Ngôi nhà Sài Gòn có mặt tiền hoa văn chong chóng

Chị Tuyết Thu và kiến trúc sư đều mong muốn ngôi nhà giản dị nhưng phải có sự khác biệt.

Ngôi nhà Sài Gòn có mặt tiền hoa văn chong chóng

Khu đất 88 m2 nằm ở trung tâm TP HCM là kiểu lô đất dạng ống với mặt tiền hẹp, chiều dài sâu hun hút. Nhà mặt phố nên gia chủ dành các tầng dưới để làm văn phòng và sống ở các tầng trên.

Chủ nhà là NSƯT Tuyết Thu muốn tạo nên sự khác biệt cho nơi ở của mình. Đồng ý tưởng, KTS Hồ Hùng Cường (Công ty CEEarch) đã nghĩ tới ký ức tuổi thơ với những cánh chong chóng xoay, thông qua việc xếp những ô gạch bông một cách ngẫu nhiên để tạo nên sự sinh động trên một bố cục đơn giản.

Ngôi nhà Sài Gòn có mặt tiền hoa văn chong chóng

Những mảng chong chóng gió này rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Sài Gòn, giúp điều tiết ánh sáng, tránh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào nhà. Gạch bông được thiết kế riêng và sản xuất ngay tại chỗ.

Ngôi nhà Sài Gòn có mặt tiền hoa văn chong chóng

“Ánh sáng chiếu qua những ô gạch tạo nên những hoa nắng sinh động chạy vào khắp căn phòng, giống như bạn đang đứng dưới tán cây lớn ngắm những vệt nắng xuyên qua kẽ lá”, KTS Hồ Hùng Cường chia sẻ.

Ngôi nhà Sài Gòn có mặt tiền hoa văn chong chóng

Chủ nhà và kiến trúc sư đều chung quan điểm, nhà phải có sự khác biệt, đơn giản nhưng không nhàm chán, cởi mở nhưng vẫn riêng tư. Người thiết kế sử dụng nhiều màu trắng, gỗ để đem lại cảm giác tươi vui cho ngôi nhà có chiều sâu dài.

Ngôi nhà Sài Gòn có mặt tiền hoa văn chong chóng

Ngoài ra, yếu tố thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên cũng được quan tâm với các lỗ thông tầng dọc theo chiều sâu nhà.

Ngôi nhà Sài Gòn có mặt tiền hoa văn chong chóng

Ba tầng dưới được sử dụng làm văn phòng, ba tầng trên là không gian ở dành cho 4 người: 2 vợ chồng và 2 người con. Tầng trên cùng là khu vực thờ cúng và sân thượng.

Ngôi nhà Sài Gòn có mặt tiền hoa văn chong chóng

Trần ở phòng khách, bếp, phòng ăn sử dụng lam gỗ liên thông nhau để đem lại cảm giác ấm áp.

Ngôi nhà Sài Gòn có mặt tiền hoa văn chong chóng

Trong khi đó, trần tại các phòng ngủ thiết kế tối giản để đem lại cảm giác nhẹ nhàng.

Ngôi nhà Sài Gòn có mặt tiền hoa văn chong chóng

Dù nằm giáp mặt phố nhưng ngôi nhà phần nào giảm được khói bụi, tiếng ồn nhờ lớp gạch bông, khoảng ban công trồng cây.

Ngôi nhà Sài Gòn có mặt tiền hoa văn chong chóng

Những mảng cây xanh được bố trí duyên dáng để làm mềm không gian mang dáng vẻ hiện đại.

Ban Mai /Ảnh: Lữ Trung Việt

3 sự “quá ngưỡng” tại phiên toà xét xử ông Đinh La Thăng

Thứ nhất là lời nói “quá ngưỡng”. Với quá khứ oanh liệt, những người yêu mến ông Thăng không khỏi bất bình khi nhìn thấy “nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị” bị còng tay hầu tòa, họ chưa quen với cảm giác ông Thăng đang mang thân phận bị cáo, khó chấp nhận bị cáo Thăng phải được bình đẳng với các bị cáo khác trước pháp luật. Trong khi đó, vây quanh ông Thăng là những luật sư tài giỏi mà không phải bị cáo nào cũng có thể thuê được.

Rồi ông Thăng thể hiện khí chất: dám làm dám chiu, dám nhận tội thay cho cấp dưới trước Tòa. Vì thế cảm xúc bị dồn nén của những người yêu mến ông Thăng đã vỡ òa, không ít người xúc động gọi ông Thăng là bậc quân tử.

