5 cách cực hiệu quả ai cũng cần để chế ngự nỗi sợ hãi phi lý: Rất đơn giản, chỉ cần bạn quyết tâm!

5 cách cực hiệu quả ai cũng cần để chế ngự nỗi sợ hãi phi lý: Rất đơn giản, chỉ cần bạn quyết tâm!

Trong mỗi chúng ta, bên cạnh nỗi sợ hợp lý vẫn luôn tồn tại những nỗi sợ phi lý. Nếu kéo dài, chúng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của bạn. Vậy làm thế nào để nhận biết và vượt qua những nỗi sợ hãi này?

Cảm thấy sợ hãi trong những tình huống nguy hiểm là biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh và thậm chí có lợi. Cơ chế sợ hãi tự động sẽ khiến chúng ta hành động theo một trong ba cách: chống trả, bỏ chạy hoặc bị tê liệt.

Đứng trước những giống chó to lớn như Doberman, việc bạn sợ hãi là điều bình thường nhưng nếu thấy sợ những giống chó nhỏ xinh như Chihuahua thì đó chính là một nỗi sợ phi lý.

Nỗi sợ phi lý được chia thành 4 loại: sợ động vật (rắn, chó…), sợ môi trường (sợ độ cao, sợ nước…), sợ các sự việc (sợ bay, sợ đi du lịch…) và sợ máu (sợ bị thương, sợ kim tiêm, bệnh tật…).

Dưới đây chính là 5 cách hiệu quả để bạn có thể đối mặt và vượt qua những nỗi sợ phi lý như vậy.

1. Nhận ra sự cần thiết của việc thay đổi và học cách nói tích cực về nó

Tạo ra một sự thay đổi quan trọng trong cuộc sống là một việc không dễ dàng nhưng hãy nhớ rằng khi bạn muốn suy nghĩ, làm hay cảm nhận điều gì đó, bạn đang ở giai đoạn đầu của quá trình thừa nhận cần có sự đa dạng.

Điều này có nghĩa bạn không chỉ cần phải hiểu việc thay đổi là cần thiết mà còn phải thấy được bạn chính là người sẽ tạo nên sự thay đổi đó.

Hãy luôn khắc ghi một câu thần: “Tôi có thể giải quyết tốt các tình huống khiến tôi sợ hãi” trong 2 tuần và bạn sẽ có thể hạ quyết tâm không để những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong tâm trí của mình nữa.

Trong suốt hai tuần đó, những suy nghĩ tiêu cực có thể sẽ nảy sinh nhưng đừng hoang mang vì nó là một bước lùi trong quá trình này.

5 cách cực hiệu quả ai cũng cần để chế ngự nỗi sợ hãi phi lý: Rất đơn giản, chỉ cần bạn quyết tâm! - Ảnh 1.

Nhiều người có thể nghĩ việc thực hiện một sự thay đổi như vậy thực sự quá khó khăn hoặc quá sức đối với họ và họ sẽ quay lại chỉ trích quá trình này trước khi thử cố gắng. Mọi suy nghĩ và lời nói như vậy sẽ khiến sức mạnh thành công suy giảm trong khi “giúp” nỗi sợ hãi ngày càng lớn hơn.

Vì vậy, ngôn từ bạn sử dụng cũng như suy nghĩ của bạn sẽ tạo nên thực tế. Hãy nói “Tôi nhớ những lúc mình đạt được thành tựu. Chúng nhắc tôi nhớ rằng tôi mạnh mẽ hơn và có năng lực giải quyết những khó khăn tốt hơn tôi nghĩ” thay vì những lời làm bạn nhụt chí.

2. Hãy tin rằng bạn kiểm soát cảm xúc của chính mình

Người duy nhất có thể kiểm soát những gì bạn nghĩ là bạn! Đôi khi chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng từ lời nói của người khác nhưng bản thân bạn mới là người quyết định mức độ ảnh hưởng của chúng tới suy nghĩ của mình.

Hãy tự hỏi bản thân liệu bạn có hiểu rằng bạn có quyền suy nghĩ và cảm nhận những gì bạn muốn ngay bây giờ không? Mọi thứ nằm trong tay bạn,tùy thuộc vào sự quyết định của bạn. Vì vậy, đừng chọn những điều khiến bạn thấy đau đớn, sợ hãi hay căng thẳng.

5 cách cực hiệu quả ai cũng cần để chế ngự nỗi sợ hãi phi lý: Rất đơn giản, chỉ cần bạn quyết tâm! - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, khi bạn sợ một thứ gì đó phi lý, bạn thường có xu hướng phóng đại mức độ tồi tệ của vấn đề và thấy thực khó khăn để giải quyết. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang không coi trọng bản thân mình.

Suy nghĩ của chúng ta có thể chia thành 3 loại: Suy nghĩ dự đoán (“Tôi sẽ làm một kẻ ngốc trước mặt mọi người”), Suy nghĩ “đánh đồng” (“Con chó này hung dữ, vì vậy tất cả những con chó đều nguy hiểm”) và Suy nghĩ bi quan (“Con mèo đó cắn tôi, có lẽ nó bị dại, tôi sẽ chết.”)

Khi bạn cảm thấy có một ý nghĩ nào đó đang đè nặng tinh thần bạn, hãy dành vài phút trả lời những câu hỏi sau để đánh giá đúng vấn đề và tăng cơ hội loại bỏ nỗi sợ hãi:

“Có điều gì trái ngược với suy nghĩ của tôi không?”.

“Tôi có thể làm gì nếu/ khi điều đó xảy ra?”.

“Tôi đang có loại suy nghĩ nào đây?”.

“Tôi sẽ nói gì với người bạn có cũng nỗi sợ như tôi?”.

3. Những yếu tố nhỏ nhặt trong môi trường sống và làm việc sẽ giúp bạn đối mặt với nỗi sợ hãi

Một cách khác để đối phó với nỗi sợ phi lý là sử dụng các dụng cụ vật lý và lời nhắc nhở để giúp chúng ta kiểm soát các tình huống đáng sợ cũng như cho chúng ta thấy chúng ta có khả năng đối mặt với nỗi sợ phi lý của bản thân.

Lấy một người quản lý cấp cao có chứng sợ đám đông, nhưng lại có thể tiến hành một hội nghị qua điện thoại với hơn 100 người làm ví dụ. Nếu lúc sắp nói chuyện trực tiếp với mọi người, anh ta tưởng tượng rằng micrô thực sự là điện thoại, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Ngoài lời nhắc nhở bên ngoài và dụng cụ vật lý, âm nhạc, mùi vị và thậm chí bản thân môi trường xung quanh cũng có thể ảnh hưởng lớn tới cảm xúc và giúp chúng ta đương đầu với sự sợ hãi.

Hãy tạo danh sách các bản nhạc khiến bạn cảm thấy thoải mái và luôn sẵn sàng cho bất kỳ điều gì xảy ra; thử sử dụng các loại dầu hương liệu để cảm thấy tích cực và tràn đầy sinh lực hay thiết kế môi trường làm việc của mình với những đồ vật bạn yêu thích.

Tất cả những thay đổi nhỏ này đều ở bên ngoài cảm xúc, nhưng lại có ảnh hưởng đáng kể, giúp gia tăng cảm xúc tích cực và tiếp thêm năng lượng cho chúng ta.

4. Nhận ra thành công của bản thân và chia sẻ chúng với những người khác

Nỗi sợ phi lý khiến chúng ta lo sợ, e ngại việc yêu cầu sự giúp đỡ nhưng thực sự bất cứ ai trong số chúng ta đều cần có sự ủng hộ, hỗ trợ của mọi người. Nếu chúng ta chia sẻ với bạn thân, đồng nghiệp hay bạn đời của mình, họ sẽ hiểu được bạn đang cảm thấy thế nào, bạn cần gì và từ đó có thể giúp đỡ bạn theo cách tốt nhất.

Nói với người khác về nỗi sợ hãi của mình và xin được giúp đỡ không phải là minh chứng cho sự yếu đuối, nhu nhược của bạn mà cho thấy bạn đã có đủ can đảm và mạnh mẽ về cảm xúc.

Điều quan trọng nhất là thay vì luôn nhớ đến những lúc bị nỗi sợ hãi bủa vây hay những thất bại, hãy cố gắng tập trung nhớ tới những gì bạn đã đạt được, những khoảnh khắc nhỏ mà bạn có thể đương đầu với nỗi sợ hãi và không để nó kiểm soát cảm xúc của bạn.

Bằng cách này, bạn có thể củng cố niềm tin vào bản thân: bạn đã có thể đối mặt với nỗi sợ đó trong quá khứ thì hoàn toàn có thể ứng phó với nó trong tương lai.

5. Giải quyết nỗi sợ hãi từng bước một

Việc muốn trốn tránh những điều khiến chúng ta sợ hãi là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên nhưng nó chỉ tốt khi diễn ra trong thời gian ngắn. Nếu kéo dài, nỗi sợ sẽ ngày một lớn hơn và ảnh hưởng tới não bộ cũng như toàn bộ cơ thể của chúng ta.

Cách tốt nhất và hiệu quả nhất để vượt qua và đối mặt với nỗi sợ phi lý là từ từ đưa bản thân mình vào những giai đoạn an toàn mà chúng ta có thể kiểm soát được.

Khi đó, bạn sẽ thấy sức mạnh của nỗi sợ hãi dần dần mất đi và bắt đầu nhận ra rằng điều tồi tệ nhất sẽ không xảy đến. Một điều quan trọng nữa là phải biết bắt đầu từ những tình huống bạn có khả năng xử lý để luôn tự tin và có thể bước lên “thang sợ hãi”. Để leo lên “thang sợ hãi” thành công, bạn phải trải qua bốn giai đoạn:

Giai đoạn đầu tiên: hãy viết một danh sách các tình huống liên quan đến nỗi sợ của bạn. Ví dụ, nếu bạn sợ đi máy bay, hãy liệt kê những sự kiện như mua vé máy bay, chuẩn bị hành lý, đến sân bay.

Giai đoạn thứ hai: khắc họa “thang sợ hãi” bằng cách sắp xếp các tình huống/ sự kiện theo thứ tự từ ít đáng sợ nhất đến đáng sợ nhất (tình huống đầu tiên nên căng thẳng nhưng không phải là điều khiến bạn bị tê liệt).

Giai đoạn thứ ba: sau khi tạo lập xong “thang sợ hãi” của bản thân, bắt đầu leo lên bậc thang đầu tiên và cố gắng trụ lại cho đến lúc bạn cảm thấy khó chịu khi phải đương đầu với nỗi sợ ở nấc thang này.

5 cách cực hiệu quả ai cũng cần để chế ngự nỗi sợ hãi phi lý: Rất đơn giản, chỉ cần bạn quyết tâm! - Ảnh 3.

Thời gian bạn đối mặt với những tình huống, sự vật khiến bạn sợ hãi càng lâu, bạn càng nhanh chóng quen thuộc và cảm thấy ít sợ hãi nếu phải đương đầu với việc đó trong lần tiếp theo. Khi bạn cảm thấy đã làm chủ được nấc thang đầu tiên, hãy tiếp tục thách thức mình với những nấc thang kế tiếp.

