Khu phố cổ ngập màu xanh chỉ có ở Morocco

Những gốc cây, bức tường, ô cửa và nhiều đồ vật cùng mang một màu xanh là nét đặc biệt không nơi nào trên thế giới giống được là hình ảnh khu phố cổ Chefchaouen ở đất nước Morocco.

Thành lập từ năm 1471, thành phố Chefchaouen (Morocco) được phủ một màu xanh đậm đặc biệt, tạo cảm giác lạ lẫm, thú vị cho du khách quốc tế.

Ngoại trừ màu xanh lục của lá cây, tất cả công trình, đồ vật từ trong ngõ ra ngoài phố lớn đều được phủ một sắc xanh lam rực rỡ, tạo cảm giác mát lành, nổi bật.

Vào thế kỷ 15, Chefchaouen là một pháo đài trú ẩn cho những người dân Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha. 

Nơi đây có sự pha trộn của kiến trúc truyền thống Morocco và màu sắc tín ngưỡng của người Do Thái.

Trong niềm tin tôn giáo của người Do Thái, màu xanh phản chiếu màu trời, tượng trưng cho sức mạnh của Chúa và có nguồn gốc từ sợi nhuộm (một loại nhuộm cổ xưa) dệt nên những khăn choàng nguyện cầu. Vì thế, những bức tường này luôn gợi mọi người nhớ đến đức toàn năng.

Khi nhìn vào, người dân ở đây thường nghĩ tới nền trời, nơi có thượng đế trên thiên đường đang ngự trị.

Màu xanh của thành phố này được cư dân Do Thái giải thích là tượng trưng cho thiên đường (theo tín ngưỡng của họ). Cũng có ý kiến cho rằng màu xanh có tác dụng xua đuổi các loài động vật hút máu, tiêu biểu là muỗi. 

Còn người dân nơi đây quan niệm màu xanh sẽ tốt hơn cho mắt người so với việc sử dụng màu trắng truyền thống, theo văn hóa Địa Trung Hải vì ít phản xạ ánh sáng mặt trời.

Vào thời điểm hoàng hôn buông xuống, đường phố dần trở nên thưa thớt và màu xanh của thành phố đang dần biến thành sắc cam dưới ánh đèn đường.

Những cư dân sinh sống ở Chefchaouen hiện đa số là người Hồi giáo và Berber. Từ trước thế kỷ 19, chỉ có các tín đồ Hồi giáo mới được đặt chân vào đây. Các trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử tử.

Các mặt hàng lưu niệm bán cho khách du lịch ngoài những màu sắc khác luôn có thêm màu xanh đặc trưng giúp mọi người dễ dàng lựa chọn.

Thành phố nằm trên sườn đồi với hai đỉnh nhô cao. Vì thế, theo ngôn ngữ Berber, tên gọi của vùng này còn mang ý nghĩa là “sừng”.

Càng đi sâu vào trong, du khách dễ dàng cảm nhận nó giống với một khu phố ở Việt Nam hoặc đâu đó bởi có nhiều ngõ ngoắt ngoéo như mê cung.

Dưới bóng tối, màu xanh này ánh lên những sắc tím tạo cảm giác rất sặc sỡ. Và phụ nữ ở đây cũng thường sử dụng trang phục có màu tương ứng, ít nhất là khăn choàng đầu.

Dưới ánh đèn huyền ảo, màu xanh sẽ tạo nên sự phản chiếu dịu dàng, đem đến sự thư thái cho cuộc sống sinh hoạt người dân bản địa và cả khách du lịch.

Bên trong một nhà hàng ăn uống, ngoài màu vàng để tạo điểm nhấn, người ta cũng phải thiết kế sơn phủ màu xanh giống bên ngoài ngõ phố.

Và các bức tranh mô tả nét đặc biệt của thành phố này không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà của người dân thành phố Chefchaouen.

