Người xưa chống tham nhũng: Chặt tay, chém đầu quan tham

Đã có nhiều vụ xử quan lại lợi dụng quyền thế mà sách nhiễu, bòn rút của công, lấy tiền của dân được ghi chép trong sử sách. 

Ăn trộm của một huyện không thể tha

Trịnh Khả (1403 – 1451) có mặt trong hội thề Lũng Nhai và trở thành một trong những vị tướng của Lam Sơn, lập được nhiều công lao. Năm 1428, ông được Lê Lợi phong hàm Kim tử vinh lộc đại phu, Tả lân hổ vệ tướng quân, tước Liệt hầu, có tên trong bảng khắc ghi danh sách 93 vị công thần khai quốc.

Đầu đời Lê Nhân Tông, Trịnh Khả được phong hàm Nhập nội suy trung tán lí dương vũ công thần, kiêm Lỗi Giang trấn phủ quân; Thượng tướng quân, cai quản việc quân các vệ ở Tây Đạo, tước Quận thượng hầu. Lúc này, cùng với Lê Thụ, ông là bậc tể phụ của triều đình, nhưng khác với Lê Thụ, ông thẳng thắn, biết tự nhận lỗi của mình.

Sinh thời, ông rất ghét bọn quan lại tham ô và bọn xu nịnh, Đại Việt thông sử viết: “Viên Chủ bạ Nam Đạo là Đàm Thảo Lư ẩn lậu 4 quan tiền thuế, theo luật không đến nỗi xử tử, nhưng y đã từng vu hãm Nguyễn Thiên Tích nên ông ghét lắm, bèn quyết định ghép vào tội chết”. Viên Chuyển vận phó sứ huyện Văn Bàn là Trương Tông Ký ăn hối lộ, việc phát giác, án làm xong sắp đem chém thì tả hữu xin tha, ông nói: “Ăn trộm của một nhà còn không tha được huống hồ ăn trộm của một huyện sao tha được”. Để kẻ bị tội tâm phục khẩu phục, Trịnh Khả lại cho tra xét lại và cuối cùng vẫn xử tội chết, điều đó khiến các quan vừa nể vừa sợ.

Chặt tay để răn đe

Vua Lê Thánh Tông là người kiên quyết chống nhũng lạm và tùy theo tội mà xử nặng hay nhẹ, nhưng có khi tội nặng ông vẫn tha mạng sống để họ hối lỗi, từ đó mà phụng sự triều đình tốt hơn. Có kẻ phạm tội bị buộc vào tội hình và có người đứng ra xin cho nộp tiền chuộc nhưng Lê Thánh Tông bảo bầy tôi trong triều: “Xin cho người mắc tội được nộp tiền chuộc, như thế thì người giàu có nhiều của đút lót mà khỏi tai vạ, người nghèo vì không có tiền mà phải chịu tội lỗi, thế là làm trái cả phép tắc của tổ tông và hạ lệnh cho pháp ty xét xử trị tội theo luật định”.

Một lần, con trai của Tây quân Đô đốc Lê Thiệt cưỡi ngựa phi thẳng vào chỗ đông người gây ra tai nạn mà còn bỏ mặc họ. Khi biết là con của Lê Thiệt, Thánh Tông sai lính nọc ra đánh 50 roi và cách chức ông bố. Lê Thánh Tông cũng cấm vợ các quan lớn không được đi lại, chơi bời với nhau vì sợ bọn họ cấu kết rồi đi cửa hậu, con cái của các quan lớn cũng không được lợi dụng chức quyền của bố mình để làm các việc phi pháp.

Minh Mạng là vua thứ hai của nhà Nguyễn, không chỉ ban chiếu dụ nhằm đưa ra các chủ trương hạn chế, ngăn ngừa nạn tham nhũng mà còn xử lý rất nghiêm khắc, đặc biệt là hàng quan theo Hoàng Việt luật lệ.

Minh Mạng cho rằng xử tội chết có thể khắt khe nhưng rất cần thiết để ngăn chặn tệ tham nhũng và làm gương cho kẻ khác. Tư vụ Nội vụ phủ Nguyễn Đức Tuyên ăn bớt nhựa thơm bị phát hiện, vua dụ: “Tội của Tuyên đáng lẽ cho trói mang dong ra chợ Cửa Đông chém đầu nhưng lần này tạm chặt một bàn tay thủ phạm treo lên, xóa tên của nó ra khỏi sổ quan, để lại cho nó cái đầu khiến cho nó suốt đời phải hối hận và nhờ đó mọi người biết mà tỉnh ngộ”. Viên oi kho Đinh Văn Tăng tham nhũng trong cân đong thóc gạo bằng việc đổi cách làm phương hộc (một dụng cụ đo lường) nên bị chém đầu và chặt một bàn tay ướp muối phơi khô rồi treo lên để mọi người thấy mà ghê. Đối với người thân, Minh Mạng cũng xử lý nghiêm khi họ phạm tội, không phân biệt người thân hay sơ, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.

