Nhiều người mải mê đuổi theo người khác mà quên mất điều quan trọng để thành công trong sự nghiệp: Hãy là chính mình

Nhiều người mải mê đuổi theo người khác mà quên mất điều quan trọng để thành công trong sự nghiệp: Hãy là chính mình

Nhiều người mải mê đuổi theo người khác mà quên mất điều quan trọng để thành công trong sự nghiệp: Hãy là chính mình.

Để thành công trong sự nghiệp lẫn cuộc sống, bạn nên coi mình là một thương hiệu – Thương hiệu “Bạn”. Thương hiệu đó sẽ phát triển khi bạn phát triển. Không ai giống bạn. Hãy làm nổi bật điều đó và quảng bá nó. Đừng cố gắng giống ai đó. Hãy luôn tự hỏi bản thân: Tính cách tích cực của mình là gì? Mình có thể củng cố những gì? Mình sẽ phải vượt qua những thử thách gì? Mình cần làm gì để cải thiện?

Hãy để bản thân tỏa sáng – đó là chìa khóa quan trọng của cuộc đời và là điều khiến mọi người xung quanh tôn trọng và yêu mến bạn.

Người chân thật luôn được tôn trọng nhưng không phải lúc nào cũng được yêu thích. Nếu bạn chỉ được chọn một trong hai điều trên, hãy luôn chọn được tôn trọng. Con người thường nhầm lẫn giữa nổi tiếng và thành công, đây là một sai lầm lớn.

Là chính mình, biết chính mình

Trong suốt cuộc đời, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều tình huống tốt và xấu, nhưng phản ứng của bạn trong những tình huống này sẽ nói cho bạn biết thêm bạn là ai – tính cách của bạn, điểm mạnh, và những điều bạn cần cải thiện. Trải nghiệm càng nhiều, bạn càng hiểu thêm về bản thân. Chính vì vậy, từ bây giờ, hãy trải nghiệm nhiều nhất có thể.

Sao bạn không viết ra ba đặc điểm của bản thân mà bạn cho là mạnh nhất, cùng với ba đặc điểm bạn cần cải thiện? Hãy gieo những thuộc tính này vào tâm trí để nhận biết và thực hành chúng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Hãy để ý phản ứng của bạn bè, gia đình và đồng nghiệp khi bạn thể hiện một trong những mặt tích cực hay tiêu cực của mình.

Điều này sẽ giúp bạn hiểu cách người khác nhận thức về bạn, và lí do vì sao họ lại phản ứng với bạn theo một cách thức nhất định nào đó tại một thời điểm cụ thể. Đây là khởi điểm của việc phát triển khả năng tự nhận thức. Hiểu được cách hành vi của mình tác động tới người khác là điều vô cùng quan trọng trong việc nắm bắt được bản chất con người bạn. Tự ý thức là một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà một nhà lãnh đạo hiệu quả cần phải có.

Ngừng so sánh với những người xung quanh

Đối với rất nhiều người, thật khó có thể vượt qua được sự cám dỗ của việc so sánh mình với người khác. Dù rằng ngưỡng mộ thành tựu của họ là điều tốt, nhưng cái mà bạn cần quan tâm nhất là sự phát triển của chính bạn. Đừng so sánh mình với người khác mà hãy tìm ra điểm mạnh nhất của mình. Hãy tập trung vào cách mà điểm mạnh, DNA độc đáo của bạn, có thể giúp bạn đạt được mục tiêu. Hãy luôn giữ thái độ nhã nhặn về thành công và sẵn sàng chia sẻ những bài học của mình với người khác.

Hành động vì người khác

Bạn sẽ biết thêm về một người qua cách họ đối xử với người khác. Tuy nhiên, hãy hiểu rằng, nếu một người đối xử tệ hoặc thiếu tôn trọng với những ý tưởng của bạn thì rất có thể họ đang gặp phải những vấn đề mà bạn không hề biết, nên mới có phản ứng như vậy.

Hãy cố gắng giữ thái độ tích cực với tất cả mọi người, ân cần bất cứ khi nào có thể, ghi nhớ và gọi tên mọi người, thể hiện sự quan tâm chân thành tới sự an vui của họ, và luôn luôn có tinh thần xây dựng kể cả trong hoàn cảnh bạn buộc phải nghiêm khắc.

Nhiều người mải mê đuổi theo người khác mà quên mất điều quan trọng để thành công trong sự nghiệp: Hãy là chính mình - Ảnh 1.

