Joseph Schooling, người hạ bệ tượng đài Michael Phelps là ai?

Joseph Schooling đã làm nên điều thần kỳ khi hạ bệ tượng đài Michael Phelps ở nội dung 100 mét bơi bướm. Ít ai biết rằng, Joseph Schooling từng là “bại tướng” của Hoàng Quý Phước cách đây vài năm. Nhưng giờ đây, anh sẵn sàng kế vị ngai vàng của Michael Phepls…

Cuộc gặp gỡ định mệnh với Michael Phelps

“Chỉ cần được ở cạnh Michael Phelps và được ăn mừng cùng anh ấy, tôi đã mãn nguyện rồi” – Joseph Schooling chia sẻ về cuộc gặp gỡ định mệnh với thần tượng với Michael Phelps vào năm 2008. Đó là thời điểm đội bơi Mỹ đã chọn Singapore làm nơi tập luyện trước thềm Olympic 2008.

Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Joseph Schooling và Michael Phelps 8 năm trước

Joseph Schooling đã gặp thần tượng Michael Phelps bằng xương bằng thịt. Cậu bé với mắt đôi kính cận ấy đã bẽn lẽn tới xin chụp ảnh cùng siêu kình ngư người Mỹ. Và rồi, cậu bé Joseph Schooling đã ngập tràn hạnh phúc khi được chia sẻ về niềm đam mê bơi lội và được thần tượng ủng hộ.

Dù chưa trực tiếp huấn luyện Joseph Schooling nhưng Michael Phelps chính là người thầy vĩ đại nhất của kình ngư người Singapore. Tài năng, thành công của “siêu kinh ngư” người Mỹ chính là nguồn động lực và cảm hứng để Joseph Schooling vươn lên từng ngày.

“Nếu không phải vì Michael Phelps, tôi đã không có sự nghiệp như ngày hôm nay. Anh ấy là người mà tôi muốn hướng tới khi còn là đứa trẻ. Tôi nghĩ rất nhiều về Michael Phelps. Thành công của anh ấy chính là động lực của tôi”.

Và rồi, điền thần kỳ đã xảy ra. 8 năm sau cuộc gặp gỡ định mệnh ấy, Joseph Schooling đã hạ bệ chính thần tượng lớn nhất cuộc đời mình, để đứng trên đỉnh vinh quang ở Olympic. Ngay sau khi hoàn tất bài thi của mình, Joseph Schooling đã tới ôm lấy Michael Phelps và nói: “Này, anh có biết cảm giác của tôi lúc này không”. Michael Phelps đáp lại với nụ cười: “Tôi hiểu chứ”.

Cũng nhờ “tấm gương” vươn lên của Joseph Schooling, Michael Phelps càng vững tin về kế hoạch “nhào nặn” những “mầm non” cho môn bơi. Anh chia sẻ: “Tất nhiên, bất cứ ai cũng cảm thấy thất vọng sau khi không thể về nhất. Nhưng tôi tự hào về Joseph Schooling. Tôi đang ấp ủ kế hoạch lớn để thay đổi môn thể thao này. Tôi luôn muốn dạy những đứa trẻ về niềm tin vào bản thân. Đơn giản, bầu trời này không hề có giới hạn”.
Vươn lên từng ngày

Joseph Schooling mang “gen” thể thao. Chú anh là VĐV nhảy cao nổi tiếng, Lloyd Valberg, người từng đại diện cho Singapore tranh tài ở Olympic 1948. Dòng máu lai (cha anh là người Anh) đã giúp VĐV này sở hữu thể hình ấn tượng.

8 năm sau, Michael Phelps đã phải chúc mừng cậu bé Joseph Schooling năm nay

Thế nhưng, đó chỉ là tố chất ban đầu của VĐV này. Đằng sau tấm huy chương vàng Olympic là cả sự nỗ lực không biết mệt mỏi. Sau cuộc gặp gỡ định mệnh của Michael Phelps, Joseph Schooling đã quyết định sang Mỹ tu nghiệp ở trường The Bolles (Mỹ).

Năm 2010, anh trở VĐV giỏi nhất nước Mỹ ở lứa trẻ. Dưới sự dẫn dắt của HLV Eddie Reese (người từng huấn luyện cho Michael Phelps), tài năng của Joseph Schooling đã nở rộ từng ngày.

Thế nhưng, sự nghiệp của Joseph Schooling không hề bằng phẳng. Tại SEA Games 2011, kình ngư Singapore này đã nhận được “bài học” đầu đời với thất bại trước Hoàng Quý Phước ở nội dung 100 bơi bướm. Rõ ràng, với người được huấn luyện chuyên nghiệp ở Mỹ, việc thất bại ở “ao làng” Đông Nam Á là điều không thể chấp nhận.

Thế nhưng, Joseph Schooling không gục ngã sau thất bại ấy. Như Michael Phelps đã nói: “Bầu trời không có giới hạn”, kình ngư người Singapore đã không ngừng vượt qua giới hạn của bản thân từng ngày. 2 năm sau (SEA Games 2013), anh thống trị tuyệt đối ở Đông Nam Á với 5 huy chương vàng.

Sau đó, Joseph Schooling đã vươn tới tầm châu Á khi giành huy chương vàng nội dung 100 mét bơi bướm (huy chương bạc nội dung 50 mét bơi bướm và huy chương đồng nội dung 200 mét bơi bướm).

Tới SEA Games 2015, anh thống trị tuyệt đối với 9 huy chương vàng. Và rồi, đó là bước đệm để VĐV này vươn tầm thế giới. Ngay trước thềm Olympic, Joseph Schooling đã vượt qua Michael Phelps ở nội dung 100 mét bơi bướm trong giải đấu tại Texas. “Tôi tự tin giành huy chương vàng thế giới” – Joseph Schooling chia sẻ với niềm tự hào lớn.

Có chi tiết đáng chú ý, thành tích của Joseph Schooling ở ba cuộc thi đấu Olympic 2016 (vòng loại, vòng bán kết, chung kết) đều xuất sắc hơn thần tượng Michael Phelps. Đây có thể xem là cuộc chuyển giao ở làng bơi lội thế giới ở nội dung 100 mét bơi bướm.

