Khởi công dự án nghìn tỷ tại Ninh Thuận

Sáng nay (27/8), tại tỉnh Ninh Thuận, trước khi dự Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự, phát lệnh khởi công dự án nhà máy điện gió Trung Nam và khu đô thị biển Bình Sơn-Ninh Chữ.

Đây là các dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về năng lượng tái tạo và du lịch để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Dự án Nhà máy Điện gió Trung Nam tại Ninh Thuận là dự án điện gió đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận, có vốn đầu tư lên đến hơn 3.965 tỷ đồng do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) làm chủ đầu tư.

Với tổng công suất 90 MW, dự án được khởi công hôm nay (27/8), trên địa bàn 2 xã Bắc Phong và Lợi Hải, huyện Thuận Bắc với 45 turbine gió công suất 2 MW/chiếc đặt trên tháp đỡ turbine cao 95 m. Đây sẽ là dấu mốc mới hướng đến nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng của thế giới và được Chính phủ khuyến khích đầu tư, phát triển.

Giai đoạn 1 của dự án dự kiến hoàn thành vào quý IV/2017 và sau khi đưa vào vận hành, nhà máy điện gió Trung Nam có nhiệm vụ chính là phát điện cung cấp cho hệ thống điện quốc gia.

Theo chủ đầu tư, với 14 vùng gió trải rộng gần 8.000 ha, Ninh Thuận là một trong những tỉnh đầy tiềm năng trong phát triển điện gió. Vào những tháng gió mùa, Ninh Thuận đạt tỉ lệ gió Nam và Đông Nam lên đến 98% với vận tốc trung bình gần 6-7 m/s ở độ cao 65 m, tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cột điện gió công suất từ 2-3,5 MW.

Trước đó, Thủ tướng đã phát lệnh khởi công Dự án khu đô thị biển Bình Sơn-Ninh Chữ có tổng vốn 850 tỷ đồng, do công ty cổ phần Hacom Holdings làm chủ đầu tư.

Khi hoàn thành dự kiến vào quý III/2020, dự án sẽ có khoảng 10 khách sạn cao cấp 4 sao, 5 sao (dọc đường Yên Ninh) và khoảng 200 khách sạn 2 đến 3 sao, các khu biệt thự, nhà liền kề, thương mại được đầu tư đồng bộ, khoảng 1.000 căn hộ cao cấp phục vụ các chuyên gia đến làm việc tại Ninh Thuận; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư khách sạn, dịch vụ, trung tâm thương mại…; tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển tiềm năng du lịch của tỉnh đến năm 2020.

Chinhphu.vn

Lê Kiên Thành Kể Về Người Chị Lê Vũ Anh, Con Gái Lê Duẩn

Kim Trang

Maslov cầm di ảnh vợ, Lê Vũ Anh. Nguồn: tư liệu gia đình Maslov

Vừa đọc xong bài viết của Thảo Nguyên về chuyện cô con gái rượu của Lê Duẩn. Từ hải ngoại và là một nạn nhân cộng sản, tôi xin có đôi lời cùng ông Lê Kiên Thành.

Những ai sinh ra và lớn lên ở Miền Nam trước 1975, đều biết rằng những “lãnh tụ” miền Bắc, từ HCM, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Duẩn v.v…, là những người có máu lạnh, hiếu chiến, sẵn sàng nướng hằng triệu thanh niên miền Bắc vào cõi chết cho một chủ nghĩa phi dân tộc. Đối với hằng triệu nạn nhân của cộng sản, giả thuyết cho rằng chính Lê Duẩn góp phần vào cái chết của Lê Vũ Anh cho sự nghiệp của ông ta là một giả thuyết hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhưng ở đây chỉ xin đề cập đến những điểm thú vị khác để những thế hệ trẻ sinh ra và đang lớn lên ở VN hiểu được rằng, trước 1975 đã tồn tại ở miền Nam một chế độ cởi mở, tiến bộ VNCH, khác hẳn miền Bắc CS phong kiến, khép kín, giáo điều.

1) Thập niên 60, 70 ở miền Nam, phụ nữ Việt lấy chồng ngoại là chuyện thường tình. Xã hội miền Nam hoàn toàn chấp nhận và có luật pháp bảo vệ. Còn miền Bắc thì, chính Lê Vũ Anh xác nhận, du học sinh nữ bị bắt gặp có bạn Liên Xô sẽ bị đuổi về nước, bị cho là phản bội. Phản bội cái gì thì không thấy đề cập đến. Phản bội dân tộc hay phản bội Đảng?

2) Ông Lê Kiên Thành cho biết: chị Lê Vũ Anh vào đảng CS năm lớp 10, tức vào khoảng 17 tuổi. Như vậy đảng ta có vấn đề con ông cháu cha từ những năm 70. Nếu không có Lê Duẩn chắc gì con gái LêVũ Anh đã được vào đảng sớm như vậy. Thử hỏi cô này có công trạng gì?

3) Khi Lê Vũ Anh xin vào Nam chiến đấu, Lê Duẩn bác ngay vì gian khổ, vất vả. Té ra con ai chết thì được, con mình chết thì không. Đẩy hằng triệu thanh niên miền Bắc vào Nam chết cho đảng, còn Lê Vũ Anh thì bắt “hy sinh” đi du học Liên Xô. Xỏ lá ba que là đây. Cho những người còn mơ ngủ rằng đảng ta ngày xưa tốt hơn đảng bây giờ. Xin quý vị thức tỉnh ngay: đảng CS từ lúc chào đời cho đến hôm nay vẫn láo khoét như xưa, hay còn hơn xưa, không thay đổi một ly nào cả.

