Kinh doanh kiểu chợ Đồng Xuân, doanh nhân này trở thành tỷ phú người Việt tại Đức

Nhắc đến ông Nguyễn Văn Hiền người Việt ở Đức hầu như không xa lạ gì. Ông nổi danh là một doanh nhân thành công, là chủ tịch hội đồng quản trị của chợ Đồng Xuân – trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt tại Đức.

Ngay trên nước Đức xa xôi vẫn có một khu chợ với cái tên Việt Nam thân thuộc – chợ Đồng Xuân, tên gọi dân dã dành cho trung tâm thương mại Đồng Xuân Centre. Đây không chỉ là nơi tìm đến của những người Việt sống trên đất khách mà còn là 1 trong 16 điểm đến thu hút khách du lịch tour Đức ở Berlin.

Hầu hết người Việt ở Đức đều biết đến tiếng tăm của ông Nguyễn Văn Hiền, chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm thương mại Đồng Xuân, một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất của người nước ngoài tại thủ đô Berlin .

Doanh nhân Nguyễn Văn Hiền sinh năm 1957 tại thành phố Ninh Bình. Ông sang Đông Đức lao động lúc được 30 tuổi. Hai năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ thì ông ở lại làm ăn buôn bán tự do. Trong lúc đang buôn bán quần áo, ông Hiền có cơ hội mua khu đất mà bây giờ là trung tâm thương mại Đồng Xuân.

Năm 1997, Trung tâm thương mại Đồng Xuân đầu tiên được thành lập tại thành phố Leipzig. Ông Hiền từng chia sẻ với báo giới, thời điểm đó cộng đồng người Việt chuyển từ làm việc tại các xí nghiệp sang kinh doanh, buôn bán. Vì vậy nhu cầu về vị trí kinh doanh của bà con rất lớn. Đây là nguyên nhân chính khiến ông Hiền thành lập khu trung tâm thương mại dành cho người Việt.

Đến năm 2002, trung tâm thương mại Đồng Xuân Berlin chính thức khai trương. Thời kì đầu mới thành lập Đồng Xuân, ông Hiền gặp rất nhiều khó khăn. “Hồi đó, thấy tôi thuê máy xúc, máy ủi tới san nền xây chợ, chính nhiều người Việt mình còn bán tín bán nghi, nghĩ chắc ông này chỉ làm phép…”, ông Hiền từng cho biết.

Thế nhưng, ý tưởng táo bạo biến khu đất hoang thành một trung tâm thương mại và văn hóa cho người Việt của ông đã dần trở thành hiện thực. Bắt đầu từ Haller 1 (khu 1) đến Haller 2… và Haller 4 khang trang và đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn của người Đức cứ lần lượt hiện lên.

Khu nào cũng tấp nập và đầy ăm ắp các gian hàng, từ hàng hóa tiêu dùng như quần áo, giầy dép đến siêu thị thực phẩm Việt Nam, nhà hàng, quầy sách báo văn hóa phẩm, cửa hàng cắt tóc làm đầu, chăm sóc sắc đẹp…Mỗi một khu như vậy rộng tới 5.000 m2, tổng cộng đã có tới 500 gian hàng trên diện tích rộng 185.000 m2.

Được biết, trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2014, ông Hiền đã đầu tư tổng cộng 35 triệu Euro vào khu “chợ” này. Vị doanh nhân này cũng từng tiết lộ, vài năm sau ngày thành lập, nhận thấy tiềm năng và giá trị của Đồng Xuân Center, một số công ty bán lẻ lớn ở Đức đã hỏi mua lại nhưng ông nhất định không bán.

“Từ trước đến giờ, người Việt mình kinh doanh chủ yếu ở những khu nhà cũ, nhếch nhác. Tôi muốn người nước ngoài, đặc biệt là người Đức hiểu rằng người Việt cũng có chỗ kinh doanh hiện đại riêng của mình. Đồng Xuân không đơn thuần là nơi kinh doanh mà còn là địa chỉ văn hóa Việt Nam, niềm tự hào của tất cả cộng đồng”, ông Hiền khẳng định.

Trong tổng số 500 gian hàng tại khu TTTM Đồng Xuân có tới 75% là của người Việt, số còn lại là người Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ấn Độ, Pakistan…Ở Chợ Đồng Xuân, Các cửa hàng thực phẩm châu Á cũng phục vụ thịt, tôm cá, gạo mì, bún phở khô đến các loại rau muống, dền, cần, cải, bầu bí, dưa chuột, mướp đắng, khoai sọ, khoai lang, sắn và các loại hành, răm, kinh giới, mùi, tía tô, ngổ, gừng, tỏi, riềng, sả, ớt…

Ngoài những hàng thực phẩm còn có những “đặc sản” độc vốn chỉ có ở Việt Nam như lòng lợn, tiết canh ngan, thịt chó mắm tôm… Cứ mỗi dịp tới về, cộng đồng người Việt lại kéo về rất đông ở chợ Đồng Xuân để mua bánh chưng, bánh tét, bánh giầy, giò, nem chua… đến cả hoa đào cũng có tại đây.

“Đồng Xuân không đơn thuần là nơi kinh doanh mà còn là địa chỉ văn hóa Việt Nam, niềm tự hào của tất cả cộng đồng”, ông Hiền từng nói. Và với vị doanh nhân này, việc có được thành quả như ngày hôm nay hoàn toàn không phải là một “món quà” mà Thượng đế ban tặng, đó là một quá trình lao động miệt mài không ngừng nghỉ.