Trung thực là chính sách tốt nhất

Hãy trung thực và cởi mở với những người xunh quanh. Hãy nhớ, sự trung thực bắt đầu từ bạn. Hãy nhìn vào những sai lầm của mình và thừa nhận chúng. Thật dễ chịu khi gặp được những người thừa nhận và có trách nhiệm với hành động của mình. Những người trung thực và cởi mở là những người được tin tưởng giao những trách nhiệm cao nhất.

Buông bỏ

Trong những thăng trầm của cuộc đời, đừng tự trách mình. Trong kí ức của bạn về những tình huống đó, bạn sẽ thổi phồng chúng lên vì bạn nghĩ quá nhiều về chúng. Bạn cần phải vượt qua, quên đi những cảm xúc tiêu cực, và đặt những vấn đề đó trong bối cảnh thực tế. Hãy khoan dung với bản thân. Nghĩ về cách để bạn tiến bộ. Bạn có thể học được nhiều điều từ quá khứ, nhưng bài học quan trọng nhất ở đây là đừng sống trong quá khứ.

Đừng lo lắng việc người khác có thích bạn hay không

Dù có cố gắng đến đâu thì không phải ai cũng thích bạn, vậy nên đừng lo lắng việc người khác sẽ nghĩ về bạn như thế nào. Hãy dùng những phản hồi và nhận xét của người khác để tự ý thức và đánh giá, tuy nhiên đừng để những nhận xét tiêu cực làm ảnh hưởng tới sự phát triển tài năng của bạn. Khi bạn nhận được phản hồi tiêu cực, hãy sử dụng nó để trở nên mạnh mẽ và hoàn thiện hơn.

Tìm cách giải tỏa căng thẳng

Hít thở sâu. Lo lắng về những gì sẽ xảy ra trong những hoàn cảnh quan trọng và gặp áp lực là chuyện bình thường. Nhưng, thử nghĩ lại lần cuối cùng bạn lo lắng về điều gì đó mà xem. Nỗi lo lắng mới là phần khó chịu nhất, chứ không phải kết quả thực tế có phải không? Trong hầu hết mọi trường hợp, khi nghĩ lại về một trải nghiệm mà trước đây chúng ta từng nghĩ là mình không thể chịu đựng nổi, chúng ta thường thấy buồn cười với cách chúng ta đã làm nghiêm trọng hóa vấn đề và bản thân lúc đó.

Dừng việc cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người

Ngoài việc cảm thấy mệt mỏi, cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người có thể là một điều vô ích. Làm người khác vui vẻ là tốt, nhưng đừng để đến mức độ bạn là người đứng sau cùng. Giúp đỡ người khác và làm vui lòng họ nên diễn ra một cách tự nhiên. Nếu bạn đang quá tập trung vào điều đó, hoặc tệ hơn nữa là lo lắng về nó, thì bạn đang cố gắng quá mức rồi.

Lắng nghe trực giác

Bạn từng làm gì đó và sau đó tự trách mình vì bạn vốn đã biết làm như vậy là sai chưa? Đó là tiếng nói của trực giác, hay linh tính. Trong vài trường hợp, chỉ có chính bạn và trực giác của bạn mới biết câu trả lời cho một câu hỏi quan trọng trong cuộc đời. Vậy nên, hãy dừng lại và lắng nghe. Nếu bạn không thích câu trả lời thì cứ từ từ đã. Nếu trực giác cho bạn câu trả lời giống nhau mỗi khi bạn tự đặt câu hỏi, có lẽ nó sẽ dẫn tới điều gì đó quan trọng.

Theo Thảo Nguyên / Trí Thức Trẻ

Ngưỡng mộ nhan sắc không tuổi của ‘Đệ nhất giai nhân’ Thuỷ Hương

TPO – Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của cuộc đời, nét đẹp kiêu sa, quý phái của Thủy Hương không hề bị phai mờ theo năm tháng.

'Đệ nhất giai nhân đất Việt' vang bóng 1 thời Thủy Hương giờ ra sao ?
‘Đệ nhất giai nhân đất Việt’ vang bóng 1 thời Thủy Hương giờ ra sao ?
Ngưỡng mộ nhan sắc không tuổi của 'Đệ nhất giai nhân' Thuỷ Hương  - ảnh 1
Trong quá khứ, ‘Người đẹp trong tranh’ Thủy Hương từng là một cô giáo dạy Văn ở Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang. Chị kết hôn từ năm 20 tuổi và có cuộc sống an phận thủ thường.
Ngưỡng mộ nhan sắc không tuổi của 'Đệ nhất giai nhân' Thuỷ Hương  - ảnh 2
Sóng gió ập đến khi người đàn bà đẹp gặp biến cố trong công việc và đổ vỡ trong hôn nhân, chị Nam tiến lập nghiệp và mang theo con gái nhỏ trong khi chồng cũ chăm sóc con trai lớn.

