Chùm ảnh: Sự thật bất ngờ về cáp biển – xương sống Internet toàn cầu

Với chiều dài gấp hai lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng và ba lần vòng quanh thế giới, cáp biển là xương sống của hạ tầng Internet hiện nay.

 

Su that bat ngo ve cap bien - xuong song Internet toan cau hinh anh 1

Mỗi giây có hàng triệu email gửi đi, hàng tỷ cú nhấp chuột và truy vấn tìm kiếm trên Internet. Nhiều người lầm tưởng kết nối Internet đó được truyền đi trong không trung, giống như cách kết nối của thiết bị di động. Nhưng không, hầu hết đều bắt nguồn từ đường cáp ngầm và cáp biển khắp nơi trên thế giới. Kết nối bằng vệ tinh hiện chiếm chưa tới 1% tương tác của con người.

Su that bat ngo ve cap bien - xuong song Internet toan cau hinh anh 2

Về cơ bản, nhiệm vụ của Internet là truyền thông tin từ điểm A tới điểm B. Các điểm này đều là địa chỉ Internet và chính là thứ các thiết bị bạn đang sử dụng kết nối vào. Thông tin được truyền qua web tới máy chủ dữ liệu Internet tại các trung tâm dữ liệu vòng quanh thế giới. Cách đây một thập kỷ, lượng dữ liệu đi qua các trung tâm này vào khoảng 9,5 nghìn tỷ gigabyte.

Su that bat ngo ve cap bien - xuong song Internet toan cau hinh anh 3

Thông tin được chuyển tới và đi từ máy chủ thường qua các tuyến cáp biển liên lục địa. Toàn bộ hạ tầng Internet thế giới đang dựa vào cáp biển do có tốc độ nhanh hơn và chi phí rẻ hơn vệ tinh. Tuy nhiên, để xây dựng các tuyến cáp biển khắp đại dương, con người phải mất tối thiểu 200 năm.

Su that bat ngo ve cap bien - xuong song Internet toan cau hinh anh 4

Internet ngày nay được xây dựng từ 300 tuyến cáp biển với chiều dài xấp xỉ 900.000 km. 97% dữ liệu liên lục địa được truyền qua các tuyến cáp này, theo thông tin từ diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – TBD. Trong ảnh là tuyến cáp biển SeaMeWe-3 dài nhất thế giới nối Đức với Hàn Quốc và tới Australia có chiều dài tổng cộng 38.6000 km.

Su that bat ngo ve cap bien - xuong song Internet toan cau hinh anh 5

Xây dựng một tuyến cáp biển thường mất vài tháng với chi phí hàng triệu USD. Đảm nhận công việc này là các tàu rải cáp cỡ lớn. Một số loại cáp được chôn sâu 7,6 km dưới mực nước biển để tránh thảm họa sóng thần, ăn mòn, vô tình vướng vào lưới đánh cá, hay cá mập cắn.

Su that bat ngo ve cap bien - xuong song Internet toan cau hinh anh 6

Khi cáp biển đứt, việc xử lý được giao cho những con tàu đặc biệt. Chỉ tính riêng Đại Tây Dương, mỗi năm cáp đứt ít nhất 50 lần, theo số liệu của MIT Tech Review. Thông thường, tàu sửa chữa sẽ kéo đoạn cáp đứt lên khỏi mặt nước, nối lại và thả xuống biển.

Su that bat ngo ve cap bien - xuong song Internet toan cau hinh anh 7

Cáp biển kết thúc hành trình tại các trạm cập bờ, sau đó đi theo các tuyến cáp ngầm dưới đất tới trung tâm dữ liệu. Việc thi công và bảo dưỡng cáp ngầm dưới đất dễ dàng hơn nhiều cáp biển. Cáp ngầm thường đi theo hạ tầng giao thông quốc gia. Hầu hết tuyến cáp ngầm của Mỹ đều nằm dưới trục giao thông chính và đường sắt quốc gia.

Su that bat ngo ve cap bien - xuong song Internet toan cau hinh anh 8

Với tuyến cáp chôn dưới mặt đất khô ráo, việc thi công được thực hiện rất thận trọng để tránh bị xâm phạm (đào lên). Chúng thường đi theo hệ thống ống dẫn khí hoặc đặt bên trong đường ống cũ, trên mặt đất cắm biển báo cấm xâm phạm. Tuy vậy, tuyến cáp này vẫn có thể tổn thương từ thảm họa thiên nhiên như động đất.

Su that bat ngo ve cap bien - xuong song Internet toan cau hinh anh 9

Tuyến cáp tiếp tục hành trình tới các trung tâm dữ liệu trong những tòa nhà biệt lập, không bảng hiệu, tránh xa khu dân cư để không bị nhòm ngó. Do tính chất quan trọng của trung tâm dữ liệu, chúng được bảo vệ rất nghiêm ngặt với nhiều lớp kiểm tra an ninh.

