Ngôi nhà là sự kết hợp lối thiết kế trong kiến trúc truyền thống Việt và nhà sàn Tây Nguyên. Đặc biệt, nhà không có cửa, mọi không gian thông suốt, kết nối với thiên nhiên bên ngoài.
Ngôi nhà có diện tích 50m2 nằm trong khuôn viên nhà vườn rộng 400m2 của một gia đình ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được gia chủ xây để dùng cho việc tiếp khách, đồng thời là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của các thành viên. Công trình được nhóm kiến trúc sư Lê Viết Hội, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Ngọc Thiên hoàn thiện năm 2020.
Nhóm kiến trúc sư gọi công trình này là “Nhà thảo bạt”. Nhà thảo bạt là một không gian chuyển tiếp, nơi đón khách, dự đám tiệc hay thư giãn song hành cùng phần nhà ở chính, thường thấy ở khu vực đất phương Nam, tựa như chái nhà của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Chái là không gian làm thêm, mở rộng từ ngôi nhà chính.Ngôi nhà là sự kết hợp giữa hàng hiên trong kiến trúc truyền thống Việt và nhà sàn Tây Nguyên. Đặc biệt, nhà không có cửa, mọi không gian thông suốt, kết nối với thiên nhiên bên ngoài.
Hàng hiên là sự nối dài giữa không gian bên trong và là nơi mở rộng, kết nối với không gian bên ngoài.
Nét kiến trúc truyền thống Tây Nguyên thể hiện rõ ở sàn nhà sinh hoạt cao hơn mặt đất. Cấu trúc không gian từ ngôi nhà sàn dân tộc có cao độ vừa tầm, thư thái, bước vài bậc sẽ đến chỗ quây quần, uống trà, tiếp khách.
Công trình hầu như không có “mặt tiền” theo kiểu thông thường mà sau mảng tường vát chéo khi qua cổng rào, một “mặt cắt” bộc lộ cấu trúc thể hiện đúng bản chất của nơi chốn. Lối đi xanh mướt một màu dẫn vào ngôi nhà.Cách thiết kế mở giúp tầm nhìn của gia chủ không bị hạn chế bởi các bức tường cố định, các phòng đều thông ra khoảng thiên nhiên bên ngoài, mang đến cảm giác rộng rãi và thoáng mát. Không gian mở còn giúp các thành viên trong gia đình giao tiếp với nhau dễ dàng, thoải mái.
Hồ cá nhỏ dưới chân trở thành “lá phổi” điều hòa không khí, đồng thời đem lại cho con người sự an nhiên, tĩnh tại.
Các vật liệu cũ và vật liệu hiện đại có sự đan xen hài hòa. Phía trên mái còn có một hệ kính lấy sáng. Hàng hiên mái ngói đỏ là thiết kế quen thuộc của nhà nông thôn Việt Nam trước đây. Phần rìa mái hiên đủ tầm với tay nếu muốn chạm vào ngói. Thiết kế này cũng tránh việc bị mưa tạt vào không gian phía trong. Hệ mái được phát triển dài theo khu đất, song song và mở về phía gian nhà chính của gia chủ nhằm tăng sự kết nối giữa hai không gian.
Nhà thảo bạt có một khu vực vệ sinh độc lập với nhà chính, một quầy pha chế cà phê và trà để tiếp khách, phòng uống trà hoặc có thể nghỉ ngơi của gia chủ. Mọi không gian đều cơ động và linh hoạt, không đóng khung một không gian chức năng rõ ràng nào.Trên mái có 1 sân thượng cong hình con thuyền, tạo sự mềm mại, tương phản với mái hiên trải dài của công trình. Gia chủ muốn thiết kế sân thượng dùng để ủ và phơi nắng hũ đậu, tuy nhiên khi hoàn thành, nơi đây trở thành địa điểm đa năng, có thể dùng cho việc thư giãn của mọi thành viên trong gia đình.Gỗ sử dụng trong công trình đa phần là gỗ cũ, được tái sử dụng. Ưu điểm của loại gỗ này là sau thời gian dài sử dụng đã có sự ổn định và co ngót. Đồng thời màu thời gian của chất liệu làm tăng tính mộc mạc, chân phương cho công trình.
Huyết khối là một căn bệnh rất phổ biến, máu người một khi có cục máu đông xuất hiện, nếu không được kiểm soát kịp thời, sẽ có ảnh hưởng cực kỳ bất lợi đến sức khỏe con người, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn tính mạng của chính họ.
Huyết khối hình thành như thế nào?
Cục máu đông được gây ra bởi sự gia tăng đột nhớt của máu hoặc giảm độ đàn hồi của mạch máu, khiến tốc độ dòng máu bị chậm lại, tổn thương thành mạch máu, v.v. dẫn đến huyết khối. Bản thân huyết khối được chia thành huyết khối tĩnh mạch và huyết khối động mạch, nói chung tình trạng này chủ yếu xảy ra ở chi dưới, huyết khối động mạch dễ dàng xảy ra trong tim, não, phổi và các cơ quan quan trọng khác.
