Ngôi nhà ống vừa ở vừa kết hợp kinh doanh được thiết kế độc đáo với ngoại cảnh mô phỏng tàu vũ trụ với đường nét cong vát.
Kiến trúc sư Đỗ Nguyễn Anh Quý được nhiều người biết đến bởi những thiết kế kiến trúc độc, lạ.
Ngôi nhà ống vừa ở vừa kết hợp kinh doanh là sản phẩm độc đáo gần đây của kiến trúc sư Anh Quý cùng các cộng sự. Ngoại cảnh công trình mô phỏng chiếc tàu vũ trụ với đường nét sắc sảo, cong vát. Nội thất bên trong đẹp từng cen-ti-mét.
Mặt tiền ngôi nhà phố sang trọng, hiện đại, ấn tượng với bố cục cong vát. Nhà dùng để ở kết hợp kinh doanh nên tầng 1 và 2 dùng làm văn phòng, tầng 3 là nơi ở của gia chủ. Mọi không gian sinh hoạt đẩy lên tầng 3. Đây là khu vực trung tâm, tiếp khách, diễn ra các hoạt động chung của cả gia đình.
Không gian bếp và bàn ăn lớn bên cạnh phòng khách, chỉ ngăn bằng bức bình phong khoét ô tròn.
Phòng bếp phụ dùng khi nhà ít người.
Nhà tắm được nhiều người mệnh danh là “không gian thứ ba” trong nhà – nơi quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của các thành viên trong gia đình. Vì vậy nhóm chú trọng, biến nơi này thành không gian đẳng cấp 5 sao.
Một phòng tắm khác trong nhà với gam tối, mảng tường sơn hiệu ứng gai. Lối đi trải sỏi trắng.
Lối đi dẫn vào các không gian sinh hoạt. Để phục vụ cho việc đi lại, gia chủ lắp thêm thang máy hiện đại.
Phòng ngủ cho khách, phòng ngủ cho con và phòng ngủ master sử dụng ánh sáng đèn vàng để tăng sự ấm cúng, dễ chịu. Mức độ sáng vừa phải giúp chủ nhân dễ đi vào giấc ngủ.
Một mảng tường nhám lạ mắt, trồng xương rồng dọc lối đi mang đến không khí nghỉ dưỡng Santorini. Trong các thiết kế của mình, kiến trúc sư Anh Quý không sử dụng dạng trần thạch cao phẳng đơn điệu mà anh kết hợp gỗ, gỗ nhựa hoặc trần thạch cao bo cong.
Phòng chill trên sân thượng, trần lam gỗ kết hợp kính nhằm tạo hiệu ứng xứ sở nhiệt đới. Bao quanh phòng là cây xanh dễ chịu.
Phòng làm việc tông đen – xám, view nhìn bao quát hai bên do nằm trên tầng thượng. Không gian sống của gia chủ ưa sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng.
Đã có nhiều vụ xử quan lại lợi dụng quyền thế mà sách nhiễu, bòn rút của công, lấy tiền của dân được ghi chép trong sử sách.
Ăn trộm của một huyện không thể tha
Trịnh Khả (1403 – 1451) có mặt trong hội thề Lũng Nhai và trở thành một trong những vị tướng của Lam Sơn, lập được nhiều công lao. Năm 1428, ông được Lê Lợi phong hàm Kim tử vinh lộc đại phu, Tả lân hổ vệ tướng quân, tước Liệt hầu, có tên trong bảng khắc ghi danh sách 93 vị công thần khai quốc.
Đầu đời Lê Nhân Tông, Trịnh Khả được phong hàm Nhập nội suy trung tán lí dương vũ công thần, kiêm Lỗi Giang trấn phủ quân; Thượng tướng quân, cai quản việc quân các vệ ở Tây Đạo, tước Quận thượng hầu. Lúc này, cùng với Lê Thụ, ông là bậc tể phụ của triều đình, nhưng khác với Lê Thụ, ông thẳng thắn, biết tự nhận lỗi của mình.
Sinh thời, ông rất ghét bọn quan lại tham ô và bọn xu nịnh, Đại Việt thông sử viết: “Viên Chủ bạ Nam Đạo là Đàm Thảo Lư ẩn lậu 4 quan tiền thuế, theo luật không đến nỗi xử tử, nhưng y đã từng vu hãm Nguyễn Thiên Tích nên ông ghét lắm, bèn quyết định ghép vào tội chết”. Viên Chuyển vận phó sứ huyện Văn Bàn là Trương Tông Ký ăn hối lộ, việc phát giác, án làm xong sắp đem chém thì tả hữu xin tha, ông nói: “Ăn trộm của một nhà còn không tha được huống hồ ăn trộm của một huyện sao tha được”. Để kẻ bị tội tâm phục khẩu phục, Trịnh Khả lại cho tra xét lại và cuối cùng vẫn xử tội chết, điều đó khiến các quan vừa nể vừa sợ.
