Cây cầu mới được xây dựng ở Đà Nẵng với hình dáng độc đáo, ấn tượng cùng vị trí đẹp hứa hẹn sẽ là điểm đến hot trong mùa du lịch năm nay.
Đà Nẵng sở hữu rất nhiều cảnh quan thiên nhiên, thắng cảnh xinh đẹp thu hút khách du lịch. Không chỉ có bãi biển dài hơn 60 km được tạp chí Forbes Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, Đà Nẵng còn nổi tiếng với các điểm đến ấn tượng như bán đảo Sơn Trà, khu du lịch Bà Nà Hills, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn và muôn vàn các món ăn đặc sắc, hấp dẫn…
Mới đây, thành phố du lịch hấp dẫn bậc nhất Việt Nam đã cho ra mắt một địa điểm mới lạ, thu hút rất nhiều các tín đồ du lịch tại khu vực vườn Thiên Thai, Bà Nà Hills: Cây cầu vàng với hình bàn tay khổng lồ.
Với thiết kế mới lạ, độc đáo chưa từng có, cây cầu khiến bất kỳ ai đặt chân tới cũng phải ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự diệu kỳ của cảnh đẹp với sự kiến tạo của bàn tay con người.
Cây cầu được tạo hình như đôi tay khổng lồ nâng đỡ dải lụa giữa trời khiến khách du lịch thích thú. Ảnh: Dương Mai Việt Anh.
Cây cầu nằm ở độ cao 1.400, dài gần 150m với 8 nhịp. Được tạo hình giống như 2 bàn tay một cô gái đang nâng đỡ một dải lụa vắt ngang lưng trời, cây cầu sẽ là một địa điểm “sống ảo” cực chất đối với khách du lịch. Tới đây, bạn vừa được ngắm cảnh đẹp ngoạn mục của núi rừng, vừa được trải nghiệm cảm giác dạo chơi trên mây, giữa lưng chừng mây trời mà không nơi nào có được.
Nhìn những hình ảnh này, nhiều người cứ ngỡ đây là ảnh chụp tại một địa điểm du lịch ở nước ngoài.
Khách du lịch vô cùng ấn tượng với sự hùng vĩ của cảnh núi rừng nơi đây. Dạo chơi trên cây cầu vàng nằm giữa trời mây, dường như đang được “nâng đỡ” bởi đôi tay rất chắc chắn mang lại trải nghiệm thú vị cho những du khách đang tham quan, ngắm cảnh tại đây.
Ảnh:Trần Tâm
Ảnh: Internet.
Rất nhiều khách du lịch tới thăm quan, ngắm cảnh và check-in tại địa điểm du lịch thú vị, mới lạ này.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thiết lập mối liên hệ giữa tuổi tác tương đương số giờ cần thiết cho giấc ngủ ngon bằng những con số cụ thể.
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Hầu hết chúng ta thường mong chờ đến cuối tuần để được thức khuya và ngủ nướng bù vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, hành động này có thể ảnh hưởng lâu dài đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của bạn. Bởi, trước tiên chỉ cần bạn làm rối loạn nhịp sinh học một ngày, những ngày sau chất lượng giấc ngủ cũng bị rối loạn. Thứ hai, chính sự rối loạn này dẫn đến thiếu ngủ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta.
Ngoài ra, ngủ không đủ giấc còn làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó dẫn đến những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng như:
– Kiệt sức
– Trầm cảm
– Thay đổi chức năng hormone
– Bệnh tim mạch
– Thị giác suy giảm
– Tiểu đường
Thiếu ngủ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Ngoài những vấn đề trên, thiếu ngủ còn ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và ngoại hình như tăng cân, quầng thâm mắt , xanh xao, da sạm và thiếu sức sống. Việc thiếu ngủ cũng dẫn đến sự thiếu tập trung, giảm hiệu quả hàng ngày và lão hóa sớm.
Do vậy, rất nhiều nhà khoa học cũng như chuyên gia sức khỏe từng để cập đến vấn đề đồng hồ sinh học của cơ thể và làm thế nào để giữ đúng chu kỷ ngủ, đảm bảo sức khỏe của cơ thể. Thông thường, chúng ta cho rằng, mỗi người chỉ cần ngủ 7-8h mỗi ngày là đủ, nhưng quan niệm này không phải lúc nào cũng đúng.
Vậy ngủ bao nhiêu mới là đủ?
Ngủ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, không có phương thuốc hay món ăn nào tốt cho sức khỏe bằng việc ngủ ngon giấc sau một ngày làm việc vất vả. Giấc ngủ là một phần quan trọng giúp phục hồi cơ thể.
