Đền Bà Triệu – ngôi đền thiêng của tinh thần yêu nước

Đền thờ Bà Triệu mang những giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, là địa điểm mà du khách không thể không ghé thăm khi đến với xứ Thanh.

Nằm trên núi Gai sát đường quốc lộ 1A, thuộc địa phần làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đền thờ Bà Triệu là ngôi đền có quy mô lớn và lịch sử lâu đời bậc nhất xứ Thanh.

Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, dưới thời vua Lý Nam Đế. Đền đã nhiều lần bị tàn phá trong các biến cố lịch sử của dân tộc, tới thời vua Minh Mạng thì đền được di chuyển về vị trí hiện tại và có diện mạo như ngày nay.

Đền được xây dựng theo kiến trúc truyền thống vùng Đông Bắc Bộ, nằm trên diện tích khoảng 4 ha. Các công trình của đền từ ngoài vào trong là nghi môn ngoại, hồ nước, bình phong, nghi môn trung, nghi môn nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung.

Nghi môn ngoại của đền Bà Triệu được xây kiểu tứ trụ bằng các phiến đá nguyên khối, trên đỉnh cột trụ cao là hình chim phượng lá lật, trụ thấp hình nghê chầu, lồng đèn chạm hình tứ linh, tường hai bên là hai bức chạm nổi tượng voi chầu.

Sau nghi môn là hồ nước hình chữ nhật rộng 30 mét, dài 42 mét, ba mặt hồ xây lan can thấp, mặt đối diện với khu đền chính được tạo bậc lên xuống, bậc thềm có rồng chầu.

Sân trước khu đền hướng ra hồ, có một tấm bình phong lớn bằng đá nguyên khối, tạo tác theo kiểu hình cuốn thư. Sau bình phong là nghi môn trung, kiến trúc kiểu tứ trụ truyền thống,

Đối diện mới nghi môn trung qua khoảng sân đền là nghi môn nội.

Nghi môn nội có kiểu dáng như tam quan của chùa, gồm hai tầng mái, ba cửa ra vào, bốn cột cao ở cửa giữa và bốn cột thấp ở hai cửa bên, mái lợp ngói âm dương.

Hai bên cửa chính của nghi môn nội đặt hai tượng nghê chầu cổ bằng đá rất đẹp.

Sau nghi môn nội là là tòa tiền đường.

Tiền đường của đền Bà Triệu là một công trình ba gian hai chái, mái thu hồi bít đốc, vì kèo kiểu “quá giang, trụ đinh, kèo suốt” trên bốn hàng chân cột bằng đá núi Nhồi. Nóc công trình trang trí các mô típ điêu khắc thời Nguyễn.

Bên trong tiền đường thờ bách gia trăm họ và các Thánh tổ.

Hai bên sân trước tiền đường có nhà tả, hữu mạc, là nơi khách viếng đền nghỉ chân, sửa soạn đồ lễ.

Trước tòa tiền đường có hai tượng voi chầu bằng đá nguyên khối.

Phía sau tòa tiền đường là trung đường, một kiến trúc ba gian, hai chái, có hai tầng mái cong, bốn vì kèo gỗ cấu trúc “giá chiêng chồng rường kẻ bẩy”, trang trí đề tài tứ linh, hình hoa lá, vân mây, rồng hóa…

Chính giữa tòa trung đường là nơi thờ Bà Triệu cùng người anh ruột là tướng quân Triệu Quốc Đạt, bên trái là bàn thờ hội đồng quan võ và ba tướng họ Lý, bên phải là bàn thờ hội đồng quan văn.

Một chiếc trống đống được bày trang trọng ở tòa trung đường.

Bậc tam cấp của trung đường cặp có rồng chầu bằng đá xanh nguyên khối, kiểu dáng thời Lê.

Sau tòa trung đường là hậu cung, một kiến trúc ba gian, hai tầng mái cong, với bốn vì kèo kiểu “giá chiêng chồng rường, kẻ bẩy”, bốn hàng chân cột. Đây là công trình nằm ở vị trí cao nhất của đền thờ Bà Triệu.