Ngưỡng mộ nhan sắc không tuổi của 'Đệ nhất giai nhân' Thuỷ Hương  - ảnh 3
Ở đất Sài thành, ‘Người đẹp ảnh lịch’ này trở thành một người mẫu ảnh, người mẫu áo dài ăn khách, cái tên Thủy Hương trở nên nổi tiếng trong làng mẫu.
Ngưỡng mộ nhan sắc không tuổi của 'Đệ nhất giai nhân' Thuỷ Hương  - ảnh 4 
‘Đệ nhất giai nhân đất Việt’ khi ấy trở thành nàng thơ và có những “mối tình lớn” với 2 cái tên đặc biệt của nghệ thuật Việt Nam: Nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan và nhiếp ảnh gia Lê Thanh Hải.

Ngưỡng mộ nhan sắc không tuổi của 'Đệ nhất giai nhân' Thuỷ Hương  - ảnh 5 
Ngoài công việc người mẫu ảnh, Thủy Hương còn tham gia diễn xuất và từng được đề cử giải thưởng Cánh diều vàng.
Ngưỡng mộ nhan sắc không tuổi của 'Đệ nhất giai nhân' Thuỷ Hương  - ảnh 6
Năm 2012, rộ thông tin Thủy Hương kết hôn. Đáp lại những câu hỏi xung quanh vấn đề này, Thủy Hương chỉ trả lời lấp lửng rằng ở tuổi cô có kết hôn cũng là “rổ rá cạp lại với nhau”.
Ngưỡng mộ nhan sắc không tuổi của 'Đệ nhất giai nhân' Thuỷ Hương  - ảnh 7
Năm 2016, ở tuổi 52, Thủy Hương gây bất ngờ khi tiết lộ chị lại làm mẹ, con trai của cựu người mẫu hiện đã được 2 tuổi, rất kháu khỉnh, đáng yêu.

Ngưỡng mộ nhan sắc không tuổi của 'Đệ nhất giai nhân' Thuỷ Hương  - ảnh 8 
Vài năm nay, Thủy Hương ít tham dự các hoạt động của làng giải trí, ‘Người đẹp ảnh lịch’ một thời hiện sống viên mãn, hạnh phúc bên ông xã và con trai nhỏ.
Ngưỡng mộ nhan sắc không tuổi của 'Đệ nhất giai nhân' Thuỷ Hương  - ảnh 9
 So với những người bạn cùng thế hệ, có lẽ nhan sắc của ‘Đệ nhất giai nhân đất Việt’ đã bị thời gian lãng quên, mặt hoa vóc ngọc không hề hao mòn theo năm tháng, nét đài các kiêu sa ngày nào nay càng quý phái mặn mà hơn.

Tương quan kinh tế Mỹ – Trung: Ai cần ai?

Các đáp trả thương mại Mỹ – Trung đang khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, trong khi thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đã có lúc phục hồi, thị trường châu Á vẫn chìm trong các cuộc tháo chạy khỏi thị trường. Câu hỏi khiến giới đầu tư quan tâm lúc này là cuộc căng thẳng thương mại sẽ đi đến đâu và Mỹ hay Trung Quốc mới là người điều khiển cuộc chơi. Thử cùng tìm hiểu bên dưới.

chiến tranh thương mại
Trump đe dọa áp thuế thêm lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. (Ảnh: AP)

Các đối tác thương mại lớn nhất của 2 quốc gia

Phân tích các đối tác và thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Mỹ và Trung Quốc (TQ) sẽ cho biết được các nước này đang phụ thuộc vào thị trường quốc gia nào nhất.

Top 10 nước đối tác lớn nhất mà Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa vào:

(Số liệu: WTEx | Đồ họa: Trí thức VN)

Top 10 đối tác lớn nhất của Trung Quốc chiếm khoảng 59% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu năm 2017 của nước này với hơn 1.300 tỷ USD. Trong đó, Mỹ là thị trường quan trọng nhất, chiếm đến 19% tổng giá trị xuất khẩu, tương đương gần 432 tỷ USD.

Việt Nam cũng có vai trò quan trọng không kém khi là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 của Trung Quốc với hơn 72 tỷ USD trong năm qua, đồng thời là quốc gia có tốc độ nhập khẩu hàng hóa TQ tăng trưởng nhanh nhất với hơn 18%. Trong khi đó, Hồng Kông là nước duy nhất giảm nhập khẩu hàng hóa từ Đại Lục (-2,2%) trong năm 2017.

