Căn nhà 120 m2 có hình dạng không vuông vắn, từng là nơi chất đồ bề bộn, ẩm thấp.
Căn hộ tầng 2 ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có diện tích rộng 120 m2. Tuy nhiên, trước khi sửa, nhà tồi tàn, chỉ dùng làm kho lưu trữ cả trăm bao tải hàng. Các khu WC, ban công bị dột, ẩm mốc.
Người thuê nhà được cam kết cho ở lâu dài. Bởi vậy, anh quyết định chi 300 triệu để sửa chữa toàn bộ, mua sắm nội thất hoàn thiện cho không gian rộng ngay trung tâm phố cổ.
Căn hộ không vuông vắn với khu vực gần cửa ra vào rộng 3m, trong khi nửa còn lại của nhà có bề ngang 6m. Nhà thuộc dạng ống sâu hun hút (gần 24m), chỉ có một mặt thoáng duy nhất là ban công.
Bởi vậy, các KTS Việt Phú và Đức Anh (Handyman Decor) sử dụng những mảng tường vàng để nhà có cảm giác sáng hơn. Đó cũng là tông màu gợi nhớ tới những ngôi nhà xưa của Hà Nội.
Việc cải tạo nhà trong phố cổ gặp nhiều khó khăn khi vận chuyển phế liệu trong ngõ nhỏ. Việc khoan đục phải hạn chế, không sử dụng nguyên vật liệu quá nặng so với khả năng chịu tải của nhà.
Ngôi nhà được sử dụng cho thuê nên kiến trúc sư tận dụng tối đa diện tích bố trí chỗ nghỉ ngơi. Trong nhà hiện có 4 phòng ngủ.
Một số mảng tường được thay thế bằng vách thưa hoặc cửa chớp, kính để thoáng sáng hơn.
Nhà được sửa mới nhưng sử dụng đồ nội thất tông màu nâu đậm đem lại cảm giác thâm trầm, ấm cúng. Trên tường treo nhiều bức tranh truyền thống.
Phòng ăn khá rộng rãi, là nơi sử dụng nhiều chi tiết, đồ dùng dân dã như gạch bông lát sàn, ốp bếp, đèn tre, bát đĩa Bát Tràng.
Khu vực ăn uống gọn gàng với bàn gỗ nguyên khối là khu trung tâm tiếp giáp với 3 phòng ngủ.
Hướng từ bếp nhìn ra ban công duy nhất trong nhà.
WC cũ hư hỏng nặng được biến thành nhà kho. Hai khu vệ sinh mới bố trí ở một phần ban công.
Mạch máu thông suốt thì tuổi thọ cao, mạch máu tắc thì tuổi đời sẽ giảm. Đây là lời khuyên dành cho người muốn trẻ hóa mạch máu bằng cách lựa chọn thực phẩm đúng và ăn đúng cách.
Đông y có câu nói nổi tiếng: “Tuổi của mạch máu quyết định tuổi thọ của con người”, điều này cho thấy tầm quan trọng của sức khỏe mạch máu trong việc giúp con người duy trì sự sống. Nếu mạch máu bị tắc nghẽn, khí huyết không thể lưu thông thì bệnh tim mạch sẽ xuất hiện, điềm xấu cho tính mạng.
Bài viết này do bác sĩ Lưu Nạp, chuyên gia giáo dục sức khỏe, Hội Y tế Kỹ thuật Giáo dục Trung Quốc hướng dẫn về những giải pháp giúp chúng ta làm sạch mạch máu một cách hiệu quả.
Chuyên gia Nạp cho rằng, mạch máu lão hóa thì con người cũng già cỗi. Cơ thể con người giống như một cái cây lớn, mạch máu giống như rễ cây, nếu chúng được chăm sóc phát triển khỏe mạnh, thì cái cây đó cỏ thể xanh tươi và sống mãi. Cơ thể con người cũng như vậy.
Làm sao để có thể khiến mạch máu không bị già đi?
Sau đây là những giải pháp bạn nên tham khảo, lựa chọn thứ phù hợp để áp dụng cho chính mình.
1. Bổ sung đủ chất xơ thô: Khống chế huyết áp và điều chỉnh chỉ số mỡ máu
Chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan trong nước, có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol huyết tương. Điều tra dịch tễ học xác nhận rằng, bổ sung chất xơ từ thực phẩm đầy đủ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não như bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch.
Mỗi người lớn khỏe mạnh nên tiêu thụ hàng ngày khoảng 25g chất xơ. Các thực phẩm bao gồm đậu bắp, cam vỏ vàng, táo, lê và các loại trái cây rau quả, hạt đậu có vỏ (đậu nành, đậu xanh…), các loại hạt họ đậu khác (đậu lăng, đậu Hà Lan…) Ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mạch, lúa mì…) và các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, lạc…) đều là những thực phẩm giàu chất xơ.
Việc duy trì ăn 25g chất xơ mỗi ngày kỳ thực không khó để đạt được. Ví dụ, ăn uống bổ sung 100g ngũ cốc thô trộn với 200g ngũ cốc tinh mịn sẽ thu nhận được 6g chất xơ, 500g rau cải có chứa khoảng 10g, 250g trái cây chứa khoảng 5g, trong 50g sản phẩm từ đậu nành hoặc các món ăn khác có thể thêm khoảng 7g. Tất cả các món trên cộng lại có thể đạt 28g chất xơ.
2. Bổ sung chất Phospho-lipid: Phòng ngừa xơ cứng động mạch
Phospho-lipid là một trong những thành phần của lipo-protein. Trong đó lipo-protein giống như một chiếc “thuyền” vận chuyển cholesterol, có tác dụng thúc đẩy việc vận chuyển hợp lý và chuyển hóa cholesterol, ngăn chặn sự lắng đọng cholesterol trong thành mạch máu.
Người có sức khỏe bình thường có thể ăn bổ sung khoảng 6-8g chất phospho-lipid mỗi ngày, có thể dùng một lần hoặc nhiều lần. Nếu với mục đích chăm sóc sức khỏe, có thể dùng lượng tăng lên khoảng 15-25g. Phospho-lipid có nhiều trong lòng đỏ trứng và đậu nành. Ngoài ra, thịt nạc, gan động vật, hạt hướng dương, hạt lanh, hạt mè cũng có tỉ lệ tương đối cao.
3. Bổ sung Vitamin C: Hỗ trợ chống oxy hóa
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có hiệu quả trong việc loại bỏ một loạt các gốc tự do và các loại ôxy phản ứng, phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng ôxy hóa mạch máu, giúp làm giảm dấu hiệu xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác.
