10 món ăn Việt được báo nước ngoài ca ngợi năm 2022

Bánh mỳ, cà phê sữa đá, phở bò là ba trong số 10 món ăn được báo Mỹ, Canada đánh giá ngon nhất Việt Nam.

Đầu tháng 1, CNN công bố danh sách các món ăn có nước ngon nhất thế giới, theo bình chọn từ các chuyên gia ẩm thực. Một trong những món ăn đầu tiên được nhắc đến là phở bò, Việt Nam.

Phở bò vẫn là phiên bản phở được yêu thích nhất, theo giới thiệu từ CNN. Phở bò thường có hai loại chính: bò chín và tái. Bò chín là những miếng thịt được luộc chín trong nước dùng, còn bò tái là những miếng thịt được thái mỏng, chần nhanh qua nước sôi. Sau đó, người bán sẽ xếp những lát thịt đó lên bánh phở, chan nước dùng và phục vụ thực khách. Ảnh: Phương Anh

Tháng 4, bánh bột lọc là cái tên được nhắc đến khi CNN ca ngợi về ẩm thực Việt Nam. Đây là món ăn nổi tiếng và đặc trưng nhất của ẩm thực Huế.

Bánh làm từ bột năng với nhân tôm rim và một miếng thịt mỡ để làm bánh thơm và béo hơn. Bọc ngoài chiếc bánh thường là lá dong hoặc lá chuối, mùi thơm của lá cũng tác động đến hương vị của bánh sau khi hấp. Khi thực khách bóc phần lá xanh sẽ lộ ra chiếc bánh mềm dai, trong suốt và có thể nhìn rõ được nhân tôm thịt bên trong. Ảnh: Ngân Dương

Cuối tháng 5, bánh cam là đại diện đến từ Việt Nam nằm trong danh sách những món bánh rán ngon nhất thế giới. Bánh tròn và màu sắc giống cam, nên được đặt tên theo loại quả này. Bánh được làm từ bột gạo nếp, nhân đậu xanh ngọt, phủ vừng rồi đem rán chín. Tại Tri Tôn, An Giang, người dân thường ăn bánh cam cùng bánh canh, thay quẩy. Ảnh: Cẩm Ly

Giữa tháng 5, CNN cũng nhắc đến bánh mì trong danh sách các món bánh kẹp ngon nhất thế giới.

Báo Mỹ viết: “Một phần ẩm thực còn sót lại của người Pháp, bánh mì baguette đã được người Việt Nam chế biến lại theo khẩu vị riêng của họ. Bạn có thể tìm thấy chúng ở mọi ngóc ngách của đất nước, trên các xe bán đồ ăn với giá từ 15.000 đồng”. Ảnh: Tâm Linh

Tháng 5, The Travel, tạp chí chuyên viết về các trải nghiệm du lịch, coi cà phê sữa đá là một trong những món ngon nhất thế giới.

Báo Canada cũng gợi ý một món cà phê độc đáo không thể bỏ qua khi đến Việt Nam đó là cà phê trứng. Thức uống với sốt kem trứng thơm ngon được làm bằng cách trộn lòng đỏ trứng với sữa đặc để tạo thành loại bọt béo ngậy, uống cùng cà phê.

Tháng 6, SCMP giới thiệu với thực khách khắp thế giới món chả rươi của Việt Nam.

Rươi sau khi rửa sạch trộn với thịt băm, đập trứng, thì là, thêm vỏ quýt băm nhỏ. Tất cả ướp với nước mắm ngon, trộn đều, đổ vào chảo, rán nhỏ lửa, tỏa ra hương thơm hấp dẫn. Khi rán xong, chả rươi có mùi hơi hăng của hành củ và có chút vị đắng của vỏ quýt khô. Món chả rươi có thể ăn kèm rau sống và nước chấm có vị chua ngọt thêm chút đu đủ và cà rốt, hoặc ăn cùng bún tươi. Ảnh: Khánh Trần

Tháng 8, tờ SCMP đưa bún quậy vào danh sách các món ăn nhất định phải thử khi đến Việt Nam.