Su that bat ngo ve cap bien - xuong song Internet toan cau hinh anh 10

Do nhiệt lượng tỏa ra rất lớn, trung tâm dữ liệu thường đặt trong các tòa nhà có trần cao trên 4 mét. Chúng tiêu tốn một lượng lớn điện năng. Apple đã phải xây hai khu năng lượng mặt trời rộng 40 hecta cấp điện cho trung tâm dữ liệu North Carolina cần tới 20 megawatt điện chạy hết công suất, tương đương với lượng điện sử dụng của 3.000 hộ gia đình.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Chuyện thành bại của các đặc khu kinh tế trên thế giới

Dù mô hình đặc khu đã có hàng chục năm, các nước vẫn chưa tìm ra công thức thành công chung, và không ít đã thất bại.
1. Trung Quốc

Thâm Quyến được coi là ví dụ tiêu biểu nhất về áp dụng thành công mô hình đặc khu kinh tế. Thành phố này có vị trí chiến lược tại Quảng Đông, nằm tại lưu vực sông Châu Giang, gần Hong Kong, Macau và là cửa ngõ vào Trung Quốc.

Năm 1980, lãnh đạo Trung Quốc thời đó – Đặng Tiểu Bình chỉ định Thâm Quyến sẽ là đặc khu đầu tiên trong nhóm năm đặc khu kinh tế của nước này. Chính phủ Trung Quốc đã giảm hoặc xóa bỏ thuế nhập khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài, thành lập doanh nghiệp tư nhân, áp dụng công nghệ và khoa học để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – kỹ thuật. Đặc khu sử dụng hệ thống quy định linh hoạt, nhằm giúp Trung Quốc phát triển theo hướng xuất khẩu. Đây được đánh giá là một trong những quyết định thử nghiệm kinh tế táo bạo nhất khi đó.

Thành quả của mô hình này rất lớn, và xuất hiện gần như ngay lập tức. Trong những năm sau đó, Thâm Quyến tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Từ một làng chài 30.000 dân sống rải rác trong các ngôi làng nhỏ, giai đoạn 1978 – 2014, GDP thành phố này tăng 24.500%. Đến năm 2016, dân số ở đây đã đạt gần 12 triệu người. Năm ngoái, GDP Thâm Quyến lên gần 340 tỷ USD nhờ các ngành công nghệ cao bùng nổ, như Internet, công nghệ sinh học và viễn thông.

Theo Forbes, Thâm Quyến hiện là một trung tâm công nghệ tầm cỡ thế giới, có sàn chứng khoán Thâm Quyến và là một trong những trung tâm tài chính bận rộn nhất toàn cầu. Đến cuối năm 2017, thành phố này đã có 3 triệu doanh nghiệp đăng ký hoạt động.

2. Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)

Các khu vực kinh tế tự do (FEZ) cũng là câu chuyện thành công nổi bật của UAE, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế của nước này từ giữa thập niên 80, Gulf News cho biết. Hiện tại, UAE có gần 50 FEZ, gồm 27 tại Dubai, 7 tại Abu Dhabi và 11 ở các tiểu quốc còn lại. Bộ Kinh tế UAE năm 2014 cho biết khoảng 33% giao dịch phi dầu mỏ tại nước này là từ các FEZ.

Mỗi FEZ chỉ tập trung vào một số ngành nghề, như Trung tâm Tài chính Dubai phù hợp với ngân hàng, doanh nghiệp tài chính, bảo hiểm, quản lý tài sản. Các ưu đãi nổi bật trong FEZ ở UAE là cho phép sở hữu nước ngoài 100%, miễn thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, thủ tục nhanh chóng, không rào cản và hạn ngạch thương mại, được chuyển 100% vốn và lợi nhuận về nước, nguồn bất động sản cho thuê hoặc bán cũng rất dồi dào. Những chính sách này đã khuyến khích đầu tư nước ngoài, thúc đẩy khởi nghiệp và tạo ra lượng việc làm khổng lồ.

FEZ đã tạo ra nhiều trung tâm thương mại giàu có tại UAE. Những địa điểm như Trung tâm Tài chính Quốc tế Dubai, Khu vực Tự do Jebel Ali, Dubai Internet City, Dubai Healthcare City đều khá nổi tiếng trên thế giới.

Tại Dubai, FEZ đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế tiểu quốc này. Năm 2015, FEZ đóng góp 32% tổng thương mại trực tiếp của Dubai. Tính đến hết năm đó, Dubai có hơn 20.000 doanh nghiệp hoạt động trong các FEZ, tạo ra gần 100.000 việc làm tại mỗi nơi.

Tương tự, FEZ cũng là mảnh ghép quan trọng trong Tầm nhìn Kinh tế 2030 của Abu Dhabi, nhờ khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2004, họ thành lập ZonesCorp để quản lý và phát triển các FEZ trong tiểu quốc. Đến năm 2014, tập đoàn này đã tạo ra 6 khu công nghiệp tầm cỡ thế giới với diện tích hơn 140 km2, đóng góp gần nửa GDP ngành sản xuất của Abu Dhabi.

3. Hàn Quốc

Mô hình Khu Kinh tế Tự do (FEZ) của Hàn Quốc cũng được đánh giá thành công, nhờ kết hợp được với nền kinh tế trong nước. Họ đã củng cố được mối liên kết giữa các công ty trong đặc khu với các doanh nghiệp địa phương.