Top 10 nước đối tác lớn nhất mà Mỹ xuất khẩu hàng hóa vào:

(Số liệu: Bộ thương mại Mỹ | Đồ họa: Trí thức VN)

Trái ngược với Trung Quốc, thị trường xuất khẩu chủ lực của Mỹ đến từ Canada với gần 283 tỷ USD, chiếm hơn 18% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Mỹ trong năm 2017; và Mexico khoảng 243 tỷ USD, chiếm gần 16%.

10 thị trường trên chiếm tổng cộng gần 65% tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ trong năm 2017 với hơn 1.000 tỷ USD, và tất cả đều có tốc độ nhập khẩu hàng hóa Mỹ tăng trưởng cao từ 12,8% – 23,2%.

Trung Quốc cần Mỹ hơn

Trong danh sách các quốc gia mà Trung Quốc đạt được thặng dư thương mại thì Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất với gần 277 tỷ USD trong năm 2017, kế đến là Hồng Kông với gần 274 tỷ USD.

(Số liệu: WTEx | Đồ họa: Trí thức VN)

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Mỹ làm ăn khá cân bằng với các quốc gia khi xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa các nước đều tương đương nhau, điều này có thể thấy qua việc thị trường mà Mỹ đạt thặng thương mại lớn nhất trong năm qua là Hồng Kông cũng chỉ có hơn 32 tỷ USD và thấp xuống nữa cho đến Cộng hòa Dominica là nước Mỹ đạt thặng dư lớn thứ 10 cũng chỉ khoảng gần 3 tỷ USD. Mức thặng dư thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc.

(Số liệu: Bộ thương Mại Mỹ/ WTEx | Đồ họa: Trí thức VN)

Tổng mức thặng dư thương mại đối với Top 10 quốc gia (nêu trên) của Trung Quốc lên đến gần 787 tỷ USD, cho thấy sự phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu của nền kinh tế TQ, trong khi con số đó của Mỹ chỉ là 130 tỷ USD. Do đó, một khi có chiến tranh thương mại, các nước ngừng giao thương thì Trung Quốc là nước chịu thiệt nhất.

Ngược lại, nền kinh tế Mỹ không phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, do đó sẽ là nước ít bị biến động về kinh tế hơn nếu chiến tranh thương mại xảy ra.

Chưa kể, trong quan hệ giao thương Mỹ – Trung, Trung Quốc là nước cần Mỹ hơn với thị trường xuất siêu quy mô hơn 325 triệu dân Mỹ. Trong khi nếu ngừng giao thương với Trung Quốc, thậm chí Mỹ còn là nước có lợi hơn khi giảm được khoản thâm hụt hàng trăm tỷ USD mỗi năm với Trung Quốc.

Các mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trên thế giới

Từ góc nhìn này sẽ cho chúng ta thấy được mặt hàng nào đang được thế giới tiêu thụ nhiều nhất, mang lại giá trị lớn cho quốc gia xuất khẩu và những quốc gia đó là quốc gia nào, Mỹ và Trung Quốc đang đứng ở đâu trong các lĩnh vực “hái ra tiền” của thế giới?

(Số liệu: WTEx | Đồ họa: Trí thức VN)

Số liệu từ WTEx cho thấy đa số các mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất thuộc nhóm dầu khí, xe hơi, điện tử và vàng thô. Trong số những mặt hàng này, Mỹ và các quốc gia châu Âu là những nước đi đầu, nắm các bí quyết công nghệ cũng như là nhà xuất khẩu hàng đầu chứ không phải Trung Quốc. Điều này càng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu dựa vào chi phí nhân công rẻ trước đây để thực hiện chiến lược xuất khẩu giá rẻ, trong khi những mặt hàng có giá trị kinh tế cao đều đang do các quốc gia khác nắm giữ.

Mỹ và châu Âu đang nắm giữ ‘phần ngọn’

Chẳng hạn, đối với ngành xe hơi, Đức là nước nổi tiếng về ngành sản xuất xe hơi, do đó không lạ gì khi Đức đứng đầu về xuất khẩu với hơn 157 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng lượng xe hơi xuất khẩu toàn cầu; xếp thứ hai là Nhật Bản với 93,4 tỷ USD và Mỹ đứng thứ 3 với gần 54 tỷ USD. Trung Quốc không có “chân” trong ngành này.

Với ngành xe tải, Mỹ là nhà xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mexico, xếp trên Đức và Nhật Bản, trong khi Trung Quốc chỉ xếp thứ 12.

