Chuyện không thể tin nổi về ‘quỹ đen’ của ‘sếp Thanh’

Một bộ đồ chơi golf cho sếp, một bữa sinh nhật của bố sếp đã mất gần 900 triệu đồng thì làm sao nước không suy, dân không phẫn uất?

Chuyện ông Trịnh Xuân Thanh, tưởng với những sai phạm cũng đến thế thôi thì hôm 3/8, bài “Quỹ đen” khó tin thời ông Trịnh Xuân Thanh”trên Dân trí lại tiết lộ thêm một chuyện đúng là khó mà tin được.

Đó là trong khi doanh nghiệp thua lỗ triền miên, con số lên đến hàng ngàn tỉ đồng, đời sống người lao động cơ cực, liên tục bị chậm hoặc nợ lương thì Công ty cổ phần Thi công cơ giới và Lắp máy dầu khí (PVC-ME) – một đơn vị thuộc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT đã lập một “quỹ đen” trái phép khổng lồ.

Kế toán trưởng, nhân viên PVC-ME đã rút tiền từ “quỹ đen” hàng chục lần, có lần vài trăm triệu đồng, có lần cả tỷ đồng để đưa cho Giám đốc PVC-ME Trịnh Văn Thảo đi đối ngoại, tiếp khách hoặc đưa hàng trăm triệu đồng khác cho các lãnh đạo khác của PVC-ME tiếp khách hoặc đi nước ngoài.

Đặc biệt, bài báo cho biết chỉ trong một tháng 7/2011, sau 3 lần “phục vụ sếp” và “sếp Thảo đi Thái Bình” số tiền đã lên đến 617 triệu đồng.

Cụ thể, ngày 7/7/2011, ông Nguyễn Tuấn Sơn – Trợ lý Giám đốc – nhận hơn 205 triệu để “phục vụ sếp”; ngày 11/7/2011 rút 206 triệu đồng “phục vụ sếp”; ngày 26/7/2011 rút tiếp 206 triệu đồng “đưa sếp Thảo đi công tác Thái Bình”; ngày 8/9/2011 rút 100 triệu đồng để “sếp Thảo tiếp khách”. Ngày 8/6/2011 rút trên 205 triệu đồng “nhận cho sếp Thảo tiếp khách”; ngày 5/8/2011 rút 206 triệu đồng để “sếp Thành đi công tác”. Ngoài ra, còn nhiều khoản tiền được rút lên tới hàng chục triệu đồng làm “phong bì” cho lãnh đạo tiếp khách hoặc “làm việc” với cơ quan chức năng…

Việc chi tiền không có sự kiểm soát của bộ phận quản lý đã dẫn đến chi bộ máy năm 2011 quá lớn, trên 47,8 tỷ đồng, trong đó có tiếp khách gần 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong năm 2011, ông Hoàng Vĩnh Thắng – lái xe cho Giám đốc Trịnh Văn Thảo – đã thanh toán tiếp khách số tiền trên 1,12 tỷ đồng. Trước đó, năm 2010 ông Thắng cũng đã sử dụng gần 730 triệu đồng để chi tiếp khách cho sếp.

Thậm chí, có những khoản đến khó tin như sếp họp lớp và sinh nhật cũng chi tới 105 triệu đồng. Sếp đi đánh golf, cũng chi 350 triệu đồng để mua bộ đồ.

Kinh hoàng hơn, chỉ trong ngày 15/8/2011, ông Nguyễn Tuấn Sơn – Trợ lý giám đốc Trịnh Văn Thảo đã 4 lần rút tiền từ quỹ với tổng cộng hơn 750 triệu đồng, trong đó sử dụng gần 550 triệu đồng để chi cho việc “sinh nhật bố sếp Thanh ở TCty” và 100 triệu đồng để “sếp Thảo tiếp khách”…

