Căn hộ chung cư được kiến trúc sư thiết kế theo lối villa với những đường nét mềm mại, tinh tế.
Một căn hộ chung cư nhưng được kiến trúc sư Đỗ Nguyễn Anh Quý thiết kế theo lối villa với những đường nét mềm mại, tinh tế. Không gian giúp gia chủ tận hưởng cảm giác nghỉ dưỡng, dễ chịu. Tông trắng làm chủ đạo với sự nhấn nhá màu sắc qua sofa, tranh treo tường, thảm trải sàn… khiến căn hộ thêm nổi bật.
Cửa ra vào ngăn với bếp bằng vách gắn gương soi. Toàn bộ khu bếp sử dụng mảng thạch cao bo tròn, mềm mại, tạo không gian mở nhưng vẫn nhận ra sự riêng biệt của hai khu vực. Đặc biệt, khu bếp tạo thành hình vòm, kết nối bàn đảo với khu nấu.
Giữa không gian sáng trắng, sang trọng, nổi bật là thảm trải sàn màu cam. Ghế sofa bo cong hài hòa với tinh thần chủ đạo của căn hộ. Hệ ánh sáng trắng ở đèn led không làm nhà bị “lạnh” mà vẫn ấm cúng, dễ chịu nhờ phần sàn gỗ màu vàng ốp xương cá.
Phòng tắm dùng tông đen, ốp gạch bàn cờ cho tường. Trên trần khu bồn tắm gắn gương và đèn led độc đáo. Khu khô và ướt dùng tường ngăn thay vì sử dụng vách kính cường lực thông thường. Ưu điểm của tường ngăn, ốp gạch là dễ vệ sinh, không bị ố và lộ mảng cặn canxi như kính. Ngoài ra, nếu nhà có trẻ con, việc lắp kính cường lực đôi khi có thể gây nguy hiểm nếu thi công không cẩn thận, lâu dài sẽ gây vỡ hoặc nổ vách kính.
Góc chill và tận hưởng những cơn gió mát lành vào buổi chiều. Mảng tường tạo hiệu ứng sần sùi, nổi gờ như núi đá kết hợp lối đi trải sỏi trắng mang đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Phòng ngủ siêu sang, chia hai khu ngủ và thay đồ. Ở giữa ngăn bằng vách lò sưởi và tivi. Một cách ngăn phòng đơn giản nhưng không bị bí bách.
Sau vách ngăn thông minh này là bàn trang điểm xinh xinh.
Mặc dù diện tích hơi nhỏ nhưng nhóm thiết kế vẫn cố gắng đưa vào đây một khu tủ quần áo, thay đồ chuẩn khách sạn 5 sao.
Nơi làm việc, sáng tạo của gia chủ với góc bo mềm mại.
Cầm súng là một sát thủ lạnh lùng, đeo kính đen và mặc bộ đồ đen.Nhìn thấy Tommy, gã có vẻ sững sờ trong giây lát, ra hiệu cho Tommy lùi lại, rồi bước vào và khóa cửa. Sát thủ lấy một bức ảnh trong túi ra, đối chiếu với Tommy và hỏi đây có phải là nhà số 72 đại lộ Queen hay không, Tommy lo lắng gật đầu. Sát thủ lại hỏi tên anh ta có phải là Wilson không. Tommy biết gã đã tìm nhầm người, vài ngày trước Wilson đã cho anh ta thuê nhà rồi đi du lịch nước ngoài
Tommy đã thất nghiệp một thời gian và để tiết kiệm tiền, anh ta và vợ là Mary đã chuyển đến một vùng ngoại ô hẻo lánh.
Sáng nay Tommy ngủ muộn, Mary gọi điện nói rằng quên điện thoại ở nhà, trong đó có nhiều thông tin quan trọng của khách hàng nên bảo anh ta đem hộ điện thoại đến. Tommy vừa ra mở cửa, một khẩu súng lục gắn ống giảm thanh đã được gí vào trán anh ta.
Cầm súng là một sát thủ lạnh lùng, đeo kính đen và mặc bộ đồ đen.Nhìn thấy Tommy, gã có vẻ sững sờ trong giây lát, ra hiệu cho Tommy lùi lại, rồi bước vào và khóa cửa. Sát thủ lấy một bức ảnh trong túi ra, đối chiếu với Tommy và hỏi đây có phải là nhà số 72 đại lộ Queen hay không, Tommy lo lắng gật đầu. Sát thủ lại hỏi tên anh ta có phải là Wilson không. Tommy biết gã đã tìm nhầm người, vài ngày trước Wilson đã cho anh ta thuê nhà rồi đi du lịch nước ngoài.
Kẻ giết người dường như không mong đợi điều này, bực bội xé bức ảnh thành từng mảnh và đi vòng quanh Tommy như thể đang cân nhắc xem phải làm gì với anh ta.
Tommy biết rằng kẻ giết người sợ nhất bộ mặt thật của mình bị lộ. Hy vọng sát thủ nương nhẹ cho mình, anh ta vội nói rằng mình bị cận thị nặng, nhìn mọi vật rất mơ hồ và trí nhớ cũng rất kém nên rất chóng quên mọi việc. Sát thủ nói: “Chỉ những người đã chết mới thực sự giữ được bí mật! Xin lỗi, chúng tôi không cho phép bất kỳ rủi ro nào phơi bày công việc của mình!”. Mặt Tommy xám ngoét đi. Tuy nhiên, những lời tiếp theo của kẻ giết người đã cho anh ta một cơ hội khác. “Ta là sát thủ được trả giá rất cao, chỉ làm việc khi đã có tiền. Giết ngươi chắc chắn là một vụ làm ăn thua lỗ, nhưng nếu không giết ngươi thì ta rất không yên tâm”. Kẻ giết người cười nham hiểm: “Ta cho ngươi một gợi ý, nếu ngươi có bất kỳ kẻ thù nào, ta có thể giúp ngươi thoát khỏi hắn. Như vậy, ta sẽ trở thành đồng lõa của nhau, không ai phải sợ người kia đi tố cáo mình, ta cũng có thể kiếm thêm được một khoản tiền, chẳng phải là lợi cả đôi đường sao?”.