Hàm lượng Vitamin C trong thực phẩm hàng ngày vô cùng phong phú, đặc biệt là trong những loại trái cây tươi và rau quả như rau cải xanh, súp lơ, bắp cải, táo gai, táo tàu, kiwi…
Bạn nên thường xuyên ăn các loại trái cây để bổ sung vitamin C. Ưu tiên trái cây có vị chua, trái cây họ cam quýt.
4. Bổ sung Kali: Thuốc chống cao huyết áp tự nhiên
Chế độ ăn giàu kali có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chứng huyết áp cao do ăn quá nhiều natri (muối). Kali sau khi vào cơ thể có tác dụng làm giãn nở các mạch máu, từ đó làm giảm huyết áp, điều chỉnh về mức thấp hơn, đồng thời làm tăng bài tiết natri niệu, do đó đóng một vai trò trong điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các bệnh khác.
Lượng kali được khuyến cáo nên sử dụng là 3.500 mg/ngày, nguồn kali tốt nhất là rau, đặc biệt là rau lá xanh, rong biển và khoai tây, trái cây và đậu.
Mỗi 100g thực phẩm sau đây chứa hơn 800mg kali là nấm, mộc nhĩ, đậu nành, đậu đỏ, nho khô, sò điệp và những thứ tương tự.
Quá trình đô thị hóa đúng hướng sẽ mang lại cơ hội kinh tế – xã hội cho nhiều người Việt Nam hơn. Nhưng nếu làm sai, chúng ta sẽ khó có cơ hội sửa chữa!
Bài viết của tác giả Victoria Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2013).
Hà Nội có một nét duyên dáng độc đáo. Khu phố cổ giàu lịch sử, kiến trúc cổ kính Pháp. Những khu hồ xinh xắn và các chùa cổ là những điểm tham quan hấp dẫn. Hà Nội cũng vẫn là một nơi đáng để sinh sống, người dân từ già đến trẻ vẫn có thể đến công viên để vui chơi, đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, thái cực quyền hay bất cứ bài tập thể dục nào khác. Một số người còn có thể đạp xe đến công sở hoặc trường học..
Nhưng Hà Nội cũng như các thành phố khác ở châu Á đang thay đổi và đô thị hóa nhanh chóng, với minh chứng là sự phát triển nhanh chóng của khu vực Mỹ Đình, những tòa nhà chọc trời mọc lên như nấm đang làm thay đổi khung cảnh trên không của thành phố. Sự thay đổi này nhanh chóng đi kèm với những thách thức như xử lý tiếng ồn, giao thông đông đúc, không khí và nước ô nhiễm nặng.
Tôi sống trong 1 khu phố yên tĩnh và vẫn tận hưởng niềm vui được đánh thức bởi tiếng hót líu lo của loài chim nhưng những khu dân cư như thế này ngày càng hiếm: thành phố ngày càng rất ồn ào, và dù bạn có sinh sống ở đâu thì cũng không thể tránh khỏi tiếng ồn từ các công trường xây dựng. Trong ba năm vui sống ở Hà Nội, tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng xe máy và ô tô trên đường phố. Quãng thời gian di chuyển từ nhà tới văn phòng của tôi vào giờ cao điểm, mặc dù vẫn còn ngắn so với chuẩn ở châu Á, nhưng hiện giờ phải mất khoảng 30 phút, tức là gần gấp đôi thời gian so với khi tôi mới đến Việt Nam. Những thách thức này không phải chỉ của riêng cho Hà Nội, nhưng chúng có thể được quản lý tốt và với các chính sách và hành động đúng đắn, Hà Nội vẫn có thể giữ lại nét duyên dáng độc đáo của mình và vẫn là một nơi đáng sống, trong khi tận hưởng những lợi ích mà đô thị hóa mang lại.
Báo cáo Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam được Ngân hàng Thế giới công bố hôm nay cho thấy Việt Nam đang đô thị hóa với tốc độ 3,4% mỗi năm, tập trung chủ yếu quanh khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này là tốt. Quá trình đô thị hóa, đặc biệt là ở 2 trung tâm kinh tế này , đã, đang, và sẽ tiếp tục đóng vài trò đầu tàu trong công cuộc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Không một nước nào có thể phát triển kinh tế với mức độ thu nhập cao nếu không phát triển đô thị trước, và trong thực tế, hầu hết các nước đều phải đô thị hóa ít nhất là 50% trước khi đạt đến vị thế là nước có thu nhập trung bình đầy đủ. Việt Nam kỳ vọng hoàn thành mục tiêu này vào năm 2025. Liệu Việt Nam có thể tận dụng hết các cơ hội kinh tế – xã hội và vượt qua được những thử thách của quá trình đô thị hóa hay không? Đến nay, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành công nhất định, đi đôi với đô thị hóa mạnh hơn. Nhưng cần những chính sách hợp lý để duy trì thành công này và đô thị hóa tiếp tụcđem lại lợi ích cho mọi tầng lớp trong xã hội.
Trong khi phần nào các dịch vụ cơ bản đã được đáp ứng, và việc có ít các khu ổ chuột lớn cho thấy phần lớn người dân có nhà ở, cũng có dấu hiệu rõ ràng cho thấyđiều này đang dần thay đổi. Giá đất ở TP HCM và đặc biệt ở Hà Nội tăng với tốc độ chóng mặt, vượt khả năng chi trả của phần lớn người dân. Phân tích của chúng tôi cho thấy chỉ có 5% dân số thu nhập cao nhất ở 2 thành phố này có khả năng chi trả cho nhà đất do các công ty phát triển đô thị cung cấp qua kênh chính thức. Cần xử lý sớm hệ thống giá đất kép và sự mập mờ của thị trường nhà đất, cũng như thói quen bán và cho thuê đất để tăng ngân sách địa phương, là những thực tiễn có thể dẫn đến phát triển đô thị một cách lộn xộn. Phiên họp sắp tới của Quốc hội về Luật Đất Đai sẽ là một cơ hội tốt để giải quyết những thực tiễn bất cập và bất bình đẳng của thị trường nhà đất đô thị ở Việt Nam.