Cụ Nguyễn Khuyến viết câu đối gì mà giải trừ được hoả hoạn?

Thời gian sau, ở làng kia không còn thấy xảy ra hỏa hoạn nữa, người ta tin là do phép mầu nhiệm từ đạo bùa của cụ Tam Nguyên Nguyễn Khuyến nên làng bèn biện lễ và cử quan viên đến tạ ơn cụ…

Cụ Nguyễn Khuyến quê làng Vị Hạ (nay thuộc xã Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam). Cụ là người nuôi chí học hành để giúp dân, giúp nước và đạt đến vinh dự cao nhất trong nghiệp thi cử khi đỗ đầu cả 3 kỳ thi (Hương, Hội, Đình). Tuy nhiên, đỗ đạt rồi ra làm quan cụ mới thấy chán ngán thế sự khi thực dân Pháp đang xâm chiếm dần dần đất nước mà triều đình Huế thì hèn nhát cam chịu.

Vì thế, làm quan vừa đúng 10 năm, cụ cáo quan về quê làm bạn với nghề dạy học, ngâm thơ. Sống vui vầy giữa xóm làng, cụ nhiều lần viết đại tự, tặng câu đối cho bà con lối xóm. Điều đó là chuyện bình thường với một người khoa danh như cụ. Tuy nhiên, mỗi lần cho chữ, viết câu đối tặng người thân quen của cụ là một giai thoại kỳ thú.

Trong cuốn sách “Nguyễn Khuyến và giai thoại” của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh ấn hành năm 1987, do Bùi Văn Cường sưu tầm, biên soạn có chuyện kể rằng: Ở một làng nọ bị hỏa hoạn cháy mất cả đình làng. Khi dựng lại đình, kỳ mục làng đến xin cụ Tam Nguyên mấy chữ về treo để trấn thần hỏa vì người ta tin rằng cụ là một vị thần sống nên chữ của cụ có thể cảm động được cả thần linh. Nghe những người đến xin chữ nói rõ sự tình, cụ liền lấy cây bút đại tự viết lên lụa điều một chữ “Nhất” rất lớn, có hai đầu phình ra, giữa thót lại. Cụ dặn đem về treo ngược lên giữa cửa đình. Chẳng ai hiểu ý nghĩa ra sao nhưng không dám hỏi mà cứ y lời đem về treo lên.

Thi hào Nguyễn Khuyến

Thời gian sau, ở làng kia không còn thấy xảy ra hỏa hoạn nữa, người ta tin là do phép mầu nhiệm từ đạo bùa của cụ Tam Nguyên nên làng bèn biện lễ và cử quan viên đến tạ ơn cụ. Hôm ấy có người đánh bạo hỏi cụ ý nghĩa của chữ “Nhất” trên đạo bùa. Nghe vậy cụ hỏi lại:

– Các ông thấy chữ “Nhất” ấy có giống cái chày không?

Ngay lúc đó, đám người cùng đồng thanh rằng rất giống.

Đến lúc ấy cụ mới cười rồi thủng thỉnh bảo:

– Cái chày mà treo đứng là “chày đứng” mà chày đứng tức là đừng cháy. Chỉ có thế thôi!

Cũng trong cuốn sách trên có kể lại giai thoại về một anh chàng chỉ làm nghề trông coi chợ nhưng lại ham chức quyền. Anh ta vừa mới bỏ tiền ra để mua chức Phó lý và cũng vừa dựng được ngôi nhà ở gần chợ lại gần sông. Chuẩn bị đến ngày tân gia, anh này đến xin cụ Tam Nguyên đôi câu đối. Vốn biết dăm ba chữ Hán, anh ta xin cụ cho câu đối bằng chữ Hán.