4) Ông Lê Kiên Thành cho rằng, con rể Viktor Maslov là một thiên tài nhưng hơi bị “điên”. Bằng chứng là Maslov dùng máy đo phóng xạ để kiểm tra gia đình Thành khi họ đến thăm. Điều này chứng tỏ Maslov đã quá hiểu chế độ CS, CS Liên Xô hay CS VN đều giống nhau. Một khi chúng muốn giết ai, chúng sẽ không chừa một thủ đoạn nào để đạt mục tiêu, kể cả viên phóng xạ hòa tan trong nước uống. Một điệp viên Nga đào tẩu sang Anh, ông Alexandre Litvinenko đã bị giết bởi cách này.  Ông Thành nên nhớ rằng, không chỉ một mình Maslov bị ám ảnh, sợ một đòn thù từ phía VN, mà ngay cả Lê Vũ Anh cũng sợ. Chị tự trang bị súng để tự vệ khi cần và tiên đoán trước cái chết của mình chỉ vì có chồng Liên Xô.

5) Khi Lê Duẩn sang “chầu” Liên Xô, ông không gặp con rể Maslov, chỉ gặp con và cháu. Theo tôi đó không phải là thái độ chấp nhận, rộng lượng, dĩ hòa vi quý cho con gái Vũ Anh.

6) Cô Lê Vũ Anh mất lúc chỉ mới 31 tuổi (năm 1981) vì lý do chảy máu không cầm được trong lúc sinh. Đây là lý do lãng xẹt, khó tin nhất chỉ có thể xảy ra trong chế độ CS.

Có bao giờ ông Lê Kiến Thành suy nghĩ về những gì đã xảy ra cho gia đình ông? Nếu có đạo Phật có bao giờ ông nghĩ về chuyện báo oán? Bao nhiêu linh hồn chết oan dọc Trường Sơn, cổ thành Quảng Trị quê hương ông, chết trên đường vượt biên, vượt biển, chết trong trại cải tạo và đang chết dần mòn dọc bờ biển miền Trung, thế rồi bản thân ông, con cháu ông, con của chị Lê Vũ Anh đang được cái gì?

Hậu quả của những quyết định của Lê Duẩn, ba của ông, là đây. Là một đất nước hoang tàn xơ xác, sắp bị sát nhập vào Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp. Các cháu của ông, con của chị Lê Vũ Anh, đang sống bên Anh, một đất nước mà các ông cho rằng xấu xa, tư bản giẫy chết. Thật là một sự trớ trêu. Vậy thì các anh đánh miền Nam để làm gì?

Cùng là người Việt, lại là đồng hương, nghĩa tử nghĩa tận, xin chia buồn cùng ông về những mất mát, đau khổ đã xảy ra cho chị Lê Vũ Anh. Lời chia buồn này sẽ chân thật biết bao nếu những người trong cuộc không phải là đảng viên CS.

8 minh chứng cho thấy đạo đức xã hội Trung Quốc hủy hoại, không gì cứu vãn

Những năm gần đây, đạo đức xã hội tại Trung Quốc đang trượt trên dốc lớn. Những hành vi thiếu văn hóa của người dân Trung Quốc đang liên tục xảy ra hàng ngày, cuộc sống của dân chúng tại tầng lớp thấp vô cùng khó khăn, cơ cực…

Nhiều người cho rằng: “Con người Trung Quốc ngày nay không còn hiểu lễ nghĩa là gì? Có phân tích lại cho rằng: “Nguyên nhân của thảm cảnh này là vì văn hóa truyền thống Trung Quốc đã bị phá hoại và thay thế”…

Hãy xem những chùm ảnh phản xã hội bách thái của Trung Quốc dưới đây, chắc chắn rằng sẽ khiến mọi người phải giật mình khiếp sợ.
1. Mẹ nhảy lầu vì không có tiền sính lễ cho con

Tại một hộ gia đình ở Thiên Tân, đôi vợ chồng 80 tuổi vì mua phòng cưới cho con trai nên đã dùng hết số tiền tích cóp thậm chí còn phải vay muợn thêm 30 vạn tệ.

Gần đến ngày hôn lễ, con trai lại yêu cầu 6 vạn tệ tiền sính lễ theo yêu cầu của bên nhà gái, vòi vĩnh bố mẹ suốt mấy ngày liền. Người mẹ thương con trai, nhưng không kiếm đâu ra tiền rồi vừa khóc vừa nói rằng: “Con à, như thế này có phải con muốn mẹ chết hay sao?”

