Khám phá tu viện cổ nổi tiếng nhất vùng núi Kavkaz

Khi ghé thăm tu viện Geghard, du khách còn bị choáng ngợp bởi khung cảnh hủng vĩ của thiên nhiên khi công trình được bao quanh bởi những vách đá cao chót vót ở lối vào thung lũng Azat.

Nằm trong thung lũng Azat thuộc tỉnh Kotayk, Armenia, tu viện Geghard là một trong những công trình tôn giáo cổ nổi tiếng bậc nhất khu vực Kavkaz. Ảnh: Wikipedia.

Theo các tư liệu lịch sử, tu viện cổ này được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ thứ 9, tu viện đã bị phá hủy bởi người Ả Rập. Tuy nhiên đến thế kỷ thứ 13, công trình bắt đầu được phục hồi. Ảnh: Lonely Planet.

Năm 1250, các nhà thờ đá trong tổ hợp tu viện Geghard được xây dựng, nhà thờ chính hoàn toàn được xây dựng bằng đá và khắc sâu trong đá. Đến năm 1283, nhà thờ thứ hai trong tổ hợp tiếp tục được xây dựng. Ảnh: Global-Geography.

Phần cổ nhất của khu phức hợp tu viện Haghpat là nhà nguyện nhỏ của Thánh Gregory, nằm về phía Đông, bên ngoài nhóm chính, được khắc trực tiếp vào đá của sườn núi. Ảnh: Suitcase and World.

Theo quy chuẩn trong kiến trúc Armenia thời trung cổ, cấu trúc các tòa nhà trong tu viện tái tạo hình dáng túp lều nông dân, trong đó cột ở trung tâm hỗ trợ mái nhà bằng một dầm bằng với một lỗ ở giữa để đón ánh sáng. Ảnh: Armenia-tour.com.

Không gian bên trong tu viện gây ấn tượng mạnh mẽ với những chạm khắc tinh xảo trên các trụ, mái vòm và bức tường bằng đá. Có thể nói, tu viện Geghard là minh họa tuyệt vời của kiến trúc thời Trung cổ ở khu vực Kavkaz. Ảnh: Eltravelclub.am.

Kiến trúc cũng như thiết kế của tu viện với nhiều tính năng cách tân đã có một ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển của hệ thống các tu viện nói chung và kiến trúc nói riêng suốt nhiều năm sau đó của các địa danh khác trong cùng khu vực. Ảnh: The Iconic Hand.

Khi ghé thăm tu viện Geghard, du khách còn bị choáng ngợp bởi khung cảnh hủng vĩ của thiên nhiên khi công trình được bao quanh bởi những vách đá cao chót vót ở lối vào thung lũng Azat. Ảnh: Meros.

Gắn với con suối thiêng trong thung lũng Azat, tu viện cũng là một điểm hành hương nổi tiếng ở Armenia. Những người hành hương về đây vẫn mong muốn được uống nước từ con suối này bởi họ cho rằng nước sẽ cho họ sức mạnh, tránh được mọi tai ương bệnh tật. Ảnh: Wikipedia.

Vào năm 2000, UNESCO đã công nhận Tu viện Geghard và Thung lũng Azat của Armenia là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Dan Lundberg / Flickr.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Truyện ngắn : Mời lãnh đạo ăn cưới

Để tìm ra một người chưa đầy nửa năm mà làm tới tận bảy cái đám cưới thì dù có lục khắp cả cái Trung Quốc này cũng không thấy một ai ngoài anh chàng Vương Lâm đây. Đính chính, bảy lần làm đám cưới không phải với bảy cô vợ mà là làm đám cưới bảy lần với một cô vợ. Một đôi vợ chồng son, nửa năm tổ chức cưới đi cưới lại bảy lần. Rảnh hay sao mà làm vậy? Không phải, đó là cả một kế hoạch.

Chuyện là Vương Lâm có yêu cầu rất quái đản về chuyện lấy vợ. Anh ta không quan tâm đến học vấn và ngoại hình mà chú ý hơn đến địa vị bố mẹ bạn gái. Dù tướng mạo có như nào cũng không là vấn đề, tuổi tác nhiều hay ít cũng không sao, chỉ cần cha mẹ có chức sắc cấp bậc là được. Sự thực dụng đó không hề giúp Vương Lâm thực hiện nhanh nguyện vọng của mình, trái lại càng khiến các cô gái dè bỉu coi thường.

1ac0edadfc41521f0b503.jpg -0
Minh họa trong trang của Lê Tâm

Cuối cùng Vương Lâm cũng kết hôn với một cô gái hơn mình 3 tuổi, hơn nữa đã qua một đời chồng. Được cái cha của cô ta, hiện giờ là bố vợ của Vương Lâm, đã lên tới cấp Phó Giám đốc Sở trước khi nghỉ hưu. Hôn nhân của Vương Lâm rất giúp ích cho sự nghiệp của anh ta, có thể đến bộ làm việc là do bố vợ nâng đỡ.

Hôn lễ của Vương Lâm cũng không quá phô trương vì anh ta ghét nhất sự xa hoa phù phiếm. Vương Lâm từ trước đến giờ là người rất thực tế, biết tận dụng tất cả các cơ hội để làm lợi thế bàn đạp cho mình. Cả lễ cưới này cũng không ngoại lệ, anh ta mang một dự tính cao hơn, đó là mời Bộ trưởng tham gia hôn lễ và cùng Bộ trưởng chụp một tấm ảnh. Nhưng điều đó chẳng dễ gì vì Bộ trưởng là nhân vật quan trọng, không dễ dàng tham dự hôn lễ của một tay nhân viên quèn.

Do đó, nửa năm nay Vương Lâm liên tục cùng thư kí Bộ trưởng giữ bí mật liên hệ với nhau. Chỉ cần biết được Bộ trưởng ở khách sạn hay quán ăn nào, anh ta liền cấp tốc cử hành hôn lễ ở đó. Bảo vợ mặc áo cưới và khẩn cấp tới ngay. Thế nhưng, mỗi lần tổ chức hôn lễ là một lần thất bại, không vì lý do này cũng vì lý do kia.