Câu hỏi đặt ra, số tiền “chi tiếp khách” và “phục vụ sếp” tổng số lên đến hơn 80 tỉ đồng đó đã được chi như thế nào? “Phục vụ sếp” là để sếp làm gì? “Chi tiếp khách” thì khách là những ai? Ai đã “ăn” vào số tiền gần 4 triệu USD đó? Nó có liên quan gì đến việc dù thua lỗ nhưng khi việc xem xét, xử lý trách nhiệm của những cá nhân liên quan đang được tiến hành thì ông Trịnh Xuân Thanh, với tư cách là Chủ tịch HĐQT PVC vẫn ung dung leo lên những vị trí cao hơn ở Bộ Công thương, rồi về Hậu Giang làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh hay không?…

Có một câu hỏi dù đau lòng vẫn phải nói ra, đó là số tiền gần 550 triệu đồng chi cho“sinh nhật bố sếp Thanh”. Chả biết ông cụ có được đồng nào không hay lũ cháu con mượn danh ông cụ để bây giờ cụ mang điều tiếng, bởi số tiền hơn nửa tỉ ấy to lắm, nó bằng mấy cái cơ nghiệp của người lao động… Sinh nhật một người lớn tuổi, không phải “đại gia” mà chi nhiều tiền thế, lại là tiền của nước, của dân sao không khỏi đau lòng?

Mà giời ạ! Họ sống xa hoa thế, một bộ đồ chơi golf cho sếp, một bữa sinh nhật của bố sếp đã mất gần 900 triệu đồng thì làm sao nước không suy, dân không phẫn uất?

Chợt nghĩ, không biết bà Thứ trưởng Trần Thị Hà (Bộ Nội vụ) có kiểm tra không mà lại trả lời báo chí là “rất thỏa đáng” về 2 lần tặng Huân chương và một lần tôn vinh là đơn vị Anh hùng Lao động thời Đổi mới nhỉ? Chả biết giờ đây, nếu đọc được những số liệu này, bà Hà có đủ can đảm “rút” cái mà bà Hà cho rằng “rất thỏa đáng” đó không?

Mới đây, trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ, nói về xử lý công việc và chống tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói: “Ta đã bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng vào ai cả…”.

Có lẽ đây chính là “cái đích” đầu tiên đang cần được nhắm tới, phải không các bạn?

Theo DÂN TRÍ

Thua lỗ triền miên, AVG vẫn được “định giá” tỷ đô?

De co quả định giá AVG, từ đó xây dựng giá mua phù hợp, MobiFone đã tham khảo và căn cứ ý kiến của 4 đơn vị khác nhau. Các kết quả này có biên độ chênh lệch rất rộng, mức thấp nhất là 16.565 tỷ đồng và cao nhất là 33.299,5 tỷ đồng (chênh gấp đôi). Việc mua cổ phần AVG của MobiFone đã gặp sự phản đối của một bộ phận nhân viên do nghi vấn có sự không minh bạch trong thương vụ này.

 

Giá trị thương vụ MobiFone mua lại 95% cổ phần AVG đến nay vẫn chưa được công bố
Giá trị thương vụ MobiFone mua lại 95% cổ phần AVG đến nay vẫn chưa được công bố

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Văn bản số 1621-CV/VPTW ngày 22-7-2016 của Văn phòng Trung ương về việc tiến hành thanh tra toàn diện việc mua 95% cổ phần của AVG, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành thanh tra toàn diện về dự án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, nếu có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Mức định giá cao nhất đối với AVG lên tới hơn 1,5 tỷ USD

Việc mua lại AVG được cho biết sẽ giúp MobiFone đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh khi doanh nghiệp này chuyển từ kinh doanh viễn thông thuần tuý sang các dịch vụ giá trị gia tăng, đa phương tiện và đặc biệt là chen chân vào lĩnh vực truyền hình. Đây là bước đi nằm trong chiến lược kinh doanh của MobiFone giai đoạn 2016 – 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Theo kế hoạch của MobiFone, nhà mạng này sẽ kết hợp các dịch vụ giữa viễn thông di động và truyền hình, cung cấp dịch vụ truyền hình có tính tương tác cao, cung cấp dịch vụ truyền hình với nội dung hấp dẫn, chất lượng cao, cung cấp các dịch vụ tương tác, các gói cước mới tích hợp giữa truyền hình và di động.

Mục tiêu được doanh nghiệp này đặt ra là phát triển 1 triệu khách hàng đăng ký mới dịch vụ truyền hình trong năm 2016 và đến năm 2020 trở thành 1 trong 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam.