Trên mạng xã hội, bên cạnh những người coi ông Thăng là tội đồ, đòi nghiêm trị thì lại có những người cho rằng ông Thăng bị oan, có hẳn một facebook cần 10 triệu like cho ông Thăng trắng án.

3 su qua nguong tai phien toa xet xu ong dinh la thang hinh 1
Bị cáo Đinh La Thăng

Tôi tin những người câu like cho ông Thăng trắng án là chỉ để thể hiện lòng yêu mến của họ đối với ông Thăng mà thôi, chứ họ thừa biết Tòa xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nên có tới cả 10 triệu like thì cũng chẳng ích gì.

Bày tỏ lòng yêu mến của mình với người mình yêu mến dù dưới hình thức gì cũng là nét đáng yêu của cuộc sống; càng đáng trân trọng hơn khi công khai bảo vệ một bậc “chính nhân quân tử”. Tuy nhiên, cuối cùng, khi được nói những lời để Tòa đi vào nghị án, tiếc thay ông Đinh La Thăng lại có những lời “quá ngưỡng” bậc “chính nhân quân tử”.

Ngoài việc kể lể hoàn cảnh gia đình, ông Thăng còn nghẹn ngào xin được làm “ma tự do”, xin đừng để ông phải “làm ma trong tù”. Người quân tử ngẩng mặt dưới trời xanh, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Trong khi khung hình phạt tội “cố ý làm trái” của ông Thăng, kể cả vụ đại án tham nhũng sẽ xử tiếp theo, không có mức án tử hình.

Thứ hai, là lời nói “quá ngưỡng” thông thường của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Hồi ở Hậu Giang ông Thanh quen việc tiêu xài tiền tỷ trước đó, nên ông cũng đã có những hành vi không phù hợp với hoàn cảnh của mình. Với vị trí Phó Chủ tịch một tỉnh nghèo, lại là một Phó chủ tịch lách qui trình cán bộ luân chuyển của Trung ương, đáng lẽ ông Thanh phải khiêm nhường, ẩn thân, thì ngược lại, ông vẫn cứ sang chảnh xài xe lexus tư nhân gắn biển số xe công.

Kết cục của hành vi “quá ngưỡng” bình thường sang kỳ quặc này đã “động thổ” cho con đường dẫn ông Thanh đến phiên tòa hôm nay. Tại phiên tòa, ông Thanh tiếp tục “quá ngưỡng” khi kêu xin Tổng Bí thư hãy coi ông như con cháu trong nhà – một việc không nên và không thể nói đối với một bị cáo từng là cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ở chốn pháp đình. Chưa dừng lại ở đó, ông Thanh còn tiếp tục “quá ngưỡng” khi xin Tòa trước khi thụ án hãy cho ông sang thăm vợ con ở bên nước Đức là nơi ông đã từng trốn sang hòng thoát tội, gây bao phiền lụy cho đất nước.

Thứ ba, là việc luật sư nói chuyển cho Tòa những lá thư của một vài người dân xin “đi tù thay” cho ông Thăng. Những lá thư, nếu đúng sự thật, thì đó là tình cảm đáng trân trọng của người dân dành cho thần tượng Đinh La Thăng của họ. Họ chấp nhận “đi tù thay” cho ông Thăng dù chưa biết Tòa sẽ phán xử ông Thăng bao nhiêu năm tù. Tuy nhiên, dù có trân trọng tình cảm thể hiện trong lá thư bao nhiêu đi chăng nữa thì ai cũng biết rằng những lá thư đó quyết không phải là bằng chứng pháp lý có ý nghĩa trong việc giúp Tòa lượng hình, định tội. Tình cảm “đi tù thay” của người viết thư dù có chân thành đến bao nhiêu thì pháp luật cũng không thể nào đáp ứng.

Luật sư bên cạnh việc bảo vệ thân chủ, còn có trách nhiệm bảo vệ pháp chế của đất nước, giúp Hội đồng xét xử ra được bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc chuyển những là thư xin “đi tù thay” của luật sư cho Tòa án suy cho cùng chỉ mang ý nghĩa thể hiện luật sư đã làm hết sức mình vì thân chủ mà thôi.

Hãy thể hiện trách nhiệm công dân giúp Tòa thực thi công lý theo đúng nguyên tắc “độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật”. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là lợi ích của tất cả mọi người, của con cháu chúng ta.

Ngày mai Tòa sẽ tuyên án. Một bản án công minh, có tính răn đe, giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa từ phiên tòa hình sự không vành móng ngựa đầu tiên này sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta./.

Ông Thăng và Thanh ‘cầu cứu’ Tổng bí thư Trọng?


Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh tại tòa.

Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh tại tòa.

Một ngày trước khi tòa tuyên án trong vụ xử “gây rúng động” dư luận, có ý kiến cho rằng ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh dường như đang “cầu xin” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “nương tay”.

Trong khi ông Thăng “nghẹn ngào” nói rằng “cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của tổng bí thư” với tuyên bố “xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc lên được” thì ông Thanh lại “rưng rưng” xưng “cháu” và “bác” để “xin lỗi” ông Trọng, theo báo chí Việt Nam.

Luật sư Trần Thu Nam nói với VOA Việt Ngữ rằng hành động của các bị cáo từng có thời “thét ra lửa” có gì đó “không bình thường”.

Ông nói thêm: “Câu chuyện nghẹn ngào tôi đã từng gặp nhiều rồi. Ở những người từng có chức vụ, quyền hạn lớn mà nghẹn nào thì tôi ít gặp. Cũng dễ hiểu thôi, họ đang ở cái thế hơn người, quyền lực rất lớn, và hiện nay rơi xuống đáy vực, cho nên có thể họ bị sốc vì tinh thần, vì rất nhiều các vấn đề khác. Cũng có thể đó là một cái nghệ thuật để mà gây ra thương cảm cho hội đồng xét xử và hoặc là lấy lòng dư luận rồi của những người đằng sau đó nữa”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông nhận định tiếp rằng đấy có thể là “những cái bấu víu cuối cùng để động lòng trắc ẩn của một người cao nhất trong Bộ Chính trị, mong vớt vát gì đó, có thể mức án nó sẽ nhẹ đi”.

Luật sư Nam nói thêm: “Ông Thăng chắc cũng bị một cái sức ép khác. Bản thân em ruột của ông cũng bị bắt, và bị khởi tố về tội tham ô. Nếu như không có vụ án đó, ông Thăng ông sẽ mạnh mẽ hơn. Phải chăng là tất cả việc ông gạt bỏ sĩ diện để mà nhún nhường trong vụ án này, nhận hết trong vụ án này để nhằm mục đích giúp cho em ông ấy?”

Cùng quan điểm với ông Nam, luật sư Hà Huy Sơn nhận định rằng việc hai bị cáo “nghẹn ngào”, “ăn năn” vì “muốn được tòa người ta thương cảm tình cảnh để người ta giảm án thôi”.

Ông nói thêm: “Tôi là luật sư trong nhiều vụ án của những người bất đồng chính kiến thì tôi thấy rằng mặc dù những người đó họ bị giam giữ rất là khắc nghiệt nhưng khi ra tòa thì họ vẫn rất thanh thản, và có những người họ còn hát ở tòa, chứ người ta không có khóc như ông Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh”.

Ông Đinh La Thăng bị dẫn giải ra tòa.

Ông Đinh La Thăng bị dẫn giải ra tòa.

Về việc nguyên ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và cựu quan chức tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh nhiều lần nhắc tên ông Trọng trong phần tự bào chữa, luật sư Sơn nhận định:

“Theo hiến pháp của Việt Nam quy định, đảng có quyền cao nhất và trong thực tế cũng là như vậy. Trong tình hình hiện nay, qua báo chí, ông Nguyễn Phú Trọng có quyền lực cao nhất, nên ông Thăng, ông Thanh nhắc tới ông Nguyễn Phú Trọng, theo tôi hiểu, đây cũng là một lời cầu xin gì đó với ông Trọng”.

Luật sư người Đức của ông Thanh, từng bày tỏ lo ngại rằng thân chủ của mình “không được xét xử công bằng” vì các phát ngôn trước đây của ông Trọng.

Luật sư người Đức của ông Thanh, từng bày tỏ lo ngại rằng thân chủ của mình “không được xét xử công bằng” vì các phát ngôn trước đây của ông Trọng.

Trả lời VOA Việt Ngữ, bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư người Đức của ông Thanh, từng bày tỏ lo ngại rằng thân chủ của mình “không được xét xử công bằng” vì các phát ngôn trước đây của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chưa rõ là cựu quan chức tỉnh Hậu Giang có đề cập tới việc này trước khi bị Việt Nam “bắt cóc ở Berlin” và “bị đưa về nước” như theo lời cáo buộc của phía Đức hay không.

VOA Việt Ngữ có liên lạc với luật sư Nguyễn Văn Quynh, một trong những người bào chữa cho ông Thanh, nhưng ông từ chối trả lời do “phiên tòa đang tiếp diễn”.

Chúng tôi không thể liên lạc được với các luật sư đại diện cho ông Đinh La Thăng để hỏi ý kiến về các nhận định liên quan tới ông Trọng.

