“Chiếc giường đắt nhất thế giới là giường bệnh”: Có sức khỏe là có tất cả, lúc có không giữ khi mất đừng tìm!

"Chiếc giường đắt nhất thế giới là giường bệnh": Có sức khỏe là có tất cả, lúc có không giữ khi mất đừng tìm!

Bỏ ra 5 triệu đồng một lần đi khám bệnh tổng quát mỗi tháng còn hơn đi vay mượn một lúc 500 triệu để chữa ung thư giai đoạn cuối.

Cả một đời người được ví như là một trận bóng. 

Nửa hiệp trước là học hành, quyền lực, tiền tài, danh vọng, thành tích, tăng lương, tiến chức. Còn nửa hiệp sau là huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, ung thư, cô đơn, sầu não.

Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình, nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi.

Cả một đời tranh đấu vì lợi ích bản thân, nỗ lực vì tương lai. Công sức, trí não bỏ ra để phấn đấu vì một tương lai xán lạn, no đủ, không thua kém bè bạn, để gia đình được ngẩng cao mặt với họ hàng, làng xóm. Nhưng từng ấy thời gian đốt cháy năng lượng vào công việc, quay cuồng trong  tiền tài sự nghiệp cũng là từng ấy thời gian sức khỏe hao mòn, bị vắt kiệt như một chiếc giẻ lau bảng khô khốc, nhàu nhĩ, xơ xác.

Những ngày tháng sung sức nhất là những ngày tháng tuổi trẻ. Nhưng so với cả quãng dài cuộc đời thì quãng dài tuổi trẻ chỉ chiếm 1/4 thôi. Phải nói, tuổi trẻ ngắn thật, quay đi quay lại cũng chỉ bằng một cái chớp mắt.

Vậy nên, nhiều người cứ quan niệm còn trẻ còn khỏe, phải tranh thủ tận dụng cái tuổi trẻ ấy để làm việc mà quên rằng 3/4 quãng thời gian sau, mình lại cần nhiều sức khỏe hơn cả để làm những việc lớn hơn.

Không có bệnh cũng phải giữ gìn sức khỏe. 

Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Bỏ ra 5 triệu đồng một lần đi khám bệnh tổng quát mỗi tháng còn hơn đi vay mượn một lúc 500 triệu để chữa ung thư giai đoạn cuối.

Không khát cũng phải uống nước, không mệt cũng phải nghỉ ngơi, bận mấy cũng phải rèn luyện. Đừng viện cớ phải làm vì đam mê, phải làm vì tương lai, phải làm vì “không tiền làm sao mai sống”. Hãy đặt sức khỏe làm ưu tiên hàng đầu.

Một bộ quần áo giá 1 triệu, tờ phiếu nhỏ có thể chứng minh.

Một chiếc xe giá 1 tỷ, hóa đơn có thể chứng minh.

Một căn nhà giá 3 tỷ, hợp đồng mua bán có thể chứng minh.

Nhưng rốt cuộc, một con người trị giá bao nhiêu tiền? Chỉ có sức khỏe mới có thể chứng minh được.

Hãy nhớ, sức khỏe chính là bảo hiểm của bạn. Đừng mang máy tính ra tính rằng bạn đã tiêu bao nhiêu tiền cho sức khỏe. Trên đời này, bạn nhất định phải có một món tiền phải tiêu, hoặc là để chăm sóc sức khỏe trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau.

Lựa chọn món nào là quyền của bạn. Có sức khỏe gọi là tài sản, không có sức khỏe thì chỉ còn là di sản mà thôi.

Không coi trọng sức khỏe, dùng sức khỏe như dùng một con trâu để đi cày, rồi đến một ngày sẽ phải ngỡ ngàng vì không biết phải tìm sức khỏe ở đâu. Nên nhớ, một khi mất đi sức khỏe là mất tất cả. Sức khỏe mất đi, không giống như khi bát cơm hết lại đầy, cũng chẳng giống như cốc nước vơi lại tràn.

Người có sức khỏe thì có cả trăm ngàn ước mơ, người không có sức khỏe thì chỉ có một ước mơ duy nhất là sức khỏe. Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe quý hơn vàng. Thời hạn của cuộc đời tùy thuộc sức khỏe, còn sức khỏe thì do cách sống quyết định.

Chiếc giường đắt nhất trên thế giới chính là giường bệnh.

Đầu tư vào sức khỏe chính là một trong số những món đầu tư có lợi nhất. Bỏ tiền, bỏ thời gian để tập thể dục, ăn uống ba bữa một ngày đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đúng sớm, dậy đúng giờ; đồng thời, tránh xa những thói xấu hại sức khỏe.

Trên thế giới này có thể có người lái xe thay bạn, có thể có người kiếm tiền thay bạn, nhưng không có ai tình nguyện mắc bệnh thay bạn đâu. Đồ mất rồi đều có thể tìm thấy lại nhưng có một thứ mất đi là vĩnh viễn không còn tìm thấy, đó chính là sức khỏe.

Theo Trí thức trẻ

Gửi những người suốt ngày than thở cuộc sống này quá khó khăn: Nghịch cảnh không phải bất hạnh, khi bị ném vào giữa bầy sói, đó là cơ hội để bạn trở thành con đầu đàn

Gửi những người suốt ngày than thở cuộc sống này quá khó khăn: Nghịch cảnh không phải bất hạnh, khi bị ném vào giữa bầy sói, đó là cơ hội để bạn trở thành con đầu đàn

Học cách nhìn ra cơ hội trong nghịch cảnh đã giúp các nhà lãnh đạo suy nghĩ, học hỏi và phát triển bản thân. Khi bạn khám phá ra những điều cản đường bạn thực chất chính là những điều giúp tôi luyện, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Năm 2008, cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, công ty JPMorgan Chase do Jamie Dimon làm Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính lớn chưa từng có. Không một ai có thể đoán định được tương lai của ngành tài chính hay nền kinh tế nước Mỹ sẽ đi về đâu…

Indra Nooyi, chủ tịch và giám đốc điều hành của PepsiCo, từ năm 23 tuổi đã rời xa quê hương Ấn Độ sang Mỹ học tập và làm việc. Tại đây, bà luôn cảm thấy giống như một “con cá bị tách ra khỏi nước”, phải vất vả thích nghi với môi trường mới …

Brian Cornell, chủ tịch và giám đốc điều hành của Target, đã có một tuổi thơ không hề trọn vẹn. Mất đi người cha khi Brian còn rất bé, vì vậy ông đã phải làm rất nhiều công việc để kiếm sống…

Và Cựu CEO của nhãn hiệu Yum. Ông đã lớn lên trong các nhà ở di động, và được thừa hưởng một nền giáo dục cũng “du mục” không kém …

Ở họ có điểm gì chung? Với họ, nghịch cảnh là một loại tài sản, là lợi thế cạnh tranh bởi vì họ lựa chọn kiên trì và học hỏi tất cả mọi thứ từ nghịch cảnh đó. Và đó là cách họ thành công.