Người con trai lạnh lùng, vô tâm đáp lời: “Thế thì bà chết đi!”. Người mẹ buồn bã, tuyệt vọng nhảy từ trên tầng 5 xuống vàchết ngay tại chỗ.
2. Sự đối lập giàu và nghèo

Bữa ăn trưa của công ty của quan chức nào đó toàn ăn bánh làm từ gạch cua. Trong khi đó, tại một vùng nghèo khó của Trung Quốc. Một đứa trẻ chỉ được ăn mì tôm mẹ nấu vào đúng ngày sinh nhật của cậu. Khiến nhiều người rưng rưng nước mắt khi nhìn thấy sự đối lập quá lớn này.
3. Quân nhân đánh đập tàn nhẫn nữ nhân viên thu vé

Tại bãi đỗ xe Quốc tế Lập Phong, Thành phố Tây An, tài xế xe quân đội và một nữ nhân viên quản lý thu vé đã có lời qua tiếng lại. Tài xế xuống xe không nói một lời, đấm đá túi bụi, nữ nhân viên bất tỉnh nằm trên nền đất lạnh băng. Dân chúng phẫn nộ, tài xế tuyên bố: “Tôi là không quân Chính Ủy! Các ngươi chớ có xen vào”.

4. Dàn dựng vụ tự thiêu để lấy cớ đàn áp 100 triệu người

Trước đó, bức ảnh tự thiêu do cơ quan đặc vụ 610 của Trung Quốc dàn dựng tại Thiên An Môn ngày 23/01/2001 nhằm kích động dư luận và lấy cớ đàn áp phong trào tập luyện Pháp Luân Công, một môn khí công cổ truyền có nguồn gốc Phật Gia dạy người hướng thiện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Theo thống kế lúc bấy giờ, ở Trung Quốc có khoảng 100 triệu người theo tập, nghĩa là trung bình cứ 10 người thì có 1 người tập Pháp Luân Công. Chính vì số lượng lớn người theo tập, vượt quá cả số đảng viên là 60 triệu người, nên đã khiến ông Giang Trạch Dân, chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ, sinh tâm đố kỵ và quyết tâm đàn áp và tận diệt những người tốt này.

5. Trộm xe đạp cho con, đi tù 4 năm; lái xe ô tô đâm chết người, đi tù 3 năm!

Người đàn ông 42 tuổi vì muốn có tiền chữa bệnh cho cô bạn gái 37 tuổi bị ung thư, đã ăn trộm một chiếc xe đạp điện nên phải vào tù. Thời hạn thi hành án là 4 năm. Ngày 12/11/2010, hai người đã cử hành một hôn lễ đơn giản ở trong tù, cảnh hôn lễ giống như trong truyện cổ tích này, khiến hàng trăm người phải rơi lệ.

Trộm một chiếc xe đạp điện bị tù 4 năm, Con trai của Lý Cương đâm xe chết người bị tù có 3 năm. Tại Trung Quốc một mạng người còn không bằng một chiếc xe đạp điện.

Khắc họa chân thực về việc “hiếp đáp dân nghèo tay không tấc sắt”. Những nhân viên trật tự đô thị này không hiểu được rằng người sống trong lớp đáy của xã hội họ cũng có danh dự và lòng tự trọng.

6. Cứu 19 người, nhưng không được đi viện, ân nhân chết không ai tới tiễn đưa
Một nông dân nghèo 44 tuổi tại Trùng Khánh. Khi anh đang đi trên đường nhìn thấy một xe buýt chở đầy hành khách rơi xuống hồ. Không một chút đắn đo, anh lập tức nhảy nước rồi đập vỡ cửa kính cứu được 19 người đang bị ngạt trong xe và cố gắng đưa lên bờ. Nhưng bản thân ông do bị sặc và ngâm nước lạnh trong thời gian quá lâu nên bị bệnh phổi.


Ông đã xin Chính phủ giúp đỡ nhưng không ai quan tâm, chỉ biết mượn tiền chạy chữa mấy tháng, rồi sau đó do không đủ tiền trị bệnh đã qua đời. Khi đi mai táng, trong số 19 người được cứu không một ai đến đưa tiễn ông.
7. Trợ cấp dân nghèo, tiện thể cưỡng hiếp con cháu họ

Huyện Lô Thị, tỉnh Hà Nam là huyện nghèo cấp Quốc gia, hạng mục tiền trợ cấp cho dân nghèo trở thành công cụ để cán bộ địa phương vơ vét tiền của và ức hiếp người dân.

Bí thư họ Quách thôn Quả Giác làm trợ cấp nghèo đói cho mẹ già 80 tuổi của nông dân Lữ Ngọc Lương, nhưng khi thấy con gái bà xinh đẹp đã cưỡng hiếp cô gái ngay trước mặt bà nội và cha. Người cha nhanh chóng gọi điện thoại cầu cứu người khác nên mới được tha.
8. Túm tóc, bóp cổ mẹ để đòi mua quà

Cậu con trai khóc lóc đòi mẹ mua đồ chơi. Vì không có tiền nên mẹ không mua. Thế là thằng bé ngang bướng túm tóc mẹ. Bà mẹ năn nỉ nói: “Bỏ tay ra đi, đau quá.”

Một cô gái khoảng 20 tuổi đến để giải cứu liền bị cậu quát “cút đi”. Thằng bé càng trở nên liều lĩnh, giơ tay lên bóp cổ mẹ. Bà mẹ bị ngạt đỏ cả mặt, lực bất tòng tâm, cuối cùng đành phải chịu thua.

