Chủ tịch TQ đưa nhân vật thân cận tới vùng biên giáp Việt Nam

VOA

Chủ tịch Trung Quốc phát biểu tại lễ kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 1/7/2016. Ảnh: AP

Chủ tịch Trung Quốc phát biểu tại lễ kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 1/7/2016. Ảnh: AP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa nhân vật thân tín tới đảm nhiệm trọng trách tại một tỉnh nằm ở vị trí chiến lược giáp với Việt Nam.

Trong một bản tin ngắn đăng hôm 28/8, Tân Hoa Xã cho biết rằng ông Tập đã bổ nhiệm ông Trần Hảo và Đỗ Gia Hào, hai người từng có thời làm việc chung với ông tới đảm nhiệm vị trí bí thư tỉnh ủy Vân Nam ở tây nam nước này, giáp với Việt Nam, cũng như tại tỉnh đông dân là Hồ Nam.

Cả ông Trần và ông Đỗ từng làm việc với ông Tập khi Chủ tịch Trung Quốc làm bí thư của trung tâm tài chính Thượng Hải năm 2007.

Hãng tin Reuters dẫn lời một nguồn tin giấu tên hiểu rõ tình hình của giới lãnh đạo Trung Quốc nói rằng “ông Tập có mối quan hệ thân cận với cả hai quan chức này”.

Theo nhận định của giới quan sát, đây được coi là cuộc “thay máu” quan trọng ở cấp lãnh đạo tỉnh trước khi Trung Quốc tổ chức Đại hội đảng 5 năm một lần vào năm 2017.

Không chỉ giáp ranh với Việt Nam, Vân Nam còn nằm sát Myanmar và Lào.

Ngoài Vân Nam và Hồ Nam, theo Tân Hoa Xã, Tây Tạng cũng có tân bí thư.

Đưa tin về sự thay đổi nhân sự này, báo Lao Động của Việt Nam viết rằng “Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tổ chức đại hội lần tiếp theo vào mùa thu 2017, trong đó dự kiến Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ củng cố thêm quyền lực bằng việc bổ nhiệm những đồng minh thân cận vào các vị trí vòng trong của đảng, bộ chính trị và ủy ban thường vụ bộ chính trị”.

“Thưởng công”

Vài tháng trước, việc ông Tập Cận Bình bổ nhiệm Tướng Lý Tác Thành, người được mệnh danh là “sát thủ” trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, cũng gây chú ý.

Các nhà quan sát nhận định, ông Lý được coi là sẽ giúp quân đội Trung Quốc trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, khi tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đang nóng lên.

Ông Lý, 63 tuổi, được chỉ định làm tư lệnh Quân chủng Lục quân mới được thành lập của quân đội Trung Quốc. Ông là một trong số 7 vị tướng lĩnh của quân đội Trung Quốc có kinh nghiệm trận mạc.

Ông gia nhập quân ngũ năm 1970, và tin nói ông từng bị thương trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, nhưng từ chối “ngưng chiến đấu”.

Ngoài khía cạnh quân sự, các nhà quan sát cho rằng việc bổ nhiệm này giúp Chủ tịch Tập Cận Bình đạt được một số mục tiêu chính trị.

Báo điện tử Một thế giới chạy hàng tít: “Trung Quốc: Tướng tham gia chiến tranh biên giới Việt -Trung được trọng dụng”.

Tờ này gọi việc bổ nhiệm của ông Tập là sự “thưởng công cho tướng trung thành”.

Còn tờ Giáo dục gọi ông Lý là một trong hai viên tướng “sát thủ” nhất trong Chiến tranh Biên giới Việt – Trung.

Theo Reuters, Lao Động, The Straits Times, Xinhua

_____

RFI

Tập Cận Bình thay lãnh đạo ba tỉnh quan trọng trước Đại hội Đảng Trung Quốc

H1Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (G) và các cán bộ được khen thưởng trong lễ kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 01/07/ 2016. WANG ZHAO / AFP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thay thế lãnh đạo đảng ở ba tỉnh và sẽ sớm bổ nhiệm thêm nhiều người thân cận vào những vị trí quan trọng, trong bối cảnh Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được tổ chức vào năm tới.

Theo Reuters, hôm qua, 28/08/2016, trong một bản tin ngắn gọn, Tân Hoa Xã cho biết hai nhân vật đã từng làm việc nhiều năm với ông Tập Cận Bình, được bổ nhiệm làm lãnh đạo Đảng tại các tỉnh Vân Nam (Yunnan) và Hồ Nam (Hunan).

Ông Trần Hào (Chen Hao) làm bí thư tỉnh ủy Vân Nam, thay thế ông Lý Kỷ Hằng (Li Jiheng). Và tân bí thư tỉnh Hồ Nam là ông Đỗ Gia Hào (Du Jiahao).

Cả hai người này đã từng làm việc dưới thời ông Tập Cận Bình lãnh đạo thành phố Thượng Hải trong năm 2007.

Khu tự trị Tây Tạng được coi là nơi nhậy cảm về chính trị, do thường xuyên có những cuộc dậy chống lại Trung Quốc và đòi ly khai. Tại đây, ông Ngô Anh Kiệt (Wu Yingjie) được bổ nhiệm làm lãnh đạo Đảng.