Thua keo này ta bày keo khác, chính trong lần thứ bảy làm đám cưới, Bộ trưởng đã bưng cốc rượu tiến lại chúc mừng. Ông đứng ở chỗ thư kí và những “người nhà” mà Vương Lâm thuê tới dự lễ cưới, chúc phúc cho đôi vợ chồng “son”. Vương Lâm xúc động đến rớt nước mắt, nhân cơ hội, hai vợ chồng anh ta khẩn thiết muốn cùng Bộ trưởng chụp tấm ảnh lưu niệm, bộ trưởng gật đầu đồng ý ngay.

Bây giờ Vương Lâm đã tự tin nếu không muốn nói là vênh váo hơn trước đây nhiều. Anh ta luôn mang theo bên mình bức ảnh cưới chụp hình với Bộ trưởng để gặp ai cũng mang ra khoe. Trong sự hưng phấn và hết sức kiêu ngạo, Vương Lâm giới thiệu ngài Bộ trưởng đã đích thân tham dự hôn lễ, còn làm người chứng hôn lễ cho vợ chồng anh ta nữa. Có lần đi công tác ở tỉnh ngoài, Vương Lâm sắp đặt người của mình tuồn những tấm ảnh này cho các quan chức địa phương. Những người đó xem xong ảnh đều tròn mắt, mặc định coi Vương Lâm như anh em con cháu của Bộ trưởng, thuộc dạng “ô dù”. Thế là cách chào đón, chiêu đãi cũng biến đổi sao cho hợp với tầm vóc của “quan lớn”.

Nghiêm Hiếu (dịch) / Truyện vui của Trung Tín (Trung Quốc)

Một điều bác sĩ tim mạch người Mỹ làm ngay sau khi ngủ dậy

MỸ – Mỗi buổi sáng, chuyên gia tim mạch Vuppuluri đều có thói quen uống hai cốc nước lớn.

Mỗi người thường có thói quen buổi sáng riêng chẳng hạn như thưởng thức cùng một loại đồ uống (cà phê, trà hoặc nước cam). Điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Nếu muốn bắt đầu ngày mới theo cách có lợi cho tim mạch, bạn có thể tham khảo thói quen của bác sĩ Rohit Vuppuluri: 

Uống hai cốc nước lớn 

Tiến sĩ Vuppuluri nói rằng mỗi buổi sáng, ông đều có một thói quen đơn giản hỗ trợ sức khỏe tim mạch: uống hai cốc nước lớn. Ông giải thích: “Điều này giúp tôi bắt đầu ngày mới với lượng nước dồi dào và đánh thức tâm trí cũng như cơ thể của tôi”. 

Uống đủ nước là thói quen đơn giản nhưng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Fmchealth

Theo Parade, vị chuyên gia cho biết quá trình hydrat hóa (bổ sung nước) và sức khỏe tim mạch có mối liên hệ quan trọng: “Nước rất cần thiết để duy trì chức năng tim và nhịp tim ổn định. Nghiên cứu khoa học cho thấy mối liên hệ giữa lượng nước trong cơ thể thấp và nguy cơ mắc bệnh tim. Thiếu nước có thể gây viêm trong cơ thể, tác động tiêu cực đến tim”.

Cơ thể đủ nước cũng tốt cho việc kiểm soát huyết áp. Khi cơ thể thiếu nước, các mạch máu sẽ co lại, làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Do đó, bắt đầu ngày mới bằng 2 ly nước đầy là một thói quen tốt cho tim mạch mà bạn dễ dàng áp dụng. 

Ba thói quen khác tốt cho tim 

Uống một tách cà phê

Ngoài nước, uống một tách cà phê vào buổi sáng cũng có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tiến sĩ Vuppuluri giải thích: “Cà phê có chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch”. Uống cà phê ở mức độ vừa phải có liên quan đến giảm nguy cơ tử vong do tim mạch. Như các thói quen khác, điều độ là chìa khóa quan trọng. Uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày được cho là có tác động tiêu cực đến tim.

Tiến sĩ Vuppuluri cũng nhấn mạnh tác dụng của cà phê ở mỗi người là khác nhau. Nếu bạn là người rất nhạy cảm với caffeine, tốt nhất bạn nên chọn cà phê decaf (vẫn có chất chống oxy hóa nhưng không có caffeine).

Ăn bữa sáng cân bằng 

Tiến sĩ Vuppuluri khuyên bạn nên chọn ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và nước hoặc nước ép trái cây tươi để có nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Ví dụ, chất xơ trong bột yến mạch (ngũ cốc nguyên hạt) và trái cây giúp giảm cholesterol và huyết áp. Protein trong các loại hạt, sữa chua Hy Lạp, phô mai và trứng tốt cho sức khỏe tim mạch hơn xúc xích, thịt xông khói. 

Đi dạo

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị mọi người nên tập thể dục ở mức độ trung bình trở lên ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần. Nếu không có thời gian, bạn có thể đi dạo quanh khu nhà cũng tốt cho tim mạch. 

An Yên / Vietnam Net

Những công dụng bất ngờ của các loại chuối

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, chuối là loại trái cây phổ biến được nhiều người ưa chuộng, có giá thành rẻ nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Chuối có độ chín khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau 
Khi mua chuối, một số người sẽ chọn những quả chuối còn xanh, chưa chín vì có cảm giác loại này tươi ngon. Chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng, đây là chất mà cơ thể con người không dễ tiêu hóa, nhưng có thể giúp điều hòa đường ruột, ổn định lượng đường trong máu, tăng cảm giác no và giúp giảm cân. Ngoài ra, chuối xanh còn chứa nhiều chất xơ hòa tan trong nước, không chỉ giúp nhu động ruột mà còn hấp thụ và đào thải lượng cholesterol dư thừa trong ruột. Tuy nhiên, chuối có nhiều tanin, ăn quá nhiều có thể ức chế nhu động của đường tiêu hóa và làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.

(Ảnh: PerfectFood/ Shutterstock)
Khi chuối chín và chuyển sang màu vàng, tinh bột kháng sẽ chuyển hóa thành đường, khiến chuối có vị ngọt hơn. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B đặc biệt cao, giúp trao đổi chất và làm đẹp da. Chuối chín còn chứa sorbitol và fructooligosaccharides, có tác dụng hỗ trợ nhu động ruột và thúc đẩy quá trình đại tiện. Nếu bạn muốn loại bỏ các triệu chứng táo bón, ăn chuối chín vàng rất hữu ích.