Trung Quốc đương đại, nhìn bề ngoài phồn vinh nhưng tiềm ẩn hiểm họa xã hội nghiêm trọng, cơ sở vật chất dù sung túc nhưng tinh thần con người thì trống rỗng. Dục vọng thả cửa cùng lối sống thượng tôn kim tiền khiến lòng người ồn ào nông cạn, con người đứng trước thách thức nghiêm trọng về văn hóa tinh thần…

Nhiều người Trung Quốc đặt vấn đề: “Xã hội này đang xảy ra chuyện gì vậy? Nó thực sự bại hoại lắm rồi”.

Vì vậy, để ngăn chặn sự suy thoái đạo đức, người Trung Quốc phải phải giáo dục giới trẻ hiểu được ý nghĩa chân chính của hai chữ “làm người”, hiếu thuận với cha mẹ.

Hiểu được thiện ác có báo, nhân quả báo ứng không phải chuyện viển vông. Biết cách nhận diện chính tà để có lựa chọn đúng đắn trong ứng xử. Làm được như thế thì xã hội mới có nền móng vững chắc và quay trở lại sự phồn vinh thật sự.
Hà Châu tổng hợp /Thoibaotoday

Rối loạn tại Quân khu II: từ cái chết của tướng Lê Xuân Duy đến cuộc thanh toán máu nhuộm Yên Bái

Đôi lời: Một người thân ở Phú Thọ cho biết thông tin về thiếu tướng Lê Xuân Duy, tư lệnh QKII, như sau: “Trước khi được cất nhắc, ông Duy đã có đàn em mua cho miếng đất ở Hà Nội khoảng 30 tỷ. Ông Duy đã ly dị vợ đầu và lấy vợ 2. Hôm ông thiếu tướng mất, hai bà vợ tranh nhau hòm tiền phúng điếu. Bà vợ lớn bảo bà vợ 2 rằng, bà đã có miếng đất 30 tỷ rồi, giờ tôi lấy hòm tiền này. Bà 2 không chịu. Hai bà không ai chịu nhường ai, nên Quân khu II bê hòm tiền phúng điếu về, đợi 2 bà giải quyết xong mới trả lại“.

Mời bà con đọc tiếp bài này để tham khảo thêm thông tin. Rất khó để kiểm chứng một số thông tin trong bài này.

____

Dân Làm Báo

Nguyễn Trọng Dân

H1

Phe phái Nguyễn Phú Trọng cần phải loại Phạm Duy Cường ra khỏi vị trí bí thư tỉnh Yên Bái cho vấn đề tranh chấp chức tư lệnh tại QK II “hạ nhiệt” bớt. Tuy nhiên, vì tình huống tranh chấp chức tư lệnh tại QK II đang quá căng thẳng, TƯ không còn thời giờ để bơi móc điều tra sự hối lộ của bí thư Cường để triệt hạ nên đành phải ra tay thanh toán bí thư Cường càng sớm càng tốt – chỉ mười một ngày sau khi tướng Duy từ trần...

I. Địa thế Quân khu II:

Quân-khu II (QK II) bao gồm một địa hình rộng lớn từ huớng biên giới tây bắc Việt-Trung đến Hà Nội bao gồm các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, và Vĩnh Phúc. QK II có quân số trên 35 ngàn người tập trung chủ yếu vào sư đoàn Bộ binh 316 và 355, lữ đòan Thiết-giáp 406 và lực lượng phòng không thuộc lữ đoàn Phòng-Không 297. Bộ chỉ huy QK II nằm tại Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ áng ngữ che chắn phi trường quốc tế Nội Bài, bộ Tư Lệnh Thủ Đô và trấn giữ đầu nguồn sông Hồng lẫn sông Đà. (Phú Thọ vốn là đất của các vua Hùng đời trước, có đền thờ tại núi Nghĩa Linh hiểm trở.)

Chỉ ba tỉnh Sơn La, Vĩnh Phúc và Phú Thọ không thôi, dân số mỗi tỉnh đã hơn một triệu người, các tỉnh còn lại dân số ít nhất trên bảy trăm ngàn người nên tự bản thân QK II có một sức mạnh kinh tế lẫn quốc phòng rất quan trọng cho Việt Nam ở huớng biên giới Việt -Trung. Quân khu II cũng nhận trách nhiệm bảo vệ hai nhà máy thủy điện quan trọng cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, một ở tỉnh Sơn La với công suất là trên mười tỷ KW và một ở Tuyên Quang với công suất khoảng trên 3 tỷ KW mỗi năm.

III. Ảnh huởng của QK II đối với chiếc ghế tổng bí thư:

Do vị thế án ngữ che chắn cho Hà Nội, QK II mà mất nếu có giao tranh Việt-Trung xảy ra thì Hà Nội khó lòng mà đứng vững. Cũng vì vậy, tư lệnh QK II (TLQK II) có một ảnh huởng đặc biệt đến vị trí Tổng Bí thư (TBT) của đảng cộng sản, vốn được coi là người đứng đầu quân đội với chức danh Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Do đó, TLQK II mà làm loạn hay không cùng bè phái thì cái ghế TBT sẽ bị lung lay ngay lập tức.

Cụ thể là TBT Lê Khả Phiêu đã phải rớt đài nhường ghế cho anh trẻ nít Nông Đức Mạnh vô tài do Phiêu có nhiều bất mãn với tướng Ma Thanh Toàn vốn là TLQK II từ năm 1998. Trong suốt thời gian làm TBT từ năm 2001 cho đến hết 2011, Nông Đức Mạnh hết sức cưng chiều tướng Ma Thanh Toàn cho đến khi Toàn nghĩ hưu vào năm 2007.