Hay như ngành khí hóa lỏng là mặt hàng được nhập khẩu nhiều thứ 9 trên thế giới, ba quốc gia gồm: Qatar, Na Uy và Mỹ chia nhau các vị trí nhà xuất khẩu hàng đầu. Trung Quốc không có tên trong danh sách những nước xuất khẩu khí hóa lỏng hàng đầu thế giới.

Điều tương tự cũng xảy ra trong các ngành đặc thù và yêu cầu trình độ kỹ thuật cao như: ngành sản xuất trực thăng (Mỹ xếp thứ 3); các bộ phận máy bay (Mỹ xếp thứ 5, Trung Quốc thứ 12); ngành chế biến dầu mỏ (Mỹ đứng đầu, TQ đứng thứ 8); ngành sản xuất thuốc viên (Mỹ xếp thứ 6, các nước châu Âu chia sẻ các vị trí top đầu)…

Về ngành linh kiện máy tính, Trung Quốc hiếm hoi được xếp hàng đầu khi nắm giữ 26,6% thị phần, nhưng đây lại không phải là ngành có giá trị gia tăng cao trên thế giới (không thuộc danh sách trên) nếu không muốn nói là đã đi vào thoái trào sau khi phong trào điện thoại di động và điện thoại thông minh lên ngôi, các nhà sản xuất máy tính có xu hướng dịch chuyển nhà máy sang Trung Quốc một phần để tiết giảm chi phí, một phần để “thanh lý” các công nghệ sản xuất lạc hậu.

Từ các con số thống kê nêu trên, có thể thấy nền kinh tế quy mô lớn thứ hai thế giới – Trung Quốc vốn chỉ là “cỗ máy” gia công cho thế giới dựa vào nhân công giá rẻ và tài nguyên. Với bản chất dựa trên lợi thế kinh tế quy mô nên rất cần sản xuất sản phẩm đại trà với số lượng lớn, do đó rất phụ thuộc vào xuất khẩu. Một khi có chiến tranh thương mại, cổ máy đó trở nên rất dễ bị tổn thương vì không có nơi tiêu thụ hàng hóa.

Phía bên kia của cuộc đáp trả thương mại là Mỹ – quốc gia hiện đang nắm giữ các bí quyết công nghệ trong các lĩnh vực then chốt và có nhu cầu cao của thế giới (như phân tích ở trên), cùng với các quốc gia đầu tầu châu Âu đang là các quốc gia đi đầu trong phát triển công nghệ và nắm tay lái nền kinh tế toàn cầu.

Chân Hồ / Trithuc

Hà Nội đang tạo những con đường “đắt nhất hành tinh“ vì đổi đất?

Hà Nội đang tạo những con đường “đắt nhất hành tinh“ vì đổi đất?

Nhiều tuyến đường mới sắp được xây dựng ở Hà Nội dù không nằm ở các quận trung tâm nhưng đều có kinh phí từ 450-500 tỷ đồng/km, thậm chí có tuyến giá trị đầu tư còn lên tới 700-800 tỷ đồng/km.

Mấy ngày nay, dư luận xôn xao về việc 2 doanh nghiệp “tay ngang” là Công ty CP Phát triển nhân lực LOD và Công ty TNHH Phát triển Bắc Việt được Hà Nội trao chứng nhận đầu tư dự án xây dựng tuyến đường từ Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3, quận Thanh Xuân.

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu tuyến đường này không được giao cho doanh nghiệp theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng), trong khi thời gian vừa qua, dư luận đã nhiều lần “lên tiếng” về việc cần dừng thực hiện dự án theo hình thức này vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước. Hơn nữa, việc xây dựng tuyến đường này đang vô hình tạo thêm một tuyến đường “đắt nhất hành tinh” ở Hà Nội.

Theo công bố danh mục xây dựng dự án của Sở Kế hoạch và Đầu tư, để xây dựng đồng bộ tuyến đường với chiều dài 2,85km, mặt cắt ngang 30m, Hà Nội dự kiến phải chi ra khoản kinh phí gần 1.500 tỷ đồng. Như vậy, nếu đem tổng mức tiền này chia đều cho gần 3km đường dự án thì mỗi km đường cũng ngốn khoản kinh phí khoảng 500 tỷ đồng.

Đáng chú ý để có kinh phí thực hiện con đường “đắt nhất hành tinh” này, Hà Nội dự kiến sẽ thanh toán cho chủ đầu tư quỹ đất đối ứng khoảng 39,8ha tại các ô quy hoạch 3-1, 3-2, 4-1, 4-2 thuộc Quy hoạch phân khu S4, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm.

Việc đổi đất để thực hiện dự án đang khiến dư luận lo lắng về việc Hà Nội đã để thất thoát thêm hàng nghìn tỷ đồng vào túi doanh nghiệp.