Minh họa: Nguyễn Đăng Phú
Tim của Tommy loạn nhịp: có một người mà anh ta căm ghét đến tận xương tủy và bây giờ gặp một cơ hội tốt. Anh ta nghiến răng, đồng ý với sát thủ và dùng năm vạn đô la để khiến Mike biến mất vĩnh viễn. Mike là Giám đốc của một công ty thương mại, trên danh nghĩa là khách hàng của Mary, nhưng mối quan hệ giữa hai người không rõ ràng.Họ thường vụng trộm với nhau khi vắng Tommy và Tommy phải ngậm đắng nuốt cay chỉ vì sợ mất Mary. Sát thủ nói: “Ta rất muốn giúp ngươi. Hãy lừa Mike đến đây, ngươi sẽ thấy hắn chết trước mặt mình. Ở đây rất hẻo lánh, là một nơi tốt để giết người”. Tommy nói: “Rất đơn giản. Tôi sẽ dùng điện thoại di động của Mary gửi cho hắn một tin nhắn, và tôi tin rằng hắn sẽ rất sớm mò đến”.
Sau khi gửi tin nhắn, hai người ngồi trò chuyện với nhau và sự căng thẳng vừa rồi dường như đã bị cuốn đi. Sát thủ nói rằng càng nhìn Tommy, gã càng thấy quen thuộc, như thể đã gặp ở đâu rồi. Tommy nói: “Không có gì đáng ngạc nhiên, cách đây khá lâu tôi đã lên tivi nhiều lần. Hai tháng trước, có một vụ cướp đồ trang sức ở địa phương và tôi là nhân viên bán hàng trong cửa hàng. Lúc đó, tôi đã rất sợ hãi rồi luôn lơ đễnh trong công việc, liên tiếp phạm sai lầm, bị chủ đuổi việc”.
Lúc đó có tiếng gõ cửa, hóa ra là Mike đã đến, tay cầm một bó hoa, trên mặt tràn đầy gió xuân.Tuy nhiên, nụ cười của hắn đã vụt tắt, sát thủ ra hiệu Tommy trói Mike vào ghế, rồi bất ngờ hắn quay mặt lại và trói luôn cả Tommy. “Xin lỗi, giết người là một công việc làm ăn của tôi và tất nhiên tôi muốn tối đa hóa lợi nhuận”. Sát thủ mỉm cười với Mike: “Tommy đã trả 50.000 USD để mua mạng sống của anh, anh biết rõ điều đó, nhưng tôi sẽ cho anh một cơ hội, nếu anh có thể đưa ra mức giá cao hơn. Công bằng mà nói, tôi mời hai người cùng trả giá ngay tại chỗ, và người trả giá cao hơn sẽ giành chiến thắng. Cơ hội sống sót là trong tay của các người nên đừng quá keo kiệt vào lúc này!”. “Tôi trả 60.000!” – Tommy khinh khỉnh liếc nhìn đối phương, nghĩ bụng: Giờ thì ngươi hết đường lui rồi nhé! “Tôi trả 70.000!” – quả nhiên Mike có rất nhiều tiền.
Đó là vấn đề sống chết nên Tommy phải nghiến răng nâng giá.Sau khi thất nghiệp, anh ta đã bán căn nhà ở khu vực trung tâm thành phố và vẫn còn 200.000 USD trong thẻ tín dụng.Tuy nhiên, khi cuộc đấu giá diễn ra sâu hơn, số tiền cạn kiệt rất nhanh.
Tommy bất đắc dĩ nhìn Mike, không ngờ bên kia cũng toát mồ hôi lạnh, xem ra giá cả hiện tại đã chạm tới đường cùng của hắn.Không, với thu nhập của Mike, không nên để điều đó xảy ra! Cuối cùng, chính Mike mới là người tiết lộ điểm mấu chốt: phần lớn tiền của hắn được đầu tư vào thị trường chứng khoán, khi khủng hoảng tài chính đến thì tất cả cổ phiếu đều được trang trải, giờ chỉ còn 200.000 USD.
Đúng là trời không đẩy ai vào bước đường cùng! Tommy nói rằng ở nhà vẫn còn một số thứ có giá trị, sát thủ có thể mang chúng đi. Mike cũng vội nói rằng có thể chuyển cho sát thủ số cổ phiếu đó.
Sát thủ nói: “Ta không thu lượm đồ lặt vặt, các người hãy giữ những thứ đó cho mình. Tuy nhiên, điều thực sự kinh hoàng là cái giá mà tất cả các người đã trả là tương đương nhau, ta nên giết ai đây?”.
Lúc đó, có tiếng mở cửa. Sát thủ nhảy một bước ra cửa và chĩa thẳng súng vào người mở cửa.Thì ra Mary phải đợi Tommy quá lâu, tức tối quay lại “hỏi tội”, kết quả là cô ta cũng trở thành tù nhân của kẻ sát thủ.
“Ô người đẹp, cô đến thật đúng lúc. Tôi đang phân vân không biết giết ai. Giờ là do cô quyết định sự sống chết của họ! Cô muốn ai sống? Chồng hay người tình?”.