Sau năm 2007, quyền uy và thanh danh của Nguyễn Tấn Dũng lên như cồn nên Dũng lập tức lấn quyền của TBT, bổ nhiệm tướng Đỗ Bá Tỵ vào chức TLQK II thế tướng Toàn lúc bấy giờ cho yên dạ dù Tỵ lúc bấy giờ chỉ mới có lon thiếu tướng mà thôi.

Cũng xin được nhắc lại là tướng Ma Thanh Toàn lên làm TLQK II năm 1998 là do có sự ám toán dẫn đến tai nạn máy bay tại Lào khiến nhiều tướng lãnh bị tử nạn vào năm trước đó – tức là năm 1997, trong đó có trung tướng Trần Tất Thanh, vốn đang là TLQK II thay thế cho tướng đàn anh là Đào Trọng Lịch. Tướng Lịch cũng bị chết trong cùng tai nạn với tướng Thanh sau khi để lại chức TLQK II cho tướng Thanh để về trung ương đảm nhiệm chức phó Chủ tịch Quân ủy Trung Ương khi Lê Khả Phiêu vừa lên đảm nhiệm chức TBT cũng cùng vào năm 1997. Rõ ràng, Phiêu gạt bỏ từ Lịch đến Thanh và đưa Toàn vào chức TLQK II cho yên dạ ở chức TBT nhưng do làm ăn quá bết bát, mích lòng quá nhiều người trong giới chóp bu, dưới áp lực từ nhiều huớng trong đảng, Ma Thanh Toàn đã phải phủi tay với Phiêu mà thờ Mạnh.

Khi tướng Tỵ về trung ương để làm Tham Mưu Trưởng vào năm 2010 thì nhường ghế tư lệnh quân khu lại cho trung tướng Dương Đức Hòa. Tướng Hòa được Tỵ lựa vì cũng là người cùng tỉnh Phú Thọ với Tỵ. Cho nên có thể nói, vây cánh tướng lãnh gốc tỉnh Phú Thọ nắm chặt QK II kể từ khi Tỵ về làm tư lệnh nơi này vào năm 2007. (Trước đây, tướng Đào Trọng Lịch lại là dân gốc tỉnh Vĩnh Phúc.)

Tuy nhiên, Thủ tướng Dũng bắt đầu thất thế từ năm 2014 trở đi và qua đến năm 2016 thì gần như không còn đủ sức mạnh để thao túng nỗi bộ Quốc Phòng (QP) như trước nữa.

Phe đảng của TBT Nguyễn Phú Trọng liên kết chặt chẽ với nội gián của Trung Cộng cùng với phe của Trương Tấn Sang để nắm lại quyền chủ động của mình đối với Phùng Quang Thanh, vốn là bộ trưởng QP từ năm 2006 – cũng là năm Dũng lên làm thủ tướng.

Phùng Quang Thanh cũng là người gốc Vĩnh Phúc thuộc QK II. Thanh trước theo Dũng vì Dũng trọng đãi, cho ăn hối lộ ngập mặt cũng như làm ngơ cho Thanh dành đất đai của quân đội để thuê mướn đầu tư nhưng sau Thanh lại phản Dũng vì do bất đồng với Dũng trong cách thức chia chác tiền tài từ các công ty do quân đội kiểm soát. Thanh cũng bất đồng với Dũng về việc thúc đấy mối quan hệ quân sự với Mỹ. Đó là chưa kể bất đồng giữa Dũng và Thanh gia tăng khi Dũng độc quyền kiểm soát bổ nhiệm các tướng quân khu ở miền Trung và miền Nam cũng như độc quyền thăng lon tướng vượt qua mặt của Thanh. Những bất đồng này giúp TBT Trọng có đủ lý do để thuyết phục Thanh bỏ Dũng, phản Dũng để giúp Trọng truất phế Dũng khiến Dũng hết cách buộc phải đi đến quyết định giam cầm Thanh để rồi nội vụ đổ bể và Dũng bị đá văng khỏi TƯ sau đó trước áp lực của Trung Cộng (sẽ trình bày chi tiết hơn ở phần VI.)

Sau khi thủ tướng Dũng rớt đài thì vây cánh của Trọng lật đật hất tướng Tỵ ra khỏi bộ Quốc Phòng cho về Quốc Hội ngồi chơi xơi nước; đồng thời vây cánh của Trọng cũng muốn cố nắm lại QK II từ trong tay của vây cánh tướng lãnh gốc Phú Thọ đàn em của Dũng cho thiệt lẹ để an tâm! Do đó, tướng Lê Xuân Duy, vốn gốc Vĩnh Phúc cùng tỉnh với tướng Phùng Quang Thanh, được thăng chức từ tư lệnh bộ chỉ huy quân sự Yên Bái lên TLQK II vào tháng Năm năm 2016, tức là chỉ bốn tháng sau khi Trọng thành công loại được thủ tướng Dũng ra khỏi trung ương vào tháng Giêng năm nay.

III. Máu nhuộm Yên Bái:

Đúng ba tháng sau khi đảm nhiệm chức vụ TLQK II, tức vào tháng Tám năm nay, tướng Duy từ trần! Đảng cộng sản chỉ loan báo chung chung là mắc bệnh hiểm nghèo mà thôi!