Chặt tay để răn đe
Vua Lê Thánh Tông là người kiên quyết chống nhũng lạm và tùy theo tội mà xử nặng hay nhẹ, nhưng có khi tội nặng ông vẫn tha mạng sống để họ hối lỗi, từ đó mà phụng sự triều đình tốt hơn. Có kẻ phạm tội bị buộc vào tội hình và có người đứng ra xin cho nộp tiền chuộc nhưng Lê Thánh Tông bảo bầy tôi trong triều: “Xin cho người mắc tội được nộp tiền chuộc, như thế thì người giàu có nhiều của đút lót mà khỏi tai vạ, người nghèo vì không có tiền mà phải chịu tội lỗi, thế là làm trái cả phép tắc của tổ tông và hạ lệnh cho pháp ty xét xử trị tội theo luật định”.
Một lần, con trai của Tây quân Đô đốc Lê Thiệt cưỡi ngựa phi thẳng vào chỗ đông người gây ra tai nạn mà còn bỏ mặc họ. Khi biết là con của Lê Thiệt, Thánh Tông sai lính nọc ra đánh 50 roi và cách chức ông bố. Lê Thánh Tông cũng cấm vợ các quan lớn không được đi lại, chơi bời với nhau vì sợ bọn họ cấu kết rồi đi cửa hậu, con cái của các quan lớn cũng không được lợi dụng chức quyền của bố mình để làm các việc phi pháp.
Minh Mạng là vua thứ hai của nhà Nguyễn, không chỉ ban chiếu dụ nhằm đưa ra các chủ trương hạn chế, ngăn ngừa nạn tham nhũng mà còn xử lý rất nghiêm khắc, đặc biệt là hàng quan theo Hoàng Việt luật lệ.
Minh Mạng cho rằng xử tội chết có thể khắt khe nhưng rất cần thiết để ngăn chặn tệ tham nhũng và làm gương cho kẻ khác. Tư vụ Nội vụ phủ Nguyễn Đức Tuyên ăn bớt nhựa thơm bị phát hiện, vua dụ: “Tội của Tuyên đáng lẽ cho trói mang dong ra chợ Cửa Đông chém đầu nhưng lần này tạm chặt một bàn tay thủ phạm treo lên, xóa tên của nó ra khỏi sổ quan, để lại cho nó cái đầu khiến cho nó suốt đời phải hối hận và nhờ đó mọi người biết mà tỉnh ngộ”. Viên oi kho Đinh Văn Tăng tham nhũng trong cân đong thóc gạo bằng việc đổi cách làm phương hộc (một dụng cụ đo lường) nên bị chém đầu và chặt một bàn tay ướp muối phơi khô rồi treo lên để mọi người thấy mà ghê. Đối với người thân, Minh Mạng cũng xử lý nghiêm khi họ phạm tội, không phân biệt người thân hay sơ, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.
Vụ xử tội nhận hối lộ lớn nhất
Tự Đức (1847 – 1883) là vị vua thứ tư của triều Nguyễn, ông nổi tiếng về chống tham nhũng, hối lộ và xử nghiêm bằng luật. Vũ Dinh là quan thanh liêm, chính trực có lần cho lính theo dõi bắt quả tang người coi kho lấy trộm tiền, giấu vào túi áo rồi tìm cách trốn ra quán uống rượu. Bản án được lập:
Nhất nhật nhất tiền Thiên nhật thiên tiền Thằng cứ mộc đoạn Thủy trích thạch xuyên
(nghĩa là: Một ngày một đồng/Ngàn ngày ngàn đồng/Dây cưa gỗ đứt/Nước chảy đá mòn). Tội biển thủ nếu không trị nặng thì một ngày kia, kho tàng nhà nước sẽ trống rỗng, cho nên phải chém. Nhà vua xem xong liền phê chuẩn y án.
