Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư “không còn đất nảy mầm”

Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư "không còn đất nảy mầm"

Bệnh từ miệng mà ra là câu nói đã quá quen thuộc, ăn thế nào để tốt cho sức khỏe, hạn chế bệnh tật là việc ai cũng nên lưu ý. Sau đây là 7 cách ngăn chặn ung thư bạn nên tham khảo.

Một báo cáo khoa học được công bố trên tạp chí Nature Communications của Mỹ cho thấy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư . Khoảng hơn 1 nửa số bệnh ung thư chủ yếu là do nguyên nhân ăn uống gây ra, và vì vậy nó có thể được ngăn chặn nhờ những nguyên tắc trong cuộc sống hàng ngày.

Một trong những lý do có thể sản sinh ra các mầm bệnh trong cơ thể chính là thói quen ăn quá nhiều đường, ăn khi thực phẩm còn ở nhiệt độ quá cao (vừa nấu vừa ăn, ăn nóng)…

Ăn lại các món ăn thừa để qua đêm, thực phẩm đã biến chất thành nitrit, thức ăn ngâm tẩm, nhiều muối quá mức, thực phẩm xông khói, thức ăn chiên rán, uống rượu quá nhiều, thức ăn nấm mốc, khói bếp,… đều là những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư tương ứng.

 Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 1.

Làm thế nào để có thói quen ăn uống lành mạnh và ngăn ngừa được ung thư?

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số thành phần chứa trong thức ăn có nguồn gốc thực vật có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh ung thư, nhưng các nghiên cứu đó lại không giới thiệu bất kỳ một loại thực phẩm chống ung thư nào cụ thể hay duy nhất.

Các nghiên cứu khuyến khích bạn nên ăn nhiều hơn 2/3 số thực phẩm có nguồn gốc từ rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và đậu. Nên nhớ rằng, không có một loại thức ăn duy nhất nào có thể bảo vệ con người khỏi bệnh ung thư.

Sau đây là những cách ăn uống được cho là tối ưu nhất để phòng bệnh, chúng ta có thể tham khảo để áp dụng hiệu quả hơn.

1. Nên ăn nhiều hơn các loại rau tươi, rau sống

Nếu bạn đảm bảo rằng bạn đang có những thực phẩm thật sự an toàn (sạch) thì bạn nên nghĩ đến việc ăn theo cách tươi sống và tự nhiên nhất. Các loại rau củ quả tươi vốn có hương vị phù hợp để ăn sống, vì thế, điều bạn cần nhớ chính là phải nhai thật kỹ, để cho các chất phòng chống ung thư có thể được giải phóng và tiêu hóa, hấp thụ hết, ví dụ như tỏi, cà chua là một sự lựa chọn tốt.

Tất nhiên, thực phẩm dùng để ăn sống bạn cần đảm bảo nó là thực phẩm an toàn và rửa sạch trước khi ăn.

Riêng đối với những món rau củ quả có màu xanh đậm hoặc màu cam đậm, thì bạn có thể nấu chín hoặc làm nóng để ăn sẽ có lợi hơn cho sự hấp thụ carotenoids.

Đặc biệt là những loại rau có kết cấu chắc chắn hơn, rất khó để giải phóng hoàn toàn các chất dinh dưỡng và các thành phần có tác dụng chăm sóc sức khỏe nếu chúng được ăn sống. Vì thế, tùy từng món có thể lựa chọn cách ăn sống hoặc nấu chín.

 Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 2.

2. Nên ăn Rau củ quả/Đạm động vật với tỉ lệ 2: 1 (2 phần rau, 1 phần thịt)

Đây là nguyên tắc, công thức ăn uống lành mạnh được đề xuất bởi Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, (American Institute for Cancer Research). Trong bữa ăn chính, bạn nên ăn ít nhất 2/3 lượng thức ăn là rau củ quả, trong khi đó, những thực phẩm từ chất đạm có nguồn gốc từ động vật (thịt/cá/trứng…) chỉ nên chiếm tối đa không quá 1/3 lượng thực ăn.

Trong khi ăn rau, bạn cũng nên lựa chọn những loại rau củ quả có màu sẫm, tối, bởi vì những loại rau củ quả này sẽ chứa nhiều chất có tác dụng phòng ngừa ung thư cao hơn. Không những thế, màu sắc càng sẫm, chất dinh dưỡng càng nhiều, bao gồm màu xanh sẫm, đỏ sẫm hoặc cam sẫm.

Ngoài việc bổ dưỡng, chúng còn có thể giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, trong khi béo phì thường là một yếu tố quan trọng có thể dẫn đến nhiều bệnh ung thư.

 Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 3.

3. Nên ăn tỏi, hành, gừng nhiều hơn

Các chuyên gia chỉ ra rằng, chất allicin có tác dụng chống oxy hóa và có thể làm giảm hàm lượng nitrit gây ung thư trong cơ thể con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn tỏi có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày khoảng 60%.

Tỏi chỉ có thể sinh ra allicin khi nó được nghiền nát (đập dập, giã nhỏ) dưới sự kết hợp và tiếp xúc hoàn toàn với oxy, nhưng lại rất không ổn định, nếu gặp nhiệt độ nóng sẽ bị mất tác dụng. Vì vậy, tốt nhất là nghiền tỏi để ăn tươi sống hoặc trộng tỏi vào các món ăn.

 Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 4.

4. Nên ăn nhiều thịt gà, cá

Những loại thịt từ động vật 4 chân như thịt lợn, thịt dê và thịt bò… thông thường được gọi chung là thịt đỏ, chúng thực sự ngon, hấp dẫn khẩu vị, nhưng nếu chúng ta ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn 16%, ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nữ giới lên 22%.

 Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 5.

5. Nên ăn ngũ cốc thô mỗi ngày

Hạt ngũ cốc thô các loại là thành phần thực phẩm quan trọng cho cơ thể, tốt nhất bạn nên bố trí ăn thêm vào bữa tối. Thông thường, tần suất ăn uống ngũ cốc thích hợp nhất là 2 ngày/ lần, người mắc các bệnh tam cao (huyết áp, tiểu đường, mỡ máu) thì có thể ăn 2 lần/ngày.

Nghiên cứu cho thấy, nếu bổ sung chế độ ăn uống với 6 loại hạt thô và 4 loại hạt mịn là thích hợp nhất. Về dinh dưỡng, thay vì chế độ ăn ngô, kê và đậu thành các bữa ăn riêng lẻ, bạn còn có thể trộn chúng theo tỷ lệ 1: 1: 2 sẽ tốt hơn rất nhiều (1 ngô, 1 kê, 2 đậu).

Thịt và trứng là những “đối tác” tốt nhất để kết hợp với ngũ cốc thô và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng.

 Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 6.

6. Mỗi một miếng thức ăn cho vào miệng, nên nhai khoảng 30 lần

Các cuộc điều tra đã chứng minh rằng, những người ăn uống vội vã (nhai ít, nuốt nhanh) đều rất có khả năng bị ung thư dạ dày với tỉ lệ khá cao. Ngược lại, người có thói quen ăn chậm nhai kỹ có thể làm giảm gánh nặng trên đường tiêu hóa và giảm nguy cơ ung thư các bộ phận thuộc đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu của trường Đại học Georgia (Mỹ) đã phát hiện ra rằng, nước bọt có một “mối đe dọa” lớn như là một chất “tiêu độc” với hiệu ứng mạnh mẽ, có thể làm cho chất aflatoxin – thủ phạm dẫn đến ung thư gan gần như hoàn toàn biến mất trong 30 giây.

