Nhà vườn cho người độc thân, có nhiều không gian thư giãn và sống xanh

Ngôi nhà chỉ phục vụ cho người độc thân nhưng không có cảm giác đơn độc, có nhiều không gian thư giãn để đón tiếp những anh chị em trong gia đình và bạn bè dịp cuối tuần, các ngày nghỉ lễ.

“Nhà Chị Linh” là một công trình ở huyện Bàu Bàng (Bình Dương) với diện tích đất là 1000m2, diện tích xây dựng 250m2. Công trình được kiến trúc sư Kava Nguyễn và nhóm cộng sự thi công, thiết kế và hoàn thành năm 2022. Tổng chi phí đầu tư là 3,5 tỷ đồng. 

Gia chủ là một người phụ nữ độc thân. Chị đặt ra bài toán cho nhóm thiết kế là ngôi nhà chỉ phục vụ cho một người nhưng không có cảm giác đơn độc, muốn có nhiều không gian thư giãn để đón tiếp những anh chị em trong gia đình và bạn bè dịp cuối tuần, các ngày nghỉ lễ.

Nhiều vấn đề được nêu ra đối với người phụ nữ ở một mình trong ngôi nhà là sự bất an, cảm thấy cô đơn,… Hiểu được điều đó, nhóm đã đưa ra nhiều phương án để khắc phục. 
 Tổ chức hình khối tạo ra sự vững chãi, lối giao thông thuận tiện, dễ dàng quan sát quản lý và tiếp cận các không gian giúp chủ nhà cảm thấy yên tâm khi sống một mình. 
Sân phía trước được bố trí rộng để chủ nhà có thể ra vào và quay đầu xe một cách dễ dàng. Nơi đậu xe làm mái che mở để chủ nhà luôn có cảm giác an tâm khi ngồi trong ô tô và dễ dàng quan sát không gian xung quanh.

Nhà được thiết kế với lối giao thông tiện lợi, dễ dàng quan sát. Chủ nhà vừa vào khu vực để xe máy là sảnh trung tâm của ngôi nhà. Tại đây, gia chủ có thể quan sát, kiểm soát và có thể di chuyển tới các không gian khác.

Giếng trời nằm tại vị trí sảnh trung tâm giúp lấy ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái. Đồng thời tạo nên một tấm ngăn vô hình giữa bếp và khách.

Không gian phòng ngủ, phòng khách, bếp ăn đều mở ra khoảng sân vườn với mảng kính lớn kết nối với thiên nhiên giúp chủ nhà không cảm thấy đơn độc. 

Phòng khách tối giản với điểm nhấn là khung cửa kính lớn mở ra hồ cá phía ngoài.
Nhà bếp và phòng khách được thiết kế mở giúp không gian thoáng rộng hơn.
Hồ cá vừa tạo năng lượng tích cực lại giúp điều hòa nhiệt độ nhà, để không khí thêm mát mẻ. 

Phòng ngủ với view nhìn ra hồ sen và khu vườn phía ngoài. Thiết kế đơn giản với tông màu nâu gỗ – trắng. Bên ngoài nhóm bố trí thêm cửa dạng lam gỗ đảm bảo an toàn, đẩy ra đẩy vào và xếp gọn vào bên hông mái hiên. 

 Nhóm đã bố trí nhiều không gian thư giãn thú vị để gia chủ có thể ngồi uống cafe hoặc tổ chức ăn uống cùng bạn bè và người thân trong gia đình. 

Hồ nuôi cá được bố trí khu vực chủ nhà thường sử dụng là phòng khách và phòng ăn, để chủ nhà cảm nhận rõ ràng nhất về sự sống không chỉ riêng mình, mà có cả một đàn cá đang bơi rất sinh động, nhiều sức sống. 

Hồ sen lớn được bố trí phía sân sau nhà với lối đi thiền hành và vị trí ngồi thiền để gia chủ sinh hoạt đời sống tâm linh mỗi ngày. 

Cây xanh, thảm cỏ là những chất xúc tác không thể thiếu để tạo nên công trình xanh. 

Quỳnh Nga / Vietnam Net

Phú quý ra sao, sống lâu bao nhiêu tuổi, cứ thuận theo tự nhiên là được

Khát khao vừa đủ, có thể thành toàn nên một người. Nhưng ham muốn quá mức lại hoàn toàn có thể hủy hoại một người.

Trang Tử là một tác gia Đạo giáo nổi tiếng của Trung Quốc thời kỳ Chiến quốc, tư tưởng của ông sớm đã thoát tục, tiêu diêu tự tại. Ông sùng bái tự nhiên, hy vọng mọi người cũng có thể thuận theo tự nhiên. Những triết lý của ông, ngàn năm trôi qua rồi vẫn luôn hữu ích cho hậu thế.

