Trải qua 240 năm kể từ ngày độc lập đầu tiên, nước Mỹ đã chứng tỏ sự đi lên đầy kinh ngạc.
Ngày 4/7, nước Mỹ kỷ niệm tròn 240 năm ngày thông qua Tuyên ngôn Độc lập (4/7/1776 – 4/7/2016). Để chào mừng Ngày Độc lập của nước Mỹ, trang Business Insider đã xây dựng 16 biểu đồ để thấy rằng Mỹ là quốc gia đáng kinh ngạc nhất thế giới.
Theo tỷ giá hối đoái hiện tại, Mỹ đang là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo tổng sản phẩm quốc nội GDP.
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính và cuộc Đại suy thoái, nền kinh tế Mỹ đã thể hiện tốt hơn trong nhiều năm với số người lao động có việc làm ngày càng tăng cao.
Nước Mỹ sở hữu 2 sàn chứng khoán lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường là Sàn Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và Sàn Giao dịch điện tử Nasdaq. Tổng vốn hóa thị trường của NYSE và Nasdaq lớn hơn so với vốn hóa của 8 sàn chứng khoán xếp sau cộng lại.
Mỹ cũng là “ngôi nhà” của 53 công ty trong số 100 công ty lớn nhất thế giới theo bảng xếp hạng năm 2015 của công ty kiểm toán quốc tế PwC.
Trong 7 công ty lớn nhất thế giới theo giá trị vốn hóa thị trường, có đến 5 công ty thuộc nước Mỹ là Apple, Google, Berkshire Hathaway, Exxon Mobil, Microsoft và Johnson.
Nền kinh tế Mỹ lớn đến mức, các bang của quốc gia này có tỷ lệ GDP tương đương với một nền kinh tế lớn của thế giới.
Trung tâm nghiên cứu Pew Research Center đã đưa ra một bài nghiên cứu cho thấy thái độ của người dân đến từ 39 quốc gia khác nhau đối với nước Mỹ. Hầu hết người dân trên thế giới có thiện cảm cao với nước Mỹ. Tất nhiên cũng có những ngoại lệ. Việt Nam nằm trong Top đầu bảng xếp hạng với vị trí thứ 10 và 65% người khảo sát có thiện cảm với Mỹ.
Theo xếp hạng của Alexa, 3 trang web lớn nhất thế giới là Google.com, Youtube.com và Facebook.com đều thuộc nước Mỹ trong đó 7 website của nước này lọt Top 10 trang web lớn nhất thế giới.
Người Mỹ thích xây những ngôi nhà lớn, và người dân nước này đang xây dựng những ngôi nhà ngày một lớn hơn trong nhiều thập kỷ.
Người Mỹ đạt giải Nobel nhiều nhất thế giới.
Mỹ cũng sở hữu hầu hết các huy chương vàng Olympic.
9 trong số 10 bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại là phim Mỹ.
Và 9 trong số 15 nghệ sỹ có sản phẩm nghệ thuật bán chạy nhất mọi thời đại là người Mỹ.
Mỹ là quốc gia đa sắc tộc và có số người nhập cư nhiều nhất thế giới. Trong năm 2015, đa số trẻ em Mỹ đều không phải là người da trắng.
Chỉ riêng thành phố New York đã có một sự đa dạng rất lớn về ngôn ngữ. Dưới đây là những ngôn ngữ được dùng nhiều nhất ngoài tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha tại thành phố này.
Mỹ có dân số trẻ hơn so với hầu hết các nước thuộc tổ chức Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khác. Nước Mỹ có nhân khẩu học tốt hơn so với hầu hết các nước phát triển trên thế giới.
Trong 2 năm sau khi rời khỏi chức vụ TGĐ Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), để lại dự án Nhà máy Xơ sợi polyester Đình Vũ đối mặt thua lỗ nặng, 2.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu gần như mất, ông Vũ Đình Duy được luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau với những quyết định bổ nhiệm để lại nhiều điều tiếng.
Thăng tiến chóng mặt
Việc bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy, người từng nhiều năm giữ chức Tổng giám đốc Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí PVTex (ông Duy giữ chức Tổng giám đốc từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014) liên tiếp “có vấn đề” về quy trình, khi từ PVTex về làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng rồi làm Cục phó An toàn kỹ thuật và Môi trường công nghiệp với những quy trình bổ nhiệm bất thường.