Tác dụng đặc biệt của chuối có đốm nâu
Chuối sau vài ngày sẽ hình thành các “đốm nâu” trên vỏ. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do chuối bị hư, nhưng thực tế không phải vậy. Chuối có đốm ngược lại còn có công dụng tốt hơn. Một bác sĩ về enzyme nổi tiếng của Nhật Bản đã chỉ ra rằng, so với việc ăn những quả chuối đẹp, màu vàng óng thì chuối có nhiều enzyme hơn sau khi chúng chuyển sang màu đen và hình thành các đốm nâu. Trang web của Hiệp hội các nhà nhập khẩu chuối Nhật Bản cũng chỉ ra rằng, chuối chín trong 7 ngày có thể làm tăng các chất tăng cường miễn dịch trong máu.

Chuối có đốm nâu trên vỏ sản xuất ra chất TNF có tác dụng chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể. (Ảnh: Pawel Michalowski/ Shutterstock)
Những đốm nâu xấu xí nhưng lại được gọi là đốm đường. Chuối quá chín có đốm dài chứa nhiều chất TNF có khả năng tấn công các tế bào bất thường, làm tăng số lượng bạch cầu có tác dụng ức chế ung thư, đồng thời rất giàu phospholipid có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ức chế ung thư dạ dày, đồng thời chứa một lượng lớn polyphenol, có thể trì hoãn lão hóa. Cùng điểm qua tác dụng đặc biệt của chuối đốm đối với:

  1. Thiếu máu
    Chuối đốm có hàm lượng sắt cao, có thể kích thích huyết sắc tố trong máu.
  2. Huyết áp cao
    Chuối đốm chứa lượng kali cực cao, nhưng lại ít muối, rất lý tưởng để hạ huyết áp. Gần đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ tuyên bố sẽ cho phép ngành công nghiệp chuối quảng bá rằng chuối đốm có thể làm giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ.
  3. Trí tuệ
    Để nâng cao trí tuệ và hỗ trợ làm bài thi, 200 sinh viên ở Twickenha ở Anh đã ăn một lượng vừa phải chuối đốm vào bữa sáng, giờ giải lao và bữa trưa vào đầu học kỳ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chuối đốm rất giàu kali có thể cải thiện khả năng tập trung của học sinh và giúp họ học tập tốt hơn.
  4. Điều trị táo bón và giải rượu
    Chuối đốm có nhiều chất xơ, có thể giúp phục hồi hoạt động bình thường của đường tiêu hóa và loại bỏ táo bón mà không cần dùng thuốc nhuận tràng.

Say rượu: Ăn chuối đốm với mật ong có thể chữa chứng buồn nôn ngay lập tức. Chuối đốm giúp thư giãn dạ dày, còn mật ong làm tăng lượng đường trong máu, xoa dịu tinh thần và tạo ra carbohydrate.

  1. Đau thắt ngực
    Chuối đốm có tác dụng giảm axit tự nhiên trong cơ thể và có tác dụng giảm đau.

Vì vậy, chuối có đốm nâu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng tất nhiên, nếu chuối có dấu hiệu hư hỏng thì không nên ăn.

Gia Huệ, Vision Times /Trí thưc VN

Thế giới đang nợ nần chưa từng thấy kể từ thời Napoleon: Một thập kỷ ‘mất mát’ đang đến rất gần, nguy cơ ‘đình lạm’ cao nhất kể từ thập niên 1970

Không phải tự nhiên mà dòng tiền toàn cầu đổ vào vàng hay những tài sản mang tính trú ẩn giá trị, chống được lạm phát, khủng hoảng.

Hãng tin CNBC cho hay Chủ tịch Borge Brende của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) mới đây đã cảnh báo về một thập kỷ tăng trưởng thấp cho nền kinh tế toàn cầu khi tổng nợ đã lên mức cao chưa từng thấy từ thời Napoleon.

Cụ thể trong bài phát biểu tại Ả Rập Xê Út mới đây, Chủ tịch Brende đã cho biết tỷ lệ nợ toàn cầu đang đạt mức chưa từng thấy từ thập niên 1820 và hàng loạt nền kinh tế tiên tiến sẽ phải đối mặt nguy cơ lạm phát kèm suy thoái (Stagflation-Lạm phát đình trệ, Đình lạm).

“Tăng trưởng toàn cầu năm 2024 ước tính khoảng 3,2%. Con số này không tệ nhưng thấp hơn nhiều mức bình quân 4% suốt nhiều thập kỷ”, Chủ tịch Brende nói khi cho biết nguy cơ suy thoái đang cao chưa từng có kể từ thập niên 1970 ở những nền kinh tế lớn.

“Chúng ta không thể tham gia vào một cuộc chiến thương mại nữa, chúng ta phải mở cửa giao thương lại với nhau… Chúng ta đang chứng kiến tỷ lệ nợ cao chưa từng thấy kể từ thời Napoleon, con số này đang tiến đến mức 100% GDP toàn cầu”, ông Brende nói thêm khi phản đối những cuộc xung đột hiện nay.

Thế giới đang nợ nần chưa từng thấy kể từ thời Napoleon: Một thập kỷ 'mất mát' đang đến rất gần, nguy cơ 'đình lạm' cao nhất kể từ thập niên 1970- Ảnh 1.
Chủ tịch Borge Brende của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)

Theo chủ tịch Breden, chính phủ các nước cần xem xét những biện pháp giảm nợ công để tránh rơi vào kết cục suy thoái kinh tế. Những áp lực lạm phát dai dẳng, việc trí tuệ thông minh nhân tạo lấy mất việc làm của con người sẽ càng tạo nên nhiều bất cập trong nền kinh tế.

Lời cảnh báo của Chủ tịch WEF là có cơ sở khi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây cũng cho biết nợ công toàn cầu năm 2023 đã lên đến 93% GDP và vẫn cao hơn 9 điểm phần trăm so với trước đại dịch Covid-19.

Theo IMF, tỷ lệ này có thể đạt 100% vào cuối thập kỷ này.

Quỹ IMF cho hay chính sách tài khóa lỏng lẻo của Mỹ đã tạo áp lực lên lãi suất và đồng USD, thúc đẩy nợ công lên cao và làm trầm trọng nguy cơ suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, vốn đã khá mong manh hậu đại dịch Covid-19.