Tháng 12/1854 (năm Giáp Dần), một thương nhân Trung Quốc là Chu Trung Lập gửi đơn lên triều đình tố giác quan lại nhiều địa phương ăn của đút lót thương thuyền ngoại quốc. Tự Đức liền phái quan Quản viện đô sát cầm đầu đoàn thanh tra triều đình đến Quảng Nam điều tra làm rõ vụ việc và phát hiện những tố giác là có thật. Chiếu theo Hoàng Việt luật lệ, 17 người bị xử tội giảo giam hậu (bắt thắt cổ chết nhưng còn tạm giam đợi lệnh), 25 người bị tội lưu đày, 12 người bị tội làm lao dịch, 8 người bị phạt đánh gậy và cách chức. Nhiều quan lớn cũng dính vào vụ này như: Tham tri Bộ Hộ Phan Tĩnh, nguyên Bố chánh Đào Trí Phú, nguyên đốc học Phan Bật chia nhau 60 lạng bạc bị tội lưu đày, Tri phủ Điện Bàn Nguyễn Bá Đôn ăn hối lộ 12 lạng bạc, án sát Đặng Kham nhận đút lót 82 lạng bạc, Kham sợ quá lâm bệnh chết trong tù. Đây là vụ án xử tội nhận hối lộ lớn nhất ở nước ta thời kỳ phong kiến.
Có nhiều nhà văn lớn được người đương thời đánh giá rất thống nhất. Nhưng cũng có không ít những nhà văn lớn chỉ được đánh giá ngày càng chuẩn xác hơn sau khi đã qua đời một khoảng thời gian khá dài, nhất là khi đó là những nhà văn luôn dám bóc trần sự thật đương thời và không lảng tránh trách nhiệm xã hội của mình. Nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn (1908 – 2008, giải Nobel văn chương năm 1970) là một trong những nhà văn như thế.
Ngay ở nước Nga, từ chỗ là một nhà văn từng bị phê phán kịch liệt, Solzhenitsyn trong những năm qua đã trở thành một trong những tác giả được trích dẫn nhiều nhất trên truyền thông vì tầm nhìn xa rộng và đúng đắn của nhà văn đối với tương lai.
Cấp độ toàn cầu
Tháng 6/1978, Solzhenitsyn đã có một bài phát biểu tại Đại học Harvard với tựa đề “Một thế giới chia rẽ”. Những nhận định trong bài phát biểu này được coi như một gáo nước lạnh đổ lên đầu các trí giả phương Tây. Tất nhiên, vì thế nên nhà văn đã bị không ít các thế lực thịnh thời ở phương Tây có lúc ghẻ lạnh. Báo chí phương Tây đã buộc tội ông đánh “mất thăng bằng” và đại diện cho “tinh thần chia rẽ”.
Tuy nhiên, mấy chục năm sau, cũng chính những trí giả hàng đầu ở phương Tây đã phải công nhận rằng, Solzhenitsyn đã nói rất đúng về các khiếm khuyết của thế giới với tư cách một người không sùng mộ mô hình phát triển nền văn hiện đại. Chỉ sau một thời gian không dài rời Liên Xô sang sống ở các nước Tây Âu và Mỹ, Solzhenitsyn đã sớm nhìn ra những “gót chân Achille” của “miền đất mới”.
Trong bài phát biểu “Một thế giới chia rẽ”, Solzhenitsyn đã đưa những nhận định anh minh, mang tính tiên tri. Theo ông, tự do là một khái niệm cao cả và hay ho, nhưng không thể có điều tốt đẹp từ một tâm thế tự do vô nguyên tắc.
Ông viết: “Trong xã hội phương Tây ngày nay đã mở ra tình trạng thiếu cân bằng giữa tự do cho những việc tốt và tự do cho các việc xấu. Và mỗi nhà hoạt động quốc gia khi muốn thực hiện một công việc sáng tạo lớn cho đất nước của mình, thì đều buộc phải dịch chuyển bằng những bước đi thận trọng, thậm chí, nhút nhát, liên tục bị lóa mắt bởi hàng ngàn nhà phê bình nhanh nhẩu đoảng (và vô trách nhiệm), báo chí và quốc hội luôn giật tay áo ông ta. Ông ta cần phải chứng minh sự hoàn hảo và tính hợp lý cao của mỗi bước đi. Về bản chất, không thể nào xuất hiện được một gương mặt kiệt xuất, vĩ đại, với những biện pháp bất ngờ và phi thường – anh ta sẽ bị hàng chục cú ngáng chân ngay từ đầu đoạn đường đi. Vì vậy, dưới vỏ bọc hạn chế dân chủ sẽ nổi trội lên sự tầm thường…”.
Solzhenitsyn nhận định: “Xã hội hóa ra rất ít được bảo vệ trước vực thẳm trong những sự suy đồi của con người, ví dụ như sự lạm dụng tự do trong tệ nạn bạo lực đạo đức chống lại tuổi trẻ, như phim ảnh khiêu dâm, tình trạng phạm tội hay lên đồng quỷ sứ. Tất cả đều rơi vào cõi tự do và được cân bằng về mặt lý thuyết tương tự như sự tự do của tuổi trẻ không tiếp nhận chúng. Vì vậy, đời sống pháp lý không thể tự bảo vệ mình khỏi bị cái ác ăn mòn…”.