“Tôi đã có nhiều may mắn, nhưng với tôi đó không phải là món quà tặng. Tôi làm việc 14 giờ một ngày và hơn 10 năm không nghỉ ngơi. Những gì tôi đạt được thực ra không phải là bất thường”, ông chủ Đồng Xuân Center chia sẻ.

Không chỉ là chủ nhân của Đồng Xuân Center, ông Hiền còn là một nhà phát triển bất động sản danh tiếng. Được biết, ông đang ấp ủ nhiều kế hoạch phát triển ở phố Herzbergstrasse.

Trong những tâm huyết của ông bao gồm việc xây dựng một khách sạn, một trung tâm hội nghị với các nhà hàng. Ngoài ra, ông Hiền có kế hoạch xây dựng một nhà máy đầu tiên của Đức“ sản xuất mỳ châu Á.

Bên cạnh đó, ông còn đầu tư 30 triệu Euro vào dự án xây dựng trung tâm văn hóa, kinh tế tại quận Lichtenberg, Berlin với mong muốn quảng bá văn hóa, ẩm thực và truyền thống của người Việt Nam tới bạn bè Đức.

Theo Trí thức trẻ

Philippines cảnh báo kết cục đẫm máu nếu TQ tấn công

Tổng thống Philippines Duterte cảnh báo Trung Quốc sẽ đối mặt với chiến trường đẫm máu nếu dám tấn công vào vùng biển Philippines, dù trước đó ông kêu gọi 2 bên sớm đối thoại.

Sau khi Tòa Trọng tài quốc tế hồi tháng mang lại chiến thắng lớn cho Philippines là yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc vô giá trị, Tổng thống Duterte thể hiện quan điểm rằng ông không muốn tiếp tục “chọc giận” Trung Quốc bằng các hành xử quyết liệt.

Thay vào đó, ông cử phái viên đến Bắc Kinh và đề nghị 2 bên đối thoại. Tuy nhiên, ngày 24/8, ông tỏ ra Manila đã sẵn sàng cho một biện pháp đối đầu.

Tổng thống Philippines Duterte. Ảnh: AFP

“Tôi không muốn phản ứng quyết liệt lúc này, nhưng sẽ đến lúc chúng ta phải suy tính về nó”, AFP trích phát biểu của ông Duterte trước các binh sĩ tại một trại quân sự.

Trung Quốc kiên quyết bác bỏ phán quyết của tòa án, cùng lúc là kêu gọi đối thoại trực tiếp với Philippines nhưng khẳng định sẽ không thỏa hiệp về các yêu sách chủ quyền của nước này.

Tổng thống Duterte từng nói Philippines không khăng khăng bám vào các nội dung phán quyết, nhưng nay cho rằng lập trường có thể thay đổi. “Trung Quốc tốt hơn là nên đưa ra những điều họ muốn. Vì dù họ thích hay không thì phán quyết của tòa án có hiệu lực ràng buộc không chỉ với Philippines mà với tất cả các nước ở Đông Nam Á”.

 Nhà lãnh đạo Philippines lần này cũng cảnh báo mạnh mẽ đến Trung Quốc nếu họ toan tính những biện pháp bằng vũ lực chống lại Philippines.

“Tôi bảo đảm với họ rằng nếu họ dám xâm nhập thì sẽ gặp một chiến trường đẫm máu. Chúng ta sẽ không nhường lãnh thổ của mình cho họ dễ dàng. Đó là xương sống của những binh sĩ của chúng ta, ngay cả của chính tôi”, Tổng thống Duterte nói.

Người tiền nhiệm của ông Duterte là ông Benigno Aquino là người khởi xướng vụ kiện chống các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte không tỏ ra quyết liệt trong việc thúc giục Trung Quốc tuân thủ phán quyết, và dự định sẽ không nêu lên vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ diễn ra tại Lào vào tháng 9.

Cái chết rình rập trên từng mâm cơm gia đình Việt Nam

Người Việt

Bình nhớt thải dùng tưới rau muống ở huyện Củ Chi, Sài Gòn. (Hình: VnExpress)

Bình nhớt thải dùng tưới rau muống ở huyện Củ Chi, Sài Gòn. Hình: VnExpress

HÀ NỘI (NV) – Các loại thực phẩm tại Việt Nam từ thịt cá đến rau đậu, trái cây, cà phê, đều có những hóa chất độc hại gây ung thư và các loại bệnh nguy hiểm khác.

“Cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình, thậm chí ngay trong từng bữa ăn của trẻ nhỏ,” Ông Hoàng Đình Chân, giám đốc bệnh viện ung bướu Hưng Việt phát biểu tại buổi Diễn Đàn “Đón sóng thực phẩm sạch” diễn ra sáng 23 tháng 8 năm 2016 và được tường thuật trên tờ Dân Trí.

Người ta từng thấy có những lời kêu ca trên mặt báo trong nước là người Việt Nam đang tự đầu độc chính mình. Tuy lời kêu gào khẩn thiết này dù đã được lập lại nhiều lần, vẫn có vẻ như ném đá ao bèo. Nhà cầm quyền với đủ mọi bộ ngành ban bệ xuống tận từng ngõ ngách của xã hội nhưng lại tỏ ra bất lực.

Tại diễn đàn nói trên, ông Hoàng Đình Chân cho biết, “Đối với ngành thực phẩm, chúng ta thấy có 40/120 mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; 455/ 735 mẫu thịt gia súc, gia cầm không an toàn cho người sử dụng.”