Theo nguồn tin của Reuters, ông Trương Xuân Hiền (Zhang Chunxian), đương kim bí thư tỉnh ủy Tân Cương (Xinjian) dường như sẽ được đưa về Bắc Kinh tham gia vào ban xây dựng Đảng, cơ quan đóng vai trò chủ chốt trong chiến dịch chống tham nhũng do chủ tịch Trung Quốc khởi xướng.

Nguồn tin thứ hai của Reuters nói đến việc ông Lý Tiểu Bằng (Li Xiaopeng), con trai của cựu thủ tướng Lý Bằng (Li Peng), chủ tịch tỉnh Sơn Tây (Shanxi), nơi có những vụ bê bối tham nhũng, sẽ được bổ nhiệm làm bộ trưởng Giao Thông. Phó bí thư tỉnh ủy Sơn Tây, ông Lâu Dương Sanh (Lou Yangsheng), có thể được bổ nhiệm làm quyền chủ tịch tỉnh.

Hai nhân vật này cũng là quân của ông Tập Cận Bình, trong thời gian ông là bí thư tỉnh ủy Chiết Giang (Zhejiang), từ năm 2003 cho đến 2007.

Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được tổ chức vào mùa thu 2017, là dịp để ông Tập Cận Bình củng cố vị thế, bằng cách đưa những người thân cận vào Bộ Chính Trị (25 ủy viên) và Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị (7 ủy viên).

Hiện nay, ông Tập Cận Bình kiêm nhiệm nhiều chức vụ tối cao, tổng bí thư Đảng, chủ tịch nước, tổng tư lệnh quân đội, đứng đầu Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng.

Các nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo cho biết là trong thời gian tới, sẽ có nhiều lãnh đạo các tỉnh, thân cận với ông Tập Cận Bình, được bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng trong bộ máy của Đảng.

8 việc đàn ông ghét nhất ở vợ

Vợ hứa massage dạo đầu nhưng cuối cùng không đụng chạm gì… là một trong những điều khiến đàn ông thất vọng nhất.

Hãy nhớ rõ điều này: Chồng không ghét bạn mà anh ấy chỉ ghét những điều bạn hay làm dưới đây, theo một số ông chồng chia sẻ trên Yourtango.

Bày la liệt đủ thứ trong phòng tắm

Quần áo bẩn treo trên móc, vài chục lọ chăm sóc da, tóc chất trên kệ, rồi bát, chổi pha đồ đắp mặt… tất cả đều là sản phẩm của vợ. Chúng tôi cảm giác như đó là lãnh địa riêng của vợ và tôi chẳng còn chỗ mà đặt thứ gì vào đó.

Khi vợ hứa có màn chủ động dạo đầu tuyệt vời nhưng không làm

Đây là điều khiến cánh mày râu rất bực bội. Khi vợ hứa có một màn massage mơn trớn đặc biệt thì trong đầu chúng tôi đã tưởng tượng đến khoảnh khắc ấy và mong chờ nó xảy ra. Việc đó khiến chúng tôi chẳng thể tập trung vào điều gì khác. Nhưng cuối cùng, vợ lại làm lơ chỉ bởi “em mệt”, “em hết hứng”… Với đàn ông, đó là một sự thất hứa lớn.

9-viec-dan-ong-ghet-nhat-o-vo

Đàn ông không thích vợ bày bừa mọi thứ trong phòng tắm. Ảnh minh họa: Twitter.

Khi vợ cứ liên mồm chỉ đường bên tai dù chồng biết rõ phải đi đến đâu

Đúng là đôi khi chúng tôi cũng đánh giá cao những hướng dẫn của chị em nhưng không phải mọi lúc. Chúng tôi không cần vợ phải bảo mình rẽ trái hay rẽ phải trên con đường đã biết. Và dù đường đó chưa đi lần nào thì chúng tôi cũng sẽ biết cách để đến đích. Vấn đề lớn hơn là, việc vợ chỉ trỏ đó khiến chúng tôi có cảm giác vợ không tin tưởng vào năng lực của mình.

Khi vợ hỏi “Anh định mặc cái đó thật à?”

Đúng vậy, chúng tôi sẽ mặc chiếc quần đã sờn với cái áo trắng đó khi ra ngoài ăn tối. Có thể gu thẩm mỹ của cánh đàn ông không được tinh tế lắm nhưng các bà vợ làm ơn đừng lúc nào cũng chăm chăm chỉnh sửa và bắt chúng tôi phải diện đồ này, không được mặc đồ kia hoặc mỉa mai về lựa chọn thời trang của chồng.

Khi vợ nổi điên với chồng về việc gì đó mà vợ đinh ninh chồng đã biết (nhưng thực tế thì không)

Đàn ông nhiều khi không hiểu nổi vợ đang giận hay cáu kỉnh với mình về việc gì. Chúng tôi không thể biết những gì đang có trong đầu vợ nếu họ chưa từng nói ra. Chúng tôi cũng không giỏi suy diễn như phụ nữ nên làm ơn đừng khiến chúng tôi phải vò đầu bứt tai vì không biết mình đã mắc tội gì và cần phải làm sao để làm mát “núi lửa”.

