Giăng bẫy nợ khắp châu Á-TBD, Trung Quốc đã bắt được bao nhiêu “mồi ngon”?

[PHOTO STORY] Giăng bẫy nợ khắp châu Á-TBD, Trung Quốc đã bắt được bao nhiêu "mồi ngon"?

Theo các chuyên gia, Trung Quốc không chỉ muốn đạt được lợi ích kinh tế, mà còn nhắm đến các vị trí chiến lược tại nhiều quốc gia như Sri Lanka, Pakistan, Djibouti…

[PHOTO STORY] Giăng bẫy nợ khắp châu Á-TBD, Trung Quốc đã bắt được bao nhiêu mồi ngon? - Ảnh 1.
[PHOTO STORY] Giăng bẫy nợ khắp châu Á-TBD, Trung Quốc đã bắt được bao nhiêu mồi ngon? - Ảnh 2.
[PHOTO STORY] Giăng bẫy nợ khắp châu Á-TBD, Trung Quốc đã bắt được bao nhiêu mồi ngon? - Ảnh 3.
[PHOTO STORY] Giăng bẫy nợ khắp châu Á-TBD, Trung Quốc đã bắt được bao nhiêu mồi ngon? - Ảnh 4.
[PHOTO STORY] Giăng bẫy nợ khắp châu Á-TBD, Trung Quốc đã bắt được bao nhiêu mồi ngon? - Ảnh 5.
[PHOTO STORY] Giăng bẫy nợ khắp châu Á-TBD, Trung Quốc đã bắt được bao nhiêu mồi ngon? - Ảnh 6.
[PHOTO STORY] Giăng bẫy nợ khắp châu Á-TBD, Trung Quốc đã bắt được bao nhiêu mồi ngon? - Ảnh 7.
[PHOTO STORY] Giăng bẫy nợ khắp châu Á-TBD, Trung Quốc đã bắt được bao nhiêu mồi ngon? - Ảnh 8.
Theo Trithuctre

Tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình sẵn sàng trả chi phí cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều

Tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình ICAN đề nghị được chi trả cho Hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim, gồm cả hóa đơn khách sạn cho phái đoàn Triều Tiên, như một cách đóng góp cho hòa bình thế giới.

Chiến dịch quốc tế loại bỏ vũ khí hạt nhân ICAN đưa ra đề nghị trên sau khi truyền thông đưa tin Triều Tiên có thể gặp khó khăn trong việc chi trả chi phí cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un và phái đoàn của nước này trong khuôn khổ cuộc gặp lịch sử dự kiến diễn ra tại Singapore ngày 12/6, Reuters đưa tin.

ICAN đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2017 với giải thưởng 1,02 triệu USD. Tổ chức này cho biết họ sẵn sàng dùng số tiền thưởng trên để chi trả cho chi phí của cuộc gặp Trump – Kim.

Đại diện ICAN Akira Kawasaki cho biết tổ chức xem đây là cách để giúp cuộc gặp diễn ra tốt đẹp, “đóng góp cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”.

Ông Akira Kawasaki nhấn mạnh: “Đây là một cuộc họp lịch sử và là cơ hội của cả thời đại để giúp thiết lập một thế giới không còn bị đe dọa bởi vũ khí hạt nhân”. Kawasaki là người đứng đầu nhóm Peace Boat có trụ sở tại Tokyo, một trong 10 nhóm hoạt động toàn cầu của ICAN.

Mục đích sử dụng số tiền thưởng phù hợp với công việc của nhóm là vận động cho Hiệp ước Liên Hợp Quốc về Cấm Vũ khí Hạt nhân, đã được 122 quốc gia thông qua trừ những nước sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm Triều Tiên.

“Việc này không phải để trả tiền cho những căn phòng sang trọng của nhà lãnh đạo Triều Tiên hay bất cứ ai, đó không phải là mục đích của chúng tôi”, ông Kawasaki nói thêm.

Ông Kim Chang-son, người đóng vai trò như Chánh văn phòng Chính phủ Triều Tiên, đã có mặt tại khách sạn Fullerton Hotel, Singapore, vào tuần trước để đàm phán với các quan chức Mỹ về công tác chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh.

Trang Washington Post trước đó đưa tin, khách sạn Fullerton có thể được phái đoàn Triều Tiên chọn làm nơi nghỉ lại trong suốt quá trình tham gia cuộc gặp. Giá phòng tổng thống sang trọng tại khách sạn này có thể lên tới 6.000 USD/đêm.

Singapore cho biết sẽ chịu một phần chi phí cho Triều Tiên như cách đóng góp cho hội nghị. Mỹ cũng sẵn lòng trả chi phí khách sạn cho phái đoàn Triều Tiên nhưng e ngại Bình Nhưỡng có thể xem đó là động thái nhún nhường của Washington.

