Thành phố Bắc Kinh năm 1979 qua ống kính khách quốc tế

Khám phá cảnh quan và đời sống ở thủ đô của Trung Quốc, thành phố Bắc Kinh năm 1979 qua loạt ảnh do một nhiếp ảnh gia Tây Ban Nha thực hiện.

Ảnh: Manel Armengol Flickr.

Người thợ ảnh tác nghiệp trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh năm 1979.

Lễ Thanh Minh được tổ chức ở khu vực đài tưởng niệm Nhân dân anh hùng, quảng trường Thiên An Môn.

Những chiếc xe đạp trên đường phố Bắc Kinh.

Giờ tan tầm trên một con đường.

Người dân chen chúc tại điểm đón xe buýt.

Một phụ nữ ngoài người ra cửa sổ chiếc xe buýt điện.

Khung cảnh nhìn từ trong xe buýt.

Tại một giao lộ.

Người qua đường dừng chân bên tủ kính của một hiệu ảnh.

Chùm ảnh: Thành phố Bắc Kinh năm 1979 qua ống kính khách quốc tế

Bên ngoài ô cửa kính của cửa hàng bách hóa.

Tranh chân dung cỡ lớn của Karl Marx và Friedrich Engels trên đường phố.

Pa-nô quảng cáo cho một triển lãm hàng dệt kim.

Pa-nô cổ động cho chương trình Bốn Hiện đại hóa, thể hiện tham vọng của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trong các lĩnh cực nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, và khoa học công nghệ.

Những bức ảnh về cuộc xâm lược nhằm vào khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam được trưng bày trên đường phố Bắc Kinh.

Hai ông cháu trong sân nhà.

Người dân trải nghiệm hiện tượng âm thanh ở Hồi Âm Bích, bức tường ở di tích Thiên Đàn nổi tiếng với khả năng phản xạ sóng âm thanh kỳ lạ.

Trên Vạn Lý Trường Thành ở Bát Đạt Lĩnh, cách Bắc Kinh khoảng 80 km..

Hai cô gái ở Vạn Lý Trường Thành.

Theo Red.Vietnam

Chuyện phá án ly kỳ của các ‘Bao Công’ trong lịch sử Việt Nam

Thời xa xưa, khi khoa học hình sự chưa ra đời, để phá án, cha ông ta phát minh ra những cách được xem là “độc chiêu”.

Chuyện phá án ly kỳ của các ‘Bao Công’ trong lịch sử Việt Nam

Nội thư Đoàn Khung và cách nhận biết người lạ

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, vào đầu năm Mậu Dần (1278), thời vua Trần Thánh Tông, bệnh đậu mùa hoành hành, làm rất nhiều người chết.

Chẳng biết do bị phóng hỏa hay người ta đốt đống rấm để xóa dịch bệnh, nhiều nhà dân ban đêm bị cháy rụi. Vua Trần Thánh Tông ra ngoại thành xem chữa cháy, Nội thư gia Đoàn Khung được đi theo hầu.

Theo sách Cương mục, bấy giờ, vua muốn biết chính xác trong số những người tham gia chữa cháy, ai là người đến trước, ai đến sau, nên sai Đoàn Khung thống kê, báo cáo. Đây là việc rất khó, vì sẽ chẳng có người nào tự nhận mình đến sau.

Trước tình huống khó, Đoàn Khung đã nghĩ ra một diệu kế. Ông cho tập hợp những người chữa cháy xếp hàng, rồi ấn đầu từng người, bảo ngồi xuống để đếm. Sau đó, ông tâu rõ với vua những người đến trước, sau, không sai chút nào.

Khâm phục tài năng của họ Đoàn, vua Thánh Tông liền hỏi: Tại sao ngươi biết rõ thế được?

Đoàn Khung trả lời rằng “thần ấn đầu người nào mà thấy mồ hôi thấm tóc và có tro bụi bám vào thì đó là những người đến trước và cố sức chữa. Người nào đầu tóc không có mồ hôi mà tro bụi bay rơi là người đến sau không kịp chữa, vì thế mà biết”.