Cụ thể, căn cứ theo bảng giá đất quy định của UBND TP. Hà Nội có hiệu lực từ 2015 – 2019, phóng viên lấy giá đất tại 4 đoạn tiêu biểu của phường Đại Mỗ là đường Đại Mỗ có giá đất 16 triệu đồng/m2, phố Ngọc Trục giá đất 10,8 triệu đồng/m2, đại lộ Thăng Long – đường 70 là 19 triệu đồng/m2, đường Hữu Hưng là 14,4 triệu đồng/m.

Với kết quả giá đất trung bình từ 4 đoạn tiêu biểu có thể tính ra giá đất trung bình tại phường Đại Mỗ có giá khoảng 15 triệu đồng/m2. Như vậy, gần 40ha đất tại phường Đại Mỗ “tính nhanh” theo bảng giá quy định sẽ có giá vào khoảng gần 6.000 tỷ đồng.

Một tuyến đường khác vừa được Hà Nội trao giấy chứng nhận đầu tư cũng rơi vào trường hợp tương tự, đó là dự án xây dựng tuyến đường Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường vành đai 2,5.

Theo đó, để xây dựng tuyến đường dài 1,65km này, Hà Nội dự tính phải mất khoản kinh phí 1.373 tỷ đồng nên đã tính toán đổi cho Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng khoảng 47,19 ha đất tại ba khu đất trên địa bàn TP.Hà Nội.

Cụ thể, khu đất thứ nhất là khu nhà ở Ao Mơ với diện tích khoảng 22,9 ha, bao gồm 3,85 ha diện tích tuyến đường mặt cắt 40m đi qua dự án (Thành phố đã giao cho Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng làm chủ đầu tư tổ chức nghiên cứu, lập dự án đầu tư).

Khu đất thứ hai là các ô đất thuộc Dự án Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu di dân tổ 24, 25 với diện tích khoảng 11,29 ha, bao gồm 1,24 ha diện tích tuyến đường mặt cắt 40m đi qua dự án (UBND Thành phố đã đồng ý về chủ trương cho phép Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng làm nhà đầu tư thực hiện).

Khu đất thứ ba là 3 quỹ đất do nhà đầu tư đề nghị bổ sung để đảm bảo cân đối giá trị dự án BT và giá trị quỹ đất đối ứng, gồm: Dự án Ao Cây Dừa (diện tích đất khoảng 0,52 ha); Dự án Khu sinh thái Vĩnh Hưng (diện tích đất khoảng 11,9 ha); Dự án khu chức năng đô thị Vĩnh Hưng – Thanh Trì (diện tích khoảng 13 ha). Việc này càng làm dư luận… “dậy sóng” vì giá trị dự án quá lớn.

Có hay không lợi ích nhóm?

Liên quan đến việc thực hiện các dự án theo hình thức BT, TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, đầu tư theo hình thức BT là hoàn toàn đúng đắn, nhưng để đầu tư BT phát huy tối đa hiệu quả, các quy định về lựa chọn nhà đầu tư, định giá đất đai và thẩm định tổng mức đầu tư dự án cần được tiến hành kỹ lưỡng.

Đặc biệt, xây dựng dự án hạ tầng không thể căn cứ dựa trên tổng dự toán mà phải thực hiện theo hình thức đấu thầu để xác định theo giá thị trường.

Theo ông Liêm, thời gian qua, Hà Nội có quá nhiều những con đường “đắt nhất hành tinh”, một phần nguyên nhân cũng bởi tại các tuyến đường này, đất hai bên đường bị tăng giá nhiều lần. Ngoài ra còn bởi, Hà Nội phải “đổi chác” quá nhiều diện tích “đất vàng” cho doanh nghiệp.

Theo ông nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện nay, giá trị đất đai tại các thành phố lớn sẽ đem lại nhiều tiềm năng khi thực hiện thành công các dự án BT. Tuy nhiên, BT là một hình thức đầu tư phức tạp, chưa có tiêu chuẩn chung. Do đó, nếu không minh bạch sẽ dễ dẫn đến trục lợi, thất thoát tài sản nhà nước.

“Hà Nội đã có nhiều bài học về dự án BT, lần này với dự án đường Lê Trọng Tấn, cần đặt câu hỏi, có hay không lợi ích nhóm ở đây? Hay Hà Nội chưa tính toán hết các tiềm năng từ đất đã quyết định đổi đất cho nhà đầu tư để lấy dự án này?”, ông Liêm nêu câu hỏi.

Tin tức Thế giới

“Siêu vũ khí” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu tẩy chay các sản phẩm của Mỹ? Ngừng uống Starbucks? Ngừng dùng iPhones?