  1. Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jamie Dimon và bài toán quản trị khủng hoảng

Gửi những người suốt ngày than thở cuộc sống này quá khó khăn, bất công: Nghịch cảnh không phải bất hạnh, khi bị ném vào giữa bầy sói, đó là cơ hội để bạn trở thành con đầu đàn - Ảnh 2.

Năm 2008, Dimon đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính sâu rộng, đe dọa toàn bộ công ty và toàn bộ nước Mỹ. Trong thời gian đó, ông phải chịu rất nhiều áp lực về trách nhiệm cân bằng rủi ro giữa việc nó sẽ tác động như thế nào đến JPMorgan Chase và nước Mỹ.

Khi đối mặt với nghịch cảnh này, “những gì tôi đã cố gắng làm là đảm bảo khủng hoảng không gây thiệt hại nghiêm trọng cho JPMorgan”, Dimon nói.

Dimon đã học được một số bài học quan trọng trong thời gian này. Ông cho biết: “Bạn phải có quá trình chuẩn bị tại chỗ trước khi cuộc khủng hoảng ập tới. Bạn không thể bắt đầu một cuộc chiến mà không có quân đội. Chúng tôi đã thực hiện một loạt các báo cáo khắt khe, kỷ luật và rất chi tiết để nắm bắt được xu hướng tình hình tài chính”.

Được biết, trong giai đoạn khủng hoảng 2008, Dimon đã hủy bỏ hầu hết các chuyến đi xa. Ông dành nhiều thời gian bên bàn làm việc của mình để đảm bảo công việc vẫn diễn ra bình thường và có thể xử lí kịp thời các sự cố ngoài ý muốn.

Dimon đã được giới doanh nghiệp ca ngợi hết lời cho sự lãnh đạo tài tình của ông trong cơn khủng hoảng. Một trong những khoảnh khắc đáng tự hào nhất của ông là việc mua lại Bear Sterns với giá kinh ngạc chỉ 2 USD/cổ phiếu.

“Tôi đã gọi cho một loạt các nhà lãnh đạo của chúng tôi trên khắp đất nước vào lúc 10h đêm ngày thứ năm. Bear Sterns có thể thất bại, và chúng tôi sẽ cố gắng để cứu nó vào cuối tuần. Lúc đó, có hàng trăm nhân viên của JPMorgan đi làm vào thứ bảy. Và đêm tiếp theo, là hàng ngàn người”, Dimon hồi tưởng lại. Đó cũng chính là câu chuyện thành công của ông chủ JPMorgan, một câu chuyện vượt lên nghịch cảnh đáng để học hỏi.

  1. Giám đốc điều hành PepsiCo Indra Nooyi và câu chuyện sốc văn hóa

Gửi những người suốt ngày than thở cuộc sống này quá khó khăn, bất công: Nghịch cảnh không phải bất hạnh, khi bị ném vào giữa bầy sói, đó là cơ hội để bạn trở thành con đầu đàn - Ảnh 3.

Việc chuyển từ Ấn Độ sang Mỹ khi Indra Nooyi theo học Trường Quản lý Yale đã tạo ra nhiều thách thức đối với cô. Môi trường thay đổi, mọi thứ đều khác biệt khiến cho cô mất khá nhiều thời gian và quyết tâm để thích nghi với nước Mỹ.

“Khi tôi đến Mỹ, cảm xúc đầu tiên ùa đến với tôi là sự cô đơn”, Nooyi nói, “bởi vì trước đây tôi chưa từng ra nước ngoài. Và bạn biết đó, tôi phải mất một thời gian để làm quen với mọi thứ. Tôi là người ăn chay. Mà tại thời điểm đó, tôi không biết làm thế nào để tìm ra đồ ăn chay ở New Haven. Những tuần đầu tiên thật đáng sợ. Tôi muốn nhảy lên máy bay và quay trở lại Ấn Độ ngay lập tức.”

Nhưng rồi, cảm giác bỡ ngỡ những ngày đầu đặt chân lên nước Mỹ dần biến mất. Từng chút một, các sinh viên quốc tế ở Yale đã xây dựng nên một môi trường đa văn hóa. Chỉ ngay trong tháng đầu tiên, Nooyi đã quen với môi trường mới và trở thành một “người Mỹ” thực thụ.

Một cách kết nối khác mà Nooyi học được đó là thông qua bóng chày. Cô chia sẻ: “Tôi từng chơi cricket khi tôi ở Ấn Độ. Khi đến Mỹ, tôi phải tham gia hoặc là học hoặc là cổ vũ một môn thể thao bắt buộc. Đó là năm 1978, năm mà đội bóng chày thắng lớn. Vì vậy, tôi ngồi thường trong phòng ký túc xá và phòng sinh hoạt chung nghe những người bạn khác giải thích về bóng chày. Tôi đã yêu Yankees và mối tình đó kéo dài đến tận bây giờ.”

Học cách yêu Yankees cũng như bóng chày đã giúp Nooyi “hòa nhập” và kết nối với những người khác. Khi đến chuyển đến một môi trường mới, cô lựa chọn yêu lấy những nét văn hóa của môi trường đó để tập thích nghi và gắn bó. Vì vậy, với Nooyi, nghịch cảnh cũng là cơ hội để cô tôi luyện và bén duyên với sự nghiệp kinh doanh.

  1. Giám đốc điều hành Target, Brian Cornell: Đi lên từ tuổi thơ bất hạnh

Gửi những người suốt ngày than thở cuộc sống này quá khó khăn, bất công: Nghịch cảnh không phải bất hạnh, khi bị ném vào giữa bầy sói, đó là cơ hội để bạn trở thành con đầu đàn - Ảnh 4.