Các nhà quy hoạch cũng phải xem xét vấn đề giao thông đô thịđể nâng cao chất lượng sống và cung cấp thêm nhiều lựa chọn giao thông cho người dân, kể cả người nghèo, trẻ em, người già và người tàn tật. Sử dụng rộng rãi xe máy đã dẫn đến một phân tán về việc làm mở rộng đô thị. Di chuyển bằng xe máy giúp giảm thời gian đi đến chỗ làm ở các thành phố lớn ở Việt Nam so với trung bình trên trên thế giới, nhưng quá trình chuyển đổi từ xe máy sang ô tô sẽ có thể gây ra ách tắc nếu không đi kèm với đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông hay hệ thống giao thông công cộng. Với những điều kiện như hiện nay, khi số lượng ô tô ở Hà Nội tương đương với một nước thu nhập trung bình như Malaysia, sẽ tắc đường toàn diện vì đơn giản là không đủ chỗ lưu thông cho lượng xe lớn như vậy. Giải quyết vấn đề này đồng nghĩa với việc cải cách và hiện đại hóa hệ thống quy hoạch của Việt Nam, tăng cường quản lý đô thị và nâng cao phối hợp giữa các cấp chính quyền và các sở ban ngành của thành phố. Các cơ quan quy hoạch kiểu cũ – tàn dư của chế độ kế hoạch hóa tập trung – không còn đủ khả năng quy hoạch trong khuôn khổ kinh tế thị trường mới ngày nay.
Quy hoạch Tổng thể Phát triển Đô thị Hà Nội được phê duyệt gần đây là một ví dụ với một hệ thống các thành phố vệ tinh chiếm diện tích lớn để giảm mật độ đô thị, đòi hỏi đầu tư lên đến hàng chục tỷ đô la Mỹ. Quy hoạch này dễ dẫn đến rủi ro đầu tư công có thể bị “nhốt” vào những khu vực không có nhu cầu. Để so sánh, quy hoạch này dự kiến đáp ứng nhu cầu của 6,5 triệu dân vào năm 2030 nhưng diện tích đất sử dụng gấp đôi thủ đô Seoul của Hàn Quốc hiện nay với 10,5 triệu dân. Với nguy cơ biến đổi khí hậu thì Việt Nam nên chuyển hướng tập trung phát triển thành phố gọn, mật độ cao, tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu nhà ở và việc làm cho mọi người.
“Việt Nam chỉ có một cơ hội để đô thị hóa đúng hướng. Nếu thất bại trong đô thị hóa, chúng ta cũng sẽ thất bại trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa,” đó là phát biểu tại Hội nghị Đô thị Toàn quốc tháng 11 năm 2009 của ông Nguyễn Sinh Hùng, lúc đó là Phó Thủ tướng. Điều này cho thấy các nhà lập chính sách của Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của đô thị hóa trong việc đưa đất nước trở thành quốc gia thu nhập trung bình và hơn thế . Quá trình đô thị hóa đúng hướng sẽ mang lại cơ hội kinh tế – xã hội cho nhiều người Việt Nam hơn. Nhưng nếu làm sai, chúng ta sẽ khó có cơ hội sửa chữa!
Bài của Luật sư Trần Đình Dũng 2-6-2018 Luật đặc khu (Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc): CHO PHÉP TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI VÀO XÉT XỬ CÔNG DÂN VIỆT NAM TRÊN LÃNH THỔ QUỐC GIA
Quyền tài phán là một quyền thiêng liêng của quốc gia để phán quyết bảo vệ công lý trên lãnh thổ quốc gia. Điều này được ghi nhận không chỉ trong các bản hiến pháp mà còn ở rất nhiều trong các Công ước quốc tế. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng thượng tôn triệt để quyền xét xử thiêng liêng này. Quyền tài phán do Tòa án đại diện quyền lực nhà nước thực hiện. Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam 2013 ghi nhận tại Điều 102 “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Công dân khi bị thiệt hại quyền lợi trên lãnh thổ quốc gia mình thì có quyền yêu cầu Tòa án của quốc gia minh bảo vệ (trừ trường hợp hai bên hoạt động doanh nghiệp cùng có thỏa thuận yêu cầu trọng tài thương mại quốc tế phán quyết).
Thế nhưng Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc, có điều khoản cho phép tòa án nước ngoài nhảy vào giải quyết để phán quyết quyền lợi công dân Việt Nam ngay trên lãnh thổ đặc khu (là lãnh thổ quốc gia).
Trích Dự thảo Luật “Khoản 3 Điều 7. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh:
“3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. – Hết trích.
Theo điều khoản này thì khi áp dụng trong thực tế, có tranh chấp giữa Công ty của Trung Quốc và người Việt Nam về việc giao dịch sản phẩm của công ty (không loại trừ sản phẩm là bất động sản), do Tòa án Trung Quốc xét xử. Dĩ nhiên tòa án của họ sẽ xét xử bằng tiếng Trung. Khi đó công dân Việt Nam trở thành “người nước ngoài” tham gia tố tụng đối với sự việc diễn ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam (đặc khu kinh tế) và muốn kháng cáo để lên tòa cấp trên thì phải về Bắc Kinh để được xét xử. Như vậy, quyền lực lãnh thổ quốc gia về mặt tài phán thử hỏi có còn quốc gia Việt Nam hay không? Ở điểm này của Dự luật, chúng ta cần phải khẩn cấp kêu gọi các Đại biểu Quốc Hội bình tâm khi đưa tay vào chiếc nút bấm “điểm mốc lịch sử lãnh thổ quốc gia” ở Hội trường Ba Đình.
Trên thế giới hệ thống pháp luật quốc gia có chủ quyền độc lập chưa từng có chuyện chấp nhận cho tòa án quốc gia khác xét xử công dân mình khi sự việc xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia mình. Quyền tài phán mặc định theo chủ quyền quốc gia này khác hoàn toàn với việc tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp mà các bên lựa chọn Trọng tài thương mại quốc tế để phán quyết thương mại.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đây là lần đầu tiên một đạo luật cho phép Tòa án nước ngoài phán quyết sự việc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam của công dân Việt Nam.
Khi đưa vào thực thi Khoản 3 Điều 7 của luật này, công dân Việt Nam không còn quyền yêu cầu tòa án quốc gia bảo vệ quyền lợi của công dân đã được hiến định và qui định trong các đạo luật cơ bản: Hiến pháp 2013 (Điều 102), Bộ luật dân sự 2015 (Điều 14), Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Điều 4). Kéo theo đó, tòa án nước ngoài xét xử sẽ mất hết các quyền trong tố tụng như Sử dụng tiếng Việt trong xét xử, Yêu cầu luật sư bảo vệ, Xét xử công khai… Ngoài ra, công dân Việt Nam còn bị phải chịu ràng buộc các quyền cưỡng chế của tòa án nước ngoài như có thể bị dẫn giải, bị xử phạt nội qui tòa án nước ngoài…
Phần đầu chương thứ nhất của dự luật có nêu “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập…” – Điều 3 Dự luật. Mặc nhiên đã qui định nhắc lại các đặc khu là lãnh thổ quốc gia nhưng sau đó qui định tại Khoản 3 Điều 7 đã làm cho chủ quyền quốc gia về mặt quyền tài phán bị xâm hại, ngược hẳn với việc mặc nhiên lãnh thổ này thuộc chủ quyền quốc gia. Hơn nữa Dự luật chỉ trong phạm vi theo tên gọi “Đơn vị hành chính – kinh tế” nên việc điều chỉnh luôn cả quan hệ tư pháp, chồng chéo lên các bộ luật tố tụng, là bất bình thường, trái với nguyên tắc thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Thông qua một Đạo luật, trong đó có chuyển giao quyền tài phán (xét xử) cho tòa án nước ngoài đồng nghĩa với việc giao một phần chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiểu theo nghĩa quyền hạn chính quyền nhà nước, là trái với hiến pháp về sự vẹn toàn lãnh thổ như Hiến định tại Điều 1 Hiến pháp 2013 “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
Một bà chủ quán cơm mô tả: “Họ như một bầy thú đói! Nhưng không bán thì không được, mỗi lần họ tràn vô là không biết bao nhiêu thức ăn cho đủ, chỉ một loáng là hết sạch.
