Áp lực từ thành công của người khác.

Để bước lên ngôi vị thần tượng của giới trẻ, một chàng ca sĩ mất gần ba năm xây từng bậc thang, đi từ vị trí người mẫu của các tạp chí tuổi teen sang lĩnh vực ca hát. Rồi anh lại mất thêm chừng ấy thời gian khẳng định thực lực giọng ca, bỏ túi loạt bài hit, tiến từ sân chơi nhạc mạng lên các sân khấu ca nhạc chính thống, xuất hiện trên truyền hình, bật lên giữa những ca sĩ cùng thế hệ để trở thành ngôi sao thực thụ.

Thế nhưng, ngay vào thời điểm anh được xem như một nam thần tượng trẻ tuổi sáng giá bậc nhất, đột ngột một tia chớp vụt lóe trên bầu trời ca nhạc: Một chàng ca/ nhạc sĩ trẻ tuổi như cơn bão ngông cuồng quét qua, hút sạch mọi sự quan tâm của công chúng, tạo nên những luồng tranh cãi dữ dội, khuấy động các cung bậc cảm xúc trái ngược mãnh liệt trong lòng khán giả trẻ. Tất cả những gì nam ca sĩ thần tượng cùng ê-kíp kỳ công gây dựng nhiều năm, “tia chớp” kia đạt được chỉ trong thời gian rất ngắn, gần như được hỗ trợ bởi một sức mạnh thần kỳ.

Dù vẫn đắt show, dù vẫn là gương mặt các nhãn hàng săn đón, dù vẫn được ủng hộ bởi lượng fan trung thành, nhưng bước tiến vũ bão của nhân tố mới kia đã tác động mạnh đến tinh thần chàng ca sĩ. Có một thời gian, không hẳn trầm cảm, nhưng việc so sánh bản thân với một kẻ khác khiến anh rơi vào trạng thái nặng nề. Các hoạt động nghệ thuật của anh trầm lắng hẳn…

Bạn có bắt gặp chính mình trong câu chuyện của nam ca sĩ ấy?

Bất kỳ ai trong chúng ta, dù không hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến danh tiếng, không bị đặt lên đường đua cho hàng triệu con mắt dõi vào, cũng đều ít nhất một lần rơi vào trạng thái bất ổn trên. Ta trở nên căng thẳng lo âu, nhiệt huyết sống trong ta vơi dần, thậm chí có lúc ta tuyệt vọng tưởng chết, chỉ vì ta đã đặt mình lên bàn cân với một người khác.

 

Áp lực từ thành công người khác: Nguyên nhân khiến ta không thấy hạnh phúc dù vẫn đủ đầy - Ảnh 1.

Có một thứ áp lực khá kỳ khôi trong cuộc sống hiện đại: Áp lực từ thành công của người khác (!)

Trong mọi môi trường, từ học đường đến công sở, từ trong nhà ra ngoài đường, từ đời thực đến mạng ảo, luôn hiện diện một hay vài hình ảnh nào đó buộc ta nhìn vào và so sánh. Ta thường tự nhủ mình xấu xí làm sao khi ngắm nhìn hình ảnh người mẫu trên pa-nô quảng cáo. Ta thấy mình chẳng có gì trong tay khi đọc về thành công của một ai kia. Ta giận mình kém cỏi khi đứa bạn cùng lớp báo tin vừa giành được học bổng du học. Thậm chí một người đeo mặt nạ nhận thưởng vé số tiền tỉ cũng làm ta chạnh lòng…

Áp lực từ thành công người khác: Nguyên nhân khiến ta không thấy hạnh phúc dù vẫn đủ đầy - Ảnh 2.

Chẳng cần đợi đến khi nhân vật “con nhà người ta” trở thành hot trend trên mạng xã hội, ta với “hắn” vẫn vô cùng thân quen. Đó là một nhân vật bí ẩn, hoàn hảo, xuất hiện mọi lúc mọi nơi và ta thường xuyên phải nghe bậc phụ huynh nhắc đến “hắn” trong một phép so sánh khó chịu: “Con nhà người ta chăm ngoan, học giỏi. Con nhà mình lười nhác hết chỗ nói!”; “Con nhà người ta nghèo khó mà có chí tiến thủ. Con nhà mình được lo cho đầy đủ mà chẳng làm nên cơm cháo gì!”… Suốt thời đi học, dù chẳng biết “con nhà người ta” chính xác là “đứa nào”, ta vẫn cứ phải trải qua vô số phút giây buồn tủi bởi sự so sánh dai dẳng ấy.

Tình hình không thay đổi là bao khi ta trưởng thành. Giờ đây, ta không chỉ đối mặt với “con nhà người ta” giả tưởng từ lời bố mẹ, mà “hắn” nấp sau thành công của các nhân vật cụ thể như anh chị em họ, bạn bè, hàng xóm láng giềng, cả những người nhờ truyền thông nhắc đến mà ta mới biết. “Hắn” chỉ là bóng hình hư ảo mọc ra từ chính tâm trí không ngừng so sánh của ta, nhưng những cảm xúc tiêu cực mà “hắn” đem lại cho ta thì rất thật.

Với sự lên ngôi của mạng xã hội, cánh tay vô hình của “hắn” càng vươn dài, khuấy đảo tinh thần người trẻ. Đã bao lần ta nhận ra mình mất tự tin khi lướt trên Newsfeed? Cảm giác buồn bã và thầm ghen trỗi dậy trong ta như thế nào khi xem các bộ ảnh lộng lẫy trên Instagram? Trái ngược với cuộc sống có phần tầm thường của ta, dường như người đời đang sống cuộc sống trong mơ. Họ vừa đi du lịch nước ngoài, chụp hình giữa những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Họ vừa được thăng chức, tươi cười cụng ly bên cạnh lãnh đạo cấp cao. Họ đang chia sẻ nụ hôn với người yêu trong quán café lung linh lãng mạn…

Áp lực từ thành công người khác: Nguyên nhân khiến ta không thấy hạnh phúc dù vẫn đủ đầy - Ảnh 3.

Lạ lùng hơn và cũng tồi tệ hơn là khi đạt được một vài thành tựu, làm người thân tự hào hay bạn bè ngưỡng mộ, ta vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Trong tâm thức, “hắn” vẫn hiện diện, thì thầm vào tai ta rằng thứ ta có chẳng là gì cả. Luôn có ai đó thành công hơn, và có vẻ hạnh phúc hơn ta. T., 25 tuổi, từng là một MC có tiếng, lấy chồng và định cư ở Canada. Kinh tế đảm bảo, cuộc sống bên chồng con bình yên, nhưng T. luôn cảm thấy không hài lòng. Mỗi lần về Việt Nam, cô lại tụ tập bạn bè, than thở cuộc sống nhàm chán. Để chứng minh cho nỗi “bất hạnh” của mình, cô mở album ảnh các nữ đồng nghiệp hiện định cư ở Mỹ, những người thường xuyên post hình ảnh vui chơi du lịch và tận hưởng cuộc sống xa hoa.

Áp lực từ thành công người khác: Nguyên nhân khiến ta không thấy hạnh phúc dù vẫn đủ đầy - Ảnh 4.

Nếu bạn buồn chán với mặc cảm thua sút, mỗi ngày cảm giác ấy càng nặng nề hơn, đừng vội buông tay. Bạn không phải là người duy nhất.  Gần như chúng ta không thể tránh khỏi tình trạng này, giữa biển thông tin dội đến mỗi ngày. Tình trạng ấy càng rõ rệt hơn khi ta tham gia vào mạng xã hội, có mối liên hệ với đủ loại thành phần. Nếu có khác, thì đó là mỗi người bị tác động theo các mức độ khác nhau.

Nếu phải gọi tên, có lẽ người Việt đã duy trì nếp “văn hóa so sánh” từ thời xa xưa. Với niềm tin đang theo đuổi “phương pháp giáo dục” rất hay, người đi trước luôn đặt ra cho người trẻ một vài tấm gương để soi vào. Thói quen này tạo nên tảng đá vô hình truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, ngày càng nặng nề hơn, mà không hề được nhận diện. Ngay từ tuổi mẫu giáo, những đứa trẻ đã chịu áp lực từ các so sánh của bố mẹ với con nhà hàng xóm ngoan hơn, với bạn học thứ hạng cao hơn.

Áp lực từ thành công người khác: Nguyên nhân khiến ta không thấy hạnh phúc dù vẫn đủ đầy - Ảnh 5.

Ta cố gắng đến đâu cũng không được thừa nhận. Ta thua sút mọi người xung quanh. Và như thế, tâm thức thất bại đã được gieo mầm.