Hàn Quốc hiện có 8 FEZ rải rác khắp cả nước để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, gồm Incheon, Busan-Jinhae, Gwangyang, Hoàng Hải, Daegu-Gyeongbuk, Bờ Đông, Chungbuk và Saemangeum-Gunsan. FEZ là bằng chứng cho thấy sự hợp lực giữa các ngành công nghiệp khác nhau tại đây.

Nhiều khu kinh tế của nước này vẫn còn đang phát triển. Chính phủ Hàn Quốc đã đổ vào đây hàng tỷ USD nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ các ngành công nghệ cao, kinh tế quốc tế, giải trí và du lịch. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của nước này thường được coi là lợi thế chính giúp các doanh nghiệp giảm chi phí vận hành, rút ngắn thời gian giao hàng và cải thiện dịch vụ khách hàng.

4. Philippines

Philippines bắt đầu phát triển các đặc khu kinh tế từ giữa thập niên 90, sau khi Luật Đặc khu Kinh tế được thông qua năm 1995. Các đặc khu được quản lý bởi PEZA (Cơ quan quản lý Khu kinh tế Philippines). Những ưu đãi nổi bật ở đây là miễn giảm thuế thu nhập tối đa 8 năm; miễn thuế nhập khẩu thiết bị, phụ tùng, linh kiện; miễn phí trữ hàng ở cảng, thuế xuất khẩu; thủ tục hải quan đơn giản. Hiện tại, Philippines có khoảng gần 380 khu kinh tế, tập trung vào các ngành sản xuất, công nghệ thông tin, du lịch, du lịch kết hợp y tế và công nghiệp – nông nghiệp.

Theo Rappler, các đặc khu này đã giúp cải thiện khả năng cạnh tranh về môi trường đầu tư của Philippines thông qua các mô hình một cửa, giúp giảm chi phí kinh doanh và khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân ở các SEZ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2006 – 2010, dù FDI vào Philippines giảm 13%, FDI vào các SEZ lại tăng 23%. Giá trị hàng xuất khẩu từ SEZ năm 2009 là 28,9 tỷ USD, tăng so với 19,5 tỷ USD năm 2001. Con số này tại các doanh nghiệp không thuộc SEZ lại giảm mạnh, về 4,3 tỷ USD.

Số nhân viên tại SEZ cũng tăng 10% mỗi năm giai đoạn 2001 – 2010, lên hơn 730.000 người. Kỹ năng của lao động trong SEZ, đặc biệt trong ngành điện tử, cũng được đánh giá có cải thiện đáng kể.

5. Ấn Độ

Thủ tướng Ấn Độ – Narendra Modi đặt rất nhiều kỳ vọng vào sáng kiến Make in India, nhằm biến Ấn Độ thành trung tâm sản xuất toàn cầu. Trong đó, các đặc khu kinh tế (SEZ) – lấy cảm hứng từ sự thành công của Trung Quốc – sẽ là trọng tâm thu hút nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thành công như mong đợi.

Từ sau Luật Đặc khu Kinh tế tháng 6/2005, tính đến 2014, hơn 560 đặc khu đã được cấp phép. Tuy nhiên, đến năm 2015, chỉ khoảng gần 200 là hoạt động thực sự. Trong đó, rất nhiều SEZ không hoạt động hết công suất.

Giai đoạn 2013 – 2014, tổng xuất khẩu từ các SEZ chỉ là 82,4 tỷ USD, bằng một phần tư tổng xuất khẩu của Ấn Độ. Giới phân tích đánh giá số liệu này cho thấy SEZ rõ ràng không phải nguồn xuất khẩu chính của Ấn Độ.

Tổng lao động trong các SEZ, tính đến năm 2014, là hơn 1,2 triệu người. So với số liệu tính đến năm 2009, con số này giảm khoảng nửa triệu. Đóng góp của các SEZ vào xuất khẩu cả nước cũng được dự báo giảm. Tổng diện tích các SEZ chỉ là hơn 61.000 ha. Trong khi riêng Thâm Quyến (Trung Quốc) đã là 49.300 ha.

Giới phân tích đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến mô hình đặc khu tại Ấn Độ thất bại. Năm 2011-2012, nước này rút một số ưu đãi thuế cho doanh nghiệp và nhà thầu xây dựng, với lý do nhiều công ty tận dụng các chính sách này sai mục đích. Việc này đã khiến nhiều doanh nghiệp mất hứng. Thứ hai là thiếu cơ sở hạ tầng bổ sung, như điện, đường, cầu, cảng. Đây là điều mà Trung Quốc đã làm khá tốt. Nước này cũng gặp khó khăn trong việc lấy đất từ người dân để phát triển SEZ và thiếu ưu đãi cho người lao động làm việc tại đây.

6. Châu Phi

Châu Phi là ví dụ điển hình về sự thất bại của rất nhiều đặc khu kinh tế. Thập niên 90, chính phủ Nigeria rót khoản đầu tư khổng lồ vào khu kinh tế tự do trọng điểm ở Calabar. Mục tiêu của họ là thu hút FDI vào sản xuất để hỗ trợ quá trình đa dạng hóa nền kinh tế. Tuy nhiên, bất chấp tiền bạc và nỗ lực đổ vào đây, hơn một thập kỷ sau, chỉ có một số công ty hoạt động trong SEZ. Thậm chí, chỉ vài công ty trong số đó thực sự sản xuất.

