Chỉ cần đi bộ, cơ thể bạn đã nhận được 10 lợi ích tốt thế này…

 

Chỉ cần có luyện tập, cơ thể của bạn sẽ có cơ hội thay da đổi thịt. Không nhất thiết phải vất vả như tập thể hình, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội… mà chỉ cần nhẹ nhàng đi bộ cũng đã mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

 
Mỗi ngày đi bộ từ 30-45 phút, nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các bộ phận trên cơ thể bạn!
loi ich cua di bo

1. Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Nghiên cứu cho thấy rằng những người đàn ông trong độ tuổi từ 71-93, nếu đi bộ mỗi ngày nhiều hơn 1 cây số, thì sẽ giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

2. Tăng cơ bắp

Bạn có thể nghĩ rằng để sở hữu những cơ bắp săn chắc thì phải trải qua một sự luyện tập khá khắt khe. Nhưng thực tế, việc đi bộ lại có thể giúp tăng cường cơ bắp rất tốt. Nó không những giúp vùng cơ bắp ở chân, bụng, mông, đùi được chắc khoẻ hơn, mà thậm chí còn khiến vòng eo thon gọn hơn.

3. Rèn luyện tim mạch và giảm huyết áp

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng đi bộ hàng ngày có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch và cao huyết áp, giúp tim khỏe mạnh hơn.

4. Thúc đẩy sức khỏe đường tiêu hóa

Đi bộ mỗi ngày chừng 10-15 phút sẽ mang lại hiệu quả tốt cho hệ thống tiêu hóa và đường ruột. Theo nghiên cứu, đi bộ nhiều còn có thể  làm giảm nguy cơ phụ nữ bị ung thư ruột kết.

5. Cải thiện tâm trạng

Một tuần 5 ngày, mỗi ngày đi bộ từ 30-45 phút, có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn, giúp bạn ít cảm thấy u sầu và trở nên vui vẻ, tự tin hơn.

6. Điều trị bệnh tăng nhãn áp

Đi bộ sẽ giúp làm giảm áp lực ở vùng mắt. Mỗi tuần đi bộ hoặc chạy bộ từ 3 lần trở lên, mang lại nhiều tác dụng tốt đối những bệnh nhân bị tăng nhãn áp.

7. Duy trì vóc dáng

Trên thực tế, chỉ cần đi bộ đơn thuần đã có thể đạt hiệu quả duy trì vóc dáng cơ thể. Đối với những quý cô luôn cảm giác ngon miệng, miễn là một ngày đi bộ một giờ đều có thể duy trì cân nặng ổn định.

8. Giúp xương chắc khỏe

Đi bộ cũng có thể tránh được bệnh loãng xương, nó đặc biệt quan trọng đối với những người già. Đối với phụ nữ lớn tuổi, đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm 30% nguy cơ gãy xương phần hông.

9. Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

Mỗi ngày đi bộ từ 20-30 phút có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường và làm giảm lượng đường trong máu.

10. Tăng cường chức năng tim phổi

Chỉ cần đi bộ, đơn giản cũng có thể giúp cho nhịp hô hấp tăng lên dẫn đến lượng oxy trong máu có thể tuần hoàn nhanh hơn, loại bỏ các chất phế thừa. Ngoài ra còn khiến cho khả năng tự chữa bệnh trong quá trình điều trị tốt hơn.

Đi bộ có vẻ đơn giản là thế, nhưng như bạn đã thấy, nó mạng lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều này quả thực khiến chúng ta phải xem lại lịch trình thể thao của mình. Không nên chần chừ nữa và hãy mau chóng ra ngoài dạo mát thôi…

Theo Letu
My My biên dịch

Việt Nam có trường mẫu giáo vào loại đẹp nhất thế giới

Một trường mẫu giáo ở Đồng Nai lọt danh sách 11 trường đẹp nhất thế giới. Các mẫu thiết kế sử dụng không gian rộng mở, màu sắc tươi sáng để trẻ có thể khám phá một cách tự nhiên.