Ông Chân cũng dẫn báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, “Hơn 2,000/11,000 cơ sở sản xuất và buôn bán thuốc kém chất lượng; hơn 2,500/11,000 cơ sở sản xuất và buôn bán vi phạm quy trình chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,” nguồn tin trên kể lại.

“Việc tham gia vào quản lý, sử dụng các sản phẩm sạch sẽ rất quan trọng vì điều đó quyết định tới sức khỏe, nòi giống, tương lai của chúng ta. Bởi chỉ chưa tới 30% mắc ung thư là do kém may mắn còn lại là tỉ lệ người mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%, kế đến là hút thuốc lá 30%. Trước chỉ thấy ở người già, trên 45 tuổi mắc ung thư, giờ trẻ hóa, như vậy không còn là yếu tố về tuổi tác nữa, nó liên quan rất nhiều tới yếu tố môi trường.” Lời ông Chân được báo trên dẫn lại.

Dịp này, đại diện phía doanh nghiệp, bà Thái Hương – chủ tịch Tập Đoàn TH nhấn mạnh, minh bạch là nguồn gốc của mọi vấn đề trong xã hội và là cội nguồn của bất kỳ nhà sản xuất nào.

Dẫn số liệu của Bộ Y Tế, bà Thái Hương cho biết, mỗi năm Việt Nam có hơn 75,000 người chết vì ung thư, nghĩa là trung bình một ngày có 250 người chết. Bộ Y Tế cũng thống kê, chỉ với 6 loại ung thư phổ biến: ung thứ vú, ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư khoang miệng, ung thư dạ dày, tổng chi phí trực và gián tiếp đã lên tới gần 26,000 tỷ đồng, chiếm 0.22% GDP của Việt Nam (năm 2012).

Đầu tháng 5, 2016 vừa qua, ông thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị “ngay trong năm 2016 phải tạo chuyển biến rõ nét trong quản lý nhập khẩu, sản xuất, sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y và xử lý dứt điểm việc sử dụng salbutamol, vàng ô, kháng sinh trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Người đứng đầu bộ ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.”

Nếu có “chuyển biến rõ nét,” các báo tại Việt Nam đã được lệnh đồng ca rầm rộ về các thành tựu đã đạt được và không có lời kêu gào ai oán “Cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình.”

Ngày 12 tháng 7, 2016 vừa qua, Hội Tiêu Chuẩn và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam vừa công bố bảng báo cáo khảo sát cà phê trên thị trường một số tỉnh và thành phố trong thời gian qua. Sau 3 đợt khảo sát từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2016, trên các mẫu cà phê bột và cà phê nước tại Hà Nội, Sài Gòn, Bình Dương, Sóc Trăng và Lâm Đồng, kết quả cho thấy “tổng cộng có tới 9 mẫu cà phê hoàn toàn không phát hiện hàm lượng caffeine.”

Chúng chỉ là bột bắp, bột đậu nành rang cháy pha thêm hương liệu hóa chất độc hại để đánh lừa vị giác của khách hàng.

Hồi giữa tháng 11 năm ngoái, một đại biểu quốc hội sau khi nghe ông Bộ Trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cao Đức Phát điều trần đã kêu rằng “Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!”

Ông Cao Đức Phát báo cáo rằng tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm,

Năm ngoái, nhiều báo đã có những bản tin, ký sự khá dài về tình trạng sử dụng các loại chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là “thuốc tạo nạc” giúp cho thị heo nhiều nạc ít mỡ đế bán được nhiều tiền hơn dù người ta biết đây là chất bị cấm, độc hại cho con người vì dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.

Nông dân trồng rau đậu hoa quả sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật rất độc, trái cây ngâm trong các thùng hóa chất, kể cả thuốc trừ sâu. Người bán thịt ở chợ dùng một ít bột hóa chất “không rõ nguồn gốc” biến thịt ôi thiu thành thịt “xịn,” biến thịt heo sề thành thịt bò “xịn” để lừa người tiêu thụ. Những tin loại này không hiếm trên báo chí tại Việt Nam. (TN)

Ai là ‘cha đẻ’ chữ quốc ngữ?

Các nhà khoa học đã dành thời lượng lớn để xác định ai là người khai sinh chữ quốc ngữ – đề tài đã được các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bàn thảo, tranh luận hơn 100 năm qua.

Hội thảo do Bộ KH-CN, Bộ VH-TT-DL, Hội Khoa học lịch sử VN, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức.

“Xét lại” Rhodes

Đến năm 1950, GS Dương Quảng Hàm viết sách VN văn học sử yếu cũng đánh giá Rhodes có công nhất, là người đầu tiên đem in những cuốn sách bằng chữ quốc ngữ. Giai đoạn 1985 – 1991, các nhà nghiên cứu như GS-TS Lê Văn Hảo, Vũ Ngọc Phan, GS Nguyễn Văn Hoàn… cũng nhận định Rhodes là người đầu tiên đã học hỏi nghiên cứu các cung giọng trong tiếng Việt để hoàn thiện sự phiên âm tiếng Việt bằng chữ cái Latin, có công đầu trong việc nghiên cứu, có vai trò đặc biệt “mà không ai có thể tranh chấp được”… Năm 1994, đề tài khoa học cấp nhà nước Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ 20 do Hoàng Tiến chủ biên cũng tiếp tục đánh giá Rhodes “là đại diện và giữ công đầu” trong việc khai sinh chữ quốc ngữ.