Sau Olympic 2016, Michael Phelps sẽ lui về hậu trường. Đó là thời điểm Joseph Schooling có thể nắm lấy để khẳng định vị trí số 1 thế giới. Tất nhiên, nó đòi hỏi những nỗ lực không ngừng của VĐV này.

Từ thất bại trước Hoàng Quý Phước ở “ao làng” Đông Nam Á, tới giành huy chương vàng ở Olympic 2016, đó là cả chặng dường dài, ghi dấu nỗ lực của Joseph Schooling.

Lần đầu tiên trong lịch sử, làng thể thao Singapore nói riêng và Đông Nam Á nói chung có huy chương ở bơi lội.

H.Long

Khối tài sản khổng lồ và cuộc sống xa hoa của con cái Ngài Thủ tướng

Giữa lúc cả nước đang sục sôi với các đại án tham nhũng, thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hô hào rất to: sẽ tuyên chiến với tham nhũng, cần phải quyết liệt, cần kiểm tra, xử lý nghiêm minh cán bộ bao che cho buôn lậu, sản xuất hàng giả… tôi ghét nhất bệnh hình thức giả dối … Với khẩu khí bừng bừng, tưởng đâu ông sẽ lăn xả ngay vào trận chiến với “giặc nội xâm”, té ra chỉ là ngôn ngữ kiểu chèo đò qua sông rồi bỏ lái. Từ khi ông làm Phó Thủ tướng đến nay đã bảo hộ cho cả dòng họ tranh giành được vô số các mảnh đất vàng, những hợp đồng và cơ hội làm ăn béo bở, từ đó gây dựng nên đế chế gia đình, với khối tài sản trị giá hàng tỷ USD.