Tuổi tác không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng và chức năng cơ thể của chúng ta. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thiết lập mối liên hệ giữa tuổi tác tương đương số giờ cần thiết cho giấc ngủ ngon bằng những con số cụ thể:
– 0-3 tháng tuổi: 14-17 giờ
– 4-11 tháng tuổi: 12-15 giờ
– 1-2 năm tuổi: 11-14 giờ
– 3-5 năm tuổi: 10-13 giờ
– 6-13 năm tuổi: 9-11 giờ
– 14-17 năm tuổi: 8-10 giờ
– 18-25 năm tuổi: 7-9 giờ
– 26-64 năm tuổi: 7-9 giờ
– 65+ năm tuổi: 7-8 giờ
Người càng lớn tuổi, thời gian ngủ càng ngắn hơn.
Trẻ em từ 0-3 tháng tuổi cần nhiều thời gian ngủ nhất. Trẻ em dưới 18 tuổi nên ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi đêm. Sau đó, thời lượng giấc ngủ được giảm đáng kể và chỉ thay đổi sau khi đến 65 tuổi. Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng, những con số này phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân riêng của mỗi người.
Nguyên tắc ngủ đủ giấc
Điều quan trọng là phải chú ý kỹ đến chất lượng và thời gian ngủ, bởi giấc ngủ có thể dẫn đến sự suy giảm sức khỏe. Bạn có thể áp dụng các mẹo rất đơn giản sau để ngủ đủ giấc và tăng cường chất lượng sức khỏe mỗi ngày:
– Phân biệt rõ việc ngủ ngày và ngủ đêm. Điều quan trọng cần nhớ là mọi người nên thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm. Nếu bạn phá vỡ quy trình này, bạn có thể gặp vấn đề với giấc ngủ.
– Thời gian đi ngủ và thời gian thức dậy mỗi ngày phải nhất quán
– Không uống chất kích thích, đồ uống có cồn trước khi đi ngủ
– Không ăn quá nhiều vào ban đêm
– Tạo bầu không khí ấm cúng và thoải mái trong phòng ngủ
– Chọn giường thoải mái và bộ ga trải giường chất lượng
– Đi bộ ngắn trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
– Cố gắng không sử dụng các tiện ích điện tử trước khi ngủ, tắt các thiết bị vào ban đêm
Không khó để có giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc. Bạn có thể cải thiện giấc ngủ bằng cách thực hiện những hành động đơn giản nói trên, đổi lại, bạn sẽ nhận được sự vui tươi và khỏe mạnh.
Blogger Lê Văn Sơn: ‘sẽ tiếp tục con đường tranh đấu cho quê nhà’
Sau hai tháng bị công an Việt Nam truy nã, cựu tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn đã tìm cách thoát khỏi Việt Nam và đến Hoa Kỳ an toàn.
Nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền 33 tuổi nói với VOA rằng ông đã sang Thái Lan ẩn náu trước khi được các tổ chức quốc tế hỗ trợ và đưa sang Hoa Kỳ bằng đường hàng không vào ngày 7/6.
Cựu tù nhân lương tâm blogger Lê Văn Sơn, người đang bị chính quyền Việt Nam truy nã vì không chấp hành lệnh quản chế trong vụ án 14 thanh niên Công giáo năm 2011, đã đến thành phố Portland, bang Oregon, Hoa Kỳ, vào tối ngày 7/6, blogger này cho biết.
“Tôi đã tới sân bay Portland, bang Oregon. Tôi xin cảm ơn mọi người đã luôn quan tâm và cổ vũ tôi trong mọi trường hợp.”
Viết trên Facebook hôm 13/6, Lê Văn Sơn nói: “Đúng vừa tròn 2 tháng kể từ ngày công an cộng sản Việt Nam truy nã tôi trong phạm vi toàn quốc thì hiện tại tôi đã được an toàn và bình yên trên đất nước Mỹ.”
Blogger này viết: “Tôi ghi nhớ và đánh giá cao các tổ chức và cá nhân giúp đỡ tôi như Cao ủy Tị Nạn Liên Hợp Quốc ( UNHCR ), Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Tổ Chức IOM…đã hết lòng giúp đỡ tôi đến đất nước Mỹ.”
Blogger Lê Văn Sơn nói với VOA rằng ông sẽ tiếp tục con đường tranh đấu cho tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam:
“Tôi vẫn cứ tiếp tục đóng góp sức nhỏ bé của mình cho quê hương đất nước, vẫn tiếp tục lên tiếng và đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền, và lên án Trung Quốc xâm lược.”