Rõ ràng, không phải tự nhiên mà dòng vốn trong người dân lại đổ vào vàng cùng những tài sản mang tính trú ẩn giá trị, chống lại được lạm phát hay khủng hoảng.

*Nguồn: CNBC

Vụ ông Vương Đình Huệ từ chức dưới góc nhìn quốc tế

Chiến dịch “đốt lò” đã khiến 5 ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 “thôi chức”

Vụ việc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ “thôi chức” một lần nữa cho thấy những xáo trộn ở thượng tầng Việt Nam. Nhiều chuyên gia và báo chí quốc tế đã lại đặt lên câu hỏi về tính ổn định chính trị.

“Bất ổn chính trị” lại một lần nữa là cụm từ được nhiều tờ báo quốc tế sử dụng khi nói về Việt Nam. Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bị đặt dấu hỏi.

Nhìn vào tình hình chính trị Việt Nam hiện tại, Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nhận định với BBC rằng “các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thấy lo lắng mỗi ngày”.

Tờ New York Time có đánh giá tương tự, cho rằng việc ông Huệ thôi chức sẽ gây ra lo lắng cho các nhà đầu tư nước ngoài vừa tới Việt Nam vài năm gần đây.

Trong khi đó, Bloomberg cho rằng những biến chuyển này “không ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của Việt Nam hay thay đổi các chính sách của chính phủ”.

Ông Vương Đình Huệ xin thôi chức vào ngày 26/4, vài ngày sau khi trợ lý của ông là ông Phạm Thái Hà bị bắt và chỉ hơn một tháng sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị miễn nhiệm.

Trong thông báo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về trường hợp Vương Đình Huệ, những cụm từ quen thuộc lại xuất hiện, như “chịu trách nhiệm người đứng đầu” và “vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”.

‘Xáo trộn chính trị chưa từng có’

Tính từ tháng 12/2022, đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban Kinh tế Trung ương và bây giờ là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi chức.

Tức là đã có sáu lãnh đạo cấp cao, trong đó có 5 ủy viên Bộ Chính trị, thôi chức trong vòng 17 tháng.

Đánh giá về việc này với BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ), nhận định rằng Việt Nam đang ở trong “một thời kỳ xáo trộn chính trị chưa từng có”.

“Trong 30 năm theo dõi chính trị Việt Nam, tôi chưa từng thấy thời kỳ nào mà đấu đá nội bộ lại mạnh và quy mô rộng khắp như thế này. Tôi chưa từng thấy nhiều người bị xử lý đến như vậy,” Giáo sư Abuza nói.

Hôm 26/4, sau khi có tin ông Huệ từ chức, AP News đã có bài viết về sự kiện này.

Trong bài viết, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách mời thuộc Viện ISEAS (Singapore), nhận định việc ông Huệ từ chức “cho thấy rõ sự bất ổn cực độ trong một môi trường chính trị thường tự hào về sự ổn định”.

Ông Giang cho rằng sự ra đi của ông Huệ sẽ “khiến cuộc khủng hoảng kế nhiệm ở Việt Nam càng trở nên trầm trọng”.

Tương tự, tờ New York Times viết rằng việc ông Huệ từ chức “rất có thể sẽ gây thêm nhiều lo lắng cho quan chức ở Việt Nam về một cuộc đấu đá quyền lực ngày càng gay gắt trước cuộc chuyển giao lãnh đạo sắp tới vào năm 2026”.

Tháng 1/2026, Đại hội Đảng lần thứ 14 sẽ diễn ra. Hiện nay, công tác nhân sự cho khóa tới đang được triển khai.

“Vẫn còn nhiều thời gian cho cạnh tranh và đấu đá nội bộ. Và mọi việc đang ngày một trở nên tồi tệ,” Giáo sư Abuza nói khi nhắc tới thời điểm diễn ra Đại hội Đảng 14.

Công cuộc xây dựng Đảng ‘thất bại’

Chụp lại hình ảnh, Ông Vương Đình Huệ từng là một ứng cử viên sáng giá cho vị trí chủ tịch nước sau khi ông Võ Văn Thưởng từ chức
Chụp lại hình ảnh,Ông Vương Đình Huệ từng là ứng cử viên sáng giá cho vị trí chủ tịch nước sau khi ông Võ Văn Thưởng từ chức

Theo Reuters, các nhà ngoại giao, quan chức và giới quan sát cho rằng những cuộc cải tổ nhân sự mạnh mẽ tại Việt Nam hiện nay nằm trong nỗ lực chuẩn bị người kế nhiệm cho “vị lãnh đạo già nua” Nguyễn Phú Trọng.

Đánh giá tình hình hiện tại, Giáo sư Carl Thayer cho rằng công cuộc xây dựng đảng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “đã thất bại”.

“Rõ ràng là ông Trọng không thể chọn được người kế nhiệm khi các bè phái đấu đá. Ông Huệ đáng lẽ ra đã có thể giữ chức vì phe của ông ấy sẽ bảo vệ ông Trọng,” ông nói.

Một số nhà quan sát chính trị từng đánh giá với BBC rằng ông Thưởng và ông Huệ là hai ứng cử viên sáng giá kế nhiệm vị trí tổng bí thư.

Theo Giáo sư Thayer, ông Trọng hiện không còn nhiều sức ảnh hưởng và sẽ nghỉ hưu vào cuối nhiệm kỳ.

Ngày 23/3, ngay sau khi ông Thưởng bị miễn nhiệm, BBC đã có cuộc trò chuyện với giáo sư Carl Thayer.

Khi đó, ông nhận định rằng việc ông Thưởng bị miễn nhiệm một lần nữa cho thấy sự không hiệu quả của công tác xây dựng đảng qua ba nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Sẽ rất khó giải thích việc số lượng ủy viên Bộ Chính trị giảm từ 18 xuống còn 14 trong vòng hai năm. Bởi vậy, người lãnh đạo cấp cao nhất sẽ phải chịu một phần trách nhiệm về việc này,” ông nói.

Giờ đây, với sự ra đi của ông Huệ, số lượng ủy viên Bộ Chính trị chỉ còn 13 người.

Nhiều người có thể bất ngờ với sự ra đi của ông Vương Đình Huệ.

Hồi tháng 10/2023, ông Vương Đình Huệ từng đạt mức phiếu “tín nhiệm cao” thứ nhì trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn.