Trong khi ông Thăng bị đề nghị mức án tới 15 năm tù thì ông Thanh bị đề nghị án chung thân, và trong phần tự bào chữa, cả hai đều bày tỏ mong muốn làm “ma tự do”, chứ không mong làm “ma tù”.

Một góc công viên ở Berlin nơi phía Đức cáo buộc Việt Nam "bắt cóc" ông Thanh.

Một góc công viên ở Berlin nơi phía Đức cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Thanh.

Nhận định với VOA Việt Ngữ, giới quan sát cho rằng Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tung “cú đấm thép chưa từng có” trong vụ ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.

Trong tuyên bố được cho là thể hiện quyết tâm lúc ông Thanh đang trốn lệnh truy nã ở Đức, ông Trọng từng nói rằng cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này “ghê gớm, móc ngoặc, dây dợ rồi bỏ trốn đi nước ngoài, nhưng không trốn được đâu”, theo báo chí trong nước.

Còn về ông Thăng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từng tuyên bố rằng cựu Bí thư thành ủy TP HCM này “vào tội nào sẽ [bị] xử lý tiếp” theo “đúng quy định của pháp luật”.

Tâm thế nào từ ‘về nhà ăn tết’ và ‘sang Đức với con’?

Thiền Lâm / CaliToday

Với những người đã trải nghiệm một thời gian đủ dài trong tù hoặc ít nhất đã trải qua giai đoạn điều tra lấy lời khai và phải ra tòa, “tâm lý học Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh” là có thể lý giải được.

Một hiện tượng đặc biệt đã xảy đến đối với hai cựu quan chức này: khi nói “lời sau cùng” tại phiên tòa xử “Thăng – Thanh”, trong khi Đinh La Thăng tha thiết nguyện vọng “muốn được về nhà ăn cái tết cuối cùng với gia đình trước khi chấp hành án”, thì Trịnh Xuân Thanh còn đi xa hơn nhiều: “xin sang Đức để chăm sóc vợ con”.

“Về nhà ăn tết” và “sang Đức với con” cùng màn khóc lóc như mưa gió cho thấy tâm lý cả hai đều rơi vào tình trạng hoảng loạn. Tâm lý này xuất hiện sau khi Viện Kiểm sát tối cao đề nghị mức án 14 – 15 năm đối với cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng và chung thân đối với Trịnh Xuân Thanh.

Thông thường, đề nghị mức án của Viện Kiểm sát tối cao là “chung quyết”, luôn được Tòa án “sao y”, hoặc nếu tòa có thay đổi về mức án thì cũng không nhiều.

Phiên tòa xử “Thăng – Thanh” lại là một ca hết sức đặc biệt – một nhân vật từng dám thách thức quyền lực đối với Nguyễn Phú Trọng, còn nhân vật kia dám xúc phạm thể diện của ông Trọng. Với những gì mà Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo “đánh án” với Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng, khả năng rất cao là chính ông Trọng mới là “chủ tọa phiên tòa” và quyết định mức án dành cho hai bị cáo này. Còn sự hiện diện của Viện Kiểm sát tối cao với hai mức án đề nghị đối với Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh chỉ mang tính thủ tục.

Hẳn “về nhà ăn tết” và “sang Đức với con” đã được thốt ra vào lúc cả Thăng lẫn Thanh đều chợt nhận ra không còn lối thoát nào trong phiên tòa này, các cánh cửa – trừ cửa trại giam, đều đóng kín, để hai cựu quan chức này bật ra cảm xúc cầu cứu cuối cùng, dù cực kỳ mong manh nhưng vẫn là một chút vớt vát hy vọng sẽ làm cho Tổng bí thư Trọng mủi lòng.

Nhưng lý giải thế nào về hiện tượng tâm lý của Đinh La Thăng – người đã làm tới ủy viên bộ chính trị, và Trịnh Xuân Thanh – đã trở thành tổng giám đốc và do đó cả hai đều có kiến thức tối thiểu về luật tố tụng hình sự, lại có thể thốt ra “về nhà ăn tết” và “sang Đức với con” – những nguyện vọng mà nếu được thực hiện thì hoặc là quá ngoại lệ, hoặc chẳng ăn nhập gì với Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam?