Vì vậy, nếu tính tốc độ nhai của bạn là 1 nhai/giây, thì mỗi miếng mà bạn ăn vào miệng nên nhai khoảng 30 lần, tương đương 30 giây, cách nhai này có tác dụng chống ung thư như lý giải ở trên.

 Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 7.

7. Lựa chọn cẩn thận các đồ dùng trong nhu cầu thiết yếu hàng ngày

Có rất nhiều chất có thể gây ung thư đã được tìm thấy chúng “ẩn náu” trong những vật dụng có sẵn trong nhà như chất chống cháy, chất làm dẻo và bisphenol. Vì thế, khi bạn mua nhu yếu phẩm hàng ngày, nếu gặp phải những thứ mùi mùi lạ và nặng, dứt khoát nên tránh.

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày tốt nhất nên hạn chế sử dụng đồ nhựa, không nên dùng bình/cốc nhựa để đựng nước sôi, không dùng các loại túi nylon hoặc đồ nhựa để đựng thức ăn đang nóng, tránh tôi đa những chất độc hại có thể giải phóng ra thực phẩm khi gặp nhiệt độ cao.

Ngoài ra, khi mua các dụng cụ sử dụng trong nhà, cố gắng chọn những loại đồ đạc tự nhiên nhất, tránh dùng những đồ có nguy cơ chứa các chất độc hại, tiếp xúc với hóa đơn thanh toán ở các cửa hàng, siêu thị xong thì nên rửa tay sạch sẽ.

 Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 8.

Nếu muốn phòng tránh ung thư, trước tiên bạn cần tuân thủ những khuyến cáo đã nêu ở trên, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh.

*Theo Health/TT

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Buồn vì mô hình lao động các nước hình trứng, hình khoai tây, Việt Nam vẫn hình chóp

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Buồn vì mô hình lao động các nước hình trứng, hình khoai tây, Việt Nam vẫn hình chóp

Chiều 5/6, “chia lửa” với Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có giải trình trước Quốc hội về một số vấn đề nóng, trong đó có nội dung về cơ cấu lao động, việc làm.

Chuyển đổi cơ cấu lao động, đánh giá chất lượng đào tạo các bậc học là một vấn đề đặc biệt quan trọng, Phó Thủ tướng cho biết. Điều này đã được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung liên tục nhấn mạnh trong phiên chất vấn nên Phó Thủ tướng không bình luận thêm.

Phó Thủ tướng cũng nhận xét Bộ trưởng Dung và các đại biểu phần nào đã cung cấp được bức tranh số liệu đầy đủ về mức độ đào tạo, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ việc làm cho từng phân khúc một. Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý về mô hình lao động mà đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá) đề cập đến.

“Mô hình của Việt Nam không giống với thế giới”, ông Đam nhấn mạnh. Để phân tích cụ thể hơn nhận định của mình, ông chỉ rõ cách thống kê về trình độ đào tạo của Việt Nam và khẳng định là chưa tốt.

“Chúng ta thống kê tương đối tốt về bằng đại học, cao đẳng, trung cấp nhưng đối với những loại hình đào tạo khác, không có chứng chỉ thì chưa được”, ông Đam nói. Điều này đã được các Bộ, ngành và tổ chức quốc tế thừa nhận.

Bên cạnh đó, thống kê của Việt Nam đang khác với quốc tế. Cụ thể, các nước trên thế giới không phân biệt đại học và cao đẳng mà nhập làm chung. Theo Unesco, tổ chức này phân thành 5 tầng gồm: người nghiên cứu, phát minh kiến thức; người phổ biến kiến thức; người quản lý kỹ thuật; người khai thác kỹ thuật; người trực tiếp vận hành. Còn ILO thì lại phân thành 9 loại.

Trong khi đó, Việt Nam lại chia thành đại học – cao đẳng – trung cấp, sơ cấp. “Đấy là phân loại thống kê về đào tạo bằng cấp chứ không hẳn thống kê về cơ cấu lao động”, Phó Thủ tướng nói.

Chính bởi cách thống kê này, mô hình lao động của Việt Nam không giống bất cứ nước nào. Theo đó, tỷ lệ ở Việt Nam là cứ 10 người học đại học thì có 3 – 4 người học cao đẳng và 1 người học trung cấp, sơ cấp.

Ví dụ trong năm 2017, cứ 100 học sinh tốt nghiệp cấp 3 thì có 46 người thi và học đại học, cao đẳng; 7 – 8 người không đỗ ở nhà tiếp tục ôn thi; 20 – 22 người chấp nhận học trung cấp và 10 người đi thẳng ra thị trường lao động.

Còn thế giới thì tỷ lệ lại là 1 người học đại học, cao đẳng thì có 4 – 5 người trung cấp và 10 người học sơ cấp.

Điều này khiến cho cơ cấu lao động theo bằng cấp ở Việt Nam là một hình bị thắt ở giữa. Tuy nhiên, cơ cấu thị trường lao động Việt Nam vẫn đúng theo mô hình các nước đang phát triển, tức là hình chóp.

“Đó là điều đáng buồn”, Phó Thủ tướng bày tỏ. Bởi mô hình này không phải tối ưu khi lao động giản đơn ở phía dưới rất nhiều và giảm dần khi lên cao. Tất nhiên, hình chóp của Việt Nam là chóp đều, tức đã cải thiện hơn so với các nước kém phát triển, và đang tiến dần đến mô hình của các nước phát triển là hình quả trứng hay hình khoai tây, nghĩa là “bầu bầu ở giữa”.

Theo đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần phải nắm được xu hướng của thế giới là mô hình gì để điều chỉnh lại thị trường lao động. Trong đó, ông đặc biệt quan tâm đến cải cách giáo dục.

Bởi lẽ, cứ 100 lao động của Việt Nam thì chỉ có 50 người được đào tạo, trong đó, chỉ có 22 người có bằng cấp, còn lại thì không.

“Vì vậy, chúng ta phải nắn lại mô hình đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp. Một mặt thì phải đẩy mạnh dạy nghề cho 32 triệu người chưa qua đào tạo. Thông qua đó, điều chỉnh mô hình lao động phát triển kịp theo xu thế thế giới”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Trithuctre

Vì sao những người học kém lại thành công và sớm nổi tiếng hơn người học giỏi?

Vì sao những người học kém lại thành công và sớm nổi tiếng hơn người học giỏi?

Những học sinh, sinh viên cá biệt thường được quy về theo một đặc điểm chung: điểm kém, ít khi thấy mặt trên thư viện và thường tìm kiếm những kỹ năng chẳng chút hữu dụng với môi trường giao dục tiêu chuẩn. Nhưng trên đường đời, họ lại là nhóm dễ thành công, sớm nổi tiếng và kiếm tiền nhiều hơn những sinh viên giỏi.