Thấy vợ do dự, Tommy sốt sắng nói: “Một ngày làm vợ chồng là trăm ngày ân nghĩa, chỉ cần em có lòng giúp đỡ anh thì dù em đã làm gì anh cũng sẽ tha thứ cho em. Anh sẽ yêu em hết mực. Anh thề sẽ không bao giờ để em phải sống một cuộc sống khó khăn nữa!”.
Không chịu thua kém, Mike liên tục hứa hẹn rằng vợ chồng anh ta đã ly thân và không bao lâu nữa họ sẽ có thể ở bên nhau.
Sau một lúc lâu, cuối cùng Mary đã đưa ra một lựa chọn đau đớn. Cô lắc đầu xin lỗi Tommy và nói: “Xin lỗi, sự kết hợp của chúng ta là một sai lầm, Mike mới là tình yêu của đời tôi”. Tim Tommy bỗng như chìm xuống vực thẳm: Không ngờ vợ mình lại tuyệt tình đến vậy, thật nực cười khi anh đã dại dột mong cô ấy thay đổi ý định!
“Giao dịch thành công!” – Sát thủ huýt sáo miệng và không chút do dự, chĩa súng về phía Tommy. “Chờ đã, tôi sẽ trả 10 triệu để mua mạng sống của cặp chó này!” – Tommy nghiến răng kêu lên.
Sát thủ sững sờ một chút, cong môi khinh thường nói: “Ta không phải coi thường ngươi, ngươi còn có nhiều tiền đến thế sao? Có đem ngươi bán đi cũng không được mười triệu, đúng không?”. Tommy hằn học liếc nhìn đôi nam nữ, nói: “Tôi không có tiền, nhưng tôi có viên kim cương “Trái tim thiên thần” trị giá mười triệu. “Cái gì? “Trái tim thiên thần” nằm trong tay ngươi?”. Sát thủ hiển nhiên là không tin. Tin cho hay, “Trái tim thiên thần” bị cướp đi trong vụ án cách đây 2 tháng, sau đó, bọn cướp bị Cảnh sát bao vây trên đường tẩu thoát.Trong trận chiến ác liệt, cả 5 tên cướp đều bị tiêu diệt, nhưng “Trái tim thiên thần” cũng biến mất khỏi số tang vật thu hồi được và Cảnh sát nghi ngờ nó đã bị bọn cướp ném ở đâu đó trên đường.
Tommy nói: “Tôi luôn nghĩ rằng vợ tôi đã bỏ đi vì tôi không có khả năng kiếm tiền, vì vậy tôi luôn mơ về cách kiếm tiền. Kết quả là bọn cướp đã cho tôi một cơ hội. Vừa bước vào cửa, chúng đã phá hỏng thiết bị giám sát rồi dùng súng bắt tôi bỏ đồ trang sức vào túi của chúng, chúng không ngờ rằng tôi rất say mê ảo thuật và học được những trò như “tiên nữ hái đậu” nên đã làm một vài xảo thuật khiến chúng đều tưởng tôi đã bỏ “Trái tim thiên thần” vào trong túi. Giờ đây, “Trái tim thiên thần” được giấu trong gót giày của tôi. Không ngờ có phải không? Giọng hắn trở nên hằn học: “Em yêu, viên kim cương vốn dĩ đã thuộc về em, bây giờ, em có thấy hối hận không? Haha, anh chỉ muốn em chết không nhắm được mắt!”.
Bất ngờ, Mary bật cười: “Anh bị lừa, thật tội nghiệp! Đây thực ra là một vở kịch mà ba người chúng ta cùng đóng. Tên “sát thủ” này thực ra là thám tử tư do một công ty bảo hiểm cử đến. Anh ta nghi ngờ rằng anh lấy được viên kim cương nên tìm tôi để điều tra sự tình, tuy nhiên tôi đã thuyết phục anh ta – sau khi lấy được viên kim cương sẽ chia đều, trên đời này không có ai là không mê tiền.
“Cả cô cũng nhầm nốt, tôi không phải thám tử tư!”. Sát thủ tàn nhẫn phá tan giấc mộng của Mary. Sát thủ tự xưng tên là Peter, là kẻ chủ mưu đằng sau vụ cướp trang sức. Khi đó hắn không tự mình làm, mà là trốn ở gần đó để chỉ huy từ xa.Không ngờ, Cảnh sát ra tay quá nhanh khiến kế hoạch tẩu thoát của chúng tan thành bọt nước.
Peter liếc nhìn Mary và Mike, và nói, “Tommy sắp chết, hai người không có ích lợi gì từ cái đồ cặn bã này nữa” – Hắn cười gằn giơ khẩu súng lên.
Sau một tiếng nổ, một lỗ đạn đẫm máu xuất hiện trên trán Peter. Viên đạn được bắn tới từ một xạ thủ súng bắn tỉa của Cảnh sát đang nấp sau một cái cây lớn cách nhà không xa.
Theo huấn luyện viên giấc ngủ, việc theo đuổi giấc ngủ 8 tiếng là không cần thiết và cũng không nhất định sẽ tốt. Vậy, ngủ bao nhiêu là đủ? Đây là câu trả đúng nhất!
“Ăn ngon ngủ ngon là tiên”, giấc ngủ là điều kiện tiên quyết để giữ gìn sức khỏe tốt, khoảng 1/3 cuộc đời của chúng ta là dành cho giấc ngủ, mà giấc ngủ cũng là một hoạt động sinh lý cần thiết hằng ngày. Nếu chúng ta ngủ đủ giấc và đều đặn thì cơ thể chúng ta mới có thể ở trạng thái khỏe mạnh.