Cụ thể, ông Huệ nhận được 437 phiếu “tín nhiệm cao” (gần 90,04%), cao hơn nhiều so với 373 phiếu (khoảng 77%) của Thủ tướng Phạm Minh Chính và 329 phiếu (khoảng 68%) của Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Số phiếu “tín nhiệm cao” của ông Huệ chỉ đứng sau Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang (93,14%).

‘Công an đang dần nắm quyền’

Ảnh chụp năm 2016 khi ông Tô Lâm (áo trắng) mới được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị
Chụp lại hình ảnh,Ảnh chụp năm 2016 khi ông Tô Lâm (áo trắng) mới được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Theo Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 của Bộ Chính trị, Đại tướng Tô Lâm là một trong số rất ít thành viên Bộ Chính trị đủ tiêu chuẩn để nắm giữ một chức vụ trong “Tứ Trụ”.

Đánh giá về ông Tô Lâm, Giáo sư Abuza cho rằng vị bộ trưởng Công an này đang “lợi dụng chiến dịch chống tham nhũng và biến nó thành vũ khí để lần lượt hạ bệ các đối thủ của mình”.

“Đối với ông Lâm, cách phòng thủ tốt nhất chính là tấn công và rõ ràng là ông ấy đã tham gia vào chiến dịch ‘đốt lò’ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Ông ta đã hạ gục hết nhà lãnh đạo này tới nhà lãnh đạo khác, hết doanh nhân này nối tiếp doanh nhân khác. Ông ta thực sự đang ở một vị trí bất khả xâm phạm,” Giáo sư Abuza nói với BBC.

Về vấn đề này, ông David Hutt nhà nghiên cứu từ Viện Trung Âu về Nghiên cứu châu Á (CEIAS) nhận định với BBC vào hôm 26/4 như sau:

“Công an đang dần nắm quyền. Đây không phải là một điều tốt đẹp cho người dân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp và sự kiềm chế lẫn nhau trong nội bộ Đảng Cộng sản.

“Quan ngại của tôi là về những gì sẽ diễn ra sau Đại hội Đảng năm 2026 nếu các cuộc thanh trừng vẫn còn tiếp diễn. Chính những người có thể leo lên đỉnh cao quyền lực như ông Tô Lâm lại tự thân chẳng hề trong sạch.”

Theo Tổ chức ổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam năm 2023 là 41/100 – xếp hạng 83/180 quốc gia.

‘Đốt lò’ là nỗ lực vô vọng

Chiến dịch “đốt lò” là chương trình hành động trọng tâm của ông Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên, với cơ chế độc đảng, với việc Đảng Cộng sản Việt Nam không chịu sự giám sát, không có trách nhiệm giải trình, với một quy trình tuyển chọn nhân sự thiếu minh bạch và chỉ tập trung trong nội bộ đảng, nhiều chuyên gia cho rằng chiến dịch “đốt lò” hay những lời kêu gọi kiểu quan chức tham nhũng “phải biết xấu hổ” của ông Trọng là vô vọng. Tức là, những vụ bắt giữ, những chiến dịch hạ bệ, những lời đe dọa, những lời kêu gọi không thể giúp khắc phục được lỗi mang tính hệ thống, lỗi về thiết kế hệ thống được.

Nhận định về tương lai của chiến dịch chống tham nhũng, ông David Hutt đặt vấn đề:

“Liệu chiến dịch ‘đốt lò’ có khiến Đảng Cộng sản sụp đổ? Liệu ném chuột có làm chiếc bình bị vỡ? Hay liệu rằng chiến dịch chống tham nhũng này sẽ chững lại và khiến nhiều quan chức tham nhũng thoát tội?”

Giáo sư Thayer cho rằng sẽ có hai phe hình thành, một phe của ông Tô Lâm ủng hộ chiến dịch “đốt lò” và một phe muốn chiến dịch này giảm bớt quy mô và sự quyết liệt.

Cũng theo ông Thayer, mục tiêu của chiến dịch “đốt lò” không còn chỉ là loại bỏ nạn tham nhũng mà còn là để tìm ra người ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư.

“Hiện tại, những ủy viên Bộ Chính trị chỉ cần có ý nghĩ muốn trở thành tổng bí thư sẽ bị đưa vào tầm ngắm và xem xét đánh giá tiêu chuẩn. [Khi đó], việc điều tra sẽ không bị giới hạn bởi bất kỳ quy chế nào,” ông nói.

‘Bộ máy quan liêu trì trệ’

Những diễn biến trên chính trường Việt Nam có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng.

“Chúng ta đã thấy trong quá khứ, mỗi khi Đại hội Đảng đến gần, bộ máy quan liêu càng trở nên cứng nhắc và bảo thủ.

“Đây không phải điều mà các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn. Đấy cũng không phải thời điểm mà họ sẵn sàng đầu tư. Họ muốn các quy trình vận hành suôn sẻ để họ đầu tư và triển khai dự án một cách nhanh chóng. Do đó, Việt Nam đang tự đặt mình vào một thế khó,” Giáo sư Carl Thayer đánh giá.

Về sự ra đi của ông Huệ, bài viết trên Nikkei Asia nhắc tới những lo lắng mới về tính ổn định chính trị của Việt Nam – quốc gia phụ thuộc lớn vào vốn đầu tư nước ngoài và thương mại.

Bài viết nhắc tới việc ông Huệ là tiến sĩ kinh tế, từng làm phó thủ tướng và trưởng ban kinh tế trung ương.

Viết về môi trường đầu tư của Việt Nam sau khi ông Huệ thôi chức, các báo nước ngoài thường nhắc lại vụ án Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan.

Trong khi vụ việc của ông Huệ, và trước đó là ông Thưởng, cho thấy sự bất ổn ở cấp cao nhất, thì vụ án Vạn Thịnh Phát cho thấy sự vô năng của cơ quan quản lý nhà nước khi để sai phạm xảy ra trong một thời gian dài. Các vụ việc này có tác động rất lớn vào chính trường, vào nền kinh tế, vào bộ máy hành chính, khiến các nhà đầu tư lo ngại.

Quay trở lại thời điểm ông Thưởng thôi chức chủ tịch nước, đã có nhiều bài báo đề cập tới “sự trì trệ của bộ máy quan liêu” ở Việt Nam.