Từ tháng 8/2015, Tổng Giám đốc MobiFone đã có công văn về việc lập dự án đầu tư dịch vụ truyền hình trong đó MobiFone đề cập tới phương án mua lại 90,1% cổ phần AVG. Đến tháng 1/2016, thương vụ hoàn tất với tỷ lệ mua vào lên tới 95% cổ phần của AVG song giá trị thương vụ không tiết lộ.

Báo cáo số 142 báo cáo về dự án truyền hình của MobiFone gửi Tổng giám đốc Tổng công ty ngày 10/9/2015 cho thấy, để có kết quả định giá, xác định giá trị doanh nghiệp AVG, từ đó xây dựng giá mua phù hợp, MobiFone đã tham khảo và căn cứ ý kiến của nhà thầu tư vấn Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS) kết hợp với các đơn vị có chức năng thẩm định giá đưa ra nhiều mức giá khác nhau.

Báo cáo này cho hay, VCBS đã thuê Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện định giá AVG và đã cho ra kết quả định giá là 33.299,5 tỷ đồng (tương đương 1,53 tỷ USD).

Trên cơ sở định giá của AASC, đơn vị tư vấn VCBS đã tư vấn cho Mobifone thêm về cách định giá thận trong để đưa ra mức giá hợp lý với kết quả giảm còn 24.548,2 tỷ đồng (tương đương 1,12 tỷ USD).

Thận trọng hơn nữa, nhằm tăng tính khách quan và đa chiều trong việc xác định giá trị doanh nghiệp trên nhiều phương diện và bằng nhiều phương pháp khác nhau, MobiFone tiếp tục yêu cầu VCBS và VCBS đã thuê thêm Công ty TNHH Định giá Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (Hanoi Valu) để định giá AVG theo phương pháp tài sản.

Hanoi Valu đã thực hiện việc thẩm định và phát hành chứng thư định giá trực tiếp cho MobiFone với kết quả định giá là 18.520 tỷ đồng (tương đương 847,6 triệu USD).

Mặc dù đã có các phân tích và đánh giá nêu trên, MobiFone vẫn quyết định thuê thêm một đơn vị thẩm định giá được Bộ Tài chính cấp phép thẩm định giá, xác định giá trị doanh nghiệp là Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thẩm định giá AMAX.

AMAX đã phát hành chứng thư thẩm định giá cho MobiFone với kết quả giá trị doanh nghiệp của AVG theo phương pháp tài sản là 16.565 tỷ đồng (tương đương 758,81 triệu USD) và theo phương pháp thu nhập là 17.184 tỷ đồng (tương đương 787,17 triệu USD).

Như vậy, có thể thấy, các kết quả thẩm định giá đối với AVG có biên độ chênh lệch rất rộng, mức thấp nhất là 16.565 tỷ đồng và cao nhất là 33.299,5 tỷ đồng (chênh gấp đôi).

Nhân viên MobiFone nghi ngờ lãnh đạo tham nhũng

Bản báo cáo này của MobiFone cho hay, “các đơn vị tư vấn/thẩm định giá đều lựa chọn phương pháp thu nhập (chiết khấu dòng tiền trong tương lai) để định giá và phương pháp tài sản là phương pháp kiểm chứng. Kết quả định giá phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch kinh doanh dự kiến của AVG. Trong quá trình làm việc với các đơn vị tư vấn/thẩm định giá, MobiFone thường xuyên trao đổi về số liệu kế hoạch kinh doanh khả thi. Các đơn vị tư vấn đã tiếp thu ý kiến của MobiFone và đưa ra các điều chỉnh dự báo kế hoạch dòng tiền dự kiến ở mức cẩn trọng, do đo đã giảm giá giá trị DN của AVG”.

Trên cơ sở định giá, MobiFone đã đưa ra kế hoạch kinh doanh đối với AVG sau khi mua lại cổ phần với dự kiến trong hai năm 2015 và 2016 của AVG vẫn lỗ lần lượt 316 và 91 tỷ đồng. AVG được xác định bắt đầu có lãi từ năm 2017 với 156 tỷ đồng và được cho là sẽ bứt tốc mạnh mẽ trong các năm sau đó, đạt 732 tỷ đồng năm 2018, 945 tỷ đồng năm 2019 trước khi gặt 1.876 tỷ đồng năm 2020.