Khi chúng ta già đi, thể trạng và thể lực của chúng ta sẽ không còn tốt như trước đây, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa. Chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của chúng ta có thể nói là có mối quan hệ rất mật thiết. Ngủ ngon, ngủ đủ giấc và đều đặn sẽ giúp tăng cường sức khỏe tốt hơn, ngược lại, những người ngủ không đủ giấc, thức đêm thường sẽ dễ khiến thể chất suy yếu.
Liệu bạn đã nghe nói về “khái niệm ngủ 8 tiếng” chưa? Trước giờ chúng ta đều được khuyên là nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để có thể duy trì sức khỏe thể chất tốt, nhưng một số người đã đặt câu hỏi về điều này, họ cho rằng ngủ 8 tiếng mỗi ngày là một chuyện bịp.
Khoảng 1/3 cuộc đời của chúng ta là dành cho giấc ngủ. (Ảnh minh hoạ).
Liệu bạn có bị lừa bởi “khái niệm ngủ 8 tiếng”?
Huấn luyện viên giấc ngủ Nick Littlehales, người đã phụ trách theo dõi giấc ngủ cho Manchester United, đã đưa ra lời khuyên và hướng dẫn giấc ngủ khoa học cho các vận động viên của Manchester United để đảm bảo rằng các vận động viên có thể tự phục hồi trong khi ngủ, và có thể tối đa hóa thể chất cá nhân.
Vào thời điểm đó, Manchester United đã chinh phục được chức vô địch giải bóng đá ngoại hạng Anh 3 lần liên tiếp. Trong cuốn sách “cuộc cách mạng về giấc ngủ” của mình, Nick Littlehalles đã chỉ ra rằng việc theo đuổi giấc ngủ 8 tiếng là không cần thiết và cũng không nhất định sẽ tốt. Nguyên nhân chính là như sau:
1. Thể chất của mỗi người là khác nhau, do đó cũng cần thời gian ngủ khác nhau. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít cũng sẽ gây hại cho sức khỏe. Cho nên, nếu cứ áp dụng kiến thức ngủ 8 tiếng cho tất cả 7 tỷ người trên thế giới thì rất có hại.
2. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm là không thực tế, đối với đại đa số học sinh, việc sắp xếp giấc ngủ 8 tiếng mỗi ngày là rất khó để thực hiện, thậm chí còn có thể gây thêm các trạng thái căng thẳng lo âu cho cơ thể.
3. Chất lượng giấc ngủ cần được đo bằng số chu kỳ giấc ngủ, nếu chỉ khăng khăng ngủ đủ 8 tiếng là vô nghĩa. Chu kỳ giấc ngủ kéo dài khoảng 90 phút, sau 90 phút, cơ thể sẽ trải qua giấc ngủ không chuyển động mắt, ngủ chuyển động mắt và ngủ chuyển động mắt nhanh. Nó giống như việc đi xuống cầu thang, khi con người đi xuống các tầng càng lúc càng sâu tức là cơ thể chúng ta cũng đang tiến vào tầng sâu hơn và sâu hơn nữa của giấc ngủ.
Do đó, bạn có thể thử kế hoạch ngủ R90 của các vận động viên hàng đầu được đề cập đến trong cuốn “cuộc cách mạng giấc ngủ”. Kế hoạch ngủ linh hoạt của R90 đã được rất nhiều người ủng hộ thay vì khía niệm ngủ 8 giờ cứng nhắc.
Đối với người cao tuổi, rối loạn giấc ngủ luôn là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. (Ảnh minh hoạ)
Sau 60 tuổi, ngủ bao lâu là tốt nhất?
Đối với đại đa số người trung niên và người cao tuổi, rối loạn giấc ngủ luôn là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, khi tuổi tác ngày càng cao, hệ thống thần kinh trung ương của não bộ dần suy yếu, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng và suy giảm đi rất nhiều. Theo lời khuyên của bác sĩ, người trung niên và người cao tuổi nên ngủ đúng giờ trước 10h tối, trước khi đi ngủ có thể uống một ly sữa ấm, tốt nhất là 200ml.
Ngủ 6-7 tiếng mỗi ngày là đủ, đối với những người ngủ ít thì chỉ cần ngủ 5 tiếng rưỡi mỗi ngày. Theo nghiên cứu liên quan, người ta thấy rằng những người sau 60 tuổi không nên ép bản thân phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, ngủ quá nhiều sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ngược lại, mọi người cũng cần lưu ý, nếu thời gian ngủ không đủ, thậm chí còn dưới 5 tiếng, thì cũng sẽ có khả năng đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể và dễ tăng nguy cơ tử vong sớm.
Những người ở độ tuổi khác cần ngủ bao lâu?
Tổ chức Sleep Foundation của Hoa Kỳ đã phân tích thời gian ngủ theo từng nhóm tuổi khác nhau như sau:
Tuần trước, ngày 2/2, nhân dịp được nhận huân chương 55 tuổi đảng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, trong diễn từ gởi gắm cán bộ, đã tuyên bố rằng, “Nếu là người hãy là người Cộng sản.”
Đây có thể là một lời kêu gọi mang mệnh lệnh đạo đức chính trị cao cả, nhưng nó cũng gây không ít ngạc nhiên và đàm tiếu trong nhân gian, nhất là giới kiều bào Việt ở hải ngoại.
Có người hỏi là ông Trọng đang ở thế kỷ nào vậy?
Tuy nhiên, để công bằng với TBT Trọng, chúng ta hãy thử dùng phép biện chứng Marxist-Leninism để đánh giá lời hiệu triệu làm người đó trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện nay để thực sự tìm câu trả lời là làm người Việt Nam, nhất là người Cộng sản có dễ.