Đến thời đại mạng xã hội, cơ hội tạo dựng tên tuổi rộng mở cho mọi cá nhân. Để khẳng định “cái tôi”, đồng thời như một phản ứng tự nhiên xóa bỏ những mặc cảm sâu kín, người ta rất ý thức trong việc thể hiện bản thân, thậm chí đưa ra những miêu tả/ hình ảnh vượt quá sự thật bản thân. Tất cả những gì ta thấy trên mạng xã hội, có thứ ngỡ vớ vẩn hay ngẫu nhiên, kỳ thực đều là kết quả của một quá trình tính toán chọn lựa. Mọi người đều muốn phô ra những gì tốt nhất, hấp dẫn nhất của bản thân, giấu đi phần còn lại. Ngay cả quá trình gian khổ để có được kết quả tốt đẹp ấy cũng bị chủ nhân lờ đi.

Áp lực từ thành công người khác: Nguyên nhân khiến ta không thấy hạnh phúc dù vẫn đủ đầy - Ảnh 6.

Vấn đề là, khi tiếp nhận thông tin, đặc biệt các thông tin bằng hình ảnh, não bộ con người vốn dĩ không được lập trình kèm với các phân tích mặt khuất dữ kiện. Nó đơn thuần chỉ ghi nhận dữ liệu, tin vào tất cả những gì mắt thấy. Kế tiếp, nó sẽ tiến hành các bước so sánh, đối chiếu, phán xét… Các chất hóa học tiêu cực tiết ra trong quá trình này ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận, thái độ và hành vi của chính chủ nhân.

Và còn có một sự thật khó chấp nhận với nhiều người, nhưng mạng xã hội lại là nơi phơi bày rõ nhất: Con người sinh ra vốn dĩ không hề bình đẳng. Hiện diện một số ít các cá nhân may mắn hơn nhiều người khác, trời phú cho ngoại hình xinh đẹp, sở hữu trí thông minh vượt trội, công việc của họ thu hút và chi phối đám đông, được hậu thuẫn bởi gia đình giàu có… Rất tự nhiên, họ có hàng trăm ngàn lượt like, lượt theo dõi, luôn là trung tâm chú ý của hàng ngàn hàng vạn người. Trong khi đó, hầu hết cá nhân khác chỉ là những kẻ vô danh, một đơn vị bé nhỏ trong con số hàng ngàn hàng triệu. Thật khó để không tội nghiệp bản thân, trước thành công của người khác ta lại thấy ấm ức và bất công, dù ít hay nhiều.

Áp lực từ thành công người khác: Nguyên nhân khiến ta không thấy hạnh phúc dù vẫn đủ đầy - Ảnh 7.

Cách đây chưa lâu, các phát ngôn và sau đó loạt hình ảnh của nam ca sĩ/ diễn viên R. lan tràn trên mạng khiến công chúng sốc nặng. Nhiều người không thể nhận ra “nam thần” của làng giải trí Việt. Sự khôn khéo hoạt ngôn bị thay thế bởi lời lẽ thiếu kiểm soát. Vẻ điển trai thời thượng nhường chỗ cho hình ảnh tiều tụy xuề xòa. Nhiều bài viết phân tích lý do dẫn đến sự xuống dốc đáng buồn của R. Trong đó, ba nguyên nhân chính được nêu ra là chuyện tình cảm không thành, thiếu ủng hộ từ gia đình và sự ganh tị với một nam ca sĩ thành công khác. Lý do cuối cùng khiến nhiều người ngạc nhiên đến… chưng hửng. Bởi rõ ràng, đặt lên bàn cân tổng thể, R. và nam ca sĩ thành công kia ngang tài ngang sức. Nếu “đối thủ” có khả năng khuấy động truyền thông và dẫn dắt lượng fan đông đảo, thì R. là hình mẫu mà số đông mơ về: Học thức, lịch lãm, ngoại hình vượt trội, khả năng phủ rộng trong nhiều lĩnh vực.

Nhưng, khi phân tích trường hợp của R. theo cách như thế, ta lại phạm một sai lầm lớn: So sánh giữa các cá nhân.

Những so sánh – dù thể hiện bằng ngôn từ và hành động, hay ghim cài trong tiềm thức – đang trở thành một thứ áp lực mới bủa vây người trẻ hiện đại. Ta luôn bị đặt trong trạng thái phải chạy đua với các hình mẫu hoàn hảo vây quanh. Chính ta đặt ra các hình mẫu trong vô thức và ép mình phải đua cùng nó. Trớ trêu thay, một mặt ta khát khao khẳng định dấu ấn cá nhân, nhưng mẫu hình mà ta hướng tới lại tương đồng với nhiều người khác. Giàu có là phải như anh A, lương chục ngàn đô, bạn gái xinh, nhà to đẹp, xe hơi sang. Du lịch là phải như nàng B, ngồi vé hạng thương gia bay khắp thế giới, đến những nơi hiếm người đặt chân, hưởng thụ dịch vụ sang chảnh. Nhan sắc là phải như cô C chân dài ngực nở môi tều, từ đầu đến chân đắp toàn hàng hiệu. Tình yêu đẹp là phải như cặp D và E, lãng mạn tuyệt đỉnh với các sự kiện làm cho thiên hạ “lác mắt” mỗi ngày…

Áp lực từ thành công người khác: Nguyên nhân khiến ta không thấy hạnh phúc dù vẫn đủ đầy - Ảnh 8.

Tất cả những “công thức” trên góp phần tạo ra các chuẩn mực hư ảo. Thay vì nhìn vào chính mình, xem xét thực lực, chọn lựa mục tiêu phù hợp, ta lại bị dẫn dắt bởi những bóng ma thành đạt giăng mắc khắp nơi. Chạy trên đường đua không có vạch đích, dù có đạt được một vài thành công, ta vẫn không thể hài lòng, bởi ngay lúc đó trên Facebook, Twitter, Instagram lại có ai đó nổi trội hơn ta. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm lên ngôi trong thế kỉ 21.

Từng có hai cuộc nghiên cứu về hành vi của người dùng mạng xã hội. Cuộc nghiên cứu đầu tiên của Đại học Michigan tại Mỹ với hơn 1.000 sinh viên sử dụng Facebook. Kết quả chỉ ra rằng, những người dùng mạng xã hội này có khuynh hướng tự chỉ trích bản thân mạnh hơn. Nhiều sinh viên trong số này gặp các rối loạn về sức khỏe tâm thần, như tự ti, buồn chán, tự làm tổn thương cơ thể. Cuộc nghiên cứ thứ hai của Đại học Bond tại Úc, khảo sát trên 300 người sử dụng Instagram, độ tuổi từ 18 đến 29. Kết quả gần như tương đồng với nghiên cứu của Đại học Michigan. Những người tìm kiếm sự công nhận từ người khác dễ lún sâu vào các so sánh với các hình mẫu trên mạng. Việc tham gia Instagram cũng khiến những người vốn tự tin trước đó bắt đầu các hình thức so sánh ngầm, để rồi rơi vào trạng thái mặc cảm, mất niềm tin vào bản thân.

Cả hai cuộc nghiên cứu đưa ra cùng kết luận: Khi so sánh bản thân với kẻ khác trên mạng, đó là lúc các hành vi tiêu cực bắt đầu.

Áp lực từ thành công người khác: Nguyên nhân khiến ta không thấy hạnh phúc dù vẫn đủ đầy - Ảnh 9.

Ta say mê và muốn được giống những hình ảnh ảo diệu trên mạng. Kỳ thực, hình ảnh trên mạng cũng như các ảo ảnh trên sa mạc chỉ kéo người ta đi thật xa, không thể đến đích hoặc bỏ qua nguồn nước ngay gần bên. Nhưng để xác định được con đường và mục tiêu của chính mình, giữa một xã hội thông tin tràn ngập, các tác động gần như mọi lúc của Internet, là điều không hề dễ dàng.

Rèn luyện tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng. Nó giúp ta nhìn vào bản chất hơn là bị mờ mắt bởi lớp mạ hào nhoáng bên ngoài. Ta cần có thứ bản năng mới tìm kiếm sự thật, rằng phía sau những “con nhà người ta” hoàn hảo đều là những con người với các vấn đề riêng của họ, không ai giống ai.

