Tin tức Thế giới.

Nga-Trung Quốc sẽ thông qua “một gói các thỏa thuận rất tuyệt vời”

Nga-Trung Quốc sẽ thông qua "một gói các thỏa thuận rất tuyệt vời"

Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp. (Nguồn: The Indian Express)

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cho rằng chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin có ý nghĩa to lớn đối với chương trình nghị sự phát triển quan hệ song phương trong giai đoạn tiếp theo.

Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đưa ra phát biểu trên trong cuộc gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ngày 3/6 bên lề Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS – gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) diễn ra tại thành phố Johannesburg của Nam Phi.

Theo ông Vương Nghị, Tổng thống Putin dự kiến sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 8-10/6 tới, và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại thành phố Thanh Đảo của nước này.

Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Putin sau khi tái đắc cử và cũng là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga gặp nhau trong năm 2018.

Tại cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình quốc tế không ngừng biến đổi và đầy bất ổn, Trung Quốc và Nga cần phải tăng cường hợp tác hơn nữa nhằm bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, duy trì công bằng quốc tế và bảo vệ lợi ích chung của tất cả các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển.

Về phần mình, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng thống Putin. Ông nhấn mạnh Moskva hy vọng Nga và Trung Quốc sẽ tăng cường phối hợp chính sách đối ngoại.

Ông cũng cho biết trong chuyến thăm này, hai bên sẽ thông qua “một gói các thỏa thuận rất tuyệt vời.”

Ngoài ra, trong khuôn khổ cuộc gặp tại Nam Phi, hai quan chức ngoại giao Nga và Trung Quốc cũng trao đổi quan điểm về tình hình Bán đảo Triều Tiên và nhất trí tăng cường hợp tác và phối hợp, nỗ lực hướng đến và góp phần phi hạt nhân hóa, đem lại hòa bình và ổn định lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.

Theo kế hoạch, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sẽ diễn ra trong 2 ngày 9-10/6 tới./.

============================

Biển Đông: Nơi Mỹ không cần Trung Quốc mà phải đối đầu Trung Quốc

Biển Đông: Nơi Mỹ không cần Trung Quốc mà phải đối đầu Trung Quốc

Mỹ hiểu rằng cần phải kiên quyết đối phó với Trung Quốc trên biển Đông, nếu không Trung Quốc sẽ càng lấn tới và tạo thêm sự đã rồi.

Xung khắc lợi ích, bất đồng quan điểm 

Giữa Mỹ và Trung Quốc hiện tại quan hệ không được êm đẹp. Ở đây có cái nghịch lý khiến bên ngoài có phần bị ngỡ ngàng và thấy khó hiểu. Đấy là cái nghịch lý giữa mức độ quan hệ cá nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với mức độ hiện tại của mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc.

Mỹ đã khai mào cuộc xung khắc thương mại với Trung Quốc bất chấp hai bên trước đó vừa đạt được thỏa thuận nguyên tắc mà chính phía Mỹ cho rằng đủ để tránh được “chiến tranh thương mại”, và hai bên đang tiến hành đàm phán tiếp để triển khai thực hiện cụ thể.

Tại diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La năm nay, Mỹ và Trung Quốc công khai đốp chát nhau trong vấn đề an ninh ở khu vực Biển Đông. Đại diện của Trung Quốc công khai thừa nhận rằng Trung Quốc đã tăng cường vũ trang và quân sự hóa những khu vực lãnh thổ chiếm đóng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Việc này trái ngược với sự phủ nhận của ông Tập Cận Bình hồi năm 2015 trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ khi ấy là Barack Obama, đó là Trung Quốc không quân sự hóa khu vực này.

Đại diện của Mỹ tại diễn đàn Shangri-La năm nay, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis, cho rằng Trung Quốc theo đuổi ý đồ “dùng vũ lực để đe dọa và chèn ép các nước khác” ở khu vực Biển Đông. Ông Mattis khẳng định phía Mỹ công nhận vai trò của Trung Quốc đối với hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực cũng như muốn có quan hệ hợp tác tốt với Trung Quốc, nhưng sẵn sàng ganh đua quyết liệt với Trung Quốc.

Trên cả hai phương diện này, Mỹ và Trung Quốc đồng thời bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết và còn chủ ý công khai chứ không hề giấu giếm sự xung khắc lợi ích cơ bản và bất đồng quan điểm sâu sắc.

Nếu như ở chuyện xung khắc thương mại với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa nhằm vào tác động động dân túy trước mắt ở Mỹ phục vụ cho cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ sắp tới vừa nhằm ngăn cản Trung Quốc về lâu dài vươn lên dẫn đầu thế giới và vượt Mỹ về khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, thì bất đồng quan điểm và xung khắc lợi ích với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông mang ý nghĩa chiến lược cả hiện tại cũng như lâu dài đối với Mỹ.

Ông Trump đã lật ngược nhiều chiến lược và chính sách cũng như hủy hoại không ít thành quả cầm quyền của người tiền nhiệm ở Mỹ, nhưng cho tới nay mới chỉ động chạm lẻ tẻ tới chiến lược của người tiền nhiệm đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có đối với Trung Quốc.

Mỹ cần kiên quyết đối phó với Trung Quốc

Có hai biểu hiện cho thấy ông Trump khác biệt người tiền nhiệm trong vấn đề này. Thứ nhất là ông Trump chủ trương đặt châu Á – Thái Bình Dương trong khuôn khổ phạm vi rộng lớn hơn, đó là khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương để cho Trung Quốc không còn là trung tâm của khu vực nữa, và để việc tập hợp lực lượng đối phó Trung Quốc dễ dàng hơn đối với Mỹ.