Giai đoạn cuối cùng: Luyện tập nhiều lần những nấc thang này. Bạn luyện tập càng nhiều thì khả năng vượt qua được nỗi sợ hãi phi lý càng lớn.

Tuy nhiên, trên tất cả, đừng vội vàng, mỗi người đều có tốc độ của riêng mình, vì vậy điều quan trọng là phải giữ một nhịp độ phù hợp với bạn.

Nguyễn Nguyễn

Theo Nhịp sống kinh tế/Ba-bamail

Nguyễn Tín: NHẬT KÝ TRONG ĐỒN NGÀY 15/6 – Phần III

Nguyễn Tín
20-6-2018
NHẬT KÝ TRONG ĐỒN NGÀY 16/6:
Phần 3: Nó không khai đánh chết nó đi
Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

– Sao rồi? Hai anh em đồng hương nói chuyện với nhau thế nào? Có hợp tác để đi về không?

Viên AN đánh tôi nhiều nhất bước vào lên tiếng, tôi vẫn cúi xuống và không nói gì. Lúc này thì viên AN Cần Thơ mắt lim dim vì buồn ngủ vuốt mặt trả lời:

– Nãy giờ nó có nói gì đâu, nó nói là bắt Mẹ nó lên đồn mà có ai bắt bớ gì, chỉ là mời lên để hỏi thăm về nó cuộc sống ra sao thôi!

– Thì người ta quan tâm cuộc sống của Mẹ Tín nên mới mời lên hợp tác chứ bắt bớ gì nghe nặng nề quá, Tín không khai thì mai “mời” Mẹ lên tiếp!

Hai AN trao đổi qua lại nhưng tôi không phản ứng và vẫn mở mắt để quan sát cử chỉ hành động của cả hai, viên AN Cần Thơ đã thấm mệt và cứ ngủ gục lên gục xuống trước mặt tôi, còn AN HCM thì cứ nói vào tai tôi những lời chiêu dụ:

– Tín à, em chỉ đi biểu tình thì cứ khai là đi biểu tình thôi chứ sao mình dám làm mà không dám nhận, mình anh hùng cầm loa kích động đám đông hô hào chống trung quốc thì mình phải anh hùng nhận chứ. Hai thằng anh Tín là Bắc Truyển và Minh Đức anh hùng hơn Tín nhiều, vô có là nhận 12 năm, 15 năm chơi luôn. Vậy mới bãn lĩnh chứ Tín vầy thì kỳ quá. Mình làm dân chủ mà hèn quá sao coi được, rồi mấy đứa nghe Tín xúi biểu tình sao nó nể Tín được, khai đi rồi về nghỉ chứ ai cũng mệt hết rồi Tín!

Lúc đó tôi vẫn lắng nghe nhưng không có phản ứng, những lời lẽ đó liên tục được rót vào tai nghe rất dễ chịu và nếu ký nhận biên bản mà họ dành để khởi tố thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.

– Tín đi biểu tình vậy có nhận được tiền không chứ mấy người kia là có hết đấy, nhưng chắc Tín không nhận được đúng không? Tại trên chia xuống nó cắn hết rồi, tới Tín chắc còn vài đồng cho vui chứ bao nhiêu đâu. Rót tiền về thì thằng trên nó ăn chứ mấy đứa dưới như Tín chắc không nhận được rồi!

Vẫn im lặng…

– Mày biết thằng Hoàng Văn Dũng không? Tao đánh nó đéo còn là người, mày gặp nó cứ tả hình dáng tao là nó đái trong quần luôn. Thằng Tửng Đỗ tao đạp nó với chiếc xe nó xuống bờ kè, nó hẹn tao ra nhà hát thành phố chém lộn. Tao ra đợi nó mà chẳng thấy nó dám ra, mày gặp tụi nó cứ tả dáng tao nó mất hồn mất vía chứ mày là cái đách gì.

……

Thôi bây giờ mình nói chuyện chơi thôi, nói như hai thằng đàn ông chủ đề là cho thuê đất 99 năm đi. Theo Tín thì thuê vậy dài quá không? Mà cho ai thuê thì được?

– Mấy chuyện đó đã có đảng và nhà nước lo anh ơi!

– Ê ê! Mày nói được làm được nha, tao lấy giấy trắng cho mày viết rồi ký tên lên, quay phim cho mày nói nha!

– Anh mới bảo nói chuyện như hai thằng đàn ông mà đòi quay phim, bằng chứng làm gì?

– Thì mày nói phải dám thừa nhận chứ!

– Thì em thừa nhận nhưng chơi vậy kỳ lắm, bỏ qua đi. Nãy tỉ số trận Iran sao rồi anh? Đang coi thì bị bắt về đây rồi? Thắng thua sao anh?

– Mày thấy làm khổ anh em không? Tao cũng có được coi đâu, thôi hợp tác làm việc nhanh về rồi coi WC.

– Hay nói chủ đề WC đi anh, anh thấy mấy trận đá hay không? Chủ nhà Nga nó đá hay quá xá!

– Thôi chủ đề đó không rành? Tín tham gia hội nhóm lâu chưa?

– Em không có tham gia hội nhóm nào hết nha anh!

– Tín nghĩ lật đổ cộng sản xong Tín làm chức gì? Quận trưởng hay là Thủ tướng?

– Im lặng

– Cỡ mày thì Trưởng ấp còn đéo có chứ mơ mà làm Quận trưởng nha con, mày tưởng chế độ này dễ cho mày lật vậy à? Tụi bên kia nó xếp ghế sẵn rồi, có biến là nó bay vào ngồi chứ mày đừng mơ tới lượt mày.

– Im lặng

– Tụi kia nó khai mày hết rồi, nói mày rủ nó đi biểu tình.

– Anh dẫn nó ra đối chất, nó vu khống thì nói gì không được!

– Nó nói mày làm không có lương, nhưng mấy thằng trên mày thì có. Thằng Trung tháng 2.000 nó có chia cho mày không?

– Im lặng

– Vậy là nó không chia cho mày rồi? Tụi này mất dạy thiệt, đáng lý nó nhận 1.800 còn 200 cho mày nhưng nó ém luôn. Mày thấy vậy có hợp lý không?

– Im lặng

Những câu hỏi đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, chủ yếu để cho tâm lý tôi bất ổn và nghĩ rằng mình bị lừa gạt. Nhưng kế “ly gián” là chiêu dùng dễ nhất để chia rẽ các mối quan hệ xung quanh bạn và chuyện dễ mích lòng nhất là tiền.

Dù chẳng biết anh Trung là ai nhưng tôi luôn tin tưởng những người đồng đội của mình, dành cho bạn bè sự tôn trọng và tín nhiệm và không dính líu tiền bạc để tránh những phiền hà không đáng có.

“Đã dùng thì phải tin, không tin thì đừng dùng”

Viên AN HCM bước ra ngoài trao đổi với AN Cần Thơ gì đó rất lâu, tôi đoán là làm sao để đưa thằng này về càng sớm càng tốt chứ không có nhiều thời gian để giữ nó. Làm sao để nó ký nhận, bút sa là gà chết xong xúc nó lên xe về còn lên lon lên chức chứ nó cứng đầu vầy mệt quá!

Tôi ngồi nhìn và quan sát khẩu hình miệng của cả hai, thầm nghĩ mình phải mạnh mẽ dù có đánh chết cũng không ký nhận vì tôi vô tội. Giữa việc bị đánh và ngồi tù oan thì chọn cách nào là tuỳ vào bản thân và ý chí! Tôi lại đang nghĩ về viễn cảnh sẽ bị tra tấn dã man hơn nữa và sẽ nếm các nhục hình nếu vẫn giữ quyền im lặng của mình, nhưng thà như thế tôi không phải vào trong nhà tù khi mình chẳng làm gì vi phạm pháp luật!

Tôi được xã hơi một chút khi cả hai bước ra và đưa vào một viên AN khác, tôi bắt đầu quan sát tìm góc và nằm gục trên bàn để cho mắt nhắm lại nghỉ ngơi chốc lát. Tôi lẩm bẩm trong đầu các điều luật cơ bản mà mình được đọc:

– Tạm giữ vi phạm hành chính là 12 tiếng và có thể gia hạn.

– Lệnh tạm giữ tạm giam là 3 ngày và gia hạn tối đa 6 ngày có lệnh của viện kiểm sát.

Vậy tính ra nếu như đúng theo luật thì sáng mai tôi được thả về, còn không thì 24 tiếng được thả, xấu hơn nữa thì 3 ngày không thì 6 ngày là hết mức. Nhưng thứ 7 và chủ nhật có kêu gọi biểu tình nên chắc thứ 2 tôi mới được thả là phương án khả dĩ nhất và nói với bản thân là xem như tập luyện ý chí cùng sức khoẻ trong 3 ngày vậy.

***

Nhìn ra ngoài trời đã bắt đầu sáng dần lên, các bộ đàm báo hiệu chuẩn bị hành động ra quân bố ráp khắp các ngã đường và chuẩn bị xuất phát lúc 5h30. Tôi cố gắng nghe ngóng tình hình chỉ đạo của họ dành cho các đơn vị, chỉ hy vọng không ai xấu số bị bắt về.

Viên an ninh HCM bước vào cùng 1 tên an ninh khác:

– Giờ mày có nhận không? Tao mệt lắm rồi đó?

– Im lặng

– 3 cú đấm được tung ra vào nhiều vị trí trên đầu và tôi dùng 2 tay để ôm lấy cái đầu tội nghiệp của mình.

– Tôi yêu cầu được gọi cho người thân và có luật sư.

– Luật sư? Luật sư vào đây thì cũng bị đánh như mày thôi!

Tôi cảm thấy hối hận khi nói ra điều này vì nó khiến tôi bị đánh nhiều hơn khi nhắc tới luật sư Miếng.

– Ông Miếng hả? Mày thân với ổng lắm à?

Tôi liên tiếp nhận những cú chỏ, đấm vào đầu, sau gáy, thái dương. Như để trút giận lên những luật sư đã hỗ trợ cho các nhà yêu nước trước các hành vi trái pháp luật của cơ quan an ninh điều tra và các bản án trước phiên toà.

– Mấy thằng luật sư dạy tụi mày tùm bậy tùm bạ, luật sư vào đây tao cũng đập như mày thôi.

Viên AN bước ra thì thầm với CA trực ban tên Quân ở P15, dự là sẽ được mang vào phòng để tra tấn tiếp tục sau khi tôi lỡ nói ra là biết luật sư Nguyễn Văn Miếng. Tâm lý hơi sợ vì không biết vào phòng sẽ như thế nào, chưa dự liệu được hết ở trong đó cơ thể sẽ ra sao khi xung quanh là bốn bức tường cùng nhiều người trong đó.

Viên AN bước vào, yêu cầu tôi đứng dậy và lên lầu làm việc tiếp. Tôi được xốc tay vào nách và thốc dậy bước đến cầu thang, lúc này nỗi sợ hãi dâng cao nên tôi bấu 2 tay của mình vào tay vịn. Viên AN cố sức kéo tay tôi ra, lúc này thì khoảng 7 CA phường chạy vào và hỏi tôi?