Trong rất nhiều năm, xã hội đã đặt ra sự kỳ thị ghê gớm với những học sinh, sinh viên đạt điểm kém, và nâng cao tầm quan trọng của bảng điểm tốt với bất cứ ai đang ngồi trên ghế nhà trường, dù ở cấp I (nơi xây dựng tri thức căn bản) hay đại học (nơi phục vụ cho việc nghiên cứu). Các bậc phụ huynh dù đã có kinh nghiệm về việc điểm số liệu có giúp ích gì cho cuộc đời của họ hay không vẫn luôn áp đặt vào tâm trí con trẻ mục tiêu giành lấy điểm giỏi ở nhiều môn nhất có thể.

Sự thật thì, có bao giờ bạn để ý thấy những đứa bạn trước kia vốn là học sinh cá biệt trong lớp giờ đây lại là ông chủ các công ty, một nhà sáng chế thành công, hoặc ít ra, kiếm tiền nhiều hơn bạn? Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao không thể có điểm số 8,9,10 trong nhiều năm học mà họ vẫn là nhóm ứng viên được các công ty tìm kiếm nhiều nhất?

Câu trả lời là: Những người ít khi mài đũng quần trong thư viện, ghét việc đọc đi đọc lại vài tờ tạp chí nghiên cứu hay xem các bài văn mẫu là những người luôn tìm được kỹ năng tốt nhất cho tương lai của họ: Kỹ năng sống.

Vì:

Thất bại cũng là một trải nghiệm cuộc sống cần phải luyện tập

Những người thường xuyên nhận điểm giỏi ở lớp học sẽ nghĩ gì khi họ nhận phải mọt điểm trung bình? Mình đã thật bại, thật thất vọng! – đó là suy nghĩ thường xuyên nhất.

Thế còn người vốn chẳng mấy khi đạt được điểm cao chót vót, trải nghiệm thất bại thêm 1 lần nữa không quá khó khăn với họ. Trải nghiệm cuộc sống là tổng hợp của tất cả các kỹ năng cần thiết để hòa nhập với thế giới thực, trong đó bao gồm cả việc vượt qua thất bại của chính mình. Và có bất ngờ không, khi đó là kỹ năng mà nhóm công ty thuộc Fortune 500 đánh giá cao hơn bất cứ kỹ năng nào đối với ứng viên?

Thành công là một quá trình đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi sự nhiệt tình“, tổng thống Mỹ Winston Churchill từng nói.

Ở đại học, mục tiêu là điểm số; Ở thế giới thực, tất cả quy về kinh nghiệm

Nếu bạn đã có công việc đầu tiên trong đời, chẳng ai còn quan tâm đến việc bạn đạt được điểm trung bình thế nào trong toàn khóa học. Điều quan trọng trong thế giới thực là khả năng thích nghi, đổi mới và hòa hợp. Không bài kiểm tra luận, không có các buổi đánh giá thuyết trình nữa đâu. Cuộc sống thực là việc bạn có thể thích nghi với thay đổi, thách thức các quy tắc và chấp nhận rủi ro ở mức nào.

Điểm kém không có nghĩa là thiếu thông minh

Bill Gates, Steve Jobs và Richard Branson… là những doanh nhân đạt được thành công đáng mơ ước cả về địa vị, sự giàu có và tạo nên được những sản phẩm, công nghệ để đời dù rằng họ chẳng bao giờ có được điểm tốt trong trường học.

Nếu xét về tiêu chuẩn của một xã hội gò bó, họ là kẻ thất bại. Nhưng thực tế là họ làm được nhiều hơn những gì bằng cử nhân và một bảng điểm đẹp có thể tạo ra.

Bất cứ ai cũng đều là thiên tài. Nhưng, nếu bạn đánh giá một con cá bằng việc bắt nó leo cây, nó sẽ sống cả đời với niềm tin mình là kẻ ngu xuẩn“, Albert Einstein từng nói.

theo Nhịp sống kinh tế

Đặc khu kinh tế: ‘Cần tránh bị lợi dụng’

Dự luật về Đặc khu kinh tế cần được đem ra trưng cầu dân ý rộng rãi trước khi thông qua, một nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam nói.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam, nói với BBC hôm 4/6 vì đất đai là sở hữu toàn dân, việc ban hành một luật liên quan đến cho thuê đất đến 99 năm cần phải được trưng cầu dân ý.

“Hiến pháp Việt Nam quy định rõ là đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, thế thì khi mình ban hành một luật liên quan việc cho thuê đất đến 99 năm, việc này là việc rất lớn. Tốt nhất là chúng ta cần phải trưng cầu ý dân để xem người dân người ta có mong muốn hay không?

“Tôi cho rằng đấy là một việc cần phải làm. Ý Đảng thì phải phù hợp với lòng dân,” GS Thuyết nói.

Khách du lịch chụp ảnh Cảng Victoria ở Hong Kong.hình ảnhANTHONY WALLACE/AFPKhách du lịch chụp ảnh Cảng Victoria ở Hong Kong.

Bài học từ Trung Quốc

Cho rằng thời hạn cho thuê 99 năm là một trong những điều cần thận trọng khi xem xét dự luật này, GS Nguyễn Minh Thuyết dẫn bài học về đặc khu của Trung Quốc.

“Nếu chúng ta so sánh với một nước ở ngay cạnh chúng ta là Trung Quốc, họ cũng đã từng cho thuê đất tới 99 năm ở Hong Kong và Macau. Nhưng tình thế lúc đó là Trung Quốc thua trận trước các nước phương Tây nên buộc phải cho thuê đất.

“Sau khi Hong Kong trở về với Trung Quốc chúng ta cũng thấy thực trạng nó như thế nào, cái tâm trạng của người dân ở vùng Hong Kong như thế nào, còn gắn bó với lục địa hay không. Đấy là một điều mà chúng ta phải rút kinh nghiệm.

“Các nước phương Tây mà người ta thuê Hong Kong hay Macau là ở rất xa Trung Quốc, còn chúng ta, nếu giả sử mở đặc khu kinh tế ở những vùng ngay sát biên giới của mình, mà cái người thuê ấy lại là Trung Quốc, thì sau 99 năm nữa, nó sẽ như thế nào?

“Đây là điều mà tôi nghĩ ai cũng lo sợ khi nghĩ đến tương lai như vậy”, ông bình luận.

 TS Trần Công Trục bình luận về Dự luật đặc khu và thời hạn giao đất 99 năm cho nhà đầu tư.

Phát triển kinh tế hay an ninh quốc gia?

Trả lời câu hỏi của Quốc Phương, BBC Tiếng Việt, rằng Việt Nam phải làm sao để hài hòa giữa nhu cầu phát triển kinh tế, thu hút vốn và công nghệ và đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ, GS Nguyễn Minh Thuyết nói:

“Cả hai nhu cầu này là quan trọng. Nhưng với tư cách là người dân cũng như là người quan tâm đến chính trị và từng hoạt động chính trị, tôi cho rằng chúng ta phải đặt nhu cầu đảm bảo an ninh và giữ vững chủ quyền quốc gia lên trên. Về kinh tế, chúng ta có thể thu hút đầu tư bằng nhiều chính sách khác nhau chứ không nhất thiết phải bằng các đặc khu.