Không chỉ dừng tại đó, chỉ một ngày trước khi Bộ Công Thương có Bộ trưởng mới, ông Vũ Đình Duy (sinh năm 1975, có học vị Thạc sỹ Công nghệ hóa học), tiếp tục được điều động làm Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho đến nay.
Ông Vũ Đình Duy tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng tháng 12/2014
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, vài tháng sau khi bị giáng chức từ Tổng giám đốc, xuống làm Phó Tổng giám đốc PVTex, ngày 12/12/2014 Chủ tịch UBND TP Hải Phòng có Quyết định số 2816/QĐ-CT về việc tiếp nhận và bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy (khi đó là Phó bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc Cty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), giữ chức Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hải Phòng với thời hạn bổ nhiệm 5 năm. Sáu ngày sau khi có quyết định, sáng 18/12/2014, Sở Công Thương Hải Phòng đã tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND TP về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Công Thương với ông Duy.
Tại lễ công bố, lãnh đạo UBND TP Hải Phòng đã chúc mừng ông Vũ Đình Duy trên cương vị mới, đồng thời khẳng định đây là kết quả ghi nhận sự nỗ lực, phấn đấu của ông Vũ Đình Duy trong thời gian qua, cũng như sự tin cậy của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố. Lãnh đạo UBND TP cũng yêu cầu ông Vũ Đình Duy tiếp tục rèn luyện, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết cùng tập thể cơ quan Sở Công thương, đóng góp vào sự phát triển của ngành Công thương thành phố.
Theo một lãnh đạo Sở Công thương Hải Phòng, việc ông Vũ Đình Duy được đưa về làm Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng thực hiện theo thỏa thuận giữa UBND thành phố và Bộ Công Thương. Quy trình bổ nhiệm ông Duy làm Phó giám đốc sở cũng được tiến hành khá thuận lợi, nhanh chóng. “Khi về sở, ông Duy được giao phụ trách mảng công nghiệp với lý do là người có thực tiễn ở doanh nghiệp. Trong suốt thời gian 6-7 tháng ông Duy làm việc tại sở, mọi việc diễn ra bình thường”, nguồn tin từ Sở Công Thương TP Hải Phòng cho biết.
Ông Vũ Đình Duy tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm làm Cục phó Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp hồi tháng 6/2015.
Điều động làm lãnh đạo, đơn vị không được hỏi ý kiến?
Đúng 6 tháng sau khi nhận chức Phó giám đốc Sở Công Thương, ngày 18/6/2015, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng ký Quyết định số 6139/QĐ-BCT bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy giữ chức Phó Cục trưởng Cục An toàn kỹ thuật và Môi trường công nghiệp. Ngày 30/6/2015, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đã trao quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp cho ông Duy.
Theo một nguồn tin của Tiền Phong, việc bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy vào vị trí cục phó này để lại điều nhiều “điều tiếng” tại Bộ Công Thương do việc bổ nhiệm “thừa” cục phó và “có vấn đề về quy trình”. “Điều tiếng” xuất phát từ việc “một ngày đẹp trời” lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp nhận được văn bản của Vụ tổ chức cán bộ của Bộ đề nghị làm thủ tục bổ nhiệm Duy về làm Cục phó.
Lãnh đạo cục đã phản ứng quyết liệt vì khi đó Cục đã có đủ 3 phó cục trưởng theo quy định. “Chắc có họ hàng gì đó (với Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng-PV) nên ấn về cục. Sau khi lãnh đạo Cục phản ứng, bên Vụ tổ chức cán bộ mới cho biết là do Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng có ý kiến đưa Duy về làm Cục phó?