“Phố Tàu!” Nhiều người đã thốt lên như vậy khi đến Nha Trang, như một thành phố của người Trung Hoa. Một thứ “Phố Tàu” ngay giữa Việt Nam với đầy đủ màu sắc Trung Hoa, từ quán ăn cho đến hè phố tất cả đều mang hơi thở, tiếng nói “người Tàu.”
Bãi biển buổi sáng, xen lẫn giữa những người Việt dậy sớm đi tập thể dục, những du khách đến từ Trung Quốc cũng nghênh ngang đi lại khắp nơi và không thể lẫn vào đâu được sự có mặt của họ. Nó làm gia tăng độ ồn ào thành phố, ở những trục đường chính nhiều khi, người Việt phải né đường cho từng tốp người Trung Quốc ầm ầm đi qua.
Ở quán café thì không khí càng đáng s.ợ hơn, vì họ đã chiếm lĩnh hết cái khoảng không gian an bình mà người Nha Trang đang thụ hưởng, nhiều người đã phải chạy làng vì không thể chịu nỗi cái âm thanh “xí lô xí la” xa lạ đó.
Tại các quán ăn còn khủng khiếp hơn, khi họ tranh giành nhau từng suất ăn, bàn ghế chật cứng và huyên náo như một cuốn phim ẩm thực được trình diễn bởi đám diễn viên chuyên nghiệp, ăn uống một cách quá mức tận tình!
Ngao ngán đến mức bà than thở: “Họ làm tui mất hết khách Việt thân quen, vì đụng tới người Tàu là bà con chạy mất dép, nhưng biết làm sao?”
Trong những khách sạn có buffet ăn sáng, cảnh tượng càng náo loạn hơn, bao nhiêu thức ăn đưa ra là họ “bốc hốt” sạch trơn. Chỉ trong vòng năm phút là chiến trường trống huơ, đến mức những con ruồi cũng không còn cơ hội vo ve.
Họ rào rào như tằm ăn dâu, nhanh như ảo thuật, phần ăn, phần thì giấu đem theo, trong túi xách, túi quần, thậm chí đút vào trong ngực. Họ lấy thức ăn thật nhiều, để khi đi thăm thắng cảnh sẽ có sẵn cái để ăn trưa cho đỡ tốn tiền. Nhiều khách sạn phải choáng váng, vì khi khách Trung Quốc trả phòng thì tất cả các khăn lông đều biến sạch, đề nghị họ đền thì “bất khả” vì ngôn ngữ bất đồng.
Bữa sáng tại một khách sạn ở Nha Trang toàn du khách Trung Quốc. (Hình: Nguyễn Sài Gòn/Người Việt)
Bởi vậy, mỗi khi khách Trung Quốc thuê, thì khách sạn gần như “tan nát,” vì không căn phòng nào nguyên vẹn sau một đêm bị họ quậy nát, hôi hám không thể chịu nổi.
“Mỗi lần dọn phòng cho họ là em rụng rời, tởm đến ngày hôm sau còn sợ,” một nhân viên phục vụ mếu máo: “Họ không cho một xu, mà còn hành hạ đủ kiểu, phòng nào có khách đàn ông là em chỉ dám đứng ngoài ra dấu – không dám vào trong vì không biết sẽ xảy ra chuyện gì, sợ lắm!”
Nha Trang bây giờ đích thị là một “Phố Tàu” đúng nghĩa, họ đến nườm nượp, cứ nhìn vào các khu “check out,” “check in” ở phi trường Cam Ranh là thấy, sự khủng khiếp như một cái chợ. Mỗi lần lên xuống-xuất nhập của họ có lẽ phải cả sư đoàn, người Việt dường như biến mất chỉ còn lại người Trung Quốc.
Một ngày nào đó không xa, Nha Trang hay Đà Nẵng… rồi cũng biến thành của họ, vì nếu ba đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc và gần gũi nhất là Vân Phong, chỉ cách Nha Trang một giờ xe chạy, nếu được Quốc Hội Cộng Sản thông qua thì chắc chắn sẽ là nơi lý tưởng để người Trung Quốc kéo đến và sinh cơ lập nghiệp lâu dài nơi đẹp đẽ này.
Và điều này rồi sẽ phải xảy ra, vì dư luận đang rộ tin – Bắc Vân Phong, đã được một số người Trung Quốc núp bóng người Việt, mua lại gần hết. Giá nào cũng mua, vì nơi đây vẫn còn hoang sơ chưa có người ở. Với cảnh quan biển xanh cát trắng, với những hòn đảo tách biệt đất liền, thì một ngày không xa, nó sẽ là một thứ “Thẩm Quyến” thứ hai của Trung Quốc. Và nếu nó được cho thuê và ưu đãi như một “nhượng địa” suốt 70 năm hay 99 năm như dự thảo ban đầu.
Một người bạn già của tôi nói, dòng họ ông ở Nha Trang đã 3 đời nay rồi, nhưng chưa khi nào thấy người Trung Quốc đông đảo trên quê hương của mình nhiều như vậy. “Nhiều đến mức hải sản cũng cạn kiệt vì họ ngốn thức ăn nhiều khủng khiếp. Dường như họ nhai cả vỏ tôm sò, đến mức khi họ ra đi mọi thứ cũng không còn gì ngoài cái mùi của nhầy nhụa Trung Hoa còn bám lại”!
Ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nói rằng có 50 cán bộ cao cấp thuộc Trung ương đảng quản lý đã bị kỷ luật kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tức là từ sau Đại hội đảng toàn quốc đầu năm 2016.
Ông Đinh La Thăng, nguyên ủy viên bộ chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam, tại một phiên tòa năm 2018. AFP
Ông Phan Đình Trạc nói như vậy tại Hội nghi toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng tổ chức sáng nay 25/6 tại Hà Nội, với hơn 500 đại biểu toàn quốc.