Khi vừa mới xin được đôi câu đối về tới nhà, anh ta đã vội khoe với vợ nhưng lại bị người vợ trách vì sao không xin câu đối bằng chữ Nôm cho dễ hiểu. Rồi chẳng đợi chồng thỏa thuận, chị vợ chạy ngay đến nhà cụ Tam Nguyên thưa lại là xin câu đối bằng chữ Nôm. Thấy chuyện ngộ nghĩnh, cụ làm bộ khó khăn và nói:

– Lôi thôi nhỉ! Anh thích chữ Hán, chị thích chữ Nôm, khó chiều quá! Thôi thì thế này, tôi viết cho vừa cả lòng anh, lòng ả nhá. Nói rồi cụ kêu lấy giấy bút và ghi:

” Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa tịch tằng xưng tị ốc.”

” Giàu ở làng, sang ở nước, nhờ trời nay đã vểnh râu tôm.”

Cái hay của câu đối là ở đầu mỗi câu có một câu tục ngữ và dù là một vế chữ Hán, một vế chữ Nôm nhưng lại đối nhau chan chát: Làng với thị, giang với nước. Hay nhất là mấy chữ cuối của hai vế: Xưng tị ốc – xưa từng thịnh vượng đối với vểnh râu tôm vừa nói được nỗi mừng vừa tả được sự hãnh diện của vợ chồng anh coi chợ.

????????????????????????????????????

Lời bàn:

Nguyễn Khuyến không chỉ là một hiền tài quốc gia, một cây đại thụ văn chương, một gương sáng về đạo đức, ông còn là người thầy, người bạn, người chồng, người cha, là “nóc” của một gia đình tiêu biểu ở nông thôn Việt Nam xưa. Ông sống trọn đời trong quan hệ đằm thắm, thủy chung với “người vợ quê” hiền thục, đảm đang. Người phụ nữ Việt Nam ấy đã trở thành một hình tượng hiếm hoi, bất hủ trong văn học Việt Nam.

Không chỉ là một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu, Nguyễn Khuyến còn là con người ưu tú, một nhân cách Việt Nam tiêu biểu ở thời đại bấy giờ. Với nhãn quan chính trị sắc bén của một bậc hiền triết, ông đã nhìn rõ chân tướng của thời đại lúc bấy giờ. Để giữ vững phẩm cách của một sĩ phu nhân cách và một người yêu nước chân chính, ông đã dứt khoát vứt bỏ mọi thứ vinh hoa phú quý, treo ấn từ quan, giả đui giả điếc, quay trở về nơi thôn dã sống với nhân dân. Và ông đã làm một việc mà trước ông chưa ai làm: Chọn “thơ trào phúng” làm vũ khí chống lại sự suy thoái về mọi mặt của xã hội đương thời, chống lại triều đình nhu nhược, bọn gian tà theo giặc tàn hại đồng bào, dân tình thống khổ. Chính điều này đã làm hình ảnh cụ Tam Nguyên Yên Đổ mãi mãi sống trong tâm tưởng của mọi thế hệ người Việt Nam.

PV/BÌNH PHƯỚC / VĂN HOCH SAIGON

Mối liên hệ bất ngờ giữa chuối và huyết áp cao

Tất cả chúng ta đều biết rằng chuối là một loại trái cây bổ dưỡng và ngon miệng. Thế nhưng, không phải ai cũng biết loại quả này cực hữu ích trong việc hạ huyết áp. Vậy, vì sao chuối lại có được tác dụng đó? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của chuối

Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là bộ ba yếu tố có chức năng tăng cường sức khỏe gồm kali, magiê và vitamin C. Kali đóng vai trò then chốt trong việc điều hòa huyết áp. Việc duy trì huyết áp ổn định rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.

Trong khi đó, magiê có vai trò hỗ trợ chức năng cơ và thần kinh, đồng thời hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào không bị tổn thương và giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một quả chuối cỡ trung bình có chứa:

Giá trị dinh dưỡng có trong quả chuối.
Giá trị dinh dưỡng có trong quả chuối. (Ảnh: LC).

Chuối giúp hạ huyết áp như thế nào?