Nhà trẻ Farming do một công ty nước ngoài đầu tư ở Đồng Nai (Việt Nam) mới đây được vinh danh là một trong những tòa nhà đẹp nhất thế giới bởi Arch Daily, Business Insider đưa tin ngày 17/8. Mái trường được phủ cỏ và những khu vườn, cho phép trẻ nhỏ được kết nối với nguồn gốc nông nghiệp của đất nước.

Kiến trúc sư: Võ Trọng Nghĩa.

Nằm trong danh sách nhà trẻ đẹp còn có École Maternelle Pajol ở Paris (Pháp) mang đến nhiều màu sắc nhất bạn có thể có được trong một trải nghiệm giáo dục. Tòa nhà bốn phòng học được xây dựng vào những năm 1940. Việc tu sửa gần đây của trường đã thêm vào những bức tranh vẽ cầu vồng trong nhà.

Kiến trúc sư: Olivier Palatre.

Mẫu giáo Shining Stars ở thủ đô Jakarta (Indonesia) có những khoảng sân nhỏ để đón nhận ánh sáng tự nhiên và những không gian chơi làm bằng gỗ tự nhiên để trẻ cảm thấy như chúng đang ở bên ngoài.

Kiến trúc sư: Djuhara + Djuhara.

Trường mẫu giáo Fuji ở Tachikawa, Nhật Bản, được xây dựng vào năm 2007 giống như một vòng tròn hoàn chỉnh. Nó khuyến khích trẻ chạy xung quanh trên một lối đi có lót ván trên mái nhà, trèo cây gần đó, “rơi xuống” và di chuyển tự do giữa các phòng không có cửa.

Kiến trúc sư: Takaharu Tezuka.

Trường mẫu giáo OA, ở thành phố Saitama (Nhật Bản), được làm hoàn toàn bằng container chống động đất. Kết quả tạo ra là một kiến trúc có cảm giác công nghiệp. Kiến trúc này vững chắc nhưng vẫn mang lại cho trẻ rất nhiều không gian để đi lại ngoài trời.

Kiến trúc sư: Hibino Sekkei.

Ở Miyakojima, Nhật Bản, trường mẫu giáo Hanazono tương đối rộng lớn, nối liền một mạch từ không gian lát gỗ thành phẩm đến những bãi cỏ được cắt tỉa cẩn thận thông qua cửa trượt.

Kiến trúc sư: Hibino Sekkei, Youji no Shiro.

Trường mẫu giáo Loop ở Thiên Tân (Trung Quốc) gợi hình ảnh của các bong bóng với nhiều cửa sổ bên ngoài. Bên trong là không gian lớn bằng gỗ để chơi cũng với cửa nhiều màu.

Kiến trúc sư: Nhóm kiến trúc sư SAKO

Sarreguemines Nursery, ở Sarreguemines (Pháp) được thiết kế giống như tế bào của con người với trường mẫu giáo ở trung tâm giống như hạt nhân. Vườn bao quanh cấu trúc giống như tế bào chất và nội thất trang trí hoàn toàn bằng màu hồng mang đến một không gian dễ chịu để vui chơi.

Kiến trúc sư: Michel Grasso + Paul Le Quernec.

Trường Cộng đồng Anh John Septimus Roe, ở Beechboro (Australia), mang nét thiết kế Bắc Âu với giếng trời, gỗ dán bạch dương và hiệu ứng màu sắc. Nó thu hút cả những trẻ nhút nhát nhất.

Kiến trúc sư: Nhóm kiến trúc sư thiết kế Brooking

Trường mẫu giáo quốc tế Kensington, Bangkok (Thái Lan), được xây dựng để đánh thức trí tưởng tượng của trẻ em. Những bức tường uốn cong xung quanh tòa nhà làm trẻ không cảm thấy bị đóng hộp trong những đường thẳng cứng nhắc.

