Căn hộ 3 ngủ có diện tích 105m2 ở Cầu Giấy Hà Nội là tổ ấm mang nét thanh lịch, hoài cổ nhưng đầy tiện nghi, sang trọng không thua kém biệt thự lớn.
Việc sống trong các căn hộ chung cư sang trọng với nhiều tiện ích như: Siêu thị, bể bơi, khu sân chơi, hầm để xe, an ninh tốt… đang trở thành xu hướng trong xã hội hiện đại.
Nhiều căn hộ có diện tích từ 100m2 trở lên, đáp ứng nhu cầu sống cho gia đình đông người với 3 phòng ngủ, 2 vệ sinh, 1 bếp, 1 khách. Các gia chủ cũng chú trọng đến không gian sống, đưa cá tính, sở thích của mình vào từng chi tiết nội thất.
Căn hộ mang phong cách Indochine ở Cầu Giấy (Hà Nội) được kiến trúc sư Phạm Ngọc Nam cùng cộng sự đang triển khai. Gia chủ là người yêu những nét hoài cổ, thích kiến trúc xưa cũ ở Hà Nội, đặc biệt là đường nét của kiến trúc Indochine. Bởi vậy, khi ra đầu bài cho bản vẽ, anh yêu cầu nhóm thiết kế đưa được những sở thích đó vào.
Một tổ ấm mang nét thanh lịch, hoài cổ nhưng cũng sang trọng, tiện nghi không thua kém các biệt thự lớn. Sắc vàng, nâu gỗ, sàn gạch bông… Tuy nhiên, nhóm không quá tham lam các chi tiết bóng bẩy, cầu kỳ mà đặt đó đó sự giản đơn, nhẹ nhàng. Đường bo cong mềm mại điểm cho nhà thêm ấn tượng.
Hãy cùng VietNamNet tham quan căn hộ này:
Sắc vàng nhẹ làm đồ gỗ thêm nổi bật. Đồ decor cũng được chú trọng, phù hợp thiết kế của đầu thế ký 20. Đèn thả trần ở phòng khách và bếp thể hiện sự mộc mạc, gần gũi. Khu vực sinh hoạt chung hưởng trọn gió trời, ánh sáng từ khu ban công. Cửa ban công dùng nhôm kính nan nhỏ, cùng màu với bàn ghế để tăng sự hài hòa. Những bức tranh kỷ hà, hoa mai… rất phù hợp với lối thiết kế này.
Bàn ăn kết hợp bàn đảo nằm ở vị trí trung tâm, là nơi cả nhà quây quần bên nhau, thưởng thức bữa tối sau ngày dài đi làm, học tập. Vì vậy, anh Phạm Ngọc Nam tạo ra khu vực rộng rãi, thoáng đãng, mang tính chất kết nối không gian.
Tủ bếp kết nối với tủ trưng bày rượu, tạo thành một khối xuyên suốt nhưng cũng rất gọn gàng, ngăn nắp.
Khu vực sảnh tiếp đón nghệ thuật, tỏa ra sự ấm cúng ngay khi bước vào.
Phòng ngủ chính hay phụ đều được chăm chút kỹ càng, từ họa tiết tranh, đồ decor cho đến cây xanh. Ánh sáng bố trí vừa đủ, bởi các phòng đều có cửa sổ đón ánh sáng trời. Việc này cũng đảm bảo cho giấc ngủ của chủ nhân dễ chịu, thư thái.
Ngoài giường ngủ, tủ quần áo, bàn trang điểm, nhóm đặt vào đây bộ bàn trà nhỏ giống căn phòng khách sạn hạng sang ở resort. “Quan điểm của tôi là tạo cho khách hàng cuộc sống sang, sống chất và thể hiện được gu của họ”, anh Nam chia sẻ.
Phòng ngủ anh Nam sử dụng sàn gỗ lát xương cá tạo điểm nhấn. Cánh tủ quần áo kiểu lá sách – đây là cách làm cửa xuất hiện nhiều ở nước ta vào thế kỷ 20.
Ăn nhiều thịt không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là có thể dẫn đến hoặc làm nặng thêm bệnh mỡ máu và cao huyết áp. Quan điểm này cũng có ý đúng nhưng chưa đủ. Đúng ở chỗ là thịt được nhắc đến ở đây là thịt đỏ.
