Chùm ảnh: Hổ Quyền ở Huế – đấu trường cổ có 1-0-2 của thế giới

Hổ Quyền ở Cố đô Huế là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có công trình tương tự ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.

Được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1830 ở kinh thành Huế, Hổ Quyền là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và dân chúng. Các nhà nghiên cứu nhận định, đây là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.

Hồ Quyền là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn, kết cấu bởi hai vòng tường thành hình tròn đồng tâm cao gần 6m nếu tính cả lan can. Lối đi ở giữa hai vòng thành rộng 4m, trừ khu vực khán đài của vua được mở rộng hơn đáng kể.

Sân đấu của Hổ Quyền là một thảm cỏ hình tròn, có đường kính 44m. Quanh vòng tường thành có trổ 5 chuồng cọp và một cửa vòm lớn dành cho voi ra vào sân đấu.

Khán đài vua ngồi quay mặt về hướng Đông Nam của đấu trường, được xây cao và rộng hơn so với các vị trí xung quanh. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên dành cho vua và đoàn tùy tùng.

Đối diện với khán đài vua ngồi là 5 chuồng cọp nằm liền kề nhau, chuồng ngoài cùng bên trái trổ cổng to hơn các chuồng còn lại.

Tấm bảng tên phía dưới khán đài.

Cửa voi đi nằm về phía bên phải khán đài, rộng 1,90m, cao gần 4m, có hai cánh bằng gỗ lớn (nay không còn), bản lề bằng đá.

Con đường trên cửa voi đi được thu hẹp bằng một cây cầu.

Bên phải cửa voi đi là một một hệ thống bậc cấp khác dành cho các quan, binh lính và du khách.

Các chuồng nhốt hổ có cổng thông với đấu trường, phía trên để lộ thiên.

Theo sử sách, trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền tổ chức vào năm 1904 dưới triều vua Thành Thái.

Sau nhiều thăng trầm lịch sử, di tích Hổ Quyền đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

Theo KIẾN THỨC

Ăn một quả trứng mỗi ngày, bạn sẽ ngạc nhiên vì lợi ích kỳ diệu đối với sức khỏe tim mạch

Ăn một quả trứng mỗi ngày, bạn sẽ ngạc nhiên vì lợi ích kỳ diệu đối với sức khỏe tim mạch

Ăn trứng mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ đáng kể, đó là kết luận mới nhất của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc.

Bạn từng nghe một câu ngạn ngữ của người Anh đại ý rằng “Mỗi ngày ăn một trái táo, cả đời tránh xa bác sĩ”?. Hãy tạm quên những trái táo đi, vì ăn một quả trứng mỗi ngày cũng có tác dụng tương tự – Đó là nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc và Anh được đăng trên tạp chí Heart.

Ăn một quả trứng mỗi ngày, bạn sẽ ngạc nhiên vì lợi ích kỳ diệu đối với sức khỏe tim mạch - Ảnh 1.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc và Anh đã hợp tác với nhau để thực hiện đề tài nghiên cứu mối liên hệ giữa việc ăn trứng với sự phát triển của các bệnh tim mạch. Nguồn dữ liệu của nghiên cứu bao gồm nửa triệu người trưởng thành trong độ tuổi từ 30 đến 70, đến từ hơn 10 địa điểm khác nhau của Trung Quốc.

Khoảng 416.000 người tham gia không có các vấn đề sức khỏe trước đây như ung thư, bệnh tim và tiểu đường đã được chọn. Họ được hỏi về việc họ thường ăn trứng như thế nào, sau đó nghiên cứu tiếp tục theo dõi họ trong khoảng 8 đến 9 năm tiếp theo, dữ liệu được thu thập từ năm 2004 đến năm 2008.

Kết quả cho thấy những người có thói quen ăn trứng thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn hẳn những người bình thường. Một quả trứng mỗi ngày giúp giảm 26% nguy cơ bị đột quỵ do xuất huyết, 28% nguy cơ tử vong do xuất huyết và 18% nguy cơ tử vong do bệnh về tim mạch. Mỗi tuần sử dụng khoảng 5 quả trứng cũng giúp giảm 12% nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ so với những người hiếm khi ăn trứng.

Các bệnh về tim mạch hiện nay thường phổ biến ở các nước đang phát triển hơn so với các nước có thu nhập cao, trong khi bệnh tim thiếu máu cục bộ lại là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm ở hầu hết các nước phương Tây.

Trước đây, nhiều người có định kiến đối với việc ăn quá thường xuyên các món ăn được làm từ trứng. Chủ yếu là vì trứng được cho là nguồn chính của cholesterol trong chế độ ăn uống, gây hại cho con người.

Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mặc dù trứng là nguồn cung cấp cholesterol nhưng đó là cholesterol “tốt” hay còn gọi là cholesterol HDL (high-density lipoprotein). Đây là một thành phần tối quan trọng trong các tế bào của chúng ta, có khả năng lấy những cholesterol dư thừa trong thành mạch máu về gan để chuyển hóa, giảm nguy cơ tai biến, nhồi máu cơ tim.

Ăn một quả trứng mỗi ngày, bạn sẽ ngạc nhiên vì lợi ích kỳ diệu đối với sức khỏe tim mạch - Ảnh 3.

Ngoài ra trứng cũng là nguồn bổ sung nhiều loại protein, vitamin, và các thành phần hoạt tính sinh học như phospholipid được tìm thấy trong tất cả các màng tế bào. Một quả trứng cũng chứa 35% lượng choline cần thiết hàng ngày của bạn, đó là một chất dinh dưỡng quan trọng cho chức năng nhận thức, và có tác dụng chống lại bệnh Alzheimer.