Càng lớn tuổi, nguy cơ huyết khối càng cao, đặc biệt là ở những bệnh nhân “ba cao”, có thể dẫn đến huyết khối do lão hóa và xơ cứng của các mạch máu, do đó cần phải được điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
4 triệu chứng chính xuất hiện ở tay và chân cần cảnh giác với cục máu đông
1. Phù nề chân tay
Khi cánh tay hoặc chân bị sưng, nhiều người có thể nghĩ rằng các vấn đề về tim hoặc thận có thể dẫn đến phù nề lần đầu tiên. Nhưng trên thực tế, khi cục máu đông hình thành ở cánh tay hoặc chân cũng có thể gây phù và sưng ở chân tay.
Điều này là do cánh tay hoặc chân hình thành cục máu đông, làm tắc nghẽn các mạch máu, làm cho máu không trơn tru, dẫn đến lưu lượng máu trở lại bị cản trở, dẫn đến giữ nước và natri, dẫn đến một lượng lớn nước trong mô, làm cho chân tay phù nề.
2. Chuột rút bắp chân
Nếu cục máu đông xuất hiện ở bắp chân, lưu thông máu ở bắp chân bị cản trở, dẫn đến co thắt cơ bắp chân và chuột rút. Hiện tượng này thường xảy ra trong khi vận động hoặc khi ngủ, chuột rút ở chân, ngoại trừ thiếu canxi trong cơ thể, có thể là do huyết khối.
Nguồn: baidu
3. Thay đổi màu chân
Huyết khối tĩnh mạch chi dưới cũng có thể dẫn đến thay đổi màu da. Một số da chuyển sang màu trắng do phù chân, nhưng trong hầu hết các trường hợp, da cục bộ chuyển sang màu đỏ. Trong trường hợp nặng, chúng có thể chuyển sang màu xanh và tím, cả hai đều là các triệu chứng của đông máu tĩnh mạch chi dưới, cũng có thể kèm theo các triệu chứng ngứa da.
4. Tay chân xuất hiện cảm giác tê
Một số người có triệu chứng tê, chuột rút và thậm chí đau ở một bên bắp chân khi họ đi ngủ vào ban đêm. Hầu hết không quá quan tâm đến việc nghĩ rằng đó là tư thế hoặc thiếu canxi, nhưng ngoài hai lý do này, có một nguyên nhân khác liên quan đến tổn thương mạch máu hoặc huyết khối. Một khi các triệu chứng trên xảy ra, cần được điều trị kịp thời để tránh gây hại cho sức khỏe.
5. Tay chân lạnh
Tất cả những điều kiện này là do lưu thông máu kém, vì huyết khối có thể dẫn đến lưu lượng máu bất thường và lưu thông máu chậm lại, khi nguồn cung cấp máu không đủ, chân tay có thể cảm thấy lạnh và phải được xem xét.
Nguồn: baidu
Làm 2 điều này giúp ngăn ngừa cục máu đông
1. Ngủ đủ giấc
Mọi người nên có đủ thời gian ngủ, thời gian ngủ tối ưu tốt nhất là hơn 7 giờ, giúp tăng tốc lưu thông máu và trao đổi chất, tránh tích tụ chất béo trong mạch máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. bạn nên đi ngủ trước 11 giờ tối, đi ngủ sớm và dậy sớm, không thức khuya.
2. Tập thể dục nhiều hơn
Hãy chắc chắn để tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, tốt nhất là giữ cho mỗi bài tập trên nửa giờ, chẳng hạn như đi xe đạp để làm việc, leo cầu thang, làm việc nhà, v.v.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên, phát hiện sớm các vấn đề về thể chất để giải quyết vấn đề và giảm nguy cơ mắc các bệnh này. Ngày thường chúng ta nên duy trì lối sống lành mạnh, bỏ hút thuốc, uống ít rượu, tuân thủ tập thể dục, tránh thức khuya, duy trì một tâm trí thoải mái và giữ sức khỏe tốt hơn.
Kỳ Mai biên dịch / Liên Tâm – secretchina /Vạn điều hay
Nhu cầu sử dụng gián để điều chế thuốc, mỹ phẩm và thức ăn chăn nuôi thu hút nhiều nông dân và doanh nghiệp mở trang trại nuôi gián.
Ngành công nghiệp chăn nuôi gián quy mô lớn đang nở rộ ở Trung Quốc. Hiện nay, có hàng trăm trang trại gián tại nước này, với tổng số lượng gián sản chăn nuôi hàng năm vượt quá dân số toàn cầu. Gián nuôi ở những trang trại như vậy chủ yếu phục vụ sản xuất thuốc và mỹ phẩm, hoặc làm thức ăn cho động vật.
Trang trại nuôi gián công nghệ cao của Gooddoctor. (Ảnh: SCMP)
Năm 2018, công ty dược phẩm Gooddoctor của Trung Quốc thông báo doanh thu 684 triệu USD thông qua bán thuốc điều trị điều chế từ gián, được sử dụng hàng năm bởi hàng nghìn bệnh viện và hàng triệu bệnh nhân để điều trị bệnh hô hấp, dạ dày và nhiều loại bệnh khác. Tuy nhiên, sử dụng gián ở Trung Quốc không chỉ giới hạn trong ngành công nghiệp dược phẩm và làm đẹp. Loài côn trùng giàu protein này còn được xử lý và dùng như một loại thịt hữu cơ trong trang trại chăn nuôi gia cầm, giúp xử lý thức ăn thừa và dùng trong thực đơn đặc biệt ở một số nhà hàng.