Chuyến đi của ông Kim Jong-un tới Singapore cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác hậu cần như việc Bình Nhưỡng có thể sử dụng máy bay từ thời Liên Xô để chuyên chở phái đoàn và xe chuyên dụng của ông Kim, cũng như rất nhiều nhân viên an ninh và các bộ phận khác.

Hiện địa điểm chính thức diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa được công bố.

Thu Hương / Daikynguyen

Yêu cầu làm rõ việc bán hàng nghìn m2 đất công đắc địa ở Sài Gòn

Hơn 1.200m2 đất “kim cương” trong tổng số 3.086m2 của Đài khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ trên đường Mạc Đỉnh Chi (Quận 1, TPHCM) đã được đem bán cho doanh nghiệp xây khách sạn. Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình vừa yêu cầu làm rõ việc bán đất công này

Bán nhà đất công vụ

Khu đất “vàng”, đất “kim cương” ở số 8 Mạc Đĩnh Chi ở phường Bến Nghé (Quận 1, TP HCM), là trụ sở của Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ thuộc Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia (Bộ Tài Nguyên-Môi trường). Nơi đây là biểu tượng của ngành; nhân chứng lịch sử từ khi thành lập ngành…

Yêu cầu làm rõ việc bán hàng nghìn m2 đất công đắc địa ở Sài Gòn   - Ảnh 1.

Khu nhà đất công ở số 8A Mạc Đĩnh Chi thuộc sự quản lý của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực nam Bộ Rộng hơn 3.000m2, nhưng khu nhà đất công Nha Khí tượng Sài Gòn rộng 1.200m2 bị “xẻ thịt” đem ra đấu giá với mức khởi điểm 145 tỷ đồngVụ việc diễn ra vào cuối tháng 7/2013 khi phần đất nhà công vụ hơn 1.200m2 (trong tổng hơn 3.000m2), được cắt bán đấu giá với mức khởi điểm 145 tỷ đồng. Sau đó, một đơn vị bất động sản trúng với giá 238 tỷ đồng và nộp cho Bộ Tài nguyên- Môi trường (Bộ TN-MT). Hiện khu đất này là một khách sạn 4 sao.

Yêu cầu làm rõ việc bán hàng nghìn m2 đất công đắc địa ở Sài Gòn   - Ảnh 2.

Khu đất “vàng” nằm vị trí đắc địa trung tâm Quận 1 ở số 8 Mạc Đĩnh Chi giờ là một khách sạn 4 sao sau khi được cắt bán cho doanh nghiệp tư nhân.Ngay khi sự việc xảy ra, hàng loạt cán bộ công chức cũng như cựu cán bộ ở Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành. Các cựu chức cho rằng, khu nhà đất công vụ này có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng của đất nước trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền cho hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Yêu cầu làm rõ việc bán hàng nghìn m2 đất công đắc địa ở Sài Gòn   - Ảnh 3.

Điều đáng nói, cơ quan này không có chức năng mua bán nhưng ông Phan Thanh Minh – nguyên GĐ Đài đã ký bán nhà đất số 8A Mạc Đĩnh Chi và nhiều văn bản bất thường để hợp thức hóa việc bán khu đất “vàng” này.Ngày 26/6/2015, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4883/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến chỉ đạo  giao Bộ TN-MT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, UBND TP.HCM kiểm tra, rà soát đơn phản ảnh, kiến nghị của Ban liên lạc, có văn bản trả lời theo quy định; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ .

Tiếp đến, ngày 27/5/2016, Văn phòng Chính phủ tiếp tục có văn bản số 4044/VPCP-V.I, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, giao Thanh tra Chính Phủ chủ trì, phối hợp với Bộ TN-MT, Bộ Tài chính và UBND TP.HCM, kiểm tra, làm rõ nội dung đơn của Ban liên lạc, đề xuất biện pháp giải quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Sau đó, đơn vị này lại bán tiếp khu đất ở 19 Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1), là đơn vị Phân viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn.

Yêu cầu làm rõ việc bán hàng nghìn m2 đất công đắc địa ở Sài Gòn   - Ảnh 4.

Không chỉ Đài khí tượng khu vực Nam Bộ bị “xẻ thịt” mà Phân viện Khoa học khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu cũng cùng chung số phận.2 khu đất “kim cương” không thuộc đối tượng được bán

Trước sự việc trên, ngày 30/12/2016, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 446/TB-VPCP, nêu rõ: Ngày 15/12/2016, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp chỉ đạo giải quyết đơn phản ánh, kiến nghị của Ban liên lạc.