Khi chúng tôi phản ứng, Vụ rút lại quyết định “tiền trảm hậu tấu” và làm một công văn khác gửi xuống Cục đề nghị cho ý kiến. Cục cũng có văn bản trả lời là đã đủ biên chế (1 Cục trưởng, 3 Cục phó) giờ đưa thêm người về làm cục phó là quyền của bộ”, vị này cho biết và xác nhận những công việc mà Duy làm chỉ là những việc “đơn giản” so với công việc của các Cục phó khác do… không có chuyên môn. “Thực ra, Duy cũng nói khi về cục chỉ là “bước đệm” để sau đi chỗ khác. Khi đã nói thế thì mình cũng không làm căng thẳng lắm”, một lãnh đạo Cục này cho biết.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo của Cục An toàn kỹ thuật và Môi trường công nghiệp xác nhận, việc đưa Vũ Đình Duy về làm Cục phó đúng là có vấn đề. “Còn vì sao bổ nhiệm thì phải hỏi sếp (hỏi nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng – PV). Việc đưa Duy về là không đúng quy trình. Chúng tôi cũng phản đối nhưng sau ông ấy (ông Vũ Huy Hoàng-PV) vẫn quyết nên chúng tôi ở dưới cũng không biết làm sao”, vị này nói và cho biết việc Vũ Đình Duy được đưa về cục theo kiểu “chưa có ý kiến của lãnh đạo cục thì đã có quyết định bổ nhiệm rồi”. “Thậm chí còn phải lấy lại số quyết định bổ nhiệm sau khi có ý kiến phản đối của Cục. Khi về đây, Duy được phân công theo dõi về vấn đề môi trường. Tiểu sử của đồng chí này đến nay tôi và nhiều anh em trong Cục cũng không rõ”, vị này tiết lộ.
Ông Vũ Đình Duy tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm làm Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ngày 14/4/2016.
Bổ nhiệm ngay trước “đêm chuyển giao quyền lực”
Sau khi về làm Cục phó Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, hơn 11 tháng sau, ngày 8/4/2016, ông Vũ Huy Hoàng đã ký Quyết định số 1369/QĐ-BCT điều động và bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy, phó cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam kể từ ngày 8/4/2016.
Điều đáng nói, quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ này được Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng ký đúng một ngày trước khi Bộ Công Thương có tân Bộ trưởng là ông Trần Tuấn Anh (ông Trần Tuấn Anh chính thức trở thành tân Bộ trưởng Bộ Công Thương, sau khi được Quốc hội phê chuẩn sáng ngày 9/4).
Đúng 6 ngày sau đó, lễ công bố quyết định được Bộ Công Thương tổ chức chiều 14/4/2016 tại trụ sở Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Người đại diện của Bộ Công Thương được cử trao quyết định là Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng.
Bạn có muốn thay đổi gen của những đứa con tương lai để chúng có trí tuệ, sức khoẻ và ngoại hình tốt hơn?
Trong khi khoa học ngày nay đang từng bước biến điều này thành hiện thực, một cuộc thảo luận đang diễn ra trên toàn cầu về giá trị đạo đức của việc củng cố năng lực của con người bằng các công nghệ sinh học như cấy vi mạch vào não và chỉnh sửa gen.
Cuộc thảo luận này đã trở nên gay gắt hơn vào năm 2015, sau khi công cụ chỉnh sửa gene CRISPR-cas9 ra đời, giúp con người tiến gần hơn đến việc sửa đổi DNA để nâng cao các đặc điểm như trí thông minh, sức khoẻ.
Vậy nhân loại có đang tiến gần hơn đến một tương lai nơi mà chúng ta có khả năng nâng cấp gen của mình?
Có lẽ vậy.
Thế nhưng, điều thú vị là các công nghệ nâng cao gen sẽ không tập trung ở những nước phương Tây như Hoa Kỳ hay Anh quốc, nơi mà nhiều công nghệ hiện đại đã ra đời. Thay vào đó, công nghệ nâng cao gen nhiều khả năng sẽ ra đời tại Trung Quốc.
Nhiều cuộc khảo sát đối với người dân tại châu Âu cho thấy nhiều ý kiến chống đối các hình thức nâng cấp cơ thể con người.
Ví dụ, một nghiên cứu đối với 4.726 người Mỹ cho thấy hầu hết trong số họ đều không muốn bị cấy ghép mạch điện tử vào não để nâng cao trí nhớ và đa số cho rằng những việc làm như vậy là trái đạo đức.
Thiết kế trẻ em
Các khảo sát với quy mô lớn hơn cho thấy việc lựa chọn phôi thai tốt nhất để cấy ghép dựa trên các đặc điểm phi y học như ngoại hình và trí tuệ bị phản đối mạnh mẽ tại Đức, Hoa Kỳ và Anh Quốc.
Ý tưởng sửa đổi gen để nâng cao các tính năng đối với các trẻ sơ sinh ‘theo thiết kế’ còn nhận được ít sự ủng hộ hơn.
Những ý kiến phản đối việc nâng cao cơ thể con người, đặc biệt là nâng cao gen, bắt nguồn từ nhiều lý do. Kết quả khảo sát của Pew cho thấy an toàn là một vấn đề lớn.