Nếu chỉ nhìn vào nền tảng của Cornell chẳng ai có thể nghĩ ông có thể trở thành CEO. Cornell lớn lên với một hoàn cảnh thực sự khó khăn: cha mất sớm, mẹ thì ốm đau liên tục. Ngay từ thuở bé, ông đã phải làm nhiều công việc để mưu sinh từ cắt cỏ, xúc tuyết đến rửa xe tải thuê. Vì vậy, khi nhìn lại quãng đời thơ ấu của ông, nhiều người chắc chắn sẽ thốt lên rằng: “Chẳng có tương lai nào cho chàng trai này.”

Brian Cornell chia sẻ: “Ngay từ thuở nhỏ tôi đã sớm nhận ra chỉ có 3 cách để gạt bỏ hoàn cảnh mà tiến về phía trước. Đó là:

– Ở trường học, điểm số là thước đo đánh giá. Không ai quan tâm bố tôi là ai hay tôi có bao nhiêu tiền.

– Trong thể thao, người ta cũng chỉ quan tâm đến hiệu suất ghi bàn.

– Tại nơi làm việc, năng lực quyết định bạn là ai.

Mọi sân chơi là bình đẳng. Vì thế tôi không còn cảm thấy tiếc cho bản thân mình vì những năm đầu đời khốn khó”.

Kể từ đó, Cornell làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết và tận dụng mọi cơ hội. Ông cho biết đó không phải là một con đường kì diệu, bằng phẳng mà đầy chông gai. Nhưng sau cùng Cornell đã thành công. Bởi thay vì than thân trách phận cho hoàn cảnh không may mắn của bản thân, ông quyết tâm biến nghịch cảnh thành lợi thế.

  1. Và cuối cùng là câu chuyện của tôi: “Tuổi thơ du mục” bên những căn nhà di dộng

Gửi những người suốt ngày than thở cuộc sống này quá khó khăn, bất công: Nghịch cảnh không phải bất hạnh, khi bị ném vào giữa bầy sói, đó là cơ hội để bạn trở thành con đầu đàn - Ảnh 5.

Hãy để tôi kết thúc bằng chính câu chuyện của tôi. Vì tính chất công việc của bố tôi, gia đình tôi phải sống trong một chiếc xe kéo và di chuyển liên tục ba tháng một lần. Mặc dù tại thời điểm đó tôi chưa nhận ra nhưng chính những lần di chuyển đó, tôi học được rất nhiều điểu bổ ích và tôi luyện nên con người CEO của hôm nay.

Một nghịch cảnh lớn mà tôi phải đối mặt là mỗi lần “chuyển nhà”, tôi lại phải làm quen lại với những đứa trẻ ở chỗ mới. Mẹ tôi luôn khuyến khích tôi chủ động làm quen với những người bạn tại mỗi thị trấn nhỏ nơi gia đình tôi chuyển đến.

Nhờ vậy tôi nhanh chóng học được cách đánh giá con người: Những ai là người tốt và những ai cần tránh xa. Kỹ năng này đã trở thành một lợi thế lớn khi tôi đảm nhận vai trò CEO sau này. Và ở đây, nghịch cảnh cũng đã rèn giũa cho tôi một lợi thế hơn người.

Bạn có đang gặp khó khăn trong cuộc sống? Đừng quá lo lắng về điều đó. Vì nghịch cảnh cũng có thể trở thành lợi thế của bạn nếu bạn chọn kiên trì và học hỏi từ những thử thách mà bạn gặp phải. Tương lai nằm cả trong tay bạn

Minh An / Theo Thời đại/CNBC

Từ chuyện quan chức đi nước ngoài đến ẩn số về nhóm lợi ích

Mục đích và kết quả đích thực của những chuyến đi đó chỉ có những người trong cuộc mới biết.

Đầu những năm 2000 khi tôi còn công tác tại một cơ quan nghiên cứu trung ương, vì lý do công việc, tôi thường có mặt ở Bộ Thương mại, cơ quan khi đó đang chịu trách nhiệm đầu mối tiến hành các cuộc đàm phán song phương với các quốc gia để chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).

Trong những căn phòng làm việc nhỏ tại trụ sở của Bộ Thương mại trên phố Tràng Tiền, tôi ấn tượng mạnh mẽ với những chồng công văn chất cao trên các bàn làm việc, những vali tài liệu đầy ắp, và những cặp mắt thâm quầng thiếu ngủ của các chuyên viên, cán bộ vừa trở về từ sân bay sau những chuyến công tác đàm phán căng thẳng.

Để gia nhập Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, chúng ta đã phải trải qua hành trình 11 năm với trên 200 cuộc đàm phán với 28 đối tác đàm phán song phương với hàng chục ngàn dòng thuế, các hạn ngạch, các điều kiện thương mại…

11 năm liên tục đi lại giữa Việt Nam và các nước, với rất nhiều đêm thức trắng để nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu, nhiều bữa ăn vội với vài lát bánh mì, một ít trái cây giữa các phiên họp căng thẳng… đa số những người tham gia đàm phán WTO đều ít nhiều phải hy sinh những giây phút bên gia đình, hy sinh sức khỏe cá nhân vì trách nhiệm.

Đó là quá trình đàm phán căng thẳng, gai góc nhất kể từ sau cuộc đàm phán để đi tới Hiệp định Paris năm 1973. Cho dù tầm quan trọng của tiến trình đó, thời điểm đó các chế độ chính sách đối với những chuyến đi công tác đàm phán ở nước ngoài đều rất hạn hẹp và theo đúng nguyên tắc.

Vài năm sau, tôi được cơ quan cử đi học một khoá học ngắn hạn tại một nước Châu Âu. Một ngày cuối tuần, tôi đáp tàu xuống Geneve thăm một người bạn học chung thời sinh viên, hiện đang công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao tại đây. Chúng tôi hẹn nhau ăn trưa tại một nhà hàng nhỏ gần hồ Geneva.

Bạn tôi tới muộn gần một tiếng. Anh xin lỗi rồi giải thích “vừa tiễn một đoàn doanh nghiệp Việt Nam ra sân bay về nước”. Câu chuyện sau đó, bạn tôi kể rằng, rất nhiều đoàn công tác Việt Nam sang Thụy Sĩ đều nhờ những người công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao hỗ trợ việc đưa đón sân bay, việc ăn ở đi lại và phiên dịch. Hỗ trợ các đoàn công tác trong việc phiên dịch là cách bạn tôi thường làm để tăng thêm thu nhập.