Có khả năng “về nhà ăn tết” và “sang Đức với con” là hai trong những hứa hẹn mà giới điều tra công an hoặc một cấp nào đó đã “gợi ý” cho Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh trong quá trình lấy lời khai, như một cách để hai bị can này có hy vọng và khai hết, khai sạch. Đó cũng là một thủ đoạn điều tra rất phổ biến khi gieo vào lòng bị can một lối thoát, cho dù lối thoát đó có vẻ thật vô lý. Với những bị can thiếu bản lĩnh, những hứa hẹn về “được đình chỉ điều tra”, “được khoan hồng”, “được giảm án”… vẫn thường có hiệu quả.

Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, có thể trong một tình trạng tâm lý không ổn định hoặc “thiếu kiên định”, đã “bập” vào mồi câu “cho về nhà ăn tết” và “cho sang Đức với vợ con” như tia sáng cuối đường hầm, để đến lúc nhận ra rất có thể tòa án theo đường của Viện Kiểm sát tối cao mà sẽ đóng tất cả các cửa thoát với mình, cả Thăng lẫn Thanh đều bật ra đề nghị này, nhưng không chỉ là một nguyện vọng hay kiến nghị mà còn như lời tự thán, hướng về gia đình và những người thân nhất của mình trong tình trạng tuyệt vọng – một loại tâm lý đặc trưng của các bị cáo bị xử án nặng.

Nhưng có lẽ Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh đã không muốn bày tỏ nguyện vọng “về nhà ăn tết” và “sang Đức với con” trong lời cuối cùng trước tòa, nếu hai cựu quan chức này hiểu ra một “chân lý”: họ phải “hy sinh”!

“Thăng – Thanh” là phiên tòa đầu tiên của Tổng bí thư Trọng nhắm đến kể từ khi ông quyết định tiến sang giai đoạn 2 của chiến dịch được xem là “chống tham nhũng”, tính từ tháng 11/2017 và sau một cuộc gặp có thể đặc biệt quan trọng với Tập Cận Bình ở Hà Nội.

“Đường đi” của Tổng bí thư Trọng lại đang có nhiều nét khá tương đồng với giai đoạn khởi động của chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình ở Trung Quốc. Một khởi sự mang tính then chốt và quyết định cho cả vận mệnh của chiến dịch này là trong hai năm 2012 và 2013, Tập đã mạnh tay “xử” Bạc Hy Lai – ủy viên bộ chính trị kiêm bí thư Trùng Khánh – không chỉ khởi tố bắt giam mà còn giáng mức án đến chung thân.

Đinh La Thăng đang có nhiều triển vọng trở thành Bạc Hy Lai Việt Nam. Còn Trịnh Xuân Thanh lại gắn liền với số phận của Đinh La Thăng. Một logic thật đơn giản mà cả Thăng lẫn Thanh, có thể do bị tạm giam mà không biết được thông tin và dư luận ở bên ngoài, là nếu ông Trọng không “trảm” Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, chiến dịch “chống tham nhũng” của ông ta sẽ lập tức có nguy cơ tự chết và Nguyễn Phú Trọng sẽ không còn cơ hội nào để trở thành Tập Cận Bình ở Việt Nam.

Làn sóng di cư ra thành phố và thế hệ 61 triệu đứa trẻ “bị bỏ rơi” ở Trung Quốc

Làn sóng di cư ra thành phố và thế hệ 61 triệu đứa trẻ “bị bỏ rơi” ở Trung Quốc

Với số lượng trẻ bị bỏ quên gần tương đương với dân số của Anh, Trung Quốc đang đối diện với nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng tiềm ẩn khả năng gây mất ổn định xã hội.

Cuộc sống của cậu bé Huang Yuzhong đã thay đổi mãi mãi khi mà chỉ còn vài ngày nữa đến ngày sinh nhật tám tuổi của em. Một buổi sáng tháng Ba vào năm 2005, khi đó Trung Quốc vẫn còn đang là mùa xuân, em thức dậy buổi sáng, và khác với thường ngày, em không thể tìm thấy cha mẹ của mình nữa, SCMP tường thuật.

Em hỏi ông bà nội : “Bố mẹ cháu đâu?” Bà em trả lời, giọng run run và đôi mắt đỏ hoe: “Đi ra thành phố rồi. Bố mẹ cháu đi kiếm tiền mua kẹo cho cháu.”

Cậu bé òa khóc và đập tay ầm ầm lên bàn. Bà em hét lên: “Đừng khóc nữa, ăn đi.” Bà đưa cho em một bát cơm.

Biết rằng có khóc thêm cũng không được gì, cậu bé ngừng khóc và ngồi ăn cơm. Em hỏi bà: “Thế bố mẹ cháu đi đâu hả bà?” Bà trả lời: “Đến một nơi có tên là Quảng Đông, bà nghĩ thế.” Cả cuộc đời bà cũng chưa đi đâu ra khỏi thị trấn nên cũng chẳng thể biết Quảng Đông là nơi nào.