Điều thứ hai là ông Trump không ngại công khai đối đầu và xung khắc với Trung Quốc, tức là phía Mỹ sẵn sàng quyết liệt hơn và hành động cụ thể hơn, chứ không chỉ có trong lời nói.

Trong vấn đề Triều Tiên, đúng là phía Mỹ cần Trung Quốc, và vì vấn đề này mà Mỹ phải lưu ý nhiều nhất đến Trung Quốc. Nhưng nếu từ sau cuộc thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên sắp tới ở Singapore mà Mỹ và Triều Tiên cùng nhau đi vào giải pháp cho vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đồng thời hai nước này cùng Hàn Quốc thỏa thuận chấm dứt tình trạng chiến tranh dù chưa ký kết hiệp ước chấm dứt tình trạng chiến tranh – vì làm việc này cần sự tham gia của Trung Quốc – và mối quan hệ giữa Mỹ với Triều Tiên được bình thường hóa, thì mức độ Mỹ lụy Trung Quốc sẽ giảm đi rất đáng kể.

Ở khu vực Biển Đông, xem ra phía Mỹ hiện đã nhận thức được rằng việc chiếm đóng đảo trái phép, xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo, quân sự hóa lãnh thổ chiếm đóng trái phép, và cách thức hành xử của Trung Quốc đã đến mức đe dọa thực sự những lợi ích chiến lược cơ bản hiện tại cũng như lâu dài của Mỹ.

Mỹ hiểu rằng cần phải kiên quyết đối phó, nếu không Trung Quốc sẽ càng lấn tới và tạo thêm sự đã rồi. Đây là nơi Mỹ không cần Trung Quốc mà phải đối đầu Trung Quốc.

Thương mại song phương và chính trị an ninh ở khu vực Biển Đông sẽ quyết định nhiều nhất – chứ không phải chuyện Mỹ-Triều liệu có thành công hay không – đối với ý tưởng chiến lược về khu vực Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương của Mỹ trong việc đối phó với chương trình “Một Vành đai, Một Con đường” của Trung Quốc.

Đến thời điểm hiện tại, có thể thấy rõ ông Trump không có chủ ý giảm cam kết và hiện diện của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mà trái lại còn chủ trương tăng cường vai trò và ảnh hưởng ở nơi đây để đối phó Trung Quốc, đồng thời cũng dùng chính việc đối phó Trung Quốc để vươn tới mục tiêu ấy. ( Trithuctre )

Lời khuyên từ 1500 người có hôn nhân hạnh phúc: Điều gì thực sự là chìa khóa cho một mối quan hệ bền vững?

Câu hỏi được đưa ra là: Bất cứ ai đã kết hôn được hơn 10 năm và vẫn hạnh phúc với mối quan hệ của họ, bạn sẽ đưa ra bài học nào cho người khác nếu bạn có thể? Điều gì thực sự có hiệu quả trong việc giúp bạn và vợ/chồng mình hòa hợp? Còn nếu bạn đã ly hôn, điều gì đã làm cuộc hôn nhân đổ vỡ?

Tác giả, blogger nổi tiếng người Mỹ Mark Manson đã tự thực hiện một cuộc điều tra thực sự thú vị trên trang mạng xã hội của mình.

Sau khi kết hôn, anh đã – giống như hầu hết mọi người – xin lời khuyên từ những người lớn tuổi và thông thái xung quanh mình, kinh nghiệm từ cuộc hôn nhân của chính họ để đảm bảo rằng anh và vợ sẽ không chỉ là 2 con người cùng chia sẻ một chiếc giường.

Không chỉ hài lòng với câu trả lời của một số ít những chỉ dẫn khôn ngoan, anh đã tiến thêm một bước nữa, thông qua hàng trăm nghìn người theo dõi trang mạng xã hội của anh.

Số lượng câu trả lời nhận được là không ngờ, thậm chí khiến tác giả của câu hỏi cảm thấy choáng ngợp.

Gần 1.500 người đã trả lời, rất nhiều trong số đó gửi các câu trả lời dài hàng trang, thay vì 1 đoạn ngắn và Mark Manson đã mất 2 tuần chỉ để tổng hợp các câu trả lời từ những người thuộc mọi tầng lớp xã hội, sống ở nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi người đều có những câu chuyện, những bi kịch, sai lầm và cả niềm hạnh phúc của riêng mình.

Những câu chuyện là khác nhau nhưng những bài học đưa ra lại có rất nhiều điểm chung. Những điểm chung đó hẳn phải là điều gì đó quan trọng, và thực sự chúng hiệu quả bởi chúng được rút ra từ thực tế.

Một trong những kết luận mạnh mẽ nhất được rút ra từ cuộc khảo sát, chính là chìa khóa của cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Yếu tố quan trọng nhất giúp giữ gìn mối quan hệ là sự tôn trọng

“Sự tôn trọng không cần đến yếu tố hấp dẫn giới tính, ngoài hình, mục tiêu chung, điều mà 2 bên cùng thiếu, cũng không phải là tình yêu. Sẽ có rất nhiều thời điểm bạn cảm thấy chẳng yêu vợ/chồng mình chút nào, đó hoàn toàn là sự thật.

Nhưng bạn sẽ không bao giờ muốn mất đi sự tôn trọng với họ bởi một khi mất đi, nó sẽ không bao giờ quay trở lại được nữa” – Một nữ độc giả đã trả lời câu hỏi của Mark Manson.

Những người đã từng ly dị hoặc chỉ ở bên bạn đời 10-15 năm hầu hết cho rằng giao tiếp là phần quan trọng nhất trong mối quan hệ, nói chuyện thường xuyên một cách cởi mở về tất cả mọi vấn đề, kể cả khi nó gây đau khổ.