Vụ xử tội nhận hối lộ lớn nhất

Tự Đức (1847 – 1883) là vị vua thứ tư của triều Nguyễn, ông nổi tiếng về chống tham nhũng, hối lộ và xử nghiêm bằng luật. Vũ Dinh là quan thanh liêm, chính trực có lần cho lính theo dõi bắt quả tang người coi kho lấy trộm tiền, giấu vào túi áo rồi tìm cách trốn ra quán uống rượu. Bản án được lập:

Nhất nhật nhất tiền
Thiên nhật thiên tiền
Thằng cứ mộc đoạn
Thủy trích thạch xuyên

(nghĩa là: Một ngày một đồng/Ngàn ngày ngàn đồng/Dây cưa gỗ đứt/Nước chảy đá mòn). Tội biển thủ nếu không trị nặng thì một ngày kia, kho tàng nhà nước sẽ trống rỗng, cho nên phải chém. Nhà vua xem xong liền phê chuẩn y án.

Tháng 12/1854 (năm Giáp Dần), một thương nhân Trung Quốc là Chu Trung Lập gửi đơn lên triều đình tố giác quan lại nhiều địa phương ăn của đút lót thương thuyền ngoại quốc. Tự Đức liền phái quan Quản viện đô sát cầm đầu đoàn thanh tra triều đình đến Quảng Nam điều tra làm rõ vụ việc và phát hiện những tố giác là có thật. Chiếu theo Hoàng Việt luật lệ, 17 người bị xử tội giảo giam hậu (bắt thắt cổ chết nhưng còn tạm giam đợi lệnh), 25 người bị tội lưu đày, 12 người bị tội làm lao dịch, 8 người bị phạt đánh gậy và cách chức. Nhiều quan lớn cũng dính vào vụ này như: Tham tri Bộ Hộ Phan Tĩnh, nguyên Bố chánh Đào Trí Phú, nguyên đốc học Phan Bật chia nhau 60 lạng bạc bị tội lưu đày, Tri phủ Điện Bàn Nguyễn Bá Đôn ăn hối lộ 12 lạng bạc, án sát Đặng Kham nhận đút lót 82 lạng bạc, Kham sợ quá lâm bệnh chết trong tù. Đây là vụ án xử tội nhận hối lộ lớn nhất ở nước ta thời kỳ phong kiến.

Theo NGUYỄN NGỌC TIẾN / THANH NIÊN ONLINE

Một vài suy nghĩ về đặc khu

Người ta nói đến đặc khu với hình tượng Thẩm Quyến và Thượng Hải mà ngó lơ con số của Ngân hàng Thế giới (WB): 50% đặc khu trên toàn thế giới thất bại thảm hại. Đặc khu, là một canh bạc 5-5. Và, có vẻ như nó đã lỗi thời so với thời điểm Thẩm Quyến từ một làng chài thành thiên đường, thập niên 80 của thế kỷ trước, thời tương quan kinh tế dĩ nhiên lạc hậu hơn.

Trong 5 yếu tố làm nên thành công một đặc khu: Vị trí chiếm số 1, chiến lược giữ vị trí số 2. Tức là kiến tạo giá trị lõi để khi nhắc đến, người ta biết giá trị của nó là gì. Ví dụ: Thẩm Quyến là một thung lũng công nghệ. Thượng Hải là thủ phủ tài chính.

Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, cho đến bây giờ chưa định hình được “giá trị lõi” đó. Tôi đọc báo 1 ngày, chưa thấy mỗi đặc khu sẽ mang một giá trị nhận diện gì. Ngoài những thứ chung chung như công nghệ cao, du lịch, casino.

Làm công nghệ cao thì không biết bắt đầu từ đâu cả. Ngay cả TP.HCM và HN cũng chưa thành công. Du lịch, thì có lẽ không cần đặc khu. Còn casino? Anh Nguyễn Duy Hưng ở SSI nói: Tôi chả thấy ở nơi đâu mà xây dựng giá trị của đặc khu dựa trên casino cả!

Yếu tố thứ 3 quyết định thành công của đặc khu: Chính sách và đột phá thể chế. Điều này, chưa hiển hiện ở cả ba khu vực, chỉ là những “ý định” chung chung chứ chưa định khung những luật lệ, quy định riêng cho đặc khu, và từng đặc khu.

Một sự thay đổi le lói ở Phú Quốc, Bí thư Nguyễn Thanh Nghị từng đề xuất thiết chế Trưởng đặc khu, thay cho chủ tịch và bí thư. Hợp nhất cả các đoàn thể. Đến nay, bặt vô âm tính. Đương nhiên nó vướng quá nhiều ở thực tế.