Thịt đỏ thực sự không tốt cho sức khỏe của bạn. Thịt đỏ có chứa cholesterol và chất béo bão hòa. Khi nấu thịt đỏ sẽ tạo ra các hợp chất gây ung thư. Thịt đỏ chứa rất nhiều chất sắt, đây là yếu tố được cho là thúc đẩy ung thư phát triển và ăn thịt đỏ có liên quan đến bệnh huyết áp cao và tăng cholesterol trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo bạn nên ăn thịt đỏ ở một lượng vừa phải. Thay vào đó, bạn có thể tiêu thụ những loại thịt tốt cho sức khỏe hơn, vừa mang lại cảm giác ngon miệng vừa giúp ngăn ngừa bệnh mỡ máu và huyết áp cao dưới đây.
1. Thịt vịt
Thịt vịt chứa hầu hết các chất béo lành mạnh.
Theo trang Healthline, thịt vịt chứa hầu hết các chất béo lành mạnh, bao gồm một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn, là sự kết hợp của axit béo omega-3 và omega-6; và có hương vị thịt phong phú. Ngay cả khi ăn cả da, hàm lượng chất béo trong vịt sẽ thay đổi tùy theo lượng mỡ tiết ra trong quá trình chế biến.
Vì vậy, bệnh nhân mỡ máu hoặc cao huyết áp có thể dùng một ít thịt vịt trong cuộc sống hàng ngày, chất béo chứa trong thịt vịt không lớn, thường là một số axit béo không no, ngoài ra một ít mỡ trên da vịt sẽ không gây béo phì. Bởi vì những chất béo này gần với dầu thực vật hơn, có thể phát huy tác dụng làm giảm cholesterol rất tốt.
Nếu như bệnh nhân huyết áp cao hay mỡ máu có thể ăn một ít thịt vịt một cách hợp lý, còn có thể phòng ngừa bệnh tim mạch và mạch máu não.
2. Thịt ức gà
Thịt ức gà cũng có nhiều axit béo không no.
Bệnh nhân huyết áp cao hay mỡ máu có thể thích hợp ăn một ít thịt ức gà trong sinh hoạt hàng ngày.
Tương tự như thịt vịt, thịt ức gà cũng có nhiều axit béo không no. Tuy nhiên, mọi người nên hạn chế ăn da gà, đặc biệt là bệnh nhân mỡ máu cao nên bỏ da để giúp ngăn ngừa hiệu quả vấn đề tăng lipid máu. Ngoài ức gà, bạn cũng có thể chọn các phần thịt màu trắng khác của gà để ăn vì vùng thịt này có hàm lượng protein tương đối cao, nhưng cao nhất vẫn là phần ức gà.
3. Thịt cá
Thịt cá chứa hàm lượng đạm rất cao, đồng thời không chứa nhiều chất béo…
Thịt cá chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại cá biển sâu rất có ích cho chị em trong việc bổ sung collagen. Thịt cá còn chứa hàm lượng đạm rất cao, đồng thời không chứa nhiều chất béo, ăn không làm tăng hàm lượng chất béo trong cơ thể chúng ta, cũng không làm chúng ta béo phì.
Các axit béo không no có trong cá còn có thể giúp cơ thể chúng ta ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não, đồng thời có thể thúc đẩy hiệu quả quá trình tuần hoàn máu của cơ thể, bổ sung năng lượng, chất đạm và các loại chất dinh dưỡng mà cơ thể thiếu.
Đồng thời ăn một số loại cá đúng cách trong cuộc sống hàng ngày không những không khiến cho chứng huyết áp cao và mỡ máu nghiêm trọng hơn mà còn có hiệu quả giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
“Mọi vấn đề của nhân loại đều bắt nguồn từ việc con người không học cách chấp nhận sự cô đơn”.
Trước khi qua đời ở tuổi 39, nhà khoa học lỗi lạc Blaise Pascal đã để lại một khối lượng lớn những đóng góp đồ sộ trong nhiều lĩnh vực như vật lý, toán học, cơ học chất lưu, đo lường và xác suất.
Tuy nhiên, có một di sản khác mà ông để lại, không thuộc khoa học tự nhiên, còn truyền cảm hứng nhiều hơn cho hậu thế. Pascal có một kho báu khác thuộc về khoa học xã hội, thậm chí, di sản này của ông còn to lớn và vĩ đại hơn tất cả những thành tựu mà ông để lại.
Một điều thú vị là những triết lí sâu sắc chủ yếu được ông đúc kết khi tuổi đời còn rất trẻ. Mãi đến khi trưởng thành và tiếp xúc nhiều với tôn giáo, Pascal mới dần chuyển mình sang các lĩnh vực đậm tính triết học và thần học.
