Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam xuyên qua 20 tỉnh thành

Với chiều dài dự kiến hơn 1.500 km, tuyến đường sắt mới sẽ chạy qua 20 tỉnh thành, gần 60% đi qua cầu cạn và hầm. 

Liên danh Tư vấn TEDI-TRICC-TEDIS đang nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, dự kiến trình Bộ Giao thông vào tháng 9 và trình Chính phủ vào cuối năm.

Tuyến đường sắt tốc độ cao được xây dựng mới, khổ đường 1435mm, đường đôi, có 23 ga, 5 khu depot bảo dưỡng, sửa chữa tàu. Chiều dài toàn tuyến khoảng 1.542 km, sẽ đi qua 20 tỉnh.

Theo liên danh Tư vấn, phần lớn tuyến đường sắt mới sẽ đi song song đường sắt hiện tại song có một số đoạn sẽ đi tách ra tùy theo địa hình. Cụ thể, đoạn từ Hà Tĩnh đến Đồng Hới, tuyến đường sắt mới sẽ về phía biển nơi địa hình bằng phẳng hơn và có thể qua các đô thị, trong khi đường sắt hiện tại đi về phía tây. Các khu vực kinh tế lớn cũng sẽ xem xét đặt ga đường sắt.

Thay vì đi ven đèo như đường sắt hiện tại, đơn vị tư vấn nghiên cứu phương án đi xuyên qua núi tại Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả… Khoảng 50-60% chiều dài tuyến sẽ đi trên cầu cạn, cầu vượt sông, không có giao cắt đồng mức với đường bộ như đường sắt hiện tại. Diện tích chiếm dụng đất rộng khoảng 50m, bao gồm đường sắt và hành lang bảo vệ.

Toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dự kiến được chia thành 4 đoạn

Đoạn Hà Nội – Vinh (282 km): điểm đầu từ ga Hà Nội hoặc ga Ngọc Hồi, cơ bản song song với đường sắt hiện tại, qua khu vực Phú Xuyên, vượt qua quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và đi về phía đông đường bộ cao tốc, tuyến tiếp cận ga Phủ Lý. Sau đó, tuyến vượt đường sắt hiện tại, vượt đường Nam Định – Phủ Lý và tiếp cận ga Nam Định. Tuyến đường sắt mới đi song song đường sắt hiện tại, vượt sông Đáy và tiếp cận ga Ninh Bình dự kiến đặt tại khu vực Mai Sơn (TP Ninh Bình).

Từ ga Ninh Bình, tuyến đi về phía nam, xuyên qua dãy núi Tam Điệp vào Thanh Hóa. Ga Thanh Hóa dự kiến đặt tại phường Đông Sơn, cách trung tâm thành phố khoảng 3-4km. Tuyến đi song song quốc lộ 1A, xuyên qua núi Thần Vũ, tiếp cận ga Vinh dự kiến tại phía tây thành phố Vinh.

Các ga dự kiến trên tuyến đường sắt tốc độ cao. 

Các ga dự kiến trên tuyến đường sắt tốc độ cao.

Đoạn Vinh – Đà Nẵng (432 km): Từ ga Vinh, tuyến đường sắt tốc độ cao vượt sông Lam vào Hà Tĩnh, chạy song song về phía tây quốc lộ 1A và đến ga Hà Tĩnh ở phía tây thành phố.

Từ ga Vũng Áng, tuyến đi về phía đông của đường bộ cao tốc, xuyên qua đèo Ngang sang tỉnh Quảng Bình, vượt sông Gianh, đến ga Đồng  Hới đặt ở phía tây thành phố. Sau đó, tuyến vượt sông Nhật Lệ theo hướng đường sắt hiện tại, đến ga Đông Hà.

Tuyến đi về phía nam theo hướng song song đường sắt hiện tại, vượt sông Hương, tiếp cận thành phố Huế ở phía tây. Ga Huế dự kiến đặt tại phường Thủy Xuân, cách ga hiện tại khoảng 2km. Từ ga Huế, tuyến đi song song với đường sắt hiện tại, vượt đầm Cầu Hai, qua khu kinh tế Chân Mây, và xuyên qua đèo Hải Vân đến ga Đà Nẵng dự kiến tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, cách trung tâm TP khoảng 6km, cách sân bay Đà Nẵng khoảng 4km.

Đoạn Đà Nẵng – Nha Trang (472km): Từ ga Đà Nẵng, đường sắt tốc độ cao đi song song đường sắt hiện tại và đến ga Tam Kỳ dự kiến đặt tại phía tây thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam). Tuyến vượt sông Trà Khúc và đến ga Quảng Ngãi,,chạy về phía nam đến tỉnh Bình Đình và tiếp cận thị trấn Phù Mỹ, đến ga Diêu Trì dự kiến để kết nối với thành phố Quy Nhơn.