“Nếu mình lập ra đặc khu mình cũng phải giới hạn những đối tượng được cho thuê đất là những đối tượng nào. Trước đây khi tôi còn đi họp quốc hội, tôi thấy bàn về chuyện người nước ngoài sở hữu bất động sản ở Việt Nam là một câu chuyện hết sức là phức tạp.

“Lúc đầu, Quốc hội cũng chỉ đồng ý cho những người làm ăn sinh sống hẳn ở Việt Nam được mua các căn hộ, chứ không cho họ được mua đất và mua với diện tích rất là rộng. Thế bây giờ mình lại thay đổi đến mức mình cho thuê hẳn đến 99 năm thì có thể nói là một bước chuyển quá nhanh.

“Tôi nghĩ chuyện này hết sức phải thận trọng”.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đônghình ảnhHOANG PHONG
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị xem là ví dụ điển hình cho các dự án của nhà thầu Trung Quốc có vấn đề về chất lượng, tiến độ chậm trễ và đội chi phí quá mức.

Hiệu quả đầu tư của các đối tác TQ ở VN

Được hỏi ông nghĩ gì về ý kiến nên rà soát lại hiệu quả đầu tư của các đối tác Trung Quốc ở Việt Nam, GS Nguyễn Minh Thuyết trả lời:

“Tôi thấy ý kiến này quá đúng. Nếu chúng ta điểm lại quá trình đầu tư ở nước ngoài, ta thấy cũng có những nhà đầu tư đem lại khởi sắc cho nền kinh tế Việt Nam nhưng số đó không nhiều. Trong khi đó chúng ta lại phải đổi bằng đất đai, trong đó có đất đai nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến môi trường.

“Chuyện này chúng ta phải tính toán. Có phải mình đánh đổi một số chỉ tiêu phát triển GDP và hy sinh những quyền lợi của người dân, hy sinh môi trường hay không?

“Riêng đối với các nhà đầu tư Trung Quốc, nhãn tiền chúng ta thấy có nhiều [dự án] đầu tư không đúng với cam kết ban đầu về vốn, về tiến độ để ảnh hưởng đến môi trường. Có những công trình có thể nói là đội vốn lên hàng bao nhiêu lần và không đảm bảo đến chất lượng.

“Chúng ta phải hết sức thận trọng, đặc biệt là khi chúng ta cho thuê đất tới 99 năm. Cần phải có đánh giá rất khách quan, rất là nghiêm túc về kêu gọi đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Trung Quốc để xem kết quả có đúng như lời hứa ban đầu hay không để chúng ta tính toán.

‘Cần thận trọng để tránh bị lợi dụng’

GS Nguyễn Minh Thuyết cũng cảnh báo nguy cơ bị lợi dụng trong những quyết định chính sách lớn như Luật về Đặc khu kinh tế.

“Cần thận trọng trước những chủ trương lớn như thế này để tránh bị lợi dụng, để đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia cũng như để phát triển kinh tế bền vững.

“Chúng ta đã thấy có nhiều dự án, công trình có quy mô nhỏ hơn so với quy mô này nhưng đã bộc lộ ra nhiều chủ trương đã bị lợi dụng và các cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao bị xử lý.

“Tôi nghĩ là trách nhiệm của mỗi đại biểu Quốc hội nói riêng và của Quốc hội nói chung trước sự ủy quyền của người dân là hết sức lớn. Các đại biểu quốc hội phải hết sức lắng nghe ý kiến của người dân, phân tích thấu đáo tình hình trước khi bấm nút quyết định.”

BBC

Người Việt và những vụ án kinh tế lớn tại Ba Lan

Cảnh sát Ba Lan
 hình ảnh JANEK SKARZYNSKI/GETTY IMAGES
Cảnh sát vũ trang Ba Lan trong một vụ truy bắt hàng lậu ở Rozalin, gần Warsaw năm 2016 – hình chỉ có tính minh họa

Từ đầu năm tới nay, cơ quan điều tra Ba lan đã bắt ít nhất ba vụ án kinh tế lớn liên quan tới người Việt hay do người Việt chủ mưu.

Dường như sự bắt bớ đã không làm chùn tay các nhóm tội phạm người Việt, hay không khiến họ dừng lại, dù chỉ là tạm thời.

Gần đây nhất và cũng là vụ án lớn nhất, gây ầm ĩ trên các cơ quan truyền thông là vụ một người phụ nữ Việt Nam được cho là đã nhẩy khỏi cửa sổ lúc đang bị cơ quan điều tra khám xét nhà hôm 23/5/2018.

Người phụ nữ tên Hương (49 tuổi) chết trên đường tới bệnh viện, gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt, kể cả các những nghi vấn nhắm vào cơ quan điều tra. Đây là trường hợp hết sức hy hữu, mới chỉ có một tiền lệ được ghi nhận trong mấy chục năm qua, khiến công tố tối cao cùng những chuyên gia khám nghiệm tử thi giỏi phải vào cuộc và ủy ban Helsinki về quyền con người cũng lên tiếng yêu cầu một cuộc điều tra nghiêm túc.

Những sai sót dẫn tới chết người của các nhân viên thuộc Ủy ban An ninh Quốc gia (ABW) sẽ được xử lý theo một cam kết mới đây của cơ quan này. Nhưng sai sót này không làm lu mờ đi vụ án đang được cả xã hội quan tâm.

Những con số khủng

Sau hơn một tuần im lặng bởi sự cố đáng tiếc của vụ phá án, hôm 1/6/2018 những chi tiết liên quan tới vụ việc đã được chính thức công bố.

Cơ quan điều tra cho rằng, người phụ nữ bị chết – không còn nghi ngờ gì – giữ vai trò đồng phạm trong vụ án, với tư cách là người tình của trùm băng đảng và cùng tham gia trực tiếp vào hoạt động tội phạm.

Người phụ nữ này đã cảm thấy ‘khó ở’ khi những nhân viên công vụ bất ngờ tìm thấy một két sắt được ngụy trang kín ở trong nhà. Trong két sắt đó có 2,1 triệu zł, tương đương khoảng 650.000 đô la Mỹ.

Hàng VNhình ảnhMAC VIET HONG
Quầy hàng của người Việt trong khu thương mại ở Wolka Kosowska

Những nhân viên công vụ đã đưa nước cho người phụ nữ uống, để cảm thấy dễ thở hơn, nhưng sau đó, bà này hét lên và bất ngờ nhẩy khỏi cửa sổ từ tầng 3 – theo những thông tin ban đầu được cơ quan điều tra đưa ra và trang Rzeczpospolita công bố.

Nhưng 2,1 triệu zł vừa được tìm thấy chỉ là số tiền lẻ.

Những con số tiếp theo khiến các nhà điều tra phải hoa mắt chóng mặt. Họ không thể ngờ được lại có những băng đảng hoạt động ngang nhiên như chốn không người như vậy.

Ngay sau đó, từ các két sắt trong nhà bank, tiền sót lại từ tài khoản, chính quyền Ba Lan thu thêm được: 885.000 đô la Mỹ và 180.000 euro nữa.

Ngoài ra họ cũng thu được ba xe hạng sang, trong đó riêng chiếc BMW i8 có giá trị khoảng 100 ngàn euro. Bên cạnh đó là những đồ vật hết sức đắt tiền, những chiếc đồng hồ giá chừng 50 ngàn đô la và nhiều giấy tờ, sổ sách.