Tương tự, Ghana cũng lập khu kinh tế tự do giữa thập niên 90, với dự án trọng điểm ở Tema. Họ muốn thu hút FDI toàn cầu và định vị bản thân là trung tâm sản xuất và thương mại trong khu vực, tập trung vào ngành dệt may và ICT. Thời gian đầu, Ghana cũng rất chật vật thu hút đầu tư.

Còn ở Kenya, khu chế xuất sau gần 20 năm hoạt động, chỉ xuất khẩu được hơn 400 triệu USD năm 2008. Các khu kinh tế tự do ở Nigeria, Senegal và Tanazania còn tệ hơn, với tỷ lệ đóng góp vào xuất khẩu cả nước rất hạn chế.

Thành công của SEZ tại châu Phi chỉ giới hạn ở vài quốc gia, như Mauritius, Lesotho, Nam Phi, Madagascar và Ghana. Còn rất nhiều nước khác, gồm Nigeria, Senegal, Malawi, Namibia và Mali, SEZ rất chật vật vì nhiều lý do.

Nguyên nhân lớn nhất là thiếu cơ sở hạ tầng. Các SEZ cần phải được kết nối với nền kinh tế toàn cầu. Vì thế, cải thiện cơ sở hạ tầng còn quyết định thành công nhiều hơn là ưu đãi thuế. Rất nhiều khu kinh tế mới tại châu Phi thiếu điện hoặc nằm quá xa cảng. Bên cạnh đó, nhiều SEZ còn thiếu kế hoạch quản lý và chiến lược hiệu quả, hoặc gặp vấn đề về bất ổn chính sách trong nước.

Thậm chí, kể cả khi các chương trình này thành công trong việc thu hút đầu tư, tạo ra việc làm và hàng xuất khẩu, giới quan sát vẫn lo ngại về chất lượng đầu tư và việc làm, cũng như độ bền vững của SEZ tại châu Phi.

Theo VNEXPRESS

Trung Quốc đã trở nên thế nào sau khi luật An ninh mạng được thông qua?

Đầu năm 2018, tổ chức nhân quyền quốc tế Freedom House bầu chọn Trung Quốc là “kẻ lạm dụng tồi tệ nhất” đối với quyền tự do trên Internet. Điều đáng nói là liên tiếp trong 3 năm liền trong suốt tiến trình từ khi luật An ninh mạng của nước này được bàn thảo, được thông qua và bắt đầu có hiệu lực, Trung Quốc đều được bầu chọn danh hiệu này.

Luật An ninh mạng của Trung Quốc được thông qua vào tháng 11/2016 và có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2017. Cùng với việc siết chặt kiểm soát báo chí và bình luận, luật An ninh mạng còn khiến cho tự do không gian mạng của Trung Quốc càng trở nên hà khắc hơn bao giờ hết.

Một bài báo được xem qua điện thoại di động, Bắc Kinh, ngày 21/7/2017. (Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images)

Một số điểm đáng chú ý trong luật An ninh mạng Trung Quốc

  • Người dùng mạng xã hội chia sẻ thông tin và bình luận nhạy cảm có thể bị phạt tù từ 5 ngày đến 11 năm.
  • Các công ty nước ngoài phải lắp đặt máy chủ tại Trung Quốc chứa dữ liệu của người Trung Quốc trong thời hạn đến hết năm 2018.
  • Người dùng Internet phải đăng ký các dịch vụ trên mạng với tên thật, và dự kiến gắn liền với nó là hệ thống chẩm điểm công dân.
  • Các trang web không được chính phủ cấp phép bị cấm không được đăng bất kỳ tin tức gì trên mạng.
  • Các giải pháp bảo mật và mã hóa dữ liệu trên mạng như VPN sẽ phải tham gia vào một hệ thống cấp phép của chính quyền.

Luật An ninh mạng mang điều gì đến cho Trung Quốc?

Trước khi có luật An ninh mạng, việc lạm dụng công nghệ để đàn áp các nhà hoạt động và cộng đồng tín ngưỡng vẫn thường xuyên diễn ra tại Trung Quốc. Tuy nhiên, luật An ninh mạng lại cung cấp một nền tảng pháp lý cho những hành vi vi phạm nhân quyền đó. Về cơ bản, có 3 vấn nạn lớn đang xảy ra:

Đầu tiên phải kể tới là việc các tài khoản mạng xã hội đồng loạt bị khóa trên diện rộng. Sự việc này đã xuất hiện trên diện hẹp ở Trung Quốc vào năm 2013, khi tài khoản blog của lãnh đạo các nhóm bất đồng chính kiến với hàng triệu người theo dõi bị đóng. Tháng 3/2014, hàng chục tài khoản WeChat cung cấp thông tin về một số vấn đề nhạy cảm bị đóng hoặc bị đình chỉ. Gần đây, hàng loạt tài khoản WeChat của các nhà báo và trí thức cũng bị xóa. Dưới cái bóng của luật An ninh mạng, hàng triệu tài khoản người dùng trên mạng xã hội có thể bị khóa vì chia sẻ thông tin chính trị không có lợi cho chính quyền ĐCSTQ.