Nhiều chuyên gia cũng đã cảnh báo việc chỉnh sửa gen có thể mang lại nhiều rủi ro. Những rủi ro này có thể được chấp nhận trong quá trình điều trị bệnh, nhưng việc củng cố những đặc điểm phi y tế như trí thông minh và ngoại hình lại là một vấn đề khác.
Bên cạnh đó, các vấn đề về đạo đức cũng được đề cập đến. Các nhà khoa học có thể bị xem là đang ‘đóng vai Thượng Đế’ vì tìm cách thay đổi tự nhiên.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng tỏ ra lo ngại về sự bất bình đẳng, khi một thế hệ có nhiều lợi thế hơn thế hệ trước đó.
Tuy nhiên những nghiên cứu này đều tập trung vào cái nhìn từ phương Tây và cho đến nay có ít hơn rất nhiều các cuộc khảo sát tương tự ở những quốc gia khác.
Có một số bằng chứng cho thấy việc củng cố gen cũng bị phản đối ở Nhật Bản.
Tuy nhiên những nước khác như Trung Quốc và Ấn Độ là đón nhận ý tưởng này một cách tích cực hơn.
Tại Trung Quốc, điều này có thể là do tư tưởng cởi mở hơn trước các chương trình ưu sinh như cho phép phá bỏ các bào thai bị rối loạn gen. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu hơn để giải thích cụ thể sự khác biệt này.
Điều này đã khiến Darryl Macer, từ Viện Eubious Ethics, dự đoán rằng châu Á sẽ dẫn đầu trong việc nâng cao, cải thiện cơ thể người.
Trong khi đó, rào cản lớn nhất đối với việc nâng cấp gen sẽ là những quy định cấm sửa đổi gen.
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc sửa đổi gen của nhóm tế bào trong một thai đang phát triển bị cấm tại châu Âu, Canada và Úc. Các nước khác như Trung Quốc và Ấn Độ lại thoải mái hơn trong vấn đề này và ở những nước này, các giới hạn hầu như chỉ đóng vai trò hướng dẫn hơn là quy định.
Hoa Kỳ có vẻ như là trường hợp ngoại lệ.
Nước này thiếu những quy định pháp lý nhằm giới hạn việc sửa đổi gen. Tuy nhiên, các khoản ngân sách liên bang bị cấm dùng cho việc sử đổi gen của nhóm tế báo trong một thai đang phát triển. Khi mà hầu hết các nghiên cứu về gen đều phụ thuộc vào nguồn tài trợ của chính phủ, quy định này đóng vai trò quan trọng trong việc giới hạn các nghiên cứu về sửa đổi gen.
Trái lại, chính nguồn tài của chính phủ đã giúp Trung Quốc trở thành nước đầu tiên sửa đổi gen của phôi thai con người bằng công cụ CRISPR-cas9.
Tuy nhiên, có hai yếu tố chính góp phần vào sự có mặt của công nghệ củng cố gen – các nghiên cứu để thúc đẩy công nghệ sửa đổi gen và dư luận ủng hộ việc sửa đổi gen – hai yếu tố mà các nước phương Tây đang bị Trung Quốc bỏ xa.
SCIENCE PHOTO LIBRARY
Bên cạnh đó cũng có sự tác động của các lý do chính trị.
Các nền dân chủ phương Tây thường khá nhạy cảm trước ý kiến số đông. Các chính trị gia dân cử sẽ khó có khả năng đầu tư cho những dự án gây tranh cãi và nhiều khả năng sẽ hạn chế chúng.
Trong khi đó, những nước như Trung Quốc, vốn thiếu một hệ thống dân chủ, lại ít bị tác động bởi ý kiến số đông hơn và các quan chức có thể đóng vai trò tác động để định hướng dư luận theo hướng mà chính phủ mong muốn.
Điều này đồng nghĩa với việc các ý kiến chống đối công nghệ củng cố gen, nếu có, cũng bị đè bẹp dần.
Các quy tắc quốc tế hầu như đang chống lại việc sửa đổi gen, thế nhưng Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để phục vụ cho lợi ích của mình trong nhiều lĩnh vực.
Thật vậy, nếu chúng ta gạt các yếu tố đạo đức và an toàn sang một bên, việc củng cố gen có thể mang lại một lợi ích quốc gia khổng lồ.