Kế hoạch mua lại AVG của MobiFone hồi năm ngoái đã gặp phải phản đối của một bộ phận cán bộ, nhân viên trong tổng công ty này. Trong một đơn tố cáo gửi đến cơ quan báo chí thời điểm tháng 8/2015, nhóm nhân viên nội bộ MobiFone cho rằng việc lãnh đạo MobiFone mua lại AVG một cách vội vàng có thể làm sụp đổ cả một tổng công ty mạnh có lợi nhuận hàng năm lên tới 5.000-6.000 tỷ đồng.

Tại đơn tố cáo này, nhóm cán bộ, nhân viên trên đánh giá, truyền hình An Viên là đơn vị đang kinh doanh thua lỗ triền miên, không một tổ chức hay cá nhân nào muốn đầu tư mua cổ phần của AVG vậy mà các lãnh đạo của MobiFone lại quyết định đầu tư số tiền khổng lồ vài trăm triệu USD để mua lại. Việc này khiến nhân viên MobiFone lo ngại sẽ dẫn kinh doanh của MobiFone bị thua lỗ, thậm chí sụp đổ.

Tại phiên họp báo Chính phủ tháng 7 diễn ra ngày 2/8, người phát ngôn của Chính phủ – ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay, trong vấn đề mua bán của MobiFone, tinh thần chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng như của Thủ tướng Chính phủ, đó là qua quá trình thanh tra, nếu phát hiện vi phạm thì sẽ xử lý nghiêm.

“Tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ là không có vùng cấm trong phòng chống tham nhũng, kết quả thanh tra kiểm tra phải được công khai trước quần chúng và nhân dân”, ông Mai Tiến Dũng cho biết.

 

Lê Nam Trà – Tay trong con gái Thủ tướng phá hoại 20 năm phát triển bền vững của Mobifone

 

Nguyễn Văn Tung

Năm 2015, MobiFone đạt doanh thu đạt 36.900 tỷ đồng và lợi nhuận 7.395 tỷ đồng, đứng thứ 3 về doanh thu và thứ 2 về lợi nhuận trên thị trường viễn thông Việt Nam. So với năm 2014, doanh thu tăng nhẹ nhưng không đạt chỉ tiêu 39.700 tỷ đồngđề ra cho năm 2015. Lợi nhuận tuy đạt chỉ tiêu 7.300 tỷ đồng nhưng có được điều này là do trong cả năm 2015, Mobifone đã cắt giảm mạnh chi phí cho đầu tư mua sắm, vận hành mạng lưới và phát triển kinh doanh. Hành động này được đánh giá là “Mobifone đang ăn vào tương lai” vì cắt giảm chi phí đồng nghĩa với những tụt hậu về công nghệ, suy giảm chế độ chăm sóc khách hàng và mất sức cạnh tranh trong việc phát triển thị trường đối với 2 ông lớn còn lại là Viettel và người anh VNPT.

Lê Nam Trà nhận quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Mobifone từ ngày 11/12/2014, đến ngày 31/12/2014 thì kiêm nhiệm phụ trách chức vụ Chủ tịch MobiFone thay cho ông Mai Văn Bình nghỉ hưu theo chế độ. Qua kết quả kinh doanh 2015, có thể thấy “dấu ấn Lê Nam Trà” cho sự phát triển của Mobifone gần như là con số “0”, tất cả thành quả đều thừa hướng từ 20 năm phát bền vững của Mobifone mang dấu ấn đậm nét của cố Chủ tịch Lê Ngọc Minh. Trong khi đó, về mặt chiến lược, chính sách và quản trị doanh nghiệp, sự xuống dốc của Mobifone về văn hóa doanh nghiệp, hiệu quả công việc, tinh thần của cán bộ công nhân viên và những quyết định mang tính “phá hoại”, “trục lợi” đang là những điểm đáng nói của Lê Nam Trà trong suốt năm 2015.