Thứ hai là việc gia tăng các vụ bắt bớ những người dùng trên mạng, nhất là khi các nhà cung cấp dịch vụ buộc phải lưu trữ lại và trao những thông tin cá nhân của người dùng cho chính quyền. Khi dữ liệu của người dùng phải đặt ở một máy chủ bên trong Trung Quốc, mọi thông tin hội thoại, chat, email của họ có thể được chính quyền khai thác để bắt bớ và kết tội. Thậm chí ĐCSTQ đã tuyên bố rất rõ ràng rằng việc xem hay chia sẻ một thông tin được đăng tải trên mạng xã hội cũng có thể dẫn tới việc người dùng đó bị bỏ tù.

Một bản báo cáo của Freedom House công bố tháng 2/2017 cho thấy những người Duy Ngô Nhĩ trẻ tuổi – những người có tín ngưỡng Hồi giáo bị đàn áp – có thể bị bắt chỉ vì xem các video về đạo Hồi; hay những người tập Pháp Luân Công – một môn khí công đang bị đàn áp ở Trung Quốc – đã bị bỏ tù chỉ vì chia sẻ thông tin về việc họ bị đàn áp trên WeChat hay QQ. Cũng trong năm 2017, anh Wang Jiangfeng sống ở Sơn Đông đã bị kết án 2 năm chỉ vì gọi Tập Cận Bình là “Tập bánh bao” trong một tin nhắn trên WeChat.

Thứ ba là chính quyền ĐCSTQ vươn xúc tu kiểm soát hơn nữa đối với các cơ quan truyền thông và báo chí. Thậm chí các cơ quan truyền thông nước ngoài phải có tổng biên tập tại Trung Quốc là người mang quốc tịch Trung Quốc. Đồng thời, các cơ quan này phải cho phép chính quyền Trung Quốc có cổ phần đặc biệt để có thành viên trong hội đồng quản trị của cơ sở tại Trung Quốc.

Đội quân kiểm duyệt Internet

Không sai khi nói rằng Internet ở Trung Quốc đã trở thành “Chinternet” do nhà nước kiểm soát. Nếu như Internet là một không gian mạng có thể lưu thông thông tin và phát triển ứng dụng tự do, thì Chinternet của Trung Quốc bị kiểm soát chặt chẽ cả về nội dung, mạng lưới kết nối, ứng dụng và các kênh giao tiếp.

Nhằm xây dựng “Chinternet”, Trung Quốc đã dựng lên Great Wall Firewall (Vạn lý tường lửa) từ những bức tường lửa chuẩn trên các server proxy hòng chặn việc truy nhập tới nội dung bằng cách chặn vào địa chỉ IP Router được chỉ định, cùng với Golden Shield (Lá chắn vàng) có chức năng giám sát và kiểm duyệt người dùng. Có thể nói, Trung Quốc đã biến mình thành một “ốc đảo Internet” và toàn bộ hệ thống mạng của đất nước này đã rơi vào trong tầm kiểm soát của chính quyền Bắc Kinh.

Thêm nữa, để phục vụ cho luật An ninh mạng, chính quyền ĐCSTQ cũng liên tục đẩy mạnh việc tuyển người cho đội quân kiểm duyệt không gian mạng – đội quân được cư dân mạng gọi là “Ngũ mao đảng” bởi vì với mỗi bình luận ngắn, họ được trả 50 xu (tương đương 100 VND).

Đội ngũ 50 xu này có mặt ở trên mọi diễn đàn và mạng xã hội, thậm chí còn có cả các nhân viên chuyên nghiệp biết tiếng nước ngoài. Một cuộc khảo sát của Freedom House cho thấy rằng có 30 trong 65 nước khảo sát đã xuất hiện các nhân viên 50 xu của ĐCSTQ.

Và để kiểm soát và định hướng hơn 700 triệu người dùng internet thì có thể tưởng tượng rằng đội quân này phải lớn đến mức nào.

luat an ninh mang
Ảnh chụp màn hình GreatFire.org, một trang web mong muốn phá bỏ sự kiểm duyệt Internet của chính quyền Trung Quốc bằng cách đưa các trang web bị kiểm duyệt lên trên một nền tảng đám mây quốc tế. (Ảnh chụp màn hình: Greatfire.org/Theepochtimes.com)

Phản kháng luật An ninh mạng

Dưới sự kiểm duyệt gắt gao từ luật An ninh mạng, khá nhiều nhà hoạt động vẫn tiếp tục phản kháng. Một số cơ quan báo chí đã bất chấp việc bị trừng phạt để đưa tin về vụ nổ Thiên Tân vào tháng 8/2015, mặc dù biết rằng họ không được phép làm như vậy (ngay cả khi luật An ninh mạng chưa được hoàn tất).

Các tài khoản WeChat, Weibo, QQ vẫn tiếp tục hoạt động, và tìm nhiều phương thức để truyền đi những thông điệp mà họ mong muốn dưới dạng ngôn ngữ biểu tượng. Nhiều người tin rằng chính quyền ĐCSTQ sẽ không dám đóng cửa hàng triệu tài khoản cùng lúc, hay bỏ tù hàng chục ngàn người chỉ vì họ chia sẻ các tin tức “chưa được cấp phép”.