Ngay cả việc nâng cao trí thông minh ở mức độ tương đối thông qua việc chỉnh sửa gen có thể có tác động to lớn lên tăng trưởng kinh tế. Một số gen có thể mang lại cho các vận động viên lợi thế đáng kể trong các cuộc thi quốc tế. Một số gen có tác động lên nhu cầu bạo lực và sửa đổi chúng có thể làm giảm tỷ lệ tội phạm.
Nhiều lợi ích của việc củng cố gen vẫn chỉ là phỏng đoán, thế nhưng các công trình nghiên cứu đang dần biến chúng thành hiện thực. Nếu các nghiên cứu khác chứng minh được khả năng nâng cấp các đặc điểm của con người thông qua việc thay đổi gen, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Vì sao các nước phương Tây lại lo ngại về khả năng Trung Quốc sẽ dẫn đầu trong việc chỉnh sửa gen?
Nếu các ý kiến chỉ trích tính đạo đức và độ an toàn của công nghệ chỉnh sửa cơ thể con người là đúng thì việc Trung Quốc dẫn đầu trong lĩnh vực này là điều đáng lo ngại.
Người dân nước này sẽ trở thành nạn nhân của những biện pháp can thiệp vô đạo đức và nguy hiểm. Nếu nhìn vào hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, chúng ta có thể dễ thấy tiếng nói quốc tế sẽ khó có tác động nào đáng kể.
Bên cạnh đó, việc củng cố năng lực của người dân cũng sẽ giúp Trung Quốc tăng khả năng cạnh tranh và gây khó xử cho các đối thủ của nước này – liệu họ sẽ phải chịu tụt lại phía sau hay chấp nhận củng cố gen và gánh chịu những hậu quả về đạo đức lẫn sức khoẻ?
Ngược lại, nếu việc cải thiện cơ thể người là điều nên làm thì đây là một xu hướng tích cực.
Sự do dự của các chính phủ phương Tây đang làm chậm tiến trình phát triển của nhân loại, trong khi Trung Quốc đang tiến lên phía trước. Sự tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực này sẽ gây áp lực bắt các nước phương Tây phải nới lỏng các giới hạn và từ đó, cho phép toàn bộ nhân loại được tiến lến phía trước, trở nên mạnh khoẻ hơn, đạt hiệu suất cao hơn.
Dù nhìn ở khía cạnh nào đi nữa, xu hướng này cũng vô cùng quan trọng.
Chúng ta sẽ xem liệu dư luận tại Hoa Kỳ và các nước khác có thay đổi hay không, hay liệu nguồn tài trợ từ chính phủ tại Trung Quốc có một lúc nào đó sẽ cạn kiệt hay không.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang nắm công nghệ nâng cấp gen cho thế hệ tương lai của nước mình trong tay.
Chuyện TP Đà Nẵng xây “Ngọn Hải đăng” làm “biểu tượng Đà Nẵng” phối-kết-giao-hợp với công năng Trung tâm Hành chánh đã bộc lộ cái sự “quyết tâm chính trị” hơn là vấn đề xem xét khoa học về môi trường và sức khoẻ.
Về hình dáng không gian, khi khánh thành cách nay 3 năm, dân tình có góc nhìn khác quan và đã gọi “biểu tượng Đà Nẵng” là QUẢ BẮP.
Tốn 2000 (hai ngàn) tỷ Cụ để xây nên một “QUẢ BẮP” bắp bằng sắt thép, bê tông, bao bọc bỡi các lớp vỏ bắp bằng kính chịu lực,… thì không nóng không bí mới lạ. Đó là một thiết kế phản khoa học ở xứ nhiệt đới nắng nóng quanh năm như miền Trung từ Nam đèo Hải Vân.
Quả Bắp như cái lồng ấp bằng kính hấp nhiệt và tia tử ngoại. Thế mà đưa nhau vô đó ngồi thì đi ngược với khoa học môi sinh và xu hướng xanh, bền vững thế giới đang hướng đến…
Vấn đề là khi phê duyệt thiết kế và xây dựng QUẢ BẮP, các quan Đà Nẵng có hỏi dân đâu? Cái “quốc hội địa phương” cũng chẳng có chất vấn ý kiến gì. Giờ lại bàn lui, đòi di dời và “thăm dò ý kiến dân” thì lạ quá. Chẳng khác chi lãnh đạo và “quốc hội” Đà Nẵng muốn đá trách nhiệm về cho dân?