Chính giữa hậu cung có tượng Vua Bà ngồi trên ngai. Bên phải thờ phụ thân của bà, bên trái thờ phụ mẫu của bà.

Theo sử sách, Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, là người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của người Việt chống quân xâm lược Ngô vào thế kỷ thứ ba.

Dưới sự dẫn dắt của Vua Bà và các tùy tướng, cuộc khởi nghĩa lan rộng ra các vùng Giao Chỉ, kéo dài vào tận Nhật Nam. Trước tình hình đó, Ngô vương Tôn Quyền đã phải cử viên tướng Lục Dận làm Thứ sử đem quân sang đàn áp.

Sau nhiều trận chiến ác liệt, nghĩa quân không thể chống chọi được với cường địch. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng khi mới tròn 23 tuổi.

Để tưởng nhớ ân đức của Bà Triệu và các tướng sĩ, nhân dân đã lập lăng mộ và đền thờ tại các địa điểm trước đây Bà cùng nghĩa quân đã chiến đấu và hy sinh.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đền thờ Bà Triệu vẫn được duy trì qua hàng trăm thế hệ, là nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng mang đậm tinh thần yêu nước của người Việt.

Lễ hội đền Bà được tổ chức từ ngày 21 – 24 tháng 2 Âm lịch. Ngày lễ này diễn ra với nhiều hoạt động truyền thống như tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ Mộc dục, tế Phụng Nghinh…

Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, Khu di tích đền Bà Triệu đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam vào năm 2014.

Theo KIẾN THỨC

Tranh cãi về sử dụng ChatGPT trong xuất bản

cong nghe trong xuat ban anh 1
Hình minh họa: Integra.

Digital Book World, một hội nghị tập trung vào đổi mới xuất bản, đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc các nhà làm công nghệ và một số nhà xuất bản ứng dụng AI như ChatGPT vào công việc.

Khi được hỏi về AI và việc sử dụng ChatGPT để tự động hóa việc viết, Mary McAveeney, Giám đốc điều hành của Abrams, tỏ ra hoài nghi về khả năng viết sách của chatbot này. Bà cho biết: “Nó có thể làm tốt công việc sao chép hàng loạt”.

Theo Publishers Weekly, trước đó trong hội nghị, nhà tổ chức Bradley Metrock đã hỏi quan điểm của Laini Brown, một giám đốc xuất bản thuộc Hachette Book Group, và Lisa Lucas, phó chủ tịch cấp cao của Pantheon and Schocken Books, về ý tưởng thế hệ ChatGPT sau có thể viết một cuốn sách 60.000 từ trong 20 giây. Brown trả lời ngay: “Không” và tỏ thái độ bàng quan trước ý tưởng này. Lucas cho rằng thông tin có thể gây sức hút về mặt thương mại nhưng ngụ ý rằng sản phẩm sẽ không có nhiều giá trị đối với những người làm xuất bản văn học.

Sản xuất “nội dung” kiểu mới và vấn đề về bản quyền

Trong khi đó, nhiều nhà khoa học ngỏ ý muốn hợp tác thực hành xuất bản. ChatGPT nói riêng đang được quảng cáo là công cụ cách mạng hóa việc viết lách, sản xuất “nội dung”. Nhiều diễn giả trong suốt hội nghị đã quảng cáo về những lợi ích tiềm năng của AI trong sản xuất văn bản viết.

Hiện tại, công nghệ này chủ yếu được các tác giả viết sách nghiên cứu học thuật sử dụng. Phần lớn họ sử dụng AI để tiến hành nghiên cứu và tìm các trích dẫn. Cũng có một số người sử dụng công nghệ này để lên dàn bài. Metrock đã sử dụng công nghệ này để tạo ra một bảng mô tả trong danh mục hội nghị rồi đố khán giả phát hiện ra phần AI viết.