Cũng chính Solzhenisyn đã nêu thẳng ra những căn bệnh trầm kha ngự trị trong đời sống báo chí ở phương Tây. Ông phân tích: “Tất nhiên là báo chí (tôi sẽ tiếp tục sử dụng từ này để nói bao gồm tất cả các phương tiện truyền thông) được sử dụng quyền tự do rộng rãi nhất. Nhưng sử dụng như thế nào? Một lần nữa: chỉ cần không vượt qua khuôn khổ pháp lý, nhưng lại không có bất kỳ trách nhiệm đạo đức thực sự cho sự bóp méo, thay đổi tỷ lệ. Trách nhiệm nào ở nhà báo và tờ báo trước công chúng là các độc giả hoặc trước lịch sử? Nếu như họ bằng những thông tin không chính xác hoặc kết luận không chuẩn xác đã đưa dư luận xã hội đi theo con đường sai quấy, thậm chí góp phần làm nên những lầm lẫn tầm cỡ quốc gia – đã từng có bất kỳ một trường hợp hối cải nào của nhà báo này hay tờ báo chưa? Chưa, vì điều đó sẽ làm giảm lượng phát hành. Trong trường hợp như vậy, nhà nước có thể bị mất mát, nhưng nhà báo luôn được tai qua nạn khỏi. Có nhiều khả năng anh ta sẽ viết với sự tự tin mới những điều trái ngược với cái cũ.
Sự cần thiết phải cung cấp thông tin có thẩm quyền ngay lập tức đã làm đầy khoảng trống bằng những phỏng đoán, khi thu thập những tin đồn và giả định, mà sau đó sẽ không bao giờ bị bác bỏ và sẽ lắng đọng lại trong bộ nhớ của quần chúng. Biết bao nhiêu những nhận định vội vàng, thiếu thận trọng, chưa chín muồi, lầm lạc được tung ra hàng ngày, làm u tối bộ não của độc giả và đóng băng lại! Báo chí có khả năng và ngụy tạo dư luận xã hội và gò uốn nó một cách biến thái. Lúc thì tạo ra ánh hào quang siêu nhân cho những kẻ khủng bố, lúc thì tiết lộ ngay cả những bí mật quốc phòng của đất nước, lúc thì thô bạo can thiệp vào đời tư của những người nổi tiếng theo phương châm: “mọi người đều có quyền biết mọi thứ”. (Một phương châm sai lầm của một thế kỷ sai lầm: cao hơn thế nhiều là cái quyền “không biết” đã bị mất của con người, không nhồi nhét vào tâm hồn thần thánh của họ những đồn đại, đàm tiếu, những trò dớ dẩn vô công rồi nghề. Con người của sự lao động sáng tạo chân chính và một đời sống đầy ý nghĩa không cần dòng chảy thông tin nặng nề thừa thãi này). Hời hợt và vội vàng – căn bệnh tâm thần của thế kỷ XX – đã hiện hình rõ nét nhất trên báo chí. Báo chí được chống chỉ định để đi vào chiều sâu của vấn đề, việc đó không có trong bản chất của báo chí mà nó chỉ tạo ra những cách quy chụp gây sốc…”.
Bốn mươi năm sau, trong bài viết trên báo điện tử American Thinker, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược London, Herbert London, đã nhận xét, nhìn vào thực tế, những căn bệnh mà Solzhenitsyn đã chỉ ra trong xã hội phương Tây giờ đây trở nên trầm kha hơn. Herbert London viết: “Xu thế đó đang diễn ra kèm theo sự phá giá của nền văn hóa đã từ bỏ các hạn chế về đạo đức. Tôi đã rất kinh ngạc khi thấy Robert De Niro tại Lễ trao giải Tony đã nói đến Tổng thống Hoa Kỳ bằng một cách thô lỗ nhất. Mà đấy cũng chính là De Niro, người từng nhận Giải thưởng Tự do của Tổng thống, một giải thưởng được coi là có uy tín nhất trong nước. Tôi đã bối rối khi giải thưởng Pulitzer được trao cho ca sĩ hát nhạc Rap Kendrick Lamar, người luôn luôn đặt tay vào khóa quần của mình trong các tiết mục biểu diễn. Và tôi phải thừa nhận rằng việc trao giải Nobel văn chương cho Bob Dylan là một sự sụp đổ hoàn toàn các tiêu chuẩn đạo đức, bởi vì nhiều tinh tú văn học của thế kỷ XX cũng đã không được vinh dự này. Chúng ta đã suy đồi đến mức đấy!”. Và Herbert London kết luận, theo những cách hành xử như thế, “buổi hoàng hôn của nền văn minh phương Tây không còn là điều diệu vợi mà đang ngày một hiện rõ dần hơn…”.