Đi lên từ lý tưởng cứu nhân loại
Trước tiên, chúng ta hãy suy nghĩ về một hiện tượng kinh tế và tâm lý gần như hiển nhiên ở Việt Nam hiện nay. Đó là sự giàu có của giai tầng cán bộ Cộng sản – mà nhân gian gọi là giới “tư bản Đỏ.” Đây là giai cấp mới, vốn nhân danh lý tưởng vô sản để làm chủ các khối tài sản kếch sù, kể cả bất động sản, vốn là của toàn dân.
Vì dù sao thì chủ nghĩa Mác đã bắt nguồn từ siêu hình học và biện chứng pháp Hegel và Marx, như GS Trọng vẫn sử dụng, vậy chúng ta hãy thử đánh giá hiện tượng này qua phép biện chứng đó.
Trong cuốn The Owl at Dawn (Con Ó Bình minh) (1995), khi diễn tả một khúc quanh siêu hình học Hegel, theo mô thức kinh điển của Hiện tượng luận Trí năng (Phanomenogogie des Geistes), triết gia Mỹ Andrew Cutrofello viết về Thời quán Duy vật Biện chứng như là một bước chân mới của Chân tâm – Geist – trên hành trình Trở về chính mình. Đó là lúc mà ngã thức cá nhân giã từ đức tin tôn giáo và khoa học để tìm đến chân lý trong ý chí chính trị và cách mạng.
Thoạt đầu, người chiến sĩ vô sản khởi đi là những con người cô độc với nhiều tâm tư. Cutrofello viết, “Sự sụp đổ của tri kiến tuyệt đối – mà Hegel nhân danh qua Hiện tượng luận Trí năng – đã nhường bước cho sự rút lui của những ngã thể cô đơn. Cũng như là các tâm hồn cao thượng (beautiful souls), vốn không có hạnh phúc, cái ta đơn lẻ rơi xuống đáy vực tuyệt vọng để rồi hắn có thể xưng hô niềm bất hạnh của mình. Bằng cách xưng tội, hắn tự trách chính mình – vì khả thể dung hợp với đại thể tính của thời đại đã bị bỏ mất cơ hội.”
Đây là giai thời khi mà con người tiền Cộng sản chưa đối diện với cám dỗ duy vật – lúc mà mỗi ngã thể chỉ đối diện chính mình trong nỗi cô đơn tuyệt vọng với một vũ trụ đầy thần linh.
Lành thay, nỗi cô đơn trong phận người vô sản, nghèo khó, trong một cõi sống đầy thần linh đó, đã cho người tiền duy vật một niềm hạnh phúc khổ hạnh bao la.
Họ là những người vô tội – hay chưa có tội – nhưng vẫn nghĩ rằng ta có tội, với người và trời đất. Họ luôn xưng tội với Trời trong nỗi cô đơn tuyệt vọng nhưng đầy cảm lạc.
Tác giả viết tiếp: “Bằng ý thức về căn tính của mình, lập trường tuyệt đối sẽ được đạt đến trong một cộng đồng mà ở đó tình đồng chí là chân thật – hơn là cái ta được định hình bằng sự khác biệt. Đây chính là bản sắc Chân lý và là công tác khởi nguyên cho những người mang lý tưởng cộng sản ban đầu,” vẫn theo Cutrofello.
Khi người Cộng sản làm chủ bất động sản
Trên bình diện luân lý và đạo đức, tuy nhiên, cái ta Vô sản và Duy vật không những tự mâu thuẫn với chính ta từ góc độ bản thể, mà là về bản sắc ý chí nội tại. Vì sao? Vì khi cách mạng vô sản đã thành công, thì thực tế vô sản từ cấu trúc xã hội bất công được san bằng. Thay vào đó là nguyên tắc tài sản tập thể và chế độ sở hữu chung. Chủ thuyết chung hữu này biến người vô sản, nhân danh nhà nước, thành chủ nhân tất cả tài sản.
Từ đó, chiến lược cai trị của con người cách mạng vừa nắm quyền là một chuyển động duy kinh tế cho tham vọng chủ nhân của họ. Việc trước tiên là chiến thuật chia chác tài sản chung như là thủ pháp phân định chức năng công tác phục vụ Đảng và nhân dân. Khẩu hiệu vô sản như là tiếng súng lệnh xung phong cách mạng cộng sản ngày trước thì nay trở nên một tấm màn gian lận che đậy ước vọng làm chủ tài sản vô hạn của người cộng sản.
Không có gì chinh phục nỗi cô đơn hơn là trở thành giàu có. Tài sản và tiền bạc là thang thuốc vạn năng cho niềm tuyệt vọng vô sản. Vì thế, khi kẻ cùng khổ lên nắm quyền, tiếc thay, thảm kịch quyền lực vẫn như của xã hội cũ. Giai cấp cai trị mới ngày nay cũng gian lận, tàn bạo, trơ trẽn, đầy đểu cáng và đạo đức giả như bao nhiêu chuyện chính trị xưa nay – nếu không nói là tinh tế và gian manh hơn nhiều.
Vì khi cái ta vô sản phủ nhận thiết yếu tính vật chất cho ngã thể bằng cách từ chối tư sản và chức năng chủ nhân, nó chỉ có thể phủ nhận bằng ý thức và khẩu hiệu; trong khi trên thực tế, từ tổ chức Đảng cho đến từng đồng chí cộng sản, vẫn là chủ nhân de facto rất nhiều tài sản, nhất là bất động sản.