– Muốn cưỡng chế hay tự lên?

Tay người nào cũng gậy gộc, bao trùm xung quanh là sắc phục CA nhân dân. Không còn cách nào khác tôi bước lên cầu thang và thầm tưởng tượng ra cảnh đánh hội đồng sẽ như thế nào, tôi quay qua nhìn bảng tên của người đẩy tôi lên. Như một nỗi lo sợ tôi biết tên nên đã dùng tay che lại và đẩy tôi lên nhưng CA tên Quân làm việc ở phường 15 Tân Bình làm sao tôi quên được.

Hắn dắt tôi vào phòng hội trường khá rộng, nơi để dành hội họp của CA P15. Tôi được yêu cầu ngồi xuống ghế và…

Liên tiếp những cú đấm, chỏ vào đầu của viên AN HCM. May sao chỉ có mình hắn đánh, tên còn lại thì ngồi đối diện và lấy “Biên bản ghi lời khai” ra để làm việc với tôi. Hắn bắt đầu hỏi:

– Ngày tháng năm sinh?

– Lắc đầu

– Ngày tháng năm sinh mà mày không nhớ hả?

Thêm một cú đấm vào thái dương của tôi, tên AN đánh tôi nhiều nhất nói:

– Mày lên đến đây còn ngoan cố, mẹ mày. Nó không khai thì đánh chết nó luôn.

Rồi hắn đạp vào cái ghế tôi ngồi để dằn mặt sau đó bỏ ra ngoài, tên còn lại thì hỏi:

– Ngày tháng năm sinh?

– Bị đánh nhiều quá không nhớ nổi

– Ai đánh mày?

– Đồng nghiệp của ông chứ ai?

– Giờ mày có làm việc không?

– Bây giờ là 6h sáng rồi, 8 tiếng hành hạ đánh đập tôi liên tục sức nào mà làm việc, buồn ngủ rồi không làm việc nữa!

Tôi cố trấn tĩnh bản thân và liên tục nhìn về phái cánh cửa xem tên AN HCM có lên tra tấn tôi nữa không, để chuẩn bị tinh thần gồng mình chống trả trong đau đớn. Tôi dựa lưng vào ghế để ngủ, lấy một cái ghế khác để đỡ cái chân và nhắm mắt. Nhìn sang thì thấy tên AN đang lướt Zalo và thế là tôi cố gắng chộp mắt xíu.

15 phút sau có tiếng mở cửa, tiếng giày làm tôi tỉnh giấc ngay lập tức và…

————

Kết phần 3 ở đây, phần tiếp theo Tín sẽ kể về 48 tiếng tuyệt thực làm sao để vượt qua!

MỘT NỮ DOANH NHÂN GỬI THƯ NGỎ CHO ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Lê Hoài Anh

Sài gòn ngày 20/6/2018 

THƯ NGỎ: Kính gửi bác Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam – Nguyễn Phú Trọng 

Cháu tên là Lê Hoài Anh xin phép được gọi bác bằng Bác vì bác cũng cùng cỡ tuổi với bố cháu ạ

Bố cháu là một thương binh hạng nặng đã đóng góp một phần thân thể của mình cho đất nước Việt Nam, đã tham gia vào cuộc chiến chống quân bành trướng Bắc Kinh ở biên giới phía Bắc với nhiệm vụ vận chuyển quân và vũ khí đạn dược lên biên giới và bố cháu bị thương trong khi làm nhiệm vụ

Bố cháu không phải là đảng viên vì ông nội cháu là nhà tư sản trí thức yêu nước nhưng đã bị chết một cách tức tưởi và oan sai trong cuộc Cải cách ruộng đất ở miền Bắc năm 1953. Là hiệu trưởng trường tư thục nhưng ông cháu đã bị đấu tố sai và tịch thu hoàn toàn tài sản bị bắt giam để đấu tố, ông cháu bị bỏ đói 3 ngày, bị đánh đập bị đấu tố, quá đau lòng ông cháu đã cắn lưỡi tự tử chết. Ông cháu chết chỉ có một manh chiếu chôn bó chiếu thôi thưa bác.

Ông cháu chết được 3 ngày thì ông Trần Quốc Hoàn mới đưa ra danh sách ông cháu là tư sản giúp kháng chiến chứ không phải là địa chủ một ngày nào. Không phát canh, không thu tô của một nông dân nào sao lại là địa chủ? Tâm huyết của ông nội cháu là mang cái chữ về mở trường dạy chữ cho người dân của quê Hương mình. Nhưng ông cháu đã chết rồi, chết oan ức và tức tưởi

Bố cháu 14 tuổi một mình bỏ học đi ra Hà nội làm đốt than đốt lò rồi đi học thêm bổ túc gửi tiền về nuôi mẹ già và anh trai bị tàn tật không còn một tấc đất trong tay ra tá túc tại chuồng trâu cũ của gia đình. Thiếu đói bố cháu phải bán cả máu của mình để nuôi gia đình thưa bác.

Thưa bác, vậy mà bố cháu từng dậy cháu con ơi CCRĐ là một sai lầm của chế độ, của Đảng nhưng thôi họ đã đứng ra trước quốc dân đồng bào cả ông Hồ Chí Minh và cả ông Trường Chinh đã xin lỗi toàn dân rồi, nên bố muốn khi con lớn lên đừng chống đối chế độ vì chuyện của ông mình, nhất là khi họ đang là chế độ của dân, vì dân và do dân bầu ra con nhé .

Từ một người thợ đốt lò bố cháu học lái tầu rồi chở thành người lái tầu nhưng vẫn không ngừng học thêm để trau dồi kiến thức. Bố cháu dạy hai chị em cháu rất kỹ, điều bố cháu dậy kỹ nhất đó là lòng yêu nước. Bố cháu vì nhiệm vụ phải chở súng đạn, chở chiến sĩ cho chiến trường, mỗi lần đi cả tháng, mỗi lần đi bố đều dặn cháu ( một con bé gái có 6,7 tuổi đầu ) rằng con ơi bố ra đi lần này có thể không về vì chiến trường ác liệt lắm nếu bố hy sinh con hứa sẽ phải ngoan, nghe lời mẹ chăm sóc mẹ và em thay bố. Hoài Anh phải chịu khó ăn nhiều mau lớn gánh vác công việc Cho mẹ nhé, học thật giỏi nha con.

Cháu hỏi bố sao bố không trốn đi tại sao bố lại đi khi biết rằng bố có thể chết, bố đừng đi nhé bố. Bố cháu nghiêm mặt bảo cháu rằng bố làm vậy là phản bội tổ quốc, là hèn nhát , là không yêu nước con à. Con có biết rằng nước mất là nhà tan không con. Bố vì các con, vì các em bé của đất nước này, bố không muốn mất một mét đất nào của đất nước không muốn giặc ngoại xâm, xâm phạm bờ cõi đất nước ta. Hết giặc rồi nhà nhà sẽ yên vui, no ấm các con sẽ hàng ngày được cắp sách đến trường. Bố thà chết vinh còn hơn sống nhục ai cũng trốn đi như con nói đất nước mình sẽ mất nước đấy con à.

Bài học về lòng yêu nước ấy theo cháu đến tận bây giờ.

Lớn lên đi học cháu được học lịch sử cháu rất tự hào về truyền thống của cha ông ta từ ngàn đời nay với bao nhiêu anh hùng hào kiệt chúng ta đã từng chiến thắng 14 lần giặc ngoại xâm phương Bắc, trong tâm khảm của cháu nhận thức của cháu cháu không bao giờ coi họ là bạn nhất là bây giờ nhà cầm quyền Trung Quốc đã dùng vũ lực lấn chiếm phi pháp Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta, đã ngang ngược bất chấp sự phản đối của chúng ta và toàn thế giới để vẽ ra Cái đường lưỡi bò, đã san lấp đổ cát xây dựng lên những căn cứ quân sự những thành phố quân sự, mang vũ khí hạng nặng ra biển Đông Thưa bác là một nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, tổ chức đang lãnh đạo đất nước chắc bác biết những điều cháu nói là sự thật báo đài của ta cũng đã lên tiếng phản đối nhiều lần chứ không phải là tin vịt của lực lượng phản động nào thưa bác.

Từ bé bài học vỡ lòng của chúng cháu là 5 điều Bác Hồ dậy thiếu niên nhi đồng

Yêu Tổ Quốc
Yêu đồng bào
Học tập tốt
Lao động tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm 

Cháu thấm nhuần và luôn cố gắng học tập, lao động phấn đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại ạ.

Thưa bác vì yêu Tổ Quốc nên cháu phải cất tiếng phản đối những kẻ xâm lược, phải căm ghét những kẻ Việt gian bán nước, những kẻ tham nhũng ăn cắp của công và của cải của đất nước …

Thưa bác vì yêu đồng bào nên cháu không thể cam tâm nhìn đồng bào mình đói khổ ra biển không có cá tôm, tàu Trung Quốc đuổi đánh họ làm chìm tàu họ khiến cho họ chết tài sản đi vay đi mượn cũng không còn, các em bé mất cha phụ nữ mất chồng mà trong khi họ đang khai thác hải sản hợp pháp trên chính bờ biển quê hương mình

Thưa bác cháu yêu đồng bào mình cháu đã đi tận nơi trong vùng bão lũ đã đứng tận chỗ để thấy tác hại của thủy điện đã xem để thấy thảm họa môi trường FORMOSA gây ra cho vùng biển quê hương mình. Thưa bác cháu và các công ty của cháu đã đóng góp rất nhiều tiền của và công sức để phần nào cùng với các nhà hảo tâm khác giúp đồng bào mình vượt qua cơn hoạn nạn.

Thưa bác cháu đã tận mắt thấy giọt nước mắt của dân oan Thủ Thiêm, Văn Giang… cháu đã thấy những cụ già đi cầu bơ cầu bất để đòi lại mái nhà của mình đòi lại từng tấc đất của họ của gia đình họ bị giải tỏa mà tiền đền bù không đủ mua một góc căn hộ tái định cư chất lượng kém bác ạ

Cháu đã cố gắng học tập tốt, lao động hăng say cống hiến và nộp thuế cho xã hội rất nhiều cháu hoàn toàn có thể photo và gửi bác các công ty cháu đã từng làm, số thuế cháu đã từng đóng và số lượng việc làm cháu đã giải quyết cho đồng bào mình cho xã hội thưa bác

Thưa bác cháu cũng rất khiêm tốn mặc dù cháu đã nhận được rất nhiều bằng khen, huy chương, giấy khen của nhà nước nhưng cháu cũng không khoe khoang hay đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì cho cháu và công ty của cháu, cho gia đình cháu. Chúng cháu hoàn toàn tự lực tự cường đi lên bằng bàn tay và khối óc của mình.

Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật

Dạ thưa bác, bác Hồ dậy cháu thật thà, dũng cảm vì vậy cháu dám nói thẳng, nói thật, góp ý công khai và thẳng thắn những việc làm sai trái, tố cáo hành vì cướp nước ta của Trung Quốc, cháu thẳng thắn phê bình tham nhũng, cảnh báo âm mưu bán nước của một số kẻ xấu đấy ạ

Cháu là người ôn hoà cháu không phát động biểu tình, không đi biểu tình vì cháu mong có luật biểu tình nhưng chờ mãi 5 năm rồi vẫn chưa có bác ạ, khi có luật biểu tình chắc chắn cháu sẽ đi đúng luật

Nhưng cháu rất thương và đồng cảm với những người biểu tình ôn hoà, họ tuần hành vì tiếng nói và phản ánh của họ không được các cấp chính quyền lắng nghe, giải quyết cho họ thấu đáo bác ạ

Thưa bác cháu xin hỏi vậy cháu làm theo 5 điều Bác Hồ dậy là sai hay đúng ạ???

Noi gương bố cháu khi tổ quốc cần không hèn nhát kể cả phải hy sinh thân mình để gìn giữ từng tấc đất của quê hương là sai hay đúng ạ???

Bác nói rằng cần luật an ninh mạng để bảo vệ chế độ cháu xin phép hỏi bác lại là bảo vệ chế độ nào ạ? Có phải là chế độ của Đảng Cộng Sản Việt nam không ạ ???

Thưa bác tiêu chí của Đảng Cộng sản Việt Nam là CỦA DÂN – DO DÂN – VĪ DÂN có còn được gìn giữ không ạ ???

Và nếu còn thì Bác và các Đảng viên có nghe Tiếng dân không ạ???

Rất mong bác có thể đọc được lá thư này của cháu, và cháu cũng thiết tha mong mỏi được nghe câu trả lời của bác ạ!

Kính thư

Lê Hoài Anh

Thủ đô Hà Nội nằm trong tay ai? 


Việc phá vỡ quy hoạch ban đầu khiến Khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm trở nên ngột ngạt, nhếch nhác, cảnh tắc đường diễn ra thường nhật. Ảnh: Dũng Minh
Nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Hà Nội sẽ như Hong Kong, Singapore thì giật mình tưởng đang ngủ mơ. Nhưng kiểm tra lại thì rõ ràng: “Hà Nội đặt ra một số tiêu chí trong môi trường kinh doanh đuổi sát Singapore, Hong Kong trong 4 năm tới, việc này có làm được không? Chủ tịch Hà Nội khẳng định làm được, tôi nghĩ Hà Nội hoàn toàn làm được”, Thủ tướng nhấn mạnh”(Tuổi trẻ 17/6/2018, Thủ tướng: Hà Nội sẽ đuổi kịp Hong Kong, Singapore). 

Chưa hết, hôm nay (17/6/2018) lại thấy báo Dân Trí đưa tin, rằng “Chính phủ hoàn toàn đồng ý giao hoàn toàn hơn 2.000 hécta đất” khu vực trục Nhật Tân – Nội Bài cho chủ một công ty bất động sản, nhưng “chỉ nhận làm một phần thôi” để xây “thành phố thông minh” 4 tỷ USD, “phấn đấu đẹp hơn Singapore”. Đến đây thì không chỉ choáng váng, mà tự hiểu mình đích thực đang bị ngộ độc.

ĐỪNG VẼ RA NHIỀU TỶ

Chẳng ai lạ gì về kế sách vẽ ra dự án ở Việt Nam. Có thể nêu tóm tắt mấy điểm chính sau đây.

1. Điều đầu tiên là vẽ ra nguồn đầu tư tài chính nhiều trăm triệu, thậm chí cả nhiều tỷ đô la cho dự án.

2. Theo sau là bản đồ quy hoạch tổng thể đẹp hơn mơ.

3. Tiếp đến là tấm bùa hộ mệnh “Liên doanh nước ngoài”.

4. Với đích ngắm là hàng chục, hàng trăm và cả hàng ngàn hecta đất, cùng tầm nhìn giữ đất 20, 30 năm.

5. Bốn mục nêu trên sẽ trở nên vô nghĩa, nếu không thực thi tốt mục thứ 5 – điều quan trọng – trước cả đầu tiên, sau cả cuối cùng: Đó là hoạt động hậu trường ở tất cả các điểm chìa khoá, trong đó chìa khoá ở thượng tầng là quyết định.

ĐỪNG ẢO TƯỞNG ĐẸP HƠN SINGAPORE

Xây đựng một thành phố không chỉ là bản vẽ. Mà phụ thuộc vào ai là chủ đầu tư, ai thi công và ai quản lý. Ở cả ba khâu vừa nêu, “thành phố thông minh” còn lâu mới theo kịp Singapore.

Để khỏi phản biện “bằng Singapore” hãy lấy nhà ga quốc tế Nội Bài vừa xây xong làm thí dụ. Thua cả nhà ga T2 của Singapore xây dựng năm 1990, đừng nói đến T3 năm 2008 và T4 năm 2017.

Đó là chưa nói đến, một thành phố chỉ phồn hoa bằng nhà cửa mà không sở hữu công nghệ, không có sức sản xuất, thì phồn hoa đó cũng chỉ là giả tạo. “Thành phố thông minh” cũng là vay mượn mà thôi. Một thành phố mà lấy bất động sản làm tiêu chí đua tranh quốc tế thì đó là con đường xuống vực.

Lại nghe nói “thành phố thông minh” sẽ có một Hồ Gươm không tháp rùa, thì đo ngay được tầm suy nghĩ và mục đích của chủ đầu tư. Chủ ý phía sau, muốn mượn hình bóng Hồ Gươm để nói rằng “thành phố thông minh là thủ đô mới” vì cũng có Hồ Gươm.

Nhưng sao chép Hồ Gươm về vật lý, không có tháp rùa, không cầu thê húc và không toàn bộ cảnh quan xung quanh Hồ Gươm, thì đó chỉ là một cái ao lớn.

Chưa nói đến, không ai nhân bản vật lý tháp Eiffel thứ hai tại Paris. Không ai xây điện Kremlin thứ hai ở Matxcova. Càng không ai đào Ngũ Hồ thứ hai ở Bắc Mỹ. Kiến trúc tiệt đường sáng tạo rồi hay sao mà phải nhân bản?

Một Hồ Gươm giả ở tả ngạn sông Hồng, một Hồ gươm thật ở hữu ngạn sông Hồng có làm cho Hà Nội loạn Hồ Gươm và làm giảm ý nghĩa của Hồ Gươm?

Và liệu Thần Linh của Hồ Gươm có nổi dận khị bị làm nhái?

QUY HOẠCH HÀ NỘI ĐANG NẰM TRONG TAY AI?

Hà nội không có quy hoạch. Quy hoạch Hà Nội không cần học. Cứ xẻo Hà Nội ra thành nhiều mảng giao cho các nhà đầu tư bất động sản để đấu thầu quy hoạch. Họ không cần học về quy hoạch thành phối. Họ có tiền và thuê thiết kế. Họ duyệt thiết kế. Các nhà thiết kế phải cắt xén theo ý của chủ đầu tư. Kết quả, Hà Nội là bức tranh tổng hợp bao gồm các tư tưởng thiết kế của các trùm bất động sản. Những người có tiền đứng trên mọi kiến trúc, cao hơn mọi kiến thức.

Hãy nhìn các tiểu khu đô thị, các ngôi nhà nhiều tầng của các ông trùm bất động sản ở Hà Nội trong toàn cảnh thành phố nhìn từ trên cao, chúng ta sẽ nhận thấy một sự hổ lốn bao trùm. Quy hoạch thành phố không đơn giản là một ngôi nhà đẹp, một tiểu khu đẹp, mà phải hài hoà trong tổng thể kiến trúc toàn cảnh. Một ngôi nhà đẹp riêng rẽ có thể không phù hợp trong một tổ hợp kiến trúc. Hơn thế nữa, nếu đặt vào có thể phá hỏng kiến trúc tổng thể. Kiến trúc Hà Nội là những mảnh vá, hàng vạn mảnh vá.

Buồn thay, hổ thẹn thay bao kẻ học hành, giữ quyền cao chức trọng, ăn bổng lộc của dân, khoác trên mình bao học hàm học vị, dự hết hội thảo khoa học này đến hội thảo khoa học khác, đến phần việc chủ quyền và trách nhiệm của mình, lại không đủ bản lĩnh trí tuệ để thực hành, mà phải a dua đồng thuận, nhường những ông trùm bất động sản không có kiến thức chuyên ngành mà chốc lát trở thành những tổng công trình sư kiến trúc.

Với đà này, mỗi trùm bất động sản thiết kế một Hồ Gươm thì Hà Nội sẽ có cả chục Hồ Gươm!

HÀ NỘI ĐANG BỊ XÉ NÁT

Thủ đô Hà Nội đang bị xé nát trong tay các nhà đầu tư bất động sản.

Hãy nhìn đến các khu đô thị đã xây dựng, như Trung Yên, Linh Đàm, hay bất cứ khu đô thị mới nào, đều vô cùng nhức mắt. Đã thế, những khoảng đất mới trong nội đô, vừa được giải phóng, chẳng hạn như khu triển lãm Giảng Võ, thì đều bị các nhà đầu tư bất động sản thâu tóm ngay. Thậm chí cả nhà ga Hàng Cỏ cùng khu vực bao quanh cũng bị đề xuất phá bỏ để các trùm bất động sản xây nhà 70 tầng kiếm lời. Kiến trúc Pháp đang bị đập phá dần, nhường chỗ cho kiến trúc chắp vá của các chúa đất.

Hà Nội đang hối hả giao đất. Toàn bộ phía Bắc sông Hồng đang được giao cho các trùm bất động sản. Họ quyết định giao 2000 hécta đất (20 km2) cho một người, đơn giản là trao tờ giấy đầu tư, không mảy may dày vò trăn trở. Và rồi hàng ngàn hécta đất khác sẽ tiếp tục được giao chỉ bằng những chữ ký trên những tờ giấy mong manh, mà sau đó là hàng chục vạn số phận nhân quần chân lấm tay bùn không nơi cày cấy.

Các nhà đầu tư bất động sản đang vội vã. Chưa bao giờ họ có cơ hội trở thành đại chúa đất như bây giờ. Những người có quyền đang triển khai chính sách đổi đất lấy hạ tầng một cách gấp rút, bởi phần nóng lòng muốn phát triển đột phá thì ít, mà sốt ruột do hạn chế nhiệm kỳ thì nhiều. Giá đất qua tay nhà đầu tư bất động sản tăng từ 20 đến cả trăm lần, là động cơ không khoan nhượng quyết vượt qua mọi trở lực để sở hữu đất. Cả hai phía, kẻ giao đất và kẻ nhận đất, đều đang rất vội vã trên đường đua.

NẾU TIỀN NHÂN SỐNG LẠI

Những bậc lão thành tham gia cách mạng 1945 vì mục đích người cày có ruộng sẽ nghĩ gì trước đại cuồng phòng thâu tóm đất đai hiện nay?

Sau họ là thế hệ đã xông pha ở Điện Biên, sau nữa là thế hệ ở Khe Sanh Quảng Trị, tất cả họ đã hiến dâng trọn tuổi trẻ và cả máu xương cho mục đích công bằng, cuối cùng họ vỡ lẽ ngỡ ngàng bởi mục tiêu cao đẹp ban đầu mà họ hiến dâng đang đổ vỡ. Trước đây họ lấy ruộng của địa chủ để chia cho người cày thì bây giờ ngược lại, người ta lấy đất của người cày để đưa cho các đại chúa đất. Thay vì công bằng là sự ngự trị của bất công.