Trong số 50 đảng viên cao cấp đó có 9 người là ủy viên trung ương đảng, một người là ủy viên Bộ chính trị bị khai trừ đảng.
Người ủy viên Bộ chính trị này là ông Đinh La Thăng, nguyên là Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Ông Thăng đã bị xử trong nhiều phiên tòa từ đầu năm 2018 đến nay với bản án tổng cộng hơn 30 năm tù giam vì những sai phạm liên quan đến tham nhũng.
Ông Phan Đình Trạc còn cho biết thêm số những vụ kỷ luật xa hơn, từ năm 2014 đến nay, Đảng Cộng sản đã kỷ luật 58.120 đảng viên, trong đó có 2.720 đảng viên phạm tội tham nhũng. Đặc biệt là có đảng viên cao cấp đã về hưu nhưng cũng bị đem ra kỷ luật.
Trong bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị toàn quốc về phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng việc chống tham nhũng hiện nay là một cuộc chiến phức tạp chịu nhiều sức ép từ nhiều phía, và còn rất lâu dài. Ông hy vọng là sau hội nghị này việc chống tham nhũng chẳng những được duy trì mà còn được đẩy mạnh. Ông cho đó là một cuộc chiến chống giặc nội xâm đang ở giai đoạn quyết liệt.
Cùng ngày hôm nay, 25/6 ông Nguyễn Phú Trọng còn chủ trì một cuộc họp của Thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.
Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay là trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chưa tính những bất động sản hàng trăm ha đất chiếm được của dân nghèo tại quê nhà Quảng Ngãi, chỉ tính những bất động sản tại nội thành Hà Nội, gia đình ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Thành viên Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Hòa Bình đang sở hữu sơ sơ tới 8 căn nhà mặt tiền, biệt thự và căn hộ cao cấp, cụ thể như sau:
Hình minh họa
1- Căn nhà mặt tiền 3 tầng tại đường Giải Phóng
Căn nhà mặt tiền 3 tầng lầu tại số 1307 đường Giải Phóng, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà Nội là nơi ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình và gia đình đăng ký hộ khẩu thường trú. Năm 2007, sau khi được phong hàm Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an, ông đã xây dựng trái phép căn nhà 3 tầng tại địa chỉ trên. Theo chứng thư thẩm định giá số 13.05.1743/CT ngày 24/5/2014 của Công ty TNHH MTV Tư vấn & Thẩm định giá Sao Mộc, mảnh đất này (không tính giá trị căn nhà vì xây dựng trái phép) trị giá 22,5 tỷ đồng.
2- Căn biệt thự Vinhomes Riverside BL09-02
Ngày 7/5/2013, theo bản hợp đồng số BL09-02/VV/HĐMBBT, ông Nguyễn Hòa Bình và bà Phùng Nhật Hà đã mua căn biệt thự số BL09-02, đường Bằng Lăng 9 trên nền đất rộng 524,30m2 tại khu Vinhomes Riverside với giá 21,8 tỷ đồng, sau đó chi thêm hàng chục tỷ đồng vào việc tôn tạo, sửa chữa và chuyển về cư ngụ tại đây.
3- Căn biệt thự Vinhomes Riverside AD01-58
Cùng ngày ký hợp đồng căn biệt thự BL09-02 nêu trên, ông Nguyễn Hòa Bình cũng đầu tư cho cậu quý tử Nguyễn Việt Anh (sinh ngày 27/9/1990) căn biệt thự số AD01-58 tại đường Hoa Anh Đào 1 trên nền đất rộng 305,89 m2 với giá 13 tỷ đồng theo bản hợp đồng số AD01-58/VV/HĐMBBT ký ngày 7/5/2013. Căn biệt thự này cũng tốn thêm hàng chục tỷ đồng nữa của ông Nguyễn Hòa Bình cho chi phí sửa chữa, hoàn thiện và trang trí nội thất.
4- Căn biệt thự Vinhomes Riverside HP08-33
Căn biệt thự tại số HP08-33, đường Hoa Phượng 8 cũng nằm trong khu Vinhomes Riverside thuộc sở hữu của Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Minh Thủy vừa được mua vào ngày 19/11/2014 trên nền đất rộng 430m2 với giá 18,9 tỷ đồng, hiện đang trong giai đoạn thiết kế.
5- Căn biệt thự Vinhomes Riverside HS06-29
Cũng “có hiếu” không khác gì Vũ Chí Hùng, con rể thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tháng 12/2014 vừa qua, Nguyễn Tuấn Anh đã “trả ơn” kèm “bịt miệng” gia đình bên vợ vì đã đứng tên giúp hàng loạt doanh nghiệp ma bằng căn biệt thự số HS06-29 trên lô đất rộng 266 m2 tọa lạc tại đường Hoa Sữa 6, khu Vinhomes Riverside với giá 19,9 tỷ đồng, hiện Nguyễn Tuấn Anh cũng đổ thêm kinh phí 1,6 tỷ đồng nữa để đẩy mạnh giai đoạn hoàn thiện. Vợ chồng họa sỹ Hoàng Đăng Định và Nguyễn Thị Hằng đang chuẩn bị rời khu Láng Thượng để về hưởng thụ cuộc sống gần nhà sui gia Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình.
6- Căn E-01, Dự án khu nhà ở thấp tầng số 15, Ngõ 91, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Căn nhà số E-01 thuộc Dự án Khu nhà ở thấp tầng số 15 ngõ 91 Phố Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội do công ty CP Đầu tư & Xây dựng Phú Điền là chủ đầu tư được con dâu ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình là Hoàng Minh Thủy đứng tên mua ngày 4/11/2013. Diện tích đất 94,88 m2, tổng diện tích sàn 428,9m2 với giá 10,8 tỷ đồng.
7- Căn hộ 1411 Vincom Centre Hà Nội
Căn hộ số 1411 tại khu căn hộ cao cấp Vincom Centre (114 Mai Hắc Đế, Hà Nội) được Nguyễn Tuấn Anh mua vào ngày 17/5/2009 với giá 6,7 tỷ đồng. Hiện căn hộ đang được vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh cho nước ngoài thuê với giá 52 triệu/tháng.
8- Căn hộ C (25.3), tầng 25, Tòa nhà CT1-Vimeco
Vẫn chưa hết, vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Minh Thủy còn sở hữu căn hộ cao cấp số C(25.3), tầng 25, Tòa nhà CT1-Vimeco, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội có diện tích sàn 143,84 m2.