Đây là vụ án gian lận tài chính mà phòng công tố Warsaw cho rằng ‘lớn chưa từng có’.

Những người Việt Nam này đã lập ra rất nhiều các công ty khác nhau, buôn bán khống (trên giấy tờ) với doanh số khoảng 5 tỉ zł (tương đương 1,5 tỉ đô la).

Họ đã chuyển ra nước ngoài – theo những con số tạm thời được công bố – là 854 triệu đô la và 322 triệu euro. Có thể nói gọn là trên 1 tỉ đô la.

Hoạt động từ năm 2015, băng nhóm này đã chuyển tiền đi 60 địa điểm khác nhau trên thế giới trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Mỹ.v.v và cả Vương quốc Ả rập Xê út.

Họ đã lập ra nhiều các công ty ‘xuất nhập khẩu’, rồi đem những bao tải tiền mặt nộp vào các tài khoản công ty trong nhà bank, rồi cứ như vậy, chuyển ra nước ngoài.

Ngân sách nhà nước Ba Lan thất thoát nặng nề, một con số được đánh giá là cao chưa từng có trong một vụ án.

Thời ‘hoàng kim’ của giới ‘họa sĩ’

Trong vụ việc kể trên một nhóm nhỏ đã lập ra hàng chục công ty với những chức năng hầm hố, buôn to bán lớn nhưng thực chất chẳng buôn bán gì, hoặc gần như không buôn bán gì.

Những công ty này xuất hóa đơn cho nhau lòng vòng, ký những hợp đồng xuất nhập khẩu với các công ty nước ngoài, phần lớn cũng là các hợp đồng ma, các công ty ma, rồi căn cứ vào đó chuyển tiền ra khỏi Ba Lan. Các hóa đơn ‘xuất khẩu’ cũng giúp họ đòi tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) của nhà nước Ba Lan.

Nếu so với các vụ người Việt bị bắt từ trước tới nay, thì vụ này là tổng hợp của tất cả các loại tội phạm kinh tế, từ trốn thuế, rửa tiền, đục khoét ngân sách nhà nước…

Hàng ngàn người Việt Nam đã có mặt làm ăn sinh sống ở CH Ba Lan
hình ảnhMAC VIET HONG
Hàng ngàn người Việt Nam đã có mặt làm ăn sinh sống ở CH Ba Lan

Sơ hở của luật đầu tư, luật doanh nghiệp đã khiến cho các công ty nước ngoài mọc ra như nấm sau cơn mưa. Riêng trong khu thương mại Wólka Kosowska đã hoạt động chừng 3000 công ty. Điều đáng nói, trong đó trà trộn nhiều công ty của giới ‘họa sĩ’.

Đây là một từ lóng của cộng đồng chỉ những kẻ chuyên ‘vẽ’ ra tiền. Họ kiếm tiền chỉ bằng mỗi chiếc máy in và những tập giấy A-4. Quy mô có thể khác nhau, nhưng phương pháp hoạt động thì hầu như giống nhau.

Đó là lập ra các công ty, rồi ‘bán VAT’. Tức xuất/ in hóa đơn cho bất kỳ thứ gì, cho bất kỳ công ty nào muốn ‘mua hàng’. Việc mua bán hóa đơn này cũng khiến nhiều công ty người Việt bị chịu hậu quả khi phòng thuế xác định họ sử dụng những hóa đơn giả. Theo một thống kê không chính thức, có thể tới 80% các công ty trong khu trung tâm thương mại Wólka dính phải những hóa đơn từ giới ‘họa sĩ’.

Sở dĩ có con số khủng như vậy, vì ‘họa sĩ’ cung cấp các hóa đơn ‘đầu vào’ với giá rẻ cho các công ty. Thay vì phải trả mức VAT theo quy định nhà nước để có được những hóa đơn thật, từ các nguồn cung cấp hàng thật, thì các công ty tại đây mua hóa đơn với giá rất rẻ từ những chiếc máy in A-4 lưu động trong các khu buôn bán.

Những công ty của các ‘họa sĩ’ thường được lập ra vài ba năm, bán chừng vài ba chục triệu ‘tiền hàng’ rồi lại xóa đi và lập ra các công ty khác.

Lợi dụng việc lập công ty quá dễ dàng, chỉ mất chừng 1 giờ đồng hồ qua phòng công chứng, giới ‘họa sĩ’ mỗi người nằm trong tay cả mớ công ty. Đây là một ma trận mà cơ quan điều tra Ba Lan, nếu có tóm được cũng khó lòng tìm ra được thủ phạm chính.

Bởi đa số các công ty của các ‘họa sĩ’ đều do những ‘người rơm’ đứng tên. Giới ‘họa sĩ’ đã dùng nhiều quyển hộ chiếu trắng (chủ nhân không có visa, không có quyền cư trú tại Ba Lan hay bất kỳ nước nào trong EU), thậm chí hộ chiếu của người đã về VN, đã chết, đã đi các quốc gia khác để lập ra các công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ở đây, không loại trừ có sự thông đồng hoặc yếu kém nghiệp vụ của các phòng công chứng Ba Lan. Việc lập các công ty ma kiểu này chỉ giảm bớt trong hai năm trở lại đây, khi luật đòi hỏi phải có số đăng ký công dân (Pesel) mới lập được công ty.

Làm nhà hàng là một nghề của nhiều người Việt tại Ba Lanhình ảnhGETTY IMAGES
Làm nhà hàng là một nghề của nhiều người Việt tại Ba Lan

Chuyện không lạ ở trong cộng đồng, khi có bà bàn xôi dạo cũng làm (hoặc bị làm) giám đốc công ty với vòng quay tiền triệu; hay trong vụ án kể trên, một cô làm nail, không có giấy tờ gì, nhưng đứng tên giám đốc một công ty với doanh số 30-40 triệu đô la / năm.

Gần đây, có dư luận cho rằng, tham gia làm ‘họa sĩ’ có thể còn có các văn phòng kế toán. Các văn phòng kế toán của người Việt nắm trong tay hàng trăm công ty và có nhiều khả năng một số đã lợi dụng sự tin tưởng của các chủ công ty để buôn bán hóa đơn lòng vòng giữa các công ty.

Chừng hai tuần trước, cơ quan thuế vụ Ba Lan đã ụp một văn phòng kế toán lớn, nơi quản lý hồ sơ của khoảng 400 công ty Việt Nam. Hiện toàn bộ hồ sơ, sổ sách, giấy tờ, máy tính từ công ty kế toán này đã bị niêm phong để phục vụ cho công tác điều tra.

Việc các văn phòng kế toán của người Việt bị sờ gáy không phải là chuyện quá mới mẻ, nó đã từng xảy ra lác đác trong dăm bẩy năm trở lại đây. Nhưng với trình độ kiểm tra ngày càng ‘lên tay’ cộng với chính sách chặt chẽ về thuế khóa của chính quyền hiện tại, nhiều vụ án kinh tế lớn có thể sẽ lộ diện trong tương lai không xa.