Chăn nuôi gián là một ngành kinh doanh sinh lợi ở Trung Quốc. Khác với trang trại chăn nuôi động vật thông thường, chi phí xây dựng trang trại gián cỡ nhỏ rất thấp và đòi hỏi ít tài nguyên. Hơn nữa, gián sinh sản rất nhanh. Ví dụ, chỉ trong một năm, một con gián Đức và con non của nó có thể đẻ thêm 300.000 con gián khác. Chúng cũng hiếm khi mắc bệnh và không yêu cầu đặc biệt về chế độ ăn. Gián có thể phát triển dễ dàng với thức ăn thừa có sẵn. “Tôi từng nghĩ tới chăn nuôi lợn nhưng với trang trại truyền thống, tỷ suất lợi nhuận rất thấp. Với gián, bạn có thể đầu tư 20 tệ và thu về 150 tệ”, Wang Fuming, một trong những nhà sản xuất gián lớn ở Trung Quốc, cho biết.
Cơ sở nuôi gián lớn nhất thế giới do Gooddoctor sở hữu nằm ở Tây Xương, Tứ Xuyên. Một báo cáo vào năm 2018 tiết lộ trang trại vận hành bằng AI của Gooddoctor sản xuất 6 tỷ con gián mỗi năm. Công ty xử lý gián để làm thức ăn chăn nuôi và dùng trong nhiều sản phẩm thuốc.
Nhiều người Trung Quốc cho rằng sản phẩm điều chế từ gián rất hiệu quả trong điều trị sẹo, hói đầu, rối loạn hô hấp, vấn đề dạ dày, thậm chí khối u ung thư. Dù có rất ít bằng chứng khoa học đáng tin cậy chứng thực quan niệm trên, các nhà khoa học gần đây phát hiện gián có thể sống cả đời trong môi trường bẩn thỉu mà không mắc bệnh do chúng tự tạo ra những chất kháng sinh mạnh. Một số nhà khoa học tin rằng gián có ích trong việc phát triển thuốc ngăn chặn vi khuẩn MRSA có thể chịu nhiều chất kháng sinh hiện nay.
Thuốc điều chế từ gián từ lâu rất được ưa chuộng ở Trung Quốc. Sản phẩm sức khỏe từ gián bán chạy nhất của Gooddoctor được sử dụng bởi hơn 40 triệu bệnh nhân tính đến nay. Trong một cuộc phỏng vấn với trang Insider, Wen Jianguo quản lý cơ sở nuôi gián của Gooddoctor khẳng định chiết xuất từ gián rất tốt trong điều trị loét miệng và dạ dày, vết thương trên da và thậm chí ung thư dạ dày.
Trên thực tế, gián Mỹ (tên khoa học Periplaneta americana) xuất hiện trong danh mục thành phần của nhiều loại thuốc và dược mỹ phẩm Trung Quốc. Ngành kinh doanh gián không chỉ thu hút công ty lớn mà cả nông dân và thương nhân nhỏ. Li Bingcai, chủ một cửa hàng bán điện thoại di động trở thành nông dân nuôi gián ở ngôi làng hẻo lánh tại tỉnh Tứ Xuyên, sở hữu trang trại chứa hơn 3 triệu con gián. Li chia sẻ ông có doanh thu tốt từ việc bán gián sấy khô cho trang trại chăn nuôi lợn, cá và công ty dược.
Quận Chương Khâu ở thành phố Tế Nam là nơi tọa lạc một trang trại nuôi gián lớn, ban đầu được xây dựng để xử lý thức ăn thừa nhưng sau đó trở thành nguồn thức ăn hữu cơ cho động vật chăn nuôi. Thương gia Li Yanrong, chủ trang trại này, cho rằng gián có thể trở thành thức ăn thay thế giàu protein và lành mạnh hơn cho cá, gia cầm, lợn.
“Nếu có thể chăn nuôi gián ở quy mô lớn, chúng ta có thể cung cấp protein có lợi cho toàn bộ chu kỳ sinh thái. Chúng ta có thể thay thế thức ăn chăn nuôi chứa đầy kháng sinh bằng thức ăn hữu cơ tốt cho động vật và đất nền”, Yanrong nói. Theo Yanrong, gián ở trang trại của ông ăn 50.000 kg thức ăn thừa hàng ngày, vì vậy loài côn trùng này rất hữu ích đối với xử lý thức ăn thừa.
Tuy nhiên, hãy tưởng tượng hàng triệu con gián thoát ra từ một trang trại và bò khắp những con đường trong thành phố. Năm 2013, tai nạn như vậy từng xảy ra khi nhà kính tại quận Đại Phong, Diêm Thành bị phá hủy. Hơn một triệu con gián thoát ra và bò khắp cánh đồng ngô, nhà cửa và chung cư gần đó. Người dân địa phương hoảng hốt khi thấy hàng nghìn con gián bò xung quanh. Để kiểm soát tình hình, Hội đồng Y tế Giang tô phải tiến hành phun khử khuẩn trên quy mô rộng. Nhằm ngăn chặn thảm họa tương tự, trang trại do Gooddoctor vận hành được bao quanh bởi một hào nước chứa đầy cá ăn thịt gián.