Như vậy, thống kê cho thấy tài sản của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSND Tối cao cũng là khủng khiếp, không thua kém mấy so với gia đình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong bài trước chúng tôi đã chỉ mặt thủ đoạn của hai cha con ông Nguyễn Hòa Bình nhằm chiếm đoạt đất và nhà của bà con nghèo Quảng Ngãi để làm 2 dự án lên đến gần một ngàn năm trăm tỷ đồng (1.500.000.000.000 VNĐ). Lòng tham của ông Nguyễn Hòa Bình cũng như ông Nguyễn Xuân Phúc là vô hạn, cơ man nào là đất đai như thế nhưng vẫn bằng mọi thủ đoạn gian trá để vơ vét cho mình hàng loạt biệt thự và căn hộ cao cấp như độc giả vừa thấy. Chỉ mới cộng sơ giá trị các biệt thự và căn hộ cao cấp tại nội thành Hà Nội đã lên đến hàng trăm tỷ đồng, chưa tính tại Đà Nẵng và TP.HCM, chưa tính bao nhiêu là đồ cổ, kim cương và đô la giấu trong nhà, chưa tính những cổ phiếu tại các Ngân hàng và các Tập đoàn, chưa tính những khu đất vàng tại Hà Nội nấp dưới danh nghĩa các doanh nghiệp của con trai Nguyễn Tuấn Anh…
Cả gia đình ông Nguyễn Hòa Bình đều là Đảng viên, công chức nhà nước, con thì đứa vừa ra trường, đứa còn đang đi học nhưng sơ sơ về tài sản tính theo bất động sản tại nội thành Hà Nội đã lên đến hàng trăm tỷ như thế, độc giả có thể suy xét tay và cả người của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình xem đã nhúng chàm hay chưa? Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ trong các phóng sự tới, mong độc giả đón chờ.
Chuyên gia cảnh báo: Sau Biển Đông, TQ đang nhắm tới “miếng mồi ngon” tiếp theo – sông Mekong
Một đập thủy điện của Trung Quốc trên sông Mekong
Trong 5 thập kỷ tới, tổng thiệt hại cho các nền kinh tế hạ lưu sông Mekong sẽ lên tới 7,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam và Campuchia sẽ là 2 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Bài viết của chuyên gia Elliot Brennan trên trang The Interpreter của Viện Lowy (Australia) cảnh báo nguy cơ lớn mà các đập thủy điện của Trung Quốc có thể gây ra cho các nước hạ lưu sông Mekong.
Việc xây dựng, quân sự hóa trái phép của chính quyền Bắc Kinh tại Biển Đông gần hoàn tất. Với các biện pháp đe dọa và ép buộc, Trung Quốc giờ đây có thể lộng hành trên một trong những tuyến giao thông đường biển chính của Đông Nam Á. Điều này khiến cho việc tuân thủ các luật và quy định quốc tế trở thành một trò hề.
Tuy nhiên, Trung Quốc còn đang ngắm một “miếng mồi ngon” khác nữa. Đó là con sông Mekong, chạy xuyên phần đất liền của Đông Nam Á.
Bắt nguồn từ Trung Quốc (có tên là Lan Thương), chảy qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia, Mekong là một tuyến đường thủy quan trọng, cung cấp nguồn sống thiết yếu cho 60 triệu dân cư sinh sống dọc theo bờ sông.
Nếu kiểm soát của cả Biển Đông và Mekong, thì Trung Quốc sẽ hoàn thành một phần chiến lược “chia nhỏ và cô lập” khu vực Đông Nam Á.
Nạn đói còn nguy hiểm nhiều lần hơn chiến tranh
Kiểm soát dòng chảy của sông Mekong với các con đập dọc theo tuyến đường này đồng nghĩa với việc kiểm soát khả năng tiếp cận với nguồn thực phẩm, và từ đó là sinh kế của hàng chục triệu người trong các cộng đồng ven sông ở hạ lưu.
Trong số các đập thủy điện trên sông Mekong, phần lớn các đập đang hoạt động đều nằm trên lãnh thổ Trung Quốc, có tổng công suất lên tới hơn 15.000 Megawatts. Con số này bao gồm hàng loạt các đập công suất lớn công suất trên 1.000 MW, bao gồm cả đập Nọa Trát Độ (sản lượng 5.850 MW).
Tổng cộng lại các đập này có thể giữ lại 23 tỷ m3 nước, tương ứng 27% lưu lượng hàng năm của sông Mekong giữa Trung Quốc và Thái Lan. Các đập khác ở hạ lưu sông Mekong với sản lượng chỉ hàng chục hoặc hàng trăm MW thực sự chẳng thể so sánh với các đập của Trung Quốc.
Tình trạng khô hạn ở hạ lưu sông Mekong. Ảnh: Forbes/Getty
Điểm mấu chốt cần nhớ là: Các đập của Trung Quốc có thể điều chỉnh dòng chảy của sông Mekong.
Điều này thậm chí còn rõ rệt hơn trong mùa khô khi Cao nguyên Tây Tạng đóng góp từ 40- 70% lượng nước cho dòng sông. Tầm ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm và sinh kế vô cùng to lớn, nhưng sẽ trở nên nghiêm trọng rất nhiều nếu 11 con đập lớn đang được đề xuất, trong đó có một nửa liên quan tới Trung Quốc, được thông qua.
Một báo cáo mới đây của Viện Môi trường và UNESCO cho thấy dòng chảy trầm tích trên sông Mekong có thể giảm tới 94% nếu các đập trên xây xong. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến sản lượng đánh bắt cá và tình trạng của sông Mekong. Điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cộng đồng dân cư ở hạ nguồn sinh sống ven sông.
Đáng lo ngại hơn, đề xuất [của Trung Quốc] về tăng sản lượng điện và tăng trưởng kinh tế cho các nền kinh tế của hạ lưu sông Mekong chỉ là những lời nói dối trá. Nhiều đập hạ lưu sông Mekong được đề xuất ở trên sẽ xuất khẩu điện năng sang Trung Quốc, và những đập khác sẽ gây ra các tác động tiêu cực trực tiếp đến nền kinh tế.
Giới phân tích dự đoán trong 5 thập niên tới, tổng thiệt hại cho các nền kinh tế hạ lưu sông Mekong sẽ lên tới 7,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam và Campuchia sẽ là 2 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đó là chưa kể vô vàn các thiệt hại về mặt xã hội chưa thể thống kê được.
Vũ khí mới của Trung Quốc- Đập nước
Trong một chuyến đi gần đây tới Lào, tôi chia sẻ những lo ngại về các đập Trung Quốc đang được sử dụng làm đòn bẩy chiến lược, tạo ra các thác nước tràn từ thượng nguồn đổ về không báo trước không chỉ ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư mà còn cả sự an toàn của các đập hạ lưu.