Theo trang web của công an Thanh Hóa, Lê Văn Sơn đã vắng mặt tại địa phương từ tháng 10/2015 và vì không chấp hành án quản chế nên bị khởi tố và truy nã.
Lê Văn Sơn là một blogger và là nhà hoạt động tranh đấu cho dân chủ, tự do tôn giáo, ông lần đầu bị bắt vào ngày 03/8/2011. Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 8/1/2013, chính quyền Việt Nam đã xét xử 14 thanh niên Công giáo và Tin lành về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, và kết án Lê Văn Sơn 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Sau đó, tại một phiên tòa phúc thẩm, bản án của Lê Văn Sơn được giảm xuống còn 4 năm tù giam và 4 năm quản chế tại địa phương.
Hôm 14/6, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Dan Kritenbrink ra thông báo trên Facebook: “Tôi rất vui khi Việt Nam lần đầu tiên sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới trong năm nay – một chỉ dấu quan trọng khác nữa về vai trò của Việt Nam trong các vấn đề khu vực và quốc tế.”
Hải quân Mỹ hôm 30/5 công bố danh sách 26 quốc gia tham dự cuộc tập trận hải quân RIMPAC, diễn ra từ ngày 27/6 đến 2/8. Việt Nam, Sri Lanka, Brazil và Israel là 4 nước lần đầu tiên tham dự cuộc tập trận RIMPAC, theo trang mạng Stars & Strips dẫn thông báo của Hải quân Mỹ cho biết.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu Biển Đông, nói với VOA rằng ông rất vui mừng trước tin này:
“Đó là một tin vui cho Việt Nam. Một cuộc tận trận với hai mươi mấy quốc gia thì mang tính đa phương rất lớn. Điều này rất thuận lợi cho Việt Nam. Như tôi đã từng nói: Việt Nam không cô đơn và không dễ gì bị bắt nạt.”
hình ảnhXINHUACông nhân Trung Quốc xây tuyến xe lửa Matara-Kataragama ở phía Nam Sri Lanka. Ảnh của Tân Hoa Xã chụp hồi tháng 1/2018
Trên khắp Đông Nam Á, tại các thành phố cảng và các trung tâm thương mại, sự ảnh hưởng của đồng tiền Trung Quốc ngày càng trở nên rõ nét.
Một khi sáng kiến “Một vành đai, một con đường” khổng lồ của Trung Quốc rót đầu tư vào các dự án, mạng lưới giao thông và thương mại cho hàng hóa nước này sẽ được nâng cao.
Các dự án này tập trung đặc biệt vào Ấn Độ Dương, nơi mà Bắc Kinh tiếp cận bằng cách mua cổ phần kiểm soát tại các cảng dọc theo các tuyến vận chuyển tốt nhất. Chiến lược này được gọi là “Chuỗi ngọc trai”.
Một trong những viên ngọc trai đó là Sri Lanka, nơi mà gần đây Tim Luard đã trở lại và ghi nhận những biến đổi tại đây:
Sau gần 50 năm trở lại Sri Lanka, tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy các đoàn tàu vẫn chạy dọc theo bờ biển của Colombo. Bây giờ hành khách có thể ngồi thoải mái ở các toa, chứ không phải ngồi ở trên nóc tàu như trước kia nữa. Những chiếc áo sơ mi trắng và những chiếc sarong như được cuộn mình trong gió ấm.
Tôi bị đánh thức bởi tiếng nhạc phát ra từ xe bán bánh mì, ở đây gọi là nhạc “paan”. Bữa ăn sáng bao gồm một bát sữa bò với đường thô (jaggery), ít chuối xanh, đu đủ và bưởi. Trên đường, một cặp vợ chồng đi xe máy chở hai con nhỏ chạy băng băng qua một loạt xe tuk-tuk, và chỉ có mỗi người bố đội mũ bảo hiểm.
Tôi đến thăm Bảo tàng Quốc gia để tìm hiểu thêm về văn hóa Sinhalese hai nghìn năm tuổi của hòn đảo xinh đẹp này – một nền văn hóa hấp thụ những tinh hoa nối tiếp từ các nước Ả Rập, Tamil, Malay, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Vương quốc Anh.
Bảo tàng nằm trong một toà nhà màu trắng trang nhã, dưới những tán cây bồ đề hùng vĩ. Bên trong bảo tàng khá thoáng mát và tối. Tượng phật và các bức tranh đá cổ được trưng bày ở phía trước.