Nga đang tìm cách ngăn NATO mở rộng, chứ không phải muốn sáp nhập thêm lãnh thổ.
Trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Nga đã đưa ra cho Mỹ một danh sách các yêu cầu mà nước này cho là cần thiết để ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn ở Ukraine. Trong một bản dự thảo hiệp ước được trao cho một nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow, chính phủ Nga đã yêu cầu NATO chính thức ngừng mở rộng về phía đông, đóng băng vĩnh viễn việc mở rộng hơn nữa các cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh (chẳng hạn như căn cứ và hệ thống vũ khí) trên lãnh thổ Liên Xô cũ, chấm dứt hỗ trợ quân sự của phương Tây đối với Ukraine, đồng thời cấm tên lửa tầm trung ở châu Âu. Thông điệp họ đưa ra là không thể nhầm lẫn: nếu những mối đe dọa này không thể được giải quyết bằng ngoại giao, Điện Kremlin sẽ phải dùng đến hành động quân sự.
Những lo ngại này đã trở nên quen thuộc với các nhà hoạch định chính sách phương Tây, những người suốt nhiều năm qua đã đáp trả bằng cách lập luận rằng Moscow không có quyền phủ quyết đối với các quyết định của NATO, và cũng không có quyền yêu cầu phương Tây ngừng gửi vũ khí cho Ukraine. Cho đến gần đây, Moscow vẫn miễn cưỡng chấp nhận lập luận đó. Nhưng giờ đây, dường như người Nga đã quyết tâm thực hiện bằng được các biện pháp đối phó nếu yêu cầu của mình không được đáp ứng. Quyết tâm đó được thể hiện qua cách họ trình bày bản hiệp ước với Mỹ, và thêm một hiệp định riêng với NATO. Giọng điệu của cả hai văn bản này đều rất sắc bén. Phương Tây chỉ được cho một tháng để phản hồi, theo đó tránh khả năng xảy ra đàm phán kéo dài mà không có kết quả. Thêm nữa, cả hai bản dự thảo đã được công bố gần như ngay lập tức sau khi chúng được gửi đi, một động thái nhằm ngăn chặn Washington làm rò rỉ và bẻ cong các đề xuất.
Nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin hành động như thể ông là người trên cơ trong tình thế bế tắc này, ấy là bởi vì ông quả thật có ưu thế. Theo các cơ quan tình báo Mỹ, Nga có gần 100.000 quân và rất nhiều vũ khí hạng nặng đang đóng ở biên giới với Ukraine. Mỹ và các nước NATO khác đã lên án các động thái của Nga, nhưng đồng thời cũng thể hiện rằng họ sẽ không bảo vệ Ukraine, quốc gia không phải là thành viên NATO, và giới hạn các hành vi trả đũa chỉ bao gồm các biện pháp trừng phạt Nga.
Tuy nhiên, các đề xuất của Moscow trông giống như một cuộc ra giá mở, hơn là một tối hậu thư. Dù khăng khăng đòi hỏi một hiệp ước chính thức với Mỹ, chính phủ Nga chắc chắn hiểu rằng vì lý do phân cực và bế tắc, việc phê chuẩn bất kỳ hiệp ước nào tại Thượng viện Mỹ hiện nay đơn giản là không thể. Thế nên, một thỏa thuận hành pháp (executive agreement) – về cơ bản là một hiệp định giữa hai chính phủ, không cần phải được phê chuẩn, và do đó không có tư cách như một đạo luật – sẽ là một giải pháp thay thế có tính thực tiễn hơn. Khả năng là nếu có một thỏa thuận như vậy, phía Nga sẽ thực hiện các cam kết có đi có lại, giải quyết một số lo ngại của Mỹ để tạo ra cái mà nước này gọi là “cân bằng lợi ích”.
Cụ thể, Điện Kremlin có thể hài lòng nếu chính phủ Mỹ đồng ý chính thức đóng băng dài hạn quá trình mở rộng NATO, và cam kết không bố trí các tên lửa tầm trung ở châu Âu. Họ cũng có thể chấp nhận một hiệp định riêng giữa Nga và NATO, nhằm hạn chế việc đóng quân và tiến hành các hoạt động quân sự ở những nơi mà lãnh thổ hai bên tiếp giáp nhau, từ Biển Baltic đến Biển Đen.
Tất nhiên, đó là một câu hỏi mở, để chờ xem liệu chính quyền Biden có sẵn sàng can dự nghiêm túc với Nga hay không. Tại Mỹ, sự phản đối đối với bất kỳ thỏa thuận nào trong số này cũng sẽ ở mức cao, do tính phân cực chính trị trong nước, và thực tế là việc đạt được thỏa thuận với Putin sẽ khiến chính quyền Biden hứng chịu những chỉ trích rằng họ đang cúi đầu trước một nhà nước chuyên chế. Làn sóng phản đối cũng sẽ dâng cao ở châu Âu, nơi các nhà lãnh đạo sẽ cảm thấy rằng một thỏa thuận giữa Washington và Moscow khiến họ trở thành kẻ bên lề.