Chuyện bắt trộm của Phí Trực

Đến thời vua Minh Tông, nhà Trần bắt đầu suy yếu, trộm cướp nổi lên. Lúc bấy giờ, tên Văn Khánh được xem là đầu sỏ trộm cướp, triều đình nhiều lần cho quan quân lùng bắt không được.

Một hôm, có người khai bắt được tên cướp, giải lên nộp quan và bảo tên bị bắt ấy là Văn Khánh. Đến lúc tra hỏi, người bị bắt cũng nhận ngay mình là Văn Khánh. Ai cũng cho rằng đây chính là viên cướp đầu sỏ khét tiếng. Tuy nhiên, quan Hình bộ lang trung Phí Trực vẫn nghi ngờ không phải.

Ông không hiểu sao tên trộm đầu sỏ khét tiếng lại bị bắt dễ thế, còn lập tức nhận mình là Văn Khánh chứ không có lời nào chối tội. Trong khi đó, hình pháp nhà Trần quy định xử rất nghiêm tội này, “kẻ trộm và người trốn tránh đều phải chặt chân, tay hoặc cho voi giày đến chết để chừa mãi thói đạo chích”.

Vì phân vân, án ấy để lâu không giải quyết. Nắm được tình hình, đích thân thượng hoàng Trần Anh Tông dò hỏi, Phí Trực trả lời rằng: “Mạng người rất quan trọng, lòng thần còn có chỗ nghi ngờ, nên không dám liều lĩnh xử quyết”.

Không bao lâu, thượng hoàng hỏi lại án Văn Khánh, Phí Trực vẫn trả lời như lần trước. Thượng hoàng giận ông, bảo “nó đã nhận như thế, ngươi còn ngờ gì nữa mà không xử đi”. Phí Trực tâu rằng: “Nó không bị tra tấn khổ sở mà điềm nhiên thú nhận, thần trộm lấy làm ngờ”.

Không ngoài dự đoán của Phí Trực, một tháng sau, tên Văn Khánh thật quả nhiên bị bắt. Thượng hoàng lúc đó mới thấy tài năng của ông Hình bộ lang trung.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cảm phục tài năng của Phí Trực, về sau, vua Trần Anh Tông đã cho ông giữ chức An phủ Thiên Trường.

Đó là đặc ân lớn mà nhà vua đã ban cho vị phán quan tài giỏi, bởi theo lệ nhà Trần người được cử làm An Phủ sứ Thiên Trường phải là những viên quan từng kinh qua An Phủ sư cấp lộ, rồi khảo hạch đủ chuẩn mới bổ dụng. Nhưng với Phí Trực, đó được xem như ngoại lệ bởi tính cẩn thận, minh bạch của ông.

“Bao Công” Nguyễn Mại và chuyện cho dân tát người để tìm hung thủ

Nguyễn Mại, người làng Ninh Xá, huyện Chí Linh, Hải Dương, là một trong những vị quan nổi tiếng liêm chính, xử án xuất sắc dưới thời Hậu Lê. Đương thời, ông được suy tôn là “Bao Công nước Việt”.

Trong cuộc đời xử án của mình, Nguyễn Mại để lại nhiều giai thoại chứng minh được tài năng hơn người.

Theo sách Hải Dương phong vật chí, một hôm, Nguyễn Mại đi bộ qua chợ Bảo Khám, thuộc huyện Gia Bình (Bắc Ninh), thấy người đàn bà mất con gà, chửi rủa mãi không thôi. Bà ta lôi cả tam đời, ngũ đại nhà kẻ ăn trộm ra mà chửi.

Sau khi biết sự tình, ông cho gọi người đàn bà mất của lại hỏi con gà đáng giá bao nhiêu tiền để trả. Ông sai lính trói người đàn bà ấy ở quán, rồi cho gọi làng xóm đến chứng kiến cảnh mắng người đàn bà bị trộm gà tội chua ngoa.