Chuối có tác dụng hạ huyết áp là nhờ có chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là kali. Một quả chuối cỡ trung bình thường chứa khoảng 400-450mg kali. Đây là chất điện giải giúp cân bằng lượng natri được nạp vào cơ thể từ chế độ ăn uống.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, lượng natri trong cơ thể cao có thể dẫn đến tăng huyết áp và kali giúp giảm huyết áp bằng cách thư giãn mạch máu, tăng bài tiết natri qua nước tiểu.

Ngoài ra, chuối rất giàu chất chống oxy hóa như vitamin C và catechin. Những hợp chất này giúp cải thiện chức năng nội mô, từ đó góp phần giảm huyết áp. Nội mô là lớp tế bào lót bên trong của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể, chẳng hạn như động mạch, mao mạch, tim,… Lớp tế bào này đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ cơ thể, điều tiết chất lỏng và hỗ trợ các hoạt động miễn dịch.

Caroline Young, chuyên gia dinh dưỡng, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng Whole Self Nutrition (Hoa Kỳ), cho biết: “Chuối là nguồn cung cấp kali dồi dào và nghiên cứu đã chứng minh yếu tố này có thể giúp giảm huyết áp nhờ vào việc giảm nồng độ natri trong cơ thể và thư giãn mạch máu”.

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu quả chuối?

 Mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn từ 1-2 quả chuối.
Mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn từ 1-2 quả chuối. (Ảnh: Getty)

Điều độ là chìa khóa quan trọng nhất khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm nào. Mặc dù chuối có thể giúp hạ huyết áp, mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch nhưng nếu ăn quá nhiều chuối có thể khiến dư thừa calo và làm mất đi những lợi ích của loại quả này. Tờ Eating Well thông tin, mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn từ 1-2 quả chuối.

Chuyên gia dinh dưỡng Young lưu ý: ” Việc bổ sung thực phẩm giàu kali như chuối cần đặc biệt lưu ý ở những người mắc bệnh thận. Hãy tham khảo chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị nếu muốn tiêu thụ bất cứ thực phẩm nào với mục đích y khoa”.

Ngoài việc ăn trực tiếp, chuyên gia dinh dưỡng Young gợi ý mọi người có thể thêm chuối vào ngũ cốc ăn sáng, yến mạch hoặc bánh mì nướng. Bạn cũng có thể kết hợp chuối với bơ đậu phộng để có một bữa ăn nhẹ giàu dinh dưỡng và ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, để hạ huyết áp một cách hiệu quả nhất, mọi người nên thêm chuối vào chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với nhiều rau xanh, các loại trái cây khác, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo. Thêm vào đó, việc tập thể dục thường xuyên, hạn chế rượu bia và bỏ thuốc lá cũng là những điều nên làm để có một chỉ số huyết áp khỏe mạnh hơn.

Theo Khoa học TV

Sau độ tuổi này, chúng ta mới biết số mệnh cuộc đời có tốt hay không: Kiểm tra ngay cho chính bạn

Đại đa số mọi người thường có 3 loại mệnh: thành công sớm, thành công muộn hoặc “trắng tay”.

01. Ngưỡng cửa nào để biết đời người có tốt hay không?‏

‏Trong cuộc đời, có người đạt được thành công sớm một cách dễ dàng, nhưng sau khi đạt đỉnh, mọi thứ lại dần dần xuống dốc. ‏

‏Có những người phát triển muộn, lúc ban đầu dễ gặp hoàn cảnh không tốt nhưng sau thời gian dài tích lũy, họ có thể tiến lên và đuổi kịp những người phía trước.‏

‏Cũng có người cả đời chỉ sống rất bình thường, kiếm vừa đủ ăn, có thể coi là chẳng có thành tựu đáng kể nào. ‏

‏Tại sao người ta thường nói: “Tuổi trẻ không lăn lộn, năm mươi mới biết khổ”? 