Sau khi nghe Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp gồm lãnh đạo TTrCP, Bộ Tư Pháp, Tổng cục An ninh Bộ Công an…, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã kết luận, chỉ đạo: “Nhà đất số 8 Mạc Đĩnh Chi và số 19 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP.HCM trước đây là Chi cục Khí tượng Sài Gòn, thuộc Sở Khí tượng Đông Dương, công trình có ý nghĩa lịch sử và hiện đang là trụ sở của Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ và Phân viện Khoa học KTTV, không phải cơ sở nhà đất dôi dư.

Vì vậy, Bộ TN-MT không được bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 2 cơ sở nhà đất nêu trên.

Yêu cầu làm rõ việc bán hàng nghìn m2 đất công đắc địa ở Sài Gòn   - Ảnh 5.

Nơi đây giờ đã thành nhà hàng quán bia.Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng giao Thanh tra Chính phủ khẩn trương kiểm tra, làm rõ toàn diện việc bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với phần nhà đất tại số 8A Mạc Đĩnh Chi.

Đồng thời hoàn chỉnh báo cáo kết luận kiểm tra việc bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại số 8 Mạc Đỉnh Chi và số 19 Nguyễn Thị Minh Khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/3/2017″

Yêu cầu làm rõ việc bán hàng nghìn m2 đất công đắc địa ở Sài Gòn   - Ảnh 6.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát, sửa đổi QĐ số 09 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng đảm bảo việc sắp xếp, phê duyệt, tổ chức bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất chặt chẽ, tránh thất thoát khi thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước…

Yêu cầu làm rõ việc bán hàng nghìn m2 đất công đắc địa ở Sài Gòn   - Ảnh 7.

Văn bản chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.

5 khác biệt giữa đặc khu kinh tế cho TQ thuê với khu phố Tàu (Chinatown)

Nhân dịp có một Đại biểu Quốc hội phát biểu so sánh rằng đặc khu kinh tế cho Trung Quốc thuê thì có khác gì các khu phố Tàu (Chinatown) mà thành phố lớn nào trên thế giới cũng có (*), tôi xin đưa ra 5 khác biệt lớn của hai hình thức dân cư nói trên để phản bác lại ý kiến này.dac khuCon đường ban đêm dưới cổng vòm vào khu phố Tàu tại Manila, Philippines, ngày 3/5/2018. (Ảnh: Carlo Gauco/Bloomberg qua Getty Images)

1. Về chính trị:

Những khu phố Tàu có mặt hầu hết khắp nơi trong các thành phố lớn trên thế giới, là nơi người Hoa di dân sang để sống tại đất nước đó. Người Hoa ở các khu phố Tàu phần lớn là những người dân tị nạn chính trị và họ ra đi vì không công nhận sự tồn tại của chính thể đang cai trị tại quê hương họ.

Còn dân của các đặc khu kinh tế cho Trung Quốc thuê là do Chính phủ đưa sang và cài cắm vào đó với mục đích biến đặc khu đó thành đất của chính phủ Trung Quốc về lâu về dài. Cả bộ máy hành chính của đặc khu cũng được đưa từ Trung Quốc sang. Mỗi đặc khu là một đất nước Trung Quốc thu nhỏ về mặt chính trị và hành chính.

2. Về quy mô và vị trí:

Các khu phố Tàu tại các thành phố lớn thường có quy mô nhỏ, chỉ vài con đường. Khu Chợ Lớn được xem là Chinatown lớn nhất thế giới và lâu đời nhất cũng chỉ có quy mô vài quận.

Một đặc khu kinh tế thì quy mô hoàn toàn khác hẳn, rộng lớn hơn rất nhiều, diện tích ít nhất cũng bằng một thành phố nhỏ.

Các khu phố Tàu không hề có ranh giới biệt lập với khu dân cư bản địa, vì nó là một phần của thành phố bản địa, ra vào không cần phải xuất trình giấy tờ đặc biệt cũng không phải nhất thiết là người Hoa mới vào được.

Các đặc khu kinh tế Trung Quốc tuy nằm trên đất Việt Nam nhưng lại tách biệt hoàn toàn, người Việt Nam nếu không có giấy tờ đặc biệt cũng không được vào.

3. Về tư cách công dân:

Dân cư khu phố Tàu qua nhiều thế hệ hòa nhập với dân địa phương và trở thành một phần của cộng đồng nơi đó. Họ nhập tịch của quốc gia sở tại, nếu lập gia đình với người bản địa hoặc với người đồng hương thì con cái của họ vẫn mang quốc tịch nước sở tại chứ không mang quốc tịch Trung Quốc. Con cái họ lớn lên đi học nền giáo dục địa phương, nói tiếng địa phương song song với tiếng Hoa.