Con gái ông Phúc cặp kè với các đại gia và kết hôn với một anh chồng giàu có. Cậu con trai tí tuổi nhưng đó có tình sử đáng nể, ăn chơi trác táng. Cả hai đều học kém nên ông khôn khéo mà gửi con mình ra học nước ngoài trong im lặng. Trong khi những du học sinh khi sang nước ngoài phải sống trong cơ cực, thì chúng lại được hưởng cuộc sống xa hoa sung sướng. Cô chị suốt ngày rủ bạn bè về tụ tập ăn uống, cậu em chỉ lo chơi game và cưa gái.
alt
Một năm ông Phúc cho phép con về VN bao nhiêu lần tùy ý, đi đi về về như đi chợ. Tháng 6 hàng năm hai cục cưng của ông ta về VN để tận hưởng kì nghỉ hè sa đọa. Con gái ông Phúc học tại ĐH Portsmouth của Anh, con trai thì theo Furllerton ở California.
Để hiểu thêm về ông Phó Thủ tướng thanh liêm của chúng ta, chúng tôi xin điểm qua số tài sản và cuộc sống xa hoa của con cái Ngài Phá Thủ tướng:
* Cậu ấm Nguyễn Xuân Hiếu
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tính toán việc xây dựng căn cứ tại Mỹ từ hàng chục năm trước khi đưa quý tử Nguyễn Xuân Hiếu vào TPHCM học trường Quốc tế (2005) đến khi đi du học Mỹ (2009). Từ đó đến nay, cậu quý tử Nguyễn Xuân Hiếu được Đặng Văn Thành bảo bọc từ A-Z, thậm chí tại Tập đoàn Thành Thành Công thành lập ra một tổ công tác do Ức My trực tiếp điều hành phụ trách cung phụng cho “cu Bin” (tên thân mật của Nguyễn Xuân Hiếu), thời gian ở Mỹ của Hiếu chủ yếu là chơi game, tiệc tùng và tán gái, ngay cả bài tập ở trường cũng được tổ công tác làm giúp.alt
Căn biệt thự thứ nhất tại Mỹ của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được mua ngày 3/6/2005 với giá 790 nghìn USD (khoảng 17 tỷ đồng, giá 2014 đã trên 1 triệu đô la Mỹ), tọa lạc tại số 636 South Halliday street, Anaheim, CA 92804.alt
alt
Căn biệt thự thứ hai tại Mỹ được ông Nguyễn Xuân Phúc mua ngay trước thềm Đại hội Đảng 11 nằm cùng thành phố Anaheim, tọa lạc tại số 7556 East Calle Durango Street, Anaheim, CA 92808 cũng do nhà Đặng Văn Thành đứng tên ký hợp đồng ngày 18/10/2010 với giá 575 nghìn USD (khoảng 12,3 tỷ đồng).
alt
alt
alt
alt
Cậu ấm Nguyễn Xuân Hiếu của ông Phúc (du học ở Mỹ về hồi tháng 5/2014), chưa làm nên công trạng gì, đã nghiễm nhiên sở hữu căn Villa số E9 nguy nga lộc lẫy tại khu du lịch Ocean Villas từ thời còn là “du học sinh”. Tuy nhiên, vì còn vô số các căn biệt thự “chìm” không ở hết, nên căn villa này đang được Hiếu cho Công ty TNHH Khu Du Lịch Biển VINACAPITAL thuê. Không biết tiền đâu Hiếu mua căn villa siêu sang trên? Nếu nói là tiền của Hiếu tự kiếm được thì xem thường dân quá, còn nếu nói trắng ra là tiền của ông Nguyễn Xuân Phúc thì lại kẹt cho ngài Phó Thủ tướng “liêm khiết” quá!
alt
alt
alt
Chỉ mới đếm sơ sơ, đã có ít nhất 1 căn nhà và 2 dinh thự hạng sang mà con ông Phúc đang sở hữu. Nếu liệt kê hết vô số các căn villa, biệt thự, đất đẹp ở Quảng Nam khiến dân phải trố mắt, mỏi cổ ngước nhìn và các khoản tiền chìm đâu đó trong ngân hàng, cổ phiếu, két sắt… của ông Phúc (đứng tên hoặc nhờ người đứng tên) hiện nay, tổng giá trị tài sản là con số khủng khiếp.
* Vợ chồng cô con gái rượu Nguyễn Thị Xuân Trang
Vợ chồng cô con gái rượu Nguyễn Thị Xuân Trang (sinh năm 1986) và chàng rể Vũ Chí Hùng (sinh năm 1979) mới chính là là những kẻ được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chọn mặt gửi vàng…
alt
Vũ Chí Hùng thuộc diện gia đình chính sách, được hưởng ưu đãi của chế độ nên được Nhà nước cho đi du học nước ngoài tại Mỹ (1997-2003), Anh (2003-2007). Khi về nước, Hùng lận đận làm nhân viên quèn tại công ty CP Chứng khoán VNDirect. Vận mệnh đổi thay, khi năm 2008, Hùng chinh phục được Nguyễn Thị Xuân Trang, ái nữ của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Từ đây cuộc đời của Hùng bước sang trang mới, dưới sự phân công và bảo trợ của bố vợ, Hùng được cắm ngay vào mảnh đất màu mỡ của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) với chức danh Phó phòng Quản lý vốn và Đầu tư tài chính – Ban Tài chính. Sự nghiệp lên như diều gặp gió, tỷ lệ thuận với khối tài sản khổng lồ mà Vợ chồng Vũ Chí Hùng – Nguyễn Thị Xuân Trang đem về Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc…
alt
alt
alt
Thực hiện định hướng của bố vợ và sự bảo trợ của các đại gia được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ định, từ khi về nước đến nay, Vợ chồng Vũ Chí Hùng – Nguyễn Thị Xuân Trang đã thay mặt Phó Thủ tướng thực hiện hàng loạt các phi vụ thâu tóm, đầu cơ tài chính:
  • Từ năm 2007 đến nay, với vai trò nắm tài chính của PTSC, Vũ Chí Hùng đã “lách” được 46,69 tỷ đồng từ công ty Cổ phần Phú Thạnh Mỹ. Trong đó, Hùng gửi gắm ông Trần Công Tấn (em vợ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) đứng tên 36,69 tỷ đồng và tặng riêng cho bố ruột là ông Vũ Chí Kiên số tiền 10 tỷ đồng.
  • Năm 2010, trên quê nhà Quảng Nam của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chàng rể Vũ Chí Hùng thâu tóm được dự án “Khu phố chợ Điện Nam Trung” (Khu đô thị Điện Nam – Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam) trên danh nghĩa hợp tác với đối tác “ma” mang tên công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Nguyên Thịnh Phát (do ông Trần Công Tuấn, cũng là em vợ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng tên) với tổng số vốn 79,65 tỷ đồng.
  • Năm 2013, Vũ Chí Hùng cùng tay trong Nguyễn Văn Hoan (PTSC) mở Công Ty TNHH Thương mại – Tư vấn Đầu tư H&H, cho Vũ Ái Hương (em ruột Hùng) đứng tên, ngay sau đó thâu tóm 30% cổ phần công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thái Hưng và thực hiện hàng loạt dự án “ma” nhằm rút tiền từ PTSC.
  • Từ năm 2013 đến nay, vợ chồng Vũ Chí Hùng, Nguyễn Xuân Trang tiếp tục mở hàng loạt các công ty nhằm hứng dự án và đầu cơ: Công ty CP Khoáng sản Bắc Trung Nam, Công ty TNHH phân phối SNB, Nhà hàng Sen Đông Dương (TPHCM),…