Đây đều là những lo ngại chính đáng. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là chính Putin là người cầm quyền trong suốt bốn đợt mở rộng NATO, và đã phải chấp nhận việc Washington rút khỏi các hiệp ước quản lý tên lửa đạn đạo, tên lửa hạt nhân tầm trung, và máy bay do thám không có vũ trang. Đối với ông, Ukraine là chốt chặn cuối cùng. Vị tổng tư lệnh quân đội Nga đang được các quan chức an ninh và quốc phòng của ông ủng hộ, và bất chấp việc công chúng Nga lo sợ một cuộc chiến có thể nổ ra, Putin cũng không vấp phải sự phản đối nào ở trong nước về các chính sách đối ngoại của mình. Quan trọng hơn cả, ông chắc chắn sẽ không để bản thân bị xem là một kẻ-khoác-lác. Tóm lại, Biden đã đúng khi không bác bỏ ngay lập tức các yêu cầu của Nga, và thay vào đó, ủng hộ chính sách can dự.
Lằn ranh đỏ của Putin
Có một sự bất đối xứng đáng kể về tầm quan trọng mà phương Tây và Nga gán cho Ukraine. Phương Tây đã mở rộng triển vọng trở thành thành viên NATO của Ukraine kể từ năm 2008, nhưng lại chẳng có thời gian biểu chính thức để kết nạp. Sau năm 2014 – thời điểm Nga chiếm Crưm từ tay Ukraine, và bắt đầu hỗ trợ các chiến binh thân Nga ở vùng Donbas của nước này – thật khó để biết liệu chính phủ Mỹ sẽ cho phép Ukraine gia nhập NATO như thế nào. Bởi rốt cuộc, sẽ có rất ít sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với việc triển khai quân đội chiến đấu tại Ukraine. Washington đã cam kết với Kyiv một lời hứa mà cả hai bên đều biết là không thể giữ được. Ngược lại, Nga coi Ukraine là lợi ích an ninh quốc gia quan trọng, và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự nếu lợi ích đó bị đe dọa. Sự sẵn sàng huy động quân đội và sự gần gũi về địa lý với Ukraine giúp Moscow có lợi thế hơn so với Mỹ và các đồng minh.
Điều này không có nghĩa là Nga sắp xâm lược Ukraine. Dù báo giới phương Tây có xu hướng mô tả Putin là người liều lĩnh, trên thực tế, ông rất thận trọng và toan tính, đặc biệt là khi sử dụng vũ lực. Putin không sợ rủi ro – các chiến dịch tại Chechnya, Crưm và Syria là bằng chứng cho thấy điều đó – nhưng trong suy nghĩ của ông, lợi ích phải lớn hơn chi phí. Ông sẽ không xâm lược Ukraine đơn giản chỉ vì các nhà lãnh đạo của nước này có định hướng thân phương Tây.
Tuy thế, vẫn có một số kịch bản có thể thúc đẩy Điện Kremlin điều quân đến Ukraine. Năm 2018, Putin đã công khai tuyên bố rằng nỗ lực của Ukraine nhằm giành lại lãnh thổ ở Donbas bằng vũ lực sẽ dẫn đến một phản ứng quân sự. Có một tiền lệ lịch sử cho việc này: năm 2008, Nga từng phản ứng quân sự trước một cuộc tấn công của Georgia vào nước cộng hòa ly khai Nam Ossetia. Một lằn ranh đỏ khác là việc Ukraine gia nhập NATO, hoặc cho phép bố trí các căn cứ quân sự và hệ thống vũ khí tầm xa của phương Tây trên lãnh thổ của mình. Putin sẽ không bao giờ nhượng bộ điểm này. Tuy nhiên, hiện tại, Mỹ và các thành viên NATO khác hầu như đều không ủng hộ Ukraine gia nhập liên minh. Đầu tháng 12/2021, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với người Ukraine rằng tư cách thành viên NATO của quốc gia họ khó có thể được chấp thuận trong thập niên tới.
Nếu NATO tăng cường lực lượng của mình ở các quốc gia thành viên phía đông, điều đó có thể gia tăng quân sự hóa tại một ranh giới mới của châu Âu, chạy dọc theo biên giới phía tây của Nga và Belarus. Nga có thể bị kích động và sẽ đặt nhiều tên lửa tầm ngắn hơn ở Kaliningrad – khu vực lãnh thổ không tiếp giáp ở phía cực tây của Nga, nằm giữa Ba Lan và Lithuania. Ngoài ra, một liên minh quân sự chặt chẽ hơn với Belarus có thể gây thêm áp lực lên Ukraine. Moscow cũng có thể công nhận “các nước cộng hòa nhân dân” tự xưng là Donetsk và Luhansk, và tích hợp chúng thành một thực thể địa chính trị mới, cùng với Nga và Belarus.
Tác động địa chính trị của những diễn tiến này có thể vươn ra xa hơn, ngoài châu Âu. Nhằm chống lại các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính quyết liệt hơn của phương Tây – vốn để ngăn Nga xâm lược Ukraine, hoặc là vì hậu quả của hành động đó – Moscow có thể sẽ phải dựa vào Bắc Kinh, quốc gia cũng đang chịu áp lực ngày càng tăng của Mỹ. Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình giờ đây đang thảo luận về các cơ chế tài chính để bảo vệ đất nước của họ khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Trong trường hợp đó, chuyến thăm Trung Quốc trong Thế vận hội Mùa đông tháng 02/2022 của Putin có thể không chỉ là một lời chào xã giao. Sau đó, Mỹ rất có thể sẽ chứng kiến quan hệ hữu hảo (entente) Trung Quốc-Nga trở thành một liên minh (alliance) chặt chẽ hơn, với hợp tác kinh tế, công nghệ, tài chính, và quân sự đều đạt được những tầm cao mới.