Các cuộc ly hôn cũng đã xuất phát từ chính các cuộc tranh luận như vậy và những người đã từng ly hôn nói câu chuyện của họ tập trung vào các cuộc tranh luận, giao tiếp chính là vấn đề của họ, và điều họ cần thay đổi chính là giao tiếp.

Nhưng những người có cuộc hôn nhân diễn ra trong 20, 30 hoặc thậm chí 40 năm thì hầu hết nói về sự tôn trọng. Những người này học được rằng: Giao tiếp dù cởi mở, sẽ luôn bị phá vỡ tại một số điểm và xung đột hay tổn thương vẫn là không thể tránh khỏi.

Lời khuyên từ 1500 người có hôn nhân hạnh phúc: Điều gì thực sự là chìa khóa cho một mối quan hệ bền vững? - Ảnh 1.

Và điều duy nhất có thể cứu bạn và người bạn đời là sự tôn trọng không tính toán với nhau. Sự yêu thương và tin tưởng bạn đời nhiều hơn yêu thương và tin tưởng chính bản thân mình, luôn tin rằng vợ/chồng bạn đang làm hết sức có thể với những gì họ có chính là mấu chốt của cuộc hôn nhân bền vững và hạnh phúc.

Thiếu nền tảng tôn trọng, bạn sẽ thường xuyên nghi ngờ ý định của nhau, bạn cho mình quyền đánh giá sự lựa chọn và xâm phạm quyền tự do của họ, bạn cảm thấy cần che giấu vài điều vì sợ bị chỉ trích. Đó chính là khi các vết rạn nứt bắt đầu.

“Chồng tôi và tôi đã ở bên nhau 15 năm. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những gì giữ chúng tôi ở lại bên nhau, trong khi những cuộc hôn nhân quanh chúng tôi sụp đổ, nhiều đến mức tôi cảm thấy chúng tôi cũng đang ở trong “độ tuổi” lẽ ra phải đổ vỡ hôn nhân. Một từ mà tôi luôn giữ trong tâm trí đó là “tôn trọng”.

Không chỉ là cố gắng thể hiện sự tôn trọng một cách hời hợt, mà cần cảm nhận nó từ sâu bên trong bạn. Tôi thực sự tôn trọng chồng mình vì đạo đức, sự kiên nhẫn, sáng tạo, trí thông minh và những giá trị cốt lõi khác của anh.

Từ tôn trọng dẫn đến mọi thứ khác: Tin tưởng, kiên nhẫn, kiên trì. Tôi muốn lắng nghe những gì anh nói (ngay cả khi tôi không đồng ý) bởi tôi tôn trọng ý kiến của anh. Tôi muốn anh có thời gian rảnh trong cuộc sống bận rộn khủng khiếp của chúng tôi bởi tôi tôn trọng cách anh giành thời gian cho bản thân hay cho ai khác.

Tôn trọng có nghĩa là chúng ta cảm thấy an toàn khi chia sẻ những gì sâu sắc nhất trong nhau với sự thân mật nhất” – Chia sẻ của một độc giả nữ về sự tôn trọng trong hôn nhân.

Bạn cũng cần tôn trọng chính mình. Không tôn trọng chính mình, bạn có thể cảm thấy không xứng đáng với sự tôn trọng mà đối tác dành cho bạn. Bạn sẽ liên tục cảm thấy sự cần thiết phải bù đắp và chứng minh bản thân xứng đáng với tình yêu của họ, điều đó khiến mọi thứ phản tác dụng. Tôn trọng đối tác và tôn trọng bản thân luôn phải gắn với nhau.

Lời khuyên từ 1500 người có hôn nhân hạnh phúc: Điều gì thực sự là chìa khóa cho một mối quan hệ bền vững? - Ảnh 2.

Nếu bạn còn cảm thấy mơ hồ, vậy tôn trọng rốt cuộc là gì? Phải làm gì để thực sự tôn trọng bạn đời? Nghe có vẻ xa vời nhưng thực chất lại cực kỳ đơn giản:

1. KHÔNG BAO GIỜ nói chuyện về vợ/chồng hoặc phàn nàn về vợ/chồng với bạn bè của bạn. Nếu bạn có vấn đề với vợ/chồng, hãy đơn giản là nói chuyện với họ, không phải bạn bè của bạn.

Nói xấu vợ/chồng không những không giải quyết được vấn đề của bạn mà còn làm xói mòn sự tôn trọng của bạn đối với họ và khiến bạn cảm thấy tệ hơn khi ở bên họ, mặc dù chưa chắc họ đã thực sự tệ đến vậy. Sự cộng hưởng của những lời nói xấu chỉ làm xấu đi mối quan hệ.

2. Tôn trọng rằng họ là một người khác biệt, họ có những sở thích và quan điểm khác so với bạn. Việc họ khác biệt so với bạn hay là cả những người khác không có nghĩa là họ tồi tệ hơn bạn. Hãy nhớ lại lý do bạn đã lựa chọn họ ban đầu.

3. Tôn trọng rằng họ cũng có tiếng nói bình đẳng trong mối quan hệ, và rằng 2 bạn là 1 nhóm và chỉ cần 1 người trong nhóm không hài lòng và thỏa mãn, nhóm đã không thành công.

4. Không có bí mật. Nếu thực sự ở bên nhau và tôn trọng nhau, mọi thứ nên là một trò chơi công bằng. Nếu có lỡ “say nắng” ai đó? Có thể thảo luận và cùng cười về điều đó là bạn đã thực sự thành công. Hãy chân thành , cởi mở và không đặt giới hạn cho bất cứ vấn đề nào có thể chia sẻ.