Tuy nhiên, công lao của Rhodes đã bị nhóm nghiên cứu độc lập Đinh Trọng Tuyên – Đinh Bá Truyền (Quảng Nam) mạnh mẽ lên tiếng đòi “xét lại” tại hội thảo. Trong tham luận của mình, nhóm nghiên cứu do ông Tuyên đại diện đã liệt kê nhiều ý kiến trái chiều đối với L.M.Cadière. Cụ thể, năm 1927, học giả Phạm Quỳnh nêu ý kiến “không phải một người nào làm ra một mình” đối với chữ quốc ngữ. Năm 1955, học giả Georges Taboulet (Pháp) trong cuốn Công trạng của Pháp ở Đông Dương mở rộng góc nhìn hơn khi bàn về việc phiên âm tiếng Việt bằng chữ Latin, cho rằng việc khai sinh chữ quốc ngữ là công lao tập thể, còn linh mục de Rhodes đã hệ thống hóa, chỉnh lý và phổ biến loại chữ này. Đáng chú ý, năm 1972, linh mục Joseph Đỗ Quang Chính tỏ ra hoài nghi luận điểm của Cadière khi cho rằng Rhodes chỉ là một trong những người sáng lập “nhưng xem ra phần đông lại đề cao quá mức sự nghiệp của ông”.

Bản kinh Lạy Cha năm 1632, do Pina và một thanh niên giáo dân người Việt lần đầu dịch sang tiếng Việt

“Vai trò số 1” của linh mục Pina

Nhóm nghiên cứu Đinh Trọng Tuyên đã đưa ra những cứ liệu cho biết linh mục người Pháp Roland Jacques đã phát hiện 2 tác phẩm chưa công bố của linh mục người Bồ Đào Nha Francisco de Pina (1585 – 1625) gồm bức thư viết dở bằng Bồ ngữ ở Ma Cao và tiểu luận Nhập môn tiếng Đàng Ngoài bằng La ngữ tại Bồ Đào Nha. Nhờ đó, năm 2002 Roland Jacques đã chứng minh Pina mới chính là người đầu tiên sáng tạo ra chữ quốc ngữ.

Tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã dẫn lời tựa do chính Alexandre de Rhodes viết khi xuất bản cuốn Từ điển Việt – Bồ – La (năm 1651) công khai thừa nhận vai trò số 1 của linh mục Pina trong việc Latin hóa tiếng Việt. Pina đến Đàng Trong năm 1617, sau đó học tiếng Việt, trở thành giáo sĩ đầu tiên giảng đạo cho tín đồ bản địa mà không cần phiên dịch. Ông biên soạn tài liệu Phương pháp Latin hóa tiếng Việt và cuốn Ngữ pháp tiếng Việt; dạy tiếng Việt cho một số giáo sĩ khác, trong đó có Rhodes (đến Thanh Chiêm năm 1624).

Tại phiên kết luận hội thảo chiều qua, nhà sử học Dương Trung Quốc thống nhất với nhiều tham luận không cho Rhodes là “cha đẻ” của chữ quốc ngữ (như quan điểm của nhiều học giả kỳ cựu trước đây); đồng thời đánh giá linh mục de Pina chính là người sáng tạo chữ quốc ngữ, còn linh mục de Rhodes là người hoàn thiện xuất sắc, và Thanh Chiêm là nơi đầu tiên xuất phát chữ quốc ngữ. “Người Pháp có ý đồ khi nhấn mạnh vai trò của giáo sĩ Pháp Rhodes khi họ vào Đông Dương và có chính sách mới đối với văn hóa bản địa”, ông Quốc nói.

Một chi tiết thú vị được nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Quý (TP.HCM) đề cập là, tuy người Pháp có lợi dụng chữ quốc ngữ để củng cố chế độ bảo hộ ở VN, nhưng cuối cùng chữ quốc ngữ đã trở thành vũ khí khơi dậy tinh thần quốc gia dân tộc.

Vai trò của người Việt và Nhật

Tại hội thảo, bà Châu Yến Loan (tác giả cuốn Dinh trấn Thanh Chiêm – kinh đô thứ hai xứ Đàng Trong, NXB Đà Nẵng – 2015) đã nhắc đến vai trò của người VN cộng tác với giáo sĩ Pina, đó là thanh niên giáo dân có tên đạo là Phêrô cùng với Pina lần đầu tiên dịch một số bản kinh sang tiếng Việt hồi năm 1618, khởi đầu công cuộc ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin. Bên cạnh đó, các tên tuổi học giả như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Vĩnh… cùng nhiều người Quảng cũng đã đóng góp tích cực trong việc phổ cập và truyền bá chữ quốc ngữ vào đầu thế kỷ 20 thông qua phong trào Duy Tân và hoạt động của các chí sĩ đương thời.

Nhà nghiên cứu Fukuda Yasuo (Trường đại học Hà Nội) thì nhìn nhận vai trò của người Nhật trong việc hỗ trợ thiết lập hệ thống phiên âm tiếng Việt bằng chữ Latin tại xứ Quảng, trong đó có Miguel Maki và Josef Tsuchimochi (đến Đàng Trong giai đoạn 1615 – 1624).

Tại hội thảo, linh mục Nguyễn Trường Thăng (Quảng Nam) đã đề xuất tổ chức một ngày tôn vinh chữ quốc ngữ và thành lập một bảo tàng chữ quốc ngữ.
Hứa Xuyên Huỳnh/ThoibaoToday

Kantar: Người miền Bắc chuộng hàng nội hơn miền Nam

72% hộ gia đình tại Hà Nội cho biết sẽ ưu tiên mua các sản phẩm thương hiệu Việt, trong khi tỷ lệ ở TH HCM là 67%, theo khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel.