Đáng sợ hơn nữa, thói quen so sánh ngầm chứa nguy cơ hủy hoại cá tính, bỏ phí những phẩm chất riêng đáng quí lẽ ra nên được phát triển. Lịch sử không ít trường hợp như vậy. Trong bộ phim Amadeus (1984), ta thấy sự đố kị đã hủy hoại nhạc sư Salieri như thế nào. Ông ta không bao giờ trở thành Mozart. Nhưng điều buồn thảm nhất là ông ta đã dành hết thời gian chỉ để kéo Mozart thấp xuống, thay vì nỗ lực để chính mình bước lên cao hơn.

Mỗi người đều có thế mạnh riêng, khả năng riêng, và tất nhiên cả giới hạn riêng. Một trong những kỹ năng chúng ta khó thực hành nhất là trân trọng tài năng và thành công của người khác mà không ganh ghét tị hiềm. Từ trân trọng, chúng ta sẽ chuyển sang học hỏi, nhìn mọi việc ở khía cạnh tích cực, thay vì dèm pha người khác hay tự thất vọng về bản thân. Kẻ duy nhất cần phải vượt qua là chính ta. Trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình là điều mà chúng ta thường xao lãng, giữa mê cung của những mẫu hình hư ảo.

Áp lực từ thành công người khác: Nguyên nhân khiến ta không thấy hạnh phúc dù vẫn đủ đầy - Ảnh 10.

Một nghiên cứu năm 2016 tại Thụy Điển về việc sử dụng mạng xã hội chỉ ra rằng, những người dành quá nhiều thời gian cho Facebook, Instagram thường có các phản ứng tâm lý giống nhau. Khi người dùng mạng xã hội so sánh đời họ với những người khác vốn có vẻ thành công và hạnh phúc hơn, họ đều cảm thấy thất vọng với những gì họ đang có.

Các xu hướng được lan truyền trên mạng xã hội vô hình trung biến các cá nhân thành cừu. Những chú cừu ngày ngày được dẫn đi ăn cỏ, tối về ngủ trong hàng rào mà vẫn nghĩ mình tự do. Chạy theo hình mẫu có sẵn là cách ta tự dựng nên hàng rào vô hình đó. Bà hoàng thời trang Coco Chanel có một câu nói đến hôm nay vẫn đáng để ta suy ngẫm: “Vẻ đẹp bắt đầu từ khoảnh khắc bạn quyết định là chính mình.”

Là chính mình, còn có một ý nghĩa quan trọng khác: Ta không cần phải giống một ai đó để cảm thấy hạnh phúc. Ta không nhất thiết du lịch vòng quanh thế giới để đạt được cảm hứng xê dịch và thỏa mãn khám phá. Ta cũng chẳng nên nỗ lực quá mức trở thành hot boy, hot girl “triệu người like” để cảm thấy được công nhận và tôn trọng. Ta cũng không cần phải đứng giữa khung cảnh lãng mạn, thực hiện những màn ngôn tình để cảm thấy yêu và được yêu… Trải nghiệm là của ta, thực hiện bằng thời gian sống của ta. Vậy sao ta phải nó gán với gương mặt kẻ khác, đối chiếu với trải nghiệm của kẻ khác? Vì sao ta phải chơi theo luật chơi của họ?

Nhà thơ Mỹ Ralph Waldo Emerson từng nói: “Luôn là chính mình, trong một thế giới luôn cố khiến bạn trở thành ai đó khác, chính là thành tựu vĩ đại nhất.”

Chúng ta chỉ có một cuộc đời hữu hạn. Không gì khôn ngoan hơn tập trung vào bản thân, thấu suốt nó, và vận hành cuộc sống theo luật chơi của chính mình.

Áp lực từ thành công người khác: Nguyên nhân khiến ta không thấy hạnh phúc dù vẫn đủ đầy - Ảnh 11.
Bài viết:

Nam Lâm
Minh hoạ:

Vũ Tuấn Anh
Thiết kế:

Ngô Linh Phương

Theo Trí Thức Trẻ

LỰA CHỌN hay NỖ LỰC, cái nào mới thực sự quan trọng? – nếu từng đặt ra câu hỏi này, chứng tỏ bạn vẫn chưa biết nửa câu còn lại chính là chìa khóa đi tới thành công Tháng Sáu 25, 2018

LỰA CHỌN hay NỖ LỰC, cái nào mới thực sự quan trọng? - nếu từng đặt ra câu hỏi này, chứng tỏ bạn vẫn chưa biết nửa câu còn lại chính là chìa khóa đi tới thành công

Hầu hết mọi người đều cảm thấy cuộc sống là một cuộc chiến bởi họ không biết rằng cuộc sống có thể trở nên dễ dàng hơn.

Gần đây đọc được một chia sẻ, làm tôi rất xúc động:

Hơn 20 năm trước, bố tôi vượt qua trăm cay nghìn đắng, đến được thành phố này, an cư lạc nghiệp.

Kết quả là gần đây, đất ở quê nằm trong quy hoạch, chị gái bố nhận đền bù hơn 10 tỷ. Bố tôi đã bị sốc. Ở thành phố chịu bao nhiêu khó khăn đắng cay, vậy mà căn nhà hiện tại không quá 3 tỷ, không bằng ở lại quê nhà, tiền tỷ tự đến tận tay, chỉ dùng phần đuôi số tiền, cũng dễ dàng mua được đất chỗ khác. Thực sự, những ngày gần đây, cả nhà tôi rơi vào trạng thái sốc, cảm giác những khổ nhọc trước đây là vô ích…

Sự bất bình của cô gái trẻ, bất kỳ ai đọc được có lẽ cũng sẽ thấy đồng cảm.

Có thể thấy, đôi lúc lựa chọn quan trọng hơn nhiều so với nỗ lực. Thậm chí, cho dù bạn có cố gắng đến đâu đi chăng nữa, cũng không chạy thắng được người có may mắn trời ban.

Tôi thực sự muốn an ủi cô, và kể cho cô nghe một câu chuyện. Hi vọng cô có thể  hiểu  được nửa câu sau của câu nói “lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực”.

LỰA CHỌN hay NỖ LỰC, cái nào mới thực sự quan trọng? - nếu từng đặt ra câu hỏi này, chứng tỏ bạn vẫn chưa biết nửa câu còn lại chính là chìa khóa đi tới thành công - Ảnh 1.

Vốn dĩ không có lựa chọn sai, sai là thời gian quá ngắn

Tốt nghiệp năm đó, hai người bạn đại học Đoàn và Tùng cùng vào làm ở một công ty thiết kế. Lương 6 triệu

Không giống như Đoàn chăm chỉ thiết kế, cống hiến hết mình, Tùng đi làm với tư tưởng tích lũy kinh nghiệm, mục đích chính là để mở rộng mối quan hệ, làm quen với các dự án.

Quả nhiên, hai năm sau, Tùng với không ít các dự án, ra ngoài tự mở công ty, không lâu sau nắm trong tay cả trăm tỷ, khiến chúng tôi đều vô cùng ngưỡng mộ.

Lúc đó tôi đã nghĩ: Thực sự, lựa chọn đúng quan trọng hơn trăm ngàn lần so với nỗ lực!

Còn Đoàn, dù cố gắng đến đâu, có chăng cũng chỉ là chút kiến thức chuyên môn. 15 năm trôi qua, những người bên cạnh đến rồi lại đi, Đoàn vẫn ở đó kiên trì làm thiết kế, lương 20 triệu.

Nhiều người trong số bạn bè chúng tôi khuyên cậu chuyển nghề, công việc này quá vất vả, lại không có tiền, không ít người còn lấy Tùng làm ví dụ, nói nếu trước đây cậu cũng tự ra ngoài kinh doanh, giờ có lẽ cũng đã có sự nghiệp riêng.

Trong mắt chúng tôi, nếu so sánh, thắng thua đã quá rõ ràng.

Đoàn thì vẫn mãi như vậy, khi người ta đi BMW, cậu vẫn đi bus công cộng, kiên trì tận tụy sáng tạo ra những thiết kế tinh xảo nhất.

Vì sống trong cùng một thành phố, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn đi ăn với nhau, mỗi lần xuất hiện, cậu vẫn vậy, giản dị, thư thái và nồng hậu, thích gọi những món ăn dân giã quen thuộc.

Chẳng ai ngờ được, buổi họp lớp sau 10 năm hôm đó, Đoàn đăng một tin gây “chấn động” trên trang cá nhân: một dự án của cậu đạt giải thưởng quốc tế, nhận được tiền thưởng 50 tỷ từ doanh nghiệp nọ kèm theo hợp đồng hợp tác…

Trong chốc lát, chúng tôi tự đáy lòng đều có cảm giác tự hào và mừng cho cậu: một người giữ vững kiên trì, cuối cùng cũng đợi được thành quả xứng đáng thuộc về mình.