Ngay trước khi qua đời, Pascal đang tập hợp những triết lí của mình thành một tuyển tập thần học mà sau này được gọi với cái tên “Cuốn sách Pensées”. Tác phẩm chủ yếu nói về các giả thiết toán học khi được áp dụng vào cuộc sống để lựa chọn cho mình một đức tin. Ngoài ra, cuốn sách còn thực sự kì bí ở những suy ngẫm về ý nghĩa của sự sống, của việc sinh ra là-một-con-người. Nó là hình thái của triết học được ra đời trước cả khi triết học thực sự trở thành một lĩnh vực để nghiên cứu.
Có quá nhiều những suy nghĩ tâm đắc trong cuốn sách đáng được “quote” lại, chúng khiến người ta phải thực sự giật mình ở nhiều góc độ. Tuy vậy, một trong những trích dẫn nổi tiếng nhất của Pascal đã tóm lược được những trăn trở cả đời của ông, cũng như mọi vấn đề của nhân loại.
Theo Pascal, chúng ta sợ sống và tồn tại trong im lặng, sợ việc không là-một-cái-gì-đó-trên-đời. Chúng ta ghét sự nhàm chán, lặp lại và tình nguyện để cho sự xao lãng xâm chiếm. Chúng ta không nghĩ ra cách nào khác ngoài chạy trốn khỏi các vấn đề cảm xúc bằng cách tự an ủi thậm chí là huyễn hoặc bản thân.
Vấn đề duy nhất ở đây là: loài người chưa bao giờ học cách ở một mình.
Được kết nối là tốt, mà hiểm họa cũng đầy
Xã hội càng hiện đại, lời cảnh báo của Pascal càng chính xác. Nếu có một từ nào đó diễn đạt chính xác những vấn đề của thế giới trong suốt 100 năm qua thì đó ắt hẳn là “sự kết nối”.
Công nghệ thông tin đã và đang xâm lấn thái quá vào việc định hướng văn hoá. Từ điện thoại, đến radio rồi TV, mạng internet, chúng ta đã tìm ra cả ngàn cách để khiến loài người gần nhau hơn. Tôi có thể ngồi tại văn phòng của mình ở Canada để tham dự một cuộc họp ở bất kì nơi nào trên thế giới chỉ qua Skype. Tôi có thể bay đến bất kì nơi nào trên thế giới mà vẫn biết tình hình ở nhà chỉ bằng cách lướt web. Thôi chẳng cần bàn đến lợi ích của sự kết nối, tuy nhiên, thứ nào nhiều lợi thì cũng đầy hại. Người ta nói nhiều lắm rồi, về quyền riêng tư, về việc internet lén lút thu thập dữ liệu, tuy nhiên, còn có một “thiệt hại” to lớn khác mà không phải ai cũng biết.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi thứ đều được kết nối, trừ bản thân mình.
Nếu quan điểm của Pascal về việc “con người không chịu nổi sự cô đơn” là chính xác, vậy thì vấn đề sẽ ngày càng nghiêm trọng bởi con người thời nay có quá nhiều sự lựa chọn, họ sẽ nghĩ: “Việc gì mình phải chịu đựng sự cô đơn?”- khi đời người có quá nhiều cám dỗ?
Câu trả lời là: ở một mình khác với cô độc. Nếu bạn không chịu nổi việc ở một mình, bạn sẽ không bao giờ nhận thức được bản thân. Càng như vậy, bạn càng đắm chìm vào sự xao lãng và cứ thế, bạn lâm vào cảnh nghiện ngập, phụ thuộc vào công nghệ, những thứ vốn được chế tạo để giải phóng con người.
Đừng nghĩ rằng mình có thể dùng những náo nhiệt của thế giới để che đậy đi những rắc rối của bản thân, đồng nghĩa với việc những rắc rối ấy tự biến mất.
Hầu hết con người đều nghĩ mình đã quá hiểu rõ bản thân mình, họ tưởng rằng mình hiểu rõ bản thân, biết rõ cảm xúc của mình, hiểu rõ vấn đề của mình. Nhưng thật ra, rất ít người có khả năng làm được điều đó. Những người thật sự làm được sẽ ngay lập tức nói với bạn rằng ta không phải lúc nào cũng hiểu được chính mình, thậm chí, mất rất nhiều thời gian mới có thể làm được.
Ngày nay, con người có thể sống cả đời mà không nhận thức được gì về bản thân, ngoài cái vỏ bọc mà chúng ta tự dựng nên cho mình, chúng ta mất kết nối với chính bản thân ta, đó mới thực sự là vấn đề.