Sau đó, ông sai tất cả đàn ông, đàn bà trong xóm vả vào má người đàn bà vì tội chửi rủa. Dân trong làng thương bà đã mất gà còn bị tát nên nương tay. Chỉ có một người đàn bà trong làng ra sức tát thật mạnh. Nguyễn Mại lập tức cho giữ người này lại và nói: “Chính ngươi đã ăn trộm gà, bị chửi rủa thậm tệ nên mới động lòng mà đánh người ta đau như thế. Tội ấy còn chối cãi sao được!”

Con gà được trả lại cho người bị mất, còn kẻ ăn trộm cứ chiểu theo luật mà định tội. Dân tình trong làng ai cũng khen quan Nguyễn Mại xét án công bằng, sáng suốt.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Sự thật đen tối ít người biết về Lễ tình yêu

Lễ tình nhân bắt nguồn từ ngày đau buồn của hai vị thánh tên Valentine bị nhà vua xử tử. Nhiều năm sau, các nhà thơ, nhà văn biến 14/2 thành ngày lễ dành cho các đôi yêu nhau và phổ biến đến hiện tại.

Nếu nói về nguồn gốc của Lễ tình nhân, các chuyên gia cho rằng điều đó rất phức tạp. Ngày nay ý nghĩa của Lễ tình nhân gắn liền với tình yêu và sự lãng mạn, khiến người ta liên tưởng đến những hộp chocolate, những bó hoa, bữa tối lãng mạn.

Và đối với trẻ em, đây là dịp họ được ăn chocolate thỏa thích, mang quà ở nhà đến trường khoe với bạn bè. Nhưng nếu đi sâu vào lịch sử ngày 14/2, mọi thứ khá u ám và đen tối.

Không phải ai cũng biết lịch sử ngày Valentine. Các nhà sử học, khoa học nổi tiếng cũng tranh chấp về chi tiết ngày lễ này. Song, có một lý thuyết được nhiều người chấp nhận nhất từ La Mã cổ đại đến Trung cổ hay thời hiện đại.

Ngày 14/2 được đặt theo tên của Thánh Valentine. Theo New York Times, ngày lễ này dựa trên sự kết hợp giữa hai người đàn ông. Có hai người tên Valentine bị Hoàng đế La Mã Claudius II hành quyết vào ngày 14/2 (mặc dù khác năm) vào thế kỷ thứ 3.

Thời điểm đó, công chúng cho rằng Giáo hội Công giáo có thể đã thành lập Ngày Thánh Valentine để tôn vinh những người đàn ông này, những người mà họ tin là những người tử vì đạo.

 Ngày Lễ tình nhân bắt nguồn từ câu chuyện Thánh Valentine bị hành hình.
Ngày Lễ tình nhân bắt nguồn từ câu chuyện Thánh Valentine bị hành hình.

Một trong hai người đàn ông là Thánh Valentine của Terni đã bí mật tổ chức đám cưới cho những người lính La Mã trái với mong muốn của hoàng đế, điều đó làm ông trở thành người đại diện cho tình yêu.

Một câu chuyện khác liên quan đến việc thực hành viết thư tình cho người yêu của người hiện đại. Dân gian truyền miệng thông tin Thánh Valentine đã viết lời chúc “lễ tình nhân” đầu tiên cho một cô gái trẻ mà ông đã dạy kèm và đem lòng yêu trong thời gian ông bị cầm tù.

Theo The History Channel, trước khi qua đời, ông đã viết cho bạn gái lá thư có chữ ký “From your Valentine”, đây vẫn là một cụm từ được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.

Nhưng những giai thoại lãng mạn này chỉ là truyền thuyết. Rất ít thông tin lịch sử được biết về các vị tử đạo có tên là Thánh Valentine. Đến nỗi, vào năm 1969, Giáo hội Công giáo La Mã loại bỏ ngày lễ này khỏi lịch của mình, mặc dù Thánh Valentine vẫn được công nhận là một vị thánh.