  1. Xây dựng văn hóa “kim tiền”

Sau khi nhận Quyết định Tổng Giám đốc, Lê Nam Trà đã nhanh chóng trình và được phê duyệt của chính phủ đề án tái cơ cấu Mobifone theo mô hình mới Tổng công ty. Khoác lên mình chiếc áo mới rộng hơn, Lê Nam Trà thoải mái vẽ lên bộ máy mới cồng kềnh với rất nhiều phòng, ban, đơn vị mới với rất nhiều đơn vị chức năng nhiệm vụ trùng lặp. Mobifone đứng trước thay đổi nhân sự chủ chốt lớn chưa từng có trong lịch sử hơn 20 năm phát triển của mình với hàng loạt bổ nhiệm mới, luân chuyển lãnh đạo đơn vị, rất nhiều lãnh đạo thuộc chế độ cũ bị o ép, giáng chức hoặc điều chuyển sang những vị trí mới không còn giá trị. Cơ hội thuộc về những người còn lại, ngay lập tức, làn sóng đầu tư “ghế ngồi” bùng nổ và lan tỏa mạnh mẽ trong Mobifone. Thời điểm đầu năm 2015, không còn ai ở Mobifone quan tâm đến công việc chuyên môn chính, lãnh đạo thì bỏ bê công việc để đi lo lót vị trí, nhân viên thì liên tục cập nhập tình hình các sếp để lựa chọn nguyện vọng về đơn vị mới. “Ghế ngồi” giờ là một món hàng hot, mỗi ghế là một cuộc tranh chấp, đấu giá căng thẳng với giá sàn là 1 triệu đô cho mỗi ghế trưởng đơn vị, lãnh đạo phòng ban và không có giá trần…

Hệ quả của văn hóa “kim tiền” này là 1 bộ máy làm việc cồng kềnh, kém hiệu quả, rất nhiều lãnh đạo bị sắp xếp sai chuyên môn, kinh nghiệm. Tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên mất ổn định, văn hóa doanh nghiệp của Mobifone suốt 20 năm bị phá hủy.

  1. Chỉ định thầu tư vấn cho Công ty Chứng khoán Bản Việt của con gái Thủ tướng

Tháng 09 năm 2015, Lê Nam Trà vội vã ký quyết định chỉ định thầu tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và IPO cho Công ty Chứng khoán Bản Việt, công ty có Chủ tịch là bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái thủ tướng đương nhiệm. Việc chuyển từ Credit Suisse sang chỉ định thầu cho Bản Việt cho thấy rất nhiều sự bất minh. Cha con ông Dũng muốn đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Mobifone vào đầu năm 2016 thay vì giữa 2016, để đảm bảo hoàn tất việc này trước khi nhiệm kỳ thủ tướng kết thúc vào phiên họp Quốc hội đầu tiên của khóa mới diễn ra vào tháng 6 năm 2016. Việc cổ phần hóa Mobifone được coi là một trong những cú chót của gia đình thủ tướng nếu như ông không đắc cử Tổng Bí Thư khi Đại hội Đảng XII diễn ra. Và với việc con gái Thủ tướng trực tiếp lên phương án cổ phần hóa, có thể thấy mọi lợi ích đều đã rơi vào tay một số người và rời xa lợi ích chung của Mobifone.

  1. Gấp gáp mua 95% cổ phần của AVG

Tháng 01 năm 2016, khi thủ tướng Dũng gặp khó trong cuộc chạy đua chức vụ Tổng Bí Thư với ông Trọng, Lê Nam Trà ngay lập tức nhận thực hiện chỉ đạo, gấp rút mua 95% cổ phần của AVG với giá 8.900 tỷ. Câu hỏi đặt ra là Mobifone đã định giá và mua AVG như thế nào, tại sao AVG lại có giá 8.900 tỷ trong khi giá trị của AVG hiện nay, dựa trên tài sản gồm hệ thống mạng lưới như các trạm phát sóng, đầu thu, các phụ kiện trang thiết bị đi kèm, hệ thống vận hành mạng lưới, hệ thống xử lý tín hiệu, thuê bao… ước tính khoảng 1.600-2.000 tỷ đồng, chưa kể khấu hao và lỗ lũy kế lên đến 1.000 tỷ. Hiện tại, AVG vẫn đang tiếp tục lỗ 1 tỷ/ngày. Câu trả lời tưởng như khó mà lại dễ vì chủ tịch Phạm Nhật Vũ của AVG là em trai Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vin group và là 1 đệ tử thân cận của Thủ tướng.