Bởi vì ở vào giai đoạn đầu đời, chỉ khi đã trải qua sự chìm nổi của đời người, chúng ta mới có thể hiểu được những khó khăn của cuộc sống là gì. Để rồi tới ngưỡng tuổi 50, bước vào giai đoạn trung niên, bạn sẽ thấy số phận và hướng đi của bản thân đã hiển lộ rõ ràng. Tới thời điểm đó, dù có hối hận hay muốn thay đổi, nhiều người cũng “lực bất tòng tâm”.‏

photo-1682258062475

Để rồi tới ngưỡng tuổi 50, bước vào giai đoạn trung niên, bạn sẽ thấy số phận và hướng đi của bản thân đã hiển lộ rõ ràng.

‏02. Tại sao 50 tuổi lại là một “bài kiểm tra” số mệnh?‏

‏Xét theo khía cạnh sức khỏe, kể từ tuổi 40, cơ thể đã bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu của sự lão hóa một cách rõ ràng. Còn khi chính thức buổi vào tuổi 50, con người ta đã đi qua dốc bên kia của cuộc đời. ‏

‏Đây chính là cột mốc khiến bạn nhận ra, sức khỏe là tài sản đáng quý nhất của cuộc đời. Vì khi đó, phần lớn cuộc sống của mọi người đã bắt đầu giảm chất lượng đáng kể.‏

‏Rất nhiều người phải đối mặt với hàng loạt bệnh mãn tính, chẳng hạn như thiếu canxi nên dễ mắc các bệnh về xương khớp, thoái hóa; lối sống thiếu lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, gan phổi, dễ bị tai biến…‏

‏Ở thời điểm này, nếu dồn quá nhiều sức lực và tâm trí cho công việc hoặc bất cứ một điều gì đó, sức khỏe lại càng nhanh xuống dốc. Có nhiều người không qua khỏi được giai đoạn này nên người ta mới có câu “49 chưa qua, 53 đã tới”.‏

‏Cũng vì thế, nếu ai có thể vượt qua giai đoạn này trong sự bình yên, khỏe mạnh, họ chắc chắn là một người vô cùng may mắn.‏

photo-1682258064791

‏Đây chính là cột mốc khiến bạn nhận ra, sức khỏe là tài sản đáng quý nhất của cuộc đời.

‏03. Muốn làm kiểm tra tốt, cần “ôn tập” kỹ càng ‏

‏Quá trình “ôn tập” này cần diễn ra càng sớm càng tốt, để giúp cả cơ thể và tâm trí đều được chuẩn bị sẵn sàng, trước khi bước vào giai đoạn kiểm tra số mệnh quan trọng.‏

‏Đặc biệt, cần phải lường trước được 2 rủi ro sau đây trong bài thi:‏

‏Thứ nhất, rủi ro thất nghiệp, không thể kiếm tiền và rơi vào tình trạng tài chính kiệt quệ.‏

‏Trong xã hội ngày nay, nhiều người đã đánh đổi cuộc sống của mình để làm việc, thậm chí rút ngắn tuổi thọ để kiếm tiền. Tuy nhiên, “quy tắc trung niên” ở nơi làm việc rất thực tế. 

Khi bạn bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên, dù năng lực tốt đến đâu, kinh nghiệm dày dặn đến mấy, bạn vẫn trở nên “kém hấp dẫn” hơn so với thế hệ trẻ, trừ khi bạn ở vị trí người lãnh đạo. Người trẻ luôn mang trong mình nguồn năng lượng tươi mới, sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng học hỏi. ‏

‏Do đó, khi nhà quản lý muốn “thay máu” nhân sự, những người ở tuổi trung niên sẽ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, mất đi nguồn thu nhập chính. ‏

photo-1682258067229

Khi bạn bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên, dù năng lực tốt đến đâu, kinh nghiệm dày dặn đến mấy, bạn vẫn trở nên “kém hấp dẫn” hơn so với thế hệ trẻ, trừ khi bạn ở vị trí người lãnh đạo.