Tôn trọng cũng đi đôi với tin tưởng, được ví như mạch máu của bất kỳ mối quan hệ nào.

Thiếu sự tin tưởng, không thể có cảm giác thân mật hay thoải mái, người bạn đời sẽ chỉ trở thành trách nhiệm và nghĩa vụ trong tâm trí bạn, điều gì đó cần tránh và đề phòng, thay vì một thành trì vững chắc bảo vệ cho trái tim và tâm trí của bạn như họ vốn phải là.

Lời khuyên từ 1500 người có hôn nhân hạnh phúc: Điều gì thực sự là chìa khóa cho một mối quan hệ bền vững? - Ảnh 3.

theo Trí Thức Trẻ

Người nước ngoài đang sử dụng trên 46 ngàn ha đất tại Việt Nam

Người nước ngoài đang sử dụng trên 46 ngàn ha đất tại Việt Nam

Đó là thông tin từ báo cáo tình hình quản lý nhà nước về đất đai vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội.

Chính phủ cho biết, cả nước hiện có 33.123.078 ha đất, trong đó 31.010.279 ha đã được sử dụng vào các mục đích, chiếm 93,62% tổng diện tích tự nhiên.

Kiến nghị thu hồi 16.755 ha đất của 250 tổ chức

Sử dụng số liệu thống kê đất đai năm 2016, báo cáo nêu, diện tích đất đã được giao cho các đối tượng sử dụng là 26.851.354 ha, chiếm 81,07% tổng diện tích các loại đất.

Các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng 46.140 ha chiếm 0,17% tổng diện tích của cả nước và chiếm 0,17% tổng diện tích đất của các đối tượng sử dụng.

Theo đánh giá của Chính phủ thì nhìn chung, việc áp dụng quy định về các điều kiện để được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đã bước đầu sàng lọc được các nhà đầu tư kém năng lực. Hạn chế đáng kể việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan, sử dụng kém hiệu quả và để hoang hóa so với trước đây.

Về giá đất, báo cáo nêu rõ, đến nay 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng, ban hành và công bố công khai bảng giá đất theo quy định. Công tác xác định giá đất cụ thể đã được các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện theo quy định, quy trình (thông qua hội đồng thẩm định giá đất cấp tỉnh thẩm định trước khi ủy ban nhân dân quyết định giá đất).

Số tiền thu từ đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) đã tăng qua các năm cho ngân sách nhà nước. Cụ thể: năm 2013 là 54.434 tỷ đồng, năm 2014 là 55.138 tỷ đồng, năm 2015 là 84.810 tỷ đồng, 2016 là 115.290 tỷ đồng, 2017 là 104.400 tỷ đồng và 4 tháng đầu năm 2018 là 32.200 tỷ đồng.

Trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, Chính phủ nhận định đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã được giải quyết.

Từ năm 2012 đến năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp 2.672 lượt công dân và nhận được 20.813 đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của 10.162 vụ việc.

Trong 3 năm (2014 – 2016), toàn ngành tài nguyên và môi trường đã tiến hành 6.028 cuộc thanh tra, kiểm tra (trong đó 3.388 cuộc thanh tra và 2.640 cuộc kiểm tra) đối với 4.061 tổ chức và 580 cá nhân.

Kết quả, đã xử phạt vi phạm hành chính 541 tổ chức, cá nhân sử dụng đất với tổng số tiền 21.657 triệu đồng, truy thu, thu hồi nộp ngân sách 1.005,485 triệu đồng của 55 tổ chức. Kiến nghị thu hồi 16.755 ha đất của 250 tổ chức, thu hồi 228 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 18 tổ chức.

Trung ương khó kiểm soát

Bên cạnh kết quả, báo cáo của Chính phủ cũng nêu không ít hạn chế, nhất là trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai.

Chính phủ cho rằng, vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất, không đồng bộ giữa pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan, như Luật Đầu tư, Doanh nghiệp, Đấu thầu, Xây dựng, Nhà ở, Công chứng,…, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện và làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các quy định của pháp luật, dẫn tới chưa khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế – xã hội.

Cụ thể, chưa có sự đồng bộ trong trình tự thực hiện xác định nhu cầu sử dụng đất, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư và điều kiện chuyển nhượng dự án giữa Luật Đầu tư và Luật Đất đai.

Chưa phân định rõ các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất theo pháp luật đấu thầu và đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, dẫn tới việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu là theo chỉ định, cơ chế tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất đất không được thực hiện. Hay, giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về quản lý công sản trong đó có đất đai còn chồng chéo.

Đáng chú ý, việc giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm khai thác nguồn lực đất đai thực hiện còn rất hạn chế, hầu hết là vẫn thực hiện giao, cho thuê trực tiếp cho các nhà đầu tư.

Tình trạng dự án Nhà nước đã giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng tuy đã được khắc phục nhưng vẫn còn xảy ra gây lãng phí nguồn lực đất đai; quy định chuyển sang thuê đất của các tổ chức sự nghiệp công lập vẫn chưa được các địa phương nghiêm túc thực hiện.

“Việc phân cấp mạnh thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho địa phương qua thực tế triển khai thực hiện đã nảy sinh tình trạng Trung ương không kiểm soát chặt chẽ được việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại các vị trí xung yếu, chiến lược về quốc phòng, an ninh và quyết định đối với việc sử dụng đất của các dự án có tầm quan trọng quốc gia”, báo cáo nêu rõ.