Trên quê hương Slavơ
Tháng 12/2018, trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Solzhenitsyn, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh: “Trái tim, tâm hồn và những suy tư của ông luôn tràn đầy đồng thời cả nỗi đau lẫn tình yêu vô hạn đối với Tổ quốc. Những cảm xúc này đã thúc đẩy toàn bộ sáng tạo của ông…”. Cũng theo lời ông Putin, Solzhenitsyn đã biết phân biệt một cách rõ ràng một nước Nga đích thực, chân chính, quần chúng, muôn thuở với những gì có thể gây nên những đau thương mất mát to lớn trong những cố gắng tạo ra thành tựu nhất thời. Năm 2022, ngày 27/10, phát biểu trên diễn đàn câu lạc bộ tranh luận quốc tế Valdai tại Moscow, để lý giải rõ hơn tình trạng thù địch của phương Tây đối với Moscow hiện nay, Tổng thống Putin cũng đã trích dẫn lại một ý của Solzhenitsyn về việc phương Tây đã bị “lóa mắt” bởi sự tự cho mình là ưu việt hơn phần thế giới còn lại…
Solzhenitsyn đã từng rất đau buồn vì cách hình dung méo mó về triển vọng lịch sử của nước Nga, về sự không hiểu đúng nước Nga từ phía phương Tây và đã từng tiên tri về sự chia rẽ tinh thần Slavơ trong tương lai giữa người Nga với người Ukraina. Ngay từ năm 1994, Solzhenitsyn đã đưa ra nhận định rằng, việc ghép vào Ukraina những vùng đất mà trước đó chưa từng bao giờ thuộc về Kiev hồi đầu thế kỷ XX tất yếu sẽ dẫn dến bùng nổ xung đột giữ hai dân tộc Slavơ anh em. Tới gần đây, ý tưởng tương tự cũng đã được nhắc đi nhắc lại trong các phát biểu của Điện Kremli…
Từ hơn nửa thế kỷ trước, sống trong thời Xô viết, Solzhenitsyn đã dự báo sự phát tán mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc ở Ukraina và chỉ rõ những hệ lụy tất yếu sẽ xuất hiện nếu để mọi sự tự nhiên phát triển. Trong các bài báo và các lời phát biểu công khai của mình, ông đã không chỉ một lần kêu gọi chấm dứt tình trạng đối đầu Ukraina với Nga và giải quyết các khúc mắc giữa hai bên bằng con đường hòa bình. Điều này giờ đây rất khó có thể trở thành hiện thực…
Nếu còn sống, có lẽ Solzhenitsyn càng không thể nào vui khi thấy những lời dự báo u ám của mình lại được nhắc đến nhiều trong không khí nóng bỏng và tang thương của thời hiện đại.
Sự khôn ngoan bắt đầu từ việc nhận ra sự thiếu hiểu biết của chính mình và sự bất khả thi của kiến thức tuyệt đối.
Điều gì cho phép bạn phản ứng tốt hơn với một thế giới đang gặp khủng hoảng, một thế giới không chắc chắn và luôn thay đổi? Đó chính là sự khôn ngoan.
Sự khôn ngoan được định nghĩa là khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời, nó cũng giúp bạn có thể giúp đỡ người khác. Dưới đây là 7 cách giúp bạn có thể trở nên khôn ngoan hơn và mở ra chương mới của cuộc đời mình.
1. Điều chỉnh cảm xúc của bạn
Bạn không thể đưa ra được quyết định khôn ngoan và đúng đắn khi đang bị kìm kẹp bởi sự tức giận hoặc thất vọng. Đầu tiên, bạn cần phải bắt đầu coi trọng khả năng quản lý và điều tiết cảm xúc. Bạn cần hiểu rõ từng cảm giác, cảm xúc và tình cảm của chính mình để bạn có thể đặt chúng vào đúng nơi có thể mang lại cho bạn những thứ có lợi thay vì chống lại bạn.
2. Bình tĩnh và thanh thản
Để hành động khôn ngoan, bạn cần phải có được sự bình tĩnh và thoải mái. Bạn chỉ có thể quan sát được thế giới nếu bạn có đôi mắt điềm tĩnh và thái độ bình thản. Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể hiểu được những quan điểm và ý kiến trái ngược.
Người khôn ngoan luôn hành động sau khi đã phân tích một tình huống và hiểu rõ từng động lực hình thành nên sự kiện đó. Điều này chỉ có thể được thực hiện từ một tâm trí bình tĩnh và tập trung.