Trong câu chuyện của bạn, tôi ấn tượng với hình ảnh đoàn công tác của một doanh nghiệp nhà nước rất lớn, với cả “sếp tổng” và phu nhân.

Về khách sạn, sau khi xem căn phòng sang trọng nhất nhìn thẳng ra hồ Geneva, cậu bạn tôi chắc mẩm phu nhân của “sếp tổng” rất hài lòng. Sau vài phút nhìn quanh, chị kéo bạn tôi ra một góc: “Chị nói thật nhé, căn phòng này còn thua xa phòng nhà chị. Chị thì không vấn đề gì, nhưng nếu anh ở đây thì mất mặt anh quá”. Bạn tôi sững sờ, không nói được câu nào.

Cuối cùng, sau một ngày chạy đôn đáo khắp nơi, câụ hỏi thuê được một nơi gọi là vừa đủ hài lòng phu nhân của sếp tổng. Đó là một… tòa lâu đài cổ nằm trên đồi phía bên kia hồ Geneva cùng với việc thuê bao nguyên một giàn đầu bếp của khách sạn tốt nhất Geneva phục vụ đoàn trong những ngày ở đó.

Những ngày sau đó, bạn tôi bận rộn đưa dẫn đoàn đi thăm các địa điểm và mua sắm ở Geneve và khi chuyến công tác kết thúc, cậu được bà chị cảm ơn với một khoản tiền thưởng gấp nhiều lần tiền công phục vụ tính theo ngày. Tất nhiên, chi phí cho cả đoàn công tác còn gấp vài chục lần số tiền cậu nhận được.

Là công chức của một cơ quan nghiên cứu được cử đi học và dành dụm từng đồng học bổng, lần đầu tiên tôi hiểu cây đũa thần “doanh nghiệp nhà nước” có sức mạnh như thế nào.

Trong thập niên vừa qua, chính phủ và các địa phương đã liên tục có những chỉ đạo yêu cầu hạn chế đi công tác nước ngoài, đặc biệt là bằng tiền ngân sách. Số lượng các văn bản chỉ đạo không thể đếm hết. Nhưng trong những mối quan hệ phức tạp của hoạt động kinh tế nơi mà các Bộ vẫn quản lý nhiều doanh nghiệp, lý do và nguồn tiền để cán bộ đi nước ngoài muôn hình vạn trạng.

Theo Thanh tra chính phủ, trong 4 năm từ 2012-2016, gần 42.000 lượt cán bộ của Bộ Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước đã xuất ngoại với khoản ngân sách lên đến 1.004 tỷ đồng. Trong đó, riêng Bộ Công thương đã có hơn 7.500 đoàn với hơn 24.800 lượt cán bộ đi nước ngoài. Bộ Tài chính tổ chức gần 3.400 đoàn, với hơn 8.200 lượt người, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức gần 2.200 đoàn với gần 4.500 lượt cán bộ đi công tác nước ngoài.

Mục đích và kết quả đích thực của những chuyến đi đó chỉ có những người trong cuộc mới biết.

Nhưng với những người làm việc trong khối nhà nước, hay có liên quan, những chuyến đi nước ngoài của các quan chức bộ ngành được tháp tùng bởi lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước, các quan chức địa phương và doanh nghiệp tư nhân gọi là “công du kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng, mua sắm” đã trở nên quen thuộc. Tới nỗi, việc tháp tùng các đoàn quan chức bộ ngành chủ quản đi công tác nước ngoài trở thành một dạng “kỹ năng mềm” của các sếp lãnh đạo doanh nghiệp.

Tôi không dám vơ đũa cả nắm, vì vẫn có những đoàn công tác nước ngoài hiệu quả, có ích cho đất nước. Nhưng có thể thấy rằng, so với giai đoạn 11 năm đàm phán WTO, thực tiễn hôm nay đã vận động khác xa, các quan hệ nhóm lợi ích giữa các lực lượng kinh tế và quan chức ngày càng phức tạp.

Và theo tôi, đã tới lúc phải thực hiện những thay đổi mang tính thể chế mà mấu chốt là tạo được sự tách biệt giữa hoạt động quản trị quốc gia – được tài trợ bằng tiền thuế của dân – và các hoạt động kinh tế. Trong đó, việc giảm vai trò chi phối của doanh nghiệp nhà nước, hay là giảm vai trò can thiệp trực tiếp của các Bộ và địa phương vào các doanh nghiệp này, là một mục tiêu quan trọng.

Còn nhớ, giai đoạn đầu những năm 2000 khi cuộc đàm phán gia nhập WTO vào hồi căng thẳng, Bộ Thương mại được lãnh đạo bởi một trong những vị bộ trưởng nổi tiếng giản dị nhưng vô cùng quyết liệt trong công việc. Chúng tôi khi ấy nói với nhau, quả là mức độ hiệu quả của một tổ chức phụ thuộc vào phẩm chất của người đứng đầu.

Theo NGUYỄN ĐĂNG QUANG / VNEXPRESS

Bên trong tòa nhà cao nhất Việt Nam 1 tháng trước ngày khai trương

Bên trong tòa nhà cao nhất Việt Nam 1 tháng trước ngày khai trương

Nhìn từ xa, tòa nhà cao hơn 460m đã thành hình và trở thành điểm nhấn của Sài Gòn. Ở phía trong, những hạng mục thi công cuối đang được gấp rút hoàn thành.

Bên trong tòa nhà cao nhất Việt Nam 1 tháng trước ngày khai trương - Ảnh 1.

Tòa nhà cao nhất Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thành những hạng mục cuối để có thể khai trương trong vòng 1 tháng tới, cận kề thời điểm tập đoàn Vingroup kỷ niệm 25 năm thành lập.

Bên trong tòa nhà cao nhất Việt Nam 1 tháng trước ngày khai trương - Ảnh 2.

Theo những thông tin bên lề, thay vì lắp khung kính bao bọc toàn bộ mặt ngoài như thiết kế gốc, hiện tại, tòa nhà có khung nhôm phủ ngoài.

Bên trong tòa nhà cao nhất Việt Nam 1 tháng trước ngày khai trương - Ảnh 3.

Khu vực sảnh trước với cột đá, sảnh trước

Bên trong tòa nhà cao nhất Việt Nam 1 tháng trước ngày khai trương - Ảnh 4.