Tháng 3/2014, chiều lòng con gái, Vũ Chí Hùng tiếp tục được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi gắm vào Bộ Tài chính với chức danh Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế – một nơi mà ai cũng biết là cực kỳ béo bở khi có đủ cả quyền lẫn tiền. Sau 8 năm lập thân vào nhà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vợ chồng Vũ Chí Hùng – Nguyễn Thị Xuân Trang đang sở hữu những khối bất động sản:
  1. 1.600m2 đất tại TPHCM (600m2 tại Q2 và 1.000m2 tại Q9).
  2. Biệt thự Vincom Village 04-29 Hoa Sữa, rộng 340m2 tại Long Biên, Hà Nội (theo giấy tờ là do ông Nguyễn Xuân Phúc tặng).
  3. Nhà mặt tiền tại số 29A Đồng Khởi, Q. 1, TPHCM.
  4. Căn hộ rộng 260m2 tại Chung cư 59 Ngô Tất Tố, Q. Bình Thạnh, TP.HCM (cũng do ông Phúc tặng – theo giấy tờ) .
  5. Căn hộ 1A12-5, khu phố Garden Court, Phú Mỹ Hưng, TPHCM.
  6. Căn hộ T1-0507, chung cư Ruby, Saigon Pearl, TPHCM (do ông em vợ Phó Thủ tướng là ông Trần Công Tấn đứng tên giúp).
  7. Căn hộ số W511, Khu căn hộ Golden West Lake số 162A Hoàng Hoa Thám, Q. Ba Đình, Hà Nội, rộng 218m2.
  8. Căn hộ rộng 180m2 tại Chung cư tại Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.
  9. Căn hộ rộng 127m2 tại Parkson Hùng Vương, 126 Hùng Vương, Q. 5, TP.HCM.
Căn hộ rộng 260m2 tại tại Khu căn hộ cao cấp 5 sao City Garden (số 59 Ngô Tất Tố, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh).
alt
Căn hộ rộng 180m2 tại Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính (Hoàng Đạo Thuý, Q. Cầu Giấy, Hà Nội).
alt
Căn hộ rộng 127m2 tại Khu căn hộ cao cấp Parkson Hùng Vương (126 Hùng Vương, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh)
alt
alt
Chỉ tính riêng căn Biệt thự Vincom Village và Căn hộ tại Chung cư 59 Ngô Tất Tố mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi gắm chàng rể đã có trị giá trên giấy là 40 tỷ đồng. Số tiền lớn khổng lồ đó ở đâu ra với sự liêm khiết mà ông Phó Thủ tướng thường rêu rao?
alt
alt
Căn hộ số 1A12-5 rộng 133m2 tại Khu căn hộ cao cấp Garden Court II, Phú Mỹ Hưng (lô số CN72, đường Tôn Dật Tiên, phường Tân Phong, Q.7, Tp. HCM).
alt
Căn hộ số T1-0507, rộng 134m2 tại Khu căn hộ cao cấp Ruby, Saigon Pearl (Q. Bình Thạnh, Tp.HCM). Căn hộ này đang được ông Trần Công Tấn, em vợ Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quản lý giúp, tiền cho thuê hàng tháng đều chuyển về tài khoản của Nguyễn Thị Xuân Trang mang số 040000984614 tại Tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đà Nẵng.
alt
Căn hộ số W511, rộng 219m2 tại Khu căn hộ cao cấp Golden West Lake (số 162A Hoàng Hoa Thám, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội). Căn hộ này cũng đang được Nguyễn Thị Xuân Trang cho ông Lin Li, Trưởng văn phòng đại diện Tập đoàn Central Trading & Development (CT&D) tại Việt Nam thuê với giá 3.500 USD/tháng. Tiền thuê hàng tháng cũng chuyển vào tài khoản của Nguyễn Thị Xuân Trang tại Ngân hàng Sacombank.
alt
Mời độc giả tận mục sở thị bản scan tờ kê khai tài sản, thu nhập của Vũ Chí Hùng vào cuối năm 2013:
alt
alt
alt
Bản kê khai tài sản của Vũ Chí Hùng ký ngày 12/12/2013: Ngoài bất động sản và những khoản qua mặt bố vợ để ký gửi người nhà làm vốn phòng thân, Vũ Chí Hùng còn sở hữu công khai 34.5 tỷ đồng tiền mặt, 9 tỷ cổ phiếu và nhiều tài sản giá trị khác
Chỉ nói riêng về cổ phiếu, theo bản khai Vũ Chí Hùng chỉ khai có 9 tỷ, chắc là anh ta quên mất tài khoản số 045C105986 tại công ty cổ phần chứng khoán Dầu khí trị giá 20,89 tỷ đồng và 22,6 tỷ đồng (321.800 cổ phiếu) tại công ty cổ phần Nước Khoáng ĐaKai, chưa kể 3 căn hộ siêu sang Hùng cũng quên khai báo cũng như khoản tiền 28,67 tỷ đang nằm ở Ocean Bank…
Hiện căn hộ báo hiếu của Vũ Chí Hùng tặng mẹ để đưa ông bà Vũ Chí Kiên, Nguyễn Thị Ái Xuân về “trung ương” hưởng phúc trước tết Ất Mùi. Một số hình ảnh thiết kế nội thất căn hộ:
alt
alt
alt
alt
Chắc chắn phần ngân sách mà Vũ Chí Hùng rút ruột có sự đồng ý của Nguyễn Thị Xuân Trang – cô con gái rượu của ông Phó Thủ tướng “chống tham nhũng” Nguyễn Xuân Phúc.
Thật quá sức tưởng tượng, từ 2 bàn tay trắng khi về nước, chỉ sau 8 năm làm rể của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Chí Hùng đã vơ vét được khối tài sản có giá trị chí ít là 500 tỷ đồng, mà đấy mới chỉ là chàng rể, chưa kể các quan hệ mật thiết khác của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
alt
Nhẩm lại, căn cứ theo tin báo đưa thì lương Thủ tướng Việt Nam là 17 triệu/tháng. Từ đó, suy ra mức lương của Phó Thủ tướng tất yếu sẽ thấp hơn, thế thì cũng phải tằn tiện lắm mới đủ sống trong thời đại vật giá leo thang. Hoặc nếu có dư ra chút đỉnh, thì cũng phải 1.000 năm sau, ông Phúc mới có thể xây dựng một dinh thự cho mình. Vậy, tiền đâu ra để ông cất nhà, mua đất đẹp cho mình và vun vén cho con?!
Trong khi nước ta còn nghèo, biết bao gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình có công với cách mạng đang không có một căn nhà ra hồn để ở… thì người làm quan như ông Phúc lại ra sức chống lưng cho người nhà bòn rút của cải đất nước để làm giàu cho gia tộc. Hóa ra, bấy lâu dân ta và các đồng chí của ông bị lừa, bởi hành động của ông trái ngược hẳn với những gì ông đang hô hào đầy khí thế trong các hội nghị chống tham nhũng, trên truyền thông báo chí cả nước, trong các cuộc vận động tại các địa phương.
Chẳng trách thiên hạ bàn tán xôn xao là ngài Phó Thủ tướng chịu chi, sẵn sàng bỏ tiền tỷ để chạy phiếu tín nhiệm.
Vậy mà, khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, ông Phúc không ngần ngại chọn phương án đổ lỗi do người dân, cho doanh nghiệp. Vì theo như cách ông nói thì chính người dân, và doanh nghiệp đang làm hư cán bộ. Khẩn thiết đề nghị Ban Nội chính TW, Ủy ban Kiểm tra TW nhanh chóng vào cuộc kiểm tra kỹ càng để có câu trả lời với Nhân dân.
alt
Nguồn: Chân dung Quyền lực