Từ ga Diêu Trì, tuyến đi xuyên qua đèo Cù Mông sang tỉnh Phú Yên, vượt sông Đà Rằng và đến ga Tuy Hòa dự kiến đặt cách trung tâm thành phố khoảng 8km, cách sân bay Tuy Hòa khoảng 2,2km.

Tuyến tiếp tục đi xuyên qua Đèo Cả sang tỉnh Khánh Hòa, song song đường sắt hiện tại, tiếp cận ga Nha Trang dự kiến đặt tại xã Vĩnh Thạnh, cách trung tâm thành phố khoảng 4,5km.

Đoạn Nha Trang – TP HCM (363 km): Từ ga Nha Trang, tuyến đi cơ bản song song với đường sắt hiện tại và đến ga Tháp Chàm dự kiến đặt tại phường Đô Vinh, cách TP Phan Rang khoảng 5km về phía tây. Sau đó, tuyến đi về phía đông núi Vĩnh Tân, đến ga Tuy Phong dự kiến đặt tại xã Hòa Minh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Từ ga Tuy Phong, đường sắt tốc độ cao vượt quốc lộ 1A đến ga Phan Thiết dự kiến đặt tại xã Phong Nẫm, TP Phan Thiết. Sau đó, tuyến đi về phía tỉnh Đồng Nai, tiếp cận ga Long Thành tại trung tâm sân bay quốc tế Long Thành. Qua sân bay Long Thành, tuyến cơ bản đi cùng hướng tuyến đường bộ cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây về ga Thủ Thiêm đặt tại quận 2, TP HCM.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam đã được đề cập. Đến nay, tuyến đường sắt tốc độ cao đã trải qua một số giai đoạn nghiên cứu bao gồm: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) nghiên cứu khả thi xây dựng mới và điện khí hóa đường sắt đôi khổ 1435mm đoạn Nha Trang – Sài Gòn hoàn thành vào 3/2007 và Hà Nội – Hà Tĩnh hoàn thành tháng 4/2008.

Liên danh tư vấn Việt Nhật (VJC): Lập Báo cáo đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – TP HCM và báo cáo đã trình Quốc hội xin chủ trương đầu tư (năm 2010) nhưng chưa được chấp thuận.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu, lập dự án cho các đoạn Hà Nội – Vinh và TP HCM – Nha Trang. Báo cáo được hoàn thành vào năm 2013.

Theo chiến lược phát triển đường sắt, từ năm 2020 đến 2030, ngành giao thông sẽ xây dựng hệ thống đường sắt đạt tốc độ chạy tàu 160-200 km/h, đường đôi khổ 1,435 m và nâng cấp hạ tầng để có thể khai thác tàu cao tốc 350 km/h trong tương lai. Đến năm 2050, ngành sẽ hoàn thành đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1,435 m trên toàn trục Bắc Nam; sau 2050 sẽ khai thác tàu cao tốc 350 km/h.

Đoàn Loan

Chuyện phá án ly kỳ của các ‘Bao Công’ trong lịch sử Việt Nam

Thời xa xưa, khi khoa học hình sự chưa ra đời, để phá án, cha ông ta phát minh ra những cách được xem là “độc chiêu” khi ấy.

Nội thư Đoàn Khung và cách nhận biết người lạ

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, vào đầu năm Mậu Dần (1278), thời vua Trần Thánh Tông, bệnh đậu mùa hoành hành, làm rất nhiều người chết.

Chẳng biết do bị phóng hỏa hay người ta đốt đống rấm để xóa dịch bệnh, nhiều nhà dân ban đêm bị cháy rụi. Vua Trần Thánh Tông ra ngoại thành xem chữa cháy, Nội thư gia Đoàn Khung được đi theo hầu.

Theo sách Cương mục, bấy giờ, vua muốn biết chính xác trong số những người tham gia chữa cháy, ai là người đến trước, ai đến sau, nên sai Đoàn Khung thống kê, báo cáo. Đây là việc rất khó, vì sẽ chẳng có người nào tự nhận mình đến sau.

Trước tình huống khó, Đoàn Khung đã nghĩ ra một diệu kế. Ông cho tập hợp những người chữa cháy xếp hàng, rồi ấn đầu từng người, bảo ngồi xuống để đếm. Sau đó, ông tâu rõ với vua những người đến trước, sau, không sai chút nào.

Khâm phục tài năng của họ Đoàn, vua Thánh Tông liền hỏi: Tại sao ngươi biết rõ thế được?

Đoàn Khung trả lời rằng “thần ấn đầu người nào mà thấy mồ hôi thấm tóc và có tro bụi bám vào thì đó là những người đến trước và cố sức chữa. Người nào đầu tóc không có mồ hôi mà tro bụi bay rơi là người đến sau không kịp chữa, vì thế mà biết”.