Kantar: Người miền Bắc chuộng hàng nội hơn miền Nam

 Hà Thu/VNExpress

‘Vườn bách thảo’ trong ngôi nhà 4 tầng ở Singapore

Ngôi nhà được phủ kín cây xanh, có bể bơi, thác nước, hồ cá cảnh.

Ngôi nhà ở Singapore gây ấn tượng mạnh bởi mái nhà dạng bậc thang được phủ kín cây xanh kèm theo nhiều khoảng mặt nước, tiện nghi bên trong hiện đại.

Công trình do Chang Architect thiết kế dành cho một gia đình nhiều thế hệ. Gia chủ còn tính toán cả nơi ở dành cho con cháu sau khi kết hôn.

Biệt thự có 6 phòng ngủ, nhiều phòng ăn, thư viện, phòng tập thể thao, khu sinh hoạt chung… bao quanh khoảng sân giữa nhà.

Chủ nhà cần một không gian mở mang phong cách nhiệt đới để các thành viên có thể lớn lên trong sự gắn kết, tình yêu thương.

Môi trường nhiều cây xanh, mặt nước giúp cho không gian sống gần gũi với thiên nhiên hơn. Mọi người luôn được hít thở nguồn không khí trong lành.

Từ mọi góc nhà đều có thể nhìn thấy màu xanh của các loại cây quen thuộc, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt đới.

Chủng loại cây trồng ở đây rất phong phú, từ các loại cây bụi, dây leo mọc dại ngoài thiên nhiên cho tới cây ăn quả.

Hồ cá rộng với cảnh núi giả, rừng cây giống ngoài tự nhiên.

Ngôi nhà được cây xanh và những mái hiên lớn che nắng nhưng vẫn có nguồn sáng tự nhiên len lỏi.

Dù nhà rất rộng nhưng các thành viên trong nhà có thể dễ dàng trao đổi, gắn kết với nhau.

Lam Huyền
Ảnh: Dezeen

Ai cũng nên đọc bài học vô giá từ cuộc đời “người khổng lồ châu Á” – cố Thủ tướng Lý Quang Diệu

“Theo quan điểm của tôi, nếu bận tâm đến việc người khác đánh giá mình ra sao thì bạn không xứng là người đứng đầu, bạn chỉ là cơn gió… đi đến nơi gió thổi. Và điều đó không phải con người tôi” – Lý Quang Diệu.

Lý Quang Diệu – vị lãnh đạo xuất chúng – không chỉ chiếm trọn sự tin yêu của nhân dân Singapore mà còn nhận được sự ngưỡng mộ từ thế giới. Những di sản, bài học về cuộc sống ông để lại cho đất nước nói riêng và nhân loại trên toàn cầu nói chung là vô giá.
Không biết – không có nghĩa là đầu hàng

Sinh năm 1923 trong bối cảnh Singapore là thuộc địa của Anh và trải qua những năm tháng khó khăn khi chịu sự chiếm đóng của phát xít Nhật, cựu Thủ tướng Lý quyết định theo ngành luật của Đại học Cambridge. Trước khi trở về quê hương theo nghiệp luật gia và bước chân vào vũ đài chính trị, ông đã tốt nghiệp tại Anh với tấm bằng sáng giá.

Bấy giờ, mơ ước của ông là có thể đưa Singapore thoát khỏi kiếp thuộc địa và hợp nhất với Liên bang Mã Lai. Chính vì thế, ông trở thành nhà lãnh đạo trong cuộc chiến chống thuộc địa và sáng lập nên Đảng Nhân dân Hành động (PAP). Năm 1959, Singapore giành quyền tự trị, ông trở thành Thủ tướng. Ông là người theo đuổi quyết sách sát nhập Singapore vào Malaysia. Năm 1963, nỗ lực thành công. Tuy nhiên, hai năm sau, sự căng thằng giữa người gốc Hoa và người Malai đã dẫn tới bạo động, Malaysia quyết định trục xuất Đảo quốc Sư tử ra khỏi liên bang. Trước sự việc trên, ông đã bật khóc trên sóng truyền hình.

Tình hình ấy buộc cựu Thủ tướng ngay lập tức phải giải quyết một loạt các vấn đề bất ổn mà Singapore đối mặt như đưa đất nước thoát khỏi tư duy cộng sản và các cuộc bạo loạn sắc tộc, tìm kiếm giải pháp mới cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
Chính trị gia này đã không ngần ngại đối mặt và sẵn lòng đốt đuốc, vạch lối cho con đường mới. Câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu: “Tôi không đến đây để chơi trò chơi của ai đó. Tôi có trách nhiệm với cuộc sống của vài triệu người. Singapore sẽ tồn tại”.

Tìm ra nét riêng của chính mình

Sau khi tách khỏi Malaysia, Lý Quang Diệu hiểu, xây dựng một quốc gia chịu nhiều tổn thương trong quá khứ nhanh chóng chuyển mình thành nền kinh tế hiện đại là việc làm bắt buộc. Ông quyết định tập trung phát triển tài sản duy nhất mà Singapore có, đó chính là con người. Minh chứng cho quyết định đúng đắn của ông là hình ảnh Singapore thịnh vượng, dễ dàng được nhận thấy qua chế độ nhân tài, hình ảnh một quốc đảo nhỏ trở thành trung tâm thương mại quốc tế, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

“Cha đẻ” của Đảo quốc tại Đông Nam Á từng nói: “Người Singapore nhận thức được, nếu chỉ bắt chước các nước bạn, chúng tôi đang tự cắt đường sống của chính mình. Singapore phải tạo ra sản phẩm khác biệt và tốt hơn những gì mà các nước láng giềng sở hữu”.