Ba Lan trong năm qua đã đưa vào hệ thống báo cáo tài chính online, thông qua một tập tin điện tử thống nhất hàng tháng, nhằm dễ bề phát hiện và đi tới chấm dứt hoạt động của giới ‘họa sĩ’ và đưa khu vực kinh tế xám đi vào quỹ đạo.

Nói cho công bằng, mafia Việt Nam hay giới ‘họa sĩ’ chỉ là ‘học trò’ trong lĩnh vực ăn cắp VAT.

Nhiều vụ việc lớn trước đó do người Ba Lan hay các tập đoàn mafia quốc tế đã được cơ quan điều tra phanh phui. Nhưng họ – người Việt Nam – là những học trò xuất sắc nhất mà không một sắc nhập cư nào có thể sánh kịp. Ít nhất, cho tới nay chưa có một người Trung Quốc hay Ukraine nào bị ‘xướng tên’ trong những vụ án tương tự.

Thất thoát thuế của nhà nước Ba Lan qua những cách kể trên, có thể tới chục tỉ đô la mỗi năm qua một thống kê được công bố gần đây.

Làm lợi hay phá hoại?

Đã đến lúc những người hoạt động cộng đồng hay những người quan tâm tới cộng đồng cần nhìn thẳng vào sự thật, thay vì hát mãi những điệp khúc mang tính ‘ru ngủ’.

Người ta thường nghe kể hoài chuyện trẻ con Việt Nam học giỏi hay người Việt đóng góp về văn hóa, nhưng những tìm kiếm trên mạng lại cho kết quả hoàn toàn trái ngược. Nơi đó, tràn ngập các tin tức về lừa đảo, ăn cắp, chiếm đoạt tiền thuế, trồng cần sa, vượt biên trái phép hay những chuyện tương tự.

Có thể những tin xấu luôn có sức nóng của nó, hơn là những việc tốt. Nhưng sự thật khó chối cãi là những gì tốt đẹp đang chìm nghỉm đi qua những vụ án như trên.

Một điệp khúc cũ mòn khác là người Việt đóng thuế cho xã hội Ba Lan. Đúng là có đóng thuế thật. Nhưng các vị có trình độ toán tiểu học ơi, các vị hãy làm phép so sánh đi!

Nhân viên Ba Lan chặn đường kiểm tra giấy tờ ở Wolka Kosowska
 hình ảnhVAN LONG DO
Nhân viên Ba Lan chặn đường kiểm tra giấy tờ trước khu buôn bán có đông người Việt Nam ở Wolka Kosowska dịp Giáng Sinh 2017

Tháng 1/2018, khi thuế vụ kiểm tra gắt gao, bao vây mọi ngả ra vào của khu trung tâm thương mại Wolka, ép các công ty tại đây phải đi vào quy củ, họ thu được 8 triệu zł tiền thuế. Đó là một con số kỉ lục, khiến phòng thuế mừng húm.

Tháng sau, mức độ kiểm tra giảm xuống, còn số đóng góp thuế của Wolka chỉ còn một nửa, chưa đầy 4 triệu.

Vậy một năm có nộp ‘kịch kim’ cũng không nổi 100 triệu tiền thuế. Nhưng, thất thoát của nhà nước Ba Lan, chỉ trong 1 vụ án kể trên đã là 164 triệu – theo tính toán của cơ quan điều tra. Và đó chỉ là một trong ba vụ án kinh tế lớn mang ‘yếu tố Việt Nam’ bị phá kể từ đầu năm 2018.

Tiền nào cũng thơm?

Những đồng tiền kiếm được từ hoạt động mafia nằm lại Ba Lan thì ít mà chảy về Việt Nam thì nhiều. Việt kiều Ba Lan không có những tên tuổi đình đám cỡ tỉ phú đô la nhưng những đầu tư lớn rải rác từ Bắc tới Nam là không kể xiết.

Đương nhiên, phần lớn đó là tiền mồ hôi nước mắt trong mấy chục năm làm ăn của bà con, nhưng không loại trừ một dòng tiền ‘bẩn’ lớn đã chảy vào Việt Nam qua những hoạt động mafia từ nước ngoài. Lượng tiền chảy từ Ba Lan hay khu vực Đông Âu nói chung được cho là rất lớn và nó có thể nằm ngoài những thống kê kiều hối của nhà nước Việt Nam bởi cách chuyển tiền khác biệt đặc thù của khu vực này.

Nhưng đối với nhà nước Việt Nam, những người đem nhiều tiền về đều được ưu ái như những Việt kiều yêu nước, những doanh nhân thành đạt, được tạo cơ hội để đầu tư.

Trong vụ án vừa phá, cơ quan điều tra tìm được rất nhiều sổ đỏ, loại giấy tờ sở hữu nhà đất ở Việt Nam, được để trong két sắt. Câu hỏi được đặt ra là phía Ba Lan làm gì với những sổ đỏ này. Liệu Việt Nam có hợp tác để điều tra hay không và Ba Lan có hy vọng gì trong việc thu hồi tài sản thất thoát bên ngoài lãnh thổ của mình.

Nhưng có một chuyện khác thời sự hơn và xem ra khả thi hơn. Đó là Ba Lan đang phát lệnh truy nã với một người tên là Duong, một con cá lớn được cho là đã vọt mất trong vụ án kể trên. Đương sự đang du ngoạn tại Đức vào thời điểm xảy ra vụ khám xét tại Ba Lan và đã kịp bay thẳng về Việt Nam, trước khi các cửa khẩu của EU nhận được lệnh chặn xuất cảnh.

Ba Lan đang nắm giữ con bài Vũ Đình Duy vì đã cấp thẻ cư trú ba năm cho nhân vật này vào tháng 5/2017. Theo luật, Duy phải sinh sống và làm việc tại Ba Lan và nước này có quyền truy nã, bắt giữ hay trục xuất người mà họ đang quản lý.

Nên chăng, làm một cuộc hoán đổi mà cả hai quốc gia đều có lợi.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo Mạc Việt Hồng hiện sống và làm việc tại Warsaw, Ba Lan.

BBC

‘Con đường Tơ lụa Mới’ Trung Quốc bế tắc tại Ấn Độ và các nước đối tác

'Con đường Tơ lụa Mới' Trung Quốc bế tắc tại Ấn Độ và các nước đối tác

Dự án BRI đầy hoài bão hứa hẹn củng cố vị thế siêu cường quốc kinh tế của Trung Quốc. Song các cuộc thương lượng xung quanh BCIM vẫn còn dai dẳng.

Hành lang Kinh tế Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar (BCIM) là một trong sáu hành lang kinh tế tương lai mà Trung Quốc muốn xúc tiến trong khuôn khổ BRI. Tuy nhiên, điểm xuất phát của BCIM chỉ là là một sáng kiến tiểu vùng do tỉnh Vân Nam thuộc Tây Nam Trung Quốc theo đuổi. Khi đó, BCIM không phải là một phần của chương trình ‘Con đường, Vành đai’ (BRI) quy mô lớn của Trung Quốc.