Chuyện bắt trộm của Phí Trực

Đến thời vua Minh Tông, nhà Trần bắt đầu suy yếu, trộm cướp nổi lên. Lúc bấy giờ, tên Văn Khánh được xem là đầu sỏ trộm cướp, triều đình nhiều lần cho quan quân lùng bắt không được.

Một hôm, có người khai bắt được tên cướp, giải lên nộp quan và bảo tên bị bắt ấy là Văn Khánh. Đến lúc tra hỏi, người bị bắt cũng nhận ngay mình là Văn Khánh. Ai cũng cho rằng đây chính là viên cướp đầu sỏ khét tiếng. Tuy nhiên, quan Hình bộ lang trung Phí Trực vẫn nghi ngờ không phải.

Ông không hiểu sao tên trộm đầu sỏ khét tiếng lại bị bắt dễ thế, còn lập tức nhận mình là Văn Khánh chứ không có lời nào chối tội. Trong khi đó, hình pháp nhà Trần quy định xử rất nghiêm tội này, “kẻ trộm và người trốn tránh đều phải chặt chân, tay hoặc cho voi giày đến chết để chừa mãi thói đạo chích”.

Vì phân vân, án ấy để lâu không giải quyết. Nắm được tình hình, đích thân thượng hoàng Trần Anh Tông dò hỏi, Phí Trực trả lời rằng: “Mạng người rất quan trọng, lòng thần còn có chỗ nghi ngờ, nên không dám liều lĩnh xử quyết”.

Không bao lâu, thượng hoàng hỏi lại án Văn Khánh, Phí Trực vẫn trả lời như lần trước. Thượng hoàng giận ông, bảo “nó đã nhận như thế, ngươi còn ngờ gì nữa mà không xử đi”. Phí Trực tâu rằng: “Nó không bị tra tấn khổ sở mà điềm nhiên thú nhận, thần trộm lấy làm ngờ”.

Không ngoài dự đoán của Phí Trực, một tháng sau, tên Văn Khánh thật quả nhiên bị bắt. Thượng hoàng lúc đó mới thấy tài năng của ông Hình bộ lang trung.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cảm phục tài năng của Phí Trực, về sau, vua Trần Anh Tông đã cho ông giữ chức An phủ Thiên Trường.

Đó là đặc ân lớn mà nhà vua đã ban cho vị phán quan tài giỏi, bởi theo lệ nhà Trần người được cử làm An Phủ sứ Thiên Trường phải là những viên quan từng kinh qua An Phủ sư cấp lộ, rồi khảo hạch đủ chuẩn mới bổ dụng. Nhưng với Phí Trực, đó được xem như ngoại lệ bởi tính cẩn thận, minh bạch của ông.

“Bao Công” Nguyễn Mại và chuyện cho dân tát người để tìm hung thủ

Nguyễn Mại, người làng Ninh Xá, huyện Chí Linh, Hải Dương, là một trong những vị quan nổi tiếng liêm chính, xử án xuất sắc dưới thời Hậu Lê. Đương thời, ông được suy tôn là “Bao Công nước Việt”.

Trong cuộc đời xử án của mình, Nguyễn Mại để lại nhiều giai thoại chứng minh được tài năng hơn người.

Theo sách Hải Dương phong vật chí, một hôm, Nguyễn Mại đi bộ qua chợ Bảo Khám, thuộc huyện Gia Bình (Bắc Ninh), thấy người đàn bà mất con gà, chửi rủa mãi không thôi. Bà ta lôi cả tam đời, ngũ đại nhà kẻ ăn trộm ra mà chửi.

Sau khi biết sự tình, ông cho gọi người đàn bà mất của lại hỏi con gà đáng giá bao nhiêu tiền để trả. Ông sai lính trói người đàn bà ấy ở quán, rồi cho gọi làng xóm đến chứng kiến cảnh mắng người đàn bà bị trộm gà tội chua ngoa.

Sau đó, ông sai tất cả đàn ông, đàn bà trong xóm vả vào má người đàn bà vì tội chửi rủa. Dân trong làng thương bà đã mất gà còn bị tát nên nương tay. Chỉ có một người đàn bà trong làng ra sức tát thật mạnh. Nguyễn Mại lập tức cho giữ người này lại và nói: “Chính ngươi đã ăn trộm gà, bị chửi rủa thậm tệ nên mới động lòng mà đánh người ta đau như thế. Tội ấy còn chối cãi sao được!”

Con gà được trả lại cho người bị mất, còn kẻ ăn trộm cứ chiểu theo luật mà định tội. Dân tình trong làng ai cũng khen quan Nguyễn Mại xét án công bằng, sáng suốt.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Tự do kiểu Trung Quốc sau khi Google, Facebook … ra đi

Nhưng đến hôm nay, tôi buộc phải nín cười. Bởi vì cái điều tôi tin rằng không bao giờ có thể xảy ra ấy, dần trở thành sự thật.