Mình nghĩ, Đà Nẵng nên theo gợi ý của Facebook. Làm cuộc vận động nhân dân ký tên giám định tâm thần lãnh đạo và “quốc hội” Đà Nẵng trong việc phê duyệt thiết kế, xây dựng và bàn chuyện…”di dời biểu tượng…. QUẢ BẮP !
P/S: Facebook xếp bàn chuyện di dời quả bắp của HĐND Đà Nẵng cùng loại với “giám định tâm thần ông Trump Donald” !
Quan thiếu ôxy, nóng bức dẫn đến tình trạng mất tập trung khi làm việc, thế là vất mịa nó cái toà nhà hành chính hình quả bắp trị giá 2000 tỷ ông cụ từ tiền thuế của dân, xây cái khác tốt hơn.
Dân quằn quại vì cá chết, bỏ quê sang Lào, sang Cam mần thuê, bỏ xứ sang đất khách quê người “đánh trống, thổi kèn”, kệ mịa tụi bây, nhớ gửi đô về xây dựng đất nước là được.
2000 tỷ tiền thuế của dân còng lưng mà nó làm như của ông cố nội nó để lại, muốn vứt là vứt cái rẹc.
Nói về độ tàn phá, bom nguyên tử phải gọi mấy ông nội cộng sản bằng cụ.
Thấy tòa nhà thiết kế kém nên thiếu oxy ư. Tầm bậy cả triệu tòa nhà như thế trên thế giới này có tòa nhà nào thiếu oxy đâu. Và về kỷ thuật chuyện thổi khí là đơn giản thôi chứ có gì mà tòa nhà 2000 tỷ đó không thể có được.
Thấy đảng Cộng sản chúng phá thật ư. Chính xác chỉ chỗ ngồi làm việc thôi mà chúng làm hoàng tráng mấy ngàn tỷ, điều mà ngay cả các nước giàu có vẫn không dám làm. Rồi lại dể dàng bỏ nó để xây tiếp cái khác.
Thấy thế là chưa thấy, phải thấy:
– Một Xuân Anh, một lứa trẻ lên đã làm hy vọng ít nhiều Dân chúng, nhưng cuối cùng vụ này cho thấy họ cũng hoang phí tham nhũng, ăn phá tàn canh như những lãnh đạo Cộng sản khác mà thôi.
– Một Đà Nẵng, ồn ào là thành phố đáng sống để làm hy vọng ít nhiều Dân chúng đây sẽ là hình mẫu của các tỉnh thành làm Đất nước đáng sống. Nhưng từ chuyện dấu 1500 lô đất, đến giờ bỏ cái trụ sở 2000 tỷ làm cái trụ sở khác vài ngàn tỷ. Nó cho thấy đó cũng chỉ là thành phố đáng sống và tham nhũng không lo trừng trị của quan+ mà thôi.
Và như vậy mới thấy chẳng còn hy vọng một tý nào với đám+ trẻ.
Và như vậy mới thấy chẳng còn mô hình “đáng sống” mà chỉ còn mô hình “đáng chết” mà thôi.
Bất ngờ việc Đà Nẵng bàn chuyện dời trung tâm hành chính
Việt Hùng
11-8-2016
Tại kỳ họp thứ 2 HĐND TP Đà Nẵng sáng 11-8, chuyện di dời tòa nhà trung tâm hành chính thành phố đã được đại biểu Trần Văn Trường chất vấn lãnh đạo UBND TP khiến nhiều người bất ngờ.
Đại biểu Trần Văn Trường (huyện Hòa Vang) chất vấn vấn đề tòa nhà trung tâm hành chính thiếu oxy ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ, công chức làm việc trong tòa nhà. Vậy thành phố có ý định sử dụng trung tâm hành chính này nữa hay không và đã có tính toán di chuyển chưa, chuyển đến đâu và khi nào thì chuyển? Ngoài ra, trụ sở trung tâm hành chính hiện tại sẽ được sử dụng làm việc gì?
Ông Đặng Việt Dũng, phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho hay trung tâm hành chính không chỉ là nơi làm việc tập trung của các cơ quan hành chính mà còn là biểu tượng của thành phố. Đây là vấn đề hết sức lớn nên việc di dời sẽ được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân thành phố.
Ông Dũng nói, trung tâm hành chính thành phố mới được khánh thành được 3 năm, có nhiều ưu điểm như thúc đẩy việc cải cách thủ tục hành chính nhanh hơn, tạo nên chỉ số PCI cao trong nhiều năm, thể hiện được năng lực quản lý, lãnh đạo, điều hành của thành phố và các cơ quan hành chính.