Ông Lý Quang Diệu sinh năm 1923, mất năm 2015, là Thủ tướng đầu tiên của Singapore.

Hãy hành động, đừng nói suông

Để chứng minh cam kết đưa Singapore xuất hiện trên bản đồ thế giới, trong những năm 1970, ông Lý đã đặt cược 1,5 tỉ USD vào dự án di chuyển sân bay quốc tế từ Paya Lebar tới Changi, bất chấp các khuyến cáo của chuyên gia nước ngoài chỉ nên mở rộng Paya Lebar.

Những năm sau đó, quyết định của ông đã đem tới quả ngọt cho ngành công nghiệp hàng không Singapore.

Là một người thực tế, ông công khai đả kích sự mê tín là “rác rưởi”. Sự thực tế của ông còn thể hiện qua thói quen tập thể dục. Ông từ bỏ chơi golf vì đó là “một trò chơi lười biếng”, tiêu tốn thời gian mà không hề đem lại lợi ích cho sức khỏe như khi chạy 20 phút.

Chính khách lỗi lạc này phát biểu: “Cuộc sống không đơn giản chỉ là ăn, uống, xem tivi, đến rạp chiếu phim… Con người phải sáng tạo, lao động, không thể phụ thuộc vào đồ vật để tiêu khiển cho bản thân”.

Chiến đấu vì niềm tin của bạn cho dù điều đó là khác người

Ông Lý khẳng định, sự giới hạn nghiêm ngặt đối với truyền thông và tự do ngôn luận là điều cần thiết để duy trì ổn định xã hội Singapore. Trong suốt hàng chục năm cầm quyền, ông áp dụng Luật An ninh Nội địa (ISA) hà khắc để dập tắt ý định lật đổ hay phỉ báng của đối thủ và báo chí.

Tôi đứng trên lập trường của tôi. Tôi quyết liệt vì những điều đúng đắn, khắc nghiệt vì có nhiều mối nguy. Rốt cuộc, tôi được gì? Một Singapore phát triển”.
Sai lầm là không thể tránh khỏi

Cựu Thủ tướng không phải không mắc sai lầm. Trong một số sự kiện, ông đã thiếu sự tài tình gây ra phản đối công khai trong dư luận, đơn cử là khi ông chủ trương khái niệm thuyết ưu sinh và trí thông minh di truyền.

Trong bài phát biểu tại Ngày Quốc khánh Singapore 1983, ông đã đề cập đến vấn đề tạo điều kiện cho phụ nữ có học thức lấy chồng và sinh nhiều con, đề nghị nam giới có trình độ cao cưới vợ có học thức tương đương. Lý Quang Diệu công bố các phân tích cho thấy yếu tố quyết định thành công của học sinh là do bố mẹ có học thức cao.

Rõ ràng, bạn sẽ không muốn nghe những phát biểu này từ một nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận một số hành động chính trị của mình có thể đã “quá khắc nghiệt” và ông “luôn luôn cố gắng để không phạm sai lầm”.
Lý Quang Diệu luôn thể hiện thái độ mạnh mẽ về những điều ông đề cập: “ Tôi từng bị cáo buộc nhiều thứ trong cuộc đời nhưng không có kẻ thù nào có thể cáo buộc Lý Quang Diệu sợ nói ra suy nghĩ của mình ”.
Làm việc theo nhóm là vô cùng quan trọng

Từ một xuất phát điểm khó khăn, Lý Quang Diệu và các nhà lão thành Cách mạng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình dịch vụ dân sự và từng bước xây dựng Singapore. Lý Quang Diệu từng nói về giai thoại dọn đường cho người kế nhiệm mình là Thủ tướng Ngô Tác Đống bằng việc thuyết phục các Bộ trưởng như thế nào. Ông Ngô Tác Đống dốc lòng phục sự Singapore 13 năm, 258 ngày.

Ngày nay, di sản ông để lại là đội ngũ các Bộ trưởng làm việc có tinh thần trách nhiệm dưới sự dẫn dắt của con trai ông – Thủ tướng Lý Hiển Long.

“Người cha lập quốc” của Đảo quốc Sư tử từng cho hay: “Bạn phải có niềm tin là một chính trị gia. Điều gì cần với tiêu chuẩn đó? Thứ nhất, chính trực. Thứ hai, cam kết. Thứ ba, năng lực. Cuối cùng, quan trọng nhất là năng lực giải thích và thuyết phục người khác nghe theo bạn”.
Thành công đòi hỏi cống hiến và quyết tâm

Trong hồi kí của mình, ông kể lại việc đã phải hát 4 quốc ca trong suốt cuộc đời: God Save The King – khi Singapore là thuộc địa của Anh; Kimigayo – Nhật Bản chiếm đóng Singapore; Negaraku – Singapre sát nhập Malaysia trong 2 năm và cuối cùng là quốc ca hiện tại của chính Đảo quốc Sư tử. Từ thực tế đó, chúng ta không thể phủ nhận tâm huyết, trái tim, linh hồn, tầm nhìn xa trông rộng của ông Lý đều dành hết cho sự nghiệp xây dựng Singapore.

Tony Abbot, Thủ tướng Úc bày tỏ sự khâm phục: “Chúng ta thương tiếc sự ra đi của “người khổng lồ” châu Á. 50 năm trước, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã dẫn dắt một đất nước chịu nhiều đau thương tới bến bờ độc lập. Ngày nay, tầm nhìn và tâm huyết của ông đã khiến Singapore trỗi dậy trở thành con rồng của thế giới”.