Các cư dân mạng, các nhà công nghệ đang tiếp tục phát triển những phần mềm vượt tường lửa, phần mềm mã hóa, để tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin ở trong và ngoài Trung Quốc. Có ba ví dụ điển hình cho việc này:

  • Năm 2017, khi chính quyền Hà Bắc và Quảng Đông bắt đầu giám sát tất cả các điểm truy cập mạng không dây công cộng, thì một phần mềm dành cho điện thoại là WiFi Master Key đã được tải về 900 triệu lần. Phần mềm này cho phép các hoạt động của người dùng được mã hóa, khiến việc giám sát trở nên vô dụng.
  • Tương tự như vậy, phần mềm vượt tường lửa Freegate do những người tập Pháp Luân Công viết ra cũng liên tục được cập nhật để giúp người dân Trung Quốc có thể tiếp cận với các tin tức không kiểm duyệt ở bên ngoài nước này.
  • Khi Apple bị chính quyền Trung Quốc ép phải xóa ứng dụng điện thoại của tờ báo New York Times ra khỏi hệ thống AppStore tại Trung Quốc, thì phiên bản Android của phần mềm này vẫn tiếp tục được tải về đều đặn, vì việc cấm cài đặt chúng trên hệ thống Android là khó khăn hơn nhiều.

*****

ĐCSTQ vốn đã mang tiếng xấu với hệ thống kiểm duyệt internet gay gắt mang tên tường lửa Vạn Lý Trường Thành, lại tiếp tục nhận lấy chỉ trích của thế giới tự do với luật An ninh mạng. Luật này đã trở thành nền tảng cho tham vọng kiểm soát đến mức tối đa người dân, đi kèm với hệ thống phần mềm kiểm soát khuôn mặt mang tên Skynet và hệ thống chấm điểm công dân Trung Quốc.

Trong một diễn biến khác, ngày 25-5-2018 vừa qua, châu Âu mới thông qua quy định Bảo vệ dữ liệu (General Data Protection Regulation), chuyển giao quyền lực nhiều hơn về tay các khách hàng sử dụng dịch vụ, hạn chế việc dữ liệu cá nhân của người dân bị thu thập mà không có sự đồng ý của họ. Ngay sau khi quy định này có hiệu lực, nhiều khách hàng châu Âu đã nhận được thông báo của nhà cung cấp dịch vụ về việc điều chỉnh các chế độ bảo mật cá nhân cho khách hàng. Đây là một sự tương phản vô cùng sâu sắc so với luật An ninh mạng của Trung Quốc.

Thành Nam / Trithucvn

DIỄN GIẢI LUẬT AN NINH MẠNG BẰNG HÌNH ẢNH

 Tiếp xúc cử tri, Trả lời phỏng vấn báo chí.

Chùm tranh biếm họa về Luật an ninh mạng của Trung Quốc. 
Nếu chúng ta không lên tiếng thì cũng sẽ như thế này!

Hãy nhớ! Ở Trung Quốc hiện nay không có Google, Facebook…

 Vào mạng là cho tay vào cùm.
.
10 LÝ DO CẦN PHẢN ĐỐI DỰ LUẬT AN NINH MẠNG

Luật sư Trần Vũ Hải

Vì nếu Dự Luật này được thông qua thành Luật:

1/ Quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng bị xâm phạm tuỳ tiện.

2/ Quyền riêng tư về dữ liệu cá nhân bị một lực lượng công quyền chiếm đoạt với những lý do mập mờ.

3/Quyền tiếp cận, truy cập Internet, một quyền trở nên phổ quát trên thế giới, bị cản trở, gây khó khăn ở Việt nam.

4/Chi phí khổng lồ của nhà nước, xã hội, doanh nghiệp cho bộ máy “chuyên trách an ninh mạng” lẫn thực thi, đáp ứng điều kiện của Luật này. Tốc độ phát triển kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng (có số liệu giảm 1,7 % GDP).

5/ Bóp nghẹt giới khởi nghiệp sáng tạo, hạn chế phát triển các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin.

6/ Đẩy các tập đoàn công nghệ thông tin quốc tế của Phương Tây (như Facebook, Google ) ra khỏi thị trường và không gian mạng Việt nam (do không chấp nhận các điều kiện theo Luật này) và tạo điều kiện cho các tập đoàn CNTT của Tàu vào thống trị Việt nam.

7/ Xuất hiện một “lực lượng chuyên trách” có thể không cần phán quyết của Toà án hay phê chuẩn của Viện kiểm sát được áp dụng các biện pháp “cưỡng chế” đối với cá nhân, doanh nghiệp, can thiệp vào các quan hệ dân sự, kinh tế. Nhà nước pháp quyền (dù chỉ danh nghĩa) không còn giá trị.

8/ Luật này phá vỡ những cam kết quốc tế của Việt nam, khiến giới đầu tư nước ngoài (chắc ngoài gốc Tàu) giảm sút hoặc rút vốn đầu tư ở Việt nam (có số liệu xác định giảm 3,1% đầu tư nước ngoài), các nước liên quan sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả tương xứng, kinh tế Việt nam khó “cất cánh”.