Sự nhàm chán cũng là một động lực
Nếu quay lại những nguyên lý của Pascal, ta sẽ thấy: căm ghét sự cô độc, rất gần với căm ghét sự nhàm chán.
Vấn đề cốt lõi là ở đây. Chúng ta nghiện xem TV bởi có cái gì đó rất hấp dẫn trên TV. Ta nghiện chất kích thích vì lợi ích của nó (cho cá nhân ta) vượt trội hẳn những tác hại. Có lẽ vậy, chúng ta ghét sự cô đơn bởi chúng ta đã nghiện một trạng thái mang tên “không chán là được”.
Tất cả những thứ điều khiển cuộc sống của ta một cách tiêu cực đều bắt nguồn từ việc: ta ghét phải đối mặt với “hư không”. Vì thế, ta lao đầu đi tìm trò tiêu khiển, tìm việc và sau mỗi lần thất bại, tiêu chuẩn của ta lại càng ngày càng cao. Ta lảng tránh một sự thật rằng nếu không đối mặt với sự chán nản, ta sẽ không bao giờ nhận thức được bản thân mình. Và không nhận thức được bản thân mình chính là lí do ta thấy cô đơn, lo lắng, thay vì cảm thấy được kết nối với vạn vật xung quanh.
May thay, có một giải pháp cho vấn đề này. Các duy nhất để chiến thắng nỗi sợ cô đơn đó chính là đối mặt với nó. Hãy để sự chán nản đưa bạn đến nơi nào mà bạn vẫn kiểm soát được nó. Lúc đó, bạn sẽ nghe thấy tiếng lòng của chính mình và từ đó học được cách kết nối những phần của bản thân hiện vẫn đang còn xao lãng.
Thật tuyệt vời làm sao, khi bạn vượt qua được ranh giới đó, bạn sẽ thấy rằng, cô đơn chẳng phải là vấn đề gì đó quá to tát. Sự chán nản và nỗi cô đơn cũng có những tác động tích cực của chúng. Khi bạn sẵn sàng đầm mình trong thanh tịnh, thế giới trở nên trù phú hơn, rõ rệt hơn.
Bạn sẽ học được rằng còn nhiều việc khác, thứ khác, đáng để bạn bận tâm hơn là những xô bồ của bề nổi cuộc sống. Một căn phòng im lặng không có nghĩa là nó không có gì cho bạn khám phá.
Thi thoảng, việc ở-một-mình sẽ giúp bạn trải nghiệm những cảm giác không mấy dễ chịu, nhất là lúc bạn phải “soi” kĩ vào nội tâm của mình, những suy nghĩ, những cảm xúc, nghi ngại, hy vọng, nhưng về dài hạn, điều đó còn dễ chịu hơn nhiều so với việc lảng tránh tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống.
Chịu đựng sự chán nản sẽ giúp bạn tìm thấy sự mới mẻ trong những thứ tưởng chừng chẳng có gì mới lạ; giống như một đứa trẻ vô tình nhìn thấy thế giới. Điều này cũng giúp bạn giải quyết phần lớn những xung đột nội tâm của mình.
Mấu chốt là…
Thế giới càng tiến bộ, nó càng thúc đẩy chúng ta vượt qua những giới hạn của suy nghĩ. Việc cho rằng: “Không chịu được sự cô đơn là cốt rễ của mọi vấn đề” có thể hơi “nâng cao quan điểm”, nhưng chúng ta vẫn cần phải xem xét kĩ về nó.
Cái gì gắn kết chúng ta được thì cũng cô lập chúng ta được. Tại sao ta cứ mải mê xao lãng với những việc không đâu để rồi càng ngày càng cảm thấy cô đơn hơn?
Thú vị thay, thủ phạm chính của việc “ghét cô đơn” không phải là cám dỗ cụ thể nào về vật chất. Đó chỉ là nỗi sợ “hư không”, dẫn đến việc nghiện trạng thái “miễn không chán là được”. Có thể, bản năng của chúng ta là ghét tồn tại.
Chừng nào còn không nhận ra “giá trị của sự thanh tịnh”, chúng ta sẽ còn bỏ qua một sự thật rằng, chỉ khi nào ta dám đối mặt với sự chán nản, nó mới thực sự sản sinh ra những tác động tích cực. Và để đối mặt với nó, ta cần thời gian, có thể mất vài ngày, vài tuần, chỉ đề ngồi, ngẫm, cảm nhận trong tĩnh lặng.