Khi vợ nổi đóa vì chúng tôi liếc nhìn phụ nữ khác

Ngắm những bóng hồng chỉ là một bản năng. Nếu chúng tôi nhìn kiểu háo sắc, săm soi hay muốn tán tỉnh những cô gái khác đã đành, còn không, xin các bà vợ chớ suy diễn và áp lên chúng tôi đủ thứ tội.

Khi vợ hành động như thể chồng làm “chuyện ấy” chỉ để thỏa mãn sở thích riêng mà không quan tâm tới vợ

Mối bận tâm lớn nhất của chúng tôi trong “chuyện ấy” là làm vợ hài lòng. Vì thế, nếu có thấy chúng tôi yêu thích một tư thế nào đó mà vợ không mấy thích thì cũng đừng cho rằng đó là do chúng tôi ích kỷ, không quan tâm đến cảm xúc của vợ.

Khi vợ nhắn một đống câu hỏi lúc chồng đang ra ngoài với đám bạn thân

Điều này thật không công bằng và khiến cánh mày râu chúng tôi bối rối. Đừng nhắn những tin kiểu như: “Chắc anh đang vui lắm phải không? Đừng quên là anh có vợ con rồi đấy. Sáng mai chúng ta còn phải đi gặp nhà tư vấn đấy?”… Hay “Anh đang ở chỗ nào, hay lại vào mấy chỗ cà phê đèn mờ, karaoke tay vịn?”… Chẳng lẽ chúng tôi không tạo dựng được chút niềm tin nào ở vợ mình sao?

Vương Linh

Có một đứa trẻ 11 tuổi vừa tự tử, thưa ông Giời

Vào buổi sáng ngày hăm hai tháng tám năm hai ngàn không trăm mười sáu, Ksor Sôn, học sinh lớp 6 ở Ia Der, Gia Lai khởi sự nấu một nồi cơm cho cha mẹ làm rẫy về có cái ăn. Sau đó, em kiếm một sợi dây… treo lên cột nhà.

Hôm ấy Sôn chỉ đang 11 tuổi.Cha em, Ksor Phơ trưa ấy chắc cũng chỉ thiếu mỗi nước tìm một sợi dây. Anh nói trong cảm giác ân hận, tội lỗi, rằng mấy hôm nay, Sôn mong ước có một bộ quần áo mới để đến trường. Rằng vợ chồng anh năm ngoái đã hứa, rồi hứa đến năm nay. Rằng từ lúc sinh ra, Sôn chỉ mặc quần áo cũ của 2 người anh. Những bộ quần áo đã sờn rách, mặc từ mùa hạ mặc qua mùa đông. Rằng bộ quần áo mới chỉ 130 ngàn đồng, nhưng cũng là lớn đối với 2 vợ chồng một năm chỉ có việc làm 1-2 tháng mùa cafe.

Một bộ quần áo trị giá 130 ngàn đồng.

130 ngàn đồng và 500 triệu “sinh nhật bố sếp”. (>> Chuyện không thể tin nổi về ‘quỹ đen’ của ‘sếp Thanh’)

130 ngàn đồng và những ngàn tỉ ném qua cửa sổ, những ngàn tỉ đắp chiếu.

130 ngàn đồng và những câu hỏi “làm từ thiện để làm gì”.

130 ngàn đồng và cái chết của một đứa trẻ. Nói đúng ra là 2.

Có 2 chi tiết trong vụ tử tự của em bé Ia Der 11 tuổi này.

Năm 2015, gia đình Sôn “được” vào diện hộ nghèo, được hỗ trợ một con bò.

Quá đen, thưa ông giời! Con bò chính sách ấy đã chết sau chỉ vài tháng.

Năm ngoái, anh trai Sôn cũng đã tự tử, cũng vào năm 11 tuổi, cũng bằng một sợi dây. Cũng vì quá nghèo khổ.

Những người cha phải chứng kiến những đứa con phải tự giải phóng nỗi khốn khổ bằng một sợi dây.

Năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặt ra một câu hỏi day dứt: “Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn?”.

Và Chính phủ hàng năm cũng đã cấp hàng ngàn tấn gạo cứu đói, có hàng chục chính sách xóa đói giảm nghèo!

Nhưng giá như con bò chính sách, cây cần câu thoát nghèo không đột tử. Giá như 2.000 tỉ đồng cứu hạn đến sớm để còn có cafe mà thuê rẫy cỏ. Giá như những người trách nhiệm ở địa phương thôi thanh minh thanh nga “Trên địa bàn có mấy ngàn hộ nghèo, hộ nào cũng có người chết thì làm sao mà hỗ trợ hết”. Giá như có một bàn tay từ thiện đúng lúc. Giá như xóa nghèo không phải chỉ là những chỉ số tròn trịa đẹp đẽ trên giấy. Giá như một người dân thiếu ăn, một đứa trẻ thiếu mặc là sự tổn thương của chúng ta.

Và giá như chút trắc ẩn trong mỗi chúng ta có thể biến thành một điều gì đó cụ thể thì đâu đến nỗi phải ngửa mặt kêu giời như bây giờ!!!

Ông giời! Vậy tóm lại là ông có mắt không?

Theo LAO ĐỘNG ONLINE

Không thể tin được những “ngu trung”

Dân Làm Báo

Viên D.