Để thấy rằng, việc hình thành các đặc khu có vẻ như chỉ đang luẩn quẩn trong ý chí cục bộ (hoặc toan tính) của vài người. Ba tòa cung điện mơ mộng, tổng vốn đầu tư 1.300.000.000.000.000 (1,3 triệu tỷ đồng) đang không có nền móng đủ chắc.

dac khu
Vị trí của 3 đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc trên lãnh thổ quốc gia. (Đồ họa: vnexpress.net)

2. Thực trạng

Thực trạng chung của Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là “sốt đất”. Đất tăng giá vài chục lần. Cơn sốt đất đang khiến 3 khu vực này quay cuồng. Mua 800 triệu, bán 18 tỷ. Nạn mua bán tràn lan phá vỡ quy hoạch.

Thực tế đó sẽ đặt nhà cầm quyền vào một thách thức lớn khi quyết tâm làm đặc khu: Đó là xung đột xã hội khi muốn có quỹ đất sạch.

Cơn sốt đất lan rộng trên phạm vi toàn quốc, đẩy giá trị bất động sản (BĐS) lên cao, đương nhiên là giá trị ảo. Dòng vốn chảy vào 3 “thiên đường BĐS này”, phần lớn từ giới lắm tiền nhiều của, khách phía Bắc chiếm phần đông.

Cơn sốt đất, như Phú Quốc chẳng hạn, có từ rất lâu trước khi công bố ý tưởng đặc khu. Nghĩa là có nhiều cá nhân, pháp nhân đã gom đất chờ sẵn. Gợn bóng dáng tham nhũng chính sách.

Nếu thông qua đặc khu, tức là tạo ra sự thiên lệch về đối tượng thụ hưởng chính sách và “bảo hộ” cho các thị trường đất đai tự phát.

3. Thuê đất 99 năm và… Trung Quốc

Như đã nói ở trên, quy hoạch “giá trị lõi” cho 3 đặc khu chưa hiển hiện. Làm sao xác định các đặc thù của từng đặc khu để xác định thời hạn giao đất phù hợp?

Đối với các vị trí nhạy cảm như Vân Đồn, Bắc Vân Phong mà giao đất 99 năm là “mạo hiểm”. Nhất là khi tiệm cận hoặc lọt vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Vịnh Vân Phong chỉ cách Nha Trang 30km, khu vực cảng rộng lên tới 43.500 héc ta gấp 3 lần so với vịnh Cam Ranh. Đây là một vị trí chiến lược. Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Việt Nam ngăn không cho phép Nga sử dụng căn cứ quân sự ở vịnh Cam Ranh.

Với thời hạn giao đất 99 năm, kịch bản con ngựa thành Troy không phải là không thể. Thực tế quản lý của Bouxite Tây Nguyên và Formosa đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Những cộng đồng người TQ, đường phố tên Trung Quốc được hình thành.

Formosa thậm chí còn không cho quan chức địa phương vào kiểm tra, bên trong còn xây dựng cả công trình tôn giáo.

Thử tưởng tượng, người Trung Quốc, từ Hoàng Sa và một phần Trường Sa đi vào, có những “trạm trung chuyển” là 2 đặc khu với những cơ sở giao đất 99 năm thì sẽ như thế nào?

Chưa hết, vốn đầu tư của Trung Quốc vào bất động sản, nhất là phân khúc nghỉ dưỡng ven biển đang gia tăng. Cộng hưởng với dòng vốn tín dụng đổ vào các doanh nghiệp BĐS lập dự án ở các vị trí “nhạy cảm” trong thời gian gần đây. Nó là một dạng quyền lực mềm mà chẳng có ai giỏi bằng TQ.

Tại Nha Trang, dài đến Đà Nẵng, tình trạng người Trung Quốc mua nhà đất, cư trú tràn lan trong một thời gian rất dài.

Nếu nghĩ về một kịch bản xâm chiếm quy mô kết hợp với du kích, có lẽ nhiều người sẽ nói tôi hoang tưởng. Nhưng những gì hiển hiện trước mắt và trải dài qua một thời đoạn, có lẽ cũng sẽ khiến không ít người chột dạ.

Thông qua đặc khu với những thực trạng như trên sẽ là một quyết định vội vã. Một nút bấm thông qua, chưa chắc đã biến những làng chài thành thiên đường. Nhưng nó có thể sẽ biến tương lai trở lại với quá khứ Giao Chỉ, với dã tâm vô giới hạn của chính quyền Trung Quốc.

Theo Facebook Nhà báo Nguyễn Tiến Tường

Hàng loạt “đất vàng”, khách sạn ở Huế về tay tập đoàn Bitexco như thế nào?

Hàng loạt “đất vàng”, khách sạn ở Huế về tay tập đoàn Bitexco như thế nào?

Năm 2016, sau khi nhận chuyển nhượng gần 63% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần du lịch Hương Giang (Hương Giang Tourist) không thông qua đấu giá, hàng loạt khu đất vàng, khách sạn của công ty này đã nằm trong tay Bitexco.