Một triết lí cổ xưa nhất trên thế giới khuyên ta duy nhất một điều: hãy tự nhận thức bản thân mình. Lí do vì:
Không nhận thức được mình thì ta sẽ không bao giờ tìm ra cách để tương tác với thế giới. Phải biết mình là ai đã, rồi ta mới có nền tảng để dựng nên từ đó một cuộc sống.
Trớ trêu thay, một mình và kết nối nội tâm là kĩ năng chẳng ai dạy ta. Nhưng đó là kĩ năng quan trọng hơn hầu hết những thứ ta được dạy.
“Ở một mình” có thể không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng nó là bước khởi đầu, để từ đó ta tìm ra cách giải quyết mọi vấn đề.
“Tại sao tôi không lo lắng về việc sinh viên của mình sử dụng ChatGPT?” – Lawrence Shapiro, giáo sư triết học tại Đại học Wisconsin-Madison giải thích trong bài xã luận trên tờ The Washington Post.
Từ run rẩy trước chatbot
Lawrence Shapiro cho biết, ChatGPT khiến nhiều đồng nghiệp ở trường đại học của mình lo lắng tột cùng. Công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) này xuất sắc trong việc tạo ra các bài luận chuẩn ngữ pháp (thậm chí rất sâu sắc) đúng như những gì các giáo sư hy vọng thấy được từ các sinh viên của mình. Làm thế nào công cụ AI này lại thực sự tốt như thế?
Một người bạn của Shapiro thử nhờ ChatGPT (sản phẩn tiền phong của OpenAI) viết một bài luận về “multiple realization” (đa hiện thực). Đây là một đề tài quan trọng trong khóa học dạy về triết lý của tâm trí, liên quan đến khả năng tâm trí có thể được cấu tạo theo những cách khác với bộ não của con người. Bài luận ngắn hơn số từ được dự định, nhưng là một người có thẩm quyền về “multiple realization” tôi sẽ cho điểm A (A grade).
Rõ ràng ChatGPT đủ tốt để tạo một bài luận “cấp độ A” (A-level) về một đề tài hầu như không phổ thông. Nhưng công cụ này đang bị các trường đại học xem mối đe dọa còn “khủng khiếp hơn cả dịch bệnh”, thậm chí có thể dẫn đến cắt giảm ngân sách. Giải pháp rõ ràng nhất hiện nay (và là câu trả lời mà Shapiro nghĩ nhiều giáo sư sẽ theo đuổi) là thay thế bài luận năm trang giấy tiêu chuẩn về nhà bằng một bài kiểm tra viết tay ngay tại lớp, đối mặt thầy trò.
Những người khác muốn tiếp tục cho bài luận về nhà nhưng khuyên các đề tài nên tập trung vào các tác phẩm hoặc ý tưởng ít được phổ biến, tức là khả năng chatbot đã “học” và đưa vào bộ nhớ của nó không cao. Thậm chí nó biết rất ít hoặc không biết về đề tài. Tuy nhiên, Shapiro không tin là ChatGPT sẽ gặp khó khăn khi làm các bài luận về những bản sonnet ít được biết đến của kịch tác gia Shakespeare hoặc về những người lính tầm thường đã chiến đấu cho lực lượng “Union Army” trong cuộc Nội chiến Mỹ. Bên cạnh đó, nếu họ-học đường yêu cầu học sinh phải có tư duy sâu sắc hơn thì ChatGPT – theo Shapiro – không phải là thứ quan trọng chúng cần tham khảo hay sao?
Đến bình tĩnh “biến nguy thành cơ”
Shapiro cho biết, dù ông xem trọng nội dung của những gì giảng dạy, nhưng trên thực tế, sinh viên sẽ không dành quá một học kỳ để suy nghĩ về những thứ mà ông truyền trao cho họ. Không chắc công ty Goldman Sachs, Leakey’s Plumbing hay bất cứ công ty nào sinh viên của Shapiro đang làm việc sẽ mong đợi nhân viên của họ có một nền tảng vững chắc về “triết lý tư duy”.
Nhiều khả năng nhân viên được yêu cầu viết một lá thư, một bài phân tích hoặc một bài báo. Và để làm được điều này, họ cần phải biết cách viết tốt ngay từ đầu (như ChatGPT đã làm). Đây là kỹ năng mà Shapiro hy vọng sẽ có được ở sinh viên của mình sau khi tốt nghiệp. Shapiro đã dành nhiều thời gian để đọc các bài luận của họ và cho họ những nhận xét thực sự giúp cải thiện các bài luận tiếp theo.