Họ là những “ngu trung”. Hai chữ “ngu trung” ở đây xin hiểu theo nghĩa khác trần trụi hơn. Ngu là ngu xuẩn. Trung là trung thành. Họ là những trí thức trung thành với chế độ cộng sản một cách ngu xuẩn. Sứ mệnh đấu tranh của họ là cứu đảng CSVN chứ không phải vì một nước VN dân chủ và phú cường.

Câu chuyện xung quanh một ông làm thơ là một minh chứng hiển nhiên nhất về ngu trung XHCN. Ông sáng tác những vần thơ 4 chữ hay và có ý nghĩa. Những vần thơ lên án chế độ quan liêu thối nát, lên án bọn tham quan, than vãn thân phận của người dân. Ông nói thẳng:

Cứ nói thẳng cho gọn:
Ở nước ta bây giờ
Không ai tin cộng sản.
Có tin chỉ giả vờ.

Ông ấy không tin vào cộng sản. Ai cũng nghĩ ông ấy là người đấu tranh cho dân chủ và tự do. Thế rồi đùng một cái, ông tuyên bố rằng đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng là “liêm khiết”, “ta đã tiến bộ và đổi mới lắm rồi đấy”, “Tôi… biết ơn những gì chế độ đã làm cho đất nước từ ngày đổi mới”, “Tôi tin… sớm muộn gì sẽ có dân chủ và tự do thật sự”… Qua những bộc bạch này ông lộ nguyên hình là một người cộng sản, một kẻ ủng hộ chế độ cộng sản. Ông có vẻ nằm mơ ban ngày khi tin rằng duy trì chế độ thì VN sẽ tự động thành dân chủ và tự do!

Ông là một “trí thức” ngu trung. Nhưng VN còn nhiều loại ngu trung khác.

Loại ngu trung là cựu quan chức của chế độ CSVN. Họ là những cựu quan chức cao cấp trong chế độ, sau khi nghỉ hưu họ tụ tập nhau thành một câu lạc bộ không chính thức. Những người trong “câu lạc bộ” vẫn mang thẻ đảng trong người, vẫn thần tượng Hồ Chí Minh, vẫn tin vào cái gọi là “Cách mạng tháng 8”, vẫn nghĩ công đánh Pháp là của Việt Minh. Nhưng họ không còn tin vào cộng sản, họ thấy cái chủ nghĩa này sai trái, phản dân hại nước. Họ biết và thấy đồng nghiệp trong bộ máy của đảng tham nhũng ngay trước mặt họ. Họ không ưa gì Trung Cộng. Họ cũng không ủng hộ VNCH. Họ hay viết kiến nghị van nài được đối thoại với đảng trưởng. Sứ mệnh của họ là cứu đảng. Họ mong chờ ngày đảng cộng sản sẽ chuyển biến thành một đảng khác ít tàn ác hơn và kém dã man hơn. Loại ngu trung này khá nhiều, thường mang danh trí thức. Đám ngu trung này nằm mơ vì họ không nhớ rằng Boris Yeltsin đã kết luận rằng cộng sản không thể thay đổi mà phải đào thải nó.

Một loại ngu trung nữa là những kẻ tuy không được đào tạo và trưởng thành trong XHCN nhưng lại đóng vai trò rất đắc lực cho chế độ CSVN. Họ là những người được VNCH gởi đi du học trước 1975. Trong lúc ở nước ngoài họ lập bè nhóm và liên lạc với cộng sản bắc Việt, trở thành một cánh tay nối dài của cộng sản. Họ biểu tình chống VNCH và chống Hoa Kỳ. Đến ngày “giải phóng” họ hí hửng về nước kể công nhưng bị cộng sản bắc Việt dội cho một gáo nước lạnh. Ai có thể tin được những kẻ hai mặt. Họ quay sang bất mãn. Họ lập website điểm tin nhưng chỉ chọn lọc những bài có lợi và quảng bá cho chế độ. Họ làm báo để nâng bi chế độ. Danh sách những người này thì rất dài, một số đã về VN sống những ngày cuối đời, một số chọn ở nước ngoài. Họ liên kết với ngu trung trong nước viết hàng tá kiến nghị lên đảng CSVN xin… đổi mới. Sứ mệnh của họ là cứu đảng chứ không phải xóa bỏ đảng CSVN.

Mới đây lại xuất hiện một nhóm ngu trung ở hải ngoại. Họ là những người được chế độ CSVN gởi ra ngoài du học và ở lại. Phần đông họ là người miền bắc. Sau một thời gian học tập họ nhận ra chế độ cộng sản là một tai họa cho đất nước. Nhưng họ là loại “con ông cháu cha”, họ có thể không phải là đảng viên nhưng cha ông họ là đảng viên, họ được đi học là nhờ vào thế lực của cha ông họ. Do đó, họ không thể ra mặt chống đảng CSVN một cách thẳng thừng, họ chỉ rón rén chống… tham nhũng. Về bản chất họ là những người đã bị tẩy não khi còn ở trong nước, nên họ yêu quí “Bác Hồ” của họ, họ vẫn cho rằng “Cách mạng tháng 8” là một cuộc cách mạng “vĩ đại”. Họ có mục tiêu chính là cứu đảng để tiếp tục hưởng lợi.