Nhiều người cũng nêu ý kiến, cảnh báo rằng ta không nên phụ thuộc quá nhiều vào AI và khi sử dụng, cần có sự can thiệp của con người. Madeleine Rothberg, chuyên gia cấp cao về chủ đề này của Trung tâm Truyền thông quốc gia WGBH ở Boston, cảnh báo người sử dụng không nên đăng phụ đề do AI tạo tự động cho video mà không xem duyệt trước. Bà đã nêu ra một số trường hợp AI mắc lỗi và viết những lời thô tục ngoài ý muốn.

Ashok Giri, Giám đốc điều hành của Page Magik đã nói “những nghiên cứu cơ bản do con người thực hành [vẫn] cần thiết”.

cong nghe trong xuat ban anh 2
Hình ảnh tại hội nghị Digital Book World. Ảnh: Ed Nawotka/PublishersWeekly.

Nhiều người thậm chí còn hoài nghi hơn. Theo một nguồn tin chia sẻ với Publishers Weekly, ChatGPT và AI bị giới hạn trong những gì người ta lập trình sẵn, để hoạt động trơn tru, những công nghệ này cần hấp thụ một lượng lớn thông tin mà phần lớn đến từ sách in, sách điện tử, bài viết trên Internet. Người này cho rằng ứng dụng ChatGPT và AI có thể gây ra những rắc rối về bản quyền.

Bradley Metrock thừa nhận rằng các chủ sở hữu trí tuệ của tài liệu sẽ phản ứng trước việc AI sử dụng nội dung của họ. Metrock, người sở hữu một số công ty đầu tư vào nhiều dự án liên quan đến giọng nói và AI, cho biết: “Sẽ có rất nhiều vụ kiện trước khi câu chuyện này được giải quyết ổn thỏa. Vấn đề là công nghệ tiên tiến luôn thách thức các giới hạn”. Ông chỉ ra rằng hình thức e-book gần như không có sự cải tiến nào trong suốt 15 năm qua.

Cơ hội cho thị trường sách nói

Publishers Weekly nhận định sách nói hiện là một thị trường trị giá 5 tỷ USD và tiếp tục đạt mức tăng trưởng hai con số trên thế giới. Theo Hiệp hội các nhà xuất bản sách nói, thị trường Mỹ đang tăng trưởng với tốc độ 25% mỗi năm và đạt doanh thu 1,6 tỷ USD vào năm 2021.

Videl Bar-Kar, trưởng phòng âm thanh quốc tế của Bookwire (trụ sở tại Frankfurt) nói: “Việc ngày càng có nhiều đầu sách là động lực lớn nhất cho sự phát triển của sách nói. Cách tốt nhất để phát triển danh mục các đầu sách có sẵn là thông qua danh mục các sách đang in của nhà xuất bản”.

Trong thị trường này, ứng dụng giọng đọc của AI cho phép các nhà xuất bản làm sách nói với chi phí thấp khi không đủ khả năng thuê người đọc sách chuyên nghiệp. Bar-Kar nói thêm: “Nếu sản phẩm thành công và bán chạy, họ luôn có thể thu âm lại cuốn sách ấy với một người đọc”.

Bar-Kar gọi thị trường sách nói là “cơ hội nghìn năm có một”, chỉ ra rằng năm nào thị trường này cũng tiếp cận được với những khách hàng mới. Ông cho đây là một cơ hội kinh doanh cần được phổ biến hóa: “Hãy can đảm và tự tin mà phát triển chương trình làm sách nói riêng thay vì bán bản quyền sách nói cho bên thứ ba”.

Một công ty không ngủ quên trước cơ hội này là Spotify của Thụy Điển. Công ty này đã ra mắt sách nói trên trang web của mình vào năm ngoái. Nir Zicherman, Phó chủ tịch mảng Sách nói của Spotify, chia sẻ: “Chúng tôi hiện cung cấp sách nói ở Mỹ, Anh, Ireland, Australia và New Zealand”. Zicherman cho rằng mọi người có thể kỳ vọng vào những bước tiến của nền tảng này, trong đó có các thử nghiệm với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau mà Zicherman ngụ ý rằng sẽ cạnh tranh trực tiếp với Audible.

Minh Hùng / Zing

10 đạo lý nên hiểu khi trưởng thành

Không nên ngưỡng mộ cuộc sống của người khác, bởi lẽ những thứ bạn nhìn thấy không phải là tất cả trong cuộc đời của họ.