Đúng mười một ngày sau khi tướng Duy chết, bí thư lẫn Chủ-tịch Hội đồng Nhân dân của tỉnh Yên Bái, nơi tướng Duy làm việc bao năm cũng bị thanh toán bắn chết tại chỗ!

Tướng Duy chết đi, bất luận là do bệnh hay bị ám toán thì cũng đều làm cho phe đảng các tướng lãnh gốc tỉnh Phú Thọ của tướng Tỵ có cơ hội quay trở lại nắm QK II trừ phi TƯ đủ mạnh để ngăn cản việc này. Tướng Tỵ khuất thân ngồi chơi xơi nước ở Quốc Hội không có nghĩa là đàn em của ông ta chịu lép vế. Muốn nắm trong tay chức Tham Mưu Trưởng thì nhóm tướng lãnh phe của Tỵ phải nắm lại QK II vừa mới bị để mất vào tay của TƯ hơn ba tháng qua.

Trong lúc TBT Trọng ở TƯ còn đang phải dẹp bớt ảnh huởng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong quân đội thông qua các tướng tư lệnh các quân khu ở các tỉnh phía Trung & Nam thì tranh dành nắm quyền tư lệnh ở QK II rõ ràng khiến TƯĐ ở Hà Nội không ít thì nhiều cũng bị đuối tay.

Tướng Duy xuất phát từ vị thế tư lệnh đóng ở Yên Bái, được hậu thuẫn và có qua lại thân thiết trong suốt bao năm qua với bí thư Yên Bái là ông Phạm Duy Cường cũng như cánh tay phải của Cường là ông Ngô Ngọc Tuấn, chủ tịch HĐND, nên việc đặc trách tướng Duy về làm TLQK II gần như là do ông Cường thúc đẩy. Lúc bấy giờ là vào tháng Năm khi TƯ còn đang lo cố đè các tướng tư lệnh các quân khu phía Nam thân Nguyễn Tấn Dũng nên không thể rãnh tay chủ động, đành đồng ý với đề nghị của ông Cường.

Khi tướng Duy mất đi, Hà Nội buộc phải có chọn lựa vì không thể để QK II làm loạn và tuột khỏi sự kiểm soát của TƯ được nữa. Và sự lựa chọn của Hà Nội dẫn đến cuộc thanh toán hai cán đầu tỉnh Yên Bái như tin tức đã đưa.

IV. Nội vụ của cuộc thanh toán tại tỉnh Yên Bái:

Vào sáng sớm ngày 18 tháng Tám, cả ba cán đảng đầu tỉnh Yên Bái là ông Đỗ Cường Minh, chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Yên Bái, ông Phạm Duy Cường, bí thư tỉnh và ông Ngô Ngọc Tuấn, trưởng ban tổ chức nhân sự tỉnh kiêm chủ tịch HĐND đều bị bắn chết tại trụ sở tỉnh. Hai nạn nhân là ông Minh và ông Tuấn chết cùng phòng và ông Cường chết tại phòng làm việc của mình nhưng cùng lúc.

Trừ ông Minh cục kiểm lâm ra, cả hai nạn nhân kia đều bị bắn ba viên đạn trong tư thế ngồi và chết tại chỗ. Ông Minh thì chỉ bị một phát ngay sau gáy và chết tại bệnh viên khi thủ tướng “Mát-de” Phúc đến thăm. Ông bí thư Cường bị một phát đạn vào đầu và hai phát còn lại vào ngực và bụng.

Căn cứ trên cách suy luận của ngành tội phạm học, hai nạn nhân ông Minh và ông Tuấn đang tại phòng làm việc của ông Tuấn, ông Tuấn ngồi tại bàn và ông Minh đang đứng để bàn bạc công việc thì ít nhất hai sát thủ bước vào phòng – một bắn ông Minh từ đàng sau và sát thủ còn lại bắn vào ngực và bụng ông Tuấn đang gồi tại bàn; cùng lúc đó, bí thư Cường cũng bị sát thủ xông vào bắn tại phòng làm việc ở ngực và bụng.

V. Thật giả của bản tin do đảng CSVN loan báo:

Văn phòng làm việc của bí thư Cường và chủ tịch HĐND Tuấn cách nhau khoảng gần 200 thước buộc các sát thủ phải ra tay đồng loạt để hai nạn nhân ở hai nơi không kịp phản ứng cho nên không có việc sát thủ đi từng phòng một giết từng nạn nhân như loan tin do tiếng súng nổ phòng này sẽ làm náo động nhiều phòng khác khiến mức thành công của sự ám sát bị giảm hẳn.

Ông Minh được chở vào bệnh viện có khả năng cứu sống dù rất nhỏ nhoi, thậm chí có thể bị liệt ốc nhưng trước sự hiện diện của thủ tướng “mát de” Phúc một cách kỳ lạ tại phòng cấp cứu, nhân viên làm việc tại nhà thương đã dặn dò thân nhân ông Minh về nhà lo bề hậu sự.

Điều này cho thấy sự hồi tỉnh của ông Minh rất nguy hiểm cho phe phái ra lệnh thanh toán. Bọn chóp bu của đảng tại Hà Nội lo lắng thấy rõ và cần biết chắc ông Minh đã chết chưa thông qua sự bộp chọp của thủ tướng “mát-de” Phúc đến tận phòng cấp cứu mà không bận áo khử trùng như đúng thủ tục y khoa.