Quá thọ không tốt, quá nhiều tiền ắt có hại

Trong cuốn “Trang Tử” viết rằng: “Đa nam tử tắc đa cụ, phú tắc đã sự, thọ tắc đa nhục”. Trong khi tất cả mọi người cho rằng nhiều con trai, nhiều của cải, sống càng lâu càng tốt, và đó là phúc khí của một người, thì Trang Tử lại cho rằng tất cả những điều đó đều đại diện cho sự “bất hạnh”.

Bởi lẽ nhiều con trai, ắt phải lo nhiều chuyện, nhiều của cải thị phi cũng nhiều, sống quá thọ cũng chưa chắc đã phải chuyện hay. Chẳng hạn như việc những người già suốt ngày phải nằm liệt giường, không thể động đậy, không lẽ sống như vậy là rất hạnh phúc ư?

Có thể nói, con người ta, không nhất thiết phải theo đuổi trường sinh bất lão hay của cải chất đầy, nắm bắt những điểm này ở mức độ thích hợp, vậy là đủ rồi.

Thuận theo tự nhiên, tuân thủ quy tắc

Trang Tử nói: “Thiên địa dư ngộ tính sinh, nhi vạn vật dư ngộ vi nhất.”

Theo Trang Tử, con người với đất trời là “một thể”, chứ không phải bài trừ lẫn nhau. Tư tưởng này chính là trí tuệ “thiên nhân hợp nhất”. Thiên nhân hợp nhất, thực ra cũng không có gì quá cao siêu, chỉ là muốn con người thuận theo tự nhiên mà sống là được.

Là một người bình thường, chúng ta nên trân quý tài nguyên, bớt lãng phí. Nhưng con người lại xem mình là chủ nhân của thiên nhiên, lợi dụng tài nguyên một cách quá đáng, vậy nên thảm họa thiên nhiên ập tới là điều rất hiển nhiên.

Là một người bình thường, chúng ta ai cũng muốn sống lâu trăm tuổi, đều muốn kiếm nhiều tiền, cứ như vậy mà phụ thuộc vào các loại thực phẩm chức năng, thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể trái với tự nhiên. Để rồi thực phẩm chức năng uống thì nhiều nhưng tình hình sức khỏe lại càng kém hơn; còn những người không chừa thủ đoạn đi kiếm tiền, phải chịu sự trừng phạt của tự nhiên và xã hội.

Làm người, có thể có những mưu cầu nhất định, nhưng đừng quá miễn cưỡng. Đối với sống thọ và của cải, thực ra, chỉ cần thuận theo tự nhiên là được, nên đi bước nào hãy đi bước ấy, đừng cố gắng thay đổi những cái đã là lẽ tự nhiên.

Sống ở đời, “vừa đủ” là tốt nhất

Trang Tử nói, một người, nếu lúc nào cũng chỉ biết làm việc, không biết nghỉ ngơi, các vấn đề về sức khỏe sẽ hình thành, quá hao tổn năng lượng của mình, sau cùng sẽ kiệt quệ cả về sức khỏe vật chất và tinh thần.

Những lời này của Trang Tử là muốn nhắc nhở mọi người rằng, đừng quá lười biếng, nhưng cũng đừng quá lao lực, vừa đủ là tốt nhất. Nhưng rất nhiều người chúng ta lại không muốn “vừa đủ”, nhiều khi cũng không biết đến đâu mới là vừa đủ.

Ham muốn vật chất, danh vọng, cái gì cũng muốn nhanh chóng đạt được, bỏ qua quá trình. Thực ra, thế giới này tồn tại một đạo lý mang tên “vừa đủ”. Nếu cứ luôn muốn nhanh chóng, không tuân theo quy luật của tự nhiên đến cuối cùng người chịu thiệt chỉ có bản thân chúng ta mà thôi.

Ham muốn quá mức, là dấu hiệu của sự suy sụp

Thế nào là bản chất gốc của tự nhiên? Có thể thông qua hình tượng gốc cây để hiểu điều này. Cây có thể phát triển cao lớn, đó là bởi rễ của nó đi sâu trong lòng đất; cũng như sự trưởng thành của một nhà thông thái, bắt nguồn từ nội tâm đơn thuần và giản dị của anh ta.

Cái gọi là bản chất tự nhiên, chính là bản chất gốc của con người ở cuộc đời này, đó chính là cái “tâm” của mỗi người.

Khi một người có quá nhiều ham muốn, luôn theo đuổi những thứ không thực tế, họ sẽ càng ngày càng xa rời cái tự nhiên giản dị, mắc kẹt trong vũng lầy của lòng tham và tội lỗi, không thoát ra được.

Vì sao những người càng muốn sống lâu thì tuổi thọ càng ngắn? Vì sao những người càng muốn kiếm được nhiều tiền nhanh chóng lại càng nghèo? Thậm chí có người còn bất chấp cả những chuẩn mực đạo đức của xã hội chỉ để có được thứ mình mong muốn? Đó là bởi họ bị ham muốn của chính bản thân mình kiểm soát mà đánh mất đi cái bản chất tự nhiên, bản chất tiên thiên vốn có.