Ngoài nguyên liệu tươi ngon, thứ thu hút thực khách chính là quy trình làm ra tô bún, và việc tự tay được pha chế nước chấm. Một tô bún quậy thường gồm cá, tôm, mực tươi ăn cùng hành lá thái nhỏ, nước lèo, thêm gia vị rồi quậy đều để làm chín phần nguyên liệu. Khi tô bún được mang lên, thực khách phải tự chế nước chấm riêng theo khẩu vị cá nhân. Ảnh: Lan Hương

Cao lầu là món ăn tiếp theo được SCMP nhắc đến và đánh giá là “tuyệt vời” khi hội tụ tất cả hương vị của ẩm thực Việt Nam: ngọt, chua, cay, mặn, đắng.

Cao lầu là tên gọi một món mì ở Quảng Nam. Đây được xem là món ăn đặc sản, hầu hết du khách đều nếm thử khi đến phố cổ Hội An. Sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và nước dùng chỉ chan xâm xấp, khác với chan đầy bát như các loại bún, mì khác. Ảnh: Di Vỹ

Nếu muốn khám phá Việt Nam theo hành trình ẩm thực, bạn có thể bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và thưởng thức bún cá.

“Đừng nhầm chúng với bún chả nhé. Cũng giống như phần lớn các món có nước ở Việt Nam, bún cá có nước dùng đậm đà, ngọt được ninh từ xương heo trong thời gian dài. Sau đó, chúng được thêm vào hỗn hợp các thành phần: cà chua, giấm, rau thì là tươi cùng cá thái nhỏ, chiên giòn”, tờ SCMP viết. Ảnh: Phương Anh

Tháng 11, Taste Atlaswebsite được mệnh danh là bản đồ ẩm thực thế giới, gợi ý về các món ngon, nổi tiếng của châu Á làm từ vịt mà du khách nên thử khi có dịp.

Món ăn đến từ Việt Nam được các chuyên gia ẩm thực nhắc đến là cháo vịt: “Cháo vịt là một món ăn truyền thống của Việt Nam, được làm từ thịt vịt được nấu chín. Thành phần khác gồm nước mắm, gừng, hành lá, rau mùi, hạt tiêu đen và gạo. Một số quán bán cả tiết để ăn kèm cháo. Món cháo nóng hổi này đặc biệt được ưa chuộng vào những ngày lạnh”. Ảnh: Di Vỹ

Phương Anh / Vietnam Express

Những người ngủ kiểu này sống lâu hơn tới 5 năm

Nghiên cứu mới từ Mỹ cho thấy những người có 5 thói quen ngủ lành mạnh dưới đây sống lâu hơn những người có 0 hoặc 1 thói quen ngủ lành mạnh.

Nếu bạn đang muốn sống thọ hơn, hãy ưu tiên giấc ngủ của mình. Một nghiên cứu mới cho thấy việc tuân thủ 5 thói quen ngủ lành mạnh có thể giúp tăng thêm gần 5 năm tuổi thọ cho nam giới và 2,4 năm cho nữ giới, CNN đưa tin.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Frank Qian, bác sĩ chuyên về nội khoa tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston, Mỹ, cho biết: “Nếu mọi người có tất cả các thói quen ngủ lý tưởng này, họ sẽ có nhiều khả năng sống lâu hơn”.

Tiến sĩ Qian nói thêm: “Nếu chúng ta có thể cải thiện giấc ngủ một cách tổng thể… thì chúng ta có thể ngăn ngừa một số trường hợp tử vong sớm”.

5 thói quen ngủ lành mạnh, tốt cho tuổi thọ

Nghiên cứu vừa được trình bày hôm 23/02 tại một cuộc họp thường niên của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ. Nghiên cứu phân tích dữ liệu của hơn 172.000 người trả lời bảng câu hỏi về giấc ngủ từ năm 2013 đến 2018. Bảng câu hỏi này là một phần của Khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia Mỹ. Cuộc khảo sát hàng năm được thực hiện bởi CDC và Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Mỹ.

Phát hiện mới: Những người ngủ kiểu này sống lâu hơn tới 5 năm - Ảnh 1.

Nếu chúng ta có thể cải thiện giấc ngủ một cách tổng thể… thì chúng ta có thể ngăn ngừa một số trường hợp tử vong sớm.

Người tham gia được hỏi liệu họ có bao nhiêu trong số 5 thói quen ngủ dưới đây:

1. Ngủ từ bảy đến tám tiếng mỗi đêm

2. Không thức dậy trong đêm hơn hai lần một tuần

3. Không bị khó đi vào giấc ngủ hơn hai lần một tuần

4. Cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi thức dậy ít nhất năm ngày một tuần

5. Không sử dụng bất kỳ loại thuốc ngủ nào

Sau đó, các nhà nghiên cứu so sánh những số liệu trên với hồ sơ “Chỉ số tử vong quốc gia” Mỹ để xem liệu hành vi khi ngủ của người tham gia có tác động gì với tuổi thọ hay không.