Cậu bé Yuzhong thì khác, cậu được nghe nói về Quảng Đông khá nhiều lần bởi bố mẹ của bạn bè cậu cũng đã đến đó làm việc. Cậu hiểu Quảng Đông là một nơi nào đó xa mãi tận chân trời, một nơi giàu có hơn rất nhiều so với quê hương của cậu.

Gia đình của Yuzhong sống ở một trong những ngôi làng nghèo nhất tại Trung Quốc. Mỗi ngày, cậu bé tự đi bộ đến trường, hết giờ học, cậu lang thang với đám bạn cùng làng. Tất nhiên chúng chẳng được ai chăm nom, vì vậy không biết sợ. Chúng cùng nhau trèo cây, bơi suối. Yuzhong chỉ về nhà khi nào đói bụng.

Trước đây khi mẹ còn ở nhà, cậu bé Yuzhong được ăn ngon. Cậu rất mong đến bữa tối khi mà ông bà, bố mẹ và cả anh trai tụ tập quanh mâm cơm, nói chuyện về ngày hôm đó. Và giờ đây thì sao? Cứ ngồi xuống mâm cơm, cậu bé lại khóc.

Yuzhong là một đứa trẻ thuộc một thế hệ mới hình thành ở Trung Quốc, người ta gọi đó là thế hệ mất mát hoặc thế hệ bị bỏ rơi.

Theo số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc, trên khắp đất nước hiện có khoảng 9,02 triệu trường hợp như Yuzhong: những đứa trẻ nông thôn bị cả hai cha mẹ bỏ lại để ra thành phố làm việc, các em không nhận được sự chăm sóc của cha mẹ. Và nếu tính tất cả các trường hợp có ít nhất một người cha hoặc một người mẹ ra thành phố làm việc, con số này lên tới 61 triệu.

Câu chuyện của những đứa trẻ như thế này lại được truyền thông nhắc đến sau khi vào tuần trước, cộng đồng mạng Trung Quốc đồng loạt chia sẻ nhau bức ảnh cậu bé Wang Fuman 8 tuổi bị băng đóng đầy trên tóc và lông mày. Cậu bé Wang Fuman đã đi bộ 4,5 km dưới tiết trời băng giá âm 9 độ C để đi học.

Câu chuyện cảm động về cậu bé này đã khiến các nhà hảo tâm quyên góp khoảng 300 nghìn USD cho trẻ em nghèo ở Trung Quốc.

Thế nhưng, câu chuyện có kết thúc có hậu như trên vốn vô cùng hiếm hoi. Với số lượng trẻ bị bỏ quên gần tương đương với dân số của Anh, Trung Quốc đang đối diện với nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng tiềm ẩn khả năng gây mất ổn định xã hội.

Tháng 6/2017, bốn đứa trẻ trong cùng một gia đình có cha mẹ bỏ ra thành phố làm việc đã cùng uống thuốc sâu tự tử. Tháng 11/2012, 5 đứa trẻ đã chết ngạt bởi chúng cùng đốt lửa sưởi ấm khi đang chui trong một thùng rác to.

Tình trạng những đứa trẻ bị bỏ rơi đặc biệt tồi tệ ở tỉnh An Huy, Hà Nam và Tứ Xuyên, ba tỉnh có lượng người lao động ra thành phố làm việc cao nhất nước. 44% trẻ em tại các tỉnh này sống trong gia đình không có bố hoặc mẹ. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với mức trung bình 35,6% trên toàn Trung Quốc.

Việc mất đi cấu trúc gia đình truyền thống có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề tâm lý và sức khỏe của con trẻ, theo nhận xét của nhóm nghiên cứu Shang Xue Lu Shang và trường đại học Bắc Kinh.

Còn đối với cậu bé Yuzhong được nhắc đến ở đầu bài, khi cha mẹ em ra đi, cuộc sống hạnh phúc, an nhiên của em chấm dứt. Em phải làm nhiều việc giúp ông bà. Sau khi hết giờ học, em phải cho trâu, cho lợn ăn, đi kiếm củi trong rừng. Rồi em học nấu nướng.

Bản thân em không ngại làm việc nhà, nhưng em luôn cảm thấy cuộc sống thật trống vắng khi thiếu đi cha mẹ. Em cảm thấy rất tủi thân khi những bạn đồng trang lứa khác được bố mẹ đưa đến trường mỗi ngày, còn em có lẽ sẽ không bao giờ có lại niềm hạnh phúc đó.