Đập ngay vào mắt tôi là một căn phòng với ánh sáng rực rỡ. Đây là phòng triển lãm đặc biệt về “Con đường tơ lụa trên biển” do Bắc Kinh tài trợ.
hình ảnhXINHUATrung Quốc nay đề cao các chuyến viễn du của Trịnh Hòa thời nhà Minh để thúc đẩy dự án ‘Con đường Tơ lụa trên biển’ trong thế kỷ 21. Triển lãm về đoàn thuyền của Đô đốc Trịnh Hòa ở Malaysia. hình ảnhALAMYNhững chuyến đi của Trịnh Hòa đưa người Trung Hoa sang Ấn Độ Dương bằng đường biển
Triển lãm tái hiện lại con thuyền mà đô đốc Trịnh Hòa thời nhà Minh của Trung Quốc đã dùng để đến thăm Sri Lanka vào thế kỷ 15 và trưng bày đồ gốm sứ có niên đại lâu đời.
Có mấy cô gái Trung Quốc đứng chụm lại chụp ảnh selfie trong căn phòng rồi cười khúc khích.
Sau vài ngày ở Colombo tôi nhận ra rằng những suy nghĩ của tôi về ảnh hưởng của nước ngoài đối với văn hoá Sri Lanka nay đã lỗi thời.
Hầu hết các du khách đến đây là người Trung Quốc. Tôi còn nhìn thấy một số công nhân tay cầm bát đũa đứng bên cạnh một người phụ nữ bán hàng rong bên đường.
Ở đây còn có sân vận động Tổ chim, tháp Hoa sen, các quán bar karaoke, khách sạn và khu căn hộ chung cư. Tất cả đều là của người Trung Quốc.
Galle Face Green là địa điểm lịch sử nổi bật của Colombo. Các gia đình và các cặp đôi đang hẹn hò thường đến đây để thả diều hay đi bộ dọc theo bờ sông. Phía bên này là khách sạn Galle Face nổi tiếng, nơi mà Công tước xứ Ellington và Công tước xứ Cambridge đã từng ở khi đến thăm Sri Lanka.
Ở đây, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các chú sóc chạy nhảy quanh các ghế sofa khi đang nhâm nhi ly cocktail lúc chiều tà.
Phía bên kia, ngay trên biển, là các cần cẩu và tàu hút bùn phun cát.
Đô thị tô giới của Trung Quốc?
Dường như Thành phố tài chính quốc tế Colombo đã bắt đầu được hình thành trên chính vùng đất hoang sơ rộng lớn này.
Công trường xây dựng khổng lồ này được bao quanh bởi các bảng quảng cáo, tương tự như những gì tôi đã nhìn thấy ở Trung Quốc, cùng với những khẩu hiệu thúc đẩy người dân tiến đến tương lai huy hoàng.
hình ảnhXINHUACảng Colombo do Trung Quốc xây dựng ở Sri Lanka
Ví dụ như: “Xây dựng một thành phố đẳng cấp thế giới cho Nam Á”, “15 tỷ đô đầu tư” hay “83.000 việc làm”.
Phụ trách tài chính và xây dựng của dự án là công ty con của một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. Doanh nghiệp này đã bị Ngân hàng Thế giới niêm yết sau khi có các cáo buộc tham nhũng.
Doanh nghiệp được thuê đất 99 năm, giống như cách người Anh từng dùng để chiếm hữu ở Hong Kong vậy.
Sau đó, một khu tự trị mới trong thành phố sẽ được thành lập với hệ thống tài chính và tư pháp riêng, giống như các khu vực ngoài lãnh thổ mà các nước phương Tây từng có ở Thượng Hải và các cảng biển khác của Trung Quốc.
Sri Lanka đã rơi vào bẫy nợ và để thoát ra khỏi cái bẫy này, họ buộc phải bán đi tài sản của mình.
Là một phần của đặc khu kinh tế ở phía Nam, làng chài Hambantota vốn yên bình nay đã trở thành một bến cảng container sầm uất.
Tôi đến khu vực này cùng với một người bạn Sri Lanka sau chuyến đi dài băng qua những bãi biển và đầm có mọc cây dừa nước.
Trên đường đi chúng tôi đã rất thích thú khi nhìn thấy cả voi, khỉ, rùa và thằn lằn.
Tuy nhiên, con đường xinh đẹp này không kéo dài mãi mà sau đó là đoạn nối là đường cao tốc bốn làn nhàm chán.
hình ảnhAFPHàng trăm nhà hoạt động và các nhà sư Phật giáo phản đối các đầu tư của Trung Quốc tại Hambantota hồi đầu năm 2017
Nó dẫn chúng tôi đến một trung tâm hội nghị và một sân bay quốc tế mới. Một người phụ nữ mặc sari cho chúng tôi biết sau nhiều năm mở cửa thì sân bay này mỗi tuần vẫn chỉ có một chuyến.