Kết quả cho thấy những người đàn ông tuân theo cả 5 thói quen ngủ lành mạnh trên có tuổi thọ cao hơn 4,7 năm so với những người không có hoặc chỉ có một thói quen.

Tác động của thói quen ngủ lành mạnh đối với phụ nữ thấp hơn: Những người tuân theo cả 5 thói quen ngủ có tuổi thọ cao hơn 2,4 năm so với những người không có hoặc có một thói quen.

“So với những người có từ 0 đến 1 thói quen tốt cho giấc ngủ, những người có cả 5 thói quen có nguy cơ tử vong vì bất kỳ lý do gì thấp hơn 30%, khả năng tử vong vì bệnh tim mạch thấp hơn 21%, khả năng tử vong do ung thư thấp hơn 19% và khả năng tử vong vì các nguyên nhân khác ngoài bệnh tim hoặc ung thư thấp hơn 40%”, theo kết quả nghiên cứu.

Tiến sĩ Raj Dasgupta, chuyên gia về giấc ngủ, phó giáo sư y học lâm sàng tại Trường Y Keck, thuộc Đại học Nam California, người không tham gia nghiên cứu, nhận định: “Chúng ta không chỉ nói về chất lượng và số lượng giấc ngủ, mà còn là sự đều đặn có được giấc ngủ ngon từ đêm này qua đêm khác”.

“Theo các nghiên cứu gần đây, sự không nhất quán trong thời lượng ngủ và thời gian ngủ có liên quan đến những bất thường về trao đổi chất và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Khuyến khích duy trì lịch trình ngủ đều đặn với thời lượng giấc ngủ nhất quán có thể là một phần quan trọng trong các khuyến nghị về lối sống để ngăn ngừa bệnh tim”, chuyên gia Dasgupta nói thêm.

Phát hiện mới: Những người ngủ kiểu này sống lâu hơn tới 5 năm - Ảnh 2.

Không chỉ chất lượng giấc ngủ mà sự nhất quán trong thời gian ngủ cũng rất quan trọng.

Mẹo ” vệ sinh giấc ngủ “

Nếu bạn có ít hơn 5 thói quen ngủ lành mạnh kể trên, đừng quá lo lắng. Tin tốt là bạn có thể dễ dàng rèn luyện trí não của mình để ngủ ngon hơn bằng cách tuân theo các quy tắc “vệ sinh giấc ngủ”. Điều quan trọng là phải đi ngủ vào cùng một thời điểm vào hầu hết các đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm vào hầu hết các buổi sáng — ngay cả vào cuối tuần và ngày lễ.

Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn có môi trường ngủ tối ưu — mát mẻ và càng tối càng tốt — đồng thời chặn tiếng ồn hoặc thử sử dụng máy tạo âm thanh. Tránh uống rượu trước khi đi ngủ. Rượu có thể khiến bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, nhưng khi gan của bạn kết thúc quá trình chuyển hóa rượu vào lúc 3 giờ sáng, cơ thể bạn sẽ thức dậy, các chuyên gia cảnh báo.

Đặc biệt, hãy thiết lập chu trình ngủ cho riêng mình, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử hoặc những thứ gây xao nhãng ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Hãy thử thiền, yoga, thái cực quyền, tắm nước ấm – bất cứ điều gì giúp bạn thư giãn.

Tiến sĩ Qian cho biết các bậc phụ huynh có thể học những thói quen này và dạy cho con của họ, giúp chúng có nhiều khả năng sống lâu hơn.

Ông nói: “Ngay cả khi còn trẻ, nếu mọi người có thể phát triển những thói quen ngủ tốt như ngủ đủ giấc, ngủ không gián đoạn và vệ sinh giấc ngủ tốt, mọi người có thể nhận được lợi ích to lớn cho sức khỏe tổng thể lâu dài”.

“Giống như chúng ta thường nói – ‘Không bao giờ là quá muộn để tập thể dục hoặc ngừng hút thuốc’, cũng không bao giờ là quá sớm để bắt đầu thói quen tốt. Và chúng ta nên nói về giấc ngủ cũng như đánh giá giấc ngủ thường xuyên hơn”.