Hoài Thu / Theo Thời đại/Boldsky

 

Vì sao Sri Lanka nợ TQ ngập đầu ngập cổ?

Trung Quốc đang đầu tư hàng tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng và phát triển ở Sri Lanka, nhưng nhiều người dân địa phương cảm thấy đất nước này đang bị bán cho người Trung Quốc.

Cảnh sát Sri Lankan dùng vòi rộng để giải tán người biểu tình ở cảng Hambantota hôm 7/1/2017
 hình ảnhAFP
Hàng trăm nhà hoạt động và các nhà sư Phật giáo phản đối các đầu tư của Trung Quốc tại Hambantota hồi đầu năm nay

Thông thường các con đường dẫn đến các cảng châu Á luôn sôi động. Xe tải chở đầy hàng. Các cửa hàng nhỏ là nơi tài xế xe tải và công nhân dừng chân nghỉ ngơi.

Cảng Hambantota ở miền nam Sri Lanka lại khác hẳn.

Mặc dù mở cửa đã bảy năm, con đường dẫn vào cảng dường như hầu không một vết chân.

Cảng Hambantota
Cảng Hambantota được xây dựng bằng tiền vay của Trung Quốc

Và khi chúng tôi tìm thấy cảng (biển báo không phải là điểm mạnh của cảng này, và người dân địa phương dường như không biết nó ở đâu) thì xe của chúng tôi là chiếc duy nhất tới đây.

Ngoài một vài nhân viên an ninh đi cùng chúng tôi thì chẳng có ai ở đó. Một chiếc xe dùng để chở xe hơi từ từ rời khỏi cảng, sau khi đã thả hàng xuống cảng từ công ty xe hơi khổng lồ của châu Á. Nhưng tàu nhận hàng phải hai ngày nữa mới tới.

Với một cảng có chi phí hơn 1 tỷ đô la thì kinh doanh như vậy là không đủ.

‘Không đủ tiền chi trả’

Hambantota được một công ty Trung Quốc xây dựng từ tiền tài trợ từ các khoản tiền vay của Trung Quốc.

Nhưng nay Sri Lanka đang vật lộn để hoàn trả khoản nợ đó, và vì thế đã ký một thỏa thuận để cho một công ty Trung Quốc cổ phần ở cảng này như một hình thức trả một phần món nợ đó.

Ravi Karunanayake
 hình ảnhAFP
Ravi Karunanayake từng là Bộ trưởng Tài chính nhưng khi lên nắm chức vụ Ngoại trưởng tuần này, ông nói Sri Lanka cần “quảng bá chính mình”

Các điều khoản của thỏa thuận vẫn đang được tranh luận tại quốc hội Sri Lanka, nhưng cổ phần cho công ty này có thể lên đến 80%.

Cách nhìn nhận về cảng Hambantota là nó sẽ đem lại nhiều tàu bè hơn đến Sri Lanka và giảm áp lực lên cảng Colombo, một trong những bến cảng chở container quan trọng nhất ở châu Á.

Sri Lanka nằm trên tuyến đường biển mà các tàu chở dầu đi từ Trung Đông sử dụng mà an ninh năng lượng là lý do chính khiến Trung Quốc muốn đầu tư.

Tại cảng Hambatota
Càng Hambantota đang vật lộn để kiếm ra tiền

Đồng thời nó lại thích hợp với sáng kiến gây tranh cãi Một vành đai, một con đường của Trung Quốc xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt và đường biển để thúc đẩy thương mại với các nước trên thế giới.

Người dân địa phương nổi giận

Hambantota không kiếm ra tiền một phần vì nó khá cô lập. Không có trung tâm công nghiệp nào gần đó, không có các khách hàng tự nhiên ngay ngưỡng cửa.

Nhưng nay Trung Quốc sẽ kiểm soát cảng này và đó là vấn đề mà họ muốn thay đổi. Họ đang nói chuyện với chính phủ về kế hoạch tạo ra một khu kinh tế lớn – mua 15.000 mẫu đất để xây dựng nhà máy và văn phòng.

Map

Nhưng nhiều người sống trong khu vực không muốn rời bỏ nhà cửa và trang trại của mình.

Tại một ngôi làng nhỏ gần bến cảng, người dân địa phương đã rất tức giận trước kế hoạch này. Hồi tháng Giêng, nhiều người trong số họ tham gia một cuộc biểu tình lớn phản đối xây dựng trung tâm đầu tư.

Cảnh sát đã dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán người phản đối. Một số người biểu tình đã bị tống giam nhiều tuần lễ, và điều đó càng làm người dân thêm tức giận.

Nhưng những thỏa thuận này dường như là cách tốt nhất để Sri Lanka trả được một phần trong số 8 tỷ đô la vay của Trung Quốc.

Lãng phí tiền bạc

Tổng nợ của hòn đảo này là 64 tỷ đô la. Khoảng 95% tổng thu ngân sách của chính phủ là để trả nợ.

Và khi một phần tiền vay mượn dường như đã bị lãng phí vào cơ sở hạ tầng không có một dấu hiệu nào cho thấy đem lại lợi nhuận, thì điều đó còn tai hại hơn.

Tại sân bay quốc tế, cách Hambantota chừng 30km, chỉ có 5 chuyến bay mỗi tuần phục vụ vài trăm hành khách.

Bản thông báo chuyến bay tại sân bay Mattala Rajapaksa
Sân bay Mattala Rajapaksa chỉ có vài chuyến bay một tuần

Rồi một trung tâm hội nghị hiện đại mà hầu như không được sử dụng, và một sân chơi criket nay chỉ thỉnh thoảng được cho thuê làm đám cưới.

Tạo công ăn việc làm

Tuy nhiên, không phải tất cả những phát triển của TQ ở Sri Lanka đều đã thất bại.