Cho đến hiện tại, bạn đã ngộ ra được bao nhiêu đạo lý trong cuộc sống này?

Trải nghiệm càng nhiều thì mới càng trưởng thành, va vấp càng nhiều thì mới biết cuộc đời này không dễ dàng đến thế. Đối nhân xử thế, không phải ngày một ngày hai là học được, đôi khi cả đời cũng chưa chắc hiểu được bao nhiêu.

Thấm nhuần 10 đạo lý dưới đây để tránh xa những mặt tối của lòng người

10 đạo lý nên hiểu khi trưởng thành - Ảnh 1.

1. Không nên chuyện gì cũng nói với người khác, nên giữ lại một phần của riêng mình. Một thực tế rằng bán đứng chúng ta đa phần là người xung quanh bên cạnh. Đặc biệt là đối với chuyện bất hạnh. Trên đời này không có lòng đồng cảm thật sự, người khác ngoài mặt an ủi nhưng chưa chắc trong lòng đã biết thấu hiểu, thậm chí lắm lúc chuyện buồn của bạn lại trở thành trò đùa của người ta.

2. “Hại người đương nhiên không nên, nhưng phòng người thì lúc nào cũng phải có”. Lòng người là thứ phức tạp nhất trên thế giới này.

3. Không nên làm người quá dễ dãi và tốt bụng, nếu không chịu tổn thương cũng chỉ là mình. Người tốt bụng rất để ý suy nghĩ của người khác mà quên đi chính mình. Thật ra, nhiều khi giúp đỡ không được suôn sẻ cũng trở thành chuyện phiền phức. Người quá dễ dãi sẽ bị ăn hiếp, người quá tốt bụng thì sự giúp đỡ sẽ bị người khác xem là trách nhiệm phải làm.

4. Thân thiết đến mấy cũng nên biết giữ khoảng cách và sự chừng mực. Quá gần, nảy sinh mâu thuẫn. Vừa phải, tình cảm tốt đẹp bền lâu. Giữa con người với nhau, cho dù tình cảm đôi bên khăng khít cũng có một vài phần khác biệt trong tính cách và giá trị quan. Thực tế không thiếu những trường hợp làm bạn với nhau rồi mới biết đôi bên không hợp.

5. Làm người không nên quá so đo tính toán, đôi khi chịu thiệt một chút cũng là phúc. Sống ở đời, có nhiều chuyện không cần phải quá rõ ràng. Đôi khi bản thân chịu thiệt, nếu không tổn hại đến lợi ích cơ bản thì không cần phải tính toán. Mở rộng trái tim mà sống cũng là cách được thế giới bao dung mỗi khi sa cơ thất thế.

6. Thành công đến mấy, hạnh phúc ra sao, quan trọng nhất vẫn là khiêm tốn. Trên thế giới này, núi cao còn có núi cao hơn. Khiêm tốn cũng là một cách bảo vệ lấy mình. Khoa trương phù phiếm dễ bị người đời khen tức, rước về hậu họa. Làm người khiêm tốn, hành sự trong im lặng mới là biểu hiện của người mạnh mẽ và thông minh.

7. Lùi một bước, trời cao biển rộng. Thêm bạn, thêm nhiều con đường; thêm kẻ thù, thêm nhiều bức tường ngăn cản. Không nên ép người quá đáng, bức đối phương vào đường cùng; hành sự đừng quá tuyệt tình và cực đoan. Bao dung với người khác cũng là chừa lại đường lui cho mình.

8. Không nên ngưỡng mộ cuộc sống của người khác, bởi lẽ những thứ bạn nhìn thấy không phải là tất cả trong cuộc đời của họ. Cái bạn đang ngưỡng mộ chỉ là vẻ bề ngoài hào nhoáng, mà bạn lại không thể nhìn thấy những nỗ lực và sự thật bên trong. Cuộc sống không phải cứ có những chuyện “kinh thiên động địa” thì mới gọi là đặc sắc. Chúng ta đều độc nhất vô nhị, điều bạn phải làm lúc này là tự hào và tin tưởng vào bản thân.