3. Rèn luyện tư duy khám phá
Mọi thử thách đều có nhiều hơn một giải pháp. Những người hành động khôn ngoan là người yêu thích kiến thức và có đầu óc thích học hỏi, đồng thời thích khám phá những lựa chọn mới. Điều này giải thích tại sao, đối với mọi thách thức thì người khôn ngoan thường đề xuất ra nhiều giải pháp khác nhau.
4. Quan tâm đồng cảm
Để đưa ra được hành động khôn ngoan, bạn cần phải đặt lợi ích cá nhân sang một bên. Lợi ích chung mới là điều quan trọng. Nếu trong một cộng đồng hoặc tập thể, bạn cần phải ưu tiên đạt được lợi ích nhóm và trên diện rộng. Điều này cũng phân biệt người thông minh với người khôn ngoan.
Người thông minh thường tập trung vào lợi ích cá nhân, còn người khôn ngoan thường rất đồng cảm, quan tâm và nhạy cảm với nhu cầu của người khác.
5. Hành vi đạo đức
Những người khôn ngoan không chỉ đưa ra được những quyết định đúng đắn trong mọi hoàn cảnh mà còn luôn có đạo đức. Họ có những ranh giới và giá trị đạo đức, họ từ chối bất cứ điều gì có thể khiến họ phạm phải hoặc vượt qua chúng.
6. Kỹ năng siêu nhận thức
Những người khôn ngoan sở hữu tiềm năng siêu nhận thức tuyệt vời. Điều này có nghĩa là họ có khả năng tự chủ cao, tự điều chỉnh việc học của mình và biết cách lập kế hoạch cũng như đánh giá thông tin. Mặt khác, họ biết cách kết hợp những kiến thức và nguồn lực của mình với sự khiêm tốn.
Thực tế, người khôn ngoan là người đơn giản, cởi mở, dễ tiếp cận. Họ có một thái độ hy vọng và thực sự quyết tâm, có thể truyền cảm hứng cho người khác. Họ cũng có khả năng khiến người khác mỉm cười nhờ sự khéo léo và gần gũi của mình. Họ có một tâm lý thực sự tích cực và có một kiến thức sâu rộng.
7. Tự nhìn nhận bản thân
Một người khôn ngoan không chỉ được tôi luyện theo thời gian, mà còn đến từ sự tự suy ngẫm. Khả năng đánh giá sự kiện và suy ngẫm về hành động cũng như quyết định của riêng bạn sẽ cho phép bạn sử dụng kinh nghiệm của chính mình và trở thành người hướng dẫn cho người khác.
Bằng cách phân tích những gì xảy ra với bạn, bạn đừng quên rằng những thăng trầm, thất bại và mất mát đều là một phần trong bối cảnh cuộc sống, cũng như thành công, hạnh phúc hay niềm vui. Chúng chính là những sự kiện của sự tồn tại, những sự kiện cho phép bạn tích lũy kiến thức. Và việc trở nên khôn ngoan hơn cũng đòi hỏi bạn phải phát triển nhận thức sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn và tử tế hơn về những gì xung quanh mình.
Mỹ cho rằng các khinh khí cầu do thám vừa bị nước này bắn rơi là một phần của “hạm đội” khinh khí cầu mà Trung Quốc đã tạo ra để bao phủ trên phạm vi toàn cầu.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói rằng khinh khí cầu bị phát hiện ở Mỹ là một phần “hạm đội” khinh khí cầu Trung Quốc và cho biết chúng đã được phát hiện trên khắp thế giới trong vài năm qua.
Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết, Mỹ đang cung cấp dữ liệu cho các đồng minh khi nước này đánh giá các mảnh vỡ khinh khí cầu được thu hồi.
Khinh khí cầu của Trung Quốc bị tiêm kích Mỹ bắn hạ. (Ảnh: Reuters)
“Chúng tôi đã chia sẻ thông tin với hàng chục quốc gia trên thế giới, cả từ Washington và thông qua các đại sứ quán Mỹ”, ông Blinken nói hôm 8/2.
“Chúng tôi làm như vậy bởi vì Mỹ không phải là mục tiêu duy nhất. Dự án khinh khí cầu rộng lớn hơn này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của các quốc gia trên khắp năm châu lục”, ông Blinken cho biết thêm.
Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc đã bay qua lãnh thổ Mỹ vào tuần trước, trước khi Tổng thống Joe Biden ra lệnh cho quân đội bắn hạ ngay ngoài khơi bờ biển phía đông Đại Tây Dương.