Lễ tình nhân trở nên phổ biến

Hiện nay, Lễ tình nhân là dịp để các cặp tình nhân bày tỏ tình cảm. Nhưng thực tế ngày lễ này trước đây không tượng trưng cho tình yêu cho đến thời Trung cổ. Người làm thay đổi cái nhìn của công chúng với ngày Lễ tình nhân là nhà thơ Geoffrey Chaucer.

Cố học giả Jack B. Oruch, giáo sư tiếng Anh của Đại học Kansas, đã xác định rằng Chaucer là người đầu tiên liên kết tình yêu với Thánh Valentine trong các tác phẩm của ông từ thế kỷ 14, gồm The Parliament of Fowls và The Complaint of Mars.

Do đó, Oruch tuyên bố Chaucer đã “phát minh” ra Lễ tình nhân, giúp ngày lễ trở thành dịp kỷ niệm như chúng ta biết ngày nay.

Nhà thơ Geoffrey Chaucer
Geoffrey Chaucer là người góp phần đưa ngày 14/2 trở thành dịp lễ dành cho các cặp tình nhân.

Vào thời điểm Chaucer viết bài thơ tình, ngày 14/2 cũng tình cờ được coi là ngày đầu tiên của mùa xuân ở Anh, vì đó là thời điểm bắt đầu mùa giao phối của loài chim. Việc này hoàn toàn thích hợp cho lễ kỷ niệm mang ý nghĩa tình cảm.

Trên thực tế, The Parliament of Fowls của Chaucer hoàn toàn nói về những con chim (mặc dù là những con được nhân hóa trong bài thơ) tụ tập để chọn bạn tình. Việc nhân hóa vô hình trung được đại đa số công chúng công nhận và mặc định là bài thơ dùng thể hiện tình cảm.

Từ những bài thơ của Chaucer, đại văn hào Shakespeare sau đó đã phổ biến ngày lễ kỷ niệm này trong các tác phẩm văn học. Chẳng mấy chốc, mọi người bắt đầu viết và trao đổi những bức thư tình để kỷ niệm ngày Lễ tình nhân, theo New York Times.

Giữa thế kỷ 19 đánh dấu sự khởi đầu của việc ngày Lễ tình nhân được thương mại hóa như hiện nay. Đàn ông thời Victoria tán tỉnh phụ nữ bằng hoa. Richard Cadbury đã tạo ra hộp chocolate hình trái tim đầu tiên. Công ty bánh kẹo New England bắt đầu tung ra phiên bản đầu tiên của Conversation Hearts.

Cũng trong khoảng thời gian này, Esther Howland – người được mệnh danh là mẹ đẻ của lễ tình nhân ở Mỹ – lúc đó chỉ ngoài 20 tuổi đã phổ biến phong tục mừng lễ tình nhân kiểu Anh tại xứ cờ Hoa. Bà sáng tạo và tạo ra những tấm thiệp phức tạp có giá cả phải chăng và làm Lễ tình nhân ngày càng ý nghĩa trong mắt nhiều người.

Thần Cupid là một trong những vị thần không thể thiếu dịp Valentine.
Thần Cupid là một trong những vị thần không thể thiếu dịp Valentine.

Đầu những năm 1910, một công ty Mỹ bắt đầu phân phối “thiệp ngày lễ tình nhân” chính thức. Từ đó, lịch sử hoàn toàn thay đổi. Ngày lễ tình nhân không chỉ phổ biến ở Mỹ mà lan rộng toàn thế giới.

Ngoài vị thánh tên Valentine, ngày Lễ tình nhân còn có sự xuất hiện của Thần Cupid (Thần Tình yêu) – vị thần mang hình hành đứa trẻ mang đôi cánh thường xuất hiện trong các tấm thiệp, quà tặng liên quan đến Lễ tình nhân.