Khát khao vừa đủ, có thể thành toàn nên một người. Nhưng ham muốn quá mức lại hoàn toàn có thể hủy hoại một người. Đây chính là chân tướng cuộc sống. Phú quý ra sao, sống lâu bao nhiêu tuổi, cứ thuận theo tự nhiên là được. Rất nhiều khi, khi bạn thuận theo tự nhiên, ngược lại sẽ thu được những kết quả vô cùng bất ngờ.

Theo  soha.vn

Ngày lễ tình yêu Valentine: Chuyện xưa kể lại

Valentine, ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, người ta bày tỏ tình cảm của mình bằng những chiếc thiệp, hoa hồng, sô-cô-la, và những quà tặng đặc biệt khác. Nhưng tại sao ngày lễ tình yêu lại được đặt theo tên Thánh Valentine, một vị Thánh “tử vì đạo” của Kitô giáo?

Thánh Valentine rửa tội cho Lucilla. (Tranh: Họa sĩ Jacopo Bassano, Public Domain)
Để hiểu rõ về câu chuyện của Thánh Valentine, người ta phải quay về với cuộc đàn áp Kitô giáo của đế quốc La Mã. Thời đó, La Mã là một quốc gia hùng mạnh nhất và cũng là quốc gia đàn áp tín đồ Kitô giáo tàn khốc nhất. Để kích động lòng thù hận của dân chúng đối với tín đồ Kitô giáo, một số học giả La Mã thời bấy giờ đã chế tác ra rất nhiều lời vu khống, bịa đặt, dối trá, nhắm vào các tín đồ Kitô như: giết trẻ sơ sinh để uống máu và ăn thịt, cuồng loạn, gian dâm, v.v.. Nói chung, tất cả tội ác của xã hội La Mã thời bấy giờ đều gán lên thân các tín đồ Kitô.

Các đời hoàng đế La Mã cũng liên tiếp đưa ra những sự trừng phạt tàn khốc nhất đối với các tín đồ Kitô. Nero, một trong những hoàng đế tàn bạo nhất đế quốc La Mã, từng hạ lệnh bắt không ít tín đồ Kitô ném vào đấu trường, để những người quyền quý lớn tiếng cười xem cảnh tín đồ Kitô bị mãnh thú xé xác ăn thịt. Nero thậm chí còn căn dặn thuộc hạ bắt rất nhiều tín đồ Kitô cột chung vào bó cỏ khô, làm thành những ngọn đèn trong hoa viên. Đến khi trời tối, đèn người được đốt lên, chiếu sáng khắp hoàng cung, để mọi người thưởng ngoạn vui chơi.

Bức “Ngọn đuốc của Nero”, mô tả lại cảnh Hoàng đế Nero dùng hỏa hình bức hại các tín đồ Kitô giáo. (Tranh: Họa sĩ Henryk Siemiradzki, 1876, National Museum Kraków, Wikipedia, Public Domain)
Hoàng đế Aurelius bức hại các tín đồ Kitô cũng vô cùng tàn bạo. Theo mô tả của nhà sử học Schaff, “xác chết của những người tử vì đạo trải dài khắp đường phố; những xác chết đó sau khi bị chặt ra từng khúc mới đem đi thiêu hủy, tro cốt còn lại sẽ bị ném vào trong hồ, để tránh điều mà họ gọi là ‘kẻ thù của Thần linh’ làm ô uế mặt đất”.

Tín đồ Kitô giáo bị cột trên thân trâu kéo lê cho đến chết. (Tranh: Họa sĩ Henryk Siemiradzki, 1876, National Museum Kraków, Wikipedia, Public Domain)
Năm 250, Hoàng đế Decius ra sắc lệnh, buộc tín đồ Kitô chọn ra ngày làm lễ hối hận nhận sai, từ bỏ tín ngưỡng của mình, nếu không sẽ bị tổng đốc địa phương xét xử. Những người làm quan dám tin theo Kitô giáo thì sẽ bị phạt làm nô lệ, hoặc bị tịch thu nhà cửa đất đai; người kiên định nhất thì bị xử tử. Còn về những người thuộc bình dân, tình cảnh càng bi thảm cùng cực.

Bức “Lời nguyện cuối của tín đồ Kitô tử vì đạo”, mô tả cảnh tín đồ Kitô sắp bị mãnh thú ăn thịt. (Tranh: Họa sĩ Jean-Léon Gérôme, 1863-1883, Walters Art Museum, Wikipedia, Public Domain)
Năm 303, Hoàng đế Diocletian lại tuyên bố sắc lệnh “đàn áp tôn giáo lớn nhất từ trước đến nay”, rất nhiều hành vi tàn bạo như triệt tiêu giáo hội, tịch thu kinh Thánh và sát hại giáo sĩ đã xảy ra.