Sàn thương mại là khu vực lộ ảnh đầu tiên của tòa nhà. Theo những hình ảnh đã rò rỉ, Vincom LandMark 81 sẽ là nơi tập trung hàng loạt thương hiệu hàng đầu thế giới.

Bên trong tòa nhà cao nhất Việt Nam 1 tháng trước ngày khai trương - Ảnh 5.

Thang cuốn trong khu vực sảnh thương mại.

Bên trong tòa nhà cao nhất Việt Nam 1 tháng trước ngày khai trương - Ảnh 6.

Có vẻ tương tự các thiết kế trung tâm thương mại của Vincom, Landmark 81 sẽ được phân chia thành các khu vực riêng biệt, như nhà hàng, cửa hàng thời trang, phụ kiện, điện máy…

Bên trong tòa nhà cao nhất Việt Nam 1 tháng trước ngày khai trương - Ảnh 7.

Dĩ nhiên, các thương hiệu con thuộc Vingroup sẽ có mặt tại đây.

theo Nhịp sống kinh tế

Được ‘thoát tội’, Trần Bắc Hà có trở về Việt Nam?

Trần Bắc Hà – một dạng ‘điệp viên không không thấy’ và đã trở thành một hiện tượng kỳ lạ trong đời sống pháp đình ở Việt Nam trong thời gian qua, vừa ‘kiến tạo’ thêm một nghi ngờ kỳ lạ không kém khi được cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an cho ‘thoát tội’.
Được ‘thoát tội’, Trần Bắc Hà có trở về Việt Nam?
Vào tháng 1/2018, Tòa án nhân dân TP.HCM đã đưa vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và một loạt các ngân hàng lớn khác gây thiệt hại 6.100 tỷ đồng ra xét xử nhưng tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tới ngày 20/3, Viện Kiểm sát Tối cao ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Vào ngày 21/6/2018, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tiếp nhận lại hồ sơ, cáo trạng vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và một loạt các ngân hàng lớn khác gây thiệt hại 6.100 tỷ đồng sau một thời gian điều tra bổ sung. Theo kết quả điều tra bổ sung đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2, chưa thấy tài liệu hay chứng cứ, lời khai nào thể hiện ông Trần Bắc Hà hưởng lợi từ việc cho 12 công ty “ma” của Danh vay. Qua đó, cơ quan điều tra kết luận không đủ căn cứ xác định ông Trần Bắc Hà và các thành viên Phân ban đồng phạm với Phạm Công Danh về tội “Cố ý làm trái…”, nên cơ quan điều tra không đủ căn cứ xử lý hình sự ông Hà. Kết quả này được cho là không hề khác gì so với cáo trạng trước khi tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Như vậy, đã có một hố phân cách lớn giữa quan điểm của cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an và cơ quan đảng của Nguyễn Phú Trọng về xử lý Trần Bắc Hà.
Bởi trong một bản thông cáo báo chí phát ra sau kỳ họp cuối tháng Năm năm 2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận những vi phạm của ‘đồng chí Trần Bắc Hà’ là ‘rất nghiêm trọng’.
Trong số nhưng nội dung vi phạm của kết luận trên, có thể cho rằng ‘vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây Dựng’ mới là nội dung trọng yếu. Đó hẳn là mục tiêu trọng yếu mà Tổng bí thư Trọng muốn nhắm đến.
Vào tháng 10/2017, Cơ quan điều tra Bộ Công an từng có kiến nghị đề nghị kiểm điểm và xử lý kỷ luật ông Trần Bắc Hà liên quan vụ án Phạm Công Danh. Cơ quan điều tra nhận định các cá nhân này có sai phạm trong việc cho Phạm Công Danh vay tiền nhưng kết quả giám định cho thấy BIDV không có thiệt hại xảy ra nên các cá nhân tại BIDV không phạm tội vi phạm quy định về cho vay.
Đến đầu năm 2018, vụ án Phạm Công Danh – Ngân hàng Xây Dựng – Trầm Bê mà dẫn đến thất thoát 6.000 tỷ đồng đã được xét xử. Phạm Công Danh bị kêu án rất nặng. Tuy bị triệu tập đến phiên tòa này, Trần Bắc Hà đã không có mặt.
Vào thời gian đó, dư luận xôn xao tin đồn về “sắp bắt Trần Bắc Hà”.
Nhưng sau đó, Trần Bắc Hà đã như thể chui xuống đất.
Một khả năng lớn là ông Trần Bắc Hà đã từ Lào qua Thái Lan và bay đến Singapore.
Tại sao phải đi một đường lòng vòng quá mất công như thế, trong khi từ Hà Nội chỉ mất hơn một giờ đồng hồ lại đáp xuống sân bay Singapore?
Lào – Thái Lan – Singapore lại là lộ trình rất có thể được thực hiện bởi Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ – tức đại gia Vũ “Nhôm”, vào những này cuối năm 2017 khi nhân vật này chính thức “ra đi tìm đường cứu nước”.
Ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát đi bản thông cáo báo chí sau kỳ họp cuối tháng Năm năm 2018, kết luận những vi phạm của ‘đồng chí Trần Bắc Hà’ là ‘rất nghiêm trọng’, dư luận đã ồn ào về việc Trần Bắc Hà đã ‘đào thoát thành công’.
Thậm chí đại gia này đã vượt biên ngay sau vụ ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bị khởi tố và phải tra tay vào còng vào đầu tháng Mười Hai năm 2017.
Một thông tin trên mạng xã hội cho biết vào đầu tháng Giêng năm 2018, tại ngôi biệt thự rộng hơn 1.000m2 tại bản Kè, huyện Pakse, tỉnh Champasak (Lào), nơi Trần Bắc Hà và những người thân thuê để ở, làm việc mỗi khi sang đây, biển hiệu đã được đổi và không còn ai, kể cả chiếc xe mà Trần Bắc Hà hay đi cũng biến mất.
Được xem là một con cáo già trong thương trường và chính trường ở Việt Nam, Trần Bắc Hà đương nhiên đã biết được không ít tin tức cung đình, đặc biệt những tin tức liên quan đến an nguy của mình. Rất có thể trong thời gian gần đây và đặc biệt sau khi Đinh La Thăng bị bắt, ông Hà đã nắm được một nguy hiểm nào đó sẽ xảy đến với mình, để từ đó quyết định đào tẩu như Trịnh Xuân Thanh và Phan Văn Anh Vũ đã từng.
Còn bây giờ, khi đã được Cơ quan điều tra Bộ Công an cho ‘thoát tội’, liệu Trần Bắc Hà có trở về Việt Nam?
Thiền Lâm
(Cali Today news)