Trong câu chuyện trên, Tùng có thể nói là một con người phát triển toàn diện: 75 điểm năng lực chuyên môn + 75 điểm năng lực nghiệp vụ + 75 điểm năng lực quản lý,  vậy nên cậu chọn con đường kinh doanh. Còn Đoàn tự biết rõ bản thân, 100 điểm năng lực chuyên môn + 30 điểm nghiệp vụ + 0 điểm năng lực quản lý, vì vậy chỉ có thể chọn con đường chậm hơn người khác.

Điều khó có được nhất, chính là sự kiên định đến cùng.

Lựa chọn quan trọng hơn cố gắng, nhưng thời gian để đánh giá đúng hay sai nhất định phải đủ dài. Chưa chắc bạn đã lựa chọn sai, có thể là do thời gian quá ngắn.

LỰA CHỌN hay NỖ LỰC, cái nào mới thực sự quan trọng? - nếu từng đặt ra câu hỏi này, chứng tỏ bạn vẫn chưa biết nửa câu còn lại chính là chìa khóa đi tới thành công - Ảnh 2.

Mỗi một giao lộ, dù có chọn hướng nào thì đều có thể thấy được đúng cuộc đời bạn

Đại học Stanford từng có khóa học trị giá 9000 đô la Mỹ với tên gọi “thiết kế tư duy” chính là để dạy bạn làm thế nào để thiết kế hướng đi cho bản thân tại mỗi ngã rẽ cuộc đời

Người sáng lập ra khóa học này phát hiện, trong cuộc sống của mỗi người, sẽ luôn không ngừng xuất hiện vô số vấn đề. Mọi lựa chọn đều được xem là chính xác trong hoàn cảnh đó, thì cũng không có khuôn mẫu chung nào cho sự thành công.

Cái gọi là chọn đúng đường, thực ra không có định nghĩa chính xác.

Hơn 10 năm trước, tôi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sữ, ngày ra trường trong tay cũng có vài tấm giấy mời làm việc. Có cả ở tỉnh lẻ, có cả ở công ty lớn, có vị trí dường như an nhàn ổn định đến ngày về hưu…

Cuối cùng, tôi bất đắc dĩ từ bỏ cơ hội việc làm lương cao, chế độ tốt ở tập đoàn viễn thông nọ, lựa chọn kiểm toán – lĩnh vực bản thân hoàn toàn không biết gì. 4 năm đèn sách, chữ thầy trả hết cho thầy, tôi bắt đầu dò dẫm trên con đường mới của mình.

Lựa chọn này, chỉ sau 1 tháng thử việc, đã nhanh chóng bị lay chuyển.

Bên cạnh tôi đều là những người có kiến thức chuyên môn, đa số đều học 4 năm kế toán ra trường. Còn tôi, như một trang giấy trắng!

Thậm chí không lâu sau đó, tôi còn nghe nói, người thay tôi nhận lời mời vào tập đoàn viễn thông nọ, thu nhập mỗi tháng đã ngoài 30 triệu. Lúc đó, tôi hận thời gian không thể quay lại, tôi hận bản thân về lựa chọn sai lầm này!

Hối hận, không can tâm, đố kỵ là tất cả những gì tôi đang có!

Trải qua cả nghìn lần đấu tranh tư tưởng mạnh mẽ, tôi vẫn chọn ở lại đây, làm được 8 năm…

Không ai biết được, trong 8 năm này, khi không ít đồng nghiệp từ bỏ thi CPA (chứng chỉ hành nghề kế toán kiểm toán), tôi vẫn thường xuyên tăng ca đến đêm đọc sách, làm đề đến sáng, những kiến thức mà người khác có 4 năm đại học, tôi dùng thời gian ngoài 12h đi làm để bù đắp.

Khi người khác thong dong trong công việc, tôi chỉ có thể giữ vững niềm tin vào sự cần cù, có thể tiến thêm một bước, cũng là rút ngắn khoảng cách đi một bước.

Thời gian nhanh chóng trôi qua, 8 năm qua đi dần thay đổi cuộc sống của tôi. Những tích lũy có được từ những đêm thức trắng từng ngày đưa tôi đi xa hơn, đến phần ít chông gai của con đường.

Hiện tại, những người bạn của tôi làm ở tập đoàn nọ, có người đã lên đến chức tổng giám đốc, có người tự mở công ty, cuộc sống đều vô cùng sung túc. Còn tôi, cũng đã trở thành CFO (giám đốc tài chính), đi một con đường mặc dù hoàn toàn khác, và cũng là một con đường đầy triển vọng.

Điều này chứng minh, dù bạn có thiết kế cuộc đời thế nào, thực ra, đều đúng!

Mỗi một giao lộ, dù có chọn hướng nào thì đều có thể thấy được đúng cuộc đời bạn

Đúng và sai, đôi khi chỉ ở chỗ sau khi lựa chọn, sự cố gắng của bạn đã đủ lớn hay chưa?

LỰA CHỌN hay NỖ LỰC, cái nào mới thực sự quan trọng? - nếu từng đặt ra câu hỏi này, chứng tỏ bạn vẫn chưa biết nửa câu còn lại chính là chìa khóa đi tới thành công - Ảnh 3.

Không phải lựa chọn sai, mà là lòng người đã thay đổi

Hàng ngày, bên cạnh chúng ta không ít những câu chuyện đời thực về nghỉ việc, từ bỏ, li hôn,.. mỗi một câu chuyện đều chứa đựng những lí lẽ  riêng, nguyên nhân riêng, mọi lựa chọn và quyết định đều đúng.

Lựa chọn dễ dàng, giữ vững quyết tâm ban đầu mới là khó

Những câu chuyện đó, từ một góc độ khác, chúng ta sẽ đưa ra câu hỏi: nếu muốn đổi, vậy tại sao ban đầu lại chọn?

Đúng vậy, con đường chúng ta đang đi, không phải chính là hướng mà ở giao lộ nọ, chúng ta dùng mọi sự tỉnh táo để tính toán và lưạ chọn sao? Tại sao đến hôm nay chúng ta lại chán ghét? Vậy nên, không phải cần thay đổi lựa chọn, mà là lòng người đã thay đổi

Tôi đoán, câu chuyện gia đình của cô gái trẻ nọ ở đầu bài viết, mặc dù mất cơ hội có một khoản tiền bồi thường lớn, nhưng ở thành phố lớn, nhất định sẽ có những trải nghiệm cuộc sống phong phú hơn, tiện lợi hơn, có nhiều cơ hội hơn.

Được nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn, vốn dĩ đã là một món quà khi bạn được sinh ra trong cuộc đời.

Cuộc đời vốn dĩ không tồn tại cái gọi là tốt nhất, lựa chọn cũng chưa từng bạc đãi với bất kỳ ai.

Lựa chọn quan trọng hơn cả nỗ lực, vậy nửa câu sau sẽ là: Nhưng chỉ cần nỗ lực, bạn sẽ xứng đáng với lựa chọn ban đầu.

Theo Vũ Đinh / Trí thức trẻ

SAI PHẠM TẠI THỦ THIÊM CHÍNH LÀ TỘI ÁC

Nhà báo Nguyễn Tường Minh
24 – 6 – 2018Trước, trong và sau khi Bí thư Nguyễn Thiện Nhân dành 6 giờ đồng hồ để đối thoại với người dân Thủ Thiêm, tôi đã không vội vã viết về Thủ Thiêm. Bởi tôi không muốn a dua theo các dòng sự kiện, mà tôi muốn dùng ngòi bút độc lập của mình viết nên sự thật. Bây giờ là thời điểm…

👉 ĐỐI THOẠI DÂN THỦ THIÊM

Trước hết, tính tôi không quen nịnh bợ lãnh đạo nhưng khi chứng kiến cách mà ông 2 Nhân đối thoại với người dân Thủ Thiêm, tôi nghĩ ông đang nói thật từ đáy lòng mình. Chính trị gia luôn thận trọng, nhất là thông thường họ không chọn sách lược đối thoại với người dân đang bức xúc – đa phần họ sợ. Thế mà ông 2 Nhân lại chọn cách tập hợp mọi bức xúc lại để “đối thoại”, đấy là một hành động dũng cảm không xây dựng bằng ý thức chính trị, mà đó là ứng xử rất thật tâm khi ông ta nắm rõ vấn đề, khôn ngoan và bản lĩnh.