Không còn ai ở TQ quan tâm đến Google nữa, người ta bằng lòng với cái gọi là baidu.com. Không có nó cũng chẳng chết ai. Mọi người vẫn vui vẻ lướt Weibo, Wechat, nghe nhạc, xem chương trình giải trí. Đối với những người chưa bao giờ sử dụng Google, thiếu công cụ tìm kiếm này cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ.

Nhiều năm trước, ở TQ chúng ta vẫn có thể đăng nhập Facebook. Thực ra Facebook cũng nhàm chán như mạng xã hội xiaonei.com của chúng ta vậy. Nhưng ở đó, chúng ta biết được cuộc sống của người nước ngoài ra sao, có thể dễ dàng thăm hỏi bạn bè ở cách xa hàng vạn km. Có thể đọc rất nhiều trang mạng thú vị mà nếu lên Xiaonei bạn hầu như không bao giờ đọc được. Bạn viết bình luận bằng tiếng Trung, những người comment ngay dưới dòng comment của bạn có thể là một anh chàng người Đài, hoặc người HongKong lạ hoắc nào đó. Bạn viết bình luận bằng tiếng Anh, chưa biết chừng một anh chàng người Bắc Âu, tiếng Anh dở tệ nào đó sẽ nhảy vào bắt chuyện với bạn. Bạn có cảm giác thế giới rộng lớn bỗng nhiên thu nhỏ lại, thành cái làng mà bạn đang sống, bạn chưa kịp thò chân ra khỏi cửa, thì hàng xóm đã đẩy cửa bước vào nhà bạn.

Rồi, ở TQ không còn Facebook nữa. Lúc đầu, sự mất tích của mạng xã hội này khiến vô số người bất bình. Nhưng sau đó, tiếng nói bất bình phẫn nộ dần tan biến.

Nhiều năm trước, người TQ cũng có thể đăng nhập Twitter. Thực ra Twitter cũng na ná Weibo của chúng ta, nơi mà những dòng tin tức chảy trôi không ngừng, ngồi cả ngày chưa chắc đọc được tin tức gì hay ho hữu dụng. Nhưng chí ít ngay lập tức bạn có thể có được tin tức nóng hổi mà bạn muốn biết. Bạn nhanh chóng biết được điều gì đang “hot” trên thế giới, mà không cần thao tác mấy thứ phức tạp như: copy nội dung, dịch nghĩa, forward, chia đoạn, lấy ý chính, loạn hết cả. Bạn sẽ được biết sự thật, sự thật 100%, chưa qua “gia công” tô hồng bôi đen một cách hoặc vô tình hoặc cố ý như trên Weibo.

Sau đó, Twitter không còn nữa. Đầu tiên là phiên bản chính, rồi đến các phiên bản mô phỏng, rồi mô phỏng của mô phỏng. Bây giờ chỉ còn lại cái bắt chước của cái bắt chước của cái bắt chước, chính là cái mà giờ đây, mỗi ngày bạn chỉ toàn nhìn thấy vô số quảng cáo trên đó.

Nhiều năm trước, chúng ta cũng có thể lên Youtube. Có người cho rằng Youtube là Youku quy mô lớn. Năm ấy, có người mạnh miệng tuyên bố: Không có Youtube cũng không sao, TQ sẽ nhanh chóng phát triển Youku vượt xa Youtube. Thế mà bao năm trôi qua, mạng Youku vẫn lag dữ dội như vậy, nội dung vẫn rác rưởi như vậy, bản quyền bị ăn cắp, nhạc bị đạo, video clip vẫn nghèo nàn tẻ nhạt đáng thương như vậy. Trên youtube bạn sẽ được xem những nghệ sỹ tài hoa nhất thế giới trình diễn, những clip hài hước nhất, những sáng tạo đỉnh cao, những bản nhạc lay động, những khoảnh khắc tuyệt vời. Còn trên Youku, bạn muốn xem 1 phút clip thì trước tiên phải xem nửa phút quảng cáo.