Ngày 12/7/2016, Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco đã toàn tất các thủ tục cần thiết để mua lại 63% cổ phần của CTCP Du lịch Hương Giang (Hương Giang Tourist – HGT) từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sau giao dịch này, Bitexco đã nắm trong tay quyền chi phối Hương Giang Tourist với tỷ lệ sở hữu 70,5% cổ phần. Trước đó, Bitexco đã sở hữu Hương Giang Tourist 7,6% trong phiên đấu giá mua cổ phần công ty này với giá 32.500 đồng/cổ phần hồi năm 2007.

Được biết, theo quyết định của UBND Thừa Thiên – Huế, tháng 3/2016 Bitexco đã được chọn là nhà đầu tư mua trọn lô 12.572.200 cổ phần Hương Giang Tourist, mức giá nhận chuyển nhượng là 12.600 đồng/cổ phần, tương đương khoảng 158 tỉ đồng.

Thông qua thương vụ này, Bitexco đã thâu tóm hàng loạt khách sạn cao cấp đều có vị trí rất đắc địa ở những khu đất vàng tại TP Huế bên bờ sông Hương.

Bởi ai cũng biết, Hương Giang Tourist trước đây là một doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế về du lịch. Công ty này nắm giữ hầu hết các khách sạn lớn nằm ở các khu “đất vàng” đắc địa nhất tại TP Huế, biển Lăng Cô.

Những khách sạn trên đất vàng đắc địa nhất TP Huế về tay Bitexco

Không khó để liệt kê một số khách sạn có vị trí đắc địa do Hương Giang Tourist đồng sở hữu, đã nằm trong tay Bitexco kể từ năm 2016.

Saigon Morin có địa chỉ tại Số 30 Lê Lợi, Thành phố Huế nằm ngay đầu cầu Trường Tiền, bên bờ sông Hương với bốn mặt tiền đường lớn, góc đường ngã tư Lê Lợi và Hùng Vương. Đây là khách sạn tiêu chuẩn 4 sao, xây dựng trên khu đất rộng khoảng 7.000m2 với 183 phòng. Hương Giang sở hữu 50% (tính đến 4/2016).

Khách sạn La Residence tại số 5 Lê Lợi, TP Huế, đây là khách sạn 5 sao đầu tiên tại Tp Huế đang được mở rộng ra bờ sông Hương với quy mô khoảng 1,7ha. Hương Giang sở hữu 49% (tính đến 4/2016).

Khu du lịch Lăng Cô Beach resort ở biển Lăng Cô với quy mô 124 phòng nghỉ, trong đó 97 phòng trong các villa. Hương Giang sở hữu 40% (tính đến 4/2016).

Trước khi Bitexco nắm quyền kiểm soát, ngay trong năm 2015, Hương Giang và Bitexco đã bắt tay thành lập một liên doanh mang tên Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Kinh Thành để triển khai khu nghỉ dưỡng cao cấp trên khu đất có diện tích 6.300m2 tại số 85 Nguyễn Chí Diễu, ngay cạnh Đại nội Huế.

 Hàng loạt “đất vàng”, khách sạn ở Huế về tay tập đoàn Bitexco như thế nào?  - Ảnh 1.

Đồ họa: Vĩ Cường – Tuổi trẻ

Bên cạnh đó, Hương Giang Tourist còn sở hữu 2 công ty con cũng đang nắm giữ nhiều khu đất vàng tại TP Huế. Trong đó:

Công ty TNHH lữ hành Hương Giang nắm giữ khu đất ở 11 Lê Lợi (Trung tâm dịch vụ Festival) cùng nhà hàng Bình Minh ở đường Hùng Vương.

Công ty cổ phần du lịch Mỹ An với diện tích 2,2ha và hệ thống mỏ nước khoáng nóng.

Ngoài ra, công ty này còn có khách sạn Morin Bạch Mã và biệt thự Nguyễn Văn Lễ trên núi Bạch Mã hiện đang bỏ hoang.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư Huế năm 2016, Công ty CP Du lịch Mỹ An đã nhận Quyết định Chủ trương đầu tư cho Dự án Khu Nghỉ dưỡng nước nóng Mỹ An Huế với tổng vốn đăng ký đầu tư 544,8 tỷ đồng.

Sang tay cho nhà đầu tư nước ngoài

Đáng chú ý, đó là sau khi hoàn tất thương vụ thâu tóm Hương Giang Tourist thì chỉ trong thời gian ngắn Bitexco đã chuyển nhượng một phần cho một nhà đầu tư từ Hồng Kông.