Giai cấp chúa đất mới hình thành nhờ chế độ sở hữu toàn dân. Nếu tiền nhân sống lại thì họ sẽ nghĩ gì về sở hữu toàn dân? Sở hữu toàn dân đang biến đất đai của người dân thành những chiếc lá đa để chuyển qua tay những kẻ buôn đất, giúp họ trở thành những nhà tư bản cộng sản kếch sù sau một thương vụ cầm trong tay những tấm vàng lá.

Nguy hại hơn, sở hữu toàn dân đang tạo ra cơ hội để ngoại bang có thể sở hữu đất đai Việt Nam trong một “tiểu quốc gia” qua nhiều thế hệ. Sống chỉ một đời mà dám cả gan cho thuê đất của không chỉ đời con, đời cháu mà đến đời chắt chút chít chịt. Chừng nào còn sở hữu toàn dân về đất đai, thì chừng đó người ta còn xem đất đai như sở hữu riêng để ban phát phung phí, chừng đó càng sinh sôi giai cấp chúa đất mới trên một phông nền bất công, không sòng phẳng.

Chỉ lớn lên bằng lúa gạo, mới thấm thía nỗi đau của người nông dân không có đất.

Chỉ lớn lên bằng mắm ruốc, mới xót xa khốn cảnh của ngư dân không nơi quăng lưới.

Chỉ lớn lên bên sương khói Hồ Gươm, mới buốt xé những nhát cắt nát tan một kinh thành ngàn năm văn hiến.

Tễu Blog

99 NĂM VÀ SỰ SẮP ĐẶT CỦA TRUNG CỘNG

Lê Ngọc Sơn

99 NĂM VÀ SỰ SẮP ĐẶT CỦA…

2 trong 3 “đặc khu” nằm trên tuyến “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc?! Riêng Phú Quốc nằm cạnh “vành đai”.

Tôi post những dòng này khởi phát từ một câu hỏi mang tính tự vấn: – Vì sao phải cho thuê Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc lên đến 99 năm? Vì sao có con số 99 này? (99 năm là một thế kỷ)

Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi thú vị này, phát hiện ra điều sau: SriLanka cũng cho Trung Quốc thuê lại cảng Hambantota đến…99 năm, để lấy tiền trừ nợ cho Trung Quốc.

Vì sao Việt Nam và SriLanka cách xa vạn dặm, núi xa núi, sông cách sông, thế mà “đồng ý tương liên” đến vậy? Hay đằng sau chuyện này là ai đó “gợi ý” cho mỗi nước?

Những năm gần đây, Trung Quốc, trong nỗ lực đầy tham vọng hiện thực hoá ý tưởng của Tập Cận Bình: xây dựng con đường tơ lụa kiểu mới có tên “Một Vành đai, Một Con đường” (One Belt, One Road).

Khi tìm hiểu địa chính trị từng “đặc khu”, search bản đồ của chiến lược “One Belt, One Road”, thì mới biết hoá ra cả Vân Đồn và Bắc Vân Phong đều thuộc vùng “chiến lược” này, Phú Quốc nằm xẹt bên cạnh. Ngay cả cảng Hambantota đã bị thâu tóm 99 mùa xuân cũng là một điểm mấu chốt của “One Belt, One Road”.

Rất có thể những dữ liệu trên đều ngẫu nhiên. Nhưng nếu thực sự là ngẫu nhiên, thì quả là sự ngẫu nhiên ngoạn mục, như có bàn tay sắp đặt của “tạo hoá” vậy.

UPDATED/Cập nhật quan trọng:
Tôi vừa phát hiện một tài liệu quan trọng khác, một bài trình bày quan trọng tại Diễn đàn bền vững Việt Nam 2018, tổ chức tháng 2 năm 2018, được tổ chức bởi cái gọi là Hội Khoa học và Chuyên gia VN Toàn cầu, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch Đầu tư, thì thấy họ (ở Trang 7 của bản trình bày) thẳng thừng luôn thế này khi nhắc đến vị trí chiến lược của Quảng Ninh và đặc khu Vân Đồn là ” tiếp điểm quan trọng của dự án One Belt, One Road của Trung Quốc” (“an important node on the project One Belt, one road of China”). Thông tin này có thể tìm thấy ở link sau:http://www.vsf.a-vse.org/wp-content/uploads/2018/02/W4.2.DoanDinhHong_Slides.pdf

BẢN CHẤT CỦA 3 ĐẶC KHU LÀ ĐỊA ỐC VÀ CHỨA CỜ BẠC

Nghịch lý về Đặc khu Kinh tế

Nguyễn Quang Dy
VietStudies
1-6-2018

Gần đây, dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều về dự luật “đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là “đặc khu kinh tế”) sắp được Quốc Hội “bấm nút” thông qua. Dự kiến ba đặc khu kinh tế đầu tiên là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ (tính đến năm 2030). Tuy không phản đối khái niệm “đặc khu kinh tế” (special economic zone) và chưa biết họ lấy tiền từ đâu để đầu tư nhưng tôi không ủng hộ ba đặc khu kinh tế nói trên, vì các lý do sau.

Bối cảnh 

Tuy đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi (như Việt Nam), đặc khu kinh tế vẫn là một mô hình phát triển hấp dẫn, nhưng dường như đã lỗi thời và có nhiều bài học thất bại. Nó đòi hỏi những điều kiện nhất định, vì vấn đề không phải là làm cái gì (what) mà là làm thế nào (how). Mọi chuyện đều có thể, nhưng “sai một ly đi một dặm”. Nếu đủ điều kiện và phát triển đúng hướng/đúng cách, nó có thể là đòn bẩy kinh tế và đầu tàu phát triển (như Thâm Quyến). Dubai là một bài học thành công mà nhiều nước khác muốn bắt chước. Nhiều người Việt đã từng mơ ước biến Chu Lai thành Dubai của Việt Nam, hay biến Phú Quốc thành Singapore của Việt Nam. Singapore thành công vì có Lý Quang Diệu (Việt Nam không có). Dubai thành công vì không có yếu tố Trung Quốc (Việt Nam có quá nhiều).

Tuy ý tưởng về đặc khu kinh tế không mới, nhưng người ta đã chóng quên bài học xấu về các dự án lớn như “đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng”, khai thác bauxite Tân Rai & Nhân Cơ (Tây Nguyên), cũng như kinh nghiệm xấu tại Chu Lai (Quảng Nam, 2003), Dung Quất (Quảng Ngãi, 2005), Nhơn Hội (Bình Định, 2005), Chân Mây (Thừa Thiên, 2006), Vân Phong (Khánh Hòa, 2006), Phú Yên (Phú Yên, 2008). Tại sao các nơi đó thất bại? Cái gì đảm bảo ba đặc khu mới này sẽ thành công? Nếu Việt Nam không cải tổ thể chế để kiểm soát quyền lực và tham nhũng, thì các mô hình phát triển tương tự sẽ lặp lại bài học “lợi bất cập hại”.

Khi tài nguyên ngày càng cạn kiệt và quỹ đất ngày càng khan hiếm, các nhóm lợi ích tất nhiên sẽ đua nhau tận thu bằng nhiều cách, như tăng thuế (VAT, thu nhập, tài sản), tăng giá (xăng dầu, điện, nước), tăng phí (như BOT). Đặc khu kinh tế là một miếng mồi ngon mà họ sẽ vận động để có phần. Trong khi Trung Quốc ráo riết quân sự hóa và kiểm soát Biển Đông, không cho người Việt khai thác dầu khí và đánh cá trong vùng biển của mình, chắc họ sẽ tăng cường bành trướng thế lực để chiếm các vị trí hiểm yếu trên đất liền. Đặc khu kinh tế là một miếng mồi ngon mà họ thèm muốn. Các nhóm lợi ích Việt Nam có thể câu kết với các tập đoàn Trung Quốc (vì song trùng lợi ích) để thao túng chính sách và dự án.

Tuy năng lực quản trị-điều hành của các cấp chính phủ (nhất là địa phương) còn yếu kém, nhưng lòng tham vô đáy, nên họ dễ bị các nhóm lợi ích thao túng. Trong khi bài học đau đớn về Formosa và bauxite Tây Nguyên còn chưa quên, thì bê bối về các dự án đầu tư công tại Ninh Bình đang làm dư luận giật mình kinh hoàng. Dù Ninh Bình không phải là đặc khu kinh tế, nhưng đã là “vương quốc” riêng. Các nhóm lợi ích không chỉ “ăn của dân không từ một cái gì” (như bà Nguyễn Thị Doan nói) mà họ còn “ăn tàn phá hại” và để lại những hệ quả khôn lường, không chỉ về kinh tế và xã hội, mà còn về an ninh quốc gia.

Bức tranh kinh tế 

Theo chuyên gia Vũ Quang Việt, các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc “đặt lợi ích nhóm lên hàng đầu”. Các quy định trong dự luật về đặc khu chủ yếu nhằm vào thị trường địa ốc (property) và đánh bạc (casino) chứ không nhằm thu hút đầu tư công nghệ cao. Trong khi đó, cái mà Việt Nam cần là công nghệ cao và giáo dục để tăng năng suất lao động, phát triển công nghiệp và kinh tế trí thức, chứ không phải là phát triển địa ốc và casino. Ông Việt cho biết trong giai đoan 2011-2016, năng suất lao động trong khu vực công nghiệp tại Việt Nam tăng (hàng năm) rất thấp (chỉ đạt 2.9%), trong khi triển vọng tăng GDP (bình quân hàng năm) không thể cao hơn 5.0%, nếu năng suất lao động không tăng cao hơn 4.0%. Đó là một “hiện tượng kinh tế kỳ lạ”, và là một nghịch lý phát triển tại một đất nước mà năng suất lao động vào loại thấp nhất thế giới (thấp hơn Singapore 15 lần).

Do không có cuộc tranh luận (debate) để đánh giá nghiêm túc và định lượng cụ thể các mặt lợi & hại về kinh tế-xã hội cũng như về địa chính trị, nên dễ dẫn đến tình trạng ngộ nhận (do chủ quan duy ý chí) hoặc bị động làm liều (do các nhóm lợi ích thao túng) nên dễ mắc sai lầm (như trước đây). Có mấy kịch bản có thể xẩy ra: Thứ nhất, chắc sẽ có một cơn “sốt đất mới” (new land rush) trong một thị trường địa ốc vốn đã quá nóng do giá đất đã bị giới đầu cơ địa ốc đẩy lên khá cao (thậm chí từ khi mới đồn đại về đặc khu). Thứ hai, dễ xuất hiện “bong bóng địa ốc” (property bubble) có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng cung-cầu (over supply) làm bức tranh kinh tế càng thêm méo mó và hỗn loạn. Thứ ba, do hệ quả của 2 hiện tượng nói trên, các đặc khu này sẽ không hấp dẫn đối với giới đầu tư công nghệ cao, vì họ cần một môi trường đầu tư sạch và một hệ sinh thái kinh doanh lành mạnh hơn.