Vào năm 1991, Vân Nam đã thành lập ra Diễn đàn BCIM. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia gặp mặt tại đây để thảo luận về những cơ hội và rủi ro có liên quan đến việc tạo ra một tuyến đường bộ trực tiếp giữa Kolkata và Côn Minh. Họ đã nhận thấy một số lợi ích tiềm tàng, đó là các nước đông dân nhất trên thế giới sẽ được kết nối, sự giàu có về các nguồn tài nguyên phía Nam Himalaya có thể được khai thác và các vùng bị cô lập cho đến nay, chủ yếu là bảy bang Đông Bắc Ấn Độ vốn lệ thuộc vào Hành lang Siliguri để tiếp cận đến phần còn lại của Ấn Độ, có thể hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Nhà khoa học chính trị Khriezo Yhome thuộc Tổ chức Nghiên cứu Quan sát Ấn Độ (ORF) thậm chí bày tỏ hy vọng dự án này có thể giảm sự cạnh tranh thường trực giữa Ấn Độ và Trung Quốc, qua đó đóng góp vào hoà bình và ổn định khu vực.

Diễn đàn BCIM năm 2013 đem lại một số ít kết quả cụ thể. Nguyên nhân chủ yếu vì Ấn Độ tỏ ra lưỡng lự công nhận diễn đàn này như là một cuộc họp liên chính phủ chính thức. Vì thế, diễn đàn BCIM vẫn đơn thuần chỉ là nơi các học giả và chuyên gia tham gia đối thoại, đó là ý kiến nhận xét của nhà xã hội học Patricia Uberoi đang công tác tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại New Delhi. Bà Uberoi đã có nhiều năm tham gia và đóng góp vào các cuộc đàm phán BCIM.

Bước ngoặt năm 2013

Mọi thứ đã thay đổi khi xuất hiện tuyến đường cao tốc (K2K) nối liền Kolkata với Côn Minh. Sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến thăm Ấn Độ vào tháng 5/2013, ông và người đồng cấp của mình, Thủ tướng Ấn Độ Mamohan Singh lúc bấy giờ, đã đưa ra tuyên bố chung cho hay “được khích lệ bởi việc thông xe tuyến đường cao tốc nối liền Kolkata với Côn Minh vào tháng 2/2013, hai bên đã nhất trí xúc tiến phát triển Hành lang Kinh tế BCIM.”

Bà Uberoi cho biết: “Bằng việc đưa ra tuyên bố chung này, Hành lang Kinh tế BCIM đã trở thành một dự án chính phủ chính thức”. Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc có những kỳ vọng khác nhau. “Hành lang kinh tế này không đóng một vai trò quan trọng trong các kế hoạch phát triển của Ấn Độ, trong khi người Trung Quốc rất coi trọng dự án này.”

Tại cuộc gặp mặt cấp cao này, hai bên đã nhất trí ra một báo cáo chung về việc triển khai dự án hành lang kinh tế này dựa trên bốn báo cáo do từng nước thành viên viết. Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ được hiện thức hoá chủ yếu vì Myanmar thiếu các nguồn lực để triển khai dự án. Bà Uberoi cho hay: “Myanmar thông báo họ cần có thêm thời gian. Được bắt đầu từ năm 2013, song dự án này vẫn chưa được hoàn tất và chậm so với kế hoạch đề ra.”

Cạnh tranh chứ không hợp tác

Ngoài việc một số nước thiếu nguồn lực, sự hoài nghi và cạnh tranh kéo dài giữa Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục là một vấn đề đeo đẳng. Năm 2017, quan hệ Trung – Ấn căng thẳng đến đỉnh điểm với xung đột ở đường biên giới Doklam.“Hướng về phía Đông” của mình. Kể từ năm 1990, Ấn Độ đã nói nhiều về việc kết nối Ấn Độ với Đông Nam Á để củng cố vị thế của mình và qua đó làm giảm vị thế của Trung Quốc.

Diễn đàn BCIM bắt đầu như là một sáng kiến tiểu vùng do tỉnh Vân Nam và các tỉnh phía Tây khác theo đuổi. Bà Uberoi cho hay: “Song sau đó Bắc Kinh tiếp quản sáng kiến này và giao cho một uỷ ban giám sát BRI.” Kể từ khi Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc tiếp quản BRI vào năm 2015 và bắt đầu nói về Hành lang Kinh tế BCIM cùng với Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), điều đã khiến Ấn Độ tranh cãi nảy lửa, ngày càng thấy rõ nét rằng sáng kiến BCIM đã được lồng ghép vào một chương trình BRI rộng lớn hơn của Trung Quốc. Điều này hoàn toàn có thể hiểu từ giác độ của Trung Quốc vì đây là một phương tiện để tối đa hoá tầm ảnh hưởng của mình. Song Ấn Độ không chấp nhận điều này. Dự án BCIM có một cú huých mới khi Trung Quốc đưa dự án này chương trình “Vành đai, Con đường” của mình. Hiện nay, Ấn Độ cảm thấy ở thế bất lợi. Từ đầu, các quan chức tại New Delhi đã nhấn mạnh rằng Ấn Độ không muốn nằm trong chương trình BRI hoài bão của Trung Quốc. Và hiện tại người Ấn vẫn giữ nguyên lập trường về vấn đề này.

Một cơ hội bị bỏ lỡ

Bà Uberoi cho biết thật không may Trung Quốc đã “cầm chịch” sáng kiến BCIM. Theo bà, nhiều sự tương đồng về văn hoá, sắc tộc và xã hội giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc, miền Bắc Myanmar, miền Bắc Bangladesh và Đông Bắc Ấn Độ có thể được khai thác và hoà nhập tốt hơn thông qua một sáng kiến vùng hơn là thông qua một dự án của Bắc Kinh. Bà nói: “Phần nhiều sẽ phụ thuộc liệu các cơ quan có thẩm quyền địa phương có tham gia hay không. Nếu sáng kiến này do tỉnh Vân Nam điều phối, điều đó sẽ không được xem là một mối đe doạ lớn. Bằng cách đó, ít nhất chính phủ Trung Quốc sẽ không đảm trách.”Theo bà Uberioi, sẽ là tốt nếu các dự án khác mới ra đời ít chịu sự phối của Trung Quốc, ví dụ, các sáng kiến có sự hỗ trợ của các tổ chức quyên góp quốc tế. Hiện nay, các vùng Đông Bắc Ấn Độ có xu hướng thua thiệt bởi nhiều dự án phát triển đang bị đình chỉ trong bối cảnh hiện nay.

Trong khi đó, các quan chức Ấn Độ cần nhận ra rằng Trung Quốc đã tạo ra ra các cứ liệu có cơ sở. Bà nói: “Nếu Ấn Độ muốn thiết lập tuyến đường bộ nối đất liền tới Myanmar và Đông Nam Á, nước này sẽ ‘chạm trán’ với cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Myanmar”, ví dụ như đường ống dẫn dầu khí chạy từ Vịnh Bengal thông qua bang Rakhine (Myanmar) đến thành phố Côn Minh (Trung Quốc). Một số chiến lược gia bày tỏ hy vọng vào việc thiết lập một đường kết nối chạy từ Đông sang Tây để đối trọng lại đường ống Bắc – Nam Trung Quốc. Song điều đó là quá muộn. “Bạn không thể quay ngược thời gian”, bà Uberoi nói./.

theo VOV

Tin tức Thế giới

Rời biển Đông, tàu chiến Ấn Độ bị tàu Trung Quốc “bám đuôi”

Rời biển Đông, tàu chiến Ấn Độ bị tàu Trung Quốc "bám đuôi"

Từ ngày 21 đến 25-5, tàu khu trục tàng hình INS Sahyadri, tàu hộ tống tàng hình chống ngầm INS Kamorta và một tàu chở dầu của lực lượng Ấn Độ thăm Đà Nẵng. Ảnh: Twitter

Các tàu chiến Ấn Độ sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam và rời biển Đông đã bị tàu Trung Quốc theo dõi.