Dân cư đặc khu kinh tế Trung Quốc mang quốc tịch Trung Hoa, nếu có lấy vợ người bản địa thì con cái họ vẫn mang quốc tịch Trung Hoa. Họ học chương trình giáo dục Trung Quốc và không cần phải học tiếng địa phương của nước sở tại.

dac khu
Chợ Bình Tây nằm ở khu phố Tàu ở TP.HCM, ngày 6/1/2013. (Ảnh: Munshi Ahmed/Bloomberg qua Getty Images)

4. Về việc chấp hành pháp luật:

Dân cư khu phố Tàu chịu sự chế tài của pháp luật nước sở tại và thực hiện quyền lợi cũng như nghĩa vụ của công dân nước sở tại. Họ làm việc, đóng thuế cho nhà nước sở tại và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cộng đồng.

Dân cư đặc khu kinh tế Trung Quốc tuân theo pháp luật Trung Quốc, thực hiện nghĩa vụ công dân với Trung Quốc nhưng lại được hưởng nhiều ưu đãi về mặt quyền lợi kinh tế mà ngay cả doanh nghiệp bản địa cũng không được hưởng. Họ làm việc, đóng thuế cho quốc gia của họ và khai thác tài nguyên nước sở tại góp phần làm giàu cho Trung Quốc.

5. Về quân sự:

Ở các khu phố Tàu, việc thành lập quân đội hay lực lượng cảnh sát riêng là điều không thể xảy ra vì chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ mọi thứ trong khi những đặc khu kinh tế, nơi tách biệt hoàn toàn với nước sở tại và chính quyền địa phương không có quyền hành kiểm soát mọi hoạt động bên trong, việc thành lập một căn cứ quân sự hay xây nhà máy sản xuất vũ khí là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu có xảy ra xung đột giữa dân địa phương và dân trong đặc khu, chính quyền Trung Quốc hoàn toàn có thể đưa quân đội sang với cớ là bảo vệ công dân nước mình. Lúc đó trong đánh ra ngoài đánh vào thành thế gọng kìm coi như ta không thế nào trở tay kịp.

Theo Facebook Huỳnh Chí Viễn

(*) Trong cuộc phỏng vấn trên Nhadautu.vn (9/5/2018), trả lời câu hỏi: “Về vấn đề an ninh – quốc phòng, ông có lo ngại khi thời gian thuê đất dài và các đặc khu nằm ở vị trí khá nhạy cảm?”, TS. Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đặt luận điểm: “Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu. Tại sao ở Úc, Pháp, Mỹ… đều có Chinatown. Ở California mình có Little Saigon. Ở đó toàn người Việt, nói bằng tiếng Việt, thì bang California có lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng hay không?…”

Nhân viên Agribank thu nhập bình quân 23,4 triệu, sếp quản lý gần 74 triệu đồng/tháng

Nhân viên Agribank thu nhập bình quân 23,4 triệu, sếp quản lý gần 74 triệu đồng/tháng

Năm 2018, ngân hàng dự kiến tăng thu nhập bình quân của nhân viên lên 24,6 triệu đồng/tháng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố báo cáo về chế độ, tiền lương, tiền thưởng của ngân hàng năm 2017 và kế hoạch năm 2018.

 Nhân viên Agribank thu nhập bình quân 23,4 triệu, sếp quản lý gần 74 triệu đồng/tháng  - Ảnh 1.

Theo báo cáo, đối với cấp nhân viên, số lao động của ngân hàng năm 2017 là 36.682 người với quỹ tiền lương là 9.695 tỷ đồng, tăng 5,2% so với kế hoạch. Quỹ tiền thưởng, phúc lợi phân phối trực tiếp cho người lao động là 612,8 tỷ đồng. Như vậy, mức tiền lương bình quân/tháng của người lao động tại Agribank là 22,03 triệu đồng; thu nhập bình quân/tháng là 23,42 triệu đồng.

Năm 2018, Agribank dự kiến tăng thêm 1.467 nhân sự lên 38.149 người. Cùng với đó, kế hoạch nâng mức thu nhập bình quân của nhân viên lên mức 24,64 triệu đồng/tháng.

Đối với cấp quản lý, năm 2017, ngân hàng có 23 quản lý với mức thu nhập bình quân là 73,89 triệu đồng/tháng, tăng gần 7 triệu so với kế hoạch. Trong đó tiền lương thực hiện là 65,2 triệu đồng/tháng, tăng 7 triệu so với kế hoạch. Năm 2018, ngân hàng dự kiến sẽ giảm thu nhập bình quân của cấp quản lý xuống còn 65,79 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh báo cáo về lương thưởng của nhân viên, Agribank cũng vừa có báo cáo về kế hoạch kinh doanh năm 2018. Theo đó, dự kiến nguồn vốn huy động tăng 13-15%, dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 14%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu tăng 10%, đạt gần 5.572 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2017, tổng tài sản của Agribank đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 5.066 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà băng này còn có 18.000 tỷ đồng nợ xấu nội bảng và hơn 40.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC.

theo Trí Thức Trẻ