Điều Chúa Giê-su muốn gửi tới nhân loại là gì? Đó chính là tình yêu, một tình yêu vô cùng bao dung và cao thượng như câu nói: “hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho đi mà chẳng hề hy vọng được đền trả”. Tuân theo lời dạy của Chúa, các tín đồ Kitô hết lòng tuân thủ sự thánh thiện, nhân ái, hòa bình và công lý. Họ cự tuyệt vào đấu trường để xem các tù tội chiến tranh và nô lệ cấu xé nhau cho đến chết, họ phóng thích nô lệ của mình vô điều kiện. Đời sống cá nhân giản dị thuần khiết của các tín đồ Kitô giáo đã tạo nên sự khác biệt hết sức to lớn với bầu không khí xa hoa, trụy lạc của xã hội thời bấy giờ.

Trẻ nhỏ cũng bị bắt ra đấu trường La Mã… (Tranh: Họa sĩ Konstantin Flavitsky, 1862, Russian Museum, Wikipedia, Public Domain)
Sau hàng trăm năm chứng thực chân lý của Chúa với rất nhiều tín đồ Kitô giáo hy sinh, cuối cùng người dân La Mã đã tỉnh ngộ, họ dần tin vào Chúa, vào những điều cao đẹp mà Chúa đã ban cho họ. Đức tin của người dân La Mã cứ thế lớn dần lên và lan rộng, bất chấp sự đàn áp tàn bạo của chính quyền. Những việc quan trọng như kết duyên, người dân La Mã đều mong muốn được Chúa chứng giám và tác thành thông qua các tu sĩ.
Vào thời đó, Hoàng đế Claudius muốn xây dựng một đội quân hùng mạnh. Ông muốn tất cả đàn ông phải tham gia vào quân đội. Nhưng đa số người dân không muốn chiến tranh, họ không muốn phải chém giết lẫn nhau và phải rời xa gia đình mình. Đã có rất nhiều người không nhập ngũ. Điều này làm Hoàng đế Claudius rất giận dữ, ông ta cho rằng nếu những người đàn ông không lấy vợ thì họ sẽ không phản đối việc tham gia vào quân đội. Thế là ông ta quyết định không cho phép bất cứ một người đàn ông nào được kết hôn.

Lẽ dĩ nhiên, điều luật này không thể thực hiện được, các đôi nam nữ La Mã vẫn kết hôn trong bí mật và dưới sự chứng giám của Chúa thông qua các tu sĩ Kitô. Thánh Valentine là một trong những người đã đứng ra tác hợp cho rất nhiều đôi nam nữ. Trong một không gian nhỏ, với một cây nến, chỉ có cô dâu và chú rể, ông thì thầm đọc những lời nguyện ước cho hạnh phúc của họ trong tiếng bước chân rình rập từ những tên lính của hoàng đế.

Thánh Valentine đang quỳ. (Tranh: Họa sĩ David Teniers III, Public Domain)
Vào một đêm, khi đang làm đám cưới cho một đôi trẻ, Thánh Valentine bị bắt. Ông bị đưa ra toà và bị kết án tử hình. Những ngày còn lại trong tù chờ án tử hình ông luôn sống một cách vui vẻ, khiến cả những người lính La Mã cũng phải cảm phục và kính trọng. Có một chuyện kể rằng vào đêm trước khi Thánh Valentine bị tử hình, một người lính La Mã đã xin ông tác thành cho anh và người con gái mù anh yêu. Thánh Valentine đã cầu nguyện cho đôi trẻ, và điều bất ngờ đã xảy ra: mắt cô gái sáng trở lại. Hôm sau, trước khi lên đoạn đầu đài, Thánh Valentine đã để lại một lá thư tác thành cho cô gái cùng người lính La Mã, và ký dưới bức thư dòng chữ: “Tình yêu của Valentine dành cho con”.

Như vậy, ngày lễ tình yêu Valentine bao hàm trong đó nội dung thật lớn lao, đó không chỉ là sự tác thành đôi lứa, mà còn là cuộc bảo vệ và chứng thực tình yêu của Chúa – với vô số khắc nghiệt và hy sinh vì người khác và vì chân lý. Ngày lễ tình yêu Valentine ra đời chính là sự thức tỉnh của nhân thế, để tri ân và tỏ lòng thành kính trước những hy sinh của các thánh đồ Kitô giáo.

Hy vọng / Theo Trí thức VN

Người có 4 dấu hiệu này chứng tỏ sức khỏe đủ đầy – tiền đề của hạnh phúc

Con người đến một độ tuổi nhất định, không hoảng sợ là một loại sức mạnh, không vội vàng là một loại tự tin.

Nhà triết học người Đức – Arthur Schopenhauer từng nói: “Sai lầm lớn nhất mà con người phạm phải là dùng sức khỏe để đổi lấy những vật ngoài thân”.

Giữ gìn sức khỏe không chỉ là một trách nhiệm, mà còn là tiền đề của cuộc sống hạnh phúc.

Ăn ngủ đúng nghĩa

Tại sao ở đây 2 hoạt động bình thường trong cuộc sống của con người là ăn và ngủ mà lại cần phải thực hiện đúng nghĩa?