Hạn chế nữa là việc thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai rất khó khăn, nhất là các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng.

Theo đánh giá của Chính phủ, chính sách tài chính về đất đai còn có những điểm bất cập nhất là việc điều tiết nguồn lợi thu được từ đất đai để đảm bào hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và doanh nghiệp.

theo Vneconomy

Mỹ bỏ TQ, mời VN tập trận lớn nhất thế giới

Một cuộc diễn tập Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương ở HawaiiBản  ảnhGETTY IMAGES
Một cuộc diễn tập Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương ở Hawaii

Hoa Kỳ hủy mời Trung Quốc, nhưng mời Việt Nam tham gia cuộc Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2018 tại Hawaii từ 27/6 đến 2/8.

Thông tấn xã Việt Nam xác nhận tin về lời mời này nhưng không nói rõ liệu Việt Nam có tham gia hay không.

Hải quân Hoa Kỳ tuyên bố hôm 30/5 rằng 26 quốc gia, 47 tàu nổi, 5 tàu ngầm và lực lượng bộ binh của 18 quốc gia, và hơn 200 phi cơ và 25.000 quân nhân sẽ tham gia cuộc diễn tập.

Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam, Sri Lanka, Brazil và Israel tham gia cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), theo phía Mỹ.

Tuần rồi Hoa Kỳ đã hủy lời mời với Trung Quốc, vốn từng tham dự RIMPAC vào 2014 và 2016.

Đây là sự kiện giúp lực lượng có vũ trang của hai nước giao lưu thực hành với nhau, và được hai bên coi như một trong những cách nhằm làm giảm cẳng thẳng, giảm các rủi ro có thể phát sinh nếu hai bên gặp nhau trong những tình huống không thân thiện.

Trung tá Thủy quân lục chiến Christopher Logan, phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng nói với báo giới rằng động thái không mời Trung Quốc là bước đầu để phản đối hành động của trung Quốc ở quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

“Hành vi của Trung Quốc trái với nguyên tắc và mục đích của RIMPAC,” ông Logan nói trong một tuyên bố. “Chúng tôi có bằng chứng mạnh mẽ rằng Trung Quốc đã triển khai tên lửa chống tàu, hệ thống tên lửa đất-đối-không và các bộ nhiễu sóng ở khu vực quần đảo Trường Sa.”

Hoa Kỳ đã hủy mời Trung Quốc tham gia RIMPAC 2018 để phản đối hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông?
hình ảnhGETTY IMAGES
Hoa Kỳ đã hủy mời Trung Quốc tham gia RIMPAC 2018 để phản đối hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông?

Tờ Stars and Stripes còn viết rằng việc mời Việt Nam tham gia RIMPAC là một bước tiến lớn cho mối quan hệ quân sự giữa hai nước.

Và “Hoa Kỳ xem Việt Nam là đối trọng tiềm năng đối với sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, đặc biệt là Biển Đông,” tờ Stars and Stripes viết.

Mỹ và TQ tiếp tục khẩu chiến về Biển Đông

Trước đó, hôm thứ Ba 29/5, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis gọi hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông là “nực cười”, theo Reuters.

Phía Trung Quốc nhanh chóng phản pháo và nói rằng “sự hiện diện của lực lượng quân sự Hoa Kỳ ở Biển Đông còn nhiều hơn của Trung Quốc và các nước khác cộng lại,” Hoa Xuân Óanh nói tại một cuộc họp báo.

“Nghe như là tên cướp hô ‘bắt cướp’ để che giấu sự sai trái của mình,” bà nói thêm.

Sang thứ Năm 31/5, quan chức Lầu Năm Góc khẳng định sẽ không hủy kế hoạch gửi tàu chiến đi ngang qua các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông, Trung tướng Kenneth McKenzie, Giám đốc Hội đồng Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ nói với báo giới, theo tờ USNI, trang tin tức của Học viện Hải quân Hoa Kỳ.

Khi được hỏi liệu lực lượng quân sự Hoa Kỳ có khả năng “thổi bay” các đảo nhỏ không, ông McKenzie nói:

“Tôi sẽ chỉ nói rằng quân đội Hoa Kỳ có rất nhiều kinh nghiệm ở Tây Thái Bình Dương, phá hủy các đảo nhỏ.”

Ông sau đó nói thêm rằng ông chỉ đang dẫn chứng một “sự thật lịch sử” và không có ý gửi thông điệp gì tới Trung Quốc.

Ông McKenzie giải thích tiếp: “Trong Thế chiến Hai, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm phá hủy các đảo nhỏ.”

“Đó là khả năng của quân Mỹ mà chúng tôi từng làm trước đây. Quý vị không nên nghĩ xa xôi mà chỉ xem đây là phát ngôn về sự kiện lịch sử thôi.”

Bình luận của ông McKenzie đưa lúc căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang leo thang về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

BBC

Tin về việc Blogger Mẹ Nấm được đề cử Nobel Hòa Bình

Việt Nam, nhân quyền
hình ảnhTUYẾT LAN
Blogger Mẹ Nấm vừa trải qua đợt quyệt thực nhằm phản đối một số chính sách và cách đối xử với tù nhân của nhà tù ở Thanh Hóa

Ngày 2/6, một tuyên bố lan truyền trên mạng xã hội cho hay blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được đề cử Nobel Hòa Bình.

Theo đó, ông David Kilgour, cựu dân biểu đặc trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Canada, “thông báo rằng nữ blogger nổi tiếng thế giới Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm của Việt Nam đã được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2018 bởi tiến sỹ Marc Arnal, Giáo sư danh dự và cựu Trưởng hoa Học khu St. Jean, Đại Học Alberta, Edmonton, Alberta, Canada”.