Vì thế, ta chỉ là vô sản như là một bình diện duy chính trị, còn thực tại thì ta không thể phủ nhận yếu tố chủ nhân được. Vậy nên, mỗi chiến sĩ vô sản – như ở Việt Nam ngày nay – là một con người in bad faith đầy giả dối với chính mình và xã hội, Cutrofello viết.
Theo đó thì khi người chiến sĩ Cộng sản – nay không còn đơn độc – tự cho mình như là hiện thân của giai cấp vô sản, họ bỗng nhận ra mình là gian dối, đạo đức giả khi thấy được rằng bản sắc ước vọng của ta nay lại được định hình bằng năng ý phủ định và tiêu cực.
Bởi vì cái ta vốn đang có nhiều tài sản trên thực tế, nhưng đứng từ quan điểm chính trị thì ta từ chối điều đó. Tính giả dối này mang thực chất ở bình diện nguyên tắc khi ta chỉ phủ nhận quyền tư hữu nơi tư tưởng, trong khi ta vẫn là chủ nhân nhà cửa, xe cộ, hãng sản xuất, tài khoản ngân hàng.
Biện chứng Chủ nô
Cutrofello so sánh rằng, sự thể vong thân nơi con người Cộng sản gần giống như hoàn cảnh và kinh nghiệm xưa cũ của chủ nhân ông trên biện chứng Chủ-Nô. Chủ nhân bị tha hóa và xa lạ với tên nô lệ và ngay cả chính mình vì, cũng như tên nô lệ, chủ nhân ông không làm chủ những gì mình tạo ra, mà chỉ làm chủ những gì mà kẻ khác tạo ra.
Ông viết, “Cũng như thế, cái ta vô sản cũng bị tha hóa không phải vì hắn không làm chủ tài sản, mà bởi vì trên bình diện tư duy, hắn không công nhận tài sản mà hắn sở hữu là tư hữu của mình. Ta ý thức ra tệ nạn thần bái vật thể của con người tiền cách mạng, nhưng ta muốn giải hóa ảo thức thần bái tài sản này trên bình diện ý thức mà không ở thực tế.”
Hay nói một cách khác, người cộng sản trên bình diện lý tưởng và khẩu hiệu thì phủ định tư sản để rồi trên thực tế ta lại phủ quyết ý thức phủ định này bằng cách tiếp tục sở hữu chúng.
Nó cũng giống như là một đại gia người giàu thường nghĩ đến việc làm từ thiện giúp đỡ kẻ nghèo khó nhưng chưa có dịp thực sự thực thi ý tưởng đó. Trái lại, họ chỉ say sưa nói lời đạo đức trong khi bằng mọi cách tích lũy cho khối tài sản của mình và thân nhân.
Một màn hài kịch dở dài vô tận
Nói thẳng ra, các chiến sĩ vô sản Việt Nam ngày nay là những diễn viên tấu trong màn kịch vụng về, kéo dài lê thê – khi khán giả đã chán lên tới cổ nhưng vẫn bị ép ngồi xem màn diễn gần như bất tận.
Tuy vậy ta phải nhớ rằng họ vẫn là những con người Việt có lương tâm. Cho nên, các diễn viên hài cộng sản đó không thoát khỏi sự giằng xé nội tâm khi đóng vai tuồng vô sản giả dối. Vì năng lực đầy mâu thuẫn nội tại này ở nơi cán bộ cộng sản, đang nhân danh vô sản, giữa lý tưởng cách mạng từ ý thức đối với một đời sống mang thực chất phản động, đi ngược quy luật, đã trở nên bản sắc nền tảng cho một phép biện chứng ngã thức mới.
Để rồi, khi họ muốn vượt qua thực trạng nội tâm đầy mâu thuẫn và đạo đức giả này, người cộng sản chuyển hệ ý thức của mình sang chủ nghĩa duy chụp giựt – như là một thiết yếu tính cho tân chân lý cách mạng nhằm nắm đầu mối ưu tiên cho ngã thể thực dụng đầy lo sợ và tính toán, thay vì chỉ nuôi dưỡng một lý tưởng thuần tư duy. Đây mới chính là thách thức chính trị lớn cho GS Trọng.
Những tuyến đường ‘thoát ly’ kiểu mới
Tóm lại, nếu làm đúng như lời TBT Nguyễn Phú Trọng về cuộc cách mạng kế tiếp cho người Cộng sản Việt Nam – như lời kêu gọi của ông – thì mọi đảng viên phải thật tâm làm người cộng sản chân chính. Tức là phải nhận thức được bản chất đạo đức giả của mình, tự lật ngược biện chứng duy vật, để tìm lại con đường đồng chí vô sản như thuở ban đầu cách mạng.
Nhưng đòi hỏi như thế là một yêu sách ý chí tự phủ định chính mình, một điều mà con người cộng sản, nay thực chất là các nhà tân tư bản, không thể vươn lên được.
Câu nói “Nếu là người thì hãy là người cộng sản,” dễn đưa cán bộ đảng viên vào một thế tiến thóai lưỡng nan. Nếu họ tiến tới con đường tư bản thì bị coi là chệch hướng, tự diễn biến; nếu họ rút lui về lý tưởng vô sản thì không khả thi, không tưởng. Tôi tin rằng GS Trọng biết rõ điều này nhưng ông vẫn cứ tung hô vì thực tế quyền lực đòi hỏi rằng các câu sớ cũ vẫn phải dâng cúng đều đặn lên đình làng nhằm giữ một trật tự xóm thôn.
Nhưng bế tắc nào, theo quy luật biện chứng duy vật cũng tạo ra một năng lực thăng hóa (Aufhebung) mới.
Về thực tại của các ẩn số chính trị và kinh tế thì để thoát ra khỏi bế tắc đạo đức chính trị này, tập thể cán bộ đảng viên CS VN hầu hết đang muốn đi vào hai ngả thoát ly.