Ông Dũng cũng thừa nhận trung tâm hành chính còn có những tồn tại như không khí chưa sạch, quá nóng. UBND thành phố đã chỉ đạo ban quản lý tòa nhà phải khắc phục cho được các tồn tại này, như bơm khí tươi vào, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho anh em làm việc.
Ông Dũng cũng xác nhận lãnh đạo thành phố đang tính đến phương án xây dựng khu hành chính để thay thế trung tâm hành chính hiện nay và tập trung thêm các đơn vị khác.
Thành ủy đã giao các ngành chức năng nghiên cứu thực hiện và sau này sẽ có sự lựa chọn, tính toán sau khi các ngành đề xuất, thành phố sẽ lấy ý kiến nhân dân.
“Nếu xây dựng được khu hành chính thì đây cũng là biểu tượng của thành phố và cũng thuận lợi cho việc di chuyển trung tâm hành chính hiện nay” – ông Dũng nói.
Song, đại biểu Trường chưa hài lòng, đứng lên hỏi tiếp: “Trung tâm hành chính này đã tính hết chi phí điện, nước chưa và có hiệu quả không. Thành phố nói đây là vấn đề lớn, lấy ý kiến nhân dân, vậy trung tâm hành chính trước đây có lấy ý kiến nhân dân đâu mà vẫn làm”.
Ông Dũng giải trình thêm: “Trung tâm hành chính để phục vụ dân nên cần lấy ý kiến nhân dân để xây dựng, chứ không phải trước đây mình không lấy thì bây giờ cũng không lấy”.
Ông Nguyễn Xuân Anh, bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng tiếp lời, trong chương trình hành động của thành ủy có đặt ra vấn đề di chuyển trung tâm hành chính và đã giao cho các sở chức năng xem xét, đánh giá. Sau đó tổng hợp các ý kiến có thể di dời, có thể không di dời.
Nhưng triển khai phải có lựa chọn kĩ, dời nơi cũ sang chỗ mới thì như thế nào, tốt hơn mới làm, phải làm kỹ.
“Đây là việc rất quan trọng nên phải lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, xin ý kiến HĐND” – ông Anh nói.
Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng có hai tầng hầm, 34 tầng nổi, cao 166,8m theo thiết kế hết sức đặc biệt, mang hình dáng của một ngọn hải đăng, đế tòa nhà là một con thuyền căng gió vươn khơi với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỉ đồng.
Tòa nhà mới đưa vào hoạt động tháng 9-2014 với khoảng 1.200 cán bộ, công chức TP Đà Nẵng làm việc.
Kinhtebien online: Các hội nghị khoa học bàn về năng lượng sạch, mọi người đều hiểu rằng các nhà máy nhiệt điện chạy than là những quả bom môi trường trong tương lai và các nước nên tránh. Bài viết của TS Trần Văn Bình khá gay gắt nhưng đó là sự thật. Chính quyền Việt Nam nên lắng nghe và điều chỉnh lại chính sách năng lượng!
Quy trình nhà máy nhiệt điện, than (có thể từ than đá hoặc than nâu) hay còn gọi là nhiên liệu hóa thạch, dầu, khí đốt, … được đốt cháy tạo ra hơi nước để quay turbine, lực quay cơ được truyền đến máy phát điện (Generator) để chuyển thành năng lượng điện.
Những nhà máy phát điện này tạo ra rất nhiều khói xỉ/ mụi nên phải có những hệ thống làm sạch qua nhiều giai đọan, chất khí thải ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Ngoài ra một tỷ lệ lớn khí CO2 được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch ở các nhà máy nhiệt điện này.
Ngày nay, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã và sẽ đóng cửa nhiều nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí … nhất là đốt than để tránh gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, thì tại Việt Nam các nhà máy mới không ngừng được xây dựng, thậm chí đã có những đề án Vĩnh Tân 2,3,4 rồi đến dự án Vĩnh Tân thứ mười mấy nữa!!!
Gần đây nhất là dự án ở tỉnh Long An, huyện Cần Giuộc, cách Thành Phố HoChiMinh khoảng 30 km. Dự án có tên Nhà máy nhiệt điện than Long An I, do Tập đoàn Deawoo E & C / Hàn Quốc triển khai, có công suất 1.320 MW. Deawoo E&C và UBND tỉnh Long An đã chọn xã Phước Vĩnh Đông, giáp ranh thành phố HCM, để xây dựng nhà máy có vốn đầu tư khoảng 2,7 tỉ U S Dollars.