Đường xá và đường cao tốc đang được đặt làm trên khắp đất nước, và một số đã thực sự rút ngắn thời gian đi lại giữa các thị trấn và thành phố. Điều này đã góp phần thúc đẩy du lịch, nguồn thu nhập ngoại tệ lớn nhất của nước này.

Nhiều dự án do Trung Quốc tài trợ đã được lên kế hoạch và xây dựng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mahinda Rajapaksa, và được đưa về đơn vị bầu cử của ông.

Không thể từ chối

Một chính phủ mới lên nắm quyền năm 2015 đã hứa hẹn sẽ giảm bớt phụ thuộc của Sri Lanka vào Trung Quốc, nhưng những áp lực tài chính đang buộc họ đi theo đường mòn đó.

Ban đầu họ đã ngưng một dự án lớn của Trung Quốc đầu tư – một thành phố hoàn toàn mới được dự định xây dựng ở bờ biển Colombo trên vùng đất khai hoang.

Nhưng con số 1,4 tỷ đô la mà dự án mang lại là quá lớn để có thể từ chối, và việc xây dựng này đã được tái tục vào năm ngoái.

Hình ảnh máy tính về một thành phố cảnh mới
hình ảnhCHEC
Các nhà xây dựng nói một thành phố mới sẽ trở thành trung tâm tài chính ở Nam Á

Người ta hy vọng là nó sẽ trở thành một thành phố hiện đại vào năm 2040, với những tòa nhà sầm uất của các công ty, những căn hộ lấp lánh, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, bãi biển, trung tâm thương mại và cả bến du thuyền. Phần đầu của dự án sẽ hoàn tất và đưa vào sử dụng trong hai năm tới.

‘Bảo vệ, không bán’

Một lần nữa, chính phủ đã phải đối mặt với sự phản đối. Các nhóm ngư dân và người dân địa phương tổ chức biểu tình phản đối.

Một số người lo ngại về tác động môi trường của dự án. Họ không được thuyết phục trước các nghiên cứu của các cơ quan chính phủ, những người đã cho phép thực hiện dự án.

Ngư dân Aruna Roshantha
Một ngư dân, ông Aruna Roshantha, nói người dân Sri Lankans không muốn đất đai của họ bị giao cho nước ngoài

Nhưng nhiều người cũng lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở đất nước này.

“Chúng tôi không thích đất đai của mình bị giao cho Trung Quốc”, Aruna Roshantha, một ngư dân nói.

“Không chỉ Trung Quốc mà nếu bất cứ đất nước nào đến và lấy đất của Sri Lanka, chúng tôi cũng không thích. Chính phủ nên bảo vệ đất đai của chúng tôi chứ không bán nó”.

Hiện tại, chính phủ Sri Lanka không có nhiều cơ hội để đàm phán.

Và Bộ trưởng Ngoại giao Ravi Karunanayake nói họ cần phải mở rộng vòng tay đón chào tất cả.

“Chúng tôi muốn người Ấn Độ đến đây, chúng tôi muốn người Trung Quốc đến đây, chúng tôi muốn người Nhật Bản đến đây. Người Hàn Quốc hoặc người châu Âu, chúng tôi đều không có vấn đề gì hết.

“Về cơ bản, chúng ta cần quảng bá về mình và quảng bá trên cơ sở nhất quán, và dùng ngoại giao kinh tế là công cụ quảng bá cho Sri Lanka.”

Đặc Khu: Còn bao nhiêu biến chiêu nữa?