Trong thâm tâm họ chẳng ưa gì chế độ VNCH và khinh thường người miền nam. Cái tâm của họ thỉnh thoảng cũng lộ ra khi họ lớn tiếng thóa mạ chế độ VNCH và “Mỹ Ngụy”. Họ trung thành với chế độ cộng sản nhưng sống trong chế độ tự do. Họ lợi dụng tự do của Hoa Kỳ để làm việc cho cộng sản. Họ sum suê đón các quan thầy của họ từ CSVN sang du lịch và báo cáo thành tích hoạt động.

Nói đúng ra ngu trung là sản phẩm của cộng sản. Người cộng sản đã thành công ngoạn mục trong việc thay đổi bộ não của đám ngu trung, cho họ cái nhãn “trí thức”, để rồi dù không thích đảng đám trí thức này vẫn một lòng vì đảng và cứu đảng. Bi kịch của VN cũng nằm ở đám ngu trung. Thử tưởng tượng một ngày VN có dân chủ và tự do thì đám ngu trung này sẽ làm gì? Họ sẽ tiếp tục khôi phục cái đảng đã cho họ cái não trạng ngu trung y như những gì chúng ta đang thấy ở các nước Đông Âu. VN chỉ có thể dân chủ và tự do khi đám ngu trung không tồn tại nữa.

Không nên tin vào ngu trung.

____

Mời xem lại: Thái Bá Tân: Thông Điệp Hôm Nay (BS).  – ĐÔI LỜI CÙNG BÁC THÁI BÁ TÂN (Võ Văn Tạo/ BS). – Về “Đôi Lời” của ông Thái Bá Tân (Nguyên Đại/ BS).  – Hiện tượng Thái Bá Tân (RFA/ BS). – Người Việt và xu hướng khen ngợi nồng nhiệt hay thất vọng thái quá (Blog RFA/ BS).

Tin khó tin: Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu? Đồng chí ấy không phải con đồng chí nào và Ai nói nấy nghe

Lao Động

Hà Phan
Lần cuối cùng người ta thấy ông Thanh ở Hậu Giang - 13.7.2016. Ảnh: Tuổi trẻ

Tôi không biết, nhiều bạn cũng vậy và cả Hậu Giang chẳng hay ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu? Nhưng tôi tin có người phải biết. Tôi còn không hiểu tại sao một đứa bé có thể chết vì chẳng có nổi 130.000 đồng mua quần áo mới trong khi nhà máy gần 3.000 tỷ sắp thành sắt vụn. Nhưng tôi biết hàng vạn học sinh, sinh viên trong những gia đình bị ảnh hưởng bởi thảm họa Formosa đang nhen nhúm dần niềm vui…

Lần cuối cùng người ta thấy ông Thanh ở Hậu Giang – 13.7.2016. Ảnh: Tuổi trẻ

1. Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?

Người đoán ông đang ở Hà Nội, kẻ tung tin ông ấy đang nơi nào đó, còn chỗ đáng ra phải biết là Hậu Giang thì không rõ ông ấy nơi đâu.

Tuổi trẻ trích theo lời ông Đồng Văn Thanh, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang: “Ông Trịnh Xuân Thanh hiện vẫn còn là tỉnh ủy viên, sinh hoạt Đảng tại chi bộ Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang, nhưng từ ngày đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra trung ương vào làm việc, ông Trịnh Xuân Thanh ít có mặt tại Hậu Giang. Riêng hơn tháng nay, chúng tôi không rõ ông Thanh ở đâu”.

Cũng từ tờ báo này thì “lãnh đạo tỉnh chưa nghe bất cứ thông tin gì liên quan đến ông Thanh từ các cơ quan trung ương” và “ông Thanh chưa nghiêm túc, thành khẩn tự giác nhận trách nhiệm, khuyết điểm, vi phạm của bản thân”.

Tôi không tin ông ấy khó tìm như thế, nhất là khi đang ở trong tầm ngắm của nhiều cơ quan. Tôi cũng không lạ nếu vài ngày nữa ông ấy bất ngờ xuất hiện trong ầm ĩ. Nếu có lạ, chỉ hơi ngơ ngác vì Hậu Giang chẳng biết cán bộ mình ở đâu. Ông Thanh đến và đi như “người tàng hình” với Hậu Giang vậy.

Xem tại đây

2. Ai nói nấy nghe

H1Ảnh hưởng không nhiều như thế này đây!

Hôm qua, tôi thấy ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị thế này “Cứ để cho người dân đánh bắt, khi các tàu thuyền cập bến, chúng ta kiểm nghiệm để cấp giấy chứng nhận hải sản an toàn đưa đi tiêu thụ”.

Ông ấy có quyền nói, người ta có quyền nghe nhưng tôi tin rất khó để ngư dân đánh cược với đề nghị ấy. Tiền bạc, công sức, mồ hôi nước mắt và có thể còn hơn thế nữa ròng rã cả tháng trời để rồi trông chờ vào giấy chứng nhận ư? Không được cấp, tôm cá đổ đi đâu?

Tôi cũng lấy làm lạ: Khi Bộ Y khuyên chưa vội khẳng đinh cá an toàn thì ngư dân bắt cá về bán cho ai? Khi chưa biết cá đã ăn được chưa, bảo chọn đánh cá như thế nào khác gì “trống xuôi kèn ngược” và Bộ nào nói Bộ ấy nghe.