Dựa vào số viên đạn trên mình nạn nhân, ông Minh rõ ràng không nằm trong danh sách cần bị giết mà chỉ là vô tình hiện diện tình cờ tại nơi thanh toán nên vạ lây.

Hành lang văn phòng nơi hai ông bí thư và chủ tịch tỉnh làm việc có ít nhất gần 50 người văn thư nhân viên thuờng xuyên có mặt đi qua đi lại nhưng vào thời điểm xảy ra vụ thanh toán- hành lang này lại vắng vẽ dù sẽ có cuộc họp tỉnh tại hội trường trụ sở sẽ xảy ra chừng nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ sau đó.

Không có một nhân chứng nào có mặt để khẳng định tận mắt nhìn thấy ông Minh bắn bí thư Cường rồi đi sang phòng làm việc của chủ tịch Tuấn thanh toán tiếp như đã đưa tin trên báo chí của Cộng đảng. Đây chỉ là tin Vịt của Vẹm như người dân chúng ta thuờng nghe thường thấy qua suốt mấy chục năm nay.

Bên Công an tỉnh Yên Bái cũng lúng túng khi ra thông cáo làm hở đầu lòi đuôi, nhất là lòi ra vụ ông Minh kiểm lâm bị bắn từ sau bắn tới mà tử thuơng sau đó trong bệnh viện cũng như việc văn phòng hai ông chủ tịch Tuấn và bí thư Minh chỉ cách có 200 thuớc, không thề nào sát thủ bắn bốn viên đạn từ phòng này rồi bình tĩnh đi qua phòng khác mà không có náo động nhốn nháo cả hành lang.

Đây là một vụ thanh toán nội bộ cấp tốc do TƯ tiến hành giấu kín công an địa phương – và công an địa phương tỉnh Yên Bái có trách nhiệm giấu kín bịt miệng các nhân chứng sau đó khi hay biết nội vụ.

VI. Tại sao giới chóp bu đảng ở Hà Nội cần phải thanh toán – giết Bí thư tỉnh Yên Bái?

Con đường quan lộc của Phạm Duy Cường, nguyên là một kỹ sư XHCN về ngành xây dựng, bùng phát mạnh dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Cường sanh tại Hà Nội nhưng làm tại nhà máy cement (xi-măng) Hoàng Liên Sơn gần 23 năm từ năm 1982 đến năm 2005. Ông cán này có thể bay nhảy vào TƯ sau khi Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng năm 2006. Vào năm 2008, ông Cường được ông Dũng cất nhắc lên thành phó chủ tịch tỉnh và rồi chính thức trở thành Bí Thư tỉnh Yên Bái hai năm sau đó, tức là năm 2010, năm mà quyền uy của Dũng át trùm ở TƯ.

Trong nội bộ đảng ở TƯ, cán Cường thật sự vượt trội hơn hẳn thành phần xuất thân từ đảng ủy như Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Hoàng Trung Hải, hay Đinh La Thăng và nhiều người khác vì cán Cường có học thức và làm được việc nhưng lại không có vây cánh mạnh ở TƯ do xuất thân từ dân kỹ thuật đi lên, rất cô thế. Cường chỉ có mỗi thủ tướng Dũng chống lưng mà thôi.

Cường không được Trọng Lú nâng đở như Đinh La Thăng hay Nguyễn Bá Thanh cho về ngồi ở TƯ vì Cường có vẻ chống lại ý đồ trất phế Dũng của TBT Trọng trong các kỳ bỏ phiếu vào những năm trước – mãi cho đến năm 2016, Cường mới chịu ngã ngũ và được Đinh Thế Huynh vận động bỏ hàng ngũ của Dũng qua đầu TBT Trọng.

Lý do bí thư Cường ngã ngũ theo phe Trọng hất thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi vào năm 2016 vì Cường cho rằng Dũng đã hết cách thắng nổi Trọng sau khi quyết định giam lỏng Phùng Quanh Thanh của Dũng bị thất bại vào giờ chót do Trung Cộng cử đặc phái viên ra tay can thiệp cứu tướng Thanh. Hơn thế nữa, phe TBT Trọng tung một khoản tiền dồi dào lên đến 200 triệu đô để mua chuộc hầu hết các bí thư tỉnh tại đại hội đảng nhằm lấy đủ phiếu truất phế Dũng. Số tiền này được cho là khoản tiền vay mượn khẩn cấp bởi TBT Trọng trong chuyến viếng thăm Việt Nam của chủ tịch Tập Cận Bình thông qua ngân hàng Phát Triển Trung Quốc CDB dùng để củng cố và ổn định niềm tin chính trị giữa đảng cộng sản hai nước. Khoản tiền mượn nợ này được thông báo vào ngày 6 tháng 11 năm 2015.

Hơn thế nữa, ông Tống Đào, đặc phái viên của họ Tập còn sang Việt Nam vào ngày 26 đến 30 tháng Giêng năm 2016 – tức là ngay kỳ đại hội đảng, trong hồi bỏ phiếu truất phế Dũng, để khẳng định hậu thuẫn về mọi mặt của họ Tập đối với phe TBT Nguyễn Phú Trọng. Điều này khiến những người ủng hộ Dũng không thể nào cưỡng lại được nữa trước tài lực quá mạnh của TBT Trọng có được nhờ từ sự hỗ trợ của Trung Cộng.