‏Thứ hai, áp lực “không dám đổ bệnh” vì chi phí y tế không hề rẻ.‏

‏Theo quan điểm y học, ai cũng cần phải đối mặt với nguy cơ “khủng hoảng sức khỏe”, đặc biệt là lứa tuổi trung niên. Họ sẽ thường xuyên gặp các vấn đề về thể chất và khủng hoảng sức khỏe ngày càng nghiêm trọng. Do các chức năng cơ thể con người ngày càng kém đi nên nhìn chung sức khỏe cũng phát triển theo chiều hướng tiêu cực.‏

‏Tuy nhiên, nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng về thể chất thì người trung niên có thể tiết kiệm được một số tiền. Có câu “Rừng xanh vẫn còn, lo gì không có củi đốt” là vì vậy, chăm sóc cơ thể tốt là chìa khóa để trở nên giàu có và may mắn.‏

‏Kết luận‏

‏Có thể thấy, đường hướng tương lai của người trung niên sẽ ảnh hưởng bởi những rủi ro về tài chính và sức khỏe kể trên nhìn chung. Đặc biệt là hai nhân tố tài chính và sức khỏe – những nền tảng quyết định chất lượng cuộc sống. ‏

‏Do đó, số phận của một người có thật sự “tốt” hay không phụ thuộc vào chính họ. Bất kể khi nào, tất cả chúng ta đều cần “ổn định và tiến lên”. Hãy ngưng làm những việc gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn về lâu dài.‏

‏Nếu bạn có thể, hãy bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn, chuẩn bị tài chính cho tương lai. ‏

‏Cuối cùng, nếu bạn không thể giàu có, chúc bạn bình an và tuổi già. Nếu bạn không thể ổn định, chúc bạn hạnh phúc. Thăng trầm là thực tế của cuộc sống và sinh-lão-bệnh-tử là lẽ thường tình. Hãy để nó trôi qua, vậy là đủ.‏

*Theo: Toutian / Phương Mộc / Trí thức trẻ

Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri Mỹ quan tâm nhất đến vấn đề gì?

2024 là năm bầu cử, người Mỹ quan tâm nhất đến vấn đề gì? Một cuộc thăm dò công bố hôm thứ Ba (27/2) cho thấy, lần đầu tiên kể từ năm 2019 nhập cư đã trở thành vấn đề quan trọng nhất ở Mỹ, tiếp theo mới đến các vấn đề của chính phủ, và nữa là vấn đề kinh tế và lạm phát.

Người nhập cư chờ được giải quyết tại trung tâm trung chuyển của Kiểm soát Biên giới Mỹ vào ngày 20/12/2023 ở Eagle Pass, Texas sau khi họ vượt biên từ Mexico. (Nguồn ảnh: John Moore/Getty Images)
Một cuộc thăm dò của Gallup công bố hôm 27/2 cho thấy, số người Mỹ coi “nhập cư” là vấn đề quan trọng nhất ở Mỹ đã tăng đáng kể so với một tháng trước với mức tăng 8 điểm phần trăm (từ 20% lên 28%). Thứ hai trong danh sách là các vấn đề của chính phủ: 20% số người trong thăm dò khảo sát coi “Chính phủ” (Government) là vấn đề quan trọng nhất, tiếp theo là “kinh tế” (12%) và “lạm phát” (11%).

“Nhập cư” là hạng mục duy nhất có thay đổi đáng kể so với cuộc thăm dò hồi tháng 1. Từ tháng 1 – 11/2023 thì vấn đề “Chính phủ” liên tục được xếp hàng đầu trong quan tâm của cử tri Mỹ. Trong cuộc thăm dò hồi tháng 1, vấn đề chính phủ và nhập cư lần lượt xếp thứ nhất (21%) và thứ hai (20%).