Cũng trong Hội nghị, ông Đồng lên tiếng, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) cho rằng người dân “thất nghiệp không nhiều” và “thu nhập của người dân bị ảnh hưởng cũng vừa phải”.

Bà ấy có đưa ra các con số nhưng có ý nghĩa gì với hàng triệu người dân lao đao sau thảm họa. Tôi không biết bà Vân đã lội về những làng chài cát trắng? Ở đó có la liệt thuyền nằm bờ, hàng đoàn người mất việc mấy tháng trời chẳng kiếm nổi đồng xu? Nếu rồi mà bà ấy vẫn nói vậy thì Formosa bồi thường 500 triệu đô có lẽ quá nhiều…

Xem tại đây

Và tại đây

3. 3000 tỷ và bộ quần áo của Sôn

Các bạn đã chán và tôi cũng nhàm khi lại tiếp tục nói về nhà máy gần 3.000 tỉ vẫn hoang phế. Nhưng tôi vẫn phải nhắc lại vì trưa qua tôi đọc được dòng sau “Có một đứa bé 11 tuổi vừa tự tử, thưa ông Giời!”. Sôn treo cổ vì không có quần áo mới đến trường, bộ quần áo chỉ 130 ngàn đồng. Một hạt cát trong biển tiền 3.000 tỷ đang biến thành sắt vụn. Tôi đau lắm quý vị ạ!

Nhà máy tan hoang, sắt thép hoen gỉ và bám bẩn do đã quá lâu không hoạt động. Xung quanh tường rào cỏ lau vây kín cao gấp hai đầu người. Phía trong không một bóng công nhân. Cảnh tượng như một nhà máy bỏ hoang tới hàng thập kỷ.

H1Nhà máy gần 3000 tỷ sắp thành sắt vụn.

Gần 3.000 tỷ của chúng ta đấy. Hàng triệu bộ quần áo, bữa ăn hay cơ hội đổi đời … Nhưng họ ném thẳng tay với vô vàn lý do sau khi đã rút hàng đống dây kinh nghiệm, còn cùng nhau kiểm điểm sâu sắc chưa thì có trời mới biết. Im lặng với những công trình “vĩ đại” như thế này, tôi nghĩ mình rất hổ thẹn với Sôn. Còn người ta, tôi không biết, chỉ thấy nhà máy hoang tàn ngày một nhiều hơn. Có lẽ họ không thuộc về thế giới của Sôn, của tôi và một bộ phận rất lớn khác.

Xem tại đây

Và tại đây

4. Đồng chí ấy không phải con đồng chí nào

H1

Chiều qua, đồng nghiệp gửi đến tin “32 tuổi cùng lúc làm sếp 5 doanh nghiệp”. Ông Nguyễn Văn Tuấn sinh 1984 là Phó chủ tịch của Công ty Quản lý quỹ IB, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Hạ tầng Fecon; Chủ tịch HĐQT Công ty đường sông miền Nam (Sowatco), Chủ tịch Công ty Kho vận miền Nam, Phó chủ tịch Công ty chứng khoán IB và mới thôi từ tháng 4/2016.

Tin vui các bạn ạ! Tôi tìm cả bản tin không có dòng nào đại loại như “Ông Tuấn là con… hay cháu…”. Một trường hợp cực kì hiếm trong rừng thông tin “đồng chí ấy là con đồng chí…”. Có thể tôi chỉ biết đến chừng ấy, nhiều khả năng doanh nhân kín tiếng này vẫn chưa tiết lộ mình từ đâu.

H1

Nhưng cứ ngưỡng mộ và thán phục anh ấy đi quý vị nhé! Ít ra thì đến lúc này anh Tuấn vẫn là sếp hiếm hoi lãnh đạo cả 5 doanh nghiệp và tất cả nghe đâu đều làm ăn có lãi. Sau này doanh nhân 32 tuổi có thể vươn cao hơn nữa hoặc ngược lại. Tuy nhiên vào lúc này “GATO” với hiện tượng trên ai đó cũng phải cho tôi một lý do chứ?

Xem tại đây

5. Rồi ngày ấy sẽ đến…

H1

Cuối cùng thì những trò nghèo vùng biển lao đao vì Formosa cũng có chút an ủi. Bộ NNPTNT sắp trình Chính phủ đề xuất hỗ trợ 100% học phí cho học sinh THPT và sinh viên đại học là con ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa cá chết trong 2 năm học 2016 – 2017 và 2017 – 2018.

Tôi tin nhiều ngành sẽ ủng hộ đề xuất này và mong mỏi Chính phủ nhanh chóng được chấp thuận. Dù ít hay nhiều, khi mà miếng cơm manh áo còn khó khăn thì khoản tiền không nhỏ, nhất là với SV sẽ như một động lực giúp các em vượt qua khốn khó.

Tôi cũng tin không chỉ Bộ Học hoan hỉ với đề xuất này mà rất đông người đóng thuế khác giơ hai tay ủng hộ. Tôi còn mong hơn nữa hỗ trợ sẽ nhanh về chứ không phải như hạn mặn “ 2000 tỷ chưa rút được 1 xu”. Cố lên các em nhé! Biển có thể chờ ngày hồi phục nhưng học một ngày chẳng thể dừng.