Cô ấy không phản đối dự án này nhưng dường như người dân địa phương không được hưởng lợi gì cả. Khi chúng tôi đến sân bay, một bảo vệ tiến đến và nói:
“Hai người không được qua đây. Sân bay này đã được bán cho Trung Quốc rồi.”
Bạn tôi nói rằng cô ấy cũng từng bị từ chối như vậy khi đến một nhà hàng Trung Quốc ở Colombo với lý do “nhà hàng không phục vụ khách địa phương.”
Bên cạnh những lo ngại về vấn đề môi trường và những vấn đề khác, hai thoả thuận cảng biển lớn cũng đặt ra câu hỏi nghiêm túc về tính chủ quyền.
Vị trí chiến lược của Sri Lanka trên các tuyến thương mại Đông Tây đã làm cho nó trở thành mắc xích quan trọng trong mạng lưới cảng biển – một phần trong sáng kiến “Một vành đai, một con đường” cũng như kế hoạch vươn ra toàn cầu đầy tham vọng của Trung Quốc.
Trong khi đó, Delhi lo ngại rằng, hòn đảo được gọi là “giọt nước mắt” ngay ngoài khơi Ấn Độ này có thể sẽ trở thành một căn cứ quân sự thù địch trong tương lai.
Một số người Sri Lanka gọi Trung Quốc là thực dân và so sánh họ với người Âu trong quá khứ.
Một người đàn ông cho biết đây là ‘cuộc xâm lăng khôn khéo’ và trong 50 năm nữa có khi đây sẽ là đất nước của người Trung Quốc.
Tim Luard là phóng viên kỳ cựu của BBC World Service, từng sống ở Hong Kong và Trung Quốc. Bài phóng sự’Sri Lanka: Expanding Chinese influence is palpable – locals even barred from some places’ của ông đã phát trên kênh BBC Radio 4 ở Anh trong tháng 5/2018.
Hai thị trường nhập rau quả cao nhất về Việt Nam là Thái Lan và Trung Quốc với kim ngạch đạt hơn 384 triệu USD, chiếm hơn 64% tổng kim ngạch nhập mặt hàng này tại Việt Nam…
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hết 5 tháng kim ngạch nhập rau quả cả nước là hơn 600 triệu USD, tương đương 13.600 tỷ đồng, tăng hơn 110 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Hiện, hai thị trường nhập rau quả cao nhất về Việt Nam là Thái Lan và Trung Quốc với kim ngạch đạt hơn 384 triệu USD, chiếm hơn 64% tổng kim ngạch nhập mặt hàng này tại Việt Nam. Bình quân mỗi ngày người Việt chi hơn 58 tỷ đồng ăn rau quả hai nước nói trên.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng rau quả của Thái Lan đạt 274 triệu USD. Tính bình quân mỗi ngày người Việt phải bỏ ra hơn 41 tỷ đồng để nhập loại rau quả Thái Lan.
5 tháng qua, người Việt bỏ ra hơn 110 triệu USD để nhập mặt hàng rau quả Trung Quốc, kim ngạch nhập rau quả tăng 31 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng khoảng 700 tỷ đồng. Tính bình quân, mỗi ngày, người Việt phải bỏ ra khoảng gần 17 tỷ đồng để mua và ăn rau quả của Trung Quốc.
Chủng loại rau quả nhập khẩu từThái Lan chủ yếu là hoa quả như xoài, chôm chôm, thanh long, mít, sầu giêng, nhãn. Từ Trung Quốc loại rau được nhập vào nhiều hơn như bắp cải, cà rốt, su hào, súp lơ, khoai tây; các loại hoa quả đầu mùa là mận, táo, lê, dưa vàng, lựu, nho và quýt siêu ngọt.
Hiện những sản phẩm nhập khẩu theo nhiều cách khách nhau, từ Thái Lan chủ yếu qua đường vận chuyển chính ngạch từ các doanh nghiệp phân phối Thái có mặt tại Việt Nam ở các siêu thị, trung tâm thương mại.
Còn đường đi của rau quả Trung Quốc phần lớn là tiểu ngạch, bán đổ sang các chợ đầu mối và được thương lái Việt Nam xé lẻ về các chợ nhỏ lẻ. Hiện, hoa quả Trung Quốc xuất hiện hầu khắp các chợ Việt, len lỏi đến các vùng nông thôn và có giá rẻ.