Trong khi kêu gọi đầu tư cho công nghệ 4.0 thì những gì đang diễn ra tại các đặc khu này chỉ là tư duy kinh tế 1.0. Nếu định dùng ưu đãi cho thuê đất 99 năm để hấp dẫn đầu tư công nghệ cao thì không thực sự cần thiết, vì giới đầu tư công nghệ 4.0 không cần quyền sử dụng đất lâu dài. Để kinh doanh theo chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu, nhà đầu tư luôn cần kết nối với hệ thống hạ tầng và hệ sinh thái kinh doanh, mạng lưới đối tác và các tổ chức trung gian về tài chính, các dịch vụ chuyên nghiệp và nguồn lao động tay nghề cao, là những thứ mà các đặc khu kinh tế này không có. Điều duy nhất mà nó có chỉ đơn giản là thiết lập một không gian tự do kinh doanh trong một môi trường kinh doanh không tự do. Những ưu đãi đặc biệt thực ra chẳng có gì đặc biệt. Vậy mục đích thực sự của đặc khu kinh tế là gì (ngoài bất động sản)? Câu trả lời nhãn tiền là “casino và redlight” vì đây là nơi duy nhất (tại Việt Nam) họ được phép hành nghề tự do. Nhưng còn một lý do nữa mà nhiều người nghĩ đến nhưng ngại nói ra (vì sợ nhạy cảm) là yếu tố Trung Quốc. Ngoài ra không có gì khác.

Bức tranh chính trị-xã hội 

Hành lang pháp lý của đặc khu quy định nhiều quyền hạn cho “chủ tịch đặc khu” như lãnh chúa (hay “vua con”) có quyền cho phép nhà đầu tư nước ngoài thuê đất 70 năm đến 99 năm (nếu được Thủ tướng đồng ý), và có quyền chọn thầu, ký hợp đồng lao động, tuyển công chức…Các nhà đầu tư được miễn thuế thuê đất 30 năm, có thể bán lại tài sản và thừa kế tài sản. Một số chuyên gia cho rằng cho thuê đất tối đa 99 năm chỉ có lợi cho các đại gia bất động sản, trong khi đó 85% các nhà đầu tư khẳng định chính sách ưu đãi thuế là không cần thiết (theo World Bank). Người nước ngoài được phép làm việc 180 ngày/năm (mà không cần giấy phép lao động). Họ chỉ cần đầu tư 110 tỷ VNĐ ($5 triệu) là được cấp thẻ tạm trú 10 năm. Người Việt được phép vào chơi casino, và được miễn thuế thu nhập cá nhân trong vòng 5 năm (và giảm tiếp 50% sau đó). Những ưu đãi này sẽ dẫn đến một làn sóng di dân mới, đặc biệt là lao động giản đơn từ Trung Quốc và các nước láng giềng khác, làm đảo lộn cơ cấu dân số (demographic structure) và có thể làm gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm như tình trạng “miền Tây Hoang dã” (Wild West). Đồng thời, đặc khu kinh tế còn là “cái nôi đặc biệt” (special cubator) cho chủ nghĩa tư bản thân hữu (hay “tư bản đỏ”).

Theo giáo sư Minxin Pei, sự cấu kết của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (crony capitalism) làm cho quá trình dân chủ hóa sẽ gặp khó khăn, rắc rối. Kịch bản dân chủ hóa do tầng lớp trung lưu dẫn dắt rất khó xảy ra dưới chế độ tư bản thân hữu (tại Trung Quốc). Các di sản của chủ nghĩa tư bản thân hữu (như tình trạng bất bình đẳng về tài sản, chính quyền địa phương mafia, cấu kết với các đại gia có đặc quyền) sẽ tạo điều kiện cho những kẻ chiếm đoạt được nhiều tài sản lớn sử dụng quyền lực chính trị để trấn áp các nhân tố dân chủ mới làm cho họ không thể phát triển. Chế độ thối nát (regime decay) sẽ hủy hoại thanh danh chế độ Đảng/Nhà nước bằng ba cách. Thứ nhất, khi các nhóm lợi ích hình thành và xâm nhập vào mọi ngõ ngách của chế độ, chúng sẽ thao túng quyền lực chính trị, biến quyền lực của chế độ thành công cụ quyền lực riêng. Thay vì phục vụ lợi ích của chế độ, chúng chỉ mưu cầu lợi ích riêng. Thứ hai, mạng lưới tham nhũng sẽ tranh giành quyền lực và lợi ích nhóm, làm suy yếu sự thống nhất của Đảng. Thanh trừng nội bộ gia tăng sẽ gây nguy hiểm cho sự an toàn cá nhân của lãnh đạo cấp cao. Thứ ba, khi tham nhũng cấu kết và lan rộng trong bộ máy an ninh của Đảng/Nhà nước, chắc chắn nó sẽ hủy hoại sự trung thành và hiệu quả của các thể chế trụ cột mà Đảng/Nhà nước đang dựa vào để tồn tại. (China’s Crony Capitalism, Minxin Pei, Harvard University Press, 2016).

Trong khi một số người cho rằng Phú Quốc có thể phát triển như Singapore (theo nghĩa tốt), một số người khác cho rằng Vân Đồn có thể trở thành Cremea (theo nghĩa xấu). Nhưng câu chuyện thành công của Singapore (the Singapore Story) dựa trên những tiền đề hoàn toàn khác. Ông Lý Quang Diệu từng nói: “Lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam”. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành “người khổng lồ ở châu Á”. Nhưng đáng tiếc ngày nay năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore (hay 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thailand). Ông khẳng định sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố chính là: (1) điều kiện tự nhiên (như vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), (2) con người, và (3) thời cơ, nhưng căn bản nhất vẫn là yếu tố con người… Vì vậy Ông Lý Quang Diệu rất tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng nhân tài, và cho rằng nhân tài của Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. (Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu, Cao Huy Huân, VOA, 14/9/2014).

Bức tranh an ninh quốc gia 

Giả sử các đặc khu kinh tế đó có thành công nhất định (trước mắt) về du lịch, địa ốc và casino, thì sẽ phải trả giá về vị thế địa chính trị và an ninh quốc gia. Nói cách khác là “lợi bất cập hại”. Nếu điều 62 về Luật Đất đai là một lỗ hổng chính sách, bị các nhóm lợi ích thao túng, thì điều 69 là cánh cửa mở rộng cho Trung Quốc xâm nhập Việt Nam…Tại dự án thép Formosa (Hà Tĩnh) và dự án giấy Lee & Man (Hậu Giang) tràn ngập người Trung Quốc. Gần đây, dư luận phản ứng chính quyền Quảng Ngãi định di dời đồn Biên phòng Bình Hải để giao đất cho tập đoàn FLC làm dự án “quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị Bình Châu-Lý Sơn”. Không phải chỉ có Quảng Ngãi mà trước đó Đà Nẵng cũng đã di dời đồn biên phòng để lấy đất giao cho dự án tư nhân. Thượng tướng Võ Tiến Trung (nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng) khẳng định, “việc bố trí đồn biên phòng ở đâu đã được nghiên cứu rất kỹ. Bởi lẽ đồn nằm trong thế trận phòng ngự, bảo vệ địa phương” (Zing, 22/4).

Điều 62 còn tiềm ẩn lợi ích nhóm, quy định chính quyền địa phương có quyền thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp làm dự án. Các doanh nghiệp Việt Nam có quyền giao lại đất cho doanh nghiệp nước ngoài (như Trung Quốc). Trong một cuộc hội thảo tại Nhật (7/9/2017), ông Trịnh Văn Quyết (chủ tịch FLC) tuyên bố ngoài việc bán cổ phần, “FLC có thể chuyển nhượng cả dự án cho nhà đầu tư nước ngoài”. Theo tin báo chí, UBND tỉnh Quảng Trị đang chuẩn bị giao cho FLC 1000 ha tại bãi biển Cửa Việt, dự kiến để làm resort, sân golf, và xây dựng một sân bay. Ngoài Vũng Áng (đã nằm trong tay Trung Quốc), Vân Phong và Cửa Việt là hai vị trí chiến lược hiểm yếu đang bị Trung Quốc nhòm ngó. Từ Bắc Trung bộ đến Nam Trung bộ, nhiều vị trí phòng thủ chiến lược đã và đang được giao cho doanh nghiệp làm dự án mà không tính đến yếu tố an ninh quốc gia. Tại Đà Nẵng và Nha Trang, nhiều vị trí phòng thủ chiến lược dọc bờ biển đã bị các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm.

Trong bối cảnh lợi ích kinh tế và chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông đang bị Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng, việc mở ba đặc khu kinh tế tại các địa điểm hiểm yếu đó vào lúc này không thể biện minh, cả về lý do phát triển kinh tế lẫn lý do an ninh quốc gia. Với năng lực quản trị yếu kém nhưng tiềm năng tham nhũng vượt trội, các khu vực đó sẽ trở thành các “đặc khu tham nhũng” của các nhóm lợi ích “tư bản đỏ” không bị kiểm soát, và là “cái nôi đặc biệt” cho “tư bản thân hữu”. Nếu trước đây hầu hết các dự án lớn tại Việt Nam rơi vào tay các tập đoàn Trung Quốc, thì không có lý gì các đặc khu kinh tế đó lại không rơi vào tay họ và biến thành các “tô giới của Trung Quốc”. Các tập đoàn “tư bản thân hữu” Trung Quốc được nhà nước chống lưng có thừa nguồn vốn và động cơ để thôn tính các đặc khu kinh tế này như một cuộc “xâm lược mềm”, không cần đánh vẫn thắng (như binh pháp Tôn Tử hay “Cờ Vây”). Những vị trí hiểm yếu trên đất liền mà Trung Quốc không chiếm được bằng vũ lực (như họ đã từng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa) thì họ sẽ cưỡng chiếm bằng được qua đầu tư và “sức mạnh sắc bén” (sharp power). Vì vậy, “chủ tương lớn” về ba đặc khu kinh tế với những ưu đãi đặc biệt (như cho thuê đất 99 năm), chẳng khác gì “gửi trứng cho ác” hay “nối giáo cho giặc”.

Bức tranh địa chiến lược 

Trong lịch sử, Vân Đồn vốn là một tiền đồn có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc, để ngăn chặn thủy quân Trung Quốc xâm nhập bằng đường biển, như thời Ngô Quyền chống quân Nam Hán (tại Trận Bạch Đằng năm 938), thời Lý Thương Kiệt chống quân Tống, (1075-1077), thời Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông (1287-1288). Khi Lý Thường Kiệt đem quân đánh Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu, thì Vân Đồn và Móng Cái là địa điểm tập kết quân nhà Lý. Khi Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến Sông Cầu để chống quân Tống, Vân Đồn là căn cứ của thủy quân nhà Lý để ngăn chặn thủy quân Tống, không cho ngược sông để hội quân với bộ binh địch, nên quân Tống đã bại trận…

Nếu Vân Đồn có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ, thì Phú Quốc có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương, trong khi Vân Phong có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ Miền Trung nhìn ra Biển Đông. Tại Miền Trung, ngoài cảng Sơn Dương (Vũng Áng) mà Trung Quốc đã nắm, nay chỉ còn Vân Phong và Cửa Việt là hai cảng trung chuyển lớn (nước sâu) có tầm quan trọng chiến lược, nhưng Trung Quốc chưa nắm được. Phú Quốc có vị trí đặc biệt trong tầm nhìn chiến lược Indo-Pacific (cách Sihanoukville và Bokor có mấy chục km). Trung Quốc đã thuê được (lâu dài) hai vị trí chiến lược đó của Campuchea, nên họ rất thèm có Phú Quốc, để hình thành một tam giác chiến lược. Một khi Trung Quốc thỏa thuận được với Thailand để làm kênh đào Kra thì vị trí chiến lược của Phú Quốc còn quan trọng hơn cả Singapore.