Nữ hạm trưởng Nhật và nữ hạm trưởng Mỹ đưa tàu chiến tới Hoàng Sa thách thức Trung Quốc

Nữ Hạm trưởng Miho Otani, cùng đội thủy thủ 200 người hiện đang bảo vệ vùng biển Nhật Bản, trong bối cảnh căng thẳng với TC.

Theo tờ Nikkei, mới đây Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật Bản (MSDF) đã bổ nhiệm bà Miho Otani, 45 tuổi, giữ chức vụ Chỉ huy tàu khu trục Yamagiri, đưa bà trở thành nữ Hạm trưởng đầu tiên tại đất nước Mặt trời mọc.

Khu trục hạm, biển Hoa Đông, lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, Miho Otari, khu trục hạm Yamagiri, Senkaku, Điếu Ngư, tranh chấp Nhật - Trung
Miho Otani – nữ Hạm trưởng đầu tiên của Nhật Bản.
Quyết định bổ nhiệm của MSDF dành cho bà Otani được coi là bước tiến vượt trội đối với phụ nữ Nhật Bản trong lĩnh vực quân sự. Hiện nay, số Sĩ quan nữ trong MSDF vẫn rất khiêm tốn, chỉ có khoảng 2.530 người trong số 41.774 thành viên toàn lực lượng.
Những năm gần đây, căng thẳng trên biển Hoa Đông ngày càng gia tăng, do TC, và Nhật Bản cùng tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo đá Senkaku/ Điếu Ngư.
TC liên tục tiến hành các đợt xâm nhập lãnh hải, và vùng tiếp giáp biển Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp, hiện đang nằm trong kiểm soát của Tokyo. Đầu tháng 6 vừa qua, tàu Hải quân TC đã đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải Nhật, gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
Trên cương vị Hạm trưởng, Otani không thể ăn ngon, ngủ yên trước các diễn biến này. “Tôi không thể ngủ được khi nhận được các báo cáo cả ngày lẫn đêm” – nữ Hạm trưởng chia sẻ.
Khu trục hạm, biển Hoa Đông, lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, Miho Otari, khu trục hạm Yamagiri, Senkaku, Điếu Ngư, tranh chấp Nhật - Trung
Nữ Hạm trưởng Miho Otani cùng 200 thủy thủ trên khu trục Yamagiri.
Miho Otani kể lại: khi còn là Sinh viên, bà cảm thấy sự thôi thúc kỳ lạ, và đã quyết tâm thay đổi lối sống ‘vô cảm’ của mình.
Sau khi xem các bản tin về Chiến tranh Vùng Vịnh, Otani quyết định rời ghế nhà trường để đi theo tiếng gọi của bản thân. Bà là một trong số những phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp Học viện Quốc phòng Nhật Bản vào năm 1996.
Sau khi tham gia MSDF, bà được giao các nhiệm vụ trên biển, mỗi lần công tác đều kéo dài hơn một tháng. Đây không phải là sự hy sinh nhỏ nhoi, bởi đối với một người mẹ đơn thân, Otani không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc nhờ cha mẹ trông coi giùm con gái nhỏ.
“Con gái tôi đã thôi dùng tả, và chập chững biết đi từ khi nào mà tôi còn không rõ” – Otani kể lại.
Khi con gái vào trường Tiểu học, Otani nhận nhiệm vụ ngoài biển suốt 6 tháng. Giải thích cho con về khoảng thời gian xa nhau lâu ngày, bà nói: “Mẹ cần phải nhận nhiệm vụ này, để trở thành một Hạm trưởng tàu khu trục”.
Con gái bà Otani giờ đây đã vào trường Trung học và ở nội trú. Otani trở thành Hạm trưởng khu trục hạm, cô bé nói rất vui vì ước mơ của mẹ đã thành hiện thực.
Làm việc trong môi trường hơn 90% quân nhân là nam giới, nhưng Otani nói:  bà không cảm thấy bị phân biệt đối xử.
Bà Otani cho rằng: hễ là chuyện an ninh quốc gia đại sự thì không có phân biệt nam nữ. Tuy nhiên, cô vẫn chịu áp lực phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, để chắc chắn rằng: mọi phụ nữ đều có thể có những cơ hội tương tự.
Tàu khu trục Yamagiri do bà Otani chỉ huy là một trong 8 tàu thuộc lớp Asagiri được đóng từ thập niên 1980, và là một trong những vũ khí  chống ngầm chủ lực của Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật Bản. Khu trục hạm Yamagiri có độ choán nước 4.900 tấn, và phạm vi hoạt động chủ yếu trên biển Hoa Đông.
Lê Thu

Nữ hạm trưởng Mỹ đưa tàu chiến tới Hoàng Sa thách thức Trung Quốc

Nữ hạm trưởng Amy Graham, chỉ huy tàu khu trục USS Curtis Wilbur.

Nữ hạm trưởng Amy Graham, chỉ huy tàu khu trục USS Curtis Wilbur.

Một nữ hạm trưởng Hoa Kỳ đã chỉ huy tàu khu trục USS Curtis Wilbur tới gần đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, khiến Trung Quốc giận dữ, trong khi Việt Nam ủng hộ.
Nữ sĩ quan hải quân Mỹ Amy Graham có hàng chục năm kinh nghiệm và mới chỉ nhận nhiệm vụ chỉ huy chiến hạm trang bị tên lửa dẫn đường hồi tháng Chín năm ngoái.
Bà được coi là đóng vai trò quan trọng trong việc đưa USS Curtis Wilbur trở lại khả năng hoạt động tác chiến ở mức tối đa sau thời kỳ bảo dưỡng kéo dài.
Chiến hạm của Mỹ này hôm 30/1 đã áp sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa trong một chuyến hải hành mà quan chức quốc phòng Mỹ nói là để “thách thức tuyên bố chủ quyền” của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam mà theo họ là “giới hạn quyền tự do hàng hải” của Mỹ.
Washington cho biết đã không thông báo trước cho Bắc Kinh, Đài Bắc và Hà Nội về hoạt động của Curtis Wilbur ở biển Đông.
Cho dù quan chức Mỹ nói vậy, việc một nữ chỉ huy đưa tàu chiến Mỹ áp sát hòn đảo mà Trung Quốc được cho là chiếm từ tay Việt Nam đã khiến nhiều người Việt quan tâm.
Trên một diễn đàn, bạn đọc có tên tiếng Anh là Sarah viết rằng “dùng phụ nữ chỉ huy để thách thức một nước vốn trọng nam khinh nữ như Trung Quốc mới là đòn thâm sâu của Mỹ”.
Trong lễ bàn giao nhiệm vụ hôm 1/9 năm ngoái, người tiền nhiệm Hans De For bày tỏ sự tin tưởng rằng bà Graham “sẵn sàng đối phó với các thách thức phía trước” cũng như “khả năng ứng phó của thủy thủ đoàn” trên tàu trong tương lai.
Còn về phần nữ chỉ huy, bà cam kết sẽ duy trì Curtis Wilbur đi đúng hướng. Trong sự nghiệp hải quân kéo dài từ năm 1998 tới nay, bà Graham đã nhiều lần nhận được huy chương các loại của Hải quân Mỹ.
Sáu ngày trước khi Curtis Wilbur tới biển Đông, tàu khu trục hiện đại của Hoa Kỳ này đã cập bến ở Vịnh Manila, ghé thăm Philippines lần thứ ba.
Khu trục hạm trang bị phi đạn dẫn đường USS Curtis Wilbur (DDG 54).