Một đằng thì muốn ‘thoát ly’ sang Mỹ, châu Âu, Úc, Singapore, làm lại cuộc đời cho chính họ nếu còn kịp hoặc cho gia đình con cháu. Vì chỉ ở các xứ đó, nơi ít đạo đức giả hơn Việt Nam, họ sẽ không còn bức xúc bất an về tính vong thân từ cơ bản nội tâm cho lý tưởng vô sản nữa. Tức là họ công khai giàu có mà không lo sợ nhà nước và Đảng biết, và họ cũng không mang mặc cảm tội lỗi vì mình như thế. Không những vậy, họ còn công khai khoe khoang sự giàu có to tát của họ.
Đằng kia thì họ phải ở lại nước để đóng tiếp vở kịch tập thể. Cách ‘thoát ly tinh thần’ là tìm đến các chùa to lớn, cầu vong, xin sớ giải hạn. Họ khấn nguyện ơn trên thương xót và thông cảm cho họ, mong cuộc đời này không bị nghiệp báo nhãn tiền hay là kiếp sau không còn phải trở lại làm người cộng sản Việt Nam. Điều này giải thích tại sao các chùa ở miền Bắc, như Tam Chúc, Ba Vàng, mỗi cuối tuần đông kín tín đồ như thế.
Đám đông đi chùa cầu cơ giải hạn thì GS Trọng cũng đã từng chứng kiến, nhưng chuyện tư bản đỏ Việt ở Mỹ thì chắc ông chưa tận mắt thấy. Nếu nghi ngờ thì ông luôn có thể thăm Nam California để quan sát. Ví dụ, vùng New Port Coast hay Huntington Harbour chẳng hạn, nơi giá mỗi căn nhà lên đến hàng chục triệu đô. Tại đây, mỗi cuối tuần, trong các buổi picnics và tiệc tùng liên miên, thực khách Việt Nam hầu hết là con em cán bộ đảng viên, cộng sản, đã hân hoan trở thành giai cấp tân tư bản đỏ, the neuveau riche, mới di cư sang Mỹ trong vòng mấy năm gần đây.
Thay vì nói tới đạo đức cách mạng, họ tưng bừng bàn chuyện làm sao để chuyển tài sản ra khỏi nước. Tiền chuyển đi rồi lại đổ về “đầu tư” lên đến hàng tỷ, khiến người Mỹ ngỡ ngàng con số Việt Kiều thật không giàu có gì, thu nhập trung bình thấp trong xã hội Hoa Kỳ, nhịn ăn kiểu gì để có mười mấy tỷ đô một năm “kiều hối gửi về VN”?
Và như phép biện chứng Marxist nhiều lần chứng minh qua lịch sử, trong các đám đông vui nhộn đầy lo toan ở California ấy, có không ít những kẻ hậu vô sản, hậu cộng sản, một cách chân thành, thầm cám ơn những hy sinh ngút ngàn với lý tưởng vô sản của thế hệ cộng sản cha ông thuở trước đã cho họ hôm nay cơ hội thoát cảnh ngộ lưỡng nan, không còn phải chọn kiếp ‘người Cộng sản Việt Nam’.
Bài thể hiện cách hành văn riêng và quan điểm của TS triết học, luật sư Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose, Hoa Kỳ.
Trong lúc này vẫn không thể quên được các vấn đề cơ bản như vấn đề trí thức.
Nhàn: Tôi khổ tâm lắm. Tôi không dám tin gì cả.
Khải: Tất nhiên, mọi chuyện ngày mai có thể là vẫn thế thôi. Nhưng tôi cũng mong rằng ông sai, tôi sai, nghĩa là mọi chuyện lại thay đổi theo kiểu khác. Ví dụ như về cái chuyện hòa bình này nhớ. Hôm qua tôi ngồi ở nhà Nguyễn Thành Long, ngồi bàn, thấy không ngờ hòa bình lại có thể gọn ghẽ như vậy. Thế có phải là có gì ngoài mong ước không. Lãnh đạo một cuộc chiến tranh như thế này khó lắm chứ. Thằng Mỹ nó cũng biết không phải nó đứng bên bờ vực thẳm, mà là mình bên bờ vực thẳm. Nó biết rằng mình đã bị lừa nhiều rồi. Rằng mình rất cay mấy tay kia (Cụ Hồ hồi 46: Thà ngửi phân tây còn hơn dọn cứt cho thằng Tàu, nhưng biết bao giờ hết mùi). Rằng cơ sở kinh tế của mình khốn khó. Thế nhưng mà nó vẫn chịu mình.
– Thế nghĩa là có một cái gì đấy thuộc về bí mật của giới lãnh đạo Bắc Việt? Tôi cũng nghe thằng Chu nói rằng ông Duẩn rất ghê, đến nỗi Chu chỉ sợ ông ấy bị lật.
– Không, cái ông này nói thì bao giờ cũng có những khía cạnh mới (như ông ấy nói về sử, dân tộc mình nhuộm răng đen, không bó chân, làm cho nó khác người Trung quốc) cho nên, vấn đề không phải chỉ là nói, vấn đề là làm cơ!
– Tôi thấy cái cách làm ăn như của mình không được. Phải tạo điều kiện cho giới trí thức làm nhiệm vụ kích thích, nhiệm vụ nói lên một tiếng nói thách thức….
– Không, ông ơi, chính những người như Kíssingger lại nói nhiều đến quyền lực. Tay mưu sĩ ấy rất thích đe dọa, rất coi thường quần chúng. Quần chúng là cái gì đâu, Quốc hội Mỹ làm được việc gì đâu.