(Nguồn: CNN, Fortune) / Theo Trà My / Tổ Quốc

Truyện ngắn vui : Cứ lấy cho đủ

A Bưu là một tên trộm, dù đã được Cảnh sát giáo dục nhiều lần nhưng hắn vẫn chứng nào tất ấy

Một ngày hắn đến siêu thị tiện ích Vạn Hòa để có gì sơ hở thì cuỗm luôn. Khi vào của hàng hắn thấy người bảo vệ là một ông già tóc đã hoa râm, hắn nghĩ: Mình đến đúng chỗ rồi. Hắn giả vờ như một người mua hàng đi đi lại lại trong cửa hàng nhìn ngó khắp nơi và thấy là cửa hàng không có camera thế là hắn nhặt luôn một hộp thuốc đánh răng cho vào túi áo và trả lại cái hộp giấy vào chỗ cũ trên kệ hàng.

Mọi việc có vẻ đều rất thuận lợi, ông già bảo vệ hình như không để ý gì đến hắn. Tiếp sau đó cứ vài ngày hắn lại đến siêu thị và lần nào cũng cuỗm được một thứ, công việc làm ăn của hắn rất thuận buồn xuôi gió, hắn mừng rơn lên. A Bưu có một người bạn tên A Bính cũng là một tên trộm cắp vặt. A Bưu nghĩ: Lần nào mình ra tay cũng rất thuận lợi, đây có phải là tay nghề của mình cao siêu hay là “mắt thần” canh gác có vấn đề và hắn quyết định kiểm nghiệm thử xem sao?

0d23dd75aa6970372978.jpg -0
Minh họa trong trang của Lê Tâm

Lần này, A Bưu dẫn theo A Bính cùng đi, khi đến cửa siêu thị hắn bảo A Bính vào trong siêu thị ra tay. Sau khi A Bính vào bên trong nhân lúc không thấy ai để ý đã nhanh tay lấy một chai nước rửa mặt cho vào túi áo nhưng khi hắn chưa ra khỏi cửa thì bị ông già bảo vệ ngăn lại:

– Này, anh vẫn chưa trả tiền chai nước rửa mặt đâu đấy?

Thế là A Bính đành phải ngoan ngoãn móc tiền trong túi ra trả. Khi về đến nhà, A Bính chỉ mặt A Bưu mắng:

– Đồ thối thây, sao mày bảo là lấy đồ ở đây dễ như chơi, lão già bảo vệ rất tinh đấy, làm tao mất toi hơn 20 tệ.

A Bưu cười ngặt nghẽo:

– Xem ra tay nghề của mày có vấn đề, mày còn phải học hỏi nhiều.

Từ đấy về sau, A Bưu ngày càng tự kiêu về tay nghề “móc túi” của mình và hắn bắt đầu thử ra tay trước con mắt của người ta. Một ngày, sau khi vào siêu thị Vạn Hòa, hắn đã lấy được một hộp sữa ngay trước mặt ông già bảo vệ và hắn vô cùng đắc ý. Đêm hôm đó hắn nằm mê, trong mơ hắn thấy mình mặc chiếc áo tàng hình nên hắn nhìn thấy người khác nhưng người khác không nhìn thấy hắn và hắn muốn lấy gì thì cứ việc lấy…

Buổi sáng tỉnh dậy, hắn nhớ lại cảnh trong mơ và rất phấn khích. Hắn hồi tưởng vô số lần hắn ra tay thành công và hắn thấy rằng hình như hắn có khả năng tàng hình thật. Nghĩ như vậy nên hắn quyết định đi thử xem sao. Lần này hắn lại đến siêu thị Vạn Hòa, hắn cảm giác như là hắn vào chỗ không người và hắn xách cái nồi cơm điện và bước ra ngoài. Có một điều rất kỳ quái là hình như ông già bảo vệ cũng không nhìn thấy hắn, A Bưu mừng như phát điên lên.

Sau khi mang cái nồi cơm điện về nhà hắn lại vội vã trở lại siêu thị lấy bếp điện, quạt điện, thuốc lá cao cấp và rất nhiều thứ, tóm lại là lần này hắn lấy toàn những đồ có giá trị nhưng không ngờ rằng những thứ hắn muốn lấy còn chưa đủ thì bị Cảnh sát bắt. A Bưu ngây người hỏi:

– Các anh … Các anh làm gì đấy? Chả nhẽ các anh nhìn thấy tôi ăn cắp à?