Tuy nhiên, để giải được vấn đề Thủ Thiêm và NÚT THẮT LỊCH SỬ tại đây, tôi nghĩ ông 2 Nhân và các đồng sự của mình không chỉ thay mặt chính quyền TP.HCM lắng nghe bức xúc, đền bù lại cho người dân những gì thuộc về họ, mà công bằng hơn, TP.HCM và Trung ương cần sớm xử lý vấn đề một cách gốc rễ, toàn diện hơn.

Với tôi, một nhà báo trên 12 năm tiếp cận vấn đề Thủ Thiêm, từng nhiều năm làm việc trong cơ quan Đảng, tôi đã đọc trên 800 trang tài liệu về vùng đất đầy oan khuất này, tôi nhận thấy đã đến lúc lãnh đạo Trung ương và TP.HCM cần dũng cảm “lật ngược” bức màn tối tại vùng đất này một cách mạnh mẽ nhất vì trong Thủ Thiêm có “án chồng án”, “sai phạm chồng lên sai phạm”, “sai phạm che giấu tội ác”. Nó tiềm ẩn một đại án siêu nghiêm trọng rút ruột Nhà nước lớn nhất từ trước đến nay, khi mà nhóm tư bản thân hữu cấu kết cùng các quan chức chính quyền thoái hóa biến chất. Chúng không chỉ cướp lấy tài sản của nhà nước và nhân dân (đất đai), mà nguy hiểm hơn, chúng ngang nhiên cướp lấy niềm tin của người dân, ngụy tạo biến nhiều người dân Thủ Thiêm từ những người hiền lành có tài sản trở thành bóng ma sống vật vờ bên rìa thành phố. Không ít người dân Thủ Thiêm trong suốt mười mấy năm qua đã tự sát, có người hóa điên, có người nằm liệt giường, có người bị quy chụp thành tội phạm “phản động”…. Cũng trong ngần ấy năm, không ít những bà mẹ ở tuổi già khóc vật vã đến mức kiệt sức, đau bệnh triền miên và sống lay lắt xin ăn trong chặng đường được đối thoại với Bí thư 2 Nhân ngày nay.

Tất cả điều đó cho thấy ở Thủ Thiêm đang tồn tại thứ TỘI ÁC chứ không nên coi là SAI PHẠM đơn thuần, thưa Bí thư 2 Nhân !👉 GIẢI PHÁP 

Để giải quyết tận gốc vấn đề Thủ Thiêm, theo tôi cần xử lý toàn diện như sau:

1/ Sau khi chính quyền lắng nghe chung người dân Thủ Thiêm, cho từng hộ kiến nghị riêng hoàn cảnh của mình và giải quyết tận gốc. Phải đền bù cả tài sản HỮU HÌNH và VÔ HÌNH trong mười mấy năm qua cho họ. Chính quyền nên dùng nhân tâm và công bằng để bù đắp cho nạn nhân Thủ Thiêm, dẫu biết máu và nước mắt không bao giờ chảy ngược.

2/ Đề nghị các cơ quan Trung ương sớm Kết luận nghiêm minh, công khai các sai phạm của giới chức điều hành quản lý Nhà nước về Thủ Thiêm. Sớm ban hành các quyết định thu hồi và hủy bỏ các văn bản trái thẩm quyền, sai nguyên tắc, vô lý. Hủy bỏ các thương vụ “Nhà nước cho không đất đai” cho các doanh nghiệp mafia sân sau quan chức và tịch thu các lô đất mà quan chức đang đứng tên (hoặc nhờ người đứng tên) – đó là tài sản tham nhũng.

3/ Trung ương cần sớm Khởi tố vụ án siêu nghiêm trọng liên quan đến các sai phạm, sớm “lôi đầu” các tay quan chức đã nhúng chàm tại Thủ Thiêm ra ánh sáng công lý. Chính bản án xử các QUAN THAM sẽ là câu trả lời tốt nhất khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật, trả lại niềm tin của dân vào Đảng bộ, chính quyền tại TP.HCM. Bản án này cũng sẽ chấm dứt thứ quyền lực vô hình đang bao trùm Thủ Thiêm, che giấu sự thật suốt thời gian qua.

4/ Để tạo nguồn thu cho ngân sách TP.HCM vốn dĩ đang theo chiều hướng kiệt quệ trong những năm qua, thiết nghĩ Nhà nước cần mạnh tay thu hồi những lô đất cấp theo các mức giá rẻ mạt, hoặc theo hình thức BT cho không doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần truy thu các khoản thuế mà các ông đại gia mafia ôm đất Thủ Thiêm đầu cơ nhưng “quên đóng”. Đã đến lúc giữa các doanh nghiệp cần công bằng, loại doanh nhân “lấy không đất” Thủ Thiêm phải trả lại đất và tiền cho nhân dân và chính quyền TP.

Tất cả những quan chức nào từng nhúng chàm tại Thủ Thiêm, tôi nghĩ nên bị đình chỉ chức vụ hoặc điều chuyển công tác khác trước khi bị lôi đầu ra ánh sáng công lý. Chúng ta không nên để bọn quan tham ngồi phè phỡn, dùng quyền lực để tiếp tục che giấu những tội ác mà chúng đã gây ra.

Kính chúc các đồng chí trong chuyên án về Thủ Thiêm dồi dào sức khỏe, thành công trong công cuộc lấy lại niềm tin người dân. Các đồng chí yên tâm, dân sẽ vui khi chứng kiến đại án Thủ Thiêm. Nhà nước sẽ sớm thu lại đất đai, tài sản trị giá không dưới 30 – 40 tỷ USD, bán đấu giá sẽ thu về ngân sách dồi dào cho TP chúng ta.

Chỉ có quan tham và bè lũ của chúng sẽ sợ hãi, bày ra mọi lý do để bưng bít. Đúng không anh 2 Nhựt, anh 3 Đua, anh 4 Huy, anh 5 Tín, anh 6 Cang… ???

Theo Tễu Blog

QUAN CHỨC XUẤT NGOẠI, HÀNG NGHÌN TỶ BAY VÈO QUA CỬA SỔ

nghìn tỷ đồng để cán bộ “công du”

Dân trí 
Chủ nhật, 24/06/2018 – 07:12

“Gần 42.000 lượt cán bộ của Bộ Tài chính, Công Thương…đã xuất ngoại trong 4 năm qua với khoản ngân sách lên đến 1.004 tỷ đồng”, trong đó, tiền “rót” cho Bộ Công Thương tới một nửa. Đây là thông tin gây chú ý nhất được công bố trong tuần qua.

Một năm, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đi nước ngoài hơn 160 ngày
 