Đặc Khu: Còn bao nhiêu biến chiêu nữa? Ảnh: Tư liệu

Rõ ràng ngày nay đã có khá nhiều người VN đọc thấu gan ruột giới lãnh đạo đảng.
Nhiều ngày trước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố sẽ rút bớt con số 99 năm cho thuê 3 đặc khu xuống, đã có những tiếng nói tiên liệu, vạch rõ thủ thuật “nói thách giá cao rồi mặc cả xuống như thể nhượng bộ” của lãnh đạo đảng.
Nhưng hệ quả nguy hiểm cho an ninh quốc gia của 99 năm hay 1 năm đều ở mức ngang nhau. Lý do khá hiển nhiên: Với vị trí của 3 đặc khu nàyvà với điều kiện đường bộ, đường biển,lẫn đường bay hiện nay, Trung Quốc chỉ cần vài tháng đã dư sức biến chúng thành 3 căn cứ quân sự với vũ khí lên đến tận răng, sẵn sàng cho bước khống chế toàn bộ từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan. Đó là chưa kể tác động kết nối với các vùng rừng đầu nguồn đã thuê, các “khu công nhân TQ” đã đặt tại Nóc Nhà Đông Dương và trải khắp VN, và các đảo quân sự tại Biển Đông. Do đó, thủ thuật cò kè với con số 99 không có tác dụng gì và chẳng lừa được mấy ai!
Chắc chắn giới lãnh đạo sẽ không ngừng ở đó. Các biến chiêu khác nữa cũng sẽ được tiếp tục tung ra trong những ngày tới để thực hiện cho được ý định đã có và với tối thiểu phản đối từ người dân. Chúng ta thử đánh giá trước từng chiêu thức này?
Chiếu theo kinh nghiệm quá khứ, khá chắc họ sẽ hứa hẹn lập ra một hoặc vài phòng, cục, hay ngay cả ban bộ trực thuộc văn phòng thủ tướng, văn phòng chủ tịch quốc hội, … để xét duyệt đơn của các hãng xưởng ngoại quốc xin vào các đặc khu,để liên tục giám sát hoạt động của các hãng xưởng tại đây, đặc biệt theo dõi các loại việc nguy hiểm đến quốc phòng, v.v… Nghĩa là tất cả mọi lo âu hiện nay đều sẽ được đáp ứng thoả đáng bởi những ban bộ mới này.
Nhưng với kinh nghiệm trong 2 năm qua quanh vụ Formosa, các ban ngành chính phủ thay vì canh các hãng xưởng để bảo vệ dân thì lại làm việc ngược lại: Họ chỉ canh dân để bảo vệ các hãng xưởng. Họ đưa hẳn hàng trăm công an vào ăn ngủ tại hãng. Họ không ngại dối trá trắng trợn rằng biển đã an toàn, cá đã sạch để rồi cứ vài tháng lại tuyên bố “nước vừa có độc thật nhưng đã sạch trở lại”. Cùng lúc họ xả cổng cho Formosa gia tăng phóng uế ra môi trường ở cả 3 dạng rắn, lỏng, và khí; cũng như cho mở thêm các công ty có phó sản độc hại cho môi trường tương tự.
Và chỉ nội trong mấy ngày qua, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường, Trần Hồng Hà, vẫn nhẵn mặt tuyên bố không hề có người TQ mua đất VN, bất kể các bản tin đầy rẫn trên chính báo đài Đảng, báo động việc người TQ mua nhà bao kín cả bãi biển, bao kín cả vòng đai phi trường quân sự, … Còn trắng trợn hơn nữa như Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, Nguyễn Chí Dũng, nằng nặc tuyên bố không có chữ “Trung Quốc” trong dự luật Đặc khu, bất kể những câu “Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với VN tại tỉnh Quảng Ninh ….” trong cùng bản văn. Với loại cán bộ đầu ngành như thế, các bộ phận giám sát chưa lập ra đã có giá trị âm rồi. Họ sẽ chỉ làm công việc duy nhất là che dấu kỹ cho các thế lực bên trong đặc khu.
Một biến chiêu nữa có xác suất cao được đem ra sử dụng là “xiết lại” danh sách các loại hoạt động được cho phép tiến hành tại các đặc khu, cụ thể như bỏ bớt việc sản xuất hàng quân sự, hay cấm buôn bán đồ cổ văn hóa VN, … để làm dịu xuống làn sóng lo ngại đang dâng quá cao.
Nhưng chỉ cần nhìn vào các khu rừng đầu nguồn, các khu biệt lập của hãng xưởng và “công nhân” TQ hiện có, tức chưa cần tới mức “đặc khu”, người ta đã có thể thấy ngay cả cái danh sách nêu trên chỉ là “bánh vẽ”. Một khi cánh cổng đặc khu được dựng lên, sẽ không có cán bộ VN nào, từ trung ương đến địa phương, dám bén mảng vào các khu này, chứ đừng nói gì đến chuyện biết được họ sản xuất những gì, hay ngay cả họ đang sản xuất hay tập dượt quân sự, ….
Và sau hết, đối đế lắm nếu thấy tình hình quá nóng, lãnh đạo Đảng có thể biến sang chiêu: cho Quốc Hội hoãn bỏ phiếu trong lúc cứ cứ âm thầm tiến hành như trong hơn 1 năm qua. Sau quyết định ký ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị, dân chúng đang sinh sống tại cả 3 đặc khu đã và đang bị cưỡng chế nhà đất, đuổi đi nơi khác. Phi trường Vân Đồn đã được xây. Hạ tầng cơ sở Phú Quốc đã được giao cho nhà thầu TQ xây dựng. Và nhiều đoàn cán bộ và viên chức hãng xưởng TQ đã đến cả 3 nơi cắm dùi chọn đất. Biến chiêu “tạm hoãn trên bề mặt trong lúc cứ tiến hành bên dưới” này thực ra đã được dùng đi dùng lại tại Bôxít Tây Nguyên, Formosa Vũng Áng, và hàng trăm vụ việc tai tiếng khác trên cả nước.
Tại điểm này, chưa biết lãnh đạo Đảng sẽ dùng bao nhiêu chiêu thức nêu trên và phản ứng của nhân dân Việt Nam sẽ ra sao, nhưng một việc đã có thể rút kết luận chắc chắn. Đó là quyết tâm kiếm tiền cho bằng được của giới lãnh đạo đảng CSVN dù biết rất rõ sự nguy hiểm và tác hại cực lớn lên đất nước và dân tộc từ 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc.
Thật khó có thể tìm chữ nào chính xác hơn để gọi hiện tượng này ngoài chữ BÁN NƯỚC.
Câu hỏi còn lại: Cả 3 triệu đảng viên đều đồng tình BÁN NƯỚC cùng với Bộ Chính trị ĐCSVN?
© Vũ Thạch / Tintucvn

Bộ Chính trị của đảng đã từng có nhiều kết luận sai lầm nghiêm trọng

Đảng Lao động Việt Nam trước đây nay là Đảng Cộng sản Việt Nam (gọi chung là Đảng), có một Bộ Chính trị (BTC), mà mọi quyết sách lớn của Đảng, của đất nước, đều thảo luận, biểu quyết thông qua, coi như “Chiếu chỉ của Vua” (Vua tập thể), không ai được bàn lui, làm trái! Nên nhiều người bảo rằng, chuyện thông qua Luật về 3 đặc khu kinh tế là chuyện “VÁN ĐÃ ĐÓNG THUYỀN”, vì “BỘ CHÍNH TRỊ ĐÃ KẾT LUẬN”…

Bộ Chính trị khóa 12 lúc ban đầu. Ảnh trên mạng

Bà Ngân Chủ tịch QH cũng nói: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sáng 16/4 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội”…

Về câu nói này có thể bình luận theo nhiều khía cạnh. Tôi chỉ hoàn toàn bằng ký ức, qua những trải nghiệm của bản thân, cũng có thể ghi nhận BCT Đảng không phải thánh thần, mà chỉ là những người tự trong Đảng bầu nhau lên, rồi cứ đem cái “Kết luận của BCT” ấy áp đặt lên toàn dân, và từ trước đến nay, đã dẫn đến nhiều sai lầm nghiêm trọng, khiến toàn dân gánh chịu những hậu quả nặng nề. Có thể nhắc lại một số sai lầm nghiệm trọng sau đây.