Ông Lý Quang Diệu từng chia sẻ: “Tôi không bao giờ hối tiếc. Tôi dành cả cuộc đời gây dựng đất nước này. Đó là tất cả những gì tôi cần làm”.

Theo Trí thức trẻ/Drwealth

Giới siêu giàu Trung Quốc đang “vung” tiền mua gì ở Mỹ?

Các công ty Trung Quốc, với chính sách cởi mở hơn của chính phủ cùng tham vọng gia tăng các tài sản nước ngoài, đang tiến hành một chiến dịch mua bán rầm rộ tại Mỹ.

Họ tuyên bố sẽ gia tăng các hợp đồng mua bán lên mức kỷ lục là 40,5 tỷ USD trong năm nay, gần gấp đôi so với năm 2015. Dưới đây là những tài sản mà giới siêu giàu Trung Quốc đang “điên cuồng” mua sắm tại Mỹ:

Khách sạn sang trọng

Các hạng mục đầu tư của tập đoàn Strategic Hotels & Resorts Inc. bao gồm các khách sạn thuộc hệ thống Four Seasons ở Austin và thung lũng Silicon, cũng như khách sạn Intercontinental Miami và Chicago. Tập đoàn bảo hiểm Anbang của Trung Quốc đang trả khoảng 6,5 tỷ USD để mua nhóm khách sạn trên từ tập đoàn Blackstone Group LP, chỉ ba tháng sau khi doanh nghiệp tư nhân có trụ sở ở New York này thu mua lại những khách sạn kể trên.

Trung Quốc đang “nhăm nhe” mua lại nhiều khách sạn sang trọng ở Mỹ.

Anbang cũng đang dẫn đầu trong cuộc đua thu mua các tài sản của Starwood Hotels & Resorts Worldwide Inc., sau khi đã hai lần “mua hụt” khách sạn của tập đoàn Marriott International Inc.. Starwood sở hữu các bất động sản trị giá khoảng 4 tỷ USD, bao gồm khách sạn St. Regis ở New York. Mức giá mới nhất mà Anbang đề nghị với Starwood là khoảng 14 tỷ USD.

Các công ty đồ sản xuất gia dụng

Hãng sản xuất đồ gia dụng của Mỹ cũng đã thuộc về doanh nghiệp Trung Quốc.

Công ty General Electric đã đồng ý bán phân nhánh kinh doanh hàng gia dụng cho tập đoàn Haier của Trung Quốc với giá 5,4 tỷ USD hồi tháng 1/2016, cao hơn mức giá mà Electrolux AB đưa ra là 2 tỷ USD. Tuy nhiên, Haier sẽ cần phải vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm từ giới chức Mỹ, Mexico, Canada và Colombia.

Cần cẩu

Cần cẩu cũng là một lĩnh vực thu hút doanh nghiệp Trung Quốc.

Tập đoàn Khoa học và công nghệ công nghiệp nặng Zoomlion, nhà sản xuất máy móc công nghiệp của Trung Quốc, đang theo đuổi công ty sản xuất cần trục Terex Corp ở Westport, bang Connecticut. Sau khi Terex đồng ý hợp nhất với đối thủ Phần Lan Konecranes Oyj, Zoomlion vẫn cố gắng vớt vát phi vụ trên, tuần trước doanh nghiệp này đã nâng đề nghị lên mức 31 USD một cổ phần.

Nhà sản xuất phim bom tấn Hollywood

Tỷ phú Trung Quốc cũng muốn dấn thân vào sản xuất phim bom tấn.

Người giàu nhất Trung Quốc tháng 1 vừa qua đã đồng ý mua lại công ty giải trí Legendary Entertainment LLC, nhà sản xuất của bộ phim bom tấn “Godzilla”, “The Dark Knight” và đồng sản xuất của “Jurassic World”, với mức giá 3,5 tỷ USD. Nhà tỷ phú Wang Jianlin đã trở thành người Trung Quốc đầu tiên nắm quyền kiểm soát một công ty làm phim Hollywood.

Các nhà phân phối phần mềm

Doanh nghiệp Trung Quốc cũng đầu tư vào sản xuất phần mềm ở Mỹ.

Nhà phân phối phần mềm kết nối và máy tính Ingram Micro Inc. đã được một công ty Trung Quốc là HNA Group Co. thu mua với số tiền lên tới 6 tỷ USD. Ingram Micro sẽ tiếp tục hoạt động ở Irvine, California và sẽ trở thành một phần của khối tập đoàn Trung Quốc, doanh nghiệp đã lắp đặt nhiều phần mềm tại các sân bay lớn trên thế giới.

Ứng dụng hẹn hò đồng tính

Trung Quốc cũng quan tâm cả ứng dụng hẹn hò cho người đồng tính.

Công ty công nghệ Kunlun ở Bắc Kinh, chuyên về các trò chơi trực tuyến, doanh nghiệp mang Angry Bird đến Trung Quốc, đã mua phần lớn cổ phần của Grindr, ứng dụng mạng lưới xã hội cho người đồng tính lớn nhất thế giới. Chủ tịch Zhou Yahui của Kunlun đã trả 93 triệu USD tiền mặt cho 60% cổ phần của công ty New Grindr LLC và giờ đang tìm kiếm các hạng mục đầu tư tiềm năng khác ở Mỹ.

Sàn giao dịch chứng khoán

San giao dịch chứng khoán Chicago sẽ sớm rơi vào tay doanh nghiệp Trung Quốc?