Trong trường hợp này, các đập ở hạ lưu cần phải xả nước ngay lập tức qua đập tràn. Hậu quả ít nghiêm trọng nhất là các nước chỉ mất đi sản lượng điện cần thiết, giảm nguồn cung điện. Nếu tệ hơn, nó có thể gây ra những trận lũ quét tồi tệ ở hạ lưu và đe dọa an toàn cho hệ thống đập ở hạ lưu.
Nhiều đập trên các nhánh của sông Mekong hiện không được thông báo về việc xả nước trên thượng nguồn sông Mekong, khiến cho nhà quản lý ở thế bị động và buộc phải xả nước gây lũ lụt ở hạ du khi bất ngờ nhận thêm nước..
Một trong những nhà vận hành của một con đập liên doanh ở Lào đã chia sẻ rằng họ hầu như không bao giờ nhận được thông báo trước khi Trung Quốc muốn xả nước từ trên thượng nguồn.
Đập thủy điện Cảnh Hồng của Trung Quốc trên sông Mekong. Ảnh: International rivers
Các đập không có nước, hoặc không có đủ nước trong hồ chứa, cũng khiến cho các nền kinh tế gián đoạn vì chúng không thể cung cấp đủ sản lượng điện như dự kiến. Ngoài việc các công ty Trung Quốc kiểm soát dòng chảy của sông Mekong ở thượng nguồn, sản lượng điện còn phụ thuộc hoàn toàn vào lượng nước ít ỏi vào mỗi mùa khô hàng năm.
Hiện tượng mặn hóa của sông Mekong ở cửa sông tại Việt Nam là một ví dụ; xói mòn đất qua hệ thống sông là một ví dụ khác. Đây là một vấn đề lớn đối với những người dân phụ thuộc vào dòng sông (đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam sản xuất 40 % sản lượng gạo của cả nước và cung cấp phần lớn phù sa cho lưu vực).
Dự án Thiên hà- Nguy cơ mới
Trung Quốc còn nắm giữ một vũ khí nữa: Dự án Thiên Hà. Dự án này giúp gieo mây tạo mưa nhân tạo nhằm tăng lượng mưa trên cao nguyên Tây Tạng (nơi khởi nguồn các dòng sông xuyên biên giới chính, bao gồm Mekong, Brahmaputra, Indus và Salween) lên tới 10 tỷ mét khối. Lượng nước này chiếm 7% lượng mưa tiêu thụ hiện tại của Trung Quốc.
Nước có thể được điều chỉnh bởi hệ thống đập của Trung Quốc hoặc phân phối vào các hệ thống kênh mương phục vụ nhu cầu nội địa. Nhưng theo lời ông Janos Pasztor của Hội đồng Carnegie, việc gieo mưa nhân tạo khiến cho “mưa rơi ở một số điểm và một số nơi khác không hề có mưa”.
Kiểm soát thời tiết và đảm bảo lượng mưa ở Trung Quốc là bước tiếp theo để kiểm soát lượng nước đến các con sông của các nước láng giềng. Trong thực tế, điều này là đáng lo ngại vì Trung Quốc đang sở hữu một kỉ lục quản lý tài nguyên thiên nhiên tồi tệ: khoảng 70% các con sông và hồ ở Trung Quốc bị ô nhiễm.
Hơn nữa, khả năng kiểm soát lượng mưa có thể tạo ra nhiều vấn đề hơn nữa. Vào những thời điểm tốt đẹp, nó khuyến khích các quốc gia xây dựng các đập điện, còn nếu tình hình xấu đi, điều này có nghĩa là hạn hán ở hạ nguồn và sự hình thành một vũ khí nước hủy diệt.
Nỗ lực nạo vét luồng lạch trá hình
Đập nước và lượng mưa chỉ là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc. Trái ngược với việc bồi đắp trái phép ở Biển Đông, trên sông Mekong, Trung Quốc đã bắt tay vào cái gọi là “Dự án cải tạo luồng lạch”. Dự án này bao gồm việc nổ mìn các đảo nhỏ, ghềnh và đá ở sông Mekong để tạo ra một tuyến đường thủy xuyên qua trung tâm lục địa Đông Nam Á đến Lào.
Dự án này không chỉ tạo ra thêm một kênh xuất khẩu hàng hóa nhanh chóng trên sông từ Trung Quốc tới các nước Đông Nam Á mà còn gây những thiệt hại về môi trường và xã hội nặng nề cho các nước quốc gia này.
Nhìn thấy điều này nên chính phủ Thái Lan vẫn chưa đồng ý triển khai dự án của Trung Quốc trên đoạn sông Mekong qua lãnh thổ mình.
Với chính sách đối ngoại hiếu chiến của Bắc Kinh như hiện tại, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, tuyến đường thủy này sẽ trở thành cơn ác mộng kinh hoàng.
Lựa chọn nào cho các quốc gia Đông Nam Á?
Không ngạc nhiên gì khi các quốc gia Đông Nam Á và các bên liên quan khác từ lâu đã cố gắng thúc đẩy Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán để thiết lập nên những quy tắc hợp tác phù hợp.
Nhưng để đạt được mục tiêu đó, các quốc gia Đông Nam Á, những nước nắm phần thua thiệt trong cuộc chơi này, cần đạt được sự đồng thuận lớn hơn. Các đối tác châu Âu ở các đập trên sông Mekong nên tìm hiểu các dự án năng lượng thay thế cho thủy điện. Những nước khác như Úc, cần phải tránh xa thái độ dĩ hòa vi quý với Trung Quốc.
Sự kiểm soát ngày càng tăng của Trung Quốc đối với sông Mekong đang là một nhân tố quan trọng gây bất ổn trong khu vực. Các quốc gia Đông Nam Á có hai lựa chọn: đoàn kết để tạo ra sức mạnh tập thể đấu tranh với Trung Quốc hoặc ngồi yên hứng chịu các tổn thất từ quốc gia láng giềng này.
Nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại giữa nguy cơ chiến tranh thương mại với Mỹ
Ảnh minh họa: iStock
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu vào thời điểm khá bất lợi cho nền kinh tế Trung Quốc.
Hậu quả của chiến tranh thương mại
Trong những tuần gần đây, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chững lại nhanh hơn nhiều so với dự tính. Điều đó đồng nghĩa với việc các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, bao gồm Mỹ, châu Âu và những tập đoàn quốc tế lớn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Thêm vào đó, chiến tranh thương mại với Mỹ sẽ gây thêm khó khăn cho Trung Quốc. Cả hai bên đều tuyên bố áp thuế nhập khẩu với giá trị lên tới 50 tỉ USD đối với sản phẩm của quốc gia còn lại. Tổng thống Mỹ Donald Trump còn đe dọa sẽ áp thuế bổ sung lên 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.