Khu trục hạm trang bị phi đạn dẫn đường USS Curtis Wilbur (DDG 54).

Phản ứng ngay sau khi chiến hạm Curtis Wilbur băng qua bên trong phạm vi 12 hải lý của Đảo Tri Tôn, tại Bắc Kinh, ông Dương Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng Mỹ đã “khiêu khích” và “phá hoại hoà bình và ổn định ở Biển Đông”.
Còn hôm 1/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tiếp tục lên tiếng phản đối việc làm của Mỹ mà ông cho rằng đã “vi phạm luật lệ của Trung Quốc” vì Bắc Kinh “có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Hoàng Sa và các vùng lãnh hải lân cận.
Ông Lục cũng nói rằng “đơn vị của Trung Quốc trên hòn đảo [Tri Tôn] cũng như các tàu bè của hải quân đã ngay lập tức đã hành động để xua đuổi tàu Mỹ”.
Phát ngôn viên này còn cho rằng Mỹ đã “giương oai diễu võ và gây căng thẳng ở biển Đông nhân danh tự do hàng hải”, và ông nói thêm rằng đây là “một trong các nguyên nhân gốc rễ quan trọng dẫn tới quân sự hóa ở biển Nam Trung Hoa [biển Đông]”.

Curtis Wilbur, một trong 7 khu trục hạm lớp Arleigh Burke trong Đội tàu khu tr

Còn Nhật Bản hôm 2/1 cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với hành động của chiến hạm Mỹ. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga tái khẳng định quan điểm tích cực của Tokyo đối với những cuộc tuần tra trên biển của Washington xung quanh những hòn đảo có tranh chấp.

ục 15, được giao nhiệm vụ duy trì an ninh biển và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong khi Bắc Kinh không hài lòng với Mỹ, dường như Việt Nam lại có thái độ ủng hộ chuyến hải hành qua biển Đông của Curtis Wilbur.
So với lần chiến hạm của Hoa Kỳ USS Lassen áp sát vào các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở biển Đông hồi tháng Mười năm ngoái, lần này Hà Nội thể hiện quan điểm rõ ràng hơn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 31/1 ra tuyên bố nói rằng Việt Nam “tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (Điều 17)”.
Ngay sau đó, Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đăng một bài xã luận chỉ trích Tokyo, viết rằng “kể từ đầu năm nay, chính quyền Abe đã gia tăng nỗ lực can thiệp vào biển Nam Trung Hoa”.
Tờ báo có chủ trương cực đoan này cho rằng Nhật làm vậy “không những để đi cùng hướng với chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ mà còn giúp củng cố vị thế của Nhật Bản ở châu Á cũng như trên trường quốc tế”.
Dù vấp phải phản đối của Trung Quốc, Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tiễu ở biển Đông, và không loại trừ khả năng sẽ tiến hành hoạt động này với Manila.

MỸ VÀ TRUNG QUỐC NHÌN TỪ RIO 2016

FB Mạnh Kim

Ảnh: Julian Finney/ Getty Images

Khác biệt gì giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thế vận hội Rio 2016? Vận động viên Mỹ có thể nói chuyện về lượng tử, vật lý thiên văn hoặc chính sách công… trong khi vận động viên Trung Quốc gần như chẳng có gì để kể ngoài chuyện khổ luyện. Vận động viên Mỹ có thể là nhà toán học tương lai trong khi tương lai vận động viên Trung Quốc có thể đối diện một sự thờ ơ ngược đãi…

Mỹ mang đến đoàn vận động viên gồm nhiều sinh viên đại học và họ đến Rio với tinh thần thể thao đúng nghĩa của lịch sử Thế vận hội hiện đại. Mệnh danh “quỷ tốc độ”, “tay bơi cừ khôi nhất” hoặc “vận động viên vĩ đại nhất thế giới hiện nay”, Katie Ledecky 19 tuổi, khi Rio 2016 kết thúc, sẽ trở về Mỹ (với tấm huy chương vàng) và trở lại giảng đường Stanford. Cùng đến Rio với Katie Ledecky là 30 sinh viên lẫn cựu sinh viên Stanford khác. Sinh viên Stanford tham gia nhiều môn: bơi, lặn, polo nước, chèo thuyền, bóng đá, tennis, volley, rugby, nhảy rào… Suốt từ năm 1912 đến nay, sinh viên Stanford luôn mang về ít nhất một huy chương Olympics.

Không chỉ Stanford, tổng cộng có đến 75% vận động viên trong US Team là sinh viên hoặc cựu sinh viên. Năm nay, Đại học Florida mang đến 11 vận động viên (tương tự Đại học Washington, Princeton và Georgia); Đại học Texas có 12; Đại học California-Berkeley và California-Los Angeles đều có 16… Điều đó cho thấy hệ thống đại học Mỹ có môi trường thể thao tốt như thế nào.

Giáo dục Mỹ luôn nhấn mạnh việc bồi đắp sức khỏe quan trọng không kém xây dựng kiến thức. Với nhiều trường, sinh hoạt thể thao và tham gia thế vận hội đã trở thành truyền thống lâu đời. Giáo dục đại học Mỹ luôn tự hào về điều đó. Từ Thế vận hội Hè 1904 đến Thế vận hội Đông 2014, Đại học Southern California (USC) đã đóng góp tổng cộng 423 vận động viên; giành 288 huy chương (135 huy chương vàng) trong đó có ít nhất một huy chương vàng tại mỗi Thế vận hội mùa hè kể từ 1912 đến nay! Nếu USC thi đấu với vị trí như một quốc gia thì họ xếp hạng 16 thế giới!