Các bài kiểm tra viết tay trong lớp (được xem là giải pháp “duy nhất” để chống lại những bài luận do ChatGPT tạo ra) khó lòng đạt chuẩn yêu cầu vì không có giáo sư nào tin sẽ được xem một bài văn xuôi bóng bẩy hơn “sản phẩm” của ChatGPT trong một khoảng thời gian ngồi tại lớp ngắn ngủi như thế.
Với Shapiro, xã hội ngày nay dường như tồi tệ hơn trước và gây áp lực cho mọi người nhiều hơn, chứ không chỉ giáo viên. Từ giao thông bát nháo, tin tức chiến sự và đủ thứ tiêu cực trên truyền hình, ăn uống vội vã bằng các món chế biến sẵn như mì ống và phô mai. Nhưng Shapiro không tin sự suy giảm chất lượng của những bài luận mà ông được đọc là hệ quả của những lớp kính được phủ bởi thời gian.
Đọc nhiều bài viết của các sinh viên khóa trên và của những sinh viên đã tham gia các khóa học viết chuyên sâu khác, Shapiro phát hiện ra, chỉ một câu trong năm câu trong bài là không sai về ngữ pháp hoặc văn phong. Shapiro cho biết thêm, trong lớp học bình thường khoảng 28 sinh viên của ông, cứ vài học kỳ, ông lại gặp một người mà ông nghi ngờ đã “đạo văn”. Nay, có nhiều người nói, nhờ chatbot (và sự cám dỗ sử dụng nó cho mục đích bất chính) sẽ làm tăng số kẻ gian lận lên hơn 20%? Nhưng đối với Shapiro, thật vô lý khi tước quyền làm bài luận ở nhà của 22 sinh viên “trung thực” để ngăn sáu người còn lại gian lận (một số người trong số họ có thể đã gian lận ngay cả trước khi có sự trợ giúp của chatbot).
“Ngủ với kẻ thù”
Trong bài viết, Shapiro nói rằng ông muốn nêu ra thực tế này để rút ra điều gì đó tích cực từ “sự phổ biến không thể tránh khỏi” mà chatbot sẽ chứng minh trong thời gian tới. Không nên cấm chatbot mà thay vào đó, các giáo sư và sinh viên có thể dành thời gian tại lớp để đánh giá nghiêm túc một bài luận do chatbot tạo ra, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và sai sót của nó thay vì bỏ qua nó như một “sản phẩm gian lận”.
Buổi phân tích thầy trò này sẽ mang lại phần thưởng đáng kể. Đầu tiên, viết bài luận và phân tích, giống như bất kỳ kỹ năng nào, được hưởng lợi từ việc xem các ví dụ về nó. Ví dụ ở đây là “tác phẩm” của chatbot. Dù sinh viên có quyền phản đối khi bài luận của họ bị mọi người mổ xẻ, nhưng mổ xẻ bài luận (thường là xuất sắc) của chatbot thì không có vấn đề gì.
Thứ hai, do chatbot không bao giờ biến mất, sinh viên cũng có thể học cách tinh chỉnh sản phẩm của nó cho bất kỳ mục đích sử dụng nào trong tương lai. Shapiro kêu gọi các đồng nghiệp đừng bỏ qua bài luận về nhà chỉ vì sợ một số sinh viên sẽ để AI làm thay chúng. Thay vào đó, hãy nghĩ ra cách để “sản phẩm” của chatbot có lợi cho tất cả chúng ta. Sự thật, những kẻ gian lận đang tự làm hại chính mình, trừ khi các giáo viên chống lại họ bằng cách loại bỏ các bài luận về nhà khỏi giáo trình. Với Shapiro, các giáo viên không thể khai tử ChatGPT mà hãy học cách sống chung với nó. Đó là chọn lựa duy nhất.