Phản ứng khác nhau của 4 đời Tổng thống Mỹ trước Triều Tiên
Kể từ năm 1990, đã có 4 Tổng thống Mỹ khác nhau nắm quyền và tất cả đều có cách tiếp cận khác nhau trong việc giữ cho Triều Tiên không phát triển vũ khí hạt nhân.
Do là một quốc gia nhỏ bé và yếu kinh tế, Triều Tiên nhận thấy rằng chương trình hạt nhân sẽ là cách duy nhất để đảm bảo nền độc lập lâu dài. Họ cho rằng nước Mỹ đã tấn công Iraq bởi vì Iraq không có vũ khí hạt nhân; tấn công Afghanistan vì Afghanistan không có vũ khí hạt nhân. Nước Mỹ sẽ không bao giờ tấn công Iran và sẽ không bao giờ tấn công Triều Tiên.
Bill Clinton: Thương lượng bằng… dầu
Để giữ cho Triều Tiên không rời bỏ hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Tổng thống Bill Clinton thực hiện biện pháp thương lượng, đã tạm dừng một số cuộc tập trận quân sự định kỳ giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc.
Thời kỳ này, Triều Tiên chấp nhận ngồi đàm phán, và cả hai đã thông qua một Khuôn khổ thoả thuận. Nội dung chính của thỏa thuận này là để Triều Tiên đóng cửa lò phản ứng Yongbyon – chính thức được sử dụng như một lò phản ứng năng lượng, nhưng không được kết nối với lưới điện và bị nghi ngờ được sử dụng để tạo ra Plutonium.
Theo Khuôn khổ, lò phản ứng nên được thay thế bởi hai lò phản ứng nước nhẹ và như một khoản bồi thường cho sự mất mát trên lý thuyết trong việc dừng hoạt động lò phản ứng Yongbyon, người Triều Tiên được hứa hẹn 500.000 tấn dầu nhiên liệu nặng mỗi năm.
Chính quyền tổng thống Clinton cởi mở trong việc chấp nhận và công nhận Triều Tiên trong trường hợp triển khai đầy đủ khuôn khổ. Nhưng việc thực thi khuôn khổ chậm. Những phát hiện tình báo cho thấy Triều Tiên đã vi phạm thỏa thuận và bắt đầu thực hiện phương pháp khác nhằm phát triển nguyên liệu hạt nhân bằng việc làm giàu uranium.
George Bush: Mạnh tay
Tổng thống kế nhiệm George Bush đã phản đối thoả thuận của người tiền nhiệm. Trong bài phát biểu đầu tiên vào tháng 1-2000 trước toàn thể người dân Mỹ, tổng thống Bush đã đưa Triều Tiên vào trục ma quỷ, là kẻ thù của nước Mỹ, đe dọa hòa bình của thế giới.
Chính quyền Bush đã chấm dứt việc cung cấp dầu nhiên liệu và Triều Tiên đáp trả bằng cách đuổi các quan sát viên quốc tế ra khỏi đất nước và tiếp tục các chương trình vũ khí của họ, đồng thời rời bỏ hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân vào năm 2003.
Chính quyền Bush chịu áp lực giải quyết và bắt đầu quay lại đàm phán sáu bên. Nhiều nội dung cốt lõi cần thiết trong Khuôn khổ 1994 của chính quyền Bill Clinton đã phải thương lượng lại. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã không mang lại kết quả.
Barack Obama: Kiên nhẫn chiến lược
Vì vậy, khi Barack Obama lên làm tổng thống, ông đã thực thi chính sách kiên nhẫn chiến lược. Với hy vọng giảm căng thẳng, chính quyền Obama đã kiên nhẫn chờ đợi Triều Tiên đến cùng. Không đe dọa mạnh mẽ như chính quyền Bush đã làm, cũng không tham gia vào các cuộc đàm phán và thương lượng. Cách tiếp cận của Obama là không cố ngăn cản Triều Tiên tiếp tục cải thiện tốt hơn tên lửa của họ.
Donald Trump: Đối đầu, sau đó là chuyển xoay lịch sử
Và khi ông Donald Trump lên nắm quyền, cách tiếp cận ngoại giao của Mỹ nhằm đối phó với Triều Tiên một lần nữa quay ngược hoàn toàn. Tổng thống Trump cho rằng sẽ không lặp lại những sai lầm của chính quyền trước đây vì đã “đặt nước Mỹ vào thế rất nguy hiểm”. Tổng thống Trump muốn đối đầu, hoàn toàn cô lập Triều Tiên.