Nguyễn Tấn Dũng rớt đài khỏi TƯ kéo theo tướng Tỵ rớt đài khỏi bộ Quốc Phòng, cho nên TƯ cần phải loại bớt vây cánh của tướng Tỵ trong bộ Quốc Phòng càng sớm càng tốt – dẫn đến tình trạng bí thư Cường lợi dụng tình huống nâng đỡ đẩy nhanh tướng Lê Xuân Duy đóng ở Yên Bái về làm TLQK II đè đầu cởi cổ vây cánh của tướng Tỵ tại nơi này, nơi mà tướng Tỵ từng làm tư lệnh trước khi trở thành Tham Mưu Trưởng.

Điều này bất thành vì hàng ngũ tướng tá theo phe tướng Tỵ tại QK II có lẽ là đông như kiến, tướng Duy thiệt mạng một cách bí ẩn sau ba tháng đảm chức và chức TLQK II tới nay vẫn còn lấp lững chưa chính thức do tranh dành dằn co ngày thêm gay gắt.

Trước tình huống đó, TBT Trọng cần phải có chọn lựa và bí thư Cường tỉnh Yên Bái trở thành một trở lực làm vấn đề tranh chấp chức TLQK II đã căng thẳng lại còn căng thẳng thêm nữa. Hơn thế nữa, Cường quá sáng giá so với đàn em của Trọng tại TW; cũng như bí thư Cường dù gì cũng là người của Nguyễn Tấn Dũng khi trước nên sự tin cậy hợp tác đối với TBT Trọng lại càng rất là miễn cưỡng.

TƯ cần phải loại Cường ra khỏi vị trí bí thư tỉnh Yên Bái cho vấn đề tranh chấp chức tư lệnh tại QK II “hạ nhiệt” bớt. Tuy nhiên, vì tình huống tranh chấp chức tư lệnh tại QK II đang quá căng thẳng, TƯ không còn thời giờ để bơi móc điều tra sự hối lộ của bí thư Cường để triệt hạ nên đành phải ra tay thanh toán bí thư Cường càng sớm càng tốt – chỉ mười một ngày sau khi tướng Duy từ trần.

Cũng có nhiều nguồn tin cho rằng bí thư Cường bị giết là do phe Nguyễn Tấn Dũng trả thù vì cái tội phản chủ nhưng trên thực tế, Dũng để Cường ở Yên Bái làm rối loạn QK II thông qua tranh chấp chức tư lệnh quân khu này khiến TBT Trọng ăn không yên, ngũ không yên để rãnh tay Dũng lo cũng cố lại quyền uy của gia đình mình ở phương Nam thì có lợi hơn nhiều. Cho nên, việc Dũng ám toán bí thư Cường để trừng phạt là điều rất khó xảy ra.

Hơn nữa, nội vụ có sự hiện diện của thủ tướng “Mát-de” Phúc cho thấy TƯ thật sự muốn ra mặt dàn xếp nội tình bất ổn ở QK II cũng như ở Yên Bái.

Bí thư Yên Bái bị bắn chết thì đây là thuộc về nội vụ của đảng nhưng Phúc vốn lo bên chính phủ lại đứng ra thăm viếng dàn xếp thay vì là TBT Trọng cho thấy TBT Trọng không có chút tình cảm gì đối với bí thư Cường và Trọng mặc nhiên để Phúc dẫn lực lượng công an hùng hậu hộ tống theo sau kéo lên Yên Bái dàn xếp.

Đương nhiên, phe công an Trần Đại Quang sẽ nhân cơ hội này tóm thâu tỉnh Yên Bái vào trong tay mình, thêm vây thêm cánh cho chắc ăn sau khi đã có em trai của mình làm bí thư tỉnh Thái Nguyên. Hơn nữa, muốn nội vụ dàn xếp theo cách mà TƯ muốn là có thể kiểm soát được Yên Bái cũng như QK II thì việc công an nắm thêm tỉnh Yên Bái là điều có lợi cho TBT Trọng trong lúc này.

Tuy nhiên, vụ việc ở Yên Bái càng khiến thanh thế của phe công an Trần Đại Quang càng thêm lớn mạnh ở TƯ và liệu Đinh Thế Huynh, người đứng thứ hai sau TBT Trọng ở trong đảng có thể có đủ bản lãnh để buộc Quang phục tùng mình như đã từng phục tùng TBT Trọng hay không, vẫn còn là dấu hỏi chưa có câu trả lời.

VII. Kết

Nội tình tranh chấp tại QK II chắc chắn sẽ là vết lở loét chỉ ngày một thêm lớn ra, sâu thêm trong nội bộ sĩ quan tướng lãnh quốc phòng cũng như trong nội bộ chóp bu của Cộng Sản Hà Nội – một sự lỡ loét ghẻ lở nhầy nhụa thuờng thấy ở trong nội bộ của mọi chế độ độc tài tham nhũng.

Hôm nay máu nhuộm trụ sở tỉnh Yên Bái thì ngày mai, tại sao máu lại không thể nhuộm ở trụ sở TƯ đảng tại Hà Nội nếu Trần Đại Quang muốn gom thâu cả chức TBT và chức chủ tịch nước vào trong tay mình?