Quảng Ninh đã chuẩn bị ‘đặc khu Vân Đồn’ ra sao

Ông Phạm Minh Chính tại cuộc hội Quốc hội lần thứ hai hồi tháng 10/2017
hình ảnhGETTY IMAGES
Ông Phạm Minh Chính tại cuộc hội Quốc hội lần thứ hai hồi tháng 10/2017

Dư luận Việt Nam vốn xôn xao nghi vấn dự luật đặc khu đe doạ chủ quyền đất nước, giờ e ngại hơn trước thông tin cho thấy Trung Quốc đã có một ảnh hưởng không nhỏ đến đề án đặc khu Vân Đồn, Quảng Ninh.

Cuối tháng Giêng 2018, truyền thông trong nước đưa tin ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm tỉnh Quảng Đông.

Mô tả chuyến đi này, Thông Tấn Xã Việt Nam viết: “Trong chuyến thăm, Đoàn cũng đã có các cuộc làm việc với Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Quảng Đông Trâu Minh, khảo sát về công tác xây dựng Đảng ở tỉnh Quảng Đông, trong đó có đặc khu kinh tế Thâm Quyến.”

Tin trên không gây nhiều chú ý, cho mãi đến tháng Sáu, khi xảy ra tranh cãi lớn về dự án Luật Đặc khu, cư dân mạng Việt Nam mới “tìm lại” một bản tin tiếng Anh đăng ngày 6/2 của Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc – CCSEZR (China Center for Special Economic Zone Research) thuộc trường Đại học Thâm Quyến, Quảng Đông.

Bản tin này tường thuật chuyến thăm của phái đoàn ông Phạm Minh Chính đến Trung tâm ngày 27/1.

Theo bản tin tiếng Anh này, ông Phạm Minh Chính nói với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (CCSEZR), người gọi ông Chính là “một người bạn cũ,” rằng việc thăm lại Đại học Thâm Quyến lần nữa là “một trải nghiệm rất ấm cúng” giống như “trở về nhà, gặp lại các anh chị em”.

Phải nói thêm rằng bà Đào Nhất Đào hiện là chủ tịch Viện nghiên cứu Một vành đai Một con đường ở Thâm Quyến, theo tờ The Star.

Con đường dẫn tới ‘đặc khu Vân Đồn’

Dự luật đặc khu tuy gần đây mới được quần chúng chú ý, nhưng cần biết rằng đề án phát triển đặc khu kinh tế Vân Đồn, Quảng Ninh được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ủng hộ về chủ trương qua việc ban hành Thông báo số 108-TB/TW ngày 01/10/2012 về Đề án phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững và đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh, và thí điểm xây dựng 2 đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái.

Trước khi có thông báo này của Bộ Chính trị, tỉnh Quảng Ninh, khi đó do ông Phạm Minh Chính lãnh đạo với tư cách Bí thư Tỉnh ủy từ 2011, đã xây dựng Đề án “Phát triển KT-XH nhanh, bền vững; đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái”.

Hạ Long
 hình ảnhSTEFAN IRVINE
Đề án đặc khu Vân Đồn dự tính sẽ tập trung vào phát triển ngành du lịch và công nghệ cao

Một bài báo của ông Nguyễn Văn Phúc, chuyên gia Dự án Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt, làm rõ hơn vai trò của ông Phạm Minh Chính khi còn là Bí thư Quảng Ninh.

Theo ông Phúc, ông Chính đã “chỉ đạo và cùng các cơ quan của tỉnh quyết liệt xây dựng Đề án thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn và Đặc khu kinh tế Móng Cái”.

“Anh đã cùng các đồng chí ở Quảng Ninh lên làm việc, trực tiếp thuyết trình, thuyết phục các cơ quan Trung ương, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.”

“Đây có thể nói là bước đi đột phá tiên phong của Quảng Ninh vì lần đầu tiên sau 20 năm, kể từ khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành mới có một địa phương chính thức đề xuất áp dụng quy định của Hiến pháp để thành lập đặc khu kinh tế,” ông Nguyễn Văn Phúc viết trên trang Đại Biểu Nhân Dân.

Là tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc, cộng với quan hệ truyền thống của hai đảng cầm quyền, không ngạc nhiên khi Quảng Ninh đã tìm hiểu mô hình Đặc khu Thâm Quyến, được xem là đặc khu kinh tế thành công nhất của Trung Quốc.

Đến tháng 8/2012, một đoàn tỉnh Quảng Ninh lần đầu tiên thăm Đại học Thâm Quyến hai ngày để học kinh nghiệm về đặc khu, bản tin của Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc – CCSEZR cho hay.

Tháng 10/2012, Bộ Chính trị ủng hộ Đề án đặc khu kinh tế ở Vân Đồn, Móng Cái.

Đoàn TQ từng nhiều lần sang Quảng Ninh

Kể từ đó, từ 2013 đến 2014, các đoàn cố vấn Trung Quốc và đoàn Việt Nam thường qua lại giữa hai nước để tham vấn và thảo luận tư vấn xây dựng khung pháp lý, và kế hoạch thiết lập đề án đặc khu.

Đoàn cố vấn Trung Quốc đưa ra tư vấn về các vấn đề như điều kiện cơ bản, thiết kế chức năng, lựa chọn vị trí địa lý, định vị ngành, chính sách ưu đãi, quản lý kinh tế xã hội, vốn nước ngoài và quản lý nhân tài cho các khu kinh tế đặc biệt của Việt Nam.

Vào 19/3/2014, khi Hạ Long đăng cai Diễn đàn Phát triển Đặc Khu Kinh tế Thế giới, một đoàn chuyên gia CCSEZR thậm chí đã tiến hành điều tra thực địa để “hỗ trợ tư vấn cho tỉnh Quảng Ninh về các chính sách chiến lược”, theo CCSEZR.

Cũng vào thời điểm này, dự Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt bắt đầu được soạn thảo.

Ngày 31/12/2014, Thủ tướng Việt Nam khi đó Nguyễn Tấn Dũng ban hành Quyết định số 2428/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Quảng Ninh và Khu kinh tế Vân Đồn.