Và, đúng rồi, còn Instagram. Nhiều người cho rằng Instagram na ná QQ. Nhưng ở đó, tôi follow hơn 600 nghệ sỹ nhiếp ảnh, họ đều là những nhà nhiếp ảnh, ký giả xuất sắc nhất thế giới. Mỗi ngày chiêm ngưỡng tác phẩm của họ, mỗi ngày tôi cảm thấy hạnh phúc vô bờ. Cảm giác hạnh phúc lâng lâng của người được đi du lịch tại chỗ. Ở đó tôi kết bạn với một anh chàng người Nhật điển trai rất thích selfie, một bác người Hàn hay uống rượu, một ông cụ người Mỹ 10 năm trước từng đến Trung Quốc và nhiệt tình bấm like, viết comment trên mỗi bức ảnh chụp Tử Cấm Thành mà tôi post trên Instagram, một cô bạn người Nga xinh đẹp tuyệt trần. Tôi hầu như không trao đổi nhiều được với họ, vì những trở ngại về ngôn ngữ. Nhưng chỉ cần một vài câu chữ đơn giản, chúng tôi hiểu được thiện ý của nhau, thiện cảm dành cho nhau. Cảm giác ấy, đôi khi còn hưng phấn hơn cả niềm vui gặp mặt những người bạn lâu năm. Bởi vì đó là quá trình giao lưu hoàn toàn tự do của con người thuộc các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới. Quá trình ấy thật sự thần kỳ, vô cùng kỳ diệu.

Nhưng giờ đây, nó không còn nữa bởi vì, bạn gõ một từ đặc biệt nào đó trong một thời điểm đặc biệt nào đó, bạn sẽ chỉ tìm thấy những bức ảnh mặc định. Mặc dù những người tìm kiếm kiểu này không nhiều, mặc dù dẫu có nhận ra điều gì khác lạ nhưng nhiều người chẳng bận tâm, họ không như tôi, cảm thấy trời đất tối sầm, rồi chợt lóe sáng, rồi trời sập. Chúng đã thật sự biến mất.

Instagram đã biến mất như thế, Google đã biến mất như thế, Twitter cũng biến mất như thế, Facebook cũng vậy. Không biết người nào, ở đâu, đã nói gì, và ra nghị quyết thế nào, khiến cho hàng tỷ người giống tôi đây lâm vào tình cảnh hệt như “Gotham trên đảo hoang”, chứng kiến từng cây cầu bị bom phá, bị bom phá, lại bị bom phá. Sau rốt, không còn gì nữa cả.

Tôi thường cảm thấy rất bi ai, vô cùng bi ai. Một người tôi không quen, không biết, có thể là một nhóm nào đó đang không ngừng tước đoạt mọi thứ xung quanh tôi, mà tôi thì hoàn toàn bất lực. Tôi oán trách, nhưng họ không nghe thấy, không ai nghe thấy. Tôi tức tối gào lên, phần lớn những người xung quanh tôi đều nhìn tôi như nhìn một kẻ điên. Tôi đau đớn thét lên, tiếng thét của tôi bị chắn bởi bức tường dày cộm, đen đúa. Tiếng kêu thét của tôi trở nên yếu ớt, chẳng truyền đi được bao xa, rồi nó biến mất hệt như những thứ mà tôi bị tước đoạt, bị đánh cắp. Tôi không thấy nó nữa, như thể nó chưa từng tồn tại.

Ai thèm quan tâm đến những thứ vốn chưa từng tồn tại? Những kẻ hậu sinh làm sao thấu hiểu nỗi bi ai của những người từng có được, rồi bị tước đoạt trắng trợn. Tôi từng có tất cả, tôi từng có cả thế giới. Tôi từng được hít hà bầu không khí tự do và uống dòng nước tự do mát lành trên mảnh đất này. Nhưng rồi trong dòng đời dằng dặc bất tận, sinh mệnh tự do của tôi bị giết chết từng chút một, bị khai tử một cách bất thình lình. Nhưng tôi vẫn có cảm giác chúng đang thoi thóp, như thể chúng đang chết dần chết mòn.

Rồi thì cuối cùng chúng cũng chết thật. Và, cùng với cái chết của chúng, ngày càng nhiều chuyện xảy ra, chậm rãi thôi, lặng lẽ thôi, hầu như không ai phát giác ra. Nhưng đúng là chúng đang diễn ra.

Không có Google thì dùng Baidu, có sao đâu? Nhưng một vài kết quả tìm kiếm càng ngày càng bị đẩy lùi về những trang sau, càng ngày càng lùi về sau, và rồi biến mất. Như thể kết quả đó vốn dĩ không hề được tìm thấy vậy.

Không có Facebook thì dùng Xiaonei, có sao đâu? Nhưng những bài viết mà bạn chỉ có thể post trên Facebook sẽ nhanh chóng biến mất trên Xiaonei. Tiếp theo đó, trang xiaonei.com biến thành trang renren.com, chủ đề trên trang này trở thành những chủ đề đại chúng. Mọi người tranh nhau xem bói, tìm hiểu đời tư của người nổi tiếng, chuyện phiếm, nghe nhạc. Không ai bận tâm thứ gì đó đã biến mất, bởi dù sao thì sự tồn tại của thứ đó vốn dĩ rất mờ nhạt.

