỉ đạt 86,43%, bắp cải 91,9%.

cai xoong suoi 1229.jpg

Rau cải xoong có nhiều giá trị dinh dưỡng. Ảnh: Tâm An.

Cụ thể, hợp chất phenethyl Isothiocyanate (Peitc) trong cải xoong có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Hợp chất này còn có tác dụng chống lão hóa. 

Nhiều người thích bông cải xanh, cải xoăn mà bỏ qua loại rau cải xoong mà không biết rằng chúng vừa rẻ vừa có hàm lượng vitamin K rất nhiều. Ăn một bát nhỏ cải xoong đủ cung cấp vitamin K hằng ngày cho cơ thể. Vitamin K giúp tim mạch khoẻ, ổn định khả năng đông máu cũng như bảo vệ xương.

Ngoài ra, cải xoong còn chứa nhiều vitamin C, các vitamin nhóm B, E và các các chất sắt, phốt pho, iốt có tác dụng bảo vệ sức khỏe, chống bệnh tật, nhiễm trùng, chống sự lão hóa… 

Cải xoong có hàm lượng axit folic cao tốt cho phụ nữ mang thai, ngăn ngừa dị tật thai nhi. Trung bình, phụ nữ mang thai có thể ăn 3-4 bữa/tuần loại rau này.

Theo Đông y, cải xoong tính hàn, vị hơi đắng và hắc có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt, giải độc. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng cải xoong ăn thường xuyên giúp ổn định đường huyết, bổ sung chất xơ.

Khi cơ thể mệt mỏi, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, bánh chưng, cơm nếp, bạn có thể lấy cải xoong xay hoặc ép nước uống cùng với cà rốt giúp thanh lọc, giải nhiệt.

Tuy nhiên, rau cải xoong thường được trồng ở dưới nước, dưới ruộng dễ nhiễm ký sinh trùng. Khi ăn rau cải xoong, bạn cần rửa thật sạch. Nếu ăn sống, chỉ ăn rau cải xoong tự trồng trên cạn. Những người bị bệnh cường giáp không nên ăn cải xoong do có chứa lượng iốt cao, làm cho bệnh nặng hơn.

Phương Thúy / Vietnam Net