Con số này được Thanh tra Chính phủ tiết lộ mới đây trong kết luận về việc quản lý công tác đi nước ngoài của một số bộ, cơ quan ngang bộ giai đoạn 2012-2016.
Ông Vũ Huy Hoàng tranh thủ ra sân chơi golf nhân một chuyến đi công tác nước ngoài
Ông Vũ Huy Hoàng “tranh thủ” ra sân chơi golf nhân một chuyến đi công tác nước ngoài
Theo Thanh tra Chính phủ, việc lập, phê duyệt các đoàn công tác nước ngoài của bộ ngành cũng như địa phương nằm trong danh sách kể trên vẫn còn bất hợp lý về thời gian, không sát với tình hình thực tế. Trong đó, Bộ Công Thương được xác định là bộ có số lãnh đạo bộ đi công tác nước ngoài rất nhiều.
Cụ thể, năm 2014, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã tham gia đi nước ngoài tới 23 đoàn. Năm 2015, cựu Bộ trưởng Hoàng đi tới 22 đoàn. Tổng thời gian ở nước ngoài của ông này lên tới 163 ngày, chiếm nửa thời gian làm việc trong năm.
Chưa hết, tháng 1/2016, ông Vũ Huy Hoàng còn ký quyết định cho 5 cán bộ đi nước ngoài với khoản kinh phí lên đến gần 1,4 tỷ đồng. Trong số 5 cán bộ này có cựu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa với khoản kinh phí gần 321 triệu đồng.
Việc ông Vũ Huy Hoàng đi nước ngoài công tác nhiều hơn một số bộ trưởng khác cũng có lý do khách quan là ngành Công Thương thời gian đó đàm phán, ký kết rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do nên ông cũng phải đi để dẫn đầu đoàn. Tuy nhiên, cũng không phải không có chuyến đi ông cũng tranh thủ việc riêng, như ra sân chơi golf (ảnh).
Nghìn tỷ đồng ngân sách ‘rót’ cho cán bộ công du: Bộ Công Thương chiếm một nửa
Cũng theo báo cáo trên, gần 42.000 lượt cán bộ của Bộ Tài chính, Công Thương…đã xuất ngoại trong 4 năm qua với khoản ngân sách lên đến 1.004 tỷ đồng.
Theo số liệu rà soát, giai đoạn 2012-2016, Bộ Công Thương tổ chức hơn 7.500 đoàn, với hơn 24.800 lượt cán bộ đi nước ngoài. Bộ Tài chính tổ chức gần 3.400 đoàn, với hơn 8.200 lượt cán bộ đi nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức gần 2.200 đoàn, với gần 4.500 lượt cán bộ…
Ba lần rao vẫn ế, xin giảm giá bán rẻ nhà máy ngàn tỷ đắp chiếu
Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tổng công ty Giấy Việt Nam tiến hành đấu giá dự án nhà máy Bột giấy Phương Nam.
Nhà máy Bột giấy Phương Nam bước sang tuổi thứ 14 kể từ khi được duyệt dự án
Nhà máy Bột giấy Phương Nam bước sang tuổi thứ 14 kể từ khi được duyệt dự án
Lần 1 là từ ngày 12/6/2017 đến ngày 14/7 năm 2017.
Lần 2 là từ ngày 20/7 đến ngày 9/8/2017 (gia hạn thêm 15 ngày).
Lần 3 từ ngày 23/8 đến ngày 22/9/2017 (gia hạn thêm 30 ngày).
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho hay các lần tổ chức bán đấu giá trên đã không thành công do không có nhà đầu tư tham gia đấu giá. Do vậy, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề trên.
Tính đến nay dự án nhà máy bột giấy Phương Nam đã bước sang năm thứ 14 kể từ khi được duyệt dự án nhưng vẫn chưa hoàn thành. Và, tính từ khi dự án được duyệt lần đầu vào năm 2003 (1.487 tỷ đồng), tổng mức đầu tư của dự án đã tăng gấp 2,3 lần lên 3.409 tỷ đồng. 
VCCI: 10 doanh nghiệp hoạt động, có đến 6 doanh nghiệp phải “lót tay”
Trong 10 doanh nghiệp hoạt động hiện nay, có đến 6 doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí không chính thức và Việt Nam vẫn chưa đạt chất lượng trong cải thiện môi trường kinh doanh khi chỉ số khởi sự kinh doanh vẫn cao, đứng thứ 123 trên thế giới.
Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cho rằng, trong khởi sự kinh doanh, còn có nhiều thủ tục rườm rà liên quan đến con dấu, mở tài khoản, mua hóa đơn… Để thuận lợi hoá cho doanh nghiệp, cải cách của Chính phủ cần tiếp cận theo hướng đa ngành, bãi bỏ mạnh mẽ các thủ tục gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
“Tôi tham gia hội nghị ở Luông Pha Băng (Lào), đại biểu Singapore trình bày ấn tượng về khởi sự kinh doanh của nước này, tại đó doanh nghiệp không cần biết đến cơ quan nào cấp phép cả, tất cả đều thực hiện qua mạng theo luật lệ chung. Còn tại Việt Nam hiện nay ngay cả đăng ký kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin vào cấp phép, khai thuế… cũng đang nửa vời. Một số thủ tục thì phải gặp gỡ công chức nhà nước, tòa án, thẩm phán mới thu nhập được thông tin. Tỷ lệ doanh nghiệp Việt làm ăn có lãi còn thấp, tỷ trọng doanh nghiệp trong nước đóng góp vào xuất khẩu đang giảm…”, ông Tuấn nói.
Tổng kiểm tra, xử lý hoạt động bán thuốc, mỹ phẩm giả qua mạng
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về chống nạn sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng giả gây nhức nhối dư luận thời gian qua.
Một quảng cáo thực phẩm chức năng vô tội vạ trên Facebook
Một quảng cáo thực phẩm chức năng vô tội vạ trên Facebook
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành xây dựng kế hoạch tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh, nhà xưởng, cơ sở dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng… trên toàn quốc, trong đó có kiểm soát kinh doanh hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm trên mạng.
Theo đó, Chính phủ nhận định thời gian vừa qua tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền vẫn đang diễn ra rất phức tạp.
Thực tế đáng báo động này đã gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người tiêu dùng, làm nhiễu loạn thị trường, tổn hại sản xuất kinh doanh.
Bỏ việc văn phòng, lái Grab, tài xế “té ngửa” mức thu nhập 35 triệu đồng/tháng
Grab quảng cáo: “Thu nhập cực hấp dẫn, trung bình từ 26 – 33 triệu đồng khi hoạt động toàn thời gian mỗi tháng. Không những vậy còn tăng đến 35 triệu đồng vào mùa cao điểm như mùa mưa, lễ. Với đối xe chạy từ 4 – 5 tiếng/ngày, thu nhập thêm mỗi tháng có thể lên đến 15 triệu đồng”.
Anh Trung, một lái xe Grab nói: “Tổng thu nhập lên đến 30-35 triệu đồng là có nhưng phải chạy thật chăm chỉ. Và đó cũng là chưa trừ tiền chiết khấu cho Grab, chưa trừ khấu hao xe, nếu xe đi vay thì còn phải trả lãi vay nữa nên nói chung cuối cùng tiền bỏ túi cũng chẳng nhiều”.
Anh Trung trước đây là dân văn phòng với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng. Sau nghe nói chạy Grab “kiếm nhiều tiền lại thoải mái thời gian, thích đi hay thích nghỉ lúc nào cũng được”, anh Trung bỏ tiền tiết kiệm cùng với vay mượn thêm người thân tậu ô tô chạy.
Lúc đầu nghĩ làm lái xe Grab sẽ rất thoải mái, nhưng thực tế theo lời kể của anh Trung, thì không phải vậy. Grab có chính sách phân loại tài xế chạy chuyên nghiệp và những người chỉ chạy khi rảnh rỗi. Nếu rảnh rỗi thì mức ưu tiên nhận chuyến và thưởng ít hơn. Và chạy chuyên nghiệp rồi thì vẫn tiếp tục được Grab phân loại thông qua tỷ lệ “sao”, tỷ lệ huỷ chuyến, nhận chuyến…
“Nói chung cực lắm, nếu mới lái chưa có nhiều kinh nghiệm thì thấy chẳng ăn thua gì, chỉ mong đút túi 15 triệu là tốt rồi”, vị tài xế chia sẻ.
Bích Diệp (tổng hợp)

Tin tức Thế giới

Tướng Mỹ đến Bắc Kinh nói thẳng chuyện Trung Quốc ‘bắt nạt’ các nước ven Biển Đông?

Tướng Mỹ đến Bắc Kinh nói thẳng chuyện Trung Quốc ‘bắt nạt’ các nước ven Biển Đông?

Hãng tin AP đưa tin, trong chuyến thăm Bắc Kinh tuần này, cựu tướng thủy quân lục chiến Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis khi nói chuyện với các quan chức Trung Quốc sẽ nhắc lại lời ông cáo buộc Trung Quốc “o ép, bắt nạt” các nước ven Biển Đông.

Trong tuần này, ông Mattis sẽ là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên trong chính phủ Tổng thống Donald Trump thăm Trung Quốc.

Theo AP, vấn đề Biển Đông là chủ đề lớn trong cuộc nói chuyện giữa ông Mattis với các quan chức Trung Quốc, khi Mỹ đã dọa Bắc Kinh về chuyện quân sự hóa vùng biển này.

Hồi đầu tháng 6, ông Mattis nói: “Có những hậu quả sẽ tiếp tục cần giải quyết, nên phải nói chuyện với Trung Quốc, nếu họ không tìm ra cách hợp tác chặt chẽ hơn với các nước có quyền lợi”.

Trong bài phát biểu ở Diễn đàn đối thoại Sangri-La 2018 (SLD) ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố: “Bất chấp Trung Quốc nói điều ngược lại, việc họ dàn các loại vũ khí ở những thực thể nhân tạo liên quan trực tiếp sử dụng quân sự nhằm dọa nạt, o ép các nước trong khu vực”.

Bộ trưởng Mattis còn nói chính phủ Mỹ quyết định hủy lời mời Trung Quốc dự RIMPAC 2018 (tổ chức mùa hè này) là “phản ứng ban đầu” với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc.

Ông Mattis khẳng định hành động của Mỹ là “kết quả tương đối nhỏ”, nhưng trong tương lai, Trung Quốc có thể phải đối mặt với những trừng phạt mạnh mẽ hơn.