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành “Luật Cải cách ruộng đất”, mục đích nghe cũng hay, nhưng thực hiện đã dẫn đến những sai lầm đau đớn, chỉ trong ba năm, 1953 – 1956 hàng triệu người bị đấu tố, tra tấn, tù đầy; hàng vạn người bị giết oan ức… Khắp các làng quê gây nên bao thảm cảnh con đấu cha, vợ đấu chồng, anh em, họ hàng thù hận lẫn nhau… di hại không biết bao nhiêu năm.

2. Chủ trương Hợp tác hóa nông nghiệp sai lầm dai dẳng suốt từ 1958 đến 1986. Bần, cố nông vừa hí hửng “Ơn Đảng có ruộng cày”, thì từ năm 1958, BCT của Đảng lại “Kết luận” và yêu cầu QH thông qua “Luật Hợp tác xã nông nghiệp”. Kết quả là phải đưa hết ruộng đất vào HTX, tiến hành Công hữu hóa ruộng đất, trâu bò, nông cụ…Nông dân tiến lên con đường “làm ăn tập thể”! Ai trái ý Đảng là “phản động” hay nhẹ hơn là “phần tử lạc hậu, bảo thủ”. Giữa 2 con đường: “Làm ăn cá thể sẽ dẫn đến Tư bản chủ nghĩa”; và “làm ăn tập thể, sẽ thành XHCN”, chỉ được chọn MỘT! “Cuộc đấu tranh giữa 2 con đường” vô cũng dai dẳng, vật vã. Đảng đã chỉ đạo quyết liệt, huy động mọi nguồn lực từ dân, phát huy mọi sáng kiến, cải tiến, nhưng dân ngày càng đói rách… Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc – ông Kim Ngọc, chỉ thử nghiệm “khoán chui đến hộ nông dân”, rất kết quả, nhưng bị quy tội, cách chức… Sau năm 1975, cả nước “Tiến lên nền sản xuất lớn, XHCN” thế là cả nước đói dài, ăn bo bo, sắn khoai, rau má… HTX dẫn đến thảm cảnh “CÁI ĐÊM HÔM ẤY ĐÊM GÌ”? mà Đảng ta vẫn u mê! Dân ta vẫn cam chịu!

May quá, có ông Gooc- Ba- Chóp từ Liên Xô tiến hành Pe-rest- troi-ka, Đảng ta tỉnh ngộ, bèn “ĐỔI MỚI”! Tức là “Cởi .trói cho nông dân”, chia ruộng cho nông dân tự do làm ăn cá thể. Vợ chồng, con cái ngày đêm lăn lộn với mảnh đất cá thế, (Cũng không kịp nghĩ “thằng nào nó trói mình”, và giờ Đảng cởi cho)! Nguyễn Văn Linh tuyên bố xanh rờn: “Hãy tự cứu lấy mình trước khi Trời cứu”! (Chứ không chờ Đảng cứu)! Cả nước như đàn ong vỡ tổ, nhà nhà sản xuất, người đi buôn,; tướng tá, văn nghệ sĩ, CNVC, giáo sự, TS, viện sĩ… túa ra buôn bán, kiếm ăn. “Đầu đường Thiếu tá bơm xe/ Giữa đường Trung tá bán chè đỗ đen/ Cuối đường Đại tá bán kem/ Xem ra cấp Tá chẳng hèn lắm đâu”! Nông dân cũng tỉnh ngộ, thì ra xưa nay BCT vẫn “kết luận”: “Mất mùa là tại thiên tai/ Được mùa là tại thiên tài Đảng ta”! Nhờ “Cởi trói” để dân tự do làm ăn mà cả nước hồi sinh, dân tộc vùng lên, đầy sức sống sáng tạo, mãnh liệt… Đây là cơ hội vô giá, ngàn năm có một, để dân tộc ta vươn lên con đường phát triển như Singapore, Hàn Quốc… và thoát Trung ngoạn mục…Nhưng than ôi!

3. BCT của Đảng lại “kết luận”… và năm 1990, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng… đã kéo nhau sang Thành Đô, Trung cộng để gắn kết 2 Đảng CS với nhau, “Trên tinh thần thỏa thuận cấp cao” “16 CHỮ và 4 TỐT”. Đến nay “MẬT ƯỚC THÀNH ĐÔ” vẫn không được công bố cho nhân dân được biết. Do vậy dân gian đồn rằng, ngoại trường Nguyễn Cơ Thạch, vì phản đối, cho rằng, “Mật ước Thành Đô sẽ dẫn đến Bắc thuộc lần thứ 3” mà ông bị mất hết chức vụ; đồn rằng, Nguyễn Văn Linh nói: “Thà mất nước còn hơn mất Đảng” (!); đồn rằng đến năm 2020 Việt Nam thành một “bộ phận hợp thành của Trung quốc”! Từ đó Việt Nam ngày càng bị Trung cộng o ép, trói buộc với bao nhiêu điều thiệt thòi, nhục nhã, không kể xiết! Vì Đảng giấu nhẹm cái “Mật ước thành Đô”, vì phải che giấu điều gì đó cực kỳ nghiêm trọng, nên nhiều quan chức của Đảng và Nhà nước “Danh bất chính, ngôn bất thuận”, nói năng ấp úng, tư thế đối ngoại với Trung cộng mới hèn và nhục đến thế! Chưa bao giờ thấy một Đại tướng Việt Nam đớn hèn, nhục nhã như Phùng Quang Thanh trước Trung cộng! Chắc là vì cái “ĐẠI CỤC” Thành Đô mà Đảng ngày càng chui vào cái rọ cuả Trung cộng, co cụm lại bảo vệ quyền lợi phe nhóm của mấy triệu đảng viên, xa rời mối quan hệ máu thịt với nhân dân, quay ra lừa dối dân, đàn áp dân… Cuối cùng, con mắt tinh tường của Dân đã tổng kết: “CHÌNH QUYỀN NÀY HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN”! CAND trở thành công cụ của Đảng, “chỉ biết còn Đảng, còn mình”! Họ ăn cơm dân, mặc áo dân, mà chỉ biết nghe lệnh Đảng để đàn áp Dân…