Trong quá trình định giá AVG, êkip của Lê Nam Trà sử dụng quân xanh để tăng giá lên cao chót vót và hình thức mua bán có rất nhiều sai phạm do quá trình chuẩn bị gấp gáp. Giá trị thực tế của AVG chỉ ở mức tối đa 1.000 tỷ đồng, vậy Mobifone đã mua đắt gần 8.000 tỷ, vậy 8.000 tỷ này đi đâu. Mobifone vẫn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, vậy 8.000 tỷ này là tài sản quốc gia, trách nhiệm thất thoát này thuộc về ai?

Cuộc chơi kinh doanh tài chính với miếng bánh Cổ phần hóa Mobifone

Câu chuyện bắt đầu vào năm 2012, khi Nguyễn Thanh Phượng cùng “bộ đôi Masan” Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh âm mưu thực hiện vụ áp-phe đình đám trong lĩnh vực viễn thông: sát nhập Gtel vào Mobifone. Gtel khi đó đang trong tình trạng thua lỗ triền miên, khách hàng liên tục bỏ mạng, công nghệ di động 2G lạc hậu, chính phủ từ chối cấp giấy phép 3G, đối tác VinpelCom bỏ của chạy lấy người để lại 450 triệu USD đã đầu tư vào hạ tầng mạng di động. Với kết quả kinh doanh bết bát như vậy, Masan khi đó chỉ cần bỏ ra 50 triệu USD là có thể mua lại toàn bộ cổ phần của Gtel. Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt do Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch theo kịch bản sẽ được chỉ định thầu làm tư vấn cho vụ sát nhập và có nhiệm vụ định giá Gtel lên cao chót với ở mức 500 triệu USD mặc cho những kết quả kinh doanh ảm đảm.

Sau khi sát nhập thành công với Mobifone (được định giá 2 tỷ USD), Masan sẽ chiếm 20% cổ phần trong liên doanh mới. Thông qua việc tăng vốn góp để đầu tư 4G, Masan sẽ nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ lên 30% và bộ ba Phượng – Quang – Anh nghiễm nhiên đút túi 3 tỷ USD sau khi bán toàn bộ số cổ phần này cho các nhà đầu tư nước ngoài (Mobifone được dự đoán có giá trị IPO khoảng10 tỷ USD)

Ai đã hy sinh để cứu Mobifone khỏi vụ áp-phe?

Dù có tính toán kỹ lưỡng đến đâu, Nguyễn Thanh Phượng cùng bộ đôi Masan cũng không thể biết được kế hoạch của mình lại bị đổ bể phút chót bởi một con người đang cận kề cái chết: ông Lê Ngọc Minh – chủ tịch đương nhiệm lúc đó của Mobifone – người đang bị ung thư giai đoạn cuối.

Là một người trọn đời gắn bó với sự phát triển của Mobifone, ông Minh không cam tâm để tâm huyết của mình cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Mobifone trong suốt 20 năm phút chốc đổ xuống sông xuống biển. Khi tình hình sức khỏe ngày càng đi xuống, ông Minh quyết tâm dành quỹ thời gian còn lại của mình để làm nên một câu chuyện lịch sử: cứu Mobifone khỏi sự sát nhập với Gtel.

Ông Minh đã cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về kế hoạch của Phượng cho phe “Tổng bí thư” để cầu cứu, đồng thời bằng mọi cách trì hoãn quá trình cổ phần hóa Mobifone, đưa Credit Suisse vào làm tư vấn cổ phẩn hóa Mobifone chứ không phải là Bản Việt, gửi toàn bộ chi tiết kế hoạch của nhóm Nguyễn Thanh Phượng và Masan cho các báo lề trái qua đó tạo nên một cơn bão dư luận vào thời điểm đó.

Với sức ép của dư luận cùng ý chí sắt đá của cố Chủ tịch Lê Ngọc Minh, kế hoạch của Nguyễn Thanh Phượng cuối cùng bị đổ bể. Ông Minh, với tâm thế của một người không có gì để mất, đã tạo nên một điều kỳ diệu và giúp Mobifone tiếp tục phát triển ổn định trong hai năm kế tiếp.