Với số dân lên tới 1,4 tỷ, Trung Quốc sở hữu 1 loại vũ khí không một quốc gia nào trên thế giới có thể so sánh được và đặc biệt hiệu quả trong các cuộc chiến thương mại.

Năm ngoái, do thất vọng trước quyết định của chính quyền Seoul về việc triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ trong lãnh thổ, Trung Quốc đã gia tăng sức ép bằng một chiêu thức: Tẩy chay các loại hàng hóa và dịch vụ đến từ xứ kim chi.

Siêu vũ khí của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ - Ảnh 1.

 

Một loạt các chiến dịch tẩy chay do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn đã khiến doanh số bán hàng của hãng Hyundai tại Trung Quốc giảm hơn 1/2, lượng khách du lịch Trung Quốc tới Hàn Quốc giảm tới hơn 60%. 55 siêu thị do hãng Lotte quản lý ở Trung Quốc cũng phải tạm ngừng hoạt động.

Chiêu thức nào cho Trung Quốc?

Nhiều công ty lớn của Mỹ đang đặt vận mệnh của mình vào thị trường Trung Quốc, nơi tầng lớp trung lưu đang phình lớn và thu nhập thì tăng cao. Đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong 6 năm từ năm 2009 – năm 2015. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của Mỹ tại thị trường Trung Quốc là 550 tỷ USD.

“Mọi việc có thể trở nên khá tồi tệ”, bà Deborah Elms, nhà sáng lập tổ chức Trung tâm Thương mại Châu Á, một công ty tư vấn thương mại có trụ sở tại Singapore nhận định.

“Thậm chí kịch bản đen tối cho các công ty còn không liên quan tới chính phủ. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu tẩy chay các sản phẩm của Mỹ? Ngừng uống Starbucks? Ngừng dùng iPhones?”

“Chính phủ Trung Quốc có thể dễ dàng yêu cầu thắt chặt kiểm duyệt hải quan, kéo dài thời gian xử lý giấy tờ và áp hàng loạt quy định mà trước nay chưa từng sử dụng”.

Trước đe dọa tăng thuế của Tổng thống Trump, Trung Quốc đã đáp trả bằng đe dọa áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu như đậu tương, máy bay và nhiều sản phẩm khác của Mỹ. Tuy nhiên, với số lượng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ ít hơn so với lượng hàng Trung Quốc mà Mỹ nhập về, Bắc Kinh có thể “trả đũa” bằng nhiều cách khác.

Siêu vũ khí của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ - Ảnh 2.

Chính phủ Trung Quốc có thể đề nghị người dân tẩy chay hàng hóa Mỹ. Ảnh minh họa: Cửa hàng McDonald’s ở Trung Quốc – Reuters

Chính phủ Trung Quốc có thể đề nghị người dân “ngừng tới ăn uống tại hệ thống đồ ăn nhanh KFC hoặc mua sắm bất cứ loại sản phẩm nào nhập khẩu từ nước Mỹ”, ông Bill Reinsch, cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho hay.

Siêu vũ khí của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ - Ảnh 3.

Điều đó có thể gây khó khăn trong kế hoạch tăng gấp đôi con số 3.300 cửa hàng hiện tại của hãng Starbuck tại Trung Quốc, đe dọa mức tăng trưởng gần 8% mà hãng ô tô General Motors vừa đạt được trong quý 1/2018 và khiến cho kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng.

Giới chức Trung Quốc cũng có thể gây trở ngại cho các công ty này thông qua các đạo luật chống độc quyền và phản gián nhằm tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động của các công ty. Họ có thể vô hiệu hóa bằng sáng chế, ban hành nhiều loại giấy phép bắt buộc để điều chế thuốc gốc.

Theo ông Reinsch, Trung Quốc có thể gây gián đoạn cho hoạt động cung ứng của các công ty Mỹ khiến cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bị chậm trễ. Trong trường hợp của iPhone, họ có thể kiểm tra cơ sở sản xuất của Foxconn và tìm ra những sai phạm để buộc Apple ngừng sản xuất trong 3 tháng.

Đều là kẻ thua cuộc

Nhà Trắng cho biết chính quyền Mỹ đã sẵn sàng đón đợi các đòn trả đũa từ Trung Quốc ngoài động thái tăng cường thuế quan, nhưng khẳng định rằng Trung Quốc có nhiều thứ để mất hơn Mỹ trong một cuộc chiến thương mại.

Hội đồng kinh doanh Mỹ – Trung Quốc, đại diện cho các công ty Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc, cho biết thị trường thực tế lớn hơn nhiều so với con số 130 tỷ USD giá trị hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc mà chính quyền tổng thống Trump đang tập trung vào.