Những chính sách cứng rắn đã được đưa ra, song những gì mà Triều Tiên có vượt ra ngoài sự hiểu biết của bên ngoài, khiến Mỹ không thể tiếp tục đối đầu. Và cuối cùng cuộc gặp gỡ chưa từng có trong lịch sử đã diễn ra. Thế giới đang chờ xem liệu những cam kết có được thực thi và tôn trọng, hay sẽ chỉ giống như những nỗ lực không thành công trước đó.
=======================
Sau Triều Tiên, Tổng thống Trump muốn có thỏa thuận với Iran
Từ trái sang nhà lãnh đạo Iran, Mỹ và Triều Tiên. Ảnh: Getty Images
Sau thành công vang dội của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Trump tiếp tục mong muốn có một “thỏa thuận thực sự” với Iran.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự tin đưa ra tuyên bố này trước báo chí quốc tế sau khi ông có được cam kết phi hạt nhân hóa từ Nhà lãnh đạo Triều Tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lịch sử.
Thực tế, mối quan hệ Mỹ-Iran bắt đầu tuột dốc ngay khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Từ chiến dịch tranh cử, ông Trump đã gọi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và P5+1 năm 2015 là một văn kiện “tồi tệ nhất” trong lịch sử. Theo đó, ông Trump đã quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, đặt dấu chấm hết cho một di sản của người tiền nhiệm Obama.
Cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn
Bất chấp một số ý kiến chuyên gia chỉ trích thỏa thuận đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều là thiếu những cam kết cụ thể liên quan đến phi hạt nhân hóa, Tổng thống Mỹ Donlad Trump từ trước khi ngồi vào bàn đàm phán Thượng đỉnh và kể cả tại cuộc họp báo quốc tế ngay sau đó đã nhấn mạnh rằng, vấn đề này không thể giải quyết chỉ trong “một cuộc gặp”. Sau khi đồng ý nối lại Thượng đỉnh Mỹ-Triều, ông chủ Nhà Trắng cũng đã khẳng định đây mới chỉ là bước khởi đầu cho tiến trình phi hạt nhân hóa. Theo đó, 2 bên cam kết sẽ tiếp tục thảo luận để thúc đẩy mục tiêu này.
Tổng thống Trump mô tả cuộc gặp Thượng đỉnh của mình với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un “mang tính xây dựng”. Theo đó, 2 nhà lãnh đạo Mỹ-Triều đã ký một thỏa thuận cam kết “phi hạt nhân hóa toàn diện trên Bán đảo Triều Tiên”, kết thúc thành công Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore ngày 12/6.
Với “ánh hào quang” sau thành công rực rỡ này, Tổng thống Trump tuyên bố ông cũng muốn sớm có một thỏa thuận với một “đối thủ lâu đời” Iran. Nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng có thể cùng lúc cải thiện quan hệ với Iran.
“Tôi hy vọng, vào một thời điểm thích hợp- sau khi các lệnh trừng phạt được áp đặt, sau khi Mỹ trừng phạt mạnh mẽ Iran, họ sẽ trở lại bàn đàm phán cho một thỏa thuận thực sự. Tôi rất mong muốn có thể thực hiện điều này. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay vẫn còn quá sớm”, Tổng thống Trump phát biểu trước báo giới quốc tế sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Sáng 9/5/2018 (giờ Việt Nam), Tổng thống Trump đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt Iran 2015, đồng thời ký sắc lệnh áp đặt lại các lệnh trừng phạt kinh tế mạnh mẽ nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo. Quyết định này của ông Trump đưa ra trước thềm Thượng đỉnh Mỹ-Triều, làm dấy lên không ít hồ nghi về nỗ lực phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên của Mỹ.
Tuy nhiên, chặng đường từ căng thẳng đỉnh điểm ở bờ vực cảnh báo “chiến tranh hủy diệt” đến bàn đàm phán Thượng đỉnh Mỹ-Triều thành công là minh chứng thực tế để Tổng thống Trump có thể tin vào “tài đàm phán của mình” trong giải quyết mối quan hệ sóng gió với những “đối thủ truyền thống”.
Thời khắc lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ bắt tay một Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đi vào lịch sử và được cả thế giới trực tiếp chứng kiến. Những nhà quan sát tích cực cho rằng, dù điều gì xảy ra tiếp theo, Thượng đỉnh Mỹ-Triều vẫn là một chiến thắng. Hơn tất cả, việc Tổng thống Trump thuyết phục được Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tin tưởng mình đã là điều phi thường.