Lịch sử thể thao USC có một gương mặt huyền thoại. Tại Olympics Berlin 1936, cậu học sinh Louis Zamperini đã gây sửng sốt, trước sự chứng kiến của Hitler, khi chạy vòng cuối cuộc thi marathon chỉ với 56 giây. Sau Thế vận hội, Zamperini vào học USC. Thế chiến thứ hai xảy ra, Zamperini gia nhập quân đội. Trong phi vụ năm 1943, Zamperini cùng phi đội trên chiếc B-24 rơi xuống Thái Bình Dương. Sống sót sau 47 ngày trên biển, Zamperini được cứu và trở thành tù binh trong một trại tù Nhật suốt hai năm rưỡi. Sau chiến tranh, cựu sinh viên USC Zamperini trở thành nhà diễn thuyết lừng danh. Câu chuyện Zamperini đã được kể lại trong quyển Unbroken của Laura Hillenbrand, được Angelina Jolie xuất sắc dựng lên màn bạc, và được USC ghi vào biên niên sử của trường.

Đứng cạnh một vận động viên Mỹ đầy sức bật tuổi trẻ với phong thái điển hình trí thức, vận động viên Trung Quốc trông khô khan và gượng gạo. Nói không quá, có thể nhìn thấy tương lai một quốc gia từ hình ảnh này. Vận động viên Mỹ đến Thế vận hội với tinh thần thể thao. Vận động viên Trung Quốc đến Olympics với ý chí quyết thắng. Ý chí đó được trui rèn từ những lò đào tạo chuyên nghiệp, nơi “đúc” nên một nền thể thao với tinh thần phi thể thao, nhắm đến việc “sản xuất” hàng loạt “người máy thể thao” từ khi mới lên 5 tuổi. Nhiệm vụ họ là sẽ phải đem lại vinh quang quốc gia, bất chấp sự lấp lánh đó trả giá bằng tương lai cuộc đời họ. Có quá nhiều ví dụ cho thấy sự thờ ơ ngược đãi đối với vận động viên hết thời.

Bởi việc đặt nặng biến con người thành cỗ máy hơn là xây dựng nhân cách, chẳng có gì ngạc nhiên khi nghe những vụ ồn ào về thái độ khiếm nhã của vận động viên Trung Quốc. Họ lao vào thi đấu và họ cay cú điên tiết nếu thất bại. Giữa Mỹ và Trung Quốc, sự khác biệt lẫn chênh lệch của hai nền thể thao và giáo dục là rất rõ ràng. Người ta có thể nhìn thấy tương lai và sức mạnh thật sự của hai quốc gia đó qua điều này.

Michael Phelps và bộ sưu tập huy chương đồ sộ ở Olympic

Không có huy chương nào khi dự Olympic lần đầu ở tuổi 15, nhưng qua bốn kỳ Thế vận hội sau đó, Phelps đã trở thành một huyền thoại, với bảng thành tích vô tiền khoáng hậu.

Michael Phelps và bộ sưu tập huy chương đồ sộ ở Olympic

Quang Huy – Tiến Thành

(theo Reuters)

Đặc điểm cơ thể giúp Michael Phelps bơi giỏi

Kình ngư người Mỹ Michael Phelps có đặc điểm cơ thể hoàn hảo để bơi lội như cao khỏe, cánh tay dài, phần thân dài và chân ngắn hơn so với mức trung bình.
Đặc điểm cơ thể giúp Michael Phelps bơi giỏi

Lê Hùng

Việt Nam là một trong những thị trường ngà voi bất hợp pháp lớn nhất thế giới

Theo báo cáo mới được tổ chức Save the Elephants, một tổ chức của Anh có trụ sở tại Nairobi, công bố, các hoạt động mua bán ngà voi đã tăng gấp hơn 6 lần kể từ năm 2008 cho đến năm 2015. Riêng các sản phẩm từ ngà voi bất hợp pháp của Việt Nam tăng mạnh nhất trong số các ngành công nghiệp ngà voi tại Châu Á.

Theo báo cáo, điều tra các đường dây buôn bán ngà voi, cửa hàng, làng nghề và thợ thủ công tại Việt Nam cho thấy nguồn nguyên liệu chính tại đây là ngà voi buôn lậu từ Châu Phi. Một số khác được vận chuyển qua Lào, Campuchia và Thái Lan.Một khảo sát vào năm 2008 chỉ ra rằng có ít nhất 17 thợ chạm khác ngà voi tại Việt Nam, nhưng các nhà nghiên cứu ước tính con số đã tăng ít nhất 10 lần kể từ năm 2008. Song song với đó, số lượng cửa hàng ước chừng tăng gấp gần 3 lần.

Theo tác giả, điểm mấu chốt là sự mở rộng buôn bán ngà voi tại các ngôi làng phía Nam Hà Nội. Lượng khách du lịch Châu Á đến miền Trung Tây Nguyên gia tăng khiến nhu cầu ngà voi cũng đồng thời tăng mạnh. Kinh doanh ngà voi từ đó bùng nổ và trở thành mối lời nhanh gọn cho người dân địa phương. Hầu hết người bán hàng thậm chí không phân biệt được sản phẩm ngà voi hợp pháp hay bất hợp pháp. Hơn thế nữa, những đầu mối buôn lậu ngà voi Trung Quốc đã dần chuyển sang các thị trường tại Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc vừa thắt chặt lệnh cấm buôn bán ngà voi.

Ngà voi lậu nguyên chiếc có thể được nhanh chóng chế tác thành nhiều chiếc vòng tay, vòng cổ hay các loại trang sức khác và vận chuyển một cách dễ dàng. Với chi phí nhân công và máy móc thấp (mỗi thợ thủ công kiếm khoảng 260USD/tháng), các sản phẩm từ ngà voi có giá thành rẻ, hấp dẫn hơn đối với khách hàng Trung Quốc. Theo báo cáo, ¾ người mua đến từ quốc gia này.