– Dẫu sao thì vẫn phải nói đến trí thức. Ví dụ như trong tác phẩm của anh, hay nói đến chuyện khôn dại là đúng thôi. Điều tôi lo ngại chỉ còn là chỗ này. Làm sao để người ta khôn cái khôn lớn, chứ không phải là sự tính toán lặt vặt.
– Đúng, chỗ ấy thì đúng. Chính là tôi thấy dân mình lại quá ít suy nghĩ, quá ít trí tuệ. Người mình hay thay đổi lắm, nông nổi, nhẹ dạ, cả những người ghê gớm nhất cũng hay thay đổi. Còn tin vào cái gì được nữa? Cho nên tôi cứ nghĩ được cái gì, biết cái ấy. Tôi không thể nào xây dựng được điển hình.
– Sao có lúc, anh nói rằng ông Đồng rất tuyệt vời. Rồi có lúc, các anh lại nói ông ấy rất vớ vẩn (có mỗi cái trò: “Các đồng chí viết không bằng tôi!”)
– Thì ông phải biết rằng chúng tôi là cái dân văn nghệ bốc phét. Có lúc tôi vui, có lúc tôi buồn. Khi tôi khen người này hết lời. Cũng có lúc tôi lại chê thẳng cánh. Chúng tôi là như thế. Bao nhiêu chuyện tôi nói với ông, lẽ ra đều nên viết ra cả.
… Cái thân anh văn nghệ báo chí ở cái xứ Đông Nam Á da vàng mũi tẹt này thì khổ lắm. Như vừa rồi Kíssingger sang Thái Lan ở sân bay xuống, nó không thèm tiếp các nhà báo, nó mới thả một lô chó ra, chó cứ sua các nhà báo đi thôi.
6/2
Chiều nghe ông Đồng nói chuyện. Một sự loanh quanh, không biết chính sách là hoà bình hay chiến tranh. Một sự răn đe, rằng cẩn thận không có Nhân văn Giai phẩm.
Bùi Bình Thi: Đề phòng giai cấp lãnh đạo Bắc Việt ngủ lì trên thắng lợi!
Nhàn: Có nhiều chuyện, hồi trước chịu được, bây giờ không chịu được.
Khải: Thế thì anh chết thôi. Anh có thấy không, hiện nay các nước nó bò sát mặt đất mà ca ngợi mình (Bà Gandi: Thử xem người châu Âu mà đổ máu như vậy, thì người ta có chịu không?). Mà càng như thế, tức là càng chứng tỏ đường lối của mình là đúng đắn. Anh mà nói ngược, anh lại càng bỏ mẹ. Rồi nay mai, còn học chính trị, còn là nhồi nhét mọi chuyện vào đầu óc.
Ông Lê Duẩn vào trong 559: Bây giờ mà đòi hỏi địa vị, hưởng lạc là tàn ác.
Ông Tố Hữu: Hôm qua không đi miền Nam tội một — hôm nay tội mười
…
Tôi biết sống sao đây? Những hiểm hoạ trong thời bình sẽ rất khủng khiếp. Cái ác trong hoà bình sẽ biến hóa khôn lường. Nhưng biết làm sao được, mọi chuyện là vậy.
10/2
2 tuần sau hoà bình. Cán bộ trung cấp tập họp, nghe nói về vụ chống Đảng.
Khải: Xem mới thấy các ông ấy, khi phun ra nhau, cũng khủng khiếp lắm.
– Thế họ có gì là xấu, hay họ chỉ khác về quan điểm?
– Bán bí mật cho nước ngoài, phản bội, phản quốc, thế là xấu quá rồi còn gì? Ở các nước khác, người ta còn mang xử công khai nữa!
— …
– Cho nên, tôi chỉ thấy tốt hơn hết là anh nên yên tâm với công việc đã có. Không nên biết nhiều. Biết nhiều quá, lại sinh ra thắc mắc. Yên chí làm một người lao động bình thường.
– Tôi cũng nghĩ rằng chính quyền này là chính quyền của các anh, hết những ông Lê Duẩn, Trường Chinh, lại đến các ông Nguyễn Lam, Vũ Quang. Lớp già như thế nào, thì lại đẻ ra lớp trẻ như vậy.
– Phải, nghĩ thế là phải.
– Nhưng nhỡ ra, chính giữa các ông ấy nổ ra mọi chuyện thì sao?
– Không, không thể có chuyện gì cả, vì trong số đó, đã có một thiên tài rồi.
-…
– Nghĩ mọi chuyện lắm lúc cũng không biết đằng nào mà ho he cả. Nó là cả một guồng máy. Người khá nhất trong những người vừa qua, rồi cuối cùng cũng thành một người vô hiệu.
Đôi lúc, tôi cảm thấy như có vẻ mình nghe được một điều gì đấy thuộc về đời sống tinh thần của đất nước nói chung. Tất cả hôm nay sẽ là như hôm qua, như chiến tranh, như trong mãi tận chiến trường. Nhưng vẫn là có những dấu hiệu của cái gì đó khang khác. Mấy ví dụ sau đây là dấu hiệu của cái khác đó. Người ta đang bất mãn, đang đòi hỏi, người ta đang muốn đánh giá lại, suy xét lại mọi thứ. Cái yêu cầu của cấp dưới thì bao giờ cũng hơi quá lên một ít. Yêu cầu của trên lại chỉ muốn giữ một sự chỉ đạo, chỉ huy đúng như hôm qua khồng có gì thay đổi cả.
Vương Trí NhànTrích từ cuốn sách chưa xuất bản
“Nhật ký chiến tranh Hà Nội – Quảng Trị – Hà Nội 1972 – 1975”