Kiến trúc sư: Nhóm kiến trúc sư Plan

Wolfartsweier, ở Karlsruhe (Đức) là trường mẫu giáo với thiết kế mới lạ. Tòa nhà hình con mèo thậm chí có đuôi đầy đủ.

Kiến trúc sư: Tomi Ungerer, Ayla-Suzan Yöndel

Quỳnh Linh (theo Business Insider)

THẢM CẢNH PHÙNG GIA LỘC – CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ

Gia đình nhà văn Phùng Gia Lộc – Ảnh: Tư liệu gia đình
Thành Khương
Sự xuất hiện bút ký Cái đêm hôm ấy đêm gì trên báo Văn Nghệ dạo năm 1988 giống như một quả bom thông tin về một sự thật kinh hoàng ở nông thôn nước ta vốn dĩ vẫn bị bưng bít, che giấu bởi lối tuyên truyền dối trá: sự khốn khổ của con người trong chế độ XHCN sau hơn 40 năm giành độc lập. Trong tâm trạng xúc động mạnh, tôi viết bài bình luận Phải chặn tay bọn cướp!. Dạo ấy, một số người gọi bọn tham quan ô lại ở nông thôn Việt Nam là bọn cường hào mới, riêng tôi chưa ưng, gọi chúng là bọn cướp Chúng cướp của những người dân lao khổ một cách có tổ chức: bắt đầu từ chủ trương, nghị quyết ở hàng Tỉnh rồi triển khai theo kế hoạch, lớp lang định sẵn xuống đến hàng Huyện; chúng tuyên truyền công khai trên loa đài, báo chí…Và tôi gửi cho báo  Văn Nghệ.

Duyên hạnh ngộ

Công bằng mà nói dạo ấy không chỉ có quả bom – bút ký Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc mà còn có quả bom – bút ký Thủ tục để làm người còn sống  của nhà văn Minh Chuyên phản ánh sự đau đớn, bi hài của một quân nhân đã được báo tử, được cúng giỗ hơn chục năm rồi, bống nhiên xuất hiện, về quê nhà với gia đình nhưng không sao có thể hoàn tất được thủ tục để chứng minh rằng mình còn sống, bằng xương bằng thịt hẳn hoi, giữa cõi đời! Dạo đó còn nhiều quả bom như thế nữa. Nhưng với tôi, Cái đêm hôm ấy đêm gì gây ấn tượng rất mạnh…

Hơn một tuần sau khi gửi bài cho Văn Nghệ, một hôm tôi gọi điện đến Tòa soạn hỏi xem bài của mình có được sử dụng hay không. Từ đầu dây bên kia, một giọng đàn ông sang sảng:

– Tôi là Bế Kiến Quốc đây! Xin lỗi, anh ở cơ quan nào vậy?.

– Dạ! Tôi ở Tổng Cục cảnh sát ạ!.

Tiếng anh Quốc cười vang trong máy, sảng khoái:

–  Mời anh sang báo nhá. Phùng Gia Lộc đang ở đây!.

Chẳng cần biết nếp tẻ thế nào, tôi ào đến phòng khách báo Văn nghệ thấy anh Quốc và một người đàn ông chờ sẵn trước cửa Phòng khách. Anh Quốc bắt tay tôi thật chặt rồi quay sang một người đàn ông nhỏ thó, trông có vẻ ốm yếu đang đứng bên cạnh:

–  Phùng Gia Lộc đây!

Đoạn, anh nói với anh Lộc:

– Còn đây, Thành Khương! Hai ông trò chuyện nhé, tôi đang có việc bận.

Tôi siết chặt tay anh Lộc rồi cùng anh vào phòng khách….