Không có Youtube thì dùng Youku, có sao đâu? Nhưng lên Youku, bạn thường “được” xem những clip đạo rẻ tiền, và người ăn cắp thì dương dương tự đắc, tự cho mình là tài ba, như thể cái ý tưởng ấy vốn dĩ là của anh ta vậy. Bạn xem và bạn không khỏi giật mình kinh ngạc, sao anh ta có thể làm được như thế nhỉ! Ăn cắp sáng tạo quá! Nhưng bạn đâu biết rằng, bạn có suy nghĩ như thế là vì bạn không hề biết trên đời còn có một trang mạng tên Youtube.

Không có Twitter thì dùng Weibo, có sao đâu? Nhưng khi bạn muốn biết chuyện gì đang xảy ra gần đây, bạn miệt mài tìm kiếm, nhưng càng tìm thì kết quả sau đây hiện ra càng rõ nét: “Theo quy định của pháp luật, kết quả tìm kiếm không được phép hiển thị”. Lâu dần, bạn nghĩ, dù sao biết được tin tức ấy cũng chẳng để làm gì, thôi thì chẳng tìm nữa, chẳng cần nữa.

Và thế là, từng cánh cửa cứ lần lượt bị đóng sập lại. Hôm nay, ở Trung Quốc bạn mở trang www.worldjournal.com, bạn không thấy nó đâu. Ngày mai, trang web mà kiến trúc sư số một thế giới chia sẻ với bạn đọc cũng biến mất. Đầu tiên là tốc độ load rất chậm, rất rùa, sau đó thì hoàn toàn mất hút. Vài hôm nữa, trang tin tức mà trước đó bạn vẫn vào đọc một số bài viết đều đặn mỗi ngày bỗng mất tăm. Những trang viết độc đáo, xuất sắc đó chỉ hiển thị mấy dòng chữ: Không thể hiển thị. Vài tháng nữa, mạng đại học bị đóng cửa, website nhiếp ảnh bị đóng cửa, thậm chí trang tìm kiếm bằng tiếng Nhật của Baidu cũng không còn.

Tiếp đó, trang truyện tranh biến mất, tiếp đó, trang phim hoạt hình không còn. Tiếp đó, trang phim Mỹ đóng cửa, ngay cả trang download phim Mỹ cũng cũng cũng cũng… hoàn toàn biến mất. Tôn trọng bản gốc, bảo vệ bản quyền ư. Thôi được, vậy thì vì sao, ngay cả trang web chia sẻ sub cũng không còn?

Từng ngọn đèn bị dập tắt. Nguồn sáng chiếu rọi từ bốn phương biến mất. Thế giới đa sắc màu, tươi đẹp rực rỡ của chúng ta bỗng chốc biến thành một màu đen thê thảm.

Trời tối rồi à, thế thì đi ngủ thôi. Cầu cho cơn say này kéo dài mãi mãi, khỏi phải tỉnh lại.

“Vương triều từ đây vững chắc
Giang sơn từ đây thái bình.”

© Dịch từ một bài viết của một tác giả nickname là Tiểu Hải, người Trung Quốc. Bạn không tìm thấy bài viết này ở bất cứ trang mạng nào ở Trung Quốc nữa vì nó đã bị gỡ bỏ triệt để, chỉ tồn tại thấp thoáng trong một vài diễn đàn.

© Nguồn: VietFact – Người Trẻ Nhìn – November 9, 2017

LHQ: Luật An ninh mạng đi ngược lại các cam kết Việt Nam đã ký

Thông cáo trên Facebook của Văn phòng Nhân quyền của Liên hiệp quốc tại Đông Nam Á

Văn phòng nhân quyền của Liên hiệp quốc tại Đông Nam Á đã viết rằng: “Luật An ninh mạng chứa đựng những điều khoản đi ngược lại với những cam kết của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam đã ký.”

“Theo đó, Luật An ninh mang cung cấp cho Chính quyền nhiều quyền hành mới, cho phép họ buộc các công ty công nghệ và các nhà cung cấp dịch vụ phải chia sẻ dữ liệu máy tính, gồm các thông tin cá nhân, từ chối các dịch vụ và kiểm duyệt các bài đăng của người sử dụng mà không cần phía tư pháp xem xét.

Chúng tôi quan ngại rằng, luật này có thể được sử dụng để đàn áp những tiếng nói bất đồng ở Việt Nam và chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam cung cấp môi trường thuận lợi cho tự do ngôn luận, cả trên mạng lẫn ngoài đời, phải được bảo vệ.

Trong khi khi tự do tư tưởng là quyền tuyệt đối, thì tự do biểu đạt có thể bị giới hạn trong một số phạm vi, nhưng những quyền này chỉ được quy định bởi luật pháp và cần thiết trong việc bảo vệ quyền lợi hoặc tiếng tăm của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng và đạo đức công chúng. Hơn nữa, bất kì sự can thiệp nào cũng cần phải được đánh giá một cách cẩn thận và nghiêm túc về sự cần thiết, tính hợp pháp và sự cân xứng.