Riêng trong năm ngoái, tổng giá trị dịch vụ xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc trị giá khoảng 60 tỷ đô la Mỹ và giá trị lượng hàng hóa xuất khẩu sang Hong Kong trị giá tới 40 tỷ USD, phần lớn số hàng hóa này cuối cùng sẽ được tiêu thụ tại thị trường nội địa Trung Quốc.

Khi kết hợp các con số này với nhau, Trung Quốc sẽ là 1 thị trường trị giá khoảng 550 tỷ USD đối với các công ty Mỹ. Đây là nhận định của bà Erin Ennis, phó chủ tịch cấp cao tại Hội đồng kinh doanh Mỹ-Trung Quốc.

Trung Quốc cũng có thể mở cửa thị trường một cách chọn lọc trong nhiều khu vực nhất định cho các công ty thuộc Liên minh châu Âu hoặc Nhật Bản, nhưng loại trừ Mỹ.

Tuy nhiên, bà Ennis không đồng tình với giả thiết Trung Quốc sẽ “giành chiến thắng” một cuộc chiến thương mại chống lại Mỹ, bởi vì “Tôi nghĩ cả hai nước đều là kẻ thua cuộc trong trường hợp xảy ra chiến tranh thương mại”.

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu tất nhiên sẽ bị giảm sút vài phần trăm từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ không muốn sử dụng các biện pháp cực đoan đẩy tình thế đi qua xa, tới mức không thể kiểm soát được và phá vỡ các quy tắc thương mại của quốc tế.

Tính đến thời điểm hiện tại, chính quyền Bắc Kinh vẫn đưa ra các tuyên bố thận trọng bằng cách “kết hợp hiệu quả các biện pháp trả đũa cả về số lượng và chất lượng” để đáp trả quyết định áp thuế mới nhất của ông Trump.

“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc vẫn muốn được thế giới nhìn nhận là bên tuân thủ nguyên tắc”, ông Edward Alden, chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại nhận định. theo Thời đại

=====================

Tổng thống Trump ra tuyên bố đảo ngược bất ngờ về Triều Tiên

Tổng thống Trump ra tuyên bố đảo ngược bất ngờ về Triều Tiên

Tổng thống Trump bất ngờ tuyên bố Triều Tiên là một mối đe dọa bất thường với Mỹ. (Ảnh: Time)

Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ “đổi giọng” khi cho rằng Triều Tiên vẫn còn là một mối đe dọa lớn đối với Mỹ, chỉ vài ngày sau khi ông nói chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng không còn đáng lo ngại.

Theo AP, ông Trump đã kéo dài “tình trạng khẩn cấp quốc gia” thêm một năm trong một sắc lệnh, tái cho phép các hạn chế kinh tế chống lại Triều Tiên trong khi tuyên bố nước này vẫn còn là một “mối đe dọa bất thường” đối với Mỹ.

Tuyên bố được đưa ra chỉ 9 ngày sau khi Tổng thống Mỹ đăng trên Twitter rằng đã không còn mối đe dọa hạt nhân nào từ Triều Tiên, kể từ hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore.

Tuyên bố mới cho rằng “sự tồn tại và nguy cơ phổ biến các vật liệu phân hạch có thể dùng cho vũ khí” và các hành động cũng như chính sách của chính phủ Triều Tiên “tiếp tục tạo ra một mối đe dọa bất thường đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và kinh tế của Mỹ”.

Tình trạng khẩn cấp quốc gia Mỹ được bắt đầu từ năm 2008 và là dấu hiệu căng thẳng kéo dài giữa Mỹ – Triều khi Triều Tiên tiến gần đến hoàn thiện đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới Mỹ. Nhưng trong cuộc gặp lịch sử ngày 12/6, ông Kim đã đồng ý “hoàn toàn phi hạt nhân hóa” bán đảo Triều Tiên.

Hai bên dù vậy vẫn sẽ phải đàm phán về các điều khoản để Triều Tiên từ bỏ vũ khí và được dỡ bỏ cấm vận – điều chính phủ Mỹ vẫn chưa làm được trong gần một phần tư thế kỷ.

Trước đó, Tổng thống Mỹ phát biểu trong cuộc họp nội các ngày 21/6 rằng quá trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên đã bắt đầu, dù Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis trả lời phóng viên ngày hôm trước rằng ông không có thông tin gì về các bước đi của Bình Nhưỡng tiến tới quá trình phi hạt nhân, và đàm phán chi tiết vẫn chưa mở ra.

==============================