Quân Nga đã đụng phải sự kháng cự dữ dội và đại bại tại mặt trận Vuhledar (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)
Đại tá Oleksiy Dmytrashkivskyi, người đứng đầu trung tâm báo chí thống nhất khu vực Tavriskiy của lực lượng phòng thủ Ukraine, nói với POLITICO: “Một số lượng lớn lực lượng địch, bao gồm cả ban chỉ huy, đã bị tiêu diệt gần Vuhledar”. 30 đơn vị xe tăng, khoảng 300 thủy quân lục chiến đã bị tiêu diệt. Tổng cộng chừng một lữ đoàn với 5,000 quân đã bỏ mạng ở Vuhledar…
Cựu chỉ huy lực lượng bán vũ trang Nga Igor Girkin đã gọi các tướng lĩnh Nga là “những kẻ ngu ngốc hoàn toàn, những người không học hỏi từ những sai lầm của chính họ.” Trên blog quân sự Telegram của mình, Girkin, với bút danh Igor Strelkov, đã lặp lại những chỉ trích liên tục của cộng đồng quân sự Nga đối với giới chỉ huy chóp bu của quân đội Nga. Igor Girkin viết: “Pháo binh Ukraine bắn cực kỳ chính xác. Hơn 30 đơn vị xe bọc thép Nga đã bị tiêu diệt. Hàng chục lính tăng thiệt mạng. Thậm chí nhiều tay súng của các đội đặc nhiệm thiện chiến cũng bị bắn banh xác”…
Trận chiến Vuhledar, được coi là bước mở đầu trong cuộc “tổng tấn công mùa xuân” của Nga, đã diễn ra vào tuần cuối cùng của Tháng Một 2023, nhưng quy mô tổn thất của Nga giờ mới bắt đầu được chú ý. Từ lời kể của giới chức Ukraine và phương Tây, từ binh lính Ukraine, lính Nga bị bắt và các blogger quân sự Nga, cũng như loạt video và ảnh vệ tinh, đã vẽ nên bức tranh về một chiến dịch bị cản trở bởi những “rối loạn chức năng” từ thực địa chiến trường.
Những tuần gần đây, Moscow đã vội vã điều thêm hàng chục nghìn quân mà hầu hết trong đó là tân binh non choẹt thiếu kinh nghiệm. Nói với BBC ngày 15 Tháng Hai 2023, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, cho biết “97% quân đội Nga” đang ở Ukraine. Giới chức quân sự Mỹ cũng ước tính khoảng 80% lực lượng bộ binh Nga đã được tung vào cối xay thịt Ukraine. Theo Ben Wallace, Moscow “đã mất hơn 1,000 người trong hai ngày.” Dĩ nhiên cuộc giao tranh Vuhledar cũng đã khiến Ukraine trả giá đắt, cả về thương vong lẫn số lượng lớn đạn dược mà họ sử dụng để đẩy lùi chiến thuật lấy thịt đè người của bộ binh Nga.
Vuhledar, nằm ở giao lộ mặt trận phía Đông ở khu vực Donetsk và mặt trận phía Nam thuộc vùng Zaporizhzhia, từ lâu đã lọt vào tầm ngắm Moscow. Thành phố này đã được Ukraine sử dụng làm căn cứ để thực hiện các cuộc quấy rối những chuyến tiếp vận của Nga. Đại tá Oleksiy Dmytrashkivskyi cho biết, hệt như những sai lầm mà Nga mắc phải kể từ ngày đầu cuộc chiến cách đây một năm, lần này, Nga cũng đã không tính đến địa hình – những bãi đất trống rải đầy mìn chống tăng. Hậu quả, hai trong các lữ đoàn tinh nhuệ nhất của Nga – Lữ đoàn Bộ binh Hải quân 155 và 40 – đã bị nghiền nát ở chiến địa khốc liệt Vuhledar.
Một thủy quân lục chiến Nga sống sót sau trận Vuhledar nói với hãng truyền thông Nga 7×7, có trụ sở tại vùng Komi của Nga, rằng những người thoát chết sau trận chiến được coi là lính đào ngũ. Người lính này cho biết mình thuộc đại đội thứ ba của Lữ đoàn 155. Anh ta kể, sau trận chiến đại bại, chỉ còn tám binh sĩ từ đại đội của mình là còn sống. Bất chấp vô vàn thất bại, Moscow vẫn tiếp tục khẳng định tất cả đang diễn ra đều đúng kế hoạch. Ngày 12 Tháng Hai 2023, Vladimir Putin vẫn nói “bộ binh và thủy quân lục chiến đang hoạt động như bình thường. Họ chiến đấu anh dũng.”
____________
Hàng ngàn công ty từ nhiều quốc gia tham gia tái thiết Ukraine
Các công ty tấm lợp đến từ Latvia; chuyên gia thương mại từ Hàn Quốc; giới sản xuất pin nhiên liệu từ Đan Mạch; sản xuất gỗ từ Áo; nhà đầu tư từ New York; nhà máy bê tông từ Đức… Hàng nghìn doanh nghiệp trên toàn cầu đang sẵn sàng tái thiết Ukraine…
Tang thương đổ nát bởi chiến tranh, Ukraine cần rất nhiều tiền lẫn thời gian để tái thiết (ảnh: Sofiia Bobok/Anadolu Agency via Getty Images)
Tổng thống Volodymyr Zelensky đã so sánh chương trình tái thiết Ukraine với Kế hoạch Marshall, khi Hoa Kỳ viện trợ Tây Âu sau Thế chiến II. Các ước tính ban đầu về chi phí xây dựng lại cơ sở hạ tầng nằm trong khoảng từ $138 tỷ đến $750 tỷ. Ukraine, với nền kinh tế suy giảm 30% trong năm 2022, rất cần tiền cho kế hoạch tái thiết. Viện trợ tái thiết dài hạn sẽ không chỉ phụ thuộc kết quả cuộc chiến mà còn phụ thuộc vào số tiền mà Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và các đồng minh khác chi trả.