9/ Do việc phê phán, phản biện trên mạng xã hội và Internet bị bóp nghẹt theo luật này, tham nhũng, quan liêu, chính sách sai lầm sẽ có cơ hội gia tăng mà không bị phản ứng, bóc trần. Tiến bộ xã hội bị cản trở, đẩy lùi.

10/ Do không có cơ chế giám sát chặt chẽ, “lực lượng chuyên trách về an ninh mạng” có thể lạm quyền, phục vụ lợi ích nhóm, cấu kết với những tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước hình thành một hệ thống quyền lực đen khống chế nhà nước, xã hội và nền kinh tế. Những vụ việc như tướng Hoá, tướng Vĩnh và C50 (cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao) có thể lặp lại, ở mức độ rộng lớn hơn, thậm chí không thể “phát hiện, xử lý” được do nhóm lợi ích này biết cách rút kinh nghiệm, biết cách liên kết tinh vi.

Với tư cách chuyên gia luật có kinh nghiệm trong những lĩnh vực liên quan, đã nghiên cứu Dự thảo Luật An Ninh Mạng, tôi sẵn sàng tranh luận với những người có quan điểm phản bác những lý do trên.

Tôi đồng ý với nhiều chuyên gia trong và nước ngoài, Việt nam cần hoãn thông qua Luật An Ninh Mạng. Tôi hy vọng, các FBER, vì chính quyền và lợi ích của mình, hãy lên tiếng phản đối Dự Luật này. Nếu các bạn đồng ý với tôi, hãy chia sẻ bài này cho nhiều người cùng biết và phản đối.

 / Tễu Blog

Tin tức Thế giới

Tranh cãi Mỹ-Canada leo thang chóng mặt trước Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Tranh cãi Mỹ-Canada leo thang chóng mặt trước Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Trong lúc chờ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn “đổ thêm dầu vào lửa” với Canada sau thất bại của Thượng đỉnh G7.

Sáng 11/6 (theo giờ Singapore), Tổng thống Mỹ Donald Trump lại tung hàng loạt dòng tweet đầy giận dữ đối với một vài đồng minh thân cận nhất của Washington vì thâm hụt thương mại của Mỹ. Động thái đưa ra ngay sau khi hội nghị Thượng đỉnh G7 (nhóm 7 nền công nghiệp hàng đầu thế giới) ở Canada kết thúc mà không thể ra tuyên bố chung vì sự rút lui của Mỹ.

Ông Trump nêu rõ: “Tại sao tôi, với tư cách là Tổng thống Mỹ, lại cho phép các nước tiếp tục thặng dư thương mại lớn như họ đã làm hàng thập kỷ qua, trong khi nông dân, công nhân và người trả thuế của chúng tôi lại trả cái giá lớn và bất công như vậy”?“Thương mại công bằng giờ nên bị gọi là thương mại ngu ngốc nếu không có sự qua lại” – ông Trump viết trên Twitter. “Không công bằng cho người dân Mỹ! 800 tỷ USD thâm hụt thương mại”.

Theo đà này, ông Trump tiếp tục trút giận lên các thành viên khác của trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vì đã chi trả ít hơn Mỹ rất nhiều để duy trì liên minh quân sự phương Tây này.

“Mỹ trả gần như toàn bộ chi phí cho NATO để bảo vệ rất nhiều nước đang xâu xé thương mại với chúng ta (họ chỉ trả một phần nhỏ – và cười!)” – ông viết trên Twitter. “Liên minh châu Âu đã thặng dư đến 151 tỷ USD thì nên trả nhiều hơn cho quân đội”.

Tổng thống Mỹ chỉ ra rằng, Đức chỉ chi 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho NATO, trong khi với Mỹ, con số này là 4% GDP, lớn hơn rất nhiều so với Đức. Theo ông, điều này là vô lý.

Ông viết: “Chúng ta bảo vệ châu Âu (đó là một việc tốt) nên chịu thiệt tài chính rất lớn và rồi bị đánh một cách bất công vào thương mại. Thay đổi đang đến”!

Tổng thống Mỹ Donald Trump không quên tiếp tục “tấn công” vào cá nhân Thủ tướng Canada Justin Trudeau, người vừa chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Quebec cuối tuần qua.

“Hành động của Justin chỉ gọi tên thôi đã thấy bị tổn hại!” – ông Trump viết trong dòng tweet mới nhất. Trước đó, ông đã nói Thủ tướng Canada là “rất thiếu trung thực và yếu đuối”.

Các thân tín của ông Trump cũng chỉ trích ông Trudeau không thương tiếc.

“(Trudeau) thực sự đã đâm chúng tôi từ sau lưng” – Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Lary Kudlow, người tháp tùng ông Trump trong chuyến đi Canada vừa qua, chia sẻ trên kênh CNN./.

“Mệt mỏi” với Thủ tướng Anh, ông Trump không gặp bà May tại G7 VOV.VN – Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã tức giận vì cách tiếp cận của Thủ tướng Anh Theresa May trong các cuộc điện đàm gần đây.  ( theo VOV )

==============================

Đường đến Thượng đỉnh của hai nguyên thủ Mỹ – Triều: Sáng gây gổ, tối làm lành

Con đường đến với thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong-un chưa bao giờ dễ dàng.