Tính đến hết năm 2015, thông tin chính thức của Quảng Ninh cho hay tỉnh này đã tập trung chỉ đạo thực hiện dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn về các thủ tục pháp lý liên quan, đồng thời hỗ trợ các nhà thầu về điều kiện thi công cho Khu kinh tế Vân Đồn.

Bản tin tháng 1/2016 của báo Quảng Ninh mô tả Vân Đồn đang được ví như “đại công trường” của tỉnh với hơn 70 dự án, công trình đầu tư hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, dịch vụ du lịch đang được triển khai.

Theo bản tin của Tân Hoa Xã tháng 9/2016 , khi đó tỉnh Quảng Ninh cần 12 tỷ USD để đầu tư phát triển đặc khu Vân Đồn, và tự tỉnh đã vận động được 1,8 tỷ – một con số lớn, gần 1% GDP Việt Nam.

Đến ngày 22/3/2017, Bộ Chính trị ra kết luận số 21-TB/TW về các đề án xây dựng Khu hành chính-kinh tế đặc biệt, đồng ý thành lập đặc khu kinh tế ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Ngày 10/10/2017, dựa trên kết luận 21 của Bộ Chính trị, Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, được chuẩn bị từ năm 2014, mới chính thức được Chính phủ trình ra Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội Việt Nam.

Cuối tháng 10/2017, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn.

Thâm Quyến nhanh chóng trở thành một thành phố sầm uất sau khi thiết lập đặc khu kinh tế đặc biệt dưới thời Đặng Tiểu bình vào 1979
 hình ảnhGETTY IMAGES
Thâm Quyến nhanh chóng trở thành một thành phố sầm uất sau khi thiết lập đặc khu kinh tế đặc biệt dưới thời Đặng Tiểu bình vào 1979

Chuyến thăm CCSEZR của ông Phạm Minh Chính tháng 1/2018 diễn ra trong bối cảnh lãnh đạo Việt Nam dự kiến dự luật sẽ được thông qua tại kỳ họp tháng 5/2018 của Quốc hội.

Đầu năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia xây dựng đặc khu kinh tế do chính ông làm trưởng ban, và ông Phạm Minh Chính cũng là một trong ba phó ban.

Trung Quốc cố vấn gì về Vân Đồn?

Tại CCSEZR ngày 27/1/2018, ông Chính cảm ơn sự cố vấn của đoàn chuyên gia Trung Quốc và xin “chân thành nhờ tư vấn về một số thách thức quan trọng” như “có nên cho thuê 70 hay 99 năm?”.

Theo trang CCSEZR, trả lời câu hỏi của ông Chính, ông Yuan Yiming, phó giám đốc CCSEZR nói rằng chu kỳ ngành công nghiệp đang thu ngắn lại nên việc cho thuê đất 30-50 năm là phù hợp, nhưng trong trường hợp đất dân dụng thì cần gia hạn theo như nguyện vọng lâu dài của dân cư, nhưng ông Yuan không nói rõ bao nhiêu năm.

Thêm vào đó, ông Huang Yaying, trưởng khoa luật tại SZU thì cho rằng việc thiết lập chính quyền nhân dân cho phép đặc khu quyền hạn lập pháp, thiết lập ngân sách tài chính và bổ nhiệm nhân sự.

“Vì vậy, chính quyền Việt Nam được đề nghị là cho phép các đặc khu toàn quyền trong ba quyền hạn trên, vốn là đặc thù của hệ thống pháp lý cần thiết cho việc phát triển kinh tế đặc khu,” CCSEZR dẫn lời ông Huang Yaying.

Ông Phạm Minh Chính đáp lại rằng sự thành công vượt trội của Thâm Quyến thể hiện rõ ràng sự đúng đắn của chính sách và đề xuất của Đảng Cộng sản Trung Quốc và lợi thế của hệ thống xã hội chủ nghĩa so với chủ nghĩa tư bản.

Bản tin của CCSEZR cho thấy sự tham gia tư vấn của các chuyên gia Trung Quốc đối với việc xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn.

Tuy nhiên, theo thông tin chính thức của chính phủ Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng, tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn các đơn vị tư vấn nước ngoài là PricewaterhouseCoopers (PwC) và Arcadis & Callison RTKL để lập Quy hoạch chung xây dựng và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Vân Đồn.

Tháng 8/2017, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh làm việc với Công ty TNHH PWC Việt Nam và Arcadis & Callison RTKL để nghe trình bày năng lực lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và lập lại quy hoạch chung xây dựng cho Khu Hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn.

‘Phải cảnh giác Trung Quốc’

Bình luận với BBC hôm 26/6, một chuyên gia lâu năm về Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer, từ Úc, nói: “Trong khi Trung Quốc đang quân sự hóa ở Biển Đông nhưng lại vẫn tỏ ra duy trì tình hữu nghị với Việt Nam, thì điều này cho thấy bản chất hai mặt của Trung Quốc.”

“Khi Trung Quốc muốn mua lại một tập đoàn lớn, hay đầu tư vào một dự án công trình quy mô như cầu đường, ngân hàng tài chính, thậm chí viễn thông, thì Việt Nam cần phải rất cẩn thận để làm sao vừa bảo vệ an ninh quốc gia mà vẫn đạt được lợi ích kinh tế. Chỉ nhìn vào việc cho thuê 99 năm, thì hãy nghĩ đến việc Trung Quốc có thể lợi dụng suốt thời gian đó để thu thập thông tin tình báo, cũng như thông tin căn cứ quân sự của Việt Nam ở khu vực Quảng Ninh.”

“Trung Quốc hẳn đang tìm kiếm sự ảnh hưởng về kinh tế hoặc chính trị, hoặc cả hai.”

Ông Thayer cũng cho rằng dù dự luật đặc khu không đề cập đến Trung Quốc như Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói, nhưng việc Trung Quốc tham gia cố vấn “hiểu rõ tường tận trong ra ngoài” sẽ có một lợi thế rất lớn cho Trung Quốc.

Giáo sư Carl Thayer, từ Úc
hình ảnhGETTY IMAGES
Giáo sư Carl Thayer, từ Úc

Theo nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Trần Quốc Thuận thì ý tưởng xây dựng đặc khu đã có từ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi Việt Nam còn bị cấm vận.