Khi đó, Reuter đã dẫn lời các chuyên gia cho rằng việc ông Thưởng thôi chức chỉ sau hơn một năm cho thấy chuyển biến khó lường của chính trị Việt Nam, có thể làm giảm uy tín Đảng Cộng sản và khiến bộ máy quan liêu cồng kềnh ngày càng trở nên trì trệ.

Reuters dẫn lời ông Florian Feyerabend, trưởng đại diện tại Việt Nam của Viện KAS (Konrad-Adenauer-Stiftung), nhận định rằng diễn biến gần đây trên chính trường Việt Nam đặt ra câu hỏi về “tính có thể lường trước được, về độ tin cậy và hoạt động nội bộ của hệ thống”, những yếu tố quan trọng đối với các quyết định đầu tư.

Ngày 26/3, chưa tới một tuần sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức, Bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã phải trấn an Mỹ về “ổn định chính trị”.

Sau một tháng, Việt Nam lại mất thêm một “trụ” nữa trong “Tứ Trụ”.

Theo BBC

Cảnh trốn chạy nắng nóng 40 độ trên phố đi bộ hồ Gươm ngày đầu nghỉ lễ

Nắng nóng hơn 40 độ C tại Hà Nội chiều 27/4 khiến nhiều du khách có mặt trên phố đi bộ hồ Gươm phải chạy vội tìm bóng mát, uống nước liên tục.

Do Hà Nội nóng hơn 40 độ C, phố đi bộ hồ Gươm từ gần trưa đến 16h ngày đầu nghỉ lễ 30/4 và 1/5 rất vắng bóng người.

Một nhóm du khách đến từ Hàn Quốc đi bộ tham quan Công viên Lý Thái Tổ, tháp Rùa và đền Ngọc Sơn nhưng ai cũng che chắn bằng áo chống nắng, vắt vai chiếc khăn mặt lau mồ hôi.

Càng về chiều, sự oi bức càng rõ rệt hơn. Có đến 23 trạm đo của cơ quan khí tượng cho kết quả nhiệt độ trên 40 độ C vào lúc 13h trưa nay.

Các du khách nước ngoài đi dạo trên phố Đinh Tiên Hoàng không thoải mái với cái nắng bỏng rát.

Một họa sĩ ký họa bên hồ Gươm kê đồ đứng trong tháp Hòa Phong để tránh nắng.

Vừa ra khỏi trung tâm thương mại Tràng Tiền, cô gái liền đeo khẩu trang để bảo vệ da mặt.

Tuy hôm nay chưa phải đỉnh điểm nắng nóng nhưng nhiều người chưa kịp làm quen với thời tiết đầu hè đã có dấu hiệu say nắng, sốc nhiệt. 

Một thanh niên như muốn thở hắt ra khi đi ra khỏi bóng râm trên phố đi bộ.

Nhóm du khách nữ “tăng ga” chạy vội vào phía mái hiên ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Tràng Tiền.

Nhóm nam thanh niên cũng phải tìm cách che chắn nắng khi vừa ra khỏi một cửa hàng trên phố Hàng Bài.

Trên phố đi bộ chiều nay, nhìn đâu cũng chỉ thấy nam thanh, nữ tú co chân chạy vội vã trốn nắng.

Hai du khách nước ngoài trong khi đi bộ bên hồ Gươm đã thay nhau tu hết 2 chai nước.

Cơ quan khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt và kết hợp với độ ẩm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Ngoài ra, nắng nóng còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt.

Minh Hiền / Vietnam Net

Truyện : Món quà đặc biệt

Đã gần đến mười hai giờ trưa mà hội nghị đặc biệt của thành phố Đông Hải vẫn chưa kết thúc. Người đàn ông đứng trên bục đã nói gần hai tiếng đồng hồ rồi. Phía dưới hội trường toàn những phụ nữ trẻ đẹp, phu nhân của các cán bộ lãnh đạo im lặng nghe, thỉnh thoảng lắc đầu thở dài

Diễn giả là Trương Đông Hải. Một năm trước Trương Đông Hải còn là thị trưởng của thành phố Đông Hải, vì nhận hối lộ nên bị xử ba năm tù giam. Hôm nay, hội nghị đặc biệt có tên “sự sám hối” là do Trương Đông Hải ở trong tù nhiều lần đề nghị. Sau khi được cấp Tỉnh phê chuẩn đã được Cục chống tham nhũng thành phố tổ chức.

Món quà đặc biệt -0
Truyện vui của Lương Dật Thám (Trung Quốc)

Vợ của Trương Đông Hải là Vương Tiểu Hoa cũng tham gia, bà ngồi ở giữa hàng ghế đầu. Ngay từ lúc Trương Đông Hải lên bục bày tỏ sự ăn năn hối hận, bà vợ cũng cúi đầu và âm thầm sám hối: “Nếu như ngày ấy mình không tham lam, thuyết phục anh ấy nhận tiền bẩn thì mọi chuyện có lẽ đã khác. Mình cũng có phần tội khi khiến anh ấy ra nông nỗi này”.

Từ lúc bước chân vào hội trường, Vương Tiểu Hoa không dám nhìn thẳng vào mắt chồng mà chỉ thỉnh thoảng liếc trộm. Điều khiến cho bà thắc mắc là hôm qua, những người tổ chức hội nghị thông báo riêng rằng Trương Đông Hải yêu cầu bà nhất định phải có mặt, phải đến hội trường sớm và ngồi ngay hàng ghế đầu. Nhưng hội nghị sắp kết thúc mà tại sao chồng bà vẫn không liếc nhìn bà lấy một cái nhỉ? Giữa lúc thấp thỏm bất an, bà bỗng nghe thấy người chủ trì hội nghị nói:

– Sau đây, Trương Đông Hải muốn tặng vợ một món quà.

Anh ấy muốn tặng mình một món quà? Quà gì đây? Vương Tiểu Hoa ngẩng phắt đầu lên, nhìn thẳng vào Trương Đông Hải. Trương Đông Hải nhìn vợ gật đầu. Vương Tiểu Hoa cũng gật đầu đáp lại, chậm rãi bước lên bục.