Trên báo Tuổi trẻ, vừa tiết lộ chỉ sau 3 tháng hoàn tất thương vụ Hương Giang Tourist (tháng 7/2016 – PV) thì Bitexco đã bán lại 5.758.000 cổ phần cho một doanh nghiệp Hong Kong là Công ty TNHH Kei Sei (nay có tên là Công ty TNHH Crystal Treasure), giảm tỉ lệ sở hữu xuống còn 41,7%.

Ở một diễn biến khác, nhà đầu tư Hồng Kông này cũng đã mua lại cổ phần Hương Giang Tourist từ các cổ đông khác để nâng tỉ lệ nắm giữ lên 45,2%, vượt qua Bitexco để trở thành cổ đông lớn nhất trong Công ty Hương Giang.

Tháng 10-2017, ông Johnny Cheung Ching Fu được bổ nhiệm làm tổng giám đốc công ty này theo đề cử của cổ đông Crystal Treasure.

Một thông tin khác đáng chú ý, đó là vào năm 2007 Bitexco là một trong những nhà đầu tư đấu giá thành công mua cổ phần Hương Giang Tourist, sở hữu 7,6% với giá 32.500 đồng/cổ phần. 9 năm sau, tức năm 2016 giá trị cổ phần của công ty này chỉ được mua với giá 12.600 đồng/cp, trong khi giai đoạn từ 2008 – 2014 công ty này vẫn kinh doanh có lãi.

Tuy nhiên, giai đoạn 2014 – 2016 Hương Giang Tourist lại ghi nhận số lỗ lần lượt là 13,7 tỉ đồng, 3,7 tỉ đồng và 7,7 tỉ đồng (đây cũng là thời điểm Bitexco thâu tóm Hương Giang), đến 2017 thì đơn vị này đặt kế hoạch lãi 12,3 tỉ đồng.

Ở một diễn biến khác đáng chú ý, một cổ đông lớn tại khách sạn La Residence (liên doanh với Công ty cổ phần du lịch Hương Giang) đã bán 51% số cổ phần của mình cho một nhà đầu tư Nhật Bản với trị giá 7,2 triệu USD (tương đương 158 tỉ đồng).

Điều này khiến có nhiều dư luận cho rằng việc chuyển nhượng cổ phần tại Hương Giang Tourist cho Bitexco có mức giá khá bèo, không thực hiện theo đấu giá mà thỏa thuận trực tiếp với nhà đầu tư.

Trả lời báo Người lao động về việc này mới đây, ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết tỉnh sẽ cung cấp đầy đủ thông tin khi có kết luận của Thủ tướng.

theo Trí thức trẻ

Lộ diện ông chủ thâu tóm ‘đất vàng’ quán bún chả Obama và gần chục hộ dân 34-52 Lê Văn Hưu

Lộ diện ông chủ thâu tóm 'đất vàng' quán bún chả Obama và gần chục hộ dân 34-52 Lê Văn Hưu

Tòa nhà văn phòng trên lô “đất vàng” 34-52 Lê Văn Hưu

Công ty Taco của doanh nhân Tô Văn Hùng là doanh nghiệp thâu tóm loạt “đất vàng” 34-52 Lê Văn Hưu, trong đó có cả quán bún chả mà cựu Tổng thống Obama từng đến ăn.

Gần đây, dư luận xôn xao về “đại gia” thâu tóm loạt đất vàng 34-52 Lê Văn Hưu để hợp khối. Hiện nay, trên lô đất này, chủ đầu tư đang thực hiện dự án dạng nhà văn phòng. Tuy nhiên, công trình mới thi công được 4-5 tầng thì ngừng triển khai.

Theo tìm hiểu của PV Nhadautu.vn , khu vực các phố Thi Sách – Lê Văn Hưu – Ngô Thì Nhậm là một trong những nơi có giá trị bất động sản đắt đỏ nhất, nhì Hà Nội. Các lô đất tại những tuyến phố này đều có giá trên 20 tỷ đồng, tùy thuộc vào diện tích và vị trí.

Trong số các lô đất, có lô trước đây là quán bún chả nổi tiếng Hương Liên – nơi được Tổng thống Mỹ Barack Obama đến để thưởng thức bún chả hồi năm 2016. Quán Hương Liên là thương hiệu bún chả đắt khách quen thuộc với người dân quanh phố Lê Văn Hưu và Hà Nội. Quán này đã tồn tại được hơn 20 năm.

Trao đổi với PV Nhadautu.vn, chủ quán bún chả Hương Liên cho biết: “Trước đây, quán chúng tôi mở tại vị trí dự án đang xây dựng. Sau khi họ mua lại các lô đất xung quanh, họ đã đổi nhà cho chúng tôi sang số 24 phố Lê Văn Hưu, cách nhà cũ khoảng 50m”.

Theo bà chủ bún chả Hương Liên, do nhà cũ của bà có cổng sau, nên khi đổi sang nhà mới để tiếp tục bán hàng thì họ (vị đại gia thâu tóm đất vàng – PV) đã bù thêm tiền cho bà, mặc dù diện tích của 2 căn nhà chuyển đổi là ngang nhau.