Trò chơi đổ lỗi
Lời đe dọa sử dụng vũ lực của Putin xuất phát từ sự thất vọng của ông với một tiến trình ngoại giao bị đình trệ. Nỗ lực của Điện Kremlin nhằm lôi kéo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đạt được thỏa thuận về vấn đề Donbas – vốn đã từng rất hứa hẹn hồi cuối năm 2019 – đã trở nên vô ích. Zelensky, người đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tranh cử tổng thống với tư cách là một ứng cử viên hòa bình, là một nhà lãnh đạo đặc biệt thất thường. Quyết định sử dụng máy bay không người lái có vũ trang ở Donbas của ông vào năm 2021 đã làm gia tăng căng thẳng với Moscow, ở thời điểm Ukraine đáng lẽ không nên khiêu khích nước láng giềng.
Không chỉ có giới lãnh đạo Ukraine mới bị Moscow cho là có vấn đề. Pháp và Đức đã nỗ lực để đạt được một giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết bế tắc giữa Nga và Ukraine. Nhưng hai quốc gia châu Âu này – những nước trung gian bảo đảm cho các thỏa thuận Minsk năm 2014 và 2015, được cho là mang lại hòa bình cho khu vực – đã không thành công trong việc thúc đẩy Ukraine đạt được một thỏa thuận. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, khi đó còn là ngoại trưởng, thậm chí không thể khiến Kyiv chấp nhận một thỏa hiệp sẽ cho phép bầu cử diễn ra ở Donbas. Tháng 11 năm ngoái, người Nga thậm chí còn công bố thư từ ngoại giao riêng giữa ngoại trưởng của họ, Sergei Lavrov, và những người đồng cấp Pháp và Đức, để minh chứng rằng các cường quốc phương Tây hoàn toàn đứng về phía chính phủ Ukraine.
Dù phương Tây chỉ xoáy vào việc Nga tăng cường quân đội gần biên giới Ukraine, điều này thực chất diễn ra trong lúc các nước NATO mở rộng các hoạt động quân sự của họ ở khu vực Biển Đen và Ukraine. Hồi tháng 6, một tàu khu trục của Anh đã đi qua vùng lãnh hải ngoài khơi Crưm, mà London không công nhận là thuộc về Nga, kích động người Nga bắn về hướng của họ. Còn trong tháng 11, một máy bay ném bom chiến lược của Mỹ đã bay trong bán kính 13 dặm từ biên giới của Nga ở khu vực Biển Đen, khiến Putin nổi giận. Khi căng thẳng gia tăng, các cố vấn quân sự, chuyên viên hướng dẫn, vũ khí và đạn dược của phương Tây đã ồ ạt đổ vào Ukraine. Người Nga cũng nghi ngờ rằng một trung tâm huấn luyện mà Anh đang xây dựng ở Ukraine thực chất là một căn cứ quân sự của nước ngoài. Putin đặc biệt kiên quyết rằng việc triển khai các tên lửa của Mỹ ở Ukraine, có thể chạm tới Moscow chỉ trong 5 đến 7 phút, là không thể dung thứ.
Người Nga rõ ràng đang đe dọa leo thang quân sự. Trong các bài báo và bài phát biểu của mình, Putin có thể nhấn mạnh đến sự đoàn kết dân tộc giữa Nga và Ukraine, nhưng điều mà ông quan tâm nhất là ngăn chặn sự mở rộng của NATO sang Ukraine. Hãy thử phân tích những gì ông nói vào tháng 03/2014, sau khi cử lực lượng của mình vào Crưm để đối phó với cuộc lật đổ Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych. “Tôi không thể tưởng tượng được rằng chúng tôi sẽ đến Sevastopol để thăm các thủy thủ NATO.” Ông nói về căn cứ hải quân nổi tiếng của Nga ở Crưm: “Tất nhiên, hầu hết họ đều là những chàng trai tuyệt vời, nhưng sẽ tốt hơn nếu họ đến thăm và làm khách của chúng tôi, thay vì ngược lại.”
Hành động của Putin cho thấy rằng mục tiêu thực sự của ông không phải là chinh phục Ukraine và sáp nhập nước này vào Nga, mà là thay đổi bối cảnh hậu Chiến tranh Lạnh ở phía đông châu Âu. Bối cảnh ấy đã khiến Nga trở thành một kẻ chỉ biết chấp nhận luật chơi mà không có nhiều tiếng nói trong vấn đề an ninh châu Âu, vốn đang xoay quanh NATO. Nếu ông có thể ngăn chặn NATO tiến vào Ukraine, Georgia và Moldova, đồng thời giữ các tên lửa tầm trung của Mỹ khỏi châu Âu, Putin tin rằng mình có thể khắc phục một phần thiệt hại về an ninh mà Nga đã phải gánh chịu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Không phải ngẫu nhiên, đó có thể là một thành tựu hữu ích cho cuộc tranh cử năm 2024, khi Putin nhiều khả năng sẽ lại tái đắc cử.