Theo James Holmes (một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về chiến lược hải quân), một cuộc xung đột vũ trang tại Biển Đông là có thể, và Trung Quốc có thể thắng Mỹ trong một cuộc chiến tại Biển Đông bằng “chiến tranh nhân dân trên biển” (people’s war at sea). Các chính khách và chuyên gia tại Washington và Hà Nội không nên coi phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Trung quốc Thường Vạn Toàn (tướng Chang Wanquan) chỉ là “dọa dẫm” (bluster). Trung Quốc có thể thắng dù họ vẫn yếu hơn Mỹ, bằng cách tập trung binh lực áp đảo Mỹ tại địa điểm và thời điểm quan trọng nhất. Tư tưởng “phòng ngự tích cực” (active defense) là tấn công chiến thuật để phòng ngự chiến lược. Hiện nay, các tư lệnh Trung Quốc có thể hợp đồng tác chiến bằng các lực lượng cả nhỏ lẫn lớn để đương đầu với Mỹ và đồng minh. Vì vậy các tư lệnh Mỹ và đồng minh phải nghiên cứu binh pháp của Trung Quốc để hiểu rõ tư tưởng phòng ngự tích cực ngoài khơi (offshore active defence) tại Biển Đông sẽ diễn ra thế nào. (China Could Win a War Against America in the South China Sea,James Holmes, National Interest, May 30, 2018).

Nếu xung đột tại Biển Đông xảy ra thì ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, và Phú Quốc có ý nghĩa chiến lược hiểm yếu đối với mục tiêu ngăn chặn địch tiếp cận (A2/AD). Nếu ba vị trí chiến lược đó bị đối phương (Trung Quốc) chiếm thì coi như hết cờ (và “xong phim”), không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả ASEAN và các cường quốc khác có lợi ích sát sườn tại Biển Đông như Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, và EU (hoặc Nga). Nếu Biển Đông có ý nghĩa sống còn không chỉ đối với Việt Nam, mà còn với ASEAN và các cường quốc khác, thì câu chuyện đặc khu kinh tế Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc cũng có ý nghĩa tương tự. Ý nghĩa quan trọng nhất của ba đặc khu kinh tế này là chiến lược (chứ không chỉ kinh tế).

Thay lời kết 

Ba đặc khu kinh tế mới là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ. (Riêng Vân Đồn là 270.000 tỉ, Bắc Vân Phong là 400.000 tỉ, Phú Quốc là 900.000 tỉ). Tuy chưa biết họ có định “đội vốn” lên như “hội chứng Ninh Bình” hay không, nhưng với con số 1.570.000 tỉ VNĐ, ngân sách nhà nước hay doanh nghiệp Việt đào đâu ra tiền (nếu không từ “phương bắc”). Điều này tiềm ẩn những rủi ro lớn và nguy cơ lâu dài về địa chính trị và an ninh quốc gia. Nếu đặt câu chuyện ba đặc khu kinh tế này trong bối cảnh xung đột lợi ích Biển Đông và tầm nhìn Indo-Pacific hiện nay, thì yếu tố Trung Quốc trong bức tranh địa chiến lược hiện lên rất rõ.

Bản chất của các đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc, Vân Phong, chủ yếu là sân chơi địa ốc và cờ bạc. Ngay khi vừa mới bàn đến triển vọng thành lập đặc khu thì người ta đã đổ xô đến chiếm đất để đầu cơ và đẩy giá lên rồi, vậy cần thành lập đặc khu làm gì nữa. Muốn Vân Phong trở thành một cảng trung chuyển thì không nhất thiết phải lập đặc khu. Đầu tư địa ốc thực chất cũng chỉ là đầu cơ để để trục lợi ngắn hạn. Yếu tố chính để thu hút đầu tư là một số ưu đãi để lách luật, trốn thuế, hay rửa tiền. Nhưng nếu thu hút đầu tư bằng mọi giá, thì cái giá phải trả cũng sẽ rất lớn. Muốn phát triển bền vững, phải cải tổ thể chế để hội nhập quốc tế theo các tiêu chuẩn chung đã cam kết thông qua các hiệp định như WTO, BTA, FTA (và CPTPP).

Tuy Đảng lãnh đạo “toàn diện và triệt để”, nhưng Quốc Hội cũng phải gánh một phần trách nhiệm. Đây là lúc đại biểu quốc hội và quan chức chính phủ cần suy xét kỹ và quyết định nên chọn cái gì (như nên “chọn cá hay thép”). Nếu quyết định đúng họ sẽ được hậu thế hàm ơn. Nếu quyết định sai họ sẽ bị hậu thế nguyền rủa (dù có cao chạy xa bay). Nhiều chuyên gia cho rằng để được thông qua, dự luật này cần phải bổ xung, sửa đổi rất nhiều, để đảm bảo lợi ích quốc gia, và tránh những sai lầm đáng tiếc. Hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội, thể chế, môi trường, và an ninh quốc gia, do các đặc khu để lại có thể khôn lường. Vì vậy, các đại biểu quốc hội và quan chức chính phủ cần suy xét xem ai được lợi từ đặc khu, và quyết định “bấm nút” vì lợi ích quốc gia, chứ không vì lợi ích nhóm (hay ngoại bang).

Tham khảo 

1. Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu, Cao Huy Huân, VOA, 14/9/2014
2. China’s Crony Capitalism, Minxin Pei, Harvard University Press, 2016
3. Dự án luật về ba đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc, Vũ Quang Việt, Viet-studies, 30/5/2018
4. Mô hình đặc khu đã lỗi thời, Nguyễn Tiến Lập, MTG, 31/05/2018
5. China Could Win a War Against America in the South China Sea, James Holmes, National Interest, May 30, 2018

NQD. 1/6/2018 
Tác giả gửi cho Viet-studies ngày 1-6-18

Tin tức Thế giới

3 chuyến thăm Trung Quốc từ bí mật tới công khai, ông Kim Jong-un phát đi thông điệp gì?

3 chuyến thăm Trung Quốc từ bí mật tới công khai, ông Kim Jong-un phát đi thông điệp gì?

Lãnh đạo Trung-Triều duyệt đội danh dự chiều 19/6. Ảnh: Tân Hoa Xã

Bên cạnh mục đích chính là thông báo kết quả hội đàm Mỹ-Triều cho Bắc Kinh, thì ông Kim Jong-un lần này còn muốn Trung Quốc hỗ trợ gỡ bỏ cấm vận, ủng hộ cải cách mở cửa.

“Ủy viên trưởng đảng Lao động Triều Tiên, Ủy viên trưởng Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un tiến hành thăm Trung Quốc từ ngày 19 đến 20/6″. Đây là công bố hiếm hoi của đài truyền hình trung ương Trung Quốc trước chuyến thăm của ông Kim Jong-un.

Đây là lần thứ ba, trong vòng ba tháng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sang thăm Trung Quốc. Chiều 19/6, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức đón tiếp long trọng, hoan ngênh sự xuất hiện của người đồng cấp Triều Tiên.

Theo đánh giá, từ chuyến thăm bí mật Trung Quốc hồi tháng 3, tới cuộc đối thoại liên Triều, cho đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều vừa kết thúc, ông Kim Jong-un đã chính thức bước từ sau cánh gà ra sân khấu chính, trở thành người thay đổi cục diện bị động của Triều Tiên.

Và đặc biệt, chuyến công du Trung Quốc lần thứ ba này cũng mang nhiều thông điệp khác biệt so với hai lần trước đó.

Phương thức khác nhau

Hai lần trước đó đều là những chuyến thăm bí mật, duy có lần này, thông tin về chuyến thăm được công bố sớm hơn, dù Trung Quốc không tiết lộ cụ thể lịch trình làm việc của ông Kim Jong-un.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đón ông Kim bằng nghi thức ngoại giao cấp cao. Các quan chức quan trọng như Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Bí thư ban Bí thư Vương Hộ Ninh, Chủ nhiệm văn phòng trung ương Đinh Tiết Tường v.v… đồng tham dự các hoạt động liên quan.

Trong chuyến thăm bí mật hồi tháng 3 vừa qua, ông Kim Jong-un đã ngồi xe lửa từ Bình Nhưỡng tới thẳng Bắc Kinh. Dù công tác bảo vệ an ninh ở ga Bắc Kinh và các tuyến phố thủ đô – trong thời đại công nghệ- đã khiến chuyến thăm khi đó của ông Kim mang tính chất bí mật nửa công khai nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn đợi ông về tới Bình Nhưỡng mới đưa tin.

Cách thức đưa tin này hoàn toàn giống với thông lệ trước đây về các chuyến ngoại giao của cha ông Kim Jong-un: Chỉ khi nhà lãnh đạo Triều Tiên về nước, truyền thông Trung Quốc với đưa tin về chuyến thăm.

Không ngoại lệ, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bí mật gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ở Đại Liên hồi tháng 5. Đây là lần đầu tiến ông Kim công du nước ngoài bằng chuyên cơ. Cuộc tản bộ trò chuyện của hai ông ở đảo Bổng Chùy đã trở thành thước phim tư liệu đặc sắc.

Tuy nhiên, chuyến công du này cũng giống chuyến thăm lần 1, truyền thông Trung Quốc chỉ công bố thông tin khi ông Kim đã rời Đại Liên về Bình Nhưỡng.

Giới quan sát cho rằng, với bước đột phá lần thứ ba cho thấy, ngoại giao Triều Tiên đã bắt đầu tuân theo quy ước quốc tế, dường như không cố giữ bí ẩn thêm nữa.

3 chuyến thăm Trung Quốc từ bí mật tới công khai, ông Kim Jong-un phát đi thông điệp gì? - Ảnh 1.

Chuyến công du Trung Quốc lần thứ ba này cũng mang nhiều thông điệp khác biệt so với hai lần trước đó. Ảnh: Tân Hoa Xã

Cục diện khác nhau

Một số ý kiến cho rằng, chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Kim được diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng muốn chìa cành ô liu với thế giới.

Tức là, sau khi kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cơ bản kiện toàn gồm tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung, liên lục địa, Bình Nhưỡng nhanh chóng tiến hành các hoạt động ngoại giao đối ngoại nhằm tìm kiếm các cuộc đàm phán với Mỹ, chủ động chìa cành ô liu – hội nghị thượng đỉnh Kim-Trump.