Cuộc trò chuyện của chúng tôi kéo dài dễ có đến 2 tiếng đồng hồ. Tôi thật ngạc nhiên  mỗi khi anh cất lời đều trịnh trọng “ Thưa anh Thành Khương”, bèn bảo “ Anh dừng gọi như thế, em ít tuổi hơn anh mà!”. Cuối cùng thì anh cũng đổi cách xưng hô như tôi muốn. Anh Lộc bảo: “Trong số các bài viết về bút ký của tôi thì tôi thích nhất bài của anh. Thành Khương hiểu tôi hơn cả”. Hôm ấy, chúng tôi trò chuyện suốt hai tiếng đồng hồ như hai người thân…

Cái ngày Báo Văn nghệ kỉ niệm 40 năm và đón nhân Huân chương Độc lập hạng nhất ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô, giữa nhiều bạn văn thân thiết và quen biết, anh Lộc chẳng trò chuyện và ngồi lâu với ai mà luôn ngồi bên tôi, đi lại cùng tôi, kể cà lúc giải lao khi uống café.

Sau “Cái đêm hôm ấy…”

Trong lúc cả tôi và Phùng Gia Lộc đang ngóng đợi bài báo được in thì  một hôm, nhà thơ Đỗ Bạch Mai đưa cho tôi xem bài viết đã được đánh máy, có bút tích đã được phê duyệt, rồi bảo: “ Bài của ông đã được duyệt in, xếp số  rồi nhưng giờ đành gác lại vì tình hình  hiện giờ hơi căng, nếu đăng lên thì căng quá nên đành phải gác lại”.

Tôi tiếc đứt ruột vì bài viết tâm huyết của mình không được đăng, phiền muộn mấy ngày liền. Nhưng rồi nghĩ lại, dẫu sao thì mình vẫn còn may mắn là được trò chuyện cùng Phùng Gia Lộc hàng tiếng đồng hồ tại Phòng khách báo Văn Nghệ và nhờ thế mà biết được thêm thảm cảnh của gia đình anh.

Số là, sau Cái đêm hôm ấy thì mẹ anh ốm nặng. Phần vì tuổi cao, sống trong nghèo đói, cơ hàn, lại bị tổn thương nghiêm trọng từ cái đêm bọn cướp vào nhà cướp thóc từ “ cỗ hậu sự của minh” nên chẳng bao lâu sau bà cụ mất. Thương mẹ, giận mình, Phùng Gia Lộc viết đôi câu đối khóc mẹ, treo trên bàn thờ mẹ:

Sống giữa cơ hàn nghĩa sinh ký tử quy mẹ an bài cùng đất! 

Chết trong tức tưởi đành thất kỳ bảo dưỡng con chịu tội với trời!

Nhưng bọn sai nha ở quê anh không chịu nổi. Chúng kéo đến nhà Phùng Gia Lộc, trắng trợn yêu cầu anh gỡ hai câu đối xuống. Anh phân tích giảng giải thế nào chúng cũng không nghe. Những cái đầu bã đậu cắm trên những thân xác nô lệ của chúng sao hiểu nổi văn chương, nghệ thuật. Dọa giẫm một hồi rồi chúng rút đi, nhưng hôm khác, chúng lại đến, bảo chế độ ta làm gì có ai phải “sống giữa cơ hàn và phải chết trong tức tưởi”, rằng câu đối đó là một cách tố cáo, lên án chế độ… Anh Lộc phản kích, dọa sẽ kiện về hành vi vi phạm quyền tự do công dân, chúng mới chịu.

Rồi anh đọc cho tôi nghe một đôi câu đối và bài thơ thật buồn thảm.

Đây, đôi câu đối dặn con, chua xót dường nào: 

Làm việc viết văn, lương ốm đã dồn năm, tết đến vẫn có rượu có thơ, bố không quên ơn Nước.
Theo nghề dạy học, của chợ cấp hàng tháng, xuân về vẫn còn lộc còn hoa, các con phải nhớ đời. 

(“ lộc” và “hoa” trong vế đối cũng là tên vợ chồng anh).

Đây, bài Vô đề, rút trong tập thơ Một mùa Xuân nhớ đời – thảm cảnh gia đình nhà văn:

Các con ngồi đón giao thừa 

Đứa chưa có áo, đứa chưa có quần

Đêm nay ngồi viết thơ Xuân

Rồi ra năm mới biết ăn cái gì!