Quà để ở trong khay, phía trên phủ một miếng vải đen. Trương Đông Hải hai tay bưng khay chìa ra trước mặt vợ. Khi Vương Tiểu Hoa định bước tới nhận, đột nhiên Trương Đông Hải rụt tay lại, đặt khay lên bàn. Ông ta làm gì vậy? Trước sự nghi hoặc của mọi người, Trương Đông Hải cầm lấy micro nhìn xuống hội trường, nói từng tiếng một:

– Nhân hội nghị sám hối hôm nay, tôi có một món quà muốn tặng vợ tôi – Trương Đông Hải kéo tay Vương Tiểu Hoa lại – Bà xã, mong em nhận cho!

Vương Tiểu Hoa run run mở mảnh vải đen phủ trên khay. Mảnh vải vừa mở ra, toàn hội trường ngạc nhiên, Vương Tiểu Hoa trố mắt há miệng. Trong đó là một chiếc còng tay. Trương Đông Hải cầm chiếc còng tay lên nói với Vương Tiểu Hoa:

– Vì tham nhũng, nhận hối lộ nên cuối cùng anh phải đeo chiếc còng số tám này. Nó cũng giống như món quà vậy, một món quà đặc biệt! Và món quà đặc biệt này, đáng lẽ cũng có một nửa của em. Bà xã, hôm nay anh phải tặng em một nửa phần quà này!

Người chủ trì hội nghị hóa ra là cảnh sát giả trang, chờ Trương Đông Hải dứt lời, anh ta chậm rãi tiến tới còng hai tay Vương Tiểu Hoa lại. Giải bà ta đi trước sự ngỡ ngàng của khán giả phía dưới hội trường. Cả hội trường lặng im, không một tiếng động.

Hiếu Nghiêm (dịch) / Truyện vui của Lương Dật Thám (Trung Quốc)

AI sẽ thay đổi lĩnh vực nhân sự như thế nào?

Trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số, Trí tuệ nhân tạo (AI) đã nổi lên như một lực lượng nòng cốt trong việc định hình lại cục diện của nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, bao gồm cả Nhân sự (HR).

photo-1712304415619

Việc tích hợp AI vào thực tiễn nhân sự không chỉ hợp lý hóa các quy trình mà còn phù hợp với các nguyên tắc Vận hành xuất sắc và Lean Six Sigma bằng cách nâng cao hiệu quả, giảm lãng phí và cải thiện chất lượng dịch vụ. Bài viết này khám phá lý do căn bản đằng sau việc áp dụng AI trong nhân sự, các ứng dụng, thách thức và định hướng tương lai của nó cho các doanh nghiệp muốn tận dụng công nghệ để tăng trưởng bền vững.

Tại sao ứng dụng AI trong lĩnh vực nhân sự?

Việc áp dụng AI trong nhân sự được thúc đẩy bởi nỗ lực đạt được sự xuất sắc trong hoạt động, nguyên tắc cốt lõi của Lean Six Sigma tập trung vào việc tối ưu hóa các quy trình, giảm thiểu sự kém hiệu quả và tối đa hóa giá trị cho khách hàng. Về mặt nhân sự, điều này có nghĩa là nâng cao trải nghiệm của nhân viên, cải thiện quy trình tuyển dụng và đảm bảo rằng các dịch vụ nhân sự được cung cấp với hiệu quả tối đa và lãng phí tối thiểu. 

Khả năng phân tích các tập dữ liệu lớn với độ chính xác của AI cho phép đưa ra quyết định sáng suốt hơn, dự đoán xu hướng trong tương lai và tùy chỉnh các chiến lược nhân sự để đáp ứng nhu cầu riêng của một tổ chức.

AI có thể làm gì trong lĩnh vực nhân sự?

Các ứng dụng AI trong nhân sự rất đa dạng và có tính biến đổi. Chúng bao gồm từ tự động hóa các công việc thường ngày như xử lý bảng lương và quản lý nghỉ phép cho đến các hoạt động phức tạp hơn như thu hút nhân tài và phân tích mức độ gắn kết của nhân viên. Phân tích được hỗ trợ bởi AI có thể xác định các mẫu và thông tin chuyên sâu trong dữ liệu hiệu suất của nhân viên, hỗ trợ quản lý và phát triển nhân tài. 

Hơn nữa, các chatbot và trợ lý ảo được điều khiển bằng AI có thể cung cấp cho nhân viên quyền truy cập tức thì vào các dịch vụ và hỗ trợ nhân sự, nâng cao trải nghiệm tổng thể của nhân viên.

Cách triển khai AI trong nhân sự

Việc triển khai AI trong nhân sự đòi hỏi một cách tiếp cận chiến lược, bắt đầu bằng việc xác định các lĩnh vực mà AI có thể mang lại nhiều giá trị nhất. Điều này có thể liên quan đến việc tự động hóa các nhiệm vụ hành chính để giải phóng các chuyên gia nhân sự cho các vai trò chiến lược hơn hoặc sử dụng AI trong tuyển dụng để tăng cường quy trình sàng lọc và lựa chọn ứng viên. Các bước chính bao gồm:

Đánh giá nhu cầu: Xác định các quy trình nhân sự cụ thể sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ tự động hóa và nâng cao AI. 

Chọn công cụ phù hợp: Chọn các công cụ và nền tảng AI phù hợp với mục tiêu nhân sự và mục tiêu hoạt động của tổ chức. 

Thử nghiệm thí điểm: Triển khai các giải pháp AI trên quy mô nhỏ để đánh giá hiệu quả và thực hiện các điều chỉnh cần thiết. 

Đào tạo và Phát triển: Trang bị cho nhân viên nhân sự những kỹ năng cần thiết để sử dụng các công cụ AI một cách hiệu quả. 

Giám sát và Đánh giá: Liên tục giám sát việc triển khai AI để đảm bảo nó đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra, điều chỉnh các chiến lược khi cần thiết.

Điều gì tiếp theo? Cơ hội và mối đe dọa?

Việc tích hợp AI trong nhân sự mang lại cả cơ hội và mối đe dọa. Một mặt, AI có thể nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động, cải thiện việc ra quyết định và cá nhân hóa trải nghiệm của nhân viên. Mặt khác, việc tự động hóa các công việc theo truyền thống do con người thực hiện làm tăng mối lo ngại về sự dịch chuyển công việc và nhu cầu thay đổi kỹ năng trong lực lượng lao động.