9. Chuyện không thể chắc chắn thì đừng nên dễ dàng hứa hẹn. Lời nói phải có sự cân đo đong đếm, chữ tín thật sự rất quan trọng. Một khi mất đi sự tin tưởng của người khác vào mình thì cho dù thành thật thành tâm cũng bị xem là giả dối. Lời nói và hành động có thể toát ra phẩm chất của một người, đáng tin cậy hay không còn phải nhìn vào cách đối phương thực hiện lời hứa.

10. Đừng chuyện gì cũng nhờ vả người khác, chi bằng tự lực cánh sinh, dựa vào chính mình. Bản thân mạnh mẽ thì giông tố ập đến mới không sợ. Ỷ lại sẽ khiến con người trở nên yếu kém, không thể tin tưởng vào bản thân. Cái người khác cho mình cũng có thể mất đi, nhưng cái mình tự làm ra vẫn ở lại bên cạnh.

Trung Hạ / Theo Phun nữ VN

ChatGPT đạt 100 triệu người dùng chỉ sau 3 tháng, ra mắt phiên bản thu phí

Số người dùng ChatGPT được cho là cán mốc 100 triệu, trong khi bản Plus với giá 20 USD/tháng cũng bắt đầu được OpenAI tung ra.

Theo CBS, ChatGPT, công cụ chatbot AI (trí tuệ nhân tạo) của OpenAI trở thành ứng dụng thu hút nhiều người dùng mới nhanh nhất trong số các ứng dụng phổ thông trên mạng internet hiện nay.

Báo cáo của Ngân hàng đầu tư UBS, dựa trên dữ liệu từ Similar Web, ChatGPT được OpenAI công bố cuối tháng 11/2022, thu hút 57 triệu người dùng sau một tháng. Tính đến 31/1, chatbot AI này đã đạt 100 triệu người dùng. Trung bình mỗi ngày trong tháng 1, nó thu hút 13 triệu người truy cập.

ChatGPT đạt 100 triệu người dùng chỉ sau 3 tháng, ra mắt phiên bản thu phí - Ảnh 1.

Sam Altman – CEO OpenAI, người được là “cha đẻ” của ChatGPT. (Ảnh: Reuters)

“Trong 20 năm theo dõi không gian Internet, đây là ứng dụng dành cho người dùng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất chúng tôi ghi nhận được. Thật phi thường”, nhà phân tích Lloyd Walmsley của UBS nói với kênh CBS.

Các nhà phân tích của UBS cũng định giá thị trường ứng dụng trí tuệ nhân tạo hiện tại có quy mô lên đến 1.000 tỷ USD.

Reuters dẫn thống kê của Sensor Tower cho thấy, nền tảng mảng xã hội (dưới dạng video ngắn) TikTok cần 9 tháng sau khi phát hành toàn cầu để đạt 100 triệu người dùng, trong khi Instagram mất tới 2,5 năm, còn ứng dụng dịch Google Translate là 6,5 năm.

ChatGPT hiện được phát hành miễn phí, nhưng mới chỉ cho đăng ký hoạt động tại Mỹ, Canada và một số thị trường. Dữ liệu mà AI này sử dụng cũng chỉ được cập nhật tới năm 2021. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định sự lan truyền của ChatGPT sẽ giúp OpenAI có lợi thế tiên phong so với các công ty AI khác.

Ngày 2/2, OpenAI tung ra gói đăng ký 20 USD/tháng cho phiên bản ChatGPT Plus, cung cấp cho người dùng dịch vụ ổn định hơn, nhanh hơn cùng các tính năng tiên tiến so với bản miễn phí.

Trà Khánh / Theo VTC New

Đột phá công nghệ nhưng liệu ChatGPT có thể “vượt mặt” công cụ tìm kiếm của Google?

Với khả năng tương tác như người thật và hiểu ngôn ngữ tự nhiên, một số luồng ý kiến cho rằng ChatGPT có thể sớm soán ngôi công cụ tìm kiếm của Google (Google Search).