Vợ đi khất nợ mới về

Pháo giao thừa đã bốn bề nổ vang ! 

Viết lại một câu văn.

Trong bài viết dạo năm 1988 kể trên, tôi có viết một câu bình luận cảm thán như thế này: “Lão Hạc ơi! Chị Dậu ơi! Cả ông và chị đâu có thể ngờ được rằng hơn bốn mươi năm sau, trên đất nước này vẫn còn có những người khổ hơn ông và chị!” – Một trong những câu bình luận mà Phùng Gia Lộc rất tâm đắc.

Giờ đây, trước thảm cảnh của người dân Thanh Hóa, Nghệ An (và không biết còn bao nhiêu nơi nữa) vẫn đang oằn vai gánh hàng chục thứ sưu thuế kinh hoàng, thường xuyên bị bọn tà quyền bóc lột, hà hiếp, đến mức người phụ nữ tàn tật, thuộc diện hộ nghèo chỉ vì nợ 1,7 triệu đồng tiền sưu thuế mà khi chết không được làm giấy chứng tử, không được mượn đồ tang lễ, tức là không được chết; một gia đình một nông dân nghèo, tài sản chỉ còn một chiếc giường nằm là đáng giá nhưng do nợ tiền sưu thuế, cũng bị bọn tà quyền tịch thu…, tôi muốn viết lại câu văn cảm thán xưa:

“Lão Hạc ơi! Chị Dậu ơi! Cả ông và chị đâu có ngờ được rằng trên đất nước này, bảy mươi mốt năm sau vẫn còn nhiều người khổ hơn ông và chị!”./.

Hai thái cực trong vụ nổ súng ở Yên Bái

VOA

Trong khi báo chí trong nước đưa tin nhiều về tang lễ của ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn, thì hầu như không có tờ nào nhắc tới đám tang của nghi can Đỗ Cường Minh. Ảnh chụp màn hình.

Đám tang của ba người chết trong vụ nổ súng ở Yên Bái đang gây nhiều phản ứng trái chiều trên mạng xã hội.

Trong khi báo chí trong nước đưa tin nhiều về tang lễ của ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND tỉnh này, thì hầu như không có tờ nào nhắc tới đám tang của nghi can Đỗ Cường Minh, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

Tin ban đầu cho biết ông Minh là người bắn chết hai ông Cường và ông Tuấn, và cuộc điều tra, theo báo chí trong nước, vẫn đang tiếp diễn.

Truyền thông Việt Nam đưa tin, tang lễ dành cho hai quan chức trên diễn ra “theo nghi thức cấp cao”. Trong số những người tới viếng hai ông Cường và ông Tuấn có nhiều bộ trưởng trong đó có ông Tô Lâm, người đứng đầu ngành công an.

Theo báo điện tử Tiền Phong, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, và các Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, Tòng Thị Phóng, đã gửi vòng hoa kính viếng hai cựu quan chức này.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, một người dân sinh sống gần nhà nghi phạm, cho VOA Việt Ngữ biết rằng vụ bắn người “gây chấn động” không chỉ tỉnh Yên Bái mà còn “cả nước”.

Cư dân này cho biết thêm về tình trạng “các cơ quan đoàn thể không được cho mang hoa tới viếng ông Minh:

“Lãnh đạo cấm, không cho các cơ quan đoàn thể đến và đem vòng hoa. Các cấp dưới phải nghe theo, chứ làm trái, thì công việc của mình không được ổn định. Chứ còn nó không phải cấm người đến”.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc để phỏng vấn với các quan chức tỉnh Yên Bái để xác nhận thông tin này.

Ông Sơn nói thêm rằng nhiều quan chức ở Yên Bái “không được lòng dân”, vì “dân đã nghèo, tham nhũng lại nhiều”.

Các bức ảnh về tang lễ lặng lẽ của nghi can Đỗ Cường Minh đăng trên Facebook hôm 20/8 đã được gần 30 nghìn người like (thích), trong khi clip về tang lễ của hai quan chức tỉnh Yên Bái được gần 800 người like.

Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng viết dưới các bức ảnh lễ tang của ông Minh, xin trích: “Chúc ông yên giấc ngàn thu. Không ai biết rõ được động cơ nào của ông, còn ai đứng đằng sau chuyện này không, nhưng nếu quả thật ông bắn thì đây là một quyết định có tính toán. Dễ gì người ta bỏ tất cả để chơi đến cùng”.

Luật sư Hà Huy Sơn cho biết rằng qua thông tin trên báo chí trong nước, ông chỉ suy đoán về chuyện “quan chức mâu thuẫn về quyền lợi, tranh giành chức quyền thì họ xử nhau thôi”, và nói thêm rằng ông “không chắc chắn được vì không có bằng chứng”.

Ông nói thêm về việc đưa tin vụ này của báo chí Việt Nam:

“Tin của báo chí không khách quan và không có căn cứ pháp lý. Về luật pháp Việt Nam, ai có tội hay không phải do bản án của tòa có hiệu lực, chứ còn cơ quan điều tra hiện nay cũng chưa thể khẳng định ai là thủ phạm của vụ giết người đấy được. Nói chung là báo chí Việt Nam theo sự chỉ đạo, lãnh đạo của đảng mà. Cái nghị quyết của đảng người ta nói là nó còn trên cả hiến pháp, trên cả pháp luật”.

Ông Sơn nói thêm rằng theo quy định của tố tụng hình sự, “nghi phạm chết thì người ta đình chỉ vụ án, không điều tra nữa”.

Luật sư này nói tiếp rằng “nếu người ta điều tra mà không tìm ra được người thứ tư là thủ phạm hay liên quan thì không có cơ sở để khẳng định ai là thủ phạm trong vụ này và [vụ án] chấm hết”.

Hôm 18/8, truyền thông trong nước dẫn lời Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã chính thức khởi tố “vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng”, trong khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nhanh chóng có mặt tại tỉnh này để chỉ đạo giải quyết vụ việc.

____

Mời xem thêm video clip đám tang ông Đỗ Cường Minh:

Sự bạo chi toàn cầu của Trung Quốc đang gặp phải những phản ứng dữ dội

Số tiền đầu tư kỷ lục của Trung Quốc chi ra để thâu tóm các công ty nước ngoài đang gặp phải trở ngại. Hàng loạt thương vụ liên doanh với các nước như Mỹ, Anh, Đức, Úc trong thời gian gần đây đã bị hủy vì những mối lo ngại an ninh quốc gia.

Gần đây nhất, ngày 11/8, Úc từ chối nhà thầu Trung Quốc mua cổ phần công ty điện lưới lớn nhất nước này vì lo ngại an ninh quốc gia. (Ảnh: BBC)

Từ các quốc gia như Mỹ đến Anh, Đức, Úc, sự đề phòng đang gia tăng đối với những nỗ lực mua lại hoặc đầu tư vào các dự án hệ thống lưới điện, nhà máy hạt nhân, lưu trữ dữ liệu và công nghệ robot của các công ty Trung Quốc, thường được nhà nước hậu thuẫn.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang chi tiền vào những thương vụ nước ngoài nhiều hơn bao giờ hết, và giới chính trị gia phương Tây đang lo lắng về những tác động tiềm ẩn của các giao dịch với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Nguy cơ an ninh quốc gia ngày càng cao vốn đã nằm trong sự tiên liệu của chúng ta khi nói về các nhà đầu tư Trung Quốc” , Ke Geng, một đối tác của công ty luật O’Melveny & Myers, người tư vấn cho các công ty Trung Quốc đầu tư nước ngoài nói. “Nó cũng được kết nối với môi trường chính trị quốc tế”.
Mới đây (11/8), chính phủ Úc đã từ chối thương vụ đấu thầu của công ty điện lực nhà nước Trung Quốc và một công ty Hồng Kông muốn kiểm soát công ty điện lưới lớn nhất nước này vì lo ngại về an ninh quốc gia.