Bài tuyên bố gọi Mẹ Nấm là “tù nhân lương tâm nổi tiếng” “sinh ra và lớn lên thời hậu chiến tranh Việt Nam”, ‘không còn ảo tưởng với chế độ chính trị hiện tại” và “quyết tâm chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn” từ năm 2006.

Tuyên bố này nói Mẹ Nấm là người sáng lập Mạng lưới Bloggers Việt Nam và là người lên tiếng về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, quyền tự do biểu đạt, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và vụ Formosa.

Trong bài tuyên bố, ông Marc Arnal được trích lời nói: “Tôi có cảm nghĩ tích cực rằng thế giới của chúng ta tốt đẹp hơn bởi sự dũng cảm của Mẹ Nấm. Mẹ Nấm đã can đảm viết về sự khốn khổ kéo dài của người dân và nói lên một cách công khai về nhu cầu bức thiết đối với dân chủ và nhân phẩm. Nhiều người sẽ đồng ý rằng tự do ngôn luận phải được thực hiện bằng cách thực thi nhân quyền và quy luật tự nhiên, điều kiện tiên quyết cho một xã hội tự do và công bằng. Trường hợp của bà nhắc nhớ chúng ta về thực tế đáng buồn tại nhiều nơi trên thế giới nơi người ta bỏ tù bất công những người biểu đạt các ý kiến phù hợp với nhân quyền và quy luật tự nhiên nhưng không phù hợp với chủ trương của chính phủ…”

Ông David Kilgour cũng khuyến khích những ai quan tâm gửi thư ủng hộ để vinh danh sự can đảm của nữ tù nhân lương tâm nổi tiếng, blogger Mẹ Nấm.

‘Công sức nhiều người’

Việt Nam, nhân quyền
 hình ảnhTUYẾT LAN
Bà Tuyết Lan cùng hai con của blogger Mẹ Nấm vừa đi thăm nữ tù nhân lương tâm tại trại giai Thanh Hóa

Trao đổi với BBC qua điện thoại ngày 3/6, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho hay bà mới nhận được thông tin việc đề cử Nobel Hòa Bình cho bà Như Quỳnh sáng cùng ngày từ nhiều nguồn khác nhau.

Bà Tuyết Lan nói bản thân không thể biết rõ độ xác thực của thông tin nhưng nếu đúng là như vậy thì bà ‘rất vui mừng’.

Bà Tuyết Lan cũng nói đây không phải là nỗ lực của cá nhân Như Quỳnh mà là công sức đấu tranh, đóng góp, ủng hộ, giúp đỡ của rất nhiều người trong suốt thời gian qua.

Cũng theo bà Tuyết Lan, bà cùng hai con nhỏ của blogger Mẹ Nấm đi thăm chị tại nhà giam ở Thanh Hóa vào cuối tuần qua.

Bà cho biết đang rất lo lắng vì nữ tù nhân lương tâm Như Quỳnh vừa trải qua đợt tuyệt thực kéo dài, từ 5-11/5, nhằm phản đối một số chính sách và cách đối xử của trại giam.

Trải qua một chặng đường dài từ Nha Trang tới Thanh Hóa, qua mấy lần di chuyển từ máy bay tới ô tô, bà Tuyết Lan cho biết hiện đang rất mệt còn hai đứa nhỏ bị ốm.

“Một tiếng đồng hồ chỉ được nói chuyện với nhau qua tấm kính ngăn. Tôi lo sợ con trai nhỏ của Quỳnh sẽ phai mờ ký ức về mẹ và trong lòng cháu sẽ có những vết thương rất lớn”, bà Tuyết Lan nghẹn ngào nói.

“Quỳnh gầy đi nhưng vẫn có thể đi lại được. Quỳnh nói từ nay sẽ chỉ ăn thức ăn khô như mì tôm nhà gửi vào vì ăn đồ của nhà tù cung cấp thấy cảm giác rất khác lạ. Tôi đang rất đau lòng vì quy định của trại giam từ nay chỉ cho nhận 5kg thực phẩm một tháng, làm sao Quỳnh có thể chống đỡ nổi…,” mẹ blogger nổi tiếng nói qua điện thoại.

Còn theo ông Dương Đại Triều Lâm, một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, một số nguồn tin từ Canada cho hay thông tin đề cử giải Nobel Hòa Bình cho Blogger Mẹ Nấm ‘là xác thực’.

Hiện tại, ông Lâm đang tiếp tục xác định nguồn thông tin và sẽ “nỗ lực vận động để mọi người gửi thư ủng hộ đề cử này”.

Theo ông Lâm, nếu thông tin này là xác thực, đây là “vinh dự cho những đóng góp của chị Như Quỳnh. Và cho dù việc này có góp phần giảm án hay mang lại tự do cho nữ blogger hay không thì cũng có tác động rất tốt”.

Ông Lâm cho BBC biết hiện tại dù bà Như Quỳnh đang ở trong tù nhưng những hoạt động được nữ blogger nổi tiếng thực hiện trước đây như đấu tranh cho dân chủ, tự do ngôn luận vẫn được những người ủng hộ tiếp tục thực hiện.

BBC đã gửi email cho ông David Kilgour đề nghị xác nhận thông tin đề cử Nobel Hòa Bình cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhưng chưa nhận được phản hồi.

Tù nhân lương tâm Mẹ Nấm

Việt Nam, nhân quyền
hình ảnhGETTY IMAGES
Blogger Mẹ Nấm trong một phiên tòa

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay còn gọi là Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước”.

Bà Như Quỳnh được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett năm 2010 dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận.

Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự trao cho Mẹ Nấm Giải thưởng Của Năm.

Tháng Ba năm 2017, bà được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.

Đầu năm 2018, một nhóm các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam đã ký vào một lá thư ngỏ kêu gọi bà Như Quỳnh cùng một tù nhân lương tâm khác, bà Thúy Nga, “đi tỵ nạn” ở một nước khác.

Giới hoạt động nói họ “không đành lòng nhìn” con của bà Như Quỳnh và bà Thuý Nga sống trong cảnh thiếu mẹ.

Vụ bỏ tù nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thu hút sự quan tâm rộng khắp của dư luận trong nước và quốc tế. Liên minh châu Âu và Mỹ từng nhiều lần kêu gọi Việt Nam thả Mẹ Nấm.

Tuy nhiên dường như không có nhiều thay đổi cho tới nay. Sau Mẹ Nấm, liên tiếp nhiều nhà hoạt động dân chủ khác bị bỏ tù. Gần đây nhất, luật sư Nguyễn Văn Đài bị tuyên 15 năm tù tội âm mưu lật đổ chính quyền.

Chỉ trong hai tuần đầu tháng Tư, 10 nhà hoạt động đã bị kết án trên 100 năm tù giam và quản chế.

BBC

Tin tức Thế giới

Ông Trump đang phát động một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu như thế nào?

Ông Trump đang phát động một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu như thế nào?

Tổng thống Trump đã quyết định áp đặt mức thuế nặng nề đối với mặt hàng thép và nhôm được nhập khẩu từ nước ngoài, khiến các đồng minh thân cận bất bình.

Theo hãng tin CNN, các đồng minh và đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ mới đây đã cảnh báo sẽ đáp trả việc Washington áp đặt mức thuế quan mới, điều này có thể khiến một cuộc chiến tranh thương mại thế giới bùng nổ

Liên minh Châu Âu (EU), Canada và Mexico đã tuyên bố rằng họ sẽ có biện pháp đáp trả đối với việc Mỹ áp đặt mức thuế mới đối với các mặt hàng thép và nhôm, cụ thể là họ sẽ nhằm vào những sản phẩm có tổng giá trị lên đến hàng tỉ USD do Mỹ sản xuất.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết toàn EU sẽ áp dụng mức thuế mới, có thể ảnh hưởng đến số lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ có giá trị khoảng 7,5 tỉ USD. Họ cũng sẽ gửi một đơn kiến nghị lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề này.

“Hoa Kỳ đã khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đệ trình đơn giải quyết bất đồng lên WTO và áp đặt những mức thuế mới đối với một loạt mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ”, ông Juncker cho biết.

Trong khi đó bà Chrystia Freeland, Bộ trưởng Ngoại giao Canada cũng đưa ra phương án đáp trả vào ngày 31/5. Bà nói rằng Canada sẽ áp đặt thuế mới lên các mặt hàng từ Mỹ, trong đó bao gồm thép và nhôm. Một số mặt hàng sẽ bị đánh thuế 10%, số khác sẽ chịu mức thuế 25%. Sẽ có khoảng 12,8 tỉ USD hàng hóa sẽ bị áp đặt mức thuế mới này.

Trong một cuộc họp báo, bà Freeland gọi động thái này là “biện pháp thương mại mạnh bạo nhất mà Canada đã thực hiện kể từ sau khi Thế chiến II kết thúc”. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng nhấn mạnh rằng mức thuế mà Mỹ áp đặt “là hoàn toàn không thể chấp nhận được” và gọi đây là “sự sỉ nhục” đối với quan hệ hợp tác an ninh giữa Mỹ và Canada.

“Mức thuế này là sự sỉ nhục đối với mối quan hệ hợp tác an ninh lâu năm giữa Canada và Hoa Kỳ, đối với hàng ngàn người Canada đã chiến đấu và hi sinh bên cạnh những người anh em từ Mỹ”, ông Trudeau phát biểu.

EU cho biết các biện pháp đáp trả của họ, dự kiến có thể được thực thi vào ngày 20/6 tới, sẽ bao gồm đánh thuế 25% đối với các sản phẩm của Mỹ như xe máy, chất liệu bò, thuốc lá, nước dâu và bơ lạc. Các quan chức Châu Âu cho biết mức thuế được áp dụng sẽ “tương ứng” với mức của Mỹ.

Hiện tại, Mỹ là đất nước nhập khẩu thép lớn nhất thế giới. Tổng kim ngạch của thép được nhập vào Mỹ đã đạt mức 29 tỉ USD trong năm 2017, với Mexico và Canada là hai nước cung cấp thép nhiều nhất cho Mỹ. Chính phủ Mexico cũng bày tỏ sự bất bình trước hành động của Mỹ và họ sẽ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với các mặt hàng như thịt cừu, thịt lợn, hoa quả, phô mai và thép cán của Mỹ.

Mức thuế mới của Mỹ đối với thép vào nhôm nhập khẩu từ nước ngoài dự kiến sẽ có hiệu lực trong ngày 1/6. Điều này có thể khiến các hoạt động đàm phán giữa Mỹ, Canada và Mexico về việc sửa đổi một số nội dung trong Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) trở nên phức tạp.

Quyết định áp đặt thuế đối với các mặt hàng từ Châu Âu và các nước láng giềng với Mỹ của Tổng thống Donald Trump được thực thi trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc lại nóng trở lại sau khi ông Trump vừa hủy bỏ một thỏa thuận mà hai bên đã từng nhất trí vào đầu tháng này.