4. BCT đã “kết luận” Kinh tế quốc doanh là chủ đạọ, đã thành lập các Tập đoàn kinh tế quốc doanh làm những “Quả đấm thép”… Bao nhiều nguồn lực dồn hết cho những Vinashine, Vinaline và bao nhiêu tập đoàn quốc doanh, nhưng hầu hết thua lỗ, phá sản để lại núi nợ công chồng chất. Sau hơn 20 năm phá tan hoang nền kinh tế, BCT lạ kết luận “Tái cấu trúc nền kinh tế”, cho phá sản và “Cổ phần hóa” các cơ sở sản xuất quốc doanh. Lại một lần tham nhũng, tan hoang nền kinh tế… BCT lại kết luận: “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng phát triển đất nước”! Ôi, sau mấy mươi năm, người dân nào cũng thấy, cả nhân loại đã coi đó như lẽ tự nhiên, mà đến tận ngày nay BCT Đảng ta mới sáng suốt “kết luận” như vậy!

5. BCT “kết luận” và QH thông qua Hiến pháp, bao nhiêu lần sửa đổi vẫn cứ khăng khăng “Đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Hậu quả là, chính quyền từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã cùng tìm cách cướp đất của Dân, dưới hình thức “Giải tỏa, đền bù” và “Cưỡng chế”, “Thu hồi đất” để bán chác, sang nhượng, chia nhau kiếm lời, làm nảy nở nhung nhúc quan tham; phá nát giang sơn; đồng tiền xô đẩy các quan chức và toàn xã hội vào cảnh lọc lừa, dối trá, đạo đức suy đồi, cương thường rối loạn… Bao người dân bị cướp đất, “tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây”; bao nhiêu đoàn dân oan kéo lê lết đi khiếu kiện 10 năm, 20 năm, toàn hệ thống chính trị của Đảng vẫn bưng tai, bịt mắt, vô cảm, vô can? THật khốn nạn! Những vụ cưỡng chế trắng trợn, tàn bạo như vụ Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng), Vụ Ecopark (Hưng Yên), vụ Dương Nội và Đồng Tâm (Hà Nội), vụ Thủ Thiêm (HCM)… đã đi vào lịch sử tội ác của Đảng. Hồi đánh Mỹ, chị Út Tịch, “còn cái lai quần cũng đánh”, nhưng chống giặc nội xâm cướp đất, nhiều chị em đã phải “cởi trần truồng ra đánh”… mà vẫn thua!

6. Cũng vì Luật đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nên hồi Nông Đức Mạnh là TBT và Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng mới “bật đèn xanh” để các tỉnh có quyền cho người nước ngoài thuê đất 50 năm, mà hơn 10 tỉnh đã cho người nước ngoài, chủ yếu là Trung cộng, thuê đất rừng 50 năm ở hầu hết những vị trí chiến lược hiểm yếu. Cá biệt có nơi như Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) còn dám cho Formosa thuê đất 70 năm với giá bèo! Rồi Dự án Bô xít Tây Nguyên, không biết bao nhiêu lời khuyên can, phán đối, nhưng “BCT đã kết luận”, và không ai ngăn cản được, để Tàu vào chiếm “Nóc nhà Đông dương”, còn Bô xít thì chỉ lỗ và tiềm ẩn bao đe dọa!

7. Trên đây, điểm qua vài “Kết luận” lớn của BCT dẫn đến những sai lầm lớn, chứ “Những kết luận nhỏ” thì không đếm xuể! Nhiều “kết luận” nêu trên, có động cơ, mục đích vì dân, vì nước, nhưng do điều kiện lịch sử và tầm hiểu biết hạn chế của các nhà lãnh đạo, nên NHÂN DÂN CÓ THỂ THA THỨ. Còn lần này, BCT “kết luận, lập 3 đặc khu kinh tế” cho ngoại bang thuê 99 năm, thì cả ĐỘNG CƠ, MỤC ĐÍCH, ÂM MƯU đều theo “ĐẠI CỤC” Thành Đô, không thể che giấu nổi “Mắt Thánh” của Nhân dân! Hãy bỏ cái “Kết luận của BCT” đi! Chưa có cái “kết luận” nào của BCT” lại sai lầm kéo dài đến 99 năm và di hại đến muôn đời con cháu!