Việc đó xảy ra chỉ vài tuần sau khi chính phủ Anh bất ngờ tuyên bố sẽ xem xét lại kế hoạch cho xây dựng nhà máy điện hạt nhân trị giá 24 tỷ USD sử dụng nguồn vốn vay từ Trung Quốc.

Một cố vấn cao cấp của tân Thủ tướng Anh Theresa May trước đó đã cảnh báo phản đối việc “cho phép một nhà nước không thân thiện dễ dàng xâm nhập vào cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia” , điều này cho thấy các mối lo ngại an ninh đứng đằng sau sự xem xét đó.

Tuy nhiên, các quyết định trên không được Bắc Kinh chấp thuận, họ cáo buộc Úc thi hành chính sách bảo hộ và cảnh báo Anh rằng mối quan hệ song phương này có thể rơi vào tình cảnh bấp bênh vì dự án hạt nhân vừa qua.

Dự án nhà máy điện hạt nhân ở Anh. (Ảnh: EDF)

Một bài báo của hãng tin Tân Hoa Xã tại Trung Quốc còn cho biết, “Việc Trung Quốc cố gắng thâu tóm mạng lưới điện của các nước cho động cơ kín đáo là vô lý và gần như hài hước, vì các doanh nghiệp nước này đã được công nhận rộng rãi trên thế giới rằng luôn xem uy tín kinh doanh rất quan trọng trong bất kỳ hoạt động nào của công ty”.

Tại Hoa Kỳ, những thương vụ lớn của Trung Quốc cũng được theo dõi sát sao. Công ty lưu trữ dữ liệu Western Digital cho biết, trong tháng 2 họ đã hủy bỏ dự án trị giá 3,8 tỷ USD từ một công ty Trung Quốc vì Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ quyết định điều tra thương vụ này.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng kêu gọi các ủy ban thăm dò việc Trung Quốc thâu tóm Sở giao dịch chứng khoán Chicago và thương vụ lớn nhất của Trung Quốc tại nước ngoài, chi 43 tỷ USD để mua lại công ty hạt giống và thuốc trừ sâu toàn cầu Syngenta (SYENF).

Trong khi đó, sự tiếp quản công ty robot Kuka, Đức của công ty sản xuất thiết bị Trung Quốc Midea đã góp phần kêu gọi châu Âu ra các biện pháp cứng rắn hơn nhằm đáp trả những làn sóng đầu tư của Trung Quốc.

Những căng thẳng leo thang đến từ các thương vụ lớn chủ yếu liên quan đến việc gia tăng các thương vụ làm ăn với Trung Quốc
“Nếu có nhiều thương vụ hơn, nghĩa là có nhiều giao dịch hơn sẽ phải vượt qua sự đánh giá an ninh quốc gia, và nhiều thương vụ hơn nữa bị chặn bởi các chính phủ”, Geng nói.

Tuy nhiên, ông và những người khác không mong muốn các công ty Trung Quốc bị hoãn lại bởi những khó khăn mà một số người đã phải gánh chịu.

“Tôi không nghĩ rằng những chướng ngại này sẽ ngăn chặn nỗ lực của họ trong tương lai”, Chen Lin, một giáo sư tài chính tại Đại học Hồng Kông cho biết. “Đầu tư ra nước ngoài là một xu hướng đang diễn ra, không chỉ đối với doanh nghiệp nhà nước, bạn có thể thấy ngày càng có nhiều công ty tư nhân ở Trung Quốc đang cố gắng để giành được các dự án nước ngoài”.
“Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng thường biết rõ những thử thách mà họ có thể phải đối mặt để hoàn thành giao dịch, trong đó những đánh giá an ninh quốc gia là mối lo ngại hàng đầu của họ” , theo Geng.
Ông cho biết họ có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách lên kế hoạch trước cho những sự phản đối có thể phát sinh. “Nếu những vấn đề đó được giải quyết thỏa đáng, họ vẫn có thể thành công trong các giao dịch”.
Theo CNN Money