Trung Quốc khẳng định khinh khí cầu chỉ tiến hành nghiên cứu thời tiết, nhưng Lầu Năm Góc mô tả đây là một hoạt động do thám công nghệ cao. Khinh khí cầu lơ lửng ở độ cao cao hơn nhiều so với trần các máy bay và bay qua địa điểm quân sự nhạy cảm của Mỹ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden trả lại các mảnh vỡ của khinh khí cầu mà quân đội Mỹ đã bắn hạ. Bắc Kinh chỉ trích cách hành xử thiếu “bình tĩnh và chuyên nghiệp” của Washington.
Trước đó, giới chức Mỹ hôm 6/2 cho biết, nước này đang thu nhặt các mảnh vỡ từ khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn rơi ở Đại Tây Dương để các chuyên gia tình báo phân tích và không có kế hoạch trả lại phần còn lại cho Bắc Kinh.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden coi vụ việc là một động thái khiêu khích của Trung Quốc. Sự xuất hiện của khinh khí cầu do thám khiến Ngoại trưởng Antony Blinken hủy chuyến thăm dự kiến tới Bắc Kinh
Một khinh khí cầu do thám, mà Bắc Kinh miêu tả là vô tình đi nhầm vào không phận Hoa Kỳ, đã bị quân đội nước này bắn rụng ngoài khơi bờ biển Nam Carolina cuối tuần trước sau khi chu du cắt ngang nước Mỹ. Trong khi đợi các nhà chức trách hoàn tất việc vớt tàn dư của nó, Reuters đăng một bài tóm tắt một số thông tin về khinh khí cầu này.
Hải quân Hoa Kỳ tham gia hoạt động thu thập tàn dư của khinh khí cầu gián điệp Trung Quốc (Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ) Thông số kỹ thuật Chắc chắn sẽ có những thông tin chi tiết hơn được công bố ra khi người ta tìm hiểu kỹ hơn những mảnh tàn dư thu được.
Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ, Tướng Glen VanHerck, đã mô tả khinh khí cầu cao 200 feet (61 m), với khối tải trọng mà nó nâng lên có kích thước bằng một chiếc máy bay chở khách nội địa và có thể nặng hơn vài nghìn pound.
Những người dân thường nhìn khinh khí cầu từ mặt đất đã mô tả nó giống như một quả cầu khổng lồ màu trắng khi nó lơ lửng ở độ cao khoảng 60.000 feet (18.300 m), độ cao gần gấp đôi so với độ cao của giao thông hàng không dân dụng.
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ đã theo dõi thiết bị này được một thời gian, ít nhất là từ ngày 28/1 khi nó bay vào không phận Hoa Kỳ. Trung Quốc đã nói gì? Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết khinh khí cầu chủ yếu được sử dụng cho mục đích khí tượng, và khả năng điều khiển rất hạn chế. Điều đó có ý giải thích cho việc nó bị ảnh hưởng bởi thời tiết và bất ngờ trôi dạt vào không phận Hoa Kỳ.
Bộ cũng cho biết họ không có thông tin để chia sẻ về công ty hoặc tổ chức nào sở hữu chiếc khinh khí cầu này.
Có đúng là một khinh khí cầu quan sát thời tiết? Kaymont, một công ty của Mỹ sản xuất và phân phối các loại khinh khí cầu thời tiết trên toàn cầu, cho biết kích thước, trọng tải và thời gian bay của chiếc khinh khí cầu này vượt quá khả năng của những khinh khí cầu thời tiết thông thường vốn được làm bằng latex.
“Một bóng thám không điển hình sẽ có trọng lượng đầu dò vô tuyến nhẹ, chỉ khoảng 200 gram. Khi mới được thả, nó sẽ có kích thước khoảng 1,4 mét và sẽ phồng lên thật nhanh tới đường kính khoảng 6 mét, với thời gian bay sẽ trong khoảng 90-120 phút,” Jesse Geffen, một người quản lý của Kaymont, nói với Reuters.
“Trọng tải cho các thiết bị cho phép chụp ảnh quay phim ở đội cao lớn thì có thể được mang theo bởi những khinh khí cầu lớn hơn, nhưng ngay cả như vậy cũng sẽ không bằng 1/3 kích thước của chiếc khinh khí cầu [vừa bị bắn rụng].”
Tại Trung Quốc, việc sản xuất khinh khí cầu thời tiết được chi phối bởi một công ty con của tập đoàn hóa chất khổng lồ nhà nước ChemChina, Viện Nghiên cứu và Phát triển Cao su & Nhựa Chu Châu (Cao su Chu Châu), nơi sản xuất 75% khinh khí cầu tầm cao được Cục Khí tượng Trung Quốc, cơ quan quản lý của nước này sử dụng, theo một tuyên bố năm ngoái.