“Họ đã thực hiện việc phá bỏ những căn nhà cũ và xây dựng nhà mới cách đây khoảng 4 năm về trước sau khi mua lại 8 lô đất của người dân ở đây. Nhưng hiện tại, không hiểu lý do gì mà đang tạm ngừng xây dựng”, bà chủ quán Hương Liên nói.

Thâu tóm hàng cả chục lô “đất vàng” Lê Văn Hưu để làm dự án, song thân thế vị đại gia này lại khá kín tiếng.

Tại khu vực dự án chỉ có tấm biển đề tên “Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nguyễn Đăng”. Tuy nhiên, theo nguồn tin của PV Nhadautu.vn thì chủ đầu tư dự án tòa nhà văn phòng 34 – 52 Lê Văn Hưu là Công ty cổ phần xây dựng và bất động sản Taco (Công ty Taco).

Công ty Taco thành lập từ năm 2009, với vốn điều lệ 6 tỷ đồng gồm 3 cổ đông sáng lập. Trong nhóm cổ đông này có ông Tô Văn Hùng sở hữu 59% vốn điều lệ. Theo tìm hiểu của PV, thì ông Tô Văn Hùng là một doanh nhân khá thành đạt ở Hà Nội.

theo Nhà đầu tư

PV Nga tại Triều Tiên ‘choáng ngợp’ trước phong thái chủ nhà của em gái ông Kim Jong-un

PV Nga tại Triều Tiên 'choáng ngợp' trước phong thái chủ nhà của em gái ông Kim Jong-un

Ảnh: Tass.

Phóng viên đài RT (Nga) đã kể lại trải nghiệm để đời của mình khi có dịp tới thăm tư dinh của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Nhân chuyến thăm Triều Tiên của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 31/5 vừa qua, phóng viên Ilya Petrenko của đài RT (Nga) đã có cơ hội tham quan tư dinh của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, tiếp cận với ông và các quan chức Triều Tiên – mà đối với anh này, đây chính là một “trải nghiệm để đời”.

Theo Petrenko, các nhà báo quốc tế đến đưa tin về cuộc gặp của ông Lavrov và ông Kim không hề biết trước lịch trình làm việc của hai ông. Họ đã tập trung trong một khách sạn sang trọng và phải nộp các thiết bị liên lạc cho lực lượng an ninh trước khi lên xe buýt.

“Chúng tôi không biết mình sẽ đi đâu, và tài xế cũng không nói được tiếng Anh hay tiếng Nga”, Petrenko kể lại. “Chúng tôi càng đi xa khỏi thành phố thì ngoài đường càng thưa người, cho đến khi trên đường không còn bóng người nào nữa, dù chúng tôi không đi cùng đoàn cảnh sát hộ tống”.

Xe chở đoàn phóng viên đã đi qua một tòa nhà lớn có ảnh của hai cố lãnh đạo Kim Il-sung và Kim Jong-il, trước khi đỗ lại tại một khu biệt thự sang trọng, nơi ông Kim đón tiếp khách quý. Và các phóng viên nhận ra, đây chính là dinh thự của vị lãnh đạo Triều Tiên.

PV Nga tại Triều Tiên choáng ngợp trước phong thái chủ nhà của em gái ông Kim Jong-un - Ảnh 1.

Hình ảnh tòa nhà được cho là dinh thự của ông Kim Jong-un. Ảnh: RT

Cánh cửa gỗ mở ra, và một người phụ nữ xuất hiện. Petrenko liền nhận ra ngay đó là em gái ông Kim, bà Kim Yo-jong, người được mệnh danh là ‘quyền lực mềm’ của Triều Tiên đã đại diện cho nước này trong kỳ Thế vận hội mùa đông Pyongchang và tháp tùng anh trai trong các cuộc đàm phán gần đây với Hàn Quốc.

“Bà ấy xuất hiện tại lối ra vào với phong thái như bà chủ nhà. Tôi đã chào bà ấy bằng tiếng Anh, và nhận được nụ cười và câu chào bằng tiếng Anh ‘Hello’ từ bà ấy”, Petrenko nói.

Sau đó ông Kim xuất hiện. Theo ấn tượng ban đầu của Petrenko, ông Kim đeo một chiếc đồng hồ sang trọng và có làn da rám nắng. Ông Kim trông rất “thoải mái nhưng vẫn làm chủ tình hình”, và ông cũng đã gật đầu với các phóng viên có mặt tại đó.

“Trông ông ấy không hề có vẻ xa rời thực tế chút nào”, Petrenko nói.

Petrenko cũng cho biết hai ông Kim và Lavrov đã có cuộc đối thoại riêng trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Khi bước ra ngoài, cả hai ông đều mỉm cười với vẻ mặt hài lòng, và đại diện của Nga đã trao chiếc hộp truyền thống của nước này cho lãnh đạo Triều Tiên, kèm theo chiếc chìa khóa để ông Kim có thể “giữ kín những bí mật” trong chiếc hộp.