Chỉ vừa mới công bố vào cuối tháng 11/2022 nhưng công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI đã khiến cả thế giới “náo loạn” khi ra mắt phiên bản thử nghiệm của chatbot AI có tên là ChatGPT.

Công cụ AI này có thể trả lời mọi câu hỏi của người dùng, viết luận, làm thơ, lập trình… y như người thật. Đa số người dùng đều phải ngạc nhiên về mức độ thông minh của công cụ chatbot này.

Nhiều chuyên gia thậm chí còn coi ChatGPT là sự thay thế cho Google, vì ChatGPT có khả năng đưa ra giải pháp cho các vấn đề phức tạp một cách trực tiếp – gần giống như một người thầy dạy kiến thức cá nhân.

Theo thống kê của ngân hàng đầu tư UBS, ChatGPT đã thu hút được 57 triệu người dùng chỉ sau một tháng ra mắt. Tính đến 31/1, siêu AI đã đạt 100 triệu người dùng. Trung bình mỗi ngày trong tháng 1, nó có 13 triệu người truy cập.

Reuters dẫn thống kê của Sensor Tower cho thấy TikTok phải cần tới 9 tháng sau khi phát hành toàn cầu mới đạt 100 triệu người dùng. Instagram mất tới 2,5 năm, còn ứng dụng dịch Google Translate là 6,5 năm.

Bình luận về bước đột phá này, nhà phân tích Lloyd Walmsley của UBS chia sẻ trên CBS MoneyWatch: “Trong 20 năm theo dõi không gian Internet, đây là ứng dụng dành cho người dùng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất chúng tôi ghi nhận được. Thật phi thường!”.

Ngày 2/2, sau khi cán mốc 100 triệu người dùng, OpenAI đã công bố phiên bản ChatGPT Plus với giá 20 USD/tháng. ChatGPT Plus sẽ cung cấp cho người dùng dịch vụ ổn định hơn, nhanh hơn cùng các tính năng tiên tiến so với bản miễn phí.

Đột phá công nghệ nhưng liệu ChatGPT có thể “vượt mặt” công cụ tìm kiếm của Google? - Ảnh 1.

Tính đến 31/1, ChatGPT đã đạt 100 triệu người dùng.

ChatGPT có thể “vượt mặt” công cụ tìm kiếm của Google?

ChatGPT được xây dựng dựa trên GPT-3.5, một dòng mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI, và được tinh chỉnh bằng cả kỹ thuật học tăng cường lẫn kỹ thuật học có giám sát. Nó sớm thu hút sự chú ý nhờ việc hồi đáp chi tiết và trả lời lưu loát trên nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau.

Điểm đặc biệt của AI này nằm ở kho kiến thức mà ChatGPT đã học được. Bạn có thể hỏi nó vô số câu hỏi và thường sẽ nhận được câu trả lời hữu ích.

ChatGPT có thể trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà bạn đưa ra, bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì, từ làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế cho tới sửa lỗi lập trình.

Với khả năng tương tác như người thật và hiểu ngôn ngữ tự nhiên, một số luồng ý kiến cho rằng ChatGPT có thể sớm soán ngôi công cụ tìm kiếm của Google (Google Search).

Thế nhưng chính CEO Sam Altman của OpenAI từng khẳng định ChatGPT chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu và không thể đánh bại một thương hiệu công nghệ khổng lồ như Google.

Khác biệt rõ nét nhất giữa hai nền tảng này là giao diện và cách thức đưa ra câu trả lời. ChatGPT hiển thị nội dung dưới dạng tin nhắn (chat), tạo được cảm giác tự nhiên như đang trò chuyện với một người khác với thời gian phản hồi chỉ khoảng 2-5 giây, tuỳ độ khó.

Đột phá công nghệ nhưng liệu ChatGPT có thể “vượt mặt” công cụ tìm kiếm của Google? - Ảnh 3.

Logo OpenAI trên màn hình với trang web ChatGPT được hiển thị trên thiết bị di động.

Trong khi đó, Google là công cụ tìm kiếm có tốc độ trả kết quả dưới một giây. Kết quả được hiển thị dưới dạng một danh sách các đường link để người dùng tự đọc, chọn lọc và tổng hợp thông tin.