Vòng khảo sát mới nhất của Gallup được thực hiện từ ngày 1 – 20/2. Lần trước đó gần nhất mà nhập cư là vấn đề hàng đầu đối với người Mỹ là cách đây 5 năm, khi đó lượng người di cư Trung Mỹ cố gắng vượt biên vào Mỹ tăng vọt. Vấn đề nhập cư cũng từng được xem là vấn đề số một hồi tháng 7/2014, tháng 7 và tháng 11/2018.

Kỷ lục cử tri Mỹ chú ý nhất đến nhập cư bất hợp pháp
Khảo sát của Gallup cũng cho thấy, 55% người Mỹ trưởng thành cho rằng “số lượng lớn người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp” gây ra vấn đề “đe dọa nghiêm trọng” (critical threat) đối với các lợi ích quan trọng của Mỹ – mức cao kỷ lục và tăng 8% so với năm ngoái. Kỷ lục trước đó là 50% được thiết lập vào năm 2004, 31% cho biết số lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp là vấn đề “đe dọa quan trọng” (important threat), trong khi chỉ có 14% cho rằng điều đó không quan trọng.

Đại đa số đảng viên Đảng Cộng hòa từ lâu đã xem vấn đề nhập cư bất hợp pháp là mối đe dọa nghiêm trọng; một năm trước, 84% đảng viên Đảng Cộng hòa đã nhìn như vậy, còn bây giờ là 90%; sự gia tăng trong nhóm người độc lập (không chủ trương theo đảng phái nào) thậm chí còn lớn hơn, từ 40% lên 54%; vấn đề này đối với đảng viên Đảng Dân chủ dù ít hơn rất nhiều, nhưng tỷ lệ cũng đã tăng từ 20% vào năm 2023 lên 29% hiện nay.

Mỹ hiện đang ở năm thứ ba của cuộc khủng hoảng biên giới mang tính lịch sử. Năm tài chính vừa qua, giới chức chấp pháp đã bắt giữ hơn 2,4 triệu người nhập cư bất hợp pháp ở biên giới phía Nam, một kỷ lục. Tháng 12 năm ngoái đã lập kỷ lục hàng tháng về người nhập cư, lần đầu tiên cao hơn 300.000 người.

Cuộc thăm dò mới nhất của Gallup diễn ra trong bối cảnh Quốc hội Mỹ vẫn giằng co chưa ngã ngũ về vấn đề an ninh biên giới, sự chia rẽ lưỡng đảng đã ngăn cản việc thông qua luật biên giới.

Đàm phán tại Thượng viện Mỹ đã dành nhiều tháng để đạt được một thỏa thuận lưỡng đảng, bao gồm về an ninh biên giới và viện trợ nước ngoài. Luật này sẽ tăng biên chế biên giới, cung cấp thêm kinh phí và áp đặt một số hạn chế đối với những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ được thả tự do, nhưng những người bảo thủ cảnh báo rằng vấn đề sẽ giúp một số lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp được “bình thường hóa”.

Theo Trương Đình, Epoch Times / Trí thức VN

Thời vua Minh Mạng, lãnh thổ Việt Nam rộng gấp 1,7 lần hiện nay

Thời nhà Nguyễn vào thế kỷ 19, lãnh thổ Việt Nam hết sức rộng lớn. Đỉnh điểm vào thời vua Minh Mạng, lãnh thổ Việt Nam rộng 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với diện tích ngày nay. Vậy lãnh thổ Việt Nam thời nhà Nguyễn gồm những vùng đất nào mà có thể rộng lớn đến vậy?

Đại bác “Thần uy tướng quân” được đúc vào năm 1817 thời Gia Long. (Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên, Wikipedia, CC BY 3.0)
Sau khi vua Gia Long lên ngôi, nhà Nguyễn được xây dựng rất mạnh mẽ, khiến các nước lân bang ở phía tây là Ai Lao và Campuchia đều phải thần phục, mong nhận được sự bảo hộ từ Việt Nam.