Sau khi cuộc gặp kết thúc, các phóng viên đã nhanh chóng lên xe, nhận lại điện thoại và được chở đến sân bay Bình Nhưỡng.

“Đây là trải nghiệm tôi sẽ không bao giờ quên”, Petrenko kết luận.

Theo Thoidai

Tin tức thế giới

Khôn khéo và thức thời, Triều Tiên đang có hỗ trợ lớn từ Nga-Trung khi "so găng" với Mỹ?

Ảnh: Pinterest

Mỹ cũng đủ thức thời và thực dụng để ý thức được rằng khi thoả thuận gì với Triều Tiên thì cũng không được quên cái bóng của Trung Quốc và Nga ở phía sau Triều Tiên.

Đằng sau sóng gió Mỹ – Triều

Kể cả khi tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định huỷ bỏ cuộc gặp đã được dự định và thu xếp về nội dung và hậu cần với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng như khi úp mở khả năng vẫn duy trì cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa Mỹ – Triều, các hoạt động ngoại giao vẫn diễn ra dồn dập và gấp rút không chỉ giữa Mỹ và Triều Tiên mà còn cả giữa hai nước này với một số đối tác khác.

Ông Trump tham vấn tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và ông Kim Jong-un tham vấn chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cả Nga lẫn Nhật Bản cũng vào cuộc. Hai nước này gần như bị loại ra ngoài rìa trong tiến trình hoà giải đến nay giữa Triều Tiên với Mỹ và Hàn Quốc nhưng đang đều nỗ lực gây dựng vai trò riêng trong những gì đang xảy ra để có phần riêng trong tương lai của Triều Tiên và của khu vực.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhiều lần gặp ông Trump và ngoài ra còn chủ trì cuộc gặp cấp cao giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc mà ở đấy đương nhiên không thể không bàn đến chuyện Triều Tiên.

Từ phía Nga cho tới nay mới chỉ thấy có chuyến thăm Nga của bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên Ri và chuyến thăm Triều Tiên của bộ trưởng ngoại giao Nga Lavrov.

Sau 9 năm mới lại có bộ trưởng ngoại giao Nga tới thăm Triều Tiên. Ông Lavrov chuyển lời tổng thống Nga Vladimir Putin mời ông Kim Jong-un tới thăm Nga.

Ông Lavrov tặng ông Kim Jong Un “chiếc hộp cất giữ bí mật”.

Nội dung trao đổi rất quan trọng nhưng cả thời điểm chuyến đi của ông Lavrow cũng rất quan trọng đối với hai nước. Phát biểu của ông Lavrov cho rằng Mỹ không nên áp đặt điều kiện và mô hình giải pháp cho Triều Tiên.

Việc phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên là quá trình lâu dài bao gồm nhiều giai đoạn và bước đi đó không chỉ hợp ý Triều Tiên mà còn là khuyến nghị đối với Mỹ và hàm ý phía Nga sẽ ủng hộ cách tiếp cận như vậy và cấu trúc giải pháp như vậy cho vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như cho tương lai chính trị an ninh ở khu vực Đông Bắc Á.

Triều Tiên khôn khéo và thức thời

Với Triều Tiên, lợi ích chiến lược của Nga ở cả trong chuyện hoà giải giữa Triều Tiên với Mỹ và Hàn Quốc lẫn trong tương lai của bán đảo liên Triều.

Hoà bình cho bán đảo Triều Tiên và khu vực, cho dù hai miền trên bán đảo Triều Tiên tái thống nhất hay tiếp tục như hiện tại, mở ra cho Nga nhiều cơ hội phát triển quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực bởi Triều Tiên có chung biên giới với Nga và Nga hiện đã có quan hệ hợp tác tốt với Hàn Quốc.

Mỹ và Triều Tiên có nhất trí và thoả thuận với nhau như thế nào tại cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim Jong-un đi nữa thì việc thực hiện cụ thể không thể không có vai trò của Nga nếu muốn được thành công, nhất là khi từ trước tới nay Nga gần như luôn đứng về phía Triều Tiên trong quan hệ của Triều Tiên với Mỹ và trong chuyện chính trị an ninh ở khu vực Đông Bắc Á.

Giữa Nga và Mỹ hiện quan hệ song phương lại không được êm đẹp và cạnh tranh chiến lược vẫn rất quyết liệt, cho dù không phải ở vùng Đông Bắc Á.

Nơi đây lại là nơi mà Mỹ phải trả giá cho Nga để đổi lấy nhượng bộ của Nga ở nơi khác.