Sàn giao dịch chứng khoán Chicago hồi tháng 2 vừa qua cho biết tập đoàn đầu tư Trung Quốc, Chongqing Casin Enterprise Group đã đồng ý thu mua lại sàn giao dịch này. Tuy sàn Chicago chỉ nắm giữ khoảng 0,5% thị trường chứng khoán Mỹ nhưng nếu thỏa thuận được các chính quyền thông qua thì đây sẽ là vụ thu mua một sàn giao dịch chứng khoán Mỹ đầu tiên của một công ty Trung Quốc.

Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News. Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập đoàn truyền thông Bloomberg.

Tuệ Minh (lược dịch)/Infor.net

Báo Mỹ : Đã đến lúc phải đổi tên quốc tế của Biển Đông

RFI

Mai Vân

Người dân xem chương trình tin tức về Biển Đông bên ngoài một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/07/2016. Ảnh: REUTERS/Thomas Peter

Vùng biển mà Việt Nam gọi là Biển Đông có tên tiếng Anh thường được biết đến và sử dụng trên bình diện quốc tế là South China Sea (Biển Nam Trung Hoa). Trong một bài viết trên trang mạng thông tin Mỹ Quartz, ngày 23/08/2016, nhà báo Steve Mollman ghi nhận một quan điểm ngày càng phổ biến cho rằng sở dĩ tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng rắc rối phức tạp, một phần đó là vì cái tên gọi quốc tế đó.

Indonesia là quốc gia gần đây nhất có đề nghi đặt lại tên. Vào tuần qua, chính phủ nước này thông báo sẽ đưa một đề nghị lên Liên Hiệp Quốc liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế chung quanh quần đảo Natuna : « Nếu không có phản đối… thì đó sẽ chính thức trở thành vùng Biển Natuna (Natuna Sea) », theo lời Ahmad Santosa, người đứng đầu cơ quan đặc trách chống đánh cá trái phép của Indonesia.

Năm 2012, Philippines đã chính thức đặt lại tên một phần của South China Sea trên bản đồ và sử dụng tên đó trong các công văn nhà nước. Manila đã tuyên bố vùng biển bên trong khu đặc quyền kinh tế của họ tên là Biển Tây Philippines. Đây là một bước quan trọng để làm sáng tỏ “vùng tranh chấp nào là của Philippines”, như tổng thống Benigno Aquino đã khẳng định vào thời đó. Và Philippines đã chuyển một công văn hành chính và một bản đồ chính thức lên Liên Hiệp Quốc.

Nhưng để cho cộng đồng quốc tế chấp nhận việc đổi tên là một chuyện khác. Các cơ quan chính phủ Philippines có thể sử dụng tên Biển Tây Philippines (West Philippine Sea) nhưng tên South China Sea vẫn là tên thường gọi. Và dù có đưa lên Liên Hiệp Quốc hay không thì Natuna Sea cũng sẽ bị phớt lờ, ngoài các cơ quan chính quyền Indonesia.

Việt Nam phần mình thì gọi là Biển Đông (East Sea), Malaysia thì vẫn gọi là South China Sea, và sau phán quyết của Tòa án Trọng Tài thì một số người tự hỏi tại sao như thế.

Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển qua đường chín đoạn vạch ra sau Thế Chiến II. Dù tòa án quốc tế đã phán xét đường 9 đoạn này không có cơ sở pháp lý, Trung Quốc vẫn tiếp tục áp đặt yêu sách của mình.

Chiến dịch kêu gọi đổi tên trên mạng A Change.org khởi xướng từ 5 năm qua đề nghị đổi tên thành Southeast Asia Sea (Biển Đông Nam Á) đã đưa ra một số điểm thú vị đáng lưu ý, trong đó có nhận định : Các quốc gia Đông Nam Á bao bọc gần như toàn bộ vùng biển này với các bờ biển cộng lại dài khoảng 130.000 cây số (81.250 dặm), trong khi bờ biển phía nam Trung Quốc chỉ độ 2.800 cây số (1.750 dặm).

Một số đề nghị khác còn nêu lên tên Biển Đông Dương (Indochina Sea) và Biển Asean (Asean Sea). Đề nghị chót này vấp phải sự chống đối của Cam Bốt, một nước không liên can đến tranh chấp nhưng luôn luôn đứng về phe Trung Quốc.

Vùng biển đã từng có một loạt tên gọi trong lịch sử, South China Sea là tên đặt tương đối mới đây, sử dụng trong thập niên 1930, phân biệt với vùng Biển Hoa Đông (East China Sea).

Trung Quốc cũng chơi trò chơi chữ này : Trong tiếng Hoa, vùng biển còn có tên Nam Hải (Nanhai – South Sea). Một số người còn đề nghị là đổi tên tỉnh Hải Nam thành tỉnh Nam Hải, như thể còn thêm sức mạnh cho đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.

Trong tiếng Anh, đổi tên biển thành Nam Hải (South Sea) có thể được, như phân tích của Ellen Frost, một cố vấn tại Trung Tâm nghiên cứu Đông Tây (East-West Center) tại Hawai.

Theo bà, những người Trung Quốc dân tộc chủ nghĩa sẽ bác bỏ tên Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea) nhưng họ gặp khó khăn hơn để lập luận chống lại tên South Sea – cho dù từ “China” bị bỏ đi, vì trong tiếng Hoa tên Nam Hải “Nanhai” đã có từ hàng thế kỷ nay.

Việc thay đổi này theo chuyên gia nói trên, sẽ là dấu hiệu về một đóng góp nhỏ, có tính chất kỹ thuật nhưng đầy ý nghĩa cho hòa bình.