Trong thần thoại La Mã, Cupid là con trai của Venus, nữ thần tình yêu và sắc đẹp. Anh nổi tiếng với việc bắn tên vào cả thần thánh và con người, khiến họ yêu nhau ngay lập tức.

Mặc dù không rõ chính xác khi nào thần Cupid được đưa vào câu chuyện ngày Lễ tình nhân, nhưng Cupid là biểu tượng không thể thiếu khác dùng để thể hiện tình yêu giữa các cặp tình nhân.

Theo Tiền Phong

7 năm nữa, GDP (PPP) Việt Nam được dự báo tiến vào top 10 lớn nhất thế giới, vượt 2.000 tỷ USD

Dựa trên kết quả tình hình kinh tế trong năm 2022, Viện nghiên cứu kinh tế Lowy (Úc) đã đưa ra dự báo quy mô GDP (PPP) cho Việt Nam và các nước trên thế giới. Vậy dự báo mới nhất, quy mô GDP (PPP) Việt Nam vượt mốc 2.000 tỷ USD sau 7 năm nữa.

Trên thực tế, để phản ánh chính xác hơn sự phát triển của một quốc gia, các tổ chức quốc tế sẽ điều chỉnh GDP theo sức mua tương đương (PPP) để đánh giá. GDP (PPP) sẽ phản ánh một phần nào đó chất lượng đời sống của người dân trong một khu vực. Chính vì vậy, các tổ chức quốc tế luôn thống kê GDP (PPP) bên cạnh GDP danh nghĩa để đưa ra đánh giá chính xác hơn cho các quốc gia trên thế giới.

Theo dữ liệu dự báo mới nhất của Viện nghiên cứu kinh tế Lowy (Úc), GDP (PPP) Việt Nam được dự báo vượt mốc 2.000 tỷ USD vào năm 2030. Cụ thể, GDP (PPP) của Việt Nam đạt khoảng 2.045 tỷ USD, xếp thứ 9 thế giới vào năm 2030.

Cùng với đó, Trung Quốc là quốc gia có dự báo quy mô GDP (PPP) lớn nhất thế giới, đạt khoảng 43.879 tỷ USD vào năm 2030. Xếp sau Trung Quốc là Hoa Kỳ, GDP (PPP) có dự báo đạt khoảng 28.708 tỷ USD vào năm 2030.

Ấn Độ xếp ở vị trí thứ 3 với quy mô GDP (PPP) dự báo đạt khoảng 17.948 tỷ USD vào năm 2030. Nhật Bản xếp ở vị trí thứ 4 với quy mô GDP (PPP) dự báo đạt khoảng 6.337 tỷ USD vào năm 2030. Indonesia xếp ở vị trí thứ 4 với quy mô GDP (PPP) dự báo đạt khoảng 5.951 tỷ USD vào năm 2030.

5 quốc gia còn lại lọt top 10 quốc gia có dự báo quy mô GDP (PPP) lớn nhất thế giới vào năm 2030 gồm có: Nga (4.973 tỷ USD), Hàn Quốc (3.282 tỷ USD), Pakistan (2.159 tỷ USD), Việt Nam (2.045 tỷ USD) và Bangladesh (1.954 tỷ USD).

7 năm nữa, GDP (PPP) Việt Nam được dự báo tiến vào top 10 lớn nhất thế giới, vượt 2.000 tỷ USD - Ảnh 1.

10 quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất thế giới vào năm 2030 theo dự báo của Lowy Institute. Nguồn: Lowy Institute.

Trong các quốc gia thuộc khối ASEAN, chỉ có Indonesia và Việt Nam lọt top 10 quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất thế giới vào năm 2030 theo dự báo của Lowy Institute.

Ngoài ra, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đến năm 2027, quy mô GDP (PPP) của Việt Nam vượt mốc 2.000 tỷ USD. Cụ thể, GDP (PPP) Việt Nam đạt khoảng 2.001 tỷ USD, xếp thứ 2 trong khối ASEAN-6 và thứ 22 thế giới theo dự báo của IMF.