Chúng tôi lấy làm tiếc về việc thiếu sự tham vấn của công chúng, cũng như các doanh nghiệp, những nơi có thể bị ảnh hưởng bởi luật mới này, trước khi nó được thông qua và kêu gọi Chính quyền Việt Nam để người dân và xã hội dân sự tham gia vào việc làm luật và chính sách.

Chúng tôi cũng quan tâm tới các báo cáo về sự đụng độ giữa những người biểu tình và công an diễn ra trên cả nước Việt Nam, trong các cuộc biểu tình trên toàn quốc, chống lại hai dự luật về các Đặc khu Kinh tế và An Ninh mạng, dẫn đến việc bắt giữ số lượng lớn người biểu tình. Chúng tôi đặc biệt lo ngại các cáo buộc rằng, một số người biểu tình đã bị các nhà chức trách đánh đập.

Mong rằng những vấn đề liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt và  tự od lập hội, sẽ được thảo luận chi tiết vào đầu năm 2019, xem xét tình hình Việt Nam, tại [các phiên họp] Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) và Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc về việc thực hiện những cam kết của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).”

Theo báo cáo Chỉ số An ninh Toàn cầu năm 2017 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), thuộc Liên Hiệp Quốc, xếp hạng Việt Nam ở vị trí 101 trong số 195 quốc gia trên thế giới, đứng cuối bảng trong số các quốc gia Đông Nam Á về an ninh mạng.

Bảo Minh / Trithucvn

Tin tức thế giới.

Sau ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Putin cũng nhận được thư tay “khủng” từ ông Kim Jong-un

Sau ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Putin cũng nhận được thư tay "khủng" từ ông Kim Jong-un

Tổng thống Putin là nhà lãnh đạo thế giới thứ hai nhận được bức thư tay đặc biệt của ông Kim Jong-un, sau người đồng cấp Mỹ.

Ngày 14/6, “nhân vật quyền lực số 2” Triều Tiên – Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam bắt đầu chuyến thăm Nga và tham dự lễ khai mạc World Cup 2018 tại Moscow.

Đặc biệt, tại buổi gặp gỡ, ông Kim Jong-nam đã trao bức thư tay “khủng” của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Tổng thống Vladimir Putin. Hồi đầu tháng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhận được bức thư có kích thước tương tự từ Bình Nhưỡng.

“Chúng tôi hoan nghênh và tán dương kết quả cuộc họp diễn ra gần đây giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump”, ông Putin cho sự kiện thượng đỉnh Mỹ-Triều đã mở ra triển vọng giải quyết mọi vấn đề bằng các phương thức chính trị, ngoại giao hòa bình.

Ông Putin nhấn mạnh thêm, Nga sẵn sàng nỗ lực xây dựng thúc đẩy quan hệ, bao gồm hợp tác kinh tế với Triều Tiên.

Đồng thời Moscow cũng xác nhận, Tổng thống Putin đã gửi lời mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm Nga trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế phía Đông (WEF) vào tháng 9 tại Vladivostok – vùng Viễn Đông Nga.

“Chúng tôi có thể tổ chức cuộc gặp này một cách riêng biệt, không liên quan tới các sự kiện của tế”, Tổng thống Putin chia sẻ với đại diện Triều Tiên.

Nếu ông Kim Jong-un nhận lời, đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh chính thức đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Triều.

Một số hình ảnh về cuộc gặp giữa ông Kim Yong-nam và Tổng thống Putin: (Nguồn ảnh: VCG)

Sau ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Putin cũng nhận được thư tay khủng từ ông Kim Jong-un - Ảnh 2.
Sau ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Putin cũng nhận được thư tay khủng từ ông Kim Jong-un - Ảnh 5.
Sau ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Putin cũng nhận được thư tay khủng từ ông Kim Jong-un - Ảnh 11.

Ông Kim Yong-nam dự lễ khai mạc World Cup 2018 tại Moscow với Tổng thống Putin.

theo Thời đại

================================

Sau thành công của hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim với một bản tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên được ký kết, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã được hai nghị sĩ Na Uy đề cử giải Nobel Hòa Bình.

Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim hôm 12/6 đã kết thúc thành công. (Ảnh qua WorldProNews)

Theo truyền hình nhà nước Na Uy NRK, hai nghị sĩ Na Uy đề cử ông Trump nhận giải Nobel Hòa Bình thuộc Đảng Tiến bộ cầm quyền. Thời hạn đề cử cho giải thưởng năm 2018 đã hết hạn vào tháng Một, do đó việc đề cử này sẽ được xem xét vào năm 2019. Hiện cũng không rõ liệu ông Trump có trong danh sách đề cử giải Nobel Hòa Bình 2018 hay không, nhưng theo Bloomberg, ông Trump đều được đề cử giải thưởng này trong các năm 2016 và 2017.