Xem tại đây

Để loại bỏ ‘nhóm lợi ích bán nước hại dân’

BĐLB VOA

Nguyễn Tiến Trung

Nhóm lợi ích cần được sớm diệt trừ. Ảnh: internet

Theo dõi báo chí chính thống “lề phải” những ngày vừa qua, tôi thấy rất thú vị vì báo chí trong nước phê phán rất mạnh mẽ những hiện tượng tiêu cực, bất công xã hội, tấn công cả những nhân vật quyền cao chức trọng, đề cập cả những vấn đề đụng chạm đến thể chế chính trị. Ngôn từ sử dụng thậm chí giống như báo chí “lề dân” ở hải ngoại hoặc trên các mạng xã hội.

Trong số những bài đó, có một bài nổi bật khiến tôi chú ý, đó là bài “Nhận diện nhóm lợi ích bán nước, hại dân” của tác giả Xuân Dương trên báo Giáo Dục ngày 26/7/2016. Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra “nhóm lợi ích” quyền lực cao nhất nước đang “bán nước”, “hại dân”, “biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân”,…

Lòng dân căm phẫn

Bản thân tôi là một nạn nhân của một chế độ tư pháp bất công cũng cảm thấy một chút an ủi khi cuối cùng báo chí nhà nước đã công nhận rằng nhóm lợi ích đầy quyền lực đã “biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân”, trong đó không chỉ có gia đình tôi mà còn hàng triệu người dân bị mất đất, bị xử oan, bị bắt bớ vì các lý do chính trị, tôn giáo, vì thực hành các quyền căn bản của con người.

Tác giả Xuân Dương còn quyết liệt hơn nữa khi kết luận: “Để bảo vệ Tổ quốc, để đoàn kết toàn dân, để xây dựng một thể chế chính trị ‘do dân và vì dân’ cần tiêu diệt những kẻ bán nước, hại dân đó!”

Để giải thích hiện tượng này, có lẽ tựa đề bài báo “Nhân đạo quá, nhân đạo không chịu nổi!” của tác giả Đào Tuấn trên báo Lao Động ngày 23/7/2016 nói rõ hơn cả tâm trạng của nhân dân Việt Nam hiện nay: không chịu nổi.

Chính là như thế, người dân Việt Nam hiện nay đã hết chịu nổi với tình trạng “dân làm chủ” là hình thức, còn “đảng [cộng sản] lãnh đạo” và “nhà nước quản lý” thì quá yếu kém, tồi tệ, bất công.

Hai ngọn cờ đã gãy

Hai ngọn cờ mà đảng cộng sản đưa ra để tạo tính chính danh cầm quyền là “độc lập dân tộc” và “chủ nghĩa xã hội” đã thất bại thảm hại.

Độc lập dân tộc sao được khi phải nhượng cho Trung Quốc hai ngọn Giả Sơn và Lão Sơn mà quân đội Việt Nam đang trấn giữ vào năm 1999, khi để mất đảo Gạc Ma năm 1988, còn các liệt sỹ, cựu chiến binh trong các cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược thì bị quên lãng.

Lực lượng vũ trang, an ninh có suy nghĩ gì khi biết những thông tin này không?

Về kinh tế thì đến 90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay Trung Quốc, nhập siêu từ Trung Quốc liên tục tăng cao và ngày càng nặng nề.

Các khái niệm như “chủ nghĩa xã hội”, “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì đến bây giờ các vị giáo sư, tiến sỹ “đáng kính” trong Hội đồng lý luận trung ương vẫn còn tranh cãi nhau về ý nghĩa của nó là gì.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây còn đặt ra một câu hỏi gây nhíu mày về tính “công bằng” của chủ nghĩa xã hội mà đảng cộng sản rêu rao vài chục năm nay: “Chúng ta phải làm sao để con cháu của nông dân, công nhân, người nghèo đều có cơ hội học tập, tiến thân, kể cả cơ hội trở thành lãnh đạo của đất nước trong tương lai”.

Một sỹ quan an ninh mà tôi có dịp tiếp xúc cũng công nhận với tôi rằng anh thấy xấu hổ khi là một đảng viên cộng sản. Anh cảm thấy tội lỗi khi phải im lặng trước hiện trạng đất nước, bởi vì “đồng chí” trong đảng cộng sản bây giờ nghĩa là đồng lõa phi pháp với những kẻ “bán nước hại dân”.

Ba phạm trù quyền lực

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra trên BBC vào ngày 21/7/2016 “…Cần có một cuộc đại cải cách toàn diện thì may ra Việt Nam có lối ra. Còn nói rằng mình chọn người này không chọn người kia, thì cuối cùng mình chỉ chọn những người đã được chọn rồi thì làm sao có quốc hội thực sự của dân được.”

Trọng tâm của cuộc “đại cải cách toàn diện” này bắt buộc phải giải quyết tận gốc vấn đề chính trị của Việt Nam, liên quan đến những thành tố quan trọng nhất của quốc gia, ngoài thành tố lãnh thổ thì đó là nhân dân, pháp luật và chính quyền.