Bố mẹ xa nhà, ông bà không quản lý nổi vì sức khỏe yếu, cậu bé Yuzhong ban đầu học khá nhưng ngày một sa sút. Anh trai cậu bé không đủ điều kiện để học cao hơn, cuối cùng cũng đến một tỉnh khác để làm công nhân. Yuzhong lớn dần lên về thể chất nhưng không được dậy dỗ, thường xuyên bỏ nhà đi chơi.

Sau này, khi ông bà qua đời, anh trai đi làm ở xa, Yuzhong còn tuột dốc hơn nữa. Cuối cùng, khi quá nhiều điều tiếng đến tai bố mẹ cậu bé, bố mẹ cậu đã quyết định trở về nhà khi cậu 13 tuổi.

Họ làm nông nghiệp trở lại, đồng thời kiếm được công việc tại nhà máy trả mức lương khá thấp nhưng giúp họ có thể trở về nhà mỗi tối. Yuzhong lại trở thành một đứa con ngoan, em không bỏ nhà đi nhiều như trước. Tuy nhiên, quãng thời gian bỏ học trước đây không thể bù đắp lại được, Yuzhong không thể tốt nghiệp được trung học.

Cùng làng với cậu, nhiều thanh niên khác cũng như vậy. Cuộc sống của họ chỉ đơn giản xoay quanh những công việc bán thời gian trong thị trấn rồi trở về nhà, uống rượu, đá bóng và tắm sông…như họ từng làm trước đây.

Nhiều khi Yuzhong nghĩ lại, nếu trước đây cha mẹ cậu không bỏ quê hương đi thì sao? Hẳn cậu đã được quan tâm, dậy dỗ nhiều hơn, có thể đã tốt nghiệp trung học và có tương lai sáng sủa hơn.

Theo Trung Mến / BizLIVE

10 điều bạn chỉ có được khi du lịch một mình

Du lịch một mình theo đúng nghĩa sẽ dạy bạn hiểu giá trị của tình thân, trân trọng những gì mà cuộc sống ban tặng và biến đổi bạn thành một con người mới.Du lịch, du lịch một mình, trải nghiệm(Ảnh: news.startravel.com.tw)

Nếu bạn hỏi những ai đã từng đi du lịch một mình, có lẽ họ sẽ nói với bạn rằng họ sẽ không muốn trải nghiệm chuyến phiêu lưu của mình theo cách khác. Đi một mình thoạt nghe có vẻ đáng sợ, nhưng đối với một số người thì nó cũng đơn giản thôi, trong khi đối với một số người khác thì lại không. Thế nhưng, việc dành thời gian một mình trên cả chặng đường đôi khi lại là một chuỗi những trải nghiệm vô cùng quý giá.

Dù cho chuyến đi vòng quanh thế giới có dài bao lâu, hay chỉ là một thói quen đi chơi vào cuối tuần, có 10 điều sau đây mà chắc chắn bạn sẽ nhận được khi đi du lịch một mình theo đúng nghĩa.

1. Bạn sẽ luôn trở về nhà với rất nhiều bạn mới

Bạn có để ý thấy rằng mình có xu hướng hỏi thăm đường đi từ một người hơn là một nhóm người? Những ai đi một mình thường dễ hòa đồng, ngay thẳng và giản dị. Họ cũng học được rằng nó có lợi ích nhân đôi: không chỉ người khác cảm thấy thoải mái hơn khi giới thiệu bản thân với bạn, mà ngay chính bạn cũng sẽ dễ dàng bắt chuyện với họ hơn.

2. Bạn có thể tham gia vào cộng đồng bản địa ở mức độ mà chỉ có những ai đi một mình mới có thể

Bạn biết đấy, người bản địa luôn rất cởi mở và tò mò khi bạn đang một mình rảo bước vào quán cà phê bé tí teo, hay khi bạn đang thử đồ ăn có vị cay nồng được bán ở lề đường. Từ cuộc đối thoại chân tình trên chuyến tàu chật hẹp, đột nhiên sẽ có rất nhiều gia đình đầy hạnh phúc và thân thiện sẵn sàng cho bạn tá túc qua đêm, bạn sẽ không thể có được trải nghiệm này nếu bạn đi du lịch cùng với người khác

3. Bạn tự do phiêu lưu theo ý muốn, và điều ấy mới tuyệt làm sao

Chẳng cần phải thỏa hiệp cùng ai nếu bạn đi du lịch một mình. Chẳng cần phải xoa dịu nỗi thèm được ăn burger và khoai tây chiên của người bạn đồng hành, chẳng cần phải đau đầu với những lời phàn nàn của họ do bị muỗi rừng cắn khi mà tâm hồn bạn như đang du lịch ở tận chín tầng mây. Du lịch một mình sẽ cho bạn sự tự do đến bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì mà bạn muốn – chẳng khác nào niềm đam mê được phóng thích.