Cùng với đó, quy mô GDP (PPP) Indonesia vẫn dần đầu khối ASEAN-6, đạt khoảng 5.800 tỷ USD năm 2027, xếp thứ 6 trên thế giới. Thái Lan xếp ở vị trí thứ 3 trong khối ASEAN-6 với quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt khoảng 1.953 tỷ USD, đứng thứ 25 thế giới.

Philippines, Malaysia và Singapore có quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt lần lượt là 1.712 tỷ USD; 1.523 tỷ USD và 886,15 tỷ USD vào năm 2027. Cùng với đó, thứ hạng quy mô GDP (PPP) của Philippines, Malaysia và Singapore được IMF dự báo xếp thứ 26, 28 và 35 trên thế giới.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(3304);}else{parent.admSspPageRg.draw(3304);}

Xét riêng trong khối ASEAN theo dự báo của Lowy Institute, Indonesia là quốc gia có dự báo quy mô GDP (PPP) lớn nhất vào năm 2023. Xếp sau Indonesia là Việt Nam. Thái Lan đứng ở vị trí thứ 3 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.837 tỷ USD vào năm 2030.

Philippines đứng ở vị trí thứ 4 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.746 tỷ USD vào năm 2030. Malaysia đứng ở vị trí thứ 5 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.549 tỷ USD vào năm 2030 theo Lowy Institute.

7 năm nữa, GDP (PPP) Việt Nam được dự báo tiến vào top 10 lớn nhất thế giới, vượt 2.000 tỷ USD - Ảnh 2.

GDP (PPP) các nước khối ASEAN vào năm 2030 theo dự báo của Lowy Institute. Nguồn: Lowy Institute.

Singapore đứng ở vị trí thứ 6 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 853 tỷ USD vào năm 2030. Myanmar đứng ở vị trí thứ 7 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 364 tỷ USD vào năm 2030. Campuchia đứng ở vị trí thứ 8 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 145 tỷ USD vào năm 2030.

Lào đứng ở vị trí thứ 9 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 94,8 tỷ USD vào năm 2030. Cuối cùng là Brunei đứng ở vị trí thứ 10 với dự báo quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 38,7 tỷ USD vào năm 2030 theo Lowy Institute.

Xét thứ hạng trên thế giới, Thái Lan Philippines, Malaysia, Singapore, Myanmar, Campuchia, Lào và Brunei có thứ hạng lần lượt như sau 13, 14, 15, 16, 18, 21, 22 và 26 trên thế giới vào năm 2030.

Tổ Quốc// Vietnam Express

Các nước trong vùng điều chỉnh chính sách, còn Việt Nam thì sao?

Các lãnh đạo ASEAN nhóm họp tại Thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh vào tháng 11/2022
Chụp lại hình ảnh,Các lãnh đạo ASEAN nhóm họp tại Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh vào tháng 11/2022

Ngài Samdech Techno Hun Sen thăm Bắc Kinh (9-11/2) trùng với thời điểm Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tận Singapore và Brunei (8-12/2).

Cuối năm ngoái, khi còn là Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã cất công sang Indonesia, trước khi “bị trả về địa phương”.

Có phải vì thấy cánh phía Tây Trường Sơn “hở sườn”, nên chính quyền Việt Nam phải đôn đáo sang phía Đông và Nam?

Nhìn vào các tuyến ngoại giao này, xét cho cùng thì Đông hay Tây thì cũng là không gian Đông Nam Á, mười quốc gia ASEAN.

Nói phía Tây “hở sườn” chẳng qua, vì dư luận thấy những điểm tựa truyền thống của Việt Nam có vẻ bị lung lay.

Tôi thấy cái từng có tên là Liên minh Việt – Miên – Lào không còn như xưa. Myanmar sau bước ngoặt dân chủ, nay rơi trở lại vào nội chiến dai dẳng giữa phe đảo chính được Trung Quốc hậu thuẫn với lực lượng của chính quyền cũ.