AP còn viết chuyến thăm cần thiết để Mỹ và đối thủ chính ở Đông Á làm việc với nhau, bất chấp sự bất đồng, nghi kỵ lẫn nhau ngày càng tăng.

Chuyến đi của ông Mattis vào lúc Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng về chuyện Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, trong khi Bắc Kinh mở rộng hiện diện quân sự ở nước ngoài.

Bên cạnh sự tăng cường hiện diện “đông lúc nhúc” ở Biển Đông, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng tìm đến các khu vực mà Mỹ cùng đồng minh đóng quân. Năm 2017, Trung Quốc khai trương căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên, tại Djibouti, nơi đã có căn cứ Mỹ và các nước khác.

Việc hoạt động sát nhau có thể gây ra va chạm ngoài ý muốn, như mới đây Mỹ chính thức phàn nàn với Bắc Kinh đã rọi tia laser vào máy bay Mỹ ở quốc gia vùng Mũi Sừng châu Phi này.

Mỹ cũng phàn nàn máy bay quân sự Trung Quốc bay nguy hiểm, áp sát máy bay trinh sát Mỹ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Bắc Kinh đã phàn nàn chuyện Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Đài Loan và bán vũ khí trị giá 1,4 tỉ USD và công nghệ tàu ngầm cho Đài Bắc, trong khi Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ.

Ông Mattis nhận nhiệm vụ khó, vào lúc Mỹ đang chuẩn bị áp mức thuế 34 tỉ USD lên hàng hóa Trung Quốc trong hai tuần tới, trong khi Bắc Kinh cũng dọa sẽ áp thuế lên hàng hóa Mỹ để trả đũa.

Xem ra Mỹ đang dựa vào Trung Quốc giúp ép CHDCND Triều Tiên thực hiện lời hứa giải giáp vũ khí hạt nhân, khi ông Trump gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 12.6 ở Singapore.

Trung Quốc được cho là “thắng to” khi tại cuộc gặp lịch sử này, ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngưng các cuộc tập trận trung Mỹ-Hàn mà từ lâu Trung-Triều đều phản đối.

Ông Mattis và các quan chức Hàn Quốc đã bị bất ngờ từ quyết định của vị Tổng tư lệnh quân đội Mỹ, trước khi hai bên đều nói lời hứa của ông Trump giúp thúc đẩy đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Trung Quốc đã hoan nghênh quyết định của ông Trump, và ông Kim đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh tuần qua, nhưng Bình Nhưỡng chưa có thông tin mới, giải pháp mới về ý định hủy bỏ vũ khí hạt nhân.

Cũng tuần qua, ông Trump nói “việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn đã bắt đầu diễn ra”. Nhưng hôm 20.6, khi được hỏi có thấy Bình Nhưỡng tiến hành các bước phi hạt nhân hóa nào hay không, Bộ trưởng Mattis đáp: “Tôi không biết có các hành động đó hay không”.

Mới đây, Ngày 18.6, ông Trump nói ông đã chỉ đạo Lầu Năm Góc lập binh chủng thứ sáu của quân đội Mỹ, có tên là “Quân chủng không gian”. Ông nói không gian cũng là một vấn đề an ninh quốc gia, và “Chúng ta không muốn bị Trung Quốc, Nga hoặc các nước khác vượt mặt”.

Quân chủng này có thể là chủ đề nói chuyện giữa ông Mattis với các quan chức Trung Quốc. Bắc Kinh phản đối quân sự hóa vũ trụ, nhưng năm 2007 nước này đã phóng một tên lửa hủy diệt một vệ tinh Trung Quốc bị hỏng. theo Một Thế giới

=================================

Bài viết có tựa đề “Một cái ao của Trung Quốc” đăng trên tạp chí Anh The Economist ngày 23/06/2018 nhận xét “Trung Quốc đã quân sự hóa Biển Đông mà không bị hề hấn gì”.

Minh họa: Michael Morgenstern/ The Economist

Bài báo cũng ghi nhận Mỹ đã dọa là Trung Quốc sẽ phải lãnh hậu quả, nhưng chưa rõ được hậu quả đó là gì.

Chiến lược thâu tóm biển Đông của Trung Quốc bắt đầu từ 3 năm trước, bằng những lời nói dối công khai, sau đó là những lập luận đánh lừa dư luận, để rồi đến lúc này thì Bắc Kinh cảm thấy không cần phải ngụy biện nữa vì đã nắm chắc được Biển Đông trong tay.

Nói dối trắng trợn

Cách đây gần 3 năm khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng cạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama trong Vườn Hồng ở Nhà Trắng và thản nhiên nói dối rằng Trung Quốc hoàn toàn không “có ý định theo đuổi việc quân sự hóa” các hòn đảo mà các hình ảnh vệ tinh tiết lộ Bắc Kinh đang rầm rộ cải tạo ở biển Đông. Theo ông Tập lúc đó, việc xây dựng “không nhắm đến hay gây tác động” đối với bất kỳ quốc gia này.

Theo tác giả Steven Stashwick của tạp chí Châu Á The Diplomat, người ta đã luôn nghi ngờ những cam kết trên của ông Tập, trong khi ngày càng có thêm bằng chứng là Bắc Kinh đã lắp đặt những thiết bị quân sự, thậm chí vũ khí, trên các đảo trong tay họ ở Trường Sa, kể cả tên lửa chống hạm và phòng không. Hồi tháng trước, các hãng tình báo tiết lộ Trung Quốc đã lắp tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không lên cả ba hòn đảo mà họ chiếm đóng ở Trường Sa. Hồi tháng 5, Trung Quốc tuyên bố họ đã hạ cánh thành công các máy bay ném bom lên quần đảo Hoàng Sa.

Theo chuyên Bill Hayton từ trung tâm tham vấn Anh Quốc Chatham House, thì bước cuối cùng trong chiến lược Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông là việc triển khai máy bay tấn công ở quần đảo Trường Sa, chỉ còn là vấn đề thời gian sớm hay muộn mà thôi.

Những lập luận ngụy biện

Trung Quốc hợp pháp hóa biển Đông thành “ao làng” của mình, bằng cái mà họ gọi là “quyền lịch sử” bằng bản đồ năm 1948. Nhưng khi cái quyền này bị tòa trọng tài quốc tế The Hague tại Hà Lan bác bỏ trong “vụ kiện lịch sử” với Philippines năm 2015, thì Trung Quốc lại đổi sang một luận điệu khác. Đường “lưỡi bò” chín đoạn được thay bằng dự án “Tứ Sa”. Tứ Sa bao gồm có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đồng thời hai quần đảo khác cũng có tranh chấp với nước khác. Tháng 8 năm 2017, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại biển Đông bằng cách khẳng định Tứ Sa là một phần thuộc thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc và do đó khu vực 200 hải lý xung quanh là thuộc đặc quyền kinh tế, các khu vực liền kề cũng là lãnh hải thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Mỹ rõ ràng không đồng ý với ngụy biện mới này của Trung Quốc. Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Biển Đông là lãnh hải quốc tế và tàu bè cũng như máy bay Mỹ sẽ qua lại trong khu vực, bất chấp Trung Quốc có tuyên bố như thế nào.

Về quy mô cải tạo biển Đông, Trung Quốc đã thực hiện ở mức độ vượt xa tất cả các nước láng giềng gộp lại. Tổng diện tích Bắc Kinh cải tạo lên đến khoảng 1.300 ha riêng tại Trường Sa. Ngụy biện tiếp theo là Trung quốc chỉ xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung: các ngọn hải đăng và cơ sở cứu hộ tàu bè gặp nạn. Tuy nhiên điều này hoàn toàn là nói dối.

Theo Economist, trước hết, các công trình của Trung Quốc là một thảm họa sinh thái, phá hủy các rạn san hô làm cho nguồn cá bị suy giảm nghiêm trọng.

Càng gần đây, Trung Quốc càng lộ bộ mặt “vì mọi người” của mình. Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nói rằng “Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông Nam Trung Hoa trong mọi tình huống trừ trường hợp chiến tranh với Hoa Kỳ.”

Chiến thuật bành trướng của Trung Quốc là lấn lướt từ từ, tránh khiêu khích lộ liễu để khỏi gây nên phản ứng mạnh rồi đặt mọi thứ vào “chuyện đã rồi”. Chuyên gia Andrew Erickson thuộc Trường Hải Chiến Mỹ cho rằng chính chiến thuật đó đã giúp Trung Quốc thành công mà ít bị phản ứng nhất. Vấn đề là kể từ nay, có lẽ Bắc Kinh đã nghĩ rằng họ không cần đến cái vỏ phi quân sự đó nữa.