Ai Lao thần phục
Thời kỳ này Việt Nam và Xiêm La (tức Thái Lan ngày nay) đều đặt ảnh hưởng lên Ai Lao, khiến quốc vương Ai Lao phải xin thần phục cả hai nước. Nhiều xứ ở Ai Lao xin được đặt dưới quyền bảo hộ của Việt Nam, các vùng ngày nay gọi là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị đều xin trở thành nội thuộc. Nhà Nguyễn cho sáp nhập các vùng này vào lãnh thổ, phân thành các châu, phủ thuộc Việt Nam.

Bản đồ Việt Nam thời nhà Nguyễn sau khi sáp nhập vùng đất từ Lào. (Ảnh: Luanpt.arc@gmail.com)
Campuchia mong được bảo hộ
Thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 được xem là thời kỳ tăm tối của đất nước Campuchia khi mà sức mạnh của đế quốc Khmer không còn. Vào thế kỷ 15 Xiêm La chiếm được kinh thành Angkor, cuối thế kỷ 16 thì chiếm được kinh thành mới ở Lovek. Đến thế kỷ 17, các đời chúa Nguyễn ở phương Nam trợ giúp người Khmer nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Xiêm La, nhờ đó người Khmer liên tục giành được chiến thắng. Cuối thế kỷ 17 nhà Nguyễn lập ra phủ Gia Định kiểm soát cả vùng Đông Nam Bộ.

Năm 1771, Xiêm La cho quân tiến đánh Campuchia, đường thủy tiến đánh Hà Tiên. Chúa Nguyễn phải cho quân sang cứu Campuchia và đánh quân Xiêm La ở Hà Tiên. Cuộc chiến kết thúc bằng việc Xiêm La và Việt Nam cùng rút khỏi Campuchia. Xiêm La giữ quyền chi phối Campuchia, còn Việt Nam giữ được vùng Hà Tiên.

Năm 1833 diễn ra cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi ở thành Gia Định, vua Minh Mạng cử Trương Minh Giảng đến dẹp loạn, Lê Văn Khôi thua chạy đến cầu xin Xiêm La trợ giúp. Quân Xiêm La nhân cơ hội này tiến đánh Việt Nam, thế nhưng bị quân của nhà Nguyễn đánh bại.

Không chỉ thế, nhà Nguyễn còn cho quân sáng đánh Xiêm La ở Campuchia, chiếm giữ và bảo hộ hầu hết đất nước này, loại bỏ ảnh hưởng của Xiêm La, chỉ còn vùng đất nhỏ là Nam Bàn là thuộc về người Khmer. Nhà Nguyễn sáp nhập các vùng đất Campuchia vào lãnh thổ, đặt tên là Trấn Tây Thành, chia ra thành nhiều phủ, huyện, sắp đặt các quan lại người Việt đến cai trị.

Bản đồ Việt Nam năm 1835 sau khi sáp nhập các vùng đất của Lào và Campuchia. (Ảnh: Luanpt.arc@gmail.com)
Năm 1835, diện tích Việt Nam vô cùng rộng lớn, bao gồm vùng đất Ai Lao (tức Lào ngày nay), hầu hết phần đất của Campuchia, diện tích rộng 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với Việt Nam bây giờ (diện tích Việt Nam hiện là 331.698 km2, theo cổng thông tin điện tử chính phủ năm 2009).

Bản đồ Việt Nam 1954 và sau năm 75. (Ảnh: Luanpt.arc@gmail.com)
Trước sự lớn mạnh của mình, năm 1839 vua Minh Mạng cho đổi tên nước từ Việt Nam thành Đại Nam, tức quốc gia rộng lớn hùng mạnh phương Nam. Đây chính là nguyên nhân và ý nghĩa của quốc hiệu này.

Trần Hưng / Trí thức VN