Cay cú trước hành động phá rối của ông Minh, Nguyễn Thanh Phượng ngay lập tức đẩy ông Minh khỏi Mobifone ngay khi doanh nghiệp này tách khỏi Tập đoàn VNPT và sát nhập về Bộ Thông tin – Truyền thông năm 2014. Tiếp theo đó, Nguyễn Thanh Phượng bí mật sắp xếp với lãnh đạo Bộ Thông tin truyền thông để đưa đệ tử thân cận Lê Nam Trà ngồi vào chiếc ghế mà ông Minh để lại.

Cuộc chơi mới

Khi đã đẩy được Lê Nam Trà vào ghế Chủ tịch Mobifone, Nguyễn Thanh Phượng ung dung tính toán để thực hiện tiếp kế hoạch của mình. Việc đầu tiên là gạt bỏ Credit Suisse và chỉ thầu thầu tư vấn cổ phấn hóa Mobifone cho Công ty chứng khoán Bản việt. Kịch bản cũ đã bị lộ, không thể tiếp tục dùng quân bài Gtel nên Nguyễn Thanh Phượng cùng Lê Nam Trà phải lựa chọn một quân cờ mới, đó là AVG của Phạm Nhật Vũ, em trai Phạm Nhật Vượng, một doanh nhân thân cận và trung thành của gia đình Thủ tướng Dũng.

Tương tự như Gtel, AVG chỉ là một đống đổ nát với số lượng thuê bao ít ỏi, công nghệ truyền hình vệ tinh thế hệ đầu đã lạc hậu, không tự sản xuất được nội dung nên không có doanh thu phát sinh từ quảng cáo. Tình trạng kinh doanh bết bát, AVG lỗ lũy kế đến 1.000 tỷ đồng và nợ gần 2.000 tỷ tiền đầu tư cơ sở hạ tầng.

Để hợp lý hóa việc sát nhập AVG, một doanh nghiệp kinh doanh truyền hình chứ không phải viễn thông, Lê Nam Trà đã móc nối với Lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông để xin chủ trương của chính phủ cho phép Mobifone đầu tư vào lĩnh vực truyền hình. Với sự giúp đỡ của Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Dũng, chủ trương này nhanh chóng được chính phủ phê duyệt.

Bước ngoặt từ Hội Nghị TW 13

Khi phe Thủ tướng Dũng có dấu hiệu đuối thế trước phe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại HNTW 13, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà nhận thấy hai điều: không thể mạo hiểm bằng mọi giá sát nhập AVG vào Mobifone và không thể hoàn thành việc cổ phần hóa Mobifone vào cuối nhiệm kỳ Thủ tướng (trước tháng 06/2016) vì đó sẽ là thời điểm ông Dũng cần đàm phán với phe ông Trọng để toàn bộ êkip được hạ cánh an toàn. Việc cổ phẩn hóa Mobifone chắc chắn sẽ do chính phủ mới phụ trách. Không còn làm chủ được cuộc chơi, vụ áp-phe lần 2 của Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà đứng trước nguy cơ đổ bể.

Để vớt vát công sức mấy năm dàn trận, Nguyễn Thanh Phượng cùng Lê Nam Trà quyết định “ăn non”: hoàn tất việc Mobifone mua lại 95% cổ phần của AVG ngay trước khi HNTW 14 diễn ra (ký hợp đồng vào trưa ngày 25/12/2015).

Sai phạm chồng chất sai phạm

Giá trị thật sự của AVG được tính toán không đến 1.000 tỷ đồng, tuy nhiên Lê Nam Trà đã ký quyết định mua lại 95% với giá 8.900 tỷ, cao hơn giá trị thực 8.000 tỷ đồng. Số tiền này được Vin Group giải ngân cho Lê Nam Trà cùng một số lãnh đạo của Bộ Thông tin – Truyền thông bằng các bất động sản trong – ngoài nước và các tài khoản ngân hàng nhiều triệu USD ở nước ngoài, mỗi người bỏ túi từ 5%-10%.