Nghe đâu có tin từ một Bộ ở ngoài Hà Nội, bộ này vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung dự án Nhà máy nhiệt điện than Long An II (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) vào quy hoạch điện VII.
Nhiều trí thức, chuyên gia khuyến cáo Long An nên nghiên cứu, kêu gọi đầu tư vào năng lượng xanh & sạch như điện gió và điện mặt trời tốt hơn là làm điện than. Khí độc từ than thổi đi khắp nơi, lan tỏa không giới hạn địa phương hay vùng miền nào cả. Bài học từ ô nhiễm bụi đen của thủ đô Trung Quốc, rồi Vĩnh Tân / Tuy Phong-Bình Thuận là những ví dụ, kinh nghiệm đau thương.
Chúng tôi, cũng như các bạn đồng nghiêp, các chuyên gia trong và ngoài nước đã nhiều lần kiến nghị, khuyến cáo Viet Nam hoàn toàn có khả năng phát triển các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo (NLTT) cụ thể như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, địa nhiệt, điện từ sóng biển ..v..v…
Hãy đánh giá, cùng lướt nhìn qua tiềm năng về nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo (NLTT) ta thấy gì?
Việt nam có tiềm năng lớn nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo và phân bố rộng khắp trên toàn quốc:
+ Tiềm năng về năng lượng gió ước tính 500 đến 1000 kWh/m2/năm,
+ Tiềm năng kỷ thuật của thủy điện nhỏ ( loại công suất dưới 30MW) ước tính 4000 MW,
+ Nguồn năng lượng mặt trời phong phú ước tính bức xạ nắng trung bình là 5 kWh/m2/ngày, phân bố nhiều nơi trên khắp đất nước,
+ Tiềm năng về năng lượng khí sinh học ước tính 10 tỉ m3/năm.
Chúng tôi nghĩ rằng, Việt Nam cần phải điều chỉnh chiến lược phát triển nguồn năng lượng theo xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới. Nếu Long An – Cần Giuộc đặt vấn đề xây dựng nhà máy nhiệt điện than vào bối cảnh hiện nay thì đó là điều không hợp lý nếu không muốn nói khác là với quyết định này các vị đã đi vào vết xe của FORMOSA-Hà Tĩnh rồi đấy, lỗi lầm này chắc chắn con cháu chúng ta, các thế hệ mai sau sẽ không khoan dung, tha thứ đâu!!!
Hãy xem xét hậu quả tác động môi trường, hãy tôn trọng ý kiến của người dân, hãy nghĩ đến sức khỏe của cộng đồng, các Bộ Phận Trách Nhiệm, EVN, các nhà lảnh đạo trung ương và trực tiếp là các vị lảnh đạo địa phương hãy lấy quyết định: dừng ngay dự án Nhà máy nhiệt điện than Long An Cần Giuộc!
Dự án nhiệt điện than của Long An chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến Thành Phố HCM và địa phương lân cận. Đối với những dự án có tác động đến môi trường, khi cấp phép đầu tư cần tham khảo ý kiến chuyên gia độc lập và các địa phương xung quanh, cả việc tham vấn cộng đồng dân cư; Chúng tôi rất tâm đắc và hoàn toàn đồng ý với ý kiến, đề nghị của bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó chủ tịch Phòng TM-CN Việt Nam, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương.
Và trên hết, những con người đại diện cho đất nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hãy thực hiện đúng với lời cam kết của mình đối với thế giới tại cuộc họp thượng đỉnh về biến đổi khí hậu vào cuối năm 2015 ở Paris (Âu Châu) vừa qua!
Như thế, có nghĩa là cứ xây dựng thêm một nhà máy điện chạy than điều đó càng thể hiện thêm sự không tôn trọng lời cam kết của Việt Nam, -của chính mình – về giảm lượng phát khí thải CO2; đồng thời hoàn toàn không phù hợp với xu hướng tiến bộ thế giới.
Sơ đồ các nhà máy và dự án nhà máy nhiệt điện ở ĐBSCL:
TS. TRẦN VĂN BÌNH (Việt kiều CHLB Đức)
Chuyên Viên Tư vấn bậc cao ngành Năng Lượng & Môi Trường