4. Có nhận thức sâu sắc hơn về địa điểm bạn viếng thăm

Nếu chỉ có một mình, bạn sẽ dễ dàng đắm mình vào vạn vật xung quanh. Bạn nhận ra một con hẻm độc đáo, và sự tinh tế nào đã khiến nó được như vậy. Nhưng nếu cũng con đường đó, bạn vừa đi vừa tám chuyện với nhóm bạn, thì tâm trí bạn sẽ thường xuyên đi lạc vào những nơi khác mất rồi.

5. Có thứ gì đó rất tự do khi đi du lịch đến một nơi không ai biết bạn là ai

Với một số người, đi du lịch một mình là một khởi đầu mới lạ, hay là một sự trốn chạy tạm thời khỏi cuộc sống gò bó mà hành lý của nó là thứ mà bạn bị ép buộc phải kéo lê lết theo khắp nơi. Điều này không có nghĩa bạn là kẻ khác biệt khi đi du lịch nước ngoài, nhưng có lẽ bạn sẽ nhận thấy một điều rằng phương pháp điều trị chưa có tên gọi này đã thay đổi bạn rất nhiều khi bạn trở về nhà.

6. Thời gian ở một mình là rất tốt và chúng ta hiếm khi nào có đủ nó

Thời gian mà bạn chỉ có một mình và ngắt kết nối với thế giới sẽ thúc đẩy bạn đến mức phải nghĩ về chính cuộc sống của mình khi còn ở nhà, những trải nghiệm mới trên hành trình và những hướng đi đang chờ bạn phía trước. Vài suy nghĩ trong số đó không phải lúc nào cũng dễ chịu, nhưng những ai đi một mình sẽ biết rằng thậm chí nếu sự cô quạnh là một cuộc tranh đấu dai dẳng, thì họ sẽ trở nên mạnh mẽ nhờ điều ấy.

7. Khoảng cách khiến bạn trân quý những người quan trọng trong cuộc đời mình

Khoảng cách sẽ khiến bạn trân trọng những người có giá trị nhất trong cuộc sống của mình khi còn ở nhà. Đặc biệt là những ai đã từng bị bạn xem thường. Ở một nơi xa xôi và cô đơn, bạn sẽ được nhắc nhở rằng cần trân quý mỗi giây phút khi bạn trở về bên cạnh người thân yêu.

8. Khoảng cách dạy bạn rằng những người bạn tưởng là quan trọng, nhưng thực tế lại không

Cũng khoảng cách đó, nhưng lại giúp bạn nhận ra rằng có những người thực sự không hẳn là quan trọng như bạn từng suy nghĩ. Đó có thể là một ai đó có ảnh hưởng xấu, một người yêu đầu độc trái tim bạn, một người bạn trốn tránh khi bạn đang trong cơn hoạn nạn. Đây không phải là một hiện thực đẹp đẽ, nhưng lại giúp bạn trở nên tốt hơn.

9. Khi bạn cô đơn, bạn sẽ sáng tạo hơn

Có thể là viết nhật ký, vẽ tranh, thảo luận hay động não về những nỗ lực kinh doanh trong tương lai, người đi du lịch một mình thường xuyên bị đẩy vào hoàn cảnh phải tìm ra một phương pháp mới để tự giải trí khi mà không có ai để nói chuyện (hoặc không có wifi).

10. Sẽ rất vui nếu đôi khi bạn giả vờ rằng mình là du khách duy nhất trên thế giới

(Ảnh: Makemytrip)

Đây chẳng phải là mong muốn thầm kín của tất cả những ai đi du lịch một mình ư, được dấn thân vào những nơi mà chưa ai từng đặt chân đến?

Nhưng phải thành thật một chút rằng: rất ít người tỏ ra dũng cảm hoặc dám mạo hiểm như những gì mà bản thân họ tưởng tượng về mình. Tuy nhiên, khi bạn là du khách độc nhất trên chuyến xe đi đến một nơi không tên, có một thứ gì đó rất kỳ diệu diễn ra trong tâm trí bạn khi ngắm nhìn cả thế giới đang vụt hiện qua ô cửa sổ bên ngoài – những ai từng du lịch một mình sẽ hiểu được cảm giác gây nghiện này, và nó sẽ đi theo bạn trong suốt cả cuộc đời.

Theo Rough Guides / Bích Ngân