Những người được quyền đề cử ứng viên cho giải Nobel Hòa Bình gồm các nhà lập pháp, học giả và các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới. Hàng năm Ủy ban Nobel tại Oslo, Na Uy thường nhận hàng trăm đề cử ứng viên cho giải thưởng. Những nhân vật nổi tiếng từng được đề cử giải Nobel Hòa Bình có Tổng thống Nga Vladimir Putin, cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro và nữ diễn viên, nhà hoạt động cánh tả cấp tiến Susan Sarandon. Bloomberg cho biết năm 2018 có tới 330 người được đề cử giải Nobel Hòa Bình.

Mặc dù Ủy ban Nobel Na Uy do Quốc hội nước này chỉ định, nhưng quyết định của Ủy ban là độc lập. Hai nghị sĩ đề cử ông Trump là thành viên Đảng Tiến bộ cánh hữu, ủng hộ giới hạn nhập cư và giảm thuế.

Ông Per-Willy Amundsen, thành viên Đảng Tiến bộ nói với NRK: “Điều đang diễn ra hiện nay là lịch sử. Một tiến trình được thực hiện để đảm bảo hòa bình trong tương lai. Đó là một tiến trình mong manh, nhưng tất nhiên chúng ta phải làm điều chúng ta có thể để giúp tiến trình này mang lại kết quả tốt đẹp”.

Năm 2017, giải Nobel Hòa Bình được trao cho nhóm ICAN – Chiến dịch Quốc tế để Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân. Những nhân vật nổi tiếng của Mỹ từng đoạt giải thưởng này gồm cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo phong trào nhân quyền Martin Luther King.

=============================

Giới triệu phú đang kiểm soát một nửa tài sản tư nhân trên thế giới

Người giàu ngày càng giàu hơn, với một tốc độ nhanh chóng hơn – hãng tin Bloomberg dẫn một báo cáo do công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) công bố ngày thứ Năm cho hay.

Theo báo cáo trên, tài sản tư nhân trên toàn cầu đạt mức 201,9 nghìn tỷ USD trong năm 2017, tăng 12% so với năm 2016, mức tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm qua.

Các thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh là một động lực chính cho sự gia tăng tài sản này. Các nhà đầu tư ngoài Mỹ cũng hưởng lợi từ biến động tỷ giá khi hầu hết các đồng tiền chủ chốt đều tăng giá so với đồng USD trong năm ngoái.

Các triệu phú và tỷ phú thế giới hiện đang kiểm soát khoảng một nửa tài sản cá nhân toàn cầu, từ mức chưa đầy 45% vào năm 2012, báo cáo cho hay.

Tại khu vực Bắc Mỹ, tài sản tư nhân đạt 86,1 nghìn tỷ USD. Trong đó, 42% của lượng tài sản có thể dùng để đầu tư nằm trong tay những người có tài sản từ 5 triệu USD trở lên. Tài sản có thể đầu tư bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và tiền mặt.

“Việc giới triệu phú nắm giữ một tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng tài sản tư nhân toàn cầu không có nghĩa là người nghèo ngày càng nghèo đi”, bà Anna Zakrzewski, một trong những tác giả của bản báo cáo, nhấn mạnh. “Điều đó có nghĩa là mọi người đều đang giàu lên, nhưng tốc độ giàu lên của người giàu là nhanh hơn”.

Châu Á là khu vực có sự gia tăng tài sản tư nhân đặc biệt mạnh, với mức tăng 19%, đạt 36,5 nghìn tỷ USD trong năm 2017. Khoảng 57% trong lượng tài sản này nằm trong tay người Trung Quốc.

Trung Quốc hiện xếp thứ nhì toàn cầu về tài sản tài chính tư nhân, vượt qua Nhật Bản và chỉ thua Mỹ – bà Zakrzewski cho hay.

Đông Âu và Trung Á là những khu vực có mức độ tập trung tài sản lớn nhất trong tay giới giàu. Riêng các tỷ phú ở các khu vực này đã nắm khoảng 1/4 tài sản tư nhân có thể đầu tư. 28 tỷ phú Đông Âu thuộc xếp hạng Bloomberg Billionaires Index có tổng tài sản ròng 294 tỷ USD, tăng 3,4 tỷ USD từ đầu năm đến nay.

Tài sản cũng có sự tập trung cao ở Hồng Kông, nơi những cá nhân có giá trị tài sản ròng hơn 20 triệu USD nắm 47% trong tài sản tư nhân có thể đầu tư.

Mỹ là quốc gia có nhiều người sở hữu tài sản cá nhân trên 100 triêu USD nhất. Trên toàn cầu, số người có tài sản như vậy, được gọi là người siêu giàu, dự báo đạt 671.000 người trước năm 2022.