Ngày 4/7/2017, Triều Tiên đã tiến hành thử tên lửa Hwasong-14, mà theo lời lãnh đạo Kim Jong-un, đây là món quà đặc biệt dành tặng Washington “nhân dịp quốc khánh Mỹ”, để “giúp [Mỹ] bớt nhàm chán”. Thông tấn KCNA của Triều Tiên còn nhấn mạnh rằng “cuộc đối đầu giữa Mỹ và Triều Tiên đã bước vào giai đoạn cuối”.

Trước mối đe dọa một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ nổ ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần đưa ra lời cảnh cáo đanh thép đối với Triều Tiên:

Đường đến Thượng đỉnh của hai nguyên thủ Mỹ - Triều: Sáng gây gổ, tối làm lành - Ảnh 1.
Đường đến Thượng đỉnh của hai nguyên thủ Mỹ - Triều: Sáng gây gổ, tối làm lành - Ảnh 2.

Không chút nao núng, ông Kim đã khẳng định những lời đe dọa của ông Trump “chẳng hề khiến ông sợ hãi hay chùn bước”, mà còn giúp ông nhận ra Triều Tiên đang đi trên con đường đúng đắn, đồng thời thề “sẽ theo đuổi con đường ấy đến cùng”.

Đường đến Thượng đỉnh của hai nguyên thủ Mỹ - Triều: Sáng gây gổ, tối làm lành - Ảnh 3.
Đường đến Thượng đỉnh của hai nguyên thủ Mỹ - Triều: Sáng gây gổ, tối làm lành - Ảnh 4.
Đường đến Thượng đỉnh của hai nguyên thủ Mỹ - Triều: Sáng gây gổ, tối làm lành - Ảnh 5.

Ngay đầu năm 2018, trong thông điệp năm mới, ông Kim Jong-un lại tiếp tục đưa ra lời cảnh báo đanh thép đối với chính quyền ông Trump:

Đường đến Thượng đỉnh của hai nguyên thủ Mỹ - Triều: Sáng gây gổ, tối làm lành - Ảnh 6.

Sau đây là lời đáp trả đầy tự tin của Tổng thống Mỹ:

Đường đến Thượng đỉnh của hai nguyên thủ Mỹ - Triều: Sáng gây gổ, tối làm lành - Ảnh 7.

Tuy nhiên, trong thông điệp năm mới, ông Kim cũng để ngỏ cánh cửa đối thoại với Hàn Quốc. Những dấu hiệu tích cực đầu tiên xuất hiện khi hai nước Triều-Hàn tổ chức đối thoại cấp cao lần đầu tiên sau hơn 2 năm để bàn về kế hoạch tham dự Thế vận hội mùa đông Pyongchang 2018.

Những chuyển biến tích cực trên Bán đảo Triều Tiên cũng đã tác động tích cực đến căng thẳng giữa hai nước Mỹ-Triều. Ngày 8/3/2018, Tổng thống Trump đã chấp nhận lời đề nghị gặp gỡ của lãnh đạo Triều Tiên.

Đường đến Thượng đỉnh của hai nguyên thủ Mỹ - Triều: Sáng gây gổ, tối làm lành - Ảnh 8.
Đường đến Thượng đỉnh của hai nguyên thủ Mỹ - Triều: Sáng gây gổ, tối làm lành - Ảnh 9.

Con đường đến với thượng đỉnh của hai ông Trump-Kim chưa bao giờ dễ dàng. Triều Tiên vẫn có những nghi ngờ về lời hứa đảm bảo an ninh của ông Trump, hơn nữa họ vẫn cảm thấy rất bất an khi Mỹ-Hàn tiếp tục tập trận chung.

Vì lẽ đó, ngày 16/5/2018, Triều Tiên đã đột ngột hủy cuộc gặp cấp cao với Hàn Quốc, và đe dọa sẽ hủy luôn cả thượng đỉnh Mỹ-Triều nếu cuộc tập trận ấy tiếp diễn.

Hơn nữa, việc quan chức Triều Tiên xúc phạm Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence là “bù nhìn chính trị” vì so sánh Triều Tiên với Libya dường đã trở thành “giọt nước tràn ly”, khiến ông Trump quyết định đơn phương hủy họp:

Đường đến Thượng đỉnh của hai nguyên thủ Mỹ - Triều: Sáng gây gổ, tối làm lành - Ảnh 10.

Sau đó Triều Tiên liền trở nên hòa dịu, khẳng định vẫn sẵn sàng đối thoại với Mỹ “vào bất kỳ thời điểm nào, dưới bất kỳ hình thức nào”. Lãnh đạo hai nước Hàn-Triều đã mở cuộc họp khẩn để bàn cách cứu vãn cơ hội lịch sử của hai nước Mỹ-Triều. Nhờ vậy, chỉ chưa đầy 24 giờ sau tuyên bố hủy họp, ông Trump đã mở lại cánh cửa đối thoại với Triều Tiên:

Đường đến Thượng đỉnh của hai nguyên thủ Mỹ - Triều: Sáng gây gổ, tối làm lành - Ảnh 11.
Đường đến Thượng đỉnh của hai nguyên thủ Mỹ - Triều: Sáng gây gổ, tối làm lành - Ảnh 12.