Ai có thể cản Trung Quốc?

Economist đặt câu hỏi: “vậy những nước khác có thể làm gì?” Mới đây, Pháp và Úc đã tuyên bố sẽ cho hải quân tới biển Đông để đối trọng với Trung Quốc, tuy nhiên có thể khó có được tác động lớn tới vùng biển này nếu xét rằng Bắc Kinh vẫn đạt được mục đích bất chấp các tuyên bố và hành động của Mỹ từ trước tới nay.

Philippines, nước đã kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc, và đã thắng kiện. Thế nhưng, khi ông Rodrigo Duterte lên làm tổng thống, ông ta không chỉ “xa Mỹ thân Trung Quốc” và còn quyết qua một bên để tranh thủ đầu tư Trung Quốc. Duterte nói ông muốn khai thác chung dầu khí với Trung Quốc để đôi bên cùng có lợi. Các mỏ khí hiện có của Philippines có thể cạn kiệt vào giữa những năm 2020.

Economist cho rằng so với Philippines, Việt Nam có lực lượng vũ trang mạnh hơn nhiều, và có thể dùng dân quân của mình chống lại dân quân Trung Quốc. Khi Bắc Kinh kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, Việt Nam cuối cùng đã tìm cách buộc được giàn khoan rút đi. Trước công chúng, Việt Nam là nước có lập trường cứng rắn hơn chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc.

Tuy nhiên, những lập trường công khai kể trên, theo The Economist, che khuất các cuộc thảo luận trong hậu trường, kể cả vấn đề đồng phát triển. Trung Quốc là một nước lớn, các láng giềng có ít lựa chọn nào khác hơn là thuận theo Trung Quốc.

Thế nhưng thuận theo Trung Quốc cũng hàm chứa những rủi ro chính trị. Các cuộc biểu tình đẫm máu đã nổ ra ở Việt Nam khi xảy ra cuộc đọ sức với Bắc Kinh vào năm 2014. Đầu tháng Sáu này cũng có nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam.

Tại Philippines, ngày 12/06/2018, đúng vào lễ Độc Lập của nước này, ông Duterte đã bị bất ngờ trước những cuộc biểu tình phản đối việc Trung Quốc tịch thu cá của các tàu Philippines đánh bắt gần bãi Scarborough. Phía Trung Quốc đã nhượng bộ, cho rằng việc tịch thu là một sai lầm. Tuy nhiên, theo ông Jay Batongbacal thuộc Đại Học Philippines, nếu ông Duterte không thể chứng minh nhiều lợi ích hơn từ chính sách ủng hộ Trung Quốc của ông, cái giá mà ông sẽ phải trả về chính trị sẽ tăng lên.

Phản ứng của Mỹ

Về phần Mỹ, chính quyền của tổng thống Donald Trump dường như có một chiến lược gây sức ép trên Trung Quốc trên một số mặt trận, bao gồm thương mại và hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho Đài Loan.

Washington đã hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC thường kỳ ngoài khơi Hawaii, trong khi lại mời Việt Nam. Mỹ cũng gia tăng các chiến dịch “tự do hàng hải” ở Biển Đông (cho tàu đến gần các đảo mới của Trung Quốc) và thuyết phục Pháp và Anh cùng tham gia. Có lẽ là lằn ranh đỏ mà ông Obama đặt ra – Trung Quốc không được xây dựng của trên bãi Scarborough – vẫn còn được duy trì.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã dọa rằng Trung Quốc sẽ bị những “hậu quả lớn hơn” nếu không thay đổi hành động, tuy nhiên Lầu Năm Góc chưa hiện hiện thức hóa “hậu quả” đó là gì. Dù vậy, tới hiện tại, chiến lược thâu tóm biển Đông của Trung Quốc phần nhiều đã đặt mọi sự vào “chuyện đã rồi”.

Đức Trí (T/h)

=======================

Trong lúc cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang nóng dần, mới đây Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại tiếp tục chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ thương mại khi hội kiến lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia, đồng thời cũng mượn cơ hội này để tuyên dương về “Một vành đai, một con đường”. Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) cho biết, có lẽ ông Tập Cận Bình đang lôi kéo các tập đoàn đa quốc gia đang bất mãn với kế hoạch thu thuế của ông Trump để gây áp lực với Nhà Trắng, hoặc là ông cảnh giác được nguy cơ nào đó? 

Chinese President Xi Jinping waits the arrival of Prince Andrew, Duke of York  at the Great Hall of the People on May 29, 2018  in Beijing, China. (Photo by Thomas Peter-Pool/Getty Images)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Getty Images)

Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin ngày 21/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp hơn một tiếng đồng hồ với lãnh đạo các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có nhiều đại diện các công ty đến từ Mỹ, ngoài việc chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ thương mại, ông Tập còn nhấn mạnh sẽ nới lỏng thủ tục và môi trường để thu hút các nhà đầu tư ở lại Trung Quốc.

Thời báo Tài chính của Anh (Financial Times) đưa tin, mặc dù nhiều công ty đa quốc gia phản đối kế hoạch thu thuế của chính phủ của ông Trump, nhưng họ cũng lo lắng sẽ bị cuốn vào cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, lãnh đạo cấp cao của một số doanh nghiệp Mỹ đã từ chối khéo cuộc gặp với ông Tập Cận Bình vào ngày 21 vừa qua.

Bản tin cho biết, Bắc Kinh đang trong quá trình tìm kiếm đồng minh ở nước ngoài, còn tuyên bố một loạt các động thái mở cửa dịch vụ tài chính của Trung Quốc, trong đó có việc nâng cao hạn mức nắm giữ cổ phần đối với các công ty bảo hiểm và chứng khoán từ hồi tháng Ba vừa qua.

Được biết, hồi tháng Năm vừa qua,  Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc tạm ngưng trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ đối với kế hoạch “Made in China 2025” nhắm vào các ngành công nghiệp chiến lược từ robot đến xe năng lượng mới. Về vấn đề này, Trung Quốc đã biểu thị ý từ chối. Đánh cắp công nghệ cao có lẽ trở thành xung đột trọng tâm giữa hai nước Trung – Mỹ.

Ngày 15/6, sau khi Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố thu thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc với trị giá lên đến 50 tỉ Đô la Mỹ (USD), phía Trung Quốc lập tức đưa ra biện pháp thu thuế có giá trị tương được đối với các sản phẩm của Mỹ.

Ngày 18/6, ông Trump lại tiếp tục mạnh tay hơn, tuyên bố sẽ đánh thuế lên đến 200 tỉ USD đối với sản phẩm Trung Quốc. Trong tuyên bố hôm 18, ông Trump nói, kế hoạch thu thuế 50 tỉ USD hôm 15 không thể làm Trung Quốc thay đổi cách làm không công bằng về phương diện công nghệ và sáng tạo, phía Trung Quốc đã quyết định thu thuế 50 tỉ USD đối với các hàng hóa của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc, Trung Quốc không những không có ý thay đổi cách làm của mình, ngược lại, còn uy hiếp đến công ty Mỹ, công nhân là nông dân Mỹ.

Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) cho rằng, hiện tại tư thế sẵn sàng của chính phủ ông Trump là chỉ cần phía Trung Quốc có phản kích, Mỹ sẽ lập tức mạnh tay. Mỹ cho rằng lý do làm như thế là rất chính đáng, bởi vì nhiều năm qua, thương mại Mỹ – Trung là bất bình đẳng. Trung Quốc không những không chịu chấp nhận cái giá phải trả cho sự bất bình đẳng này, thì Mỹ sẽ đi theo đến cùng.

Phân tích của RFI nhận định, kết cấu trong thương mại Mỹ – Trung cũng quyết định Trung Quốc sẽ là bên thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến này. Đối với Mỹ mà nói, các sản phẩm của Trung Quốc có thể dễ dàng thay thế bằng sản phẩm của nước khác, còn đối với Trung Quốc mà nói, sản phẩm của Mỹ đa số là các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao nên rất khó tìm được sản phẩm thay thế.

Phân tích chỉ ra, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của hai nước, mà còn có thể chuyển biến thành cuộc chiến chính trị và cuối cùng sẽ khiến chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc sụp đổ. Trong tình huống Trung Quốc tùy tiện ứng chiến mà không nắm chắc được phần thắng, dưới tình thế kinh tế Trung Quốc có xu hướng suy thoái, khiến sự phát triển của kinh tế Trung Quốc ngày càng gặp nhiều khó khăn, từ đó làm lay động đến gốc rễ thống trị của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.