Luật pháp Việt Nam cấm mọi hoạt động buôn bán các sản phẩm từ voi hoang dã. Thế nhưng vẫn còn tồn tại một quy định cho phép buôn bán các sản phẩm ngà voi được chế tác trước năm 1992. Lỗ hổng chính sách này đã làm giảm hiệu quả thực thi pháp luật, và tất nhiên, khiến Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia nhập khẩu ngà voi bất hợp pháp lớn nhất.

Chỉ mới đây, tháng 7/2015, bộ đội biên phòng Việt Nam đã bắt giữ một xe tải chở 387 kg ngà voi từ Campuchia qua Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên. Sau đó 1 tháng, thêm 583 kg ngà voi từ Mozambique bị thu giữ tại Cảng Đà Nẵng.

Việc thực thi pháp luật còn chưa hiệu quả tại Việt Nam và Trung Quốc chính là nguyên nhân khiến hoạt động buôn lậu ngà voi ngày càng mở rộng và số phận những con voi tại Châu Phi tiếp tục đi vào bế tắc. Ông Ianin Douglas-Hamilton, Sáng lập viên kiêm Giám đốc điều hành tổ chức Save the Elephants khẳng định, tổ chức cần phải hợp tác cùng các chính phủ để ngăn chặn mở rộng các thị trường như ở Việt Nam, như những thành công đã đạt được tại Mỹ, Hồng Kông hay cam kết cấp thủ tướng mới đây tại Trung Quốc.

Theo MÔI TRƯỜNG & ĐỜI SỐNG

Nguyên giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa lạm quyền tuyển hơn 3.700 lao động

Trong 5 năm (2011-2015), ông Hoàng Sỹ Bình, nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa đã ký quyết định tuyển dụng hơn 3.700 lao động vào các cơ sở y tế và bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cấp phó phòng không qua tổ chức

Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa có kết luận về việc nguyên Giám đốc Sở Y tế Hoàng Sỹ Bình mắc nhiều sai phạm, tự ý tuyển dụng 3.721 cán bộ trái quy định giai đoạn 2011-2015. Sự việc chỉ vỡ lở khi một số cán bộ được tuyển dụng vào làm việc dưới thời ông Bình bị chậm nhận lương, phụ cấp, một số bị “cò” xin việc lấy tiền nhưng không có việc làm nên bức xúc gửi đơn đến cơ quan chức năng đề nghị can thiệp.

nguyen-giam-doc-so-y-te-thanh-hoa-lam-quyen-tuyen-hon-3700-lao-dong

Ông Hoàng Sỹ Bình, nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa. Ảnh: Lam Sơn.

Theo kết luận Thanh tra, các năm 2009-2011, ông Hoàng Sỹ Bình đã ký quyết định tuyển dụng viên chức, hợp đồng lao động tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế trái thẩm quyền. Đã có 3.721 lao động được tuyển vào làm việc tại các cơ sở y tế trong tỉnh. Trong đó 4 Trung tâm Y tế tuyến tỉnh đã tuyển sai 60 lao động hợp đồng gồm một bác sĩ, 59 vị trí khác; 10 Trung tâm Y tế tuyến huyện tuyển 70 lao động hợp đồng gồm 4 bác sĩ và 66 vị trí khác. Còn lại các lao động được tuyển dụng ở 15 bệnh viện. Toàn bộ số lao động tuyển dụng trên Sở Y tế đều không trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt theo phân cấp quản lý nhà nước.

Ngoài việc tuyển dụng hàng nghìn lao động trái thẩm quyền, thời gian giữ cương vị giám đốc Sở, ông Bình còn bổ nhiệm, luân chuyển nhiều lãnh đạo cấp phòng không nằm trong quy hoạch, không làm quy trình bổ nhiệm, gây bức xúc cho đội ngũ cán bộ y tế.

Quyết định số 3766/QĐ-UBND (ngày 26/11/2008) của UBND tỉnh Thanh Hóa quy định: Văn phòng, các phòng chuyên môn của Sở Y tế chỉ được cơ cấu một trưởng phòng và không quá 2 phó phòng, nhưng ông Bình vẫn bổ nhiệm vượt định mức gấp nhiều lần. Như Phòng Nghiệp vụ Y năm 2011-2013 thừa 2 phó phòng; năm 2014 thừa 3 phó phòng; năm 2015 thừa 2 phó phòng. Phòng Kế hoạch – Tài chính năm 2015 thừa một phó phòng; Phòng Tổ chức cán bộ năm 2015 thừa một phó phòng…

Ngoài ra, Sở Y tế còn bổ nhiệm 4 trường hợp là viên chức các đơn vị sự nghiệp về văn phòng Sở giữ các chức danh lãnh đạo phòng chuyên môn, không làm quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm không trong quy hoạch.

Kết luận thanh tra chỉ rõ, việc tuyển dụng nhân sự của Sở Y tế Thanh Hóa đều thực hiện sai quy trình, không công khai danh sách người dự tuyển; xét tuyển không có đại diện Phòng Tổ chức cán bộ; số lượng viên chức cần tuyển bằng hồ sơ tham gia dự tuyển…

Liên quan đến vụ việc, ngày 13/8, ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa, cho biết đã ký quyết định hủy bỏ 3 văn bản trái quy định do ông Hoàng Sỹ Bình (nguyên Giám đốc Sở giai đoạn 2009-2015) ký ban hành. Về hướng giải quyết số cán bộ, nhân viên do ông Bình tự ý tuyển dụng, ông Hùng cho hay, trước mắt vẫn giữ nguyên việc làm cho người lao động.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa Ngô Hoàng Kỳ cho hay, tới đây UBND tỉnh sẽ họp và có hướng xử lý tập thể, cá nhân liên quan. “Xử lý thế nào phải xem xét kỹ lưỡng vì còn liên quan tới nhiều đối tượng. UBND tỉnh cũng sẽ đánh giá xác định mức độ sai phạm, nếu vượt ngưỡng xử lý hành chính thì phải xử lý hình sự theo đúng quy định của pháp luật. Quan điểm của tỉnh, về hưu không có nghĩa là xong việc”, ông Kỳ nói.

Lê Hoàng