Để kịp hoàn tất hợp đồng mua bán trước HNTW 14, Lê Nam Trà đã chỉ đạo không chuẩn bị hồ sơ, lập dự án trình Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính thẩm định theo đúng quy trình (vì nếu làm đúng quy trình chắc chắn sẽ không được duyệt) mà chỉ thông qua móc nối với một số lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông để trình thẳng lên Chính phủ.

Dù rất vội vã mua AVG, nhưng sau khi hoàn tất hợp đồng, do lo sợ tính pháp lý không đảm bảo, Lê Nam Trà chỉ đạo nhân viên giữ kín toàn bộ thông tin và không được gây ra bất cứ động tĩnh nào. Mobifone có thành lập Ban Truyền hình để tiếp quản AVG và phát triển kinh doanh truyền hình nhưng đến thời điểm này vẫn án binh bất động, chờ đợi vụ việc chìm xuống. Ngay sau khi bài báo “Lê Nam Trà – tay trong con gái Thủ tướng phá hoại 20 năm phát triển bền vững của Mobifone” được đăng trên các báo lề trái vạch trần các sai phạm ở Mobifone dưới thời Lê Nam Trà, Lê Nam Trà mới vội vã đính chính: “chúng tôi đang tiếp quản AVG” trên các báo lề phải.

Việc mua AVG đã làm chậm tiến độ cổ phẩn hóa và làm giảm mạnh giá trị vốn hóa của Mobifone. Mobifone đã hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị số sách vào ngày 30/06/2015. Tuy nhiên với việc mua lại AVG vào ngày 25/12/2015, việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ phải thực hiện lại dựa trên giá trị sổ sách vào ngày 31/12/2015. Ngoài ra, với việc đưa vào kế hoạch kinh doanh dự phòng lỗ 700 tỷ đồng cho AVG trong năm 2016, nợ đọng của AVG 2.000 tỷ, lỗ lũy kế 1.000 tỷ, giá trị vốn hóa của Mobifone chắc chắn sẽ giảm vài tỷ USD so với con số 10 tỷ USD được ước tính ban đầu. Trong bối cảnh nợ công ngày càng tăng, ngân sách sẽ bị thất thoát đi vài tỷ USD chỉ vì một nhóm người chia chác nhau cái lợi 8.000 tỷ đồng (gần 400 triệu USD).

Tháng 2 năm 2012, Nguyễn Thanh Phượng, cô con gái duy nhất của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chính thức giữ chức chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank). Như vậy, tại thời điểm đó, bà Phượng nắm trong tay tới 4 công ty khác nhau cùng có tên là Bản Việt gồm công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC), công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (VCAM hay Vina Capital) và công ty bất động sản Bản Việt (VCRE).

Tháng 09 năm 2015, Công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC) được chỉ định thầu thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và IPO cho Mobifone. Trong khi đó, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt (Vina Capital) từ 2013 đã âm thầm mua lại 90% các trạm xã hội hóa của Mobifone. Với những động thái này, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà đang âm mưu những gì?

Tháng 7 năm 2011, Ngân hàng Gia Ðịnh bán 100 triệu cổ phiếu với giá 10,000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ từ 2000 tỉ đồng lên thành 3000 tỉ đồng. Công ty VCSC Việt của bà Phượng đứng ra lãnh vai trò tư vấn phát hành cổ phiếu nên qua đó, Nguyễn Thanh Phượng đã mua lại một lượng đáng kể cổ phần của ngân hàng Gia Định rồi trở thành thành viên Hội Ðồng Quản Trị, đổi tên ngân hàng này thành “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt”. Kịch bản tương tự hoàn toàn có thể xảy ra với Mobifone khi VCSC tiếp tục nắm vai trò tư vấn cổ phần hóa. Thông qua việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ, tăng vốn góp để phục vụ phát triển công nghệ 4G, Nguyễn Thanh Phượng sẽ mua được phần lớn cổ phiếu được bán ra với vỏ bọc các Quỹ đầu tư nước ngoài. Liệu sau đó, Mobifone có bị đổi tên thành Tổng công ty Viễn thông Bản Việt?

Vina Capital đang nắm trong tay hơn 90% tổng số trạm