Mặc dù ChatGPT có thể trả lời nhiều câu hỏi phức tạp với khả năng phản hồi tự nhiên, nhưng dữ liệu không cập nhật như Google Search. ChatGPT được huấn luyện dựa trên kho dữ liệu khổng lồ có từ trước năm 2021, nên không thể cung cấp thông tin mới nhất.

Theo giải thích từ chính ChatGPT, vì dữ liệu được lấy từ tài liệu mở và trực tuyến trên Internet, được huấn luyện bằng công nghệ máy học sâu (deep learning) và trí tuệ nhân tạo của OpenAI nên câu trả lời sẽ không được đa dạng như trên Google Search.

Theo CNBC, ở giai đoạn hiện nay, kết quả từ Google vẫn đáng tin cậy nhờ nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát triển công cụ tìm kiếm cũng như nguồn tài chính khổng lồ để đầu tư cho công nghệ. Ngược lại, ChatGPT đang trong quá trình thử nghiệm và nhiều lần gặp tình trạng dừng hoạt động do quá tải.

ChatGPT có thể được sử dụng để tìm kiếm thông tin, nhưng về bản chất, công cụ này không được thiết kế cho mục đích đó. Sam Altman, CEO OpenAI nhận định ChatGPT chỉ mới ở giai đoạn đầu và không thể lật đổ Google.

“Thật sai lầm khi cho rằng một công nghệ có thể đặt dấu chấm hết cho một gã khổng lồ”, Sam Altman nhấn mạnh.

Tú Anh / Theo báo Tổ Quốc

Vũ khí mới viện trợ cho Ukraine sẽ buộc Nga phải thay đổi

Bom lượn GLSDB. (Copyright Saab AB)Chia

Hoa Kỳ vừa đáp lại lời đề nghị giúp đỡ của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy về các tên lửa có thể tấn công sâu vào hậu tuyến trong cuộc xung đột kéo dài gần một năm với Nga, theo Reuters.

Giờ đây, các lực lượng của Nga sẽ cần phải thích nghi hoặc phải đối mặt với những tổn thất thảm khốc có thể xảy ra.

Loại vũ khí mới này là bom lượn đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), sẽ cho phép quân đội Ukraine tấn công các mục tiêu ở khoảng cách gấp đôi so với khả năng tiếp cận của các tên lửa hiện được bắn từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp.

Điều này sẽ buộc Nga phải di chuyển binh sĩ của mình ra xa hơn khỏi tiền tuyến, khiến binh lính của họ dễ bị tổn thương hơn và làm phức tạp thêm các kế hoạch cho bất kỳ cuộc tấn công mới nào.

Ông Andriy Zagorodnyuk, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết: “Điều này có thể làm chậm đáng kể [một cuộc tấn công của Nga]”. Ông nói thêm: “Giống như HIMARS gây ảnh hưởng đáng kể đến tiến trình của các sự kiện, những tên lửa mới này có thể ảnh hưởng đến tiến trình của các sự kiện nhiều hơn nữa”.

GLSDB là loại bom lượn dẫn đường bằng định vị GPS có thể cơ động để tấn công các mục tiêu khó tiếp cận như trung tâm chỉ huy. Vũ khí này do công ty SAAB AB và công ty Boeing sản xuất, theo đó kết hợp bom đường kính nhỏ GBU-39 (SDB) với động cơ tên lửa M26, cả hai đều phổ biến trong kho vũ khí của Hoa Kỳ.

Bom GLSDB có thể được giao cho Ukraine sớm nhất là vào mùa xuân năm 2023, theo một tài liệu mà Reuters xem được.

Khi Hoa Kỳ chuyển bệ phóng HIMARS lần đầu tiên vào tháng 6, họ đã cung cấp tên lửa có tầm bắn 77 km. Đây là một cú hích lớn đối với quân đội Ukraine, cho phép nước này phá hủy các kho đạn dược và cơ sở lưu trữ vũ khí của Nga.

Theo Reuters