“Mật ước Thành Đô” có thể do u mê, sai lầm trong lúc hoang mang, bối rối; còn “Kết luận của BCT” về 3 đặc khu kinh tế” kỳ này, đã được bao nhiêu góp ý thấu tình, đạt lý, đầy trách nhiệm của các nhân sĩ, trí thức, chuyên gia ở trong và ngoài nước; đã thấy sự phản ứng sục sôi của dân chúng; những người dân mà LÒNG YÊU NƯỚC và BẢN NĂNG SINH TỒN TRƯỚC HỌA PHƯƠNG BẮC MẤY NGÀN NĂM đã được di truyền bao đời, thấm vào máu thịt, tim óc mỗi con dân Việt. Những phản ứng ấy có tính LINH CẢM, TRỰC GIÁC nhưng lại vô cùng chính xác, hơn bất kỳ thứ lý lẽ nào! Chỉ có CÁI GIEN DI TRUYỀN ĐÓ, còn lại ở mỗi người Dân Việt, mà dù ở bất cứ nơi đâu, họ cũng sẵn sàng hiến dâng tâm lực, trí lực, tiền của, xương máu của mình cho Độc lập của Tổ quốc, Tự do, Hạnh phúc của Nhân dân; nhân dân ta có thể chấp nhận còn nghèo, chứ “Nhất định không cam chịu mất nước, không cam chịu làm nô lệ”!
BCT và các “con rối tay sai” cho nhóm lợi ích đừng dối trá, lòe bịp Dân thêm nữa! Dân không muốn nghe giải thích thêm gì nữa! CHỈ CÓ NÓI KHÔNG VỚI “ĐẶC KHU KINH TẾ”!
Có lẽ mỗi người Dân đều cảm thấy nói “hết tình, hết lý” rồi, không muốn nói thêm nữa! Chỉ còn một chút NIỀM TIN và HY VỌNG le lói “cuối đường hầm”, hoặc là SỤP ĐỔ HOÀN TOÀN!
Nếu sụp đổ thì hãy nghe lời CỤ HỒ nói đây: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh).

Mạc văn Trang / Tintucvn

Tin tức thế giới

Lãnh đạo Mỹ – Triều có thể ‘không hẹn mà gặp’ tại Singapore vào cuối tuần này

Lãnh đạo Mỹ - Triều có thể ‘không hẹn mà gặp’ tại Singapore vào cuối tuần này

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều dự kiến diễn ra ngày 12/6 tại Singapore. (Ảnh: New York Post)

Trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un có thể hạ cánh xuống sân bay Singapore ngày 10/6 trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có thể đến đây ngay khi kết thúc hội nghị G7 ở Canada.

Theo Reuters, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ đến sân bay Changi, Singapore vào ngày 10/6, trước khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều diễn ra. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có kế hoạch đến Singapore ngày 10/6 sau khi kết thúc hội nghị G7 tại Canada.

Sân bay Changi chưa xác nhận thông tin này, Cơ quan hàng không dân sự Singapore cũng chưa có bình luận nào về thông tin trên. Cả hai phái đoàn Mỹ – Triều đều chưa công khai kế hoạch chuyến đi của mình.

Truyền thông cho rằng ông Trump có thể sẽ hạ cánh xuống căn cứ quân sự Paya Lebar, nơi các tổng thống Mỹ trước từng đặt chân khi đến Singapore.

Theo Reuters, những bức ảnh máy bay quân đội Mỹ tại căn cứ Paya Lebar đã được đăng tải trên một tờ báo vào ngày 8/6. Trong những bức ảnh này có một chiếc trực thăng thường được sử dụng để chở quan chức Mỹ cấp cao.

Trước đó, lịch khởi hành của Tổng thống Mỹ là 14h15 ngày 9/6 từ Canada – 23h ngày 10/6 Singapore (giờ địa phương), tuy nhiên, lịch khởi hành mới của ông Trump không được công bố.

Từ khi trở thành lãnh đạo Triều Tiên năm 2011, ông Kim được cho là mới chỉ có một chuyến đi ra nước ngoài bằng máy bay. Đó là chuyến bay đến Đại Liên, Trung Quốc vào đầu tháng 5/2018. Trong chuyến đi này, ông sử dụng chuyên cơ Ilyushin-62M.

Cuộc đối thoại lịch sử giữa hai lãnh đạo dự kiến diễn ra ngày 12/6, tập trung vào kết thúc chương trình vũ khí và tên lửa hạt nhân của Triều Tiên để đổi lại sự thúc đẩy ngoại giao và kinh tế.

========================

Vừa đến Bắc Kinh, TT Putin đã trở thành lãnh đạo thế giới đầu tiên nhận vinh dự tối cao của TQ

Vừa đến Bắc Kinh, TT Putin đã trở thành lãnh đạo thế giới đầu tiên nhận vinh dự tối cao của TQ

Hai nhà lãnh đạo Nga-Trung ngồi tàu cao tốc tới Thanh Đảo tối nay. Ảnh: Tân Hoa Xã

Tổng thống Putin đã trở thành lãnh đạo thế giới đầu tiên nhận vinh dự tối cao của Trung Quốc trong bối cảnh hai nước đang chịu sức ép lớn từ Mỹ.

Theo Tân Hoa Xã, chiều nay, tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao huân chương hữu nghị cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông chủ điện Kremlin đã tới Trung Quốc vào chiều nay để thăm Bắc Kinh và tham dự hội nghị Tổ chức hợp tác Thượng Hải SCO được tổ chức vào cuối tuần này tại Thanh Đảo.

Đáng chú ý, ông Putin là lãnh đạo thế giới đầu tiên được Bắc Kinh trao huân chương hữu nghị.

“Tổng thống Putin là người bạn thân nhất của tôi. Nhân cơ hội này, tôi muốn chúc hai nước Trung-Nga vĩ đại phồn vinh thịnh vượng, chúc nhân dân hai nước hạnh phúc và tình hữu nghị giữa hai dân tộc mãi mãi trường tồn”, ông Tập nói.

Cũng theo ông Tập, tấm huân chương này đại diện cho sự kính trọng của nhân dân Trung Quốc dành cho Tổng thống Putin, đồng thời tượng trưng cho tình hữu nghị sâu nặng giữa 2 nước.