Bởi lẽ ngoài kia có không ít người vì để giữ dáng mà không ăn uống đàng hoàng, vì công việc bận rộn mà bỏ qua những bữa ăn trong ngày, giải quyết qua loa và nhanh chóng, cuối cùng làm tổn hại để cơ thể.

Người có 4 dấu hiệu này chứng tỏ sức khỏe đủ đầy - tiền đề của hạnh phúc - Ảnh 1.

Lại có rất nhiều người đi đầu khẩu hiệu “thức khuya là nhiệt huyết tuổi trẻ và tự do chân chính”, ngủ nghỉ bất thường, đêm thức ngày ngủ bù hoặc lê tấm thân mệt mỏi đi học hoặc đi làm, cuối cùng chức năng cơ thể rối loạn, đổ công sức, tiền bạc và thời gian để chữa bệnh.

Ăn và ngủ dường như chỉ là những chuyện nhỏ nhặt không đáng nhắc đến, nhưng chiếm hơn một nửa thời gian của cuộc sống. Người có câu: muốn biết một người có yêu bản thân hay không, chỉ cần xem các họ chấp hành hai việc đơn giản là: ăn và ngủ.

Ăn uống đàng hoàng, cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, có sức khỏe sẽ có hy vọng. Ngủ ngon, cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, có tinh thần sẽ không sợ bất kỳ thách thức nào. Ăn ngủ đúng nghĩa là sự tôn trọng cơ bản nhất của cuộc sống, cũng là sự bảo vệ lớn nhất cho chính mình.

Không ôm giận trong lòng

Không tức không giận, không phải bắt người ta kìm nén “hỉ nộ ái ố”, cũng không phải bắt ai đó dồn nén hậm hực trong lòng, chỉ đến tươi cười với người khác, mà chính là để cải thiện bản tính của chính mình, không dễ dàng bị khiêu khích bởi mọi thứ phát sinh.

Tu một trái tim bình thường, không dễ dàng tức giận. Người xưa thường nói: “giận hại gan, vui hại tim, buồn hại phổi, suy tư hại tì, sợ hãi hại thận”.

Con người đến một độ tuổi nhất định, không hoảng sợ là một loại sức mạnh, không vội vàng là một loại tự tin.

Nên thoải mái, nên buông bỏ. Người sống thấu đáo sớm học được cách không tranh đấu với đời, không kì kèo, không làm khó người khác, cũng không tự làm thiệt thòi chính mình.

Sẵn sàng đón nhận cái mới

Cuộc sống và thời đại thay đổi từng phút từng giây, học tập không thể bị trì trệ. Bạn có thể thận trọng với cái mới, nhưng không thể từ chối một cách mù quáng.

Ngừng học tập, chỉ dựa vào một kỹ năng để sống thì chỉ có thể trụ vững trong một thời gian, không thể đảm bảo sự ổn định cả đời.

Hãy để bản thân luôn ở trong trạng thái tiếp thu học tập, có lẽ một ngày không thể nhìn thấy hiệu quả, một năm không thay đổi nhiều, nhưng tác động xuất hiện trong vô thức, lợi ích mang đến khiến bạn bất ngờ.

Mỗi người như một đầm nước, là dòng nước tươi mới hay nước tù đọng không có chút sinh, chỉ quan sát cửa đầm có thể lưu thông hay không khi nước sông chảy vào thì biết ngay. Nước tù thì đứng yên, nước không ngừng chảy trôi nên mới tươi mới. Đây chính là quy luật!

Một người luôn ở trong trạng thái cởi mở, tâm tình của họ chắc chắn sung sướng, đầu óc hoạt bát, thân thể cũng khỏe mạnh.

Giữ nguyên tắc chừng mực

Thế giới rộng lớn phức tạp, có quá nhiều cám dỗ và chuyện được mất, đối xử với mọi thứ quá độ sẽ rước về hậu họa. Nắm vững giới hạn chính là hành sự và làm người một cách vừa đủ và vừa vặn.

Làm việc chăm chỉ, nhưng không cần thiết phải “bán mạng cầu tài”. Trân trọng và chăm sóc cơ thể của chính mình, không phải chúng ta phải từ bỏ sự tiến bộ tích cực, mà là mọi thứ đều có giới hạn riêng. Thành công đòi hỏi chúng ta sở hữu cơ thể khỏe mạnh mới có thể trụ vững.

Duy trì sức khỏe không phải là một nhiệm vụ khó khăn và tốn thời gian, chỉ là thay đổi một lối sống; không cần bạn vật vã trong phòng tập thể dục vài giờ mỗi ngày, chỉ cần bạn đứng nhiều hơn, đi bộ nhiều hơn.

Không cần mỗi ngày chỉ uống nước ăn rau, chỉ cần không ăn quá ngọt hay quá mặn; không cần bạn 10 giờ mỗi tối lên giường ngủ sớm, chỉ cần bạn đừng thao thức đến rạng sáng.