Lúc này, ông già bảo vệ mới từ bên trong mang ra một cái máy tính và mở một đoạn video cho hắn xem, hóa ra mỗi lần A Bưu ra tay đều được camera ghi lại hết.

A Bưu như vẫn chưa hiểu:

– Tôi thấy trong siêu thị không lắp camera mà?

– Ai bảo không có? – Ông già vẻ tự đắc nói – Ha ha! Ngươi tưởng lão già này cổ hủ lạc hậu à?

A Bưu vẫn như không hiểu:

– Những lần trước tôi lấy ông có phát hiện ra đâu?

– Ai bảo không biết? Đấy là ta cố ý để người lấy cho đủ đấy – Ông già cười rất to rồi nói tiếp – Nói cho ngươi biết, lúc đầu ngươi ăn cắp mấy cái thứ lặt vặt không bõ để bắt ngươi, nếu đưa ngươi đến đồn Cảnh sát thì không khác gì “vào chân trước ra chân sau”. Nhưng lần này thì khác, những thứ ngươi lấy là những thứ có giá trị đủ điều kiện kết tội ngươi phải ngồi tù.

A Bưu nghe ông lão nói vậy thì choáng váng ngã phịch xuống đất.

Nguyễn Thiêm (dịch)

Truyện vui của Hoàng Thắng (Trung Quốc)

Năm kịch bản khó lường của xung đột Nga-Ukraine

Năm kịch bản khó lường của xung đột Nga-Ukraine

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang năm thứ hai và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, với dự báo là sẽ diễn ra những kịch bản rất khó lường.

Trong bối cảnh Moscow vẫn đang tiếp tục bổ sung nhân lực, vật lực cho chiến dịch quân sự, đã có rất nhiều dự báo về những kịch bản kết thúc của cuộc xung đột.

Kịch bản tốt đẹp nhất dĩ nhiên là một thỏa thuận hòa bình, nhưng theo giới phân tích, Moscow dường như quyết tâm “buộc Ukraine phải chấp nhận một nền hòa bình bất lợi”, trong khi đó việc đưa Kiev ngồi vào bàn đàm phán sẽ là nhiệm vụ phức tạp nhất của lực lượng vũ trang Nga.

Kịch bản này chỉ có thể trở thành hiện thực khi Nga giành chiến thắng áp đảo của trên chiến trường, khiến Ukraine không thể gượng dậy được và dĩ nhiên là Nga đã đạt được tất cả các mục đích của mình là đánh chiếm hoàn toàn vùng Donbass và phần còn lại của Kherson, Zaporozhye; còn Ukraine sẽ mất tới gần 1/3 lãnh thổ.

Kịch bản này là điều dễ xảy ra nhất bởi Nga có đủ lực để hiện thực hóa tham vọng của mình. Tuy nhiên, để đạt được tất cả mục đích thì Moscow cũng sẽ mất không ít thời gian và phải chịu tổn thất không nhỏ.

Kịch bản thứ hai là tiếp diễn một “cuộc chiến tiêu hao”, mà không bên nào giành được thêm ưu thế trên chiến trường.

Nó cũng gần với phương án thứ ba là “đóng băng cuộc xung đột” khi hai bên ký kết một lệnh ngừng bắn tạm thời nhưng không đi đến một thỏa thuận hòa bình vĩnh viễn.

Kịch bản thứ 2 và 3 chỉ hiện hữu khi Moscow không thể đạt được tất cả các mục đích của mình trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, còn Kiev cũng không thể thu hồi được các vùng đất đã mất; nhưng cả Moscow và Kiev đều không thể tuyên bố từ bỏ mục tiêu của mình vì sợ mất thể diện.

Năm kịch bản khó lường của xung đột Nga-Ukraine - Ảnh 1.

Nga muốn đạt được tất cả các mục đích ở Ukraine trước khi ký kết thỏa thuận hòa bình

Điều này khiến cuộc chiến giằng dai không hồi kết hoặc tạm thời đóng băng, có thời điểm bùng phát mạnh mẽ mà cũng có thời điểm lắng dịu tùy theo bối cảnh chính trị hoặc điều kiện thời tiết.