Dmitri Trenin là Giám đốc của Trung tâm Carnegie Moscow.
Khác với những gì từng nghĩ, Lê Phan Trung Hiếu thấy rất ấn tượng trước tình cảm người Triều Tiên dành cho du khách Việt và anh được tiếp đón trang trọng như “phục vụ đoàn ngoại giao”.
“Một điểm đến trong lành, đẹp kỳ lạ không thể tin được” là những ấn tượng khác hẳn so với Triều Tiên trong trí tưởng tượng của nhiều người. Dưới con mắt của khách du lịch, ở đây không có sự lạnh lùng, cô lập, mà đổi lại là những bình yên, vô cùng thoáng đãng và có phần hiện đại hơn so với những tin tức ít ỏi về “quốc gia bí ẩn” thông qua truyền thông, báo chí.
Và đây cũng là những cảm nhận đầu tiên của Lê Phan Trung Hiếu, 30 tuổi, một du khách đến từ TPHCM, khi có dịp tới thăm Triều Tiên.
Nếu như nhiều bạn trẻ chọn Hàn Quốc làm điểm đến yêu thích, thì Trung Hiếu lại muốn đến Triều Tiên, trước hết cũng vì tò mò muốn tìm hiểu “quốc gia bí ẩn” thực sự sẽ ra sao.
Đã có dịp đặt chân tới hơn 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ châu Á tới châu Âu, sang châu Úc và Mỹ, nên việc bổ sung Triều Tiên trong “danh sách cần đi”, với Hiếu là điều cần thiết.
Chuyến đi kéo dài 6 ngày 5 đêm khiến anh thay đổi hoàn toàn cách nghĩ, cách nhìn về quốc gia này so với những gì từng tìm hiểu.
Là vùng lãnh thổ láng giềng, có sự tương đồng về lịch sử, văn hóa và địa lý, nhưng Triều Tiên và Hàn Quốc có nhiều khác biệt. Trước thập niên 1970, nền kinh tế quốc gia này thậm chí vượt qua Hàn Quốc với nhiều công trình kiến trúc hoành tráng. Trong đó, nổi bật nhất là hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và sâu nhất thế giới, đặt tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Sự khác biệt lớn của Triều Tiên là các hoạt động du lịch đặt dưới sự giám sát của nhà nước. Dù ngành du lịch nước này chỉ mới mở cửa trong những năm trở lại đây, nhưng mang tới cho du khách nước ngoài nhiều bất ngờ.
“Mình ấn tượng tất cả mọi thứ ở đất nước này vì đây là lần đầu được chứng kiến tận mắt. Ấn tượng từ cách họ tiếp đón trọng thị, tác phong làm việc cho tới phong cảnh và ẩm thực địa phương”, Hiếu nói.
Khách sạn nơi đoàn du lịch của Hiếu lưu trú được xây riêng biệt trên một hòn đảo. Nội thất bên trong thiết kế hiện đại, có phòng chơi bowling, đánh bi-da, thẻ từ quẹt phòng, đầy đủ vòi sen tắm nóng lạnh.
Trong suốt hành trình, bảo tàng hữu nghị quốc tế là một trong những điểm đến khiến Hiếu ấn tượng nhất. Công trình được xây trên mảnh đất do gia đình nhà lãnh tụ Kim Nhật Thành hiến tặng cho nhà nước. Đến nay, đây là nơi lưu giữ những món quà quý từ các nhân vật nổi tiếng thế giới như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Joseph Stalin… dành tặng cho 3 nhà lãnh tụ tối cao của Triều Tiên gồm Kim Nhật Thành, Kim Jong-il và Kim Jong-un.
Du khách tham quan không được sử dụng thiết bị để ghi hình bên trong khu bảo tàng. Hiếu cho biết, bên dưới mỗi món quà đều được chú thích bằng 3 thứ tiếng gồm tiếng Anh, tiếng Triều Tiên và ngôn ngữ của chính nước tặng quà.
Và Việt Nam cũng có một khu vực được thiết kế riêng, thể hiện sự trân trọng. Những hiện vật mang nhiều giá trị lịch sử còn lưu lại, như bức hình một con voi cái do Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng, mảnh xác máy bay Mỹ, bình hoa làm từ xác máy bay Mỹ và cả bức chân dung anh hùng Nguyễn Văn Trỗi khi ở pháp trường…
Ngay sát bảo tàng hữu nghị quốc tế là chùa Pohyonsa thuộc Hyangsan, tỉnh Bắc Pyongan. Công trình được xây dựng từ đầu thế kỷ 11, trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất quốc gia này với nhiều khu điện thờ. Hiện chùa đang lưu giữ 2 bảo vật quốc gia trong đó có bảo tháp 13 tầng Sokka xây từ thế kỷ 14. Đến nay, Triều Tiên rất chú trọng việc bảo tồn các công trình văn hóa truyền thống.
Một trong những điểm đến du khách không thể bỏ qua đó là khu phi quân sự DMZ nằm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Nơi này là khu bảo tồn thiên nhiên độc đáo được bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới.