Thành công này sẽ tiếp tục là tiền đề để Tổng thống Trump tự tin giải quyết tiếp vấn đề Iran.
Trừng phạt trước khi đàm phán
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ nhằm vào Iran từ ngày 6/8 tới, theo đó, phong tỏa Iran thu mua đồng USD và vàng, cũng như hoạt động kinh doanh các kim loại quý hiếm khác của nước này. Mỹ cũng áp đặt lệnh cấm bán hay cung cấp aluminum và thép cho Iran. Lĩnh vực ô tô của nước Cộng hòa Hồi giáo cũng không nằm ngoài vòng trừng phạt này. Đến cuối năm nay, Mỹ sẽ có thêm các trừng phạt nhằm vào lĩnh vực vận tải biển, tài chính và dầu mỏ của Iran.
Không có gì phải bàn cãi khi nhắc tới những tổn thất nặng nề mà nền kinh tế Iran sẽ phải hứng chịu. Chính Tổng thống Trump cũng gọi những trừng phạt này là “khủng khiếp” dành cho Iran. Nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm rằng, “sức ép và trừng phạt” có thể khiến giới chức Iran suy nghĩ về việc đàm phán một thỏa thuận với Mỹ.
Chiêu bài trừng phạt để đàm phán này của Mỹ là không hề mới. Đây chính xác là những gì mà Mỹ đã áp dụng với Triều Tiên. Đến trước thềm Thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Trump và đội ngũ cố vấn cứng rắn của mình vẫn luôn nhắc đến cụm từ “sức ép tối đa” với Triều Tiên.
Tại cuộc họp báo quốc tế sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều thành công, Tổng thống Trump khẳng định lại rằng: “Các trừng phạt sẽ được dỡ bỏ khi vũ khí hạt nhân không còn là vấn đề phải lo ngại”.
“Với thỏa thuận Iran, tôi cho rằng đất nước Iran hiện đã khác so với thời điểm 3 hay 4 tháng trước đây. Tôi không cho rằng, Iran sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn ở Địa Trung Hải hay ở Syria như họ đã từng làm. Tôi cho rằng, Iran hiện không còn giữ được sự tự tin của mình”, Tổng thống Trump gửi lời tới các phóng viên quốc tế.
Trong khi đó, phản ứng của Iran lại rất “tiêu cực” với kết quả Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Gần như ngay sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ và Nhà lãnh đạo Triều Tiên ký Tuyên bố chung và đạt được thỏa thuận về phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, Tehran đã cảnh báo Bình Nhưỡng không nên tin tưởng Tổng thống Mỹ-người có thể hủy bỏ thỏa thuận trong “chớp mắt”.
Hãng Thông tấn nhà nước Iran IRNA và hãng tin Reuters của Anh đã dẫn lời phát biểu nặng nề của người phát ngôn chính phủ Iran Mohammad Bagher Nobakht rằng: “Chúng tôi không hiểu hết về người mà Nhà lãnh đạo Triều Tiên vừa đàm phán cùng. Không rõ liệu ông ta có hủy thỏa thuận vừa đạt được trước khi trở về nước hay không?”
Thực tế, Iran không phải là Triều Tiên và đàm phán với Iran cũng sẽ khác. Song Mỹ vẫn đang theo đuổi chính sách “sức ép tối đa” với Iran như từng làm với Triều Tiên. Nhiều chuyên gia từng nói rằng, việc Triều Tiên chủ động để xuất đàm phán Thượng đỉnh khiến Tổng thống Trump tin là chính sách trừng phạt và gây sức ép của mình đã phát huy tác dụng. Dù có những tuyên bố nhượng bộ, song giới chức Mỹ vẫn ngấm ngầm tin rằng “sức ép tối đa” đã đưa Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán và dẫn tới thành công của bàn đàm phán Thượng đỉnh tại Singapore.
Đến nay, Mỹ đã hé lộ chiến lược gọng kìm siết chặt với Iran. Trong đó, trừng phạt kinh tế chỉ là một phần trong chiến lược toàn diện của Mỹ nhằm gia tăng sức ép mọi mặt lên Tehran. Trong bản chiến lược do Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố, “đụng binh” sẽ là yếu tố thứ 2. Việc Mỹ cảnh báo lựa chọn giải pháp quân sự cho vấn đề hạt nhân Iran đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ tới nước Cộng hòa Hồi giáo. Với tuyên bố sẽ hạ bất cứ tên lửa đạn đạo nào của Iran và cử các tàu chiến tới Trung Đông, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thấy họ sẵn sàng đối đầu quân sự nếu cần thiết./.