Trung Hạ / Theo Phụ nữ VN

Giới chuyên gia dự báo mở về thời điểm kết thúc cuộc xung đột Ukraine

“Cuộc chiến này sẽ kéo dài vô tận, với những khoảng dừng dài để ngừng bắn. Nó sẽ chỉ dừng lại khi Ukraine hoặc Nga hoặc cả hai sụp đổ, vì đối với cả hai bên, đây là vấn đề sống còn”, nhà phân tích Caracciolo, biên tập viên của ấn phẩm địa chính trị Limes, đưa ra dự báo bi quan nhất.

Một quân nhân Ukraine điều chỉnh hệ thống vũ khí thông qua ống ngắm gần Bakhmut vào ngày 7/2/2023. Ảnh: AFP/Getty Images

Việc Đứa cam kết cung cấp xe tăng chiến đấu Leopard 2 đã đánh dấu một mức độ mới trong sự leo thang dần dần các loại vũ khí mà các đồng minh đang cung cấp cho Ukraine. Thủ tướng Olaf Scholz gần đây cũng đã ủy quyền cho các nước khác cung cấp các phương tiện chiến đấu bộ binh do Đức sản xuất để hỗ trợ lực lượng của Kiev. Cách tiếp cận này đang phát triển phù hợp với một cuộc xung đột biến động và không thể đoán trước.

Một bộ sưu tập các phương tiện thiết giáp của phương Tây dự kiến ​​sẽ ra tiền tuyến vào mùa xuân này, và việc huấn luyện đã được tiến hành ở các nước tài trợ. Các phương tiện mang theo hy vọng mang lại chiến thắng trên chiến trường cho các lực lượng Ukraine, điều này sẽ dẫn đến một số kịch bản kết thúc chiến tranh, nếu như vũ khí đến kịp thời.

Trang Defense News đã trao đổi với các nhà phân tích an ninh quốc gia, các nhà lập pháp và các quan chức đã nghỉ hưu, hỏi từng người xem cuộc xung đột có thể kết thúc như thế nào.

Câu trả lời của họ thật tẻ nhạt: Cuộc chiến sẽ rất tốn kém, cướp đi sinh mạng và có khả năng kéo dài ít nhất vài năm, hoặc thậm chí có thể trở thành vô hạn. Nó sẽ trút gánh nặng lên công nghiệp quốc phòng của Mỹ và châu Âu, đặc biệt là khi nói đến đạn dược, và có thể gây ra sự hủy hoại kinh tế ở Nga. Bên cạnh tất cả những điều này thì còn có nguy cơ leo thang hạt nhân.

Giới chuyên gia dự báo mở về thời điểm kết thúc cuộc xung đột Ukraine - Ảnh 2.

Phương tiện quân sự của Nga bị phá hủy được trưng bày ở thủ đô Kiev của Ukraine vào ngày 29/1/2023. Ảnh: Getty Images

Các nhà phân tích cũng nói rằng chiến thắng sẽ phụ thuộc vào một Quốc hội Mỹ với quyết tâm đảm bảo tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine. Nhưng ngay cả khi đó, khái niệm chiến thắng cũng có thể không chính xác.

Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nói với các phóng viên trong chuyến thăm Đức hồi tháng 1: “Trong năm nay, sẽ rất, rất khó để đẩy quân đội Nga ra khỏi tất cả – từng tấc đất của Ukraine hoặc những vùng đất Ukraine do Nga kiểm soát. Điều đó không có nghĩa là nó không thể xảy ra, không có nghĩa là nó sẽ không xảy ra, nhưng nó sẽ rất, rất khó.”

Tướng Milley khẳng định rằng cuộc chiến có thể sẽ kết thúc trên bàn đàm phán, vào một thời điểm nào đó. Các quan chức và chuyên gia thì dự đoán một mùa xuân đẫm máu, khi Nga gửi lính mới huy động ra tiền tuyến và Ukraine vừa cố gắng đẩy lùi một cuộc tấn công vừa tiến hành cuộc phản công của riêng mình.

Khi cuộc xung đột bước sang năm thứ hai, dòng viện trợ quân sự vẫn đang tuôn chảy. Nhưng năng lực công nghiệp còn hạn chế và các quốc gia đã bắt đầu xem xét kỹ lưỡng số lượng thiết bị mà họ có thể dự phòng trong khi vẫn duy trì các yêu cầu tự vệ của mình và của NATO.

Đồng thời, mùa bầu cử ở Mỹ – người ủng hộ quan trọng nhất của Ukraine – có thể thúc đẩy các lập luận rằng một cuộc chiến tranh không biết hồi kết ở châu Âu là một mối phiền toái tốn kém cho Mỹ.

Giới chuyên gia dự báo mở về thời điểm kết thúc cuộc xung đột Ukraine - Ảnh 3.

Trực thăng Mi-17 được tải lên máy bay chở hàng C-17 tại căn cứ không quân Davis-Monthan, bang Arizona, Mỹ vào 9/6/2022. Ảnh: U.S. Air Force

Vậy xung đột còn kéo dài bao lâu?