Trong những nhà sản xuất nhỏ hơn, có Công ty Thiết bị Thời tiết Double-One Quảng Châu. Chủ tịch của công ty là Lin Xiuping nói với Reuters rằng công ty của bà và Cao su Chu Châu có khả năng chế tạo những khinh khí cầu có thể bay ở độ cao mà khinh khí cầu vừa bị bắn rụng ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, bà nói rằng Quảng Châu Double-One không phải là nhà sản xuất khinh khí cầu đó.
Một nhân viên trả lời điện thoại tại trụ sở của Cao su Chu Châu cho biết khinh khí cầu của Mỹ không liên quan gì đến công ty và từ chối nhận thêm câu hỏi.
Sự cố khinh khí cầu do thám cho thấy có phe ‘tạo phản’ trong ĐCSTQ? Vậy nó là loại khinh khí cầu nào? Kaymont cho biết khinh khí cầu có thể được làm bằng màng nhựa chứ không phải cao su. Cho đến nay, một số mô tả về mảnh vỡ khinh khí cầu được trục vớt từ Đại Tây Dương nói rằng có nhựa.
Về ngoại hình và kích thước, nó giống với khinh khí cầu do hãng Aerostar của Mỹ sản xuất, công ty này đã từng nhầm khinh khí cầu của mình với khinh khí cầu của Trung Quốc khi nó bay qua Memphis.
Aerostar là một nhà thầu quốc phòng và hàng không vũ trụ cung cấp các khí cầu tầng bình lưu cho các cơ quan như Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) được làm từ màng polyetylen có thể bay trong hơn 200 ngày và mang theo hàng trăm cân Anh.
Trước đây, họ cũng đã thỏa thuận với Google để sử dụng những khinh khí cầu như vậy để cung cấp internet cho các vùng nông thôn.
Các công ty khác phát triển hệ thống khinh khí cầu bao gồm công ty du lịch vũ trụ World View của Mỹ và công ty CNIM Air Space của Pháp.
Trung Quốc dường như không có công ty tư nhân tương đương, nhưng Viện Nghiên cứu Thông tin Hàng không vũ trụ (AIR) và Viện Quang điện tử chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đều đã tiến hành nghiên cứu quan trọng về khinh khí cầu tầng bình lưu và công bố các báo cáo về các vụ phóng.
Ví dụ vào năm 2017, Viện Quang điện tử thông báo họ đã cho bay thành công một khinh khí cầu “siêu áp suất” do họ phát triển ở Nội Mông, mô tả nó có thể tích 7.000 mét khối và có thể chở 150 kg.
Tháng 9 năm ngoái, AIR của Trung Quốc đã công bố thử nghiệm thành công khinh khí cầu có thể đạt độ cao 30 km và mang theo 1,2 tấn như một phần của dự án phát triển công nghệ cận vũ trụ.
AIR đặc biệt quan tâm đến công nghệ khinh khí cầu và đã đăng một số bài báo trên tài khoản WeChat của mình về Aerostar.
Reuters đã không thể xác định ngay những công ty nào cung cấp khí cầu cho AIR hoặc Viện Quang điện tử.
Cả hai viện đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Theo video của ABC mới đăng hôm 8/2 cho biết, phần tải trọng có kích thước cỡ khoảng 3 chiếc xe buýt của khinh khí cầu gián điệp này có thể chứa chất nổ. Có thể nó có chức năng tự hủy. Do tầm bay của khinh khí cầu không người lái này quá cao, cho nên khi các máy bay của Không lực Hoa Kỳ bay tới để chụp ảnh cận cảnh và sau đó là để bắn rụng thì các phi công phải mặc bộ đồ trùm toàn thân tựa như bộ đồ của các nhà du hành vũ trụ.
Trong khi các hoạt động trục vớt tàn dư của khinh khí cầu, cũng theo video trên, thì Trung Quốc tuyên bố đòi phải trả khinh khí cầu lại cho họ, nói “khinh khí cầu đó là của Trung Quốc chứ không phải của Hoa Kỳ.”
Khi phóng viên hỏi về việc Hoa Kỳ sẽ trả lại cho Trung Quốc những mảnh vỡ này không, phát ngôn viên Nhà trắng John Kirby đã trả lời rằng “Tôi không biết có bất kỳ dự định hay kế hoạch nào như vậy.”
Các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc gần đây đã lập luận trong các tài liệu công khai rằng khinh khí cầu nên được phát triển và triển khai hơn nữa trong một loạt các nhiệm vụ, như tin đã đưa. Trong khi các nhà phân tích chưa biết quy mô của đội khinh khí cầu Trung Quốc, các quan chức Mỹ đã nói về hàng chục nhiệm vụ mà họ đã làm kể từ năm 2018 trên khắp 5 châu lục, trong đó có một số mục tiêu nhắm vào Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan và Philippines.