“Việt Nam sau đó chủ trương chính sách Đổi Mới năm 1986 và đã tìm ra con đường phát triển kinh tế. Chúng ta cũng có đi nghiên cứu mô hình Thâm Quyến của Trung Quốc, nhưng chỉ thoáng qua, khi đó không làm theo,” ông Thuận nói với BBC.

Ông Thuận nêu quan điểm: “Lý Thường Kiệt năm xưa cũng tụ ở đó trước khi đem quân đánh Trung Quốc. Đó là một vị trí rất quan trọng.”

“Việt Nam luôn luôn phải cảnh giác với Trung Quốc. Trong lịch sử hàng ngàn năm qua, Trung Quốc luôn sẵn sàng lấn chiếm Việt Nam, ngày nay cũng vậy,” ông Thuận quan ngại.

Hôm 10/06, tại nhiều thành phố ở Việt Nam, hàng ngàn người xuống đường phản đối dự luật An ninh mạng và dự luật Đặc khu Kinh tế.

Họ mang theo khẩu hiệu phản đối chuyện cho Trung Quốc “thuê đất 99 năm” ở các đặc khu, dù phía chính quyền không nêu tên nước nào trong các dự án này.

Sẽ vẫn làm Đặc khu?

Hôm 17/6, tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập dự luật đặc khu.

Ông Trọng được dẫn lời nói Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã lắng nghe, tiếp thu, dừng lại nghiên cứu tiếp, bao giờ hoàn thiện tốt mới thông qua.

Theo báo Nhân dân, ông Trọng nói thêm: “Pháp luật hiện thời quy định không cho thuê đất quá 70 năm, vì đây là đặc khu nên dự kiến ban đầu cho thuê đất không quá 99 năm để khuyến khích, song còn qua bao nhiêu quy trình phải thực hiện, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới được làm.”

Hai ngày sau, cũng tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu quan điểm dự luật đặc khu là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.

Tạp chí Cộng sản dẫn lời ông Quang: “Quốc hội cũng đã cho rằng cần phải lấy thêm các ý kiến cử tri sâu rộng và cần tiếp tục lắng nghe ý kiến chuyên gia, các vị lão thành cách mạng, nhân dân nên Quốc hội đã lùi thời gian thông qua.”

BBC

Ti tức Thế giới

Triều Tiên đã “nuốt lời” về phi hạt nhân hóa?

Triều Tiên đã "nuốt lời" về phi hạt nhân hóa?
Ảnh vệ tinh chụp ngày 21.6 cho thấy Triều Tiên vẫn nâng cấp cơ sở hạt nhân Yongbyon. Ảnh: 38 North.

Triều Tiên được cho là đang nâng cấp nhanh chóng cơ sở nghiên cứu hạt nhân, bất chấp cam kết phi hạt nhân hóa trong hội nghị thượng đỉnh với Mỹ ở Singapore.

Trang web uy tín 38 North, thuộc viện Nghiên cứu Mỹ – Triều, Đại học Johns Hopkins ngày 27.6 cho biết, những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy các hoạt động không chỉ tiếp tục diễn ra ở cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên là Yongbyon, mà còn ở các công trình hạ tầng.

“Ảnh vệ tinh thương mại từ ngày 21.6 cho thấy các hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Trung tâm nghiên cứu khoa học hạt nhân Yongbyon đang tiếp tục với tốc độ nhanh chóng” – website 38 North viết.

Trang web lưu ý “các hoạt động liên tục” ở nhà máy làm giàu uranium của Triều Tiên và một số cơ sở mới tại địa điểm này, bao gồm một phòng kỹ thuật và một đường lái xe vào tòa nhà đặt lò phản ứng hạt nhân.

“Nhưng các hoạt động tiếp diễn tại bãi thử này không nên được xem là có bất kỳ liên hệ nào với cam kết phi hạt nhân hóa của Triều Tiên ” – website bổ sung. “Các nhà nghiên cứu hạt nhân có thể sẽ tiếp tục làm việc như bình thường cho đến khi có lệnh cụ thể từ Bình Nhưỡng”.

Tháng trước, Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân Pyunggye-ri, nơi diễn ra toàn bộ 6 vụ thử hạt nhân, trong một động thái nhằm bày tỏ thiện chí trước cuộc gặp thượng đỉnh.

Nhưng từ sau hội nghị Donald Trump – Kim Jong-un , Triều Tiên vẫn chưa có động thái rõ ràng nào về việc thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa, mặc dù báo chí Bình Nhưỡng giảm hẳn tuyên truyền chống Mỹ so với trước.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thúc đẩy nhiều cuộc đàm phán tiếp theo để xác định các chi tiết về vấn đề phi hạt nhân hóa, nhưng không đặt ra thời hạn cho Triều Tiên.

Trong tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim ở Singapore hôm 12.6, hai bên nhất trí “hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”, song không xác định rõ ràng thế nào là phi hạt nhân hóa, cũng như không đưa ra thời hạn cụ thể để phá hủy kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Tuần trước, Tổng thống Donald Trump cho biết, tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ sớm bắt đầu, và “đó sẽ là phi hạt nhân hóa hoàn toàn”.

========================

NÓNG: Nga-Mỹ nhất trí tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh ở nước thứ ba

NÓNG: Nga-Mỹ nhất trí tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh ở nước thứ ba

Ảnh: Reuters

Phụ tá của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Yuri Ushakov cho biết Moscow và Washington đã nhất trí sẽ tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh song phương ở một quốc gia thứ ba. Chi tiết cụ thể sẽ được công bố vào ngày mai 28/6.

Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton, phụ tá Ushakov khẳng định, hai nước đã nhất trí sẽ tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump.

Ông Ushakov nêu rõ: “Hai nước đã thảo luận về cuộc gặp thượng đỉnh từ lâu thông qua các kênh bí mật”. Ông nhấn mạnh: “Một thỏa thuận đã đạt được về việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh, trong đó có cả thỏa thuận về thời gian và địa điểm. Chúng tôi có lẽ sẽ cùng với các đồng cấp Mỹ thông báo về vấn đề này vào ngày mai”.

Trước đó ngày 25/6, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố trong cuộc họp của Hội đồng Liên minh châu Âu tại Luxembourg rằng: “Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đứng đầu nước NgaVladimir Putin phù hợp với chính sách của NATO vì NATO tin tưởng vào một cuộc đối thoại với Nga”.