Tuy nhiên, kịch bản này khó xảy ra bởi nếu cuộc chiến kéo dài sang năm thứ ba thì đó sẽ là một thất bại chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin nên trong năm thứ hai Moscow sẽ dốc toàn lực đánh chiếm trọn Donetsk, để nếu rơi vào trong tình trạng bất lợi Nga có thể miễn cưỡng tuyên bố đã đạt được mục đích “giải phóng Donbass” và kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Kịch bản thứ tư là “sự lui bước của Nga và chiến thắng cho Ukraine”, tức là Moscow không những không đạt được mục đích của mình, mà còn đánh mất cả những vùng đã sáp nhập vào tay Kiev và buộc phải rút toàn bộ lực lượng khỏi Ukraine “không kèn, không trống”.

Moscow sẽ không bao giờ chấp nhận để mất các vùng đất đã sáp nhập vào tay Ukraine, bởi điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ mất sạch uy tín đối với các vùng lãnh thổ ly khai khác như Nam Ossetia hay Abkhazia (nguyên thuộc Gruzia) hoặc Transnistria (PMR, tức Cộng hòa Moldova Pridnestrovia tự xưng, nguyên thuộc Moldova)…, mà nước này đang bảo hộ.

Hơn nữa, Moscow đã nhiều lần tuyên bố sẽ sử dụng cả vũ khí hạt nhân nếu các vùng lãnh thổ mới sáp nhập bị đe dọa. Và điều đó sẽ dẫn tới kịch bản thứ 5: Sau khi phải nhận “những thất bại không thể gượng dậy trên chiến trường”, Nga buộc phải sử dụng vũ khí hạt nhân (chiến thuật).

Năm kịch bản khó lường của xung đột Nga-Ukraine - Ảnh 2.

Nếu bị mất 4 vùng lãnh thổ đã sáp nhập hồi tháng 9/2022, Nga sẽ mất uy tín đối với các vùng lãnh thổ ly khai khác như Nam Ossetia hay Abkhazia

Đây cũng là điều mà cả thế giới lo sợ nhất bởi việc Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine sẽ xâm phạm “lằn ranh đỏ” của NATO, dẫn đến sự can thiệp quân sự trực tiếp của khối này.

Như vậy, cuộc xung đột quân sự giữa hai quốc gia láng giềng sẽ biến thành một cuộc chiến kinh hoàng giữa một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới với khối quân sự mạnh nhất thế giới, kéo nhân loại sa vào cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ 3 mà không biết trước tương lai sẽ như thế nào.

Nguyễn Ngọc / Shoha

Số phận của Putin gắn liền với cuộc chiến của Nga ở Ukraine ra sao?

Putin and Shoigu
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu dự lễ đặt vòng hoa kỷ niệm Ngày Bảo vệ Tổ quốc ở Moscow hôm 23/3/2023

Nhiều lần tôi nhớ lại điều tôi nghe trên truyền hình nhà nước Nga ba năm trước.

Ở thời điểm đó, người dân Nga được giục giã hãy ủng hộ thay đổi trong hiến pháp Nga để cho phép ông Vladimir Putin tiếp tục cầm quyền thêm 16 năm nữa.

Để thuyết phục công chúng, phát thanh viên truyền hình mô tả Tổng thống Putin như một thuyền trưởng chèo lái con tàu nước Nga qua những vùng biển đầy bão tố của bất ổn chính trị.

“Nước Nga là ốc đảo của sự ổn định, một bến cảng an toàn,” ông ta nói tiếp. “Nếu không nhờ có Putin thì chúng ta sẽ ra sao?”.

Ốc đảo của sự ổn định và bến cảng an toàn chẳng được bao lâu. Ngày 24/2/2022, thuyền trưởng điện Kremlin ra khơi trong một cơn bão do chính ông ta gây ra. Và hướng thẳng đến một tảng băng lớn.

Cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin đã gây ra chết hóc và hủy hoại tới nước láng giềng của Nga. Nó gây hậu quả là thương vong rất lớn cho quân đội của chính nước ông: một số nguồn ước tính số binh lính Nga đã thiệt mạng lên tới hàng chục ngàn người.

Hàng trăm ngàn công dân Nga bị kêu gọi nhập ngũ và nhiều tù nhân Nga (trong đó có cả những kẻ sát nhân bị bỏ tù) được đưa vào quân đội để chiến đấu ở Ukraine. Trong khi đó, cuộc chiến đã ảnh hưởng đến giá năng lượng và lương thực thế giới và tiếp tục gây đe dọa cho an ninh châu Âu và toàn cầu.