Hơn 300 công ty từ 22 quốc gia đã đăng ký tham dự hội nghị và triển lãm thương mại Tái thiết Ukraine trong tuần này tại Warsaw. Đây là cuộc họp mới nhất trong loạt cuộc họp được thực hiện mặt đối mặt trực tiếp lẫn qua mạng. Tháng Một 2023, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, nhiều người đã gặp nhau để thảo luận các cơ hội đầu tư. Hơn 700 công ty Pháp cũng đã đến một hội nghị do Tổng thống Emmanuel Macron tổ chức vào Tháng Mười Hai 2022. Và vào ngày 15 Tháng Hai 2023, Liên đoàn Công nghiệp Phần Lan đã tài trợ một hội thảo trực tuyến kéo dài nguyên ngày với các quan chức Ukraine để những đại diện các công ty giới thiệu vô số dự án và sản phẩm, từ nhà máy xử lý nước thải, máy biến áp đến máy tuốt lúa.
Tái thiết một đất nước tan hoang như Ukraine là cơ hội bằng vàng đối với giới làm ăn. Ai cũng quan tâm đến việc bán một thứ gì đó. Với các doanh nghiệp, vấn đề cốt yếu là ai sẽ kiểm soát tiền. Đây là một câu hỏi mà Châu Âu, Hoa Kỳ và các tổ chức thế giới như Ngân hàng Thế giới – những nhà tài trợ và cho vay lớn nhất – đang tranh luận. “Ai sẽ trả tiền cho cái gì?” là một trong những câu hỏi lớn nhất. Cụ thể, ai sẽ quyết định các hợp đồng và chúng áp dụng như thế nào?
Những chính phủ dự kiến đóng góp vào quá trình tái thiết Ukraine đang cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong nước. Đức tuyên bố thành lập một quỹ để đảm bảo các khoản đầu tư. Kế hoạch này sẽ được giám sát bởi gã khổng lồ kiểm toán toàn cầu PwC và sẽ đền bù cho các nhà đầu tư những tổn thất tài chính có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp bị sung công hoặc dự án bị gián đoạn.
Tổng thống Volodymyr Zelensky so sánh chương trình tái thiết Ukraine với Kế hoạch Marshall, khi Hoa Kỳ viện trợ Tây Âu sau Thế chiến II (ảnh: Pierre Crom/Getty Images)
Pháp cũng sẽ cung cấp bảo lãnh nhà nước cho các công ty làm việc trong tương lai tại Ukraine. Bruno Le Maire, Bộ trưởng Tài chính, cho biết các hợp đồng trị giá tổng cộng 100 triệu euro, tương đương $107 triệu, đã được trao cho ba công ty Pháp với các dự án ở Ukraine: Matière sẽ xây dựng 30 cây cầu nổi, Mas Seeds và Lidea cung cấp hạt giống cho nông dân.
Cuối năm ngoái, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ký một thỏa thuận với Laurence D. Fink, giám đốc điều hành BlackRock, để “phối hợp các nỗ lực đầu tư nhằm xây dựng lại quốc gia bị chiến tranh tàn phá”. BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, sẽ tư vấn cho Kyiv “cách cấu trúc các quỹ tái thiết quốc gia”.
Người đưa Laurence D. Fink đến với chương trình tái thiết Ukraine là Andrew Forrest, một ông trùm khai thác mỏ người Úc, giám đốc điều hành Tập đoàn kim loại Fortescue. Tháng Mười Một 2022, Forrest đã công bố khoản đầu tư ban đầu trị giá $500 triệu, từ quỹ cổ phần tư nhân riêng của ông. Nguồn tiền này sẽ được đưa vào ngân quỹ mới được thiết kế riêng cho các dự án tái thiết; và nơi điều hành nguồn quỹ là BlackRock, với mục đích huy động thêm ít nhất $25 tỷ từ các chính phủ cũng như giới đầu tư tư nhân từ khắp nơi trên thế giới.