Vừa đến Bắc Kinh, TT Putin đã trở thành lãnh đạo thế giới đầu tiên nhận vinh dự tối cao của TQ - Ảnh 1.

Hình ảnh huân chương hữu nghị của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo Điều luật trao tặng huân chương quốc gia và vinh dự quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, huân chương quốc gia là vinh dự tối cao quốc gia của Trung Quốc, dành tặng cho người bạn nước ngoài có những cống hiến xuất sắc cho sự hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc và thúc đẩy giao lưu hợp tác song phương, duy trì hòa bình thế giới.

Huân chương hữu nghị Trung Quốc được thiết kế thủ công với hai màu chủ đạo là vàng kim và xanh lam, sử dụng các họa tiết cách điệu như chim bồ câu, trái đất, bắt tay, hoa sen cùng các họa tiết mang đặc trưng Trung Quốc như hoa mẫu đơn, ngọc bích, vạn niên thanh…

Động thái của Bắc Kinh được cho nhằm để thắt chặt quan hệ với Moscow trong bối cảnh hai nước đều chịu sức ép lớn từ Mỹ khi Washington liên tục áp đặt lệnh trừng phạt với Nga và đối đầu thương mại với Trung Quốc.

Trước đó trong cuộc họp báo vào tháng 3 năm nay về quan hệ Trung-Nga, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định: “Mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Nga sẽ vững chãi như núi Thái Sơn và mối quan hệ này không có tốt nhất, chỉ có tốt hơn”.

===========================

Thế cuộc giằng co Mỹ – Trung đang khai triển trên mọi phương diệnCác vấn đề quốc tế quan trọng nhất mà chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Trump phải đối mặt không phải là Bắc Triều Tiên hay Iran, mà là nhiều thách thức tổng hợp từ nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc.

China's President Xi Jinping (L) and US President Donald Trump attend a working session on the first day of the G20 summit in Hamburg, northern Germany, on July 7, 2017. Leaders of the world's top economies gather from July 7 to 8, 2017 in Germany for likely the stormiest G20 summit in years, with disagreements ranging from wars to climate change and global trade. / AFP PHOTO / Patrik STOLLARZ        (Photo credit should read PATRIK STOLLARZ/AFP/Getty Images)

Vấn đề quốc tế quan trọng nhất đối với chính phủ Trump hiện nay không phải là Bắc Triều Tiên hay Iran, mà là nhiều thách thức tổng hợp từ nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc (Ảnh: Getty Images)

Tờ Wall Street Journal tại Mỹ có phân tích cho rằng, từ các sự kiện trong thời gian qua cho thấy cuộc chiến giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc đã khai triển toàn diện. Xung đột Trung – Mỹ hiện đã trở thành đặc điểm cốt lõi của cục diện thế giới hiện nay.

Thách thức mới nhất của Mỹ đến từ ​​nhà cầm quyền Trung Quốc là về quân sự. Tuần trước, Lầu Năm Góc đã hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia tập trận quân sự Vành đai Thái Bình Dương để phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc vi phạm cam kết, triển khai quân sự hóa quần đảo Trường Sa – Việt Nam.

Để bày tỏ sự không hài lòng, vào cuối tuần này Mỹ sẽ đưa hai tàu chiến vào quần đảo Hoàng Sa. Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc cho biết sẽ cho các tàu chiến của mình để “đuổi chúng đi”.

Về vấn đề Bắc Triều Tiên, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc dường như đang phá rối Hội đàm Trump – Kim. Sau hai chuyến thăm Trung Quốc, Kim Jong-un lại đổi giọng ngạo mạn và khiêu khích Mỹ. Có lý do để suy đoán rằng phía Trung Quốc cảnh báo Kim Jong-un không nên đi quá xa trong giao dịch với Mỹ.

Tuần trước, việc Bắc Triều Tiên kêu gào một cuộc đối đầu hạt nhân với Mỹ đã khiến Trump đáp lại bằng hủy bỏ Hội đàm Trump – Kim. Sau đó Bắc Triều Tiên phải thay đổi thái độ mềm mỏng như cũ, và Hội đàm Trump – Kim đã nối trở lại. Tuy nhiên, qua vấn đề này nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc đã gửi thông điệp: Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc không muốn bị gạt ra rìa trong cuộc giao dịch giữa Mỹ với Bắc Triều Tiên. Họ yêu cầu phải có một vị trí. Do đó, rất có thể sau Hội đàm Trump – Kim sẽ lại có đàm phán bốn bên, đó là Mỹ – Bắc Triều Tiên – Hàn Quốc – Trung Quốc.

Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc cũng gây nhiều thách thức đối với Mỹ trong lĩnh vực kinh tế. Sau khi ông Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Iran, nhiều công ty châu Âu đã rút khỏi Iran vì lo ngại bị cấm vận kinh tế. Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc lập tức lợi dụng cơ hội này để nhảy vào Iran.

Trên tất cả những thách thức này, thách thức nổi bật nhất là cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang diễn ra, kết quả như thế nào vẫn chưa thể biết được. Ban đầu chính quyền Trump đe dọa sẽ đánh thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, nhưng sau khi Cộng sản Trung Quốc hứa sẽ giảm thâm hụt thương mại thì vấn đề này đang tạm thời được dừng lại.

Một thách thức lớn hơn từ nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc là: không giống như Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc hiện nay không chỉ đơn giản là tìm cách giành giật lợi thế theo những quy định quốc tế hiện hành, mà vấn đề là họ tìm cách viết lại các quy tắc này để có lợi cho họ. Điều này định trước cuộc chiến Trung – Mỹ sẽ còn giằng co kéo dài.

Huệ Anh / Trithucvn