Hiếu cho biết, khi tới đây, du khách vẫn được tự do chụp hình thoải mái. Trong chuyến đi 6 ngày, anh chỉ bị kiểm tra thiết bị ghi hình một lần vì vào nơi không được phép chụp. Và muốn chụp hình với người dân địa phương, du khách chỉ cần lịch sự xin phép trước thì mọi chuyện khá dễ dàng.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong chuyến đi chính là lần Hiếu chọn xem biểu diễn xiếc, thay vì đi mua sắm cùng đoàn. Nơi anh tới là một nhà hát thiết kế rộng lớn. Bất ngờ hơn, phần lớn khán giả bên trong là các binh lính. Với mỗi tiết mục biểu diễn, họ đều vỗ tay theo nhịp, đi đứng nghiêm trang và giữ gìn kỷ luật, gây ấn tượng với các đoàn du khách quốc tế.
Suốt quãng thời gian ở Triều Tiên, với Hiếu, “cú sốc văn hóa” lớn nhất là khi vào nhà hàng dùng bữa. Tại đây, anh được đội ngũ tiếp viên phục vụ chu đáo, ân cần như đón đoàn ngoại giao.
“Người Triều Tiên tiếp đón khách Việt rất thân thiện, còn dịch vụ du lịch lại chỉn chu. Cá nhân mình thấy đồ ăn ngon, hợp khẩu vị, nhất là món mỳ lạnh và vịt nướng đều chất lượng. Thực khách dùng bữa còn được uống bia miễn phí”, anh chia sẻ cảm nhận.
Trong suốt chuyến đi 6 ngày, Hiếu còn có dịp tới tham quan, trải nghiệm tàu điện ngầm (metro) nằm ở thủ đô Bình Nhưỡng. Được xây dựng sâu dưới lòng đất khoảng 100m, đây là một trong những mạng lưới giao thông sâu nhất thế giới. Nhà ga gồm 16 trạm, xây từ những năm 1965-1987, được xem là phương tiện giao thông phổ biến tại thủ đô. Vị trí trên và dưới của thang cuốn, các hành lang được bảo vệ bằng cửa thép dày chống thuốc nổ.
Nếu tự túc hoàn toàn, du khách sẽ gặp không ít khó khăn khi tới Triều Tiên du lịch. Bởi vậy, Hiếu đã chọn cách thông qua một công ty lữ hành có uy tín. Với du khách Việt, mọi thủ tục sẽ đơn giản hơn và chỉ cần cuốn hộ chiếu hợp lệ là “lên đường”.
Đơn vị tiền tệ ở đây là đồng Won Bắc Triều Tiên (KPW). Du khách vẫn có thể mang theo CNY (nhân dân tệ), Euro hay USD mà không cần đổi trước ở quê nhà, nhưng nên dùng những tờ có mệnh giá nhỏ để dễ sử dụng.
Du khách đến đây thường mua những mặt hàng đặc sản về làm quà như nhân sâm, thuốc, mỹ phẩm, tranh thêu, đồ sứ, áo thun, tem sách và các sản vật địa phương.
Khi ở khách sạn, muốn gọi về Việt Nam, du khách sẽ phải trả khoảng 0,5 USD mỗi phút. Muốn sử dụng Internet, du khách cần báo trước với khách sạn, có giá 5 USD cho 30 phút sử dụng (thường chỉ để gửi email). Đây là mức giá Hiếu sử dụng trong chuyến đi vào thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Ngoài ra, để tận hưởng một chuyến đi trọn vẹn cũng như đảm bảo an toàn, an ninh, Hiếu lưu ý du khách cần nghiêm chỉnh tuân thủ quy định của nước sở tại.
Khai báo chính xác và đúng thông tin vào tờ khai xin visa. Nếu người xin visa là nhà báo, cần ghi rõ mục đích chuyến đi, đơn vị công tác. Du khách không được chụp hình hay thu âm ở nơi không được phép. Không được chụp hình cùng cảnh sát, luôn đi theo đoàn với hướng dẫn viên địa phương. Nên chọn trang phục lịch sự khi tới những nơi trang nghiêm.
Ngoài ra, du khách cần tôn trọng nếu chụp hình ảnh các vị lãnh tụ Triều Tiên. Tốt hơn hết, nếu có điều gì thắc mắc, du khách nên hỏi trước ý kiến của hướng dẫn viên hoặc đại diện công ty du lịch.
Với Hiếu, tận hưởng gần một tuần “không điện thoại, không Internet”, là cảm giác rất tuyệt vời. Anh hy vọng có thể sớm quay trở lại đây thêm một lần nữa.
Vì sao Triều Tiên được gọi là “quốc gia bí ẩn”?
Triều Tiên, tên đầy đủ là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, là quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm ở phía bắc của bán đảo Triều Tiên.
Với truyền thông thế giới, Triều Tiên được xem là một trong những quốc gia bí ẩn và kín đáo nhất do mọi thông tin về đất nước này đều rất giới hạn.
Bởi vậy, nhiều người muốn du lịch Triều Tiên để tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, khi tới đây, du khách cần tuân thủ những quy định của nước sở tại như phải có hướng dẫn viên địa phương đi cùng, không quay phim chụp hình ở một số khu vực, có thái độ tôn trọng nếu chụp hình các vị lãnh tụ Triều Tiên.
Nội dung: Việt Hà/ Thiết kế:Tuấn Huy / Dân Trí. com