Các chuyển biến Đông Nam Á “hậu Covid” diễn ra nhanh chóng mặt.

Nhãn quan chính trị của ông Hun Sen

Hun Sen
Chụp lại hình ảnh,Ông Hun Sen đã thể hiện sự ủng hộ chính trị đối với Trung Quốc và gửi thông điệp về tình đoàn kết bền chặt giữa người dân hai nước. Tập Chủ tịch ca ngợi Campuchia như “một người bạn có mặt trong hoạn nạn và đó mới là bạn thật”, theo Khmer Times.

Ngày 10/2, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Điếu Ngư Đài. “Trung Quốc kiên quyết ủng hộ Campuchia trong việc bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, kiên quyết ủng hộ Campuchia trong việc thúc đẩy đều đặn các chương trình nghị sự chính trị lớn trong nước cũng như phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời kiên quyết phản đối các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia,” ông Tập được Tân Hoa Xã trích dẫn khi đón ông Hun Sen.

Bắc Kinh cam kết sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Campuchia, giúp xây dựng khu kinh tế Sihanoukville trên Vịnh Thái Lan và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Bên cạnh bảo đảm về an ninh, ông Tập cũng cam kết sẽ hỗ trợ Phnom Penh về phát triển kinh tế.

Cả lần trước lẫn lần này, ông Hun Sen đều chọn thời điểm thăm Trung Quốc vào lúc đại dịch Covid-19 tái bùng phát. Hun Sen đã thể hiện sự ủng hộ chính trị đối với Trung Quốc và gửi thông điệp về tình đoàn kết bền chặt giữa người dân hai nước. Tập Chủ tịch ca ngợi Campuchia như “một người bạn có mặt trong hoạn nạn và đó mới là bạn thật”, theo Khmer Times.

Bắc Kinh dự kiến sẽ cấp vốn mới cho Phnom Penh để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Campuchia với Poipet ở biên giới Thái Lan. Ngược lại, Trung Quốc đang âm thầm mở rộng phạm vi chiến lược của mình, với Căn cứ Hải quân Ream đi đầu, để chống lại chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ.

Chuyến đi diễn ra khi khoản nợ của Campuchia tiếp tục tăng, đã vượt quá 10% GDP và ước tính khoảng 5,3 tỷ USD đang được đầu tư vào đây như một phần của “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI).

Đổi lại, Campuchia là quốc gia sẵn sàng nhất trong tất cả các thành viên ASEAN đã/đang đáp ứng các lợi ích chiến lược của Trung Quốc, theo một đánh giá trên Foreign Brief.

Manila ‘quay xe’ với Trung Quốc

Tổng thống Philippines Marcos gặp người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida
Chụp lại hình ảnh,Ông Hun Sen đến Bắc Kinh cũng đúng thời điểm Tổng thống Philippines Marcos gặp người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida và chứng kiến lễ ký kết 7 thỏa thuận kinh tế và an ninh (9/2)

Đặt chuyến thăm của Hun Sen trong bối cảnh các nước đều đang có những điều chỉnh chính sách dữ dội mới thấy hết nhãn quan chính trị của ông. Lâu nay, sau mỗi lần tiếp các phái bộ từ Hà Nội, Hun Sen đều yêu cầu phía Việt Nam ngồi lại nghe giải bày những khó khăn của đất nước ông… để Việt Nam cảm thông.

Hun Sen đến Bắc Kinh cũng đúng thời điểm Tổng thống Philippines Marcos gặp người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida và chứng kiến lễ ký kết 7 thỏa thuận kinh tế và an ninh (9/2). Chuyến đi của Marcos diễn ra một tuần sau khi Manila cho phép quân đội Mỹ tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ quân sự của Philippines.