Khi được hỏi về thời gian kéo dài có thể của cuộc xung đột tại Ukraine, các nhà phân tích ở Mỹ và châu Âu đã đưa ra những dự đoán tương tự, với các mốc thời gian kéo dài từ hàng tháng, hàng năm cho đến “không xác định”.

Yohann Michel, một nhà phân tích ở Berlin thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), dự đoán “những tháng dài” phía trước, trong khi Michael Kofman, một giám đốc trong Chương trình Nghiên cứu Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân ở Washington, dự đoán chiến sự còn kéo dài thêm nhiều năm nữa.

Ông Kofman nói: “Các cuộc chiến thường có xu hướng diễn ra lâu hơn mọi người mong đợi hoặc hy vọng, nhưng đặc biệt là các cuộc xung đột giữa các quốc gia trong thời gian này. Lịch sử cho chúng ta biết rằng các cuộc chiến kéo dài như thế này… có khả năng trở nên kéo dài nữa, kéo dài vài năm.”

Có lẽ nhà phân tích người Italy, Lucio Caracciolo là người bi quan nhất. Ông nói: “Cuộc chiến này sẽ kéo dài vô tận, với những khoảng dừng dài để ngừng bắn”.

“Nó sẽ chỉ dừng lại khi Ukraine hoặc Nga hoặc cả hai sụp đổ, vì đối với cả hai bên, đây là vấn đề sống còn”, Caracciolo, biên tập viên của ấn phẩm địa chính trị Limes, nhận xét thêm.

Peter Roberts, một cộng tác viên cấp cao tại Viện Royal United Services ở London, cho biết có nhiều cách khác nhau để xác định sự kết thúc của một cuộc chiến: “sự kết thúc của giai đoạn động lực” hay “sự kết thúc của một cuộc xung đột đóng băng kiểu Gruzia hoặc một trạng thái giống như bán đảo Triều Tiên kéo dài nhiều năm.

Ông Roberts nói: “Tôi rất muốn nghĩ rằng giai đoạn động lực có thể kết thúc vào năm 2023, nhưng tôi cho rằng chúng ta có thể xem xét thêm 3 năm nữa với quy mô giao tranh như vậy”.

Nhà phân tích Michel nói thêm rằng có những yếu tố vẫn chưa được biết đến sẽ quyết định sự kết thúc của cuộc xung đột. “Ai sẽ là phía đầu tiên thực hiện cuộc tấn công tiếp theo? Thời tiết sẽ đóng vai trò gì?”, ông nêu câu hỏi. “Có vấn đề về đạn dược – bên đầu tiên thiếu hụt sẽ gặp rắc rối. Trong khi bên châu Âu không có chương trình thực sự nào để tăng sản lượng, thì liệu các kho dự trữ của Nga có được bổ sung không từ nước khác không?”

Theo Benjamin Jensen, một chuyên gia về chiến tranh tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), chiến sự kéo dài và mệt mỏi tiềm ẩn những rủi ro riêng. Đó là bởi vì xung đột càng kéo dài, chúng càng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên hữu hạn và do đó, các bên sẵn sàng “đánh bạc” hơn.

Jensen nói: “Ngay cả các quốc gia giàu có, công nghệ tiên tiến ở Trung Đông cuối cùng cũng đạt đến điểm mà họ ném tên lửa vào các trung tâm dân cư, sử dụng vũ khí hóa học một cách công khai và chiến đấu thành từng đợt – chỉ những người lao qua cánh đồng mới bị bắn”.

Theo ông, một trong hai bên có thể hành động táo bạo nếu họ gặp khó khăn và cần một chiến lược rút lui. Jensen ám chỉ rằng Ukraine có thể thử thực hiện một chiến dịch đặc biệt ngoạn mục để ám sát một quan chức Điện Kremlin, hoặc Nga có thể quyết định sử dụng – hoặc đơn giản là thử nghiệm – vũ khí hạt nhân.

Theo quan điểm của chuyên gia Jensen, ngay cả sự sụp đổ với lực lượng thông thường của Nga hay một chiến thắng truyền thống của Ukraine cũng không có nghĩa là xung đột đã kết thúc.

Dự báo về cuộc tấn công vào mùa xuân này

Vào ngày 24/2/2022, các lực lượng Nga đã tấn công Ukraine mà không có mặt đất đóng băng để hỗ trợ các phương tiện bọc thép của họ, điều đó có nghĩa là họ phải bám sát các con đường nhựa, nơi các phương tiện dễ dàng trở thành mục tiêu.

Daniel Rice, cựu đại úy Lục quân Mỹ, người năm ngoái đã trở thành cố vấn đặc biệt cho Tướng Valerii Zaluzhnyi, Tư lệnh quân đội Ukraine, cho biết: “Nhưng mùa đông này, họ dự kiến ​​sẽ tiến hành các cuộc tấn công trên khắp các vùng đồng bằng trống trải, vốn sẽ khó bị đánh bại hơn”.

Giới chuyên gia dự báo mở về thời điểm kết thúc cuộc xung đột Ukraine - Ảnh 4.