Về nhân dân, dân phải thực sự nắm quyền làm chủ đất nước, bắt đầu bằng các quyền quan trọng nhất như trưng cầu dân ý, phúc quyết hiến pháp, tự do ứng cử – bầu cử, và quyền tư hữu. Những quyền làm chủ này phải hiện thực và bình đẳng đến từng người dân cụ thể chứ không phải chỉ trên khẩu hiệu hay giấy tờ. Nói cách khác, dân quyền phải hiện thực.

Về pháp luật, hiển nhiên rằng cần phải xây dựng nhà nước pháp quyền: mọi người bình đẳng trước pháp luật, không ai được độc quyền nhà nước, đứng trên pháp luật như tình trạng hiện nay. Nền pháp luật chuẩn mực đó phải bắt đầu từ bản hiến pháp của toàn dân để đảm bảo dân quyền và giới hạn quyền lực của chính quyền.

Về chính quyền, đặc điểm quan trọng nhất của nền dân chủ là lãnh đạo phải do dân bầu ra qua bầu cử tự do và công bằng, có định kỳ. Nghĩa là chính quyền phải chính danh. Hay nói cách khác, chính quyền phải chính trực với bản hiến pháp và pháp luật chuẩn mực đó, chính trực với nhân dân.

Ba phạm trù quyền lực này liên quan chặt chẽ với nhau như ba chân kiềng của nền dân chủ: dân quyền hiện thực, pháp quyền chuẩn mực, chính quyền chính trực. Theo tôi, để cuộc “đại cải cách” sắp tới thật sự “toàn diện” thì cần phải giải quyết triệt để ba vấn đề này. Không thể tiếp tục chấp nhận ba yếu tố giả dối “dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” mà đảng cộng sản đưa ra nữa. Vì thật ra quyền lực chỉ tập trung vào tay một đảng, hoàn toàn không có “dân” và “nhà nước”.

Khi đó, nhân dân sẽ đoàn kết với nhau trên cơ sở một nền pháp luật chuẩn mực, và cùng nhau hậu thuẫn cho một chính quyền do dân bầu ra. Đó mới là cơ sở vững chắc để đoàn kết dân tộc. Và dân tộc có đoàn kết thì mới có thể bảo vệ lãnh thổ trước nạn ngoại xâm đã và đang gặm nhắm bờ cõi.

Vụ tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống mạng của các sân bay của Việt Nam chiều ngày 29/7, gây nguy hiểm đến an toàn bay, cho thấy cuộc chiến đã hiển hiện ngay trên các đô thị của đất nước chứ không phải chỉ ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vùng biên giới hay vùng Tây Nguyên đang khai thác bô-xít nữa.

Điều kiện sắp chín muồi

Vậy làm thế nào để có thể tiến hành “đại cải cách toàn diện” khi Nhà nước đã trở thành “công cụ trấn áp nhân dân” của những kẻ “bán nước hại dân”?

Lê-nin, bậc thầy của người cộng sản, đã nêu ra ba điều kiện để một cuộc cách mạng thành công. Đó là nhà cầm quyền không thể cai trị theo kiểu cũ được nữa, nhân dân không chịu đựng nổi nữa, và có một tổ chức chính trị lãnh đạo dẫn dắt cách mạng.

Hiện tại, rõ ràng nhà cầm quyền không kiểm soát tình hình được như trước nữa. Người dân công khai phản kháng trên các mạng xã hội như Facebook, công khai kêu gọi nhau xuống đường biểu tình, công khai tẩy chay bầu cử, công khai đi đòi những người bị bắt giữ vô cớ, trái pháp luật…

Về lòng dân thì như trên đã nói, báo nhà nước cũng đăng: “không chịu nổi”.

Như vậy, hai điều kiện đầu của cách mạng đã có ở Việt Nam, chỉ còn một điều kiện cuối cùng là phải xuất hiện một tổ chức chính trị có uy tín, đông, mạnh để lãnh đạo cách mạng. Đó cũng là lý do tại sao các lãnh đạo đảng cộng sản luôn nhắc nhở quân đội, công an: ”Tuyệt đối không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập”.

Theo tôi quan sát trên mạng xã hội, đã có nhiều tổ chức chính trị không cộng sản xuất hiện ở Việt Nam. Khi bầu cử tự do ở Miến Điện đã có tới 92 đảng ra tranh cử. Việt Nam có lẽ sẽ có nhiều hơn con số đó. Nhưng đảng nào sẽ đi vào lịch sử như đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở Miến Điện?

Hãy là người Việt đoàn kết

Trước hiểm họa ngoại xâm, môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn,… đe dọa không gian sinh tồn của dân tộc, người Việt đoàn kết – tiếng nói của đại thể người Việt – cần nối vòng tay lớn với nhau, cùng nhau lên tiếng, cùng nhau hành động để thiết lập “dân quyền hiện thực, pháp quyền chuẩn mực, chính quyền chính trực” ở Việt Nam.

Chỉ khi đó, những kẻ “bán nước hại dân” mới không còn chỗ hoành hành trên đất nước này.

Chỉ khi đó, đất nước này mới có nền tảng vững chắc để trường tồn.

Tham khảo:

Nhận diện nhóm lợi ích “bán nước, hại dân”
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post169682.gd

Nhân đạo quá, nhân đạo không chịu nổi!
http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/nhan-dao-qua-nhan-dao-khong-chiu-noi-575675.bld