Vậy vì sao vị tổng thống Nga lại theo con đường gây chiến và chinh phục lãnh thổ?

Vladimir Putin
Chụp lại hình ảnh,Ông Vladimir Putin bắt tay các quan chức quân đội trong một buổi ca nhạc tại Sân vận động Luzhniki hôm 22/2 tại Moscow

“Ở chân trời là cuộc tổng tuyển cử tổng thống Nga 2024,” nhà khoa học chính trị Ekaterina Schulmann bình luận.

“Hai năm trước cuộc bầu cử đó, điện Kremlin muốn có một sự kiện đầy chiến thắng nào đó. [Ý định là] năm 2022 họ sẽ đạt mục tiêu đó. Năm 2023 họ sẽ gieo vào đầu người dân Nga rằng họ đã may mắn chừng nào khi có một thuyền trưởng tài tình chèo lái con thuyền như thế, người không những chỉ vượt qua sóng gió và còn đưa họ đến những bến bờ mới và giàu có. Rồi năm 2024 mọi người sẽ bỏ phiếu. Bingo. Có gì có thể sai được?”

Nhưng có thể sẽ có rất nhiều điều không theo ý muốn, nếu các kế hoạch của bạn dựa trên những giả định và tính toán sai lầm.

Điện Kremlin đã trông đợi rằng “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ sẽ nhanh như chớp. Chỉ trong vài tuần, họ nghĩ, Ukraine sẽ quay về quỹ đạo của Nga. Tổng thống Putin đã đánh giá quá thấp khả năng chống cự và phản pháo của Ukraine, cũng như tinh thần quyết tâm ủng hộ Kyiv của các nước phương Tây.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo Nga vẫn chưa thừa nhận ông đã sai lầm khi xâm lược Ukraine. Cách làm của Putin là tiếp tục, leo thang và dùng tất cả mọi cách.

Điều này khiến tôi có hai câu hỏi quan trọng: Vladimir Putin đánh giá tình hình thế nào sau một năm và động thái tiếp theo của ông ta ở Ukraine sẽ là gì?

Tuần này ông ta cho chúng ta vài manh mối.

Bài diễn văn toàn quốc của ông đầy ắp những lời lẽ chống phương Tây. Ông ta tiếp tục đổ lỗi cho Mỹ và Nato cho cuộc chiến ở Ukraine, và mô tả nước Nga như một bên vô tội. Quyết định ngưng tham gia vào hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ, hiệp nước New Start, cho thấy rằng Tổng thống Putin không có ý định rút khỏi Ukraine hay chấm dứt thế đối đầu với phương Tây.

Ngày hôm sau, tại một sân vận động ở Moscow, ông Putin cùng lên sân khấu với các binh sỹ Nga từ tiền tuyến trở về. Trong buổi mit tinh ủng hộ điện Kremlin được dàn dựng kỹ lưỡng, Tổng thống Putin nói với đám đông rằng “hiện đang có các trận đánh ngay lúc này trên các miền đất [thuộc về Nga] trong lịch sử” và ca ngợi “các chiến binh dũng cảm” của Nga.

Kết luận: đừng trông đợi điện Kremlin quay xe. Vị tổng thống Nga này không bao giờ quay đầu.

Putin giving speech
Chụp lại hình ảnh,Ông Putin phát biểu trước đám đông ở Sân vận động Luzhniki Stadium hôm 22/2/2023

“Nếu ông ta không gặp sự chống cự nào, ông ta sẽ đi tiếp xa nhất có thể,” Andrei Illarionov, cựu cố vấn kinh tế của Tổng thống Putin bình luận. “Không có cách nào để cản ông ta trừ phản kháng quân sự.”

Nhưng có thể nói chuyện thay vì dùng xe tăng không? Liệu có thể đàm phán hòa bình với ông Putin?

“Có thể ngồi xuống với bất kỳ ai,” ông Andrei Illarionov nói tiếp, “nhưng chúng ta có quá trình ngồi xuống nói chuyện với Putin và ký thỏa thuận với ông ta.

“Putin vi phạm tất cả các văn bản đó. Thỏa thuận về việc sáng lập Khối thịnh vượng Chung của các Quốc gia Độc lập, hiệp ước song phương giữa Nga và Ukraine, hiến chương LHQ, Luật Helsinki năm 1975, Biên bản ghi nhớ Budapest, vân vân. Không có một văn bản nào mà ông ta không vi phạm.”