Các thỏa thuận cho thấy có sự sắp xếp lại trong chính sách của Philippines, khác với người tiền nhiệm của Marcos, Rodrigo Duterte, có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Các thỏa thuận sẽ cho phép các cuộc tập trận chung và cung cấp khuôn khổ pháp lý cho việc triển khai quân nhân Nhật Bản tới Philippines trong tương lai.

Philippines quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Tokyo nhằm đối trọng với các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại các tuyến đường biển Đông Nam Á vốn rất quan trọng để cung cấp cho nền kinh tế của hai nước. Vị trí địa lý của Philippines ở Biển Đông rất quan trọng đối với mục tiêu đó.

Việt Nam cần ‘món ăn gì để tư duy’?

Đường sắt ở Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,Các nước cứ “đu dây”: Campuchia và Lào hiện áp dụng rất tốt bài học “đu dây” của Việt Nam. Chỉ khác nhau là Việt Nam “đu” giữa Mỹ và Trung Quốc, thì Lào và Campuchia lại “đu” giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Các nhà hoạch định chính sách ở Hà Nội có lẽ đã dần hiểu được một tâm lý phổ quát: Việt Nam muốn “thoát Trung” như thế nào thì Campuchia và Lào cũng muốn “thoát Việt” như thế. Cho nên, “đừng làm điều gì anh không muốn người khác “áp” cho mình”. Lời dạy của Không Tử thiết nghĩ phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay.

Trong quốc tế chỉ có hai lựa chọn. Nếu mình cũng chỉ chọn vai vế phụ thuộc, bề dưới thì sẽ mất luôn cả “đồng minh chí cốt” một thời. Có lẽ cần phải tạo ra các cơ sở mới về an ninh và phát triển mỗi nước sao cho cả ba thực sự là đối tác “ruột” của nhau. Trong thời đại này, ai muốn Campuchia hay Lào thành “phụ thuộc Việt Nam”, chắc chắn sẽ thất bại.

Các nước cứ “đu dây”: Campuchia và Lào hiện áp dụng rất tốt bài học “đu dây” của Việt Nam. Chỉ khác nhau là Việt Nam “đu” giữa Mỹ và Trung Quốc, thì Lào và Campuchia lại “đu” giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Riêng Hun Sen còn e ngại mình sẽ mất giá trong con mắt của Bắc Kinh khi quan hệ Việt – Trung được cải thiện. Vì thế, ông ta hành động mau lẹ để hoàn tất các căn cứ quân sự Trung Quốc, cả bí mật lẫn công khai, trên đất Chùa Tháp, như đài Mỹ VOA đưa tin.

Bắc Kinh không chỉ tác động vào quan hệ Việt – Mỹ. Học giả Trung Quốc Ngô Sỹ Tồn gần đây còn bác bỏ thỏa thuận phân định biển Việt Nam – Indonesia. Bởi vì, đàm phán EEZ giữa Indonesia và Việt Nam sẽ thúc đẩy các đàm phán tương tự ở ASEAN mà Trung Quốc không bao giờ muốn ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông.

Trở lại các chuyến đi của lãnh đạo Việt Nam. Thiết nghĩ vấn đề không phải là chạy sang Đông hay sang Tây, vấn đề là phải đón được “ngọn triều” thời đại. Trong kháng chiến trước đây, Hà Nội đã biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế.

Nay không nhẽ chỉ vì 16 chữ vàng, mà bỏ qua cơn địa chấn được cảnh báo? Mỹ và đồng minh đã sẵn sàng chống lại bất kỳ một động thái mạnh nào của Trung Quốc ở châu Á và căng thẳng “khinh khí cầu Trung Quốc” báo hiệu sự cứng rắn tăng lên trong thái độ của Hoa Kỳ. Một chính sách “chậm và chờ” thụ động của Việt Nam liệu có còn khả thi giữa thời biến động?

  • Trần Hiếu Chân / ,Gửi đến BBC News Tiếng Việt từ TP HCM