Chính quyền Trump cũng khiến nhiều chuyên gia bất ngờ khi tuyên bố họ sẽ áp đặt mức thuế cao hơn đối với số hàng nhập khẩu của Trung Quốc có tổng giá trị 50 tỉ USD và giới hạn mức đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ. Đáp lại Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng có biện pháp đối phó.

“Chúng tôi muốn nhắc lại rằng chúng tôi không muốn một cuộc chiến tranh thương mại xảy ra, song chúng tôi không sợ đấu tranh vì lợi ích của mình”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. ( Infonet )

==========================

Trung Quốc cảnh báo hủy các thỏa thuận thương mại với Mỹ

Trung Quốc cảnh báo hủy các thỏa thuận thương mại với Mỹ

Ảnh minh họa: AP

Lời cảnh báo được đưa ra sau khi kết thúc vòng đàm phán thương mại mới nhất giữa hai nước diễn ra tại Bắc Kinh.

Hôm nay (3/6), Trung Quốc đưa ra cảnh báo Mỹ, bất kỳ thỏa thuận thương mại nào đạt được giữa hai nước trong các cuộc đàm phán sẽ bị hủy nếu Washington quyết áp mức thuế quan mới đối với mặt hàng nhập khẩu từ nước này cũng như đưa ra một số biện pháp trừng phạt thương mại khác.

Tuyên bố nêu rõ, nhằm thực hiện sự đồng thuận mà Trung Quốc và Mỹ đã đạt được tại vòng tham vấn lần thứ hai diễn ra ở Washington, tại vòng tham vấn thứ ba ở Bắc Kinh này, hai bên đã có các cuộc trao đổi hiệu quả trong nhiều vấn đề khác nhau như nông nghiệp và năng lượng và đã đạt được những tiến bộ tích cực, cụ thể.

Mặc dù chi tiết của cuộc tham vấn chưa được xác nhận, song tuyên bố khẳng định “Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cũng như những đòi hỏi phát triển kinh tế chất lượng cao hơn, Trung Quốc sẵn sàng gia tăng nhập khẩu hàng hóa của nhiều nước, trong đó có Mỹ, nhằm đem lại lợi ích cho cả 2 nước và phần còn lại của thế giới”.

Tuyên bố nhấn mạnh “Cải cách, mở cửa cũng như tăng nhu cầu trong nước luôn là những chiến lược quốc gia của Trung Quốc và điều này sẽ không thay đổi”.

Tuy nhiên, Trung Quốc cảnh báo bất kỳ thỏa thuận nào đạt được trong các cuộc đàm phán sẽ không còn hiệu lực nếu Mỹ thực hiện các biện pháp trừng phạt thương mại, bao gồm áp đặt các mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuyên bố của Trung Quốc chỉ rõ kết quả của vòng đàm phán thương mại Trung-Mỹ dựa trên điều kiện tiên quyết rằng hai bên cần thỏa hiệp lẫn nhau và không khơi mào một cuộc chiến thương mại.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã nóng trở lại sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/5 đe dọa áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời có những bước đi khác nữa để hạn chế Bắc Kinh tiếp cận những công nghệ nhạy cảm của Mỹ.

Theo thông báo của Nhà Trắng, muộn nhất là ngày 15/6 tới, Mỹ sẽ công bố một danh sách hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá khoảng 50 tỷ USD, có khả năng chịu mức thuế 25%, nếu Bắc Kinh không giải quyết được bất đồng về vấn đề sở hữu trí tuệ./.

Trung Quốc đồng ý tăng cường nhập khẩu hàng hóa của Mỹ VOV.VN – Hôm nay (3/6), chính quyền Trung Quốc đã thông báo kết quả về vòng đàm phán thương mại Trung – Mỹ lần thứ 3 diễn ra tại Bắc Kinh.theo VOV

=======================

Tướng Mattis cảnh báo TQ sẽ chịu hậu quả “lớn hơn rất nhiều” nếu tiếp tục quân sự hóa ở biển Đông

Tướng Mattis cảnh báo TQ sẽ chịu hậu quả "lớn hơn rất nhiều" nếu tiếp tục quân sự hóa ở biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: BQP Mỹ.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết, việc hủy lời mời Trung Quốc tham gia tập trận quân sự chỉ là đòn đáp trả tương đối nhỏ trước hành động quân sự hóa biển Đông của Bắc Kinh.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (hay Đối thoại Shangri-La) ngày 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã tiếp tục chỉ trích hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông.

Theo tướng Mattis, Trung Quốc đã thông qua hành động quân sự hóa biển Đông – triển khai (phi pháp) các hệ thống vũ khí quân sự ở các đảo đá trên biển Đông – để đe dọa và gây sức ép lên các nước láng giềng.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng cho hay, quyết định hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia tập trận quân sự gần đây là động thái đáp trả đầu tiên đối với hành động thách thức của Trung Quốc ở biển Đông.

“Tôi nghĩ rằng sẽ còn những đáp trả lớn hơn trong tương lai”, ông Mattis cho rằng, phản ứng trên của Mỹ chỉ là hành động tương đối nhỏ mà thôi.

“Việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được mục đích không phải là cách để Bắc Kinh tạo nên sự hợp tác lâu dài và sự tôn trọng quy tắc ứng xử trong khu vực mới là điều quan trọng đối với tương lai Trung Quốc”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.

Ngoài ra, tướng Mỹ cũng khẳng định, Washington sẵn sàng ủng hộ hợp tác nếu Trung Quốc lựa chọn thi hành chính sách hòa bình, thịnh vượng cho các bên trong khu vực nhưng Nhà Trắng sẽ cạnh tranh quyết liệt nếu Trung Nam Hải đi ngược tinh thần trên.