Khi nói về vi phạm thỏa thuận, chính quyền Nga có một danh sách dài những thỏa thuận mà theo họ phương Tây không tuân thủ. Đứng đầu danh sách đó là việc Moscow khẳng định phương Tây không thực hiện cam kết đưa ra những năm 1990 là không mở rộng Nato về phía Đông.

Thế nhưng trong những năm đầu lên nắm quyền, Vladimir Putin dường như không coi Nato là mối đe dọa. Năm 2000, ông ta thậm chí không loại trừ khả năng một ngày Nga sẽ trở thành thành viên của khối này. Hai năm sau, khi được yêu cầu bình luận về ý định gia nhập Nato của Ukraine, Tổng thống Putin trả lời: “Ukraine là một quốc gia có chủ quyền và có quyền tự chọn cách đảm bảo an ninh của họ…” Ông khẳng định vấn đề này sẽ không làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa Moscow và Kyiv.

Ông Putin của năm 2023 là một nhân vật rất khác. Đầy sự thù hận với “bè lũ phương Tây,” ông khoác lên phong cách người chỉ huy của một pháo đài bị bao vây, chống lại các nỗ lực của kẻ thù của nước Nga đang tìm cách tiêu diệt đất nước ông.

Từ những bài phát biểu và bình luận của ông – và việc ông nhắc tới các lãnh tụ Nga hoàng như Peter Đại đế hay Catherine Đại đế – ông Putin dường như tin rằng ông ta có sứ mệnh tái lập lại đế chế Nga theo một dạng nào đó.

Nhưng còn cái giá mà Nga phải trả? Tổng thống Putin đã từng có uy tín là người mang sự ổn định cho đất nước. Uy tín này đã biến mất trong bối cảnh ngày càng có nhiều thương vong cho quân đội Nga, và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Vài trăm ngàn người Nga đã rời đi kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, trong số họ có nhiều người trẻ, có kỹ năng và học vấn: sự chảy máu chất xám sẽ làm tổn hại nền kinh tế Nga hơn nữa.

Putin giving state of the nation address
Chụp lại hình ảnh,Hôm thứ Ba, ông Putin có bài diễn văn trước toàn quốc

Vì có cuộc chiến, bỗng nhiên có rất nhiều tổ chức có vũ trang xuất hiện, trong đó có cả các công ty quân sự tư nhân, như nhóm đánh thuê Wagner của Yevgeny Prigozhin và các tiểu đoàn khu vực. Quan hệ giữa các nhóm này và lực lượng quân đội chính thống không hề đoàn kết. Mâu thuẫn giữa Bộ Quốc phòng Nga và nhóm Wagner là một ví dụ của sự đấu đá trong tầng lớp tinh túy.

Sự bất ổn định trộn với quân đội tư nhân là một món cocktail nguy hiểm.

“Nội chiến có khả năng sẽ diễn ra ở Nga trong thập kỷ tới,” Konstantin Remchukov, chủ và biên tập viên của tờ Nezavisimaya Gazeta có trụ sở ở Moscow cho biết.

“Có quá nhiều nhóm lợi ích hiểu rằng trong tình hình hiện nay, có cơ hội để tái phân phối lại của cải.”

“Cơ hội thực sự để tránh xảy ra nội chiến sẽ là nếu có người phù hợp lên nắm quyền ngay sau ông Putin. Người có quyền lực đối với giới tinh túy và có quyết tâm cô lập hóa nhưng kẻ khao khát lợi dụng tình hình.”

“Vậy giới tinh túy Nga có bàn xem ai là người phù hợp lên thay Putin không?” tôi hỏi Konstantin.

“Một cách kín đáo. Khi đèn tắt. Họ có bàn về chuyện này. Họ có tiếng nói của họ.”

“Và ông Putin có biết những bàn tán này đang diễn ra không?”

“Ông ta có biết. Tôi nghĩ ông ta biết hết mọi chuyện”.

Tuần này, chủ tịch hạ viện Nga tuyên bố: “Chừng nào còn Putin, chừng đó còn nước Nga”.

Đó là câu nói thể hiện lòng trung thành, nhưng không phải là sự thật. Nước Nga sẽ tồn tại – nó đã tồn tại nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên, số phận của Vladimir Putin gắn liền một cách không thể thay đổi được với kết quả của cuộc chiến ở Ukraine.

  • Steve Rosenberg / Biên tập viên về Nga từ Moscow /BBC