Định hướng tương lai: Thích ứng với kỷ nguyên AI

Để các công ty phát triển mạnh trong kỷ nguyên AI, điều quan trọng là phải áp dụng cách tiếp cận kép: tận dụng AI để tăng cường hoạt động nhân sự đồng thời chuẩn bị lực lượng lao động cho những thay đổi mà AI mang lại. Điều này liên quan đến việc đầu tư vào các chương trình nâng cao và đào tạo lại kỹ năng để đảm bảo nhân viên vẫn có giá trị trong môi trường làm việc do AI điều khiển. Ngoài ra, các công ty phải tập trung vào việc sử dụng AI một cách có đạo đức, đảm bảo quyền riêng tư, minh bạch và công bằng trong các quy trình nhân sự do AI cung cấp.

Giá trị con người và AI: Cách tiếp cận tổng thể và hài hoà

Việc tích hợp các giá trị con người vào AI là điều cần thiết để ứng dụng thành công trong kinh doanh. Điều này bao gồm việc thiết kế các hệ thống AI tôn trọng phẩm giá, quyền riêng tư và quyền của con người, đồng thời đảm bảo rằng các quyết định được AI hỗ trợ trong lĩnh vực nhân sự là công bằng, không thiên vị và minh bạch. Bằng cách kết hợp sự đồng cảm và hiểu biết của con người với khả năng phân tích của AI, các công ty có thể tạo ra bộ phận nhân sự nhân đạo, hiệu quả và hiệu quả hơn.

AI sẽ thay đổi lĩnh vực nhân sự như thế nào?- Ảnh 2.
TS. Ngô Công Trường – Chủ tịch J&P Global, XpertProAI, AI SMARTUP, BizInsider và XpertBrains.

Phần kết luận

Việc tích hợp AI vào thực tiễn nhân sự mang lại con đường đạt được sự xuất sắc trong hoạt động và phù hợp với các nguyên tắc Lean Six Sigma. Bằng cách tự động hóa các tác vụ thường ngày, nâng cao khả năng ra quyết định và cá nhân hóa trải nghiệm của nhân viên, AI có thể đóng góp đáng kể vào các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang chức năng nhân sự do AI điều khiển đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận, cân nhắc về mặt đạo đức và cam kết phát triển kỹ năng con người bên cạnh những tiến bộ công nghệ. Khi chúng ta tiến về phía trước, sức mạnh tổng hợp giữa các giá trị con người và AI sẽ rất quan trọng trong việc định hình một tương lai nơi công nghệ nâng cao khía cạnh con người của nhân sự, dẫn đến nơi làm việc hiệu quả, công bằng và hấp dẫn hơn.

TS Ngô Công Trường / An ninh Tiền tệ / Cafe VN

Cửa ngõ Sài Gòn ùn tắc ngày đầu nghỉ lễ

Dòng xe tấp nập rời TP HCM nghỉ lễ 30/4 khiến nhiều đường cửa ngõ phía Đông, cao tốc Dầu Giây ùn tắc, bến xe, ga tàu cũng đông đúc.

10h ngày 27/4, dòng xe ùn tắc kéo dài khoảng 4 km trên tuyến đường Mai Chí Thọ, đoạn qua nút giao An Phú. Khu vực này đang thi công hầm chui và cầu vượt, lòng đường bị thu hẹp nên càng làm tình trạng kẹt xe thêm nặng nề.

Hàng nghìn phương tiện chen chúc nhau trên đường Mai Chí Thọ, theo hướng từ trung tâm về Xa lộ Hà Nội và cao tốc Dầu Giây để đi về phà Cát Lát, các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ôtô xếp hàng dài khoảng 3 km, di chuyển chậm trên tuyến đại lộ ở cửa ngõ phía Đông TP HCM.

“Những ngày nghỉ lễ lúc nào các trục đường huyết mạch phía Đông thành phố cũng đông nghịt. Tôi chờ cả tiếng rồi vẫn chưa thoát ra được dòng xe”, anh Quốc Trường nói, liên tục nhìn ra ngoài ngóng tình hình giao thông.

Lòng đường Mai Chí Thọ bị thu hẹp khiến nhiều ôtô đi sát làn xe hai bánh. Xe máy phải len lỏi, tìm cách di chuyển khi đi qua khu vực này. Thời tiết nắng nóng gay gắt khiến nhiều người mệt mỏi.

Các nhánh đường dẫn vào cao tốc Dầu Giây theo hướng về Đồng Nai đều đông nghịt xe. Các trạm thu phí và dừng nghỉ trên cao tốc này cũng đông đúc xe trong ngày đầu nghỉ lễ.

Tại ga Sài Gòn, từ sáng sớm khách đông đúc đến đón tàu đi nghỉ lễ. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Chi nhán Vận tải đường sắt Sài Gòn, cho biết hôm nay là ngày cao điểm nhất dịp lễ.

Các đoàn tàu đến kín chỗ ngồi, hành khách chủ yếu đi các tỉnh miền trung. Theo ga Sài Gòn, ngày hôm nay với 13 đoàn tàu, dự kiến chở hơn 6.000 khách.

Tại bến xe miền Tây, rất đông người dân hỏi mua vé để về quê. Tại quầy bán vé Đồng Tháp, chị Thanh Tuyền (góc phải) mua vé về quê với giá 240.000 đồng nhưng phải đợi hơn ba giờ sau xe mới khởi hành. “Thời gian chờ lên xe thì lâu mà vé thì gấp rưỡi so với ngày thường”, chị Tuyền nói.

Năm nay, Sở Giao thông Vận tải TP HCM đã khuyến khích các nhà xe không tăng giá vé, trường hợp cần tăng giá để bù chi phí quay vòng chỉ được điều chỉnh trong hai ngày 26-27/4 và mức tăng không quá 40% so với ngày thường.

Hàng nghìn hàng ôtô xếp đậu kín bãi để chờ chở khách về khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hôm nay, bến xe miền Tây vận chuyển lượng khách đông nhất trong dịp lễ này với gần 65.000 người, tăng gần 30 % so với năm ngoái. Để giữ trật tự, bến đã tăng cường bảo vệ, phân luồng tại lối ra vào để hạn chế ùn tắc.

Trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, dẫn vào bến xe Miền Đông cũ (quận Bình Thạnh) cũng xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài khoảng 3 km.

Quỳnh Trần – Đình Văn – Gia Minh / Vietnam Express