Với quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nga cũng như Trung Quốc sẽ cùng phán quyết về thoả thuận mà ông Trump và ông Kim Jong-un đạt được về giải pháp cho vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Hai nước này đều là láng giềng của Triều Tiên và đều là chỗ dựa của Triều Tiên trong xử lý quan hệ với Mỹ, đặc biệt về an ninh.

Triều Tiên đã rất khôn khéo và thức thời khi tranh thủ cả Trung Quốc lẫn Nga chứ không gạt hai đối tác này ra ngoài rìa của tiến trình hoà giải đang diễn ra.

Mỹ cũng đủ thức thời và thực dụng để ý thức được rằng khi thoả thuận gì với Triều Tiên thì cũng không được quên cái bóng của Trung Quốc và Nga ở phía sau Triều Tiên.

Triều Tiên chủ ý phát đi thông điệp là có Trung Quốc và Nga cùng hội cùng thuyền trong thương thảo với Mỹ và hoà bình với Hàn Quốc. Còn ông Lavrov muốn cho thấy là vai trò của Nga mang tính đặc biệt quyết định không chỉ đối với thành công của cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim Jong-un mà còn cả đối với những diễn biến tiếp theo sau cuộc thượng đỉnh.

==========================

Mỹ cảnh báo khả năng “cho nổ tung” đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên biển Đông

Mỹ cảnh báo khả năng "cho nổ tung" đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên biển Đông

Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Vành Khăn (đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam). Ảnh: CSIS

Tướng Mỹ cho hay, Mỹ đã có kinh nghiệm “xóa sổ” các đảo nhỏ ở Tây Thái Bình Dương.

Ngày 31/5, Lầu Năm Góc đã có những tuyên bố cứng rắn về hành động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên biển Đông, mặc dù chính quyền ông Trump đang hối thúc Trung Quốc hợp tác về vấn đề Triều Tiên.

Mỹ cảnh báo khả năng cho nổ tung đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên biển Đông - Ảnh 1.

Trung tướng Kenneth McKenzie, giám đốc Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ. Ảnh: USMC

Khi được hỏi về khả năng Mỹ “cho nổ tung” một trong số các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép, Trung tướng Kenneth McKenzie, giám đốc Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho hay:

“Tôi sẽ chỉ nói với các bạn rằng, quân đội Mỹ có nhiều kinh nghiệm trong việc xóa sổ các đảo nhỏ ở Tây Thái Bình Dương”.

Theo CNN, kinh nghiệm “xóa sổ các đảo nhỏ” mà ông McKenzie nói tới là các chiến dịch quân sự của Mỹ vào Thế chiến II. Lúc đó, hàng nghìn quân Mỹ đã hy sinh khi chiến đấu ở một số đảo trên Thái Bình Dương.

“Đó là một năng lực trọng điểm của quân đội Mỹ mà chúng tôi từng thực hiện trước đây; đó là tuyên bố đơn giản của thực tế lịch sử, không cần phải suy nghĩ sâu xa hơn”.

Là một trong những quan chức cấp cao nhất ở Lầu Năm Góc trợ giúp cho Tướng Joseph Dunford – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, lời nói của ông McKenzie đặc biệt có trọng lượng.

Mỹ thường xuyên tiến hành hoạt động tự do hàng hải trên biển Đông. Trong lần gần nhất, Mỹ cho biết, một tàu Trung Quốc đã có hành vi thiếu chuyên nghiệp gần các tàu Mỹ.

Ông McKenzie khẳng định Mỹ sẽ không nhượng bộ và nói rằng: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động tự do hàng hải, theo đúng luật pháp quốc tế. Và chúng tôi sẽ tiếp tục làm những gì mình đang làm”.

Tuyên bố của ông McKenzie được đưa ra vào thời điểm căng thẳng tăng cao trong khu vực. Mỹ đang đẩy mạnh hoạt động tự do hàng hải nhằm đáp trả động thái quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép.

Ông McKenzie nhấn mạnh, quân đội Mỹ đã “sẵn sàng bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh trong khu vực”.

Trước đó, Đô đốc Harry Harris, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương Mỹ, khẳng định Trung Quốc là “thách thức dài hạn lớn nhất” của Mỹ trong khu vực.

“Nếu không có sự can thiệp tập trung của Mỹ và các đồng minh, đối tác thì Trung Quốc sẽ hiện thực hóa được giấc mộng bá chủ của mình ở châu Á”.

Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho rằng Trung Quốc đã đi ngược tuyên bố không quân sự hóa khu vực của mình: “Họ đã làm chính xác điều đó, chuyển vũ khí tới những địa điểm trước đây chưa từng có vũ khí”.

Thiết bị do thám của Mỹ cho thấy Trung Quốc đã di chuyển các tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm trên các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép trong các cuộc tập trận gần đây. Đầu tháng 5, truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đưa tin, một máy bay ném bom của Trung Quốc cũng đã đáp xuống khu vực này lần đầu tiên.

theo Thời đại

========================