Theo báo India Today ngày 5-6, các tàu chiến của Ấn Độ thăm Đà Nẵng – Việt Nam vào tháng rồi.

Sau đó, khi rời biển Đông, các tàu chiến của Ấn Độ bị 1 tàu quân sự Trung Quốc bám theo ở “khoảng cách an toàn” trong vùng biển quốc tế. Được biết tàu Trung Quốc bám theo để tìm cách thu thập dữ liệu điện tử từ các tàu Ấn Độ.

Trước đó, New Delhi lên tiếng cảnh báo việc Bắc Kinh đưa máy bay giám sát vào Khu Tự trị Tây Tạng (TAR) để theo dõi cuộc tập trận của Không quân Ấn Độ mang tên Gagan Shakti, mô phỏng cuộc chiến với Trung Quốc và Pakistan.

Về chuyến thăm Đà Nẵng từ ngày 21 đến 25-5 của tàu khu trục tàng hình INS Sahyadri, tàu hộ tống tàng hình chống ngầm INS Kamorta và một tàu chở dầu, phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ khi đó cho biết hai bên đã có nhiều tương tác với nhau, nhất là trong lĩnh vực đào tạo, sửa chữa, bảo trì và hỗ trợ hậu cần nhằm cải thiện năng lực hoạt động.

Ba tàu Ấn Độ nói trên hiện hướng đến đảo Guam để tham gia cuộc tập trận Malabar với Mỹ và Nhật Bản từ ngày 7 đến 16-6.

Mỹ mang đến Malabar tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan, chiến đấu cơ F/A-18, tàu ​​ngầm tấn công hạt nhân, máy bay tuần tra P-8A và nhiều phương tiện khác. Còn Nhật Bản gửi 1 trong 2 tàu sân bay trực thăng 27.000 tấn, 1 tàu ngầm lớp Soryu, tàu khu trục JS Suzunami và máy bay Kawasaki P-1.

Đây là lần đầu tiên cuộc tập trận được tiến hành ngoài khơi đảo Guam. Vào năm 2017, nó được tổ chức ngoài khơi Chennai và Visakhapatnam ở Ấn Độ.

==========================

Tướng Mattis cảnh báo TQ sẽ chịu hậu quả “lớn hơn rất nhiều” nếu tiếp tục quân sự hóa ở biển Đông

Tướng Mattis cảnh báo TQ sẽ chịu hậu quả "lớn hơn rất nhiều" nếu tiếp tục quân sự hóa ở biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: BQP Mỹ.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết, việc hủy lời mời Trung Quốc tham gia tập trận quân sự chỉ là đòn đáp trả tương đối nhỏ trước hành động quân sự hóa biển Đông của Bắc Kinh.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (hay Đối thoại Shangri-La) ngày 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã tiếp tục chỉ trích hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông.

Theo tướng Mattis, Trung Quốc đã thông qua hành động quân sự hóa biển Đông – triển khai (phi pháp) các hệ thống vũ khí quân sự ở các đảo đá trên biển Đông – để đe dọa và gây sức ép lên các nước láng giềng.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng cho hay, quyết định hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia tập trận quân sự gần đây là động thái đáp trả đầu tiên đối với hành động thách thức của Trung Quốc ở biển Đông.

“Tôi nghĩ rằng sẽ còn những đáp trả lớn hơn trong tương lai”, ông Mattis cho rằng, phản ứng trên của Mỹ chỉ là hành động tương đối nhỏ mà thôi.

“Việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được mục đích không phải là cách để Bắc Kinh tạo nên sự hợp tác lâu dài và sự tôn trọng quy tắc ứng xử trong khu vực mới là điều quan trọng đối với tương lai Trung Quốc”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.

Ngoài ra, tướng Mỹ cũng khẳng định, Washington sẵn sàng ủng hộ hợp tác nếu Trung Quốc lựa chọn thi hành chính sách hòa bình, thịnh vượng cho các bên trong khu vực nhưng Nhà Trắng sẽ cạnh tranh quyết liệt nếu Trung Nam Hải đi ngược tinh thần trên.

===========================

Mỹ điều pháo đài bay B-52 đến gần Trường Sa sau trận khẩu chiến quyết liệt với Trung Quốc

Mỹ điều pháo đài bay B-52 đến gần Trường Sa sau trận khẩu chiến quyết liệt với Trung Quốc

Máy bay ném bom hạng nặng B-52 của Mỹ.

Dường như Mỹ đang tăng cường các hành động thị uy đối với Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

CNN dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Christopher Logan cho biết, hôm 4/6 vừa qua, Mỹ đã điều hai máy bay ném bom hạng nặng B-52 bay cách các thực thể trên quần đảo Trường Sa khoảng 20 hải lí, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước Mỹ-Trung trên Biển Đông ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây.

Quan chức này không nói rõ liệu hai chiếc máy bay ném bom của Mỹ có bay qua các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa hay không.

Theo Trung tá Christopher Logan, hai pháo đài bay của Mỹ đã xuất phát từ căn cứ không quân Andersen thuộc đảo Guam tới cơ sở của Mỹ tại vùng lãnh thổ Diego Garcia của Anh trên Ấn Độ Dương. Đây là một phần trong nhiệm vụ “Duy trì Hiện diện Oanh tạc cơ” nhằm “duy trì tính sẵn sàng chiến đấu của lực lượng không quân Mỹ”.

“Đây là nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên của không quân Mỹ kể từ tháng 3/2004, là hành động hợp pháp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”, ông Logan cho biết.

Theo CNN, máy bay B-52 của Mỹ xuất hiện tại khu vực này sau khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tố cáo Trung Quốc thực hiện các động thái “đe dọa và ép buộc” các quốc gia trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tại Diễn đàn đối thoại Shangri-La ngày 2/6 vừa qua.

Ông Mattis cũng khẳng định Mỹ không có ý định rời khỏi khu vực này, bởi đây là “khu vực ưu tiên” của Mỹ.

Phát biểu của ông Mattis đã khiến phía Trung Quốc “bị chạm nọc” ngay tại diễn đàn, và một cuộc khẩu chiến đã nổ ra giữa hai bên. Đại diện Trung Quốc thậm chí còn ngang nhiên tố ngược Mỹ quân sự hóa Biển Đông.

Sau khi Diễn đàn Shangri-La kết thúc, Mỹ đã tuyên bố ý định tăng cường số lượng tàu chiến tuần tra trên Biển Đông để kịp thời đối phó với các hành động quân sự hóa của Trung Quốc tại khu vực này. Hưởng ứng Mỹ, vừa qua hai đồng minh Anh, Pháp cũng tuyên bố sẽ điều tàu chiến và đặc nhiệm tới Biển Đông để đối đầu Trung Quốc.