Một quả bom FAB-250 chưa nổ gần một tòa nhà bị phá hủy ở thành phố Mariupol, Ukraine vào ngày 2/6/2022. Ảnh: Getty Images

Ông Rice, hiện là chủ tịch của nhóm tư vấn Thayer Leadership ở West Point, New York, cho biết: “Điều đáng lo ngại là một hành động tấn công quy mô lớn của Nga có thể đột phá và có rất nhiều lo ngại rằng họ có thể chiếm được Kiev.”

Thách thức với phương Tây hiện nay là đào tạo và trang bị một lực lượng thiết giáp đủ lớn và đủ tinh vi để đối phó với lực lượng chiến đấu của Nga.

Các binh sĩ Ukraine sẽ phải học cách vận hành và duy trì đợt viện trợ quân sự mới nhất, bao gồm xe chiến đấu bộ binh Marder và Bradley của Đức và Mỹ, cũng như xe tăng Challenger 2, Leopard 2 và Abrams của Anh, Đức và Mỹ. Ngoài ra, Pháp còn cam kết vận chuyển xe tăng bánh lốp, hạng nhẹ AMX-10 RC.

“Có rất nhiều việc phải làm trong một khoảng thời gian ngắn”, ông Rice nói. “Chỉ vì họ có đúng phương tiện không có nghĩa là sẽ có thể thực hiện một hành động tấn công lớn trong tương lai. Nhưng người Ukraine lần nào cũng khiến cả thế giới ngạc nhiên.”

Thiếu tướng đã nghỉ hưu Patrick Donahoe, cựu chỉ huy Trường tác chiến cơ động của Quân đội Mỹ tại Fort Benning, bang Georgia, cho biết các nâng cấp của phương Tây mang lại cho Ukraine cơ hội chiếm ưu thế trong cuộc cận chiến với các đối thủ Nga và kết thúc cuộc giao tranh chiến thuật có lợi cho mình.

Giới chuyên gia dự báo mở về thời điểm kết thúc cuộc xung đột Ukraine - Ảnh 5.

Xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất sẽ có mặt tại Ukraine. Ảnh: Getty Images

Các lực lượng Nga đã cố gắng làm chậm xe tăng ở Ukraine bằng mìn, chiến hào và “răng rồng” bằng bê tông hình kim tự tháp, một loại công sự chưa từng thấy trong chiến đấu kể từ Thế chiến II. Tướng Donahoe dự đoán, các lực lượng Ukraine, một khi đã được trang bị và huấn luyện cho chiến thuật chiến tranh vũ trang kết hợp với xe tăng, sẽ được “thiết kế để chọc thủng một mạng lưới phòng thủ”.

Tuy nhiên, những dải địa hình rộng lớn mà Ukraine muốn giải phóng đòi hỏi phải mất thời gian và thậm chí chỉ xây dựng lực lượng cần thiết cũng sẽ mất 6 tháng – ông Donahoe ước tính.

Việc Kiev vẫn muốn có máy bay chiến đấu và tên lửa chiến thuật tầm xa được nhấn mạnh dựa trên giả định rằng họ cần những vũ khí đó để buộc Moskva phải chấm dứt xung đột và bắt đầu đàm phán vì chi phí quân sự quá cao. Nhưng song song với đó, lại có dự đoán rằng chính phủ của Tổng thống Putin có thể sẽ không bao giờ ngừng chiến đấu, vì thất bại thể khiến quyền lực chính trị của ông chấm dứt.

Điểm yếu của Nga

Stefan Meister, một chuyên gia về Nga và Đông Âu tại Hội đồng Đức có trụ sở tại Berlin, cho biết trong năm qua, chiến lược tuyên truyền trong nước của Putin đã chuyển từ thông điệp “chống lại chủ nghĩa phát xít” ở Ukraine sang “chống lại phương Tây”.

Meister nói: “Những người phản đối chiến tranh đã rời đi, và những người ở lại đang thích nghi”.

Những nỗ lực trước đây nhằm bóp nghẹt ý chí của Moskva về mặt kinh tế cũng không mang lại kết quả ngay lập tức như các chuyên gia hy vọng. Tuy nhiên, các vết nứt có thể bắt đầu xuất hiện trong năm nay.

Charles Lichfield, nhà phân tích kinh tế và lệnh trừng phạt tại Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở tại Washington, cho biết: “Người dân Nga sẽ bắt đầu cảm thấy điều đó trong năm nay. Nhưng người Nga có mức độ chịu đựng rất lớn đối với nỗi đau kinh tế”. Ông giải thích rằng Moskva đã tỏ ra tháo vát khi xây dựng quyền tự chủ ở những loại hàng hóa quan trọng.

Sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu, ông Lichfield kỳ vọng điểm áp lực kinh tế mới nhất của phương Tây – giới hạn giá dầu – sẽ mang lại kết quả vì nền kinh tế Nga có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường năng lượng.

Thu Hằng / Theo báo Ti Tức