“Mâu thuẫn thương mại đang gia tăng vào thời điểm nhiều người tỏ ra nghi ngờ về bức tranh toàn cảnh nền kinh tế nội địa,” Mark Williams – nhà kinh tế học châu Á tại cơ quan nghiên cứu Capital Economics – viết trong bản ghi chú.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc vào năm ngoái, đạt mức 6,9% theo số liệu chính phủ. Tốc độ tăng trưởng tiếp tục được giữ vững vào đầu năm nay, nhưng nhiều nhà kinh tế cho rằng quốc gia này sẽ khó có thể giữ mức tăng trưởng lâu hơn. Các dấu hiệu giảm sút đang bắt đầu xuất hiện.
Dữ liệu kinh tế chính thức trong tháng vừa qua cho thấy tăng trưởng trong những lĩnh vực quan trọng như xuất khẩu, đầu tư từ công ty và mức tiêu thụ của người tiêu dùng đều giảm so với cùng kì năm ngoái.
“Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm trong 6 tháng cuối năm”. Ảnh: Getty Images
Louis Kuijs, trưởng nhóm các nhà kinh tế học khu vực châu Á tại cơ quan nghiên cứu Oxford Economics, cho biết: “Các con số thể hiện những dấu hiệu suy giảm trong tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc, và chúng tôi đoán tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra”.
Ông đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 6,4% trong năm nay, hoặc ít hơn một chút so với mục tiêu tăng trưởng của chính phủ là 6,5%. Nhiều nhà phân tích đã đặt ra câu hỏi về tính chính xác của số liệu mà chính phủ Trung Quốc cung cấp.
Việc tham gia sâu hơn vào chiến tranh thương mại với Mỹ sẽ khiến tình hình trở nên xấu hơn.
Haibin Zhu, nhà kinh tế học về Trung Quốc tại JPMorgan, ước tính rằng thuế quan Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc có thể lấy đi từ 0,1% tới 0,5% tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này, tùy thuộc vào mức độ của các mức thuế.
Ngoài ra, thuế quan còn gây ra những ảnh hưởng gián tiếp khác, khiến các doanh nghiệp e ngại hơn khi đầu tư hoặc đưa ra quyết định đối với hàng hóa Trung Quốc, ông Zhu nói thêm.
Tăng trưởng chững lại
Nhà kinh tế học Williams nhận xét: “Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm trong 6 tháng cuối năm”.
Một vài nhà kinh tế học cho biết lí do chính cho sự suy thoái rõ rệt là chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực kiềm chế các khoản nợ khổng lồ trong nước. Con số này đã tăng mạnh từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 10 năm trước đây.
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tới giữa năm ngoái, số nợ đã gấp 2,5 lần tổng giá trị nền kinh tế Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao đã bàn luận về việc giảm rủi ro trong hệ thống tài chính Trung Quốc.
Các nhà phân tích tỏ ra hoài nghi về nỗ lực của chính phủ trong việc xử lí các khoản nợ, nhưng nhiều người cho biết các phương án đã trở nên có ý nghĩa hơn và bắt đầu giúp cải thiện tăng trưởng. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại có thể sẽ gây rắc rối lớn.
“Mâu thuẫn thương mại Mỹ-Trung diễn ra vào thời điểm Trung Quốc nỗ lực giảm nợ và giảm các nguy cơ tài chính”.Nếu hàng loạt thuế quan của Mỹ gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc, các nhà phân tích cho rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ tính tới phương án đối phó với rủi ro.”Các lãnh đạo Trung Quốc tự tin rằng họ có khả năng nới lỏng chính sách để ứng phó với thiệt hại nếu cần thiết,” ông Williams nói.Sau các mối đe dọa thương mại mới nhất từ Mỹ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Trung Quốc Yi Gang thông báo rằng: “Trung Quốc có đủ khả năng để đối phó với tất cả các loại tranh chấp thương mại.”Vài nhà phân tích nhấn mạnh rằng vẫn có những điểm sáng cho nền kinh tế Trung Quốc. Betty Wang, nhà kinh tế cấp cao tại ngân hàng Australia ANZ, chỉ ra rằng lĩnh vực sản xuất và bất động sản – hai ngành góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế – vẫn đang phát triển tốt.”Có những dấu hiệu tích cực trong nền kinh tế, điều đó giúp chúng ta không quá bi quan vào tình hình kinh tế tương lai,”ông Wang nói. theo Thời đại
================================
Vợ chồng tỷ phú Bill Gates tuyên bố trả cho Nigeria khoản nợ công lên tới 76 triệu USD
Tổ chức từ thiện của tỷ phú Bill Gates cho biết quá trình thanh toán khoản nợ này sẽ được thực hiện trong vòng 20 năm, bắt đầu từ năm nay.
Vợ chồng tỷ phú Bill Gates vừa tuyên bố sẽ trả khoản nợ công lên tới 76 triệu USD của Nigeria thông qua quỹ từ thiện cùng tên của họ. Quá trình thanh toán khoản nợ này sẽ được thực hiện trong vòng 20 năm, bắt đầu từ năm nay.
Trong năm 2014, Nigeria đã vay tiền từ Nhật Bản để gây quỹ cho cuộc chiến chống lại những căn bệnh có thể phòng ngừa được.
Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation đã “đồng ý trả khoản vay sau khi Nigeria đáp ứng đủ các điều kiện về việc mang được hơn 80% vaccine tới ít nhất 1 đợt tiêm mỗi năm ở 80% khu vực có rủi ro mắc bệnh cao mà chính quyền quản lý”.
Không trường hợp mắc bệnh bại liệt mới nào được phát hiện ở Nigeria vào năm 2017. Đây là thay đổi đáng kinh ngạc so với năm 2012 khi mà quốc gia này là quê hương của hơn 1 nửa số trường hợp mắc bệnh bại liệt trên toàn thế giới.
Trong một bài đăng gần đây, Gates thừa nhận rằng đã có những bước tiến dài để xóa bỏ bệnh bại liệt trên toàn cầu. Nếu như 30 năm trước, có 350.000 trường hợp bệnh bại liệt mỗi năm trên toàn thế giới thì vào năm ngoái, con số đó đã giảm xuống chỉ còn 21.
Tổ chức từ thiện của vợ chồng Bill Gatse đã dành 3 tỷ USD vào năm 2017 để giúp kìm hãm những căn bệnh có thể lây lan và ông luôn để nhiệm vụ xóa bỏ bệnh bại liệt như một “ưu tiên hàng đầu”.
“Nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp ở những khu vực có nguy cơ cao, loài người có thể chứng kiến trường hợp bệnh bại liệt cuối cùng ngay trong năm nay”.