Do quyết tâm tìm kiếm sự thay đổi cho nên mới cần sự hỗ trợ từ Trung Quốc, chuyến thăm đầu tiên tới Bắc Kinh của ông Kim Jong-un được hình thành trong bối cảnh này, Đa chiều (Mỹ) nhận định.

Sau chuyến thăm này, tới ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và ông Kim Jong-un đã ký Tuyên bố Bàn Môn Điếm tại hội nghị liên Triều, thông báo hai bên sẽ nỗ lực thực hiện phi hạt nhân hóa trên bán đảo.

Chuyến thăm Trung Quốc lần hai được thực hiện sau hội nghị liên Triều, là “bàn đạp” dẫn tới thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Từ 7-8/5 tại Đại Liên, theo thông báo của Tân Hoa Xã, ông Kim Jong-un đã đánh giá cao kiến thức uyên bác và tầm nhìn xa trông rộng của ông Tập Cận Bình, đồng thời cảm ơn những đóng góp quan trọng từ trước đến nay của Trung Quốc trong tiến trình thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo, duy trì hòa bình ổn định khu vực.

Đến ngày 10/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thời gian và địa điểm cuộc đàm phán Mỹ-Triều trên tài khoản twitter cá nhân: “Cuộc gặp được mong đợi nhất giữa tôi và ông Kim Jong-un sẽ được tổ chức ở Singapore vào ngày 12/6. Chúng tôi sẽ làm việc nỗ lực cùng nhau để biến nó trở thành khoảnh khắc đặc biệt của hòa bình thế giới”.

Đến ngày 12/6, bỏ qua một số mâu thuẫn, thượng đỉnh Kim-Trump chính thức diễn ra, lãnh đạo hai nước đã có màn bắt tay lịch sử. Và từ ngày 19-20/6, ông Kim Jong-un đã tiến hành chuyến thăm chính thức Bắc Kinh.

Nhiều ý kiến cho rằng, đằng sau Triều Tiên luôn có bóng hình Trung Quốc, thậm chí Bắc Kinh mới là bên thắng lớn sau hội nghị Mỹ-Triều.

3 chuyến thăm Trung Quốc từ bí mật tới công khai, ông Kim Jong-un phát đi thông điệp gì? - Ảnh 2.

Sau khi cục diện quốc tế thay đổi thì mục đích ngoại giao của ông Kim Jong-un cũng thay đổi. Ảnh: Tân Hoa Xã

Mục đích khác nhau

Theo Đa chiều, quyết tâm tìm kiếm sự thay đổi của ông Kim Jong-un đã quá rõ ràng. Chính vì mong muốn thay đổi nên Bình Nhưỡng mới cần sự giúp đỡ từ Trung Quốc – nước vẫn được coi là đồng minh thân thiết của Triều Tiên.

Về căn bản, mục đích hai chuyến thăm Trung Quốc đầu của ông Kim đều như nhau – tìm kiếm sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc thúc đẩy quá trình chuyển mình của ngoại giao Triều Tiên. Đương nhiên, cam kết đảm bảo an ninh cho Triều Tiên vẫn là cốt lõi của hai chuyến thăm này.

Việc ông Kim Jong-un tới Singapore tham dự thượng đỉnh Mỹ-Triều hôm 12/6 bằng chuyên cơ do Trung Quốc cung cấp có thể thấy sự tin tưởng của Bình Nhưỡng đối với Bắc Kinh.

Sau khi cục diện quốc tế thay đổi thì đương nhiên mục đích của ông Kim Jong-un cũng thay đổi. Đa chiều cho rằng, bên cạnh mục đích chính là thông báo kết quả hội đàm Mỹ-Triều cho Bắc Kinh, thì ông Kim Jong-un lần này còn muốn Trung Quốc hỗ trợ gỡ bỏ cấm vận, ủng hộ cải cách mở cửa.

Việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt là tiền đề quan trọng để thúc đẩy các chính sách cải cách của Triều Tiên, ông Kim Jong-un buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ của Trung Quốc ở phương diện này, Đa chiều bình luận.

Ngoài ra, trả lời về việc dỡ bỏ cấm vận với Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/6 tuyên bố: “Cần căn cứ vào việc Triều Tiên tuân thủ, thực thi các quy định nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, tùy thuộc vào yêu cầu để điều chỉnh các biện pháp trừng phạt, bao gồm tạm dừng hoặc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt liên quan.

Trung Quốc luôn tin rằng, bản chất lệnh trừng phạt không phải là mục đích chính. Quyết định của LHQ cần hỗ trợ, phối hợp với nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo và các cuộc đối thoại ngoại giao hiện nay, nhằm thúc đẩy tiến trình giải quyết chính trị trên bán đảo”.

Theo tờ này, không khó để nhận ra, Trung Quốc có ý định thúc đẩy điều chỉnh như tạm dừng, thậm chí gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.

theo Thời đại

=============================

Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với dự kiến áp đặt tăng thuế nhằm chống lại Trung Quốc, thông tin khiến thế giới chú ý và nhiều dự đoán về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ theo đó được đưa ra. Có bình luận cho rằng trong cuộc chiến này Trung Quốc không có cơ hội chiến thắng, và rằng Trump có khả năng làm sụp đổ chế độ cộng sản Trung Quốc.chiến tranh thương mạiĐể đối phó với tình trạng Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, chiều ngày 22/3 Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ tăng thuế đối với một số hàng hóa Trung Quốc, có thể lên tới 60 tỷ USD (Ảnh: AP)

Chiều 22/3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với kế hoạch tăng thuế trên một số hàng hóa Trung Quốc, qua đó số hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị ảnh hưởng lên đến 60 tỷ Đô la Mỹ (USD). Ông Trump nhấn mạnh lại các khoản thuế đối ứng, ông nói: “Các nước khác áp dụng bao nhiêu loại thuế đối với chúng tôi thì chúng tôi cũng làm như vậy đối với họ”.

Trung Quốc cứng rắn đáp trả

Thông tin này đã tác động mạnh trong cộng đồng quốc tế. Nhà cầm quyền Trung Quốc cũng lên tiếng đáp trả rằng Trung Quốc không sợ một cuộc chiến thương mại, ngay lập tức Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ áp đặt tăng khoảng 3 tỷ USD thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ.

Liên quan đến đáp trả của Trung Quốc, giáo sư William, chuyên gia kinh tế của Viện Quản lý Anderson UCLA (UCLA Anderson School of Management) cho rằng đây là thủ đoạn thường thấy của nhà cầm quyền Trung Quốc: gây sức ép, đe dọa, buộc Chính phủ Mỹ rút lui. Tuy nhiên ông Trump sẽ càng mạnh tay hơn, hiện nay những người xung quanh Trump đa số thuộc phái diều hâu và cứng rắn, họ không sợ. Trong khi đối với vấn đề này cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều ủng hộ Trump.

Giáo sư William cho biết, trước hành động trả đũa của nhà cầm quyền Trung Quốc, không biết liệu ông Trump có bắt đầu đợt chế tài thương mại lần thứ hai với Trung Quốc hay không. “Hệ quả cuối cùng của vấn đề này là thương mại của Trung Quốc phải chịu tổn thất to lớn, trong khi tác động đối với Mỹ là rất nhỏ, Trung Quốc sẽ bị thương nặng nề. Nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước cuộc khủng hoảng nợ nần, sẽ đối diện nguy cơ sụp đổ”.

Một số người sử dụng internet Trung Quốc đại lục đã lên tiếng về hành động trả đũa của nhà cầm quyền Trung Quốc: “Các biện pháp trừng phạt của Mỹ là về sản phẩm công nghệ điện tử, còn trả đũa của nhà cầm quyền Trung Quốc lại tập trung vào sản phẩm nông nghiệp, lại đánh vào cổ người nông dân, ai phải chịu đã quá rõ, hành động thật quá độc địa.”

Cuộc chiến sẽ làm sụp đổ đế chế cộng sản Trung Quốc?

Ngày 23/3, Thượng Báo (Up Media) của Đài Loan cũng đăng bài nhận định rằng, hành động của ông Trump lần này có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Hơn nữa, lần này Trung Quốc chỉ có thể chịu trận, vì không thể phản công trong khi đang nắm giữ trong tay hàng nghìn tỷ trái phiếu Mỹ.

Một khi nhà cầm quyền Trung Quốc cho bán trái phiếu Chính phủ Mỹ, các tổ chức cần nhiều trái phiếu không rủi ro để phòng ngừa như quỹ lương hưu và các công ty bảo hiểm sẽ lập tức mua lại trái phiếu. Vì vậy, cho dù từ năm 2013 nhà cầm quyền Trung Quốc đã cho bán dần trái phiếu của Mỹ, nhưng tổng khối lượng trái phiếu của Mỹ không sụt giảm vì hành động bán ra của nhà cầm quyền Trung Quốc, ngược lại còn không ngừng tăng lên. Trái phiếu Mỹ do Trung Quốc bán ra lại vào tay nước khác cũng như khu vực tư nhân trong và ngoài nước Mỹ, nhìn chung Mỹ không phải lo lắng việc trái phiếu kho bạc Mỹ không có thị trường tiêu thụ.

Ngoài ra, điều quan trọng là tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào xuất siêu. Cho dù nhà cầm quyền Trung Quốc cứng giọng thế nào cũng không thể phủ nhận được thực tế này.

Nhà cầm quyền Trung Quốc cũng muốn phát triển kinh tế Trung Quốc bằng con đường tăng tiêu dùng cá nhân và đầu tư, bao gồm đường sắt cao tốc, sân bay, xây dựng đô thị, nới lỏng kinh tế internet, những động thái này vì muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu. Nhưng kiểu cách “buông lỏng thì loạn, kìm chặt thì chết” của mô hình tập quyền trung ương không giải quyết được vấn đề thặng dư thương mại của Trung Quốc, nhìn vào tình trạng dự trữ ngoại hối ngày càng tăng của Trung Quốc là hiểu rõ, dù nhà cầm quyền Trung Quốc chấn hưng tiêu thụ trong nước và đầu tư cũng không có kết quả. Nếu có thì cũng chỉ đóng vai trò rất nhỏ, không thể thay đổi được tình trạng phụ thuộc vào xuất khẩu.

Bài viết cho rằng, việc ông Trump đang áp đặt thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc có thể làm hỏng cỗ máy xuất khẩu của Trung Quốc, có thể dẫn đến việc sụp đổ cơ nghiệp của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bài viết chỉ ra, quan trọng nhất là hiện nay thế giới không tin tưởng nhà cầm quyền Trung Quốc, trong một quốc gia mà mọi người dân không tin Chính phủ, mọi quyết sách đều mờ ám, vậy thì thế giới sao có thể tin được trách nhiệm của Chính phủ này đối với thế giới. Vì người dân Trung Quốc không tin vào nhà cầm quyền nên mới xảy ra tình trạng có khoản tiết kiệm lớn như vậy. Nếu người dân Trung Quốc tin tưởng vào tương lai của họ giống như người Mỹ thì họ không cần phải tiết kiệm như thế. Thay vào đó, họ có thể hưởng thâm hụt thương mại và đầu tư nước ngoài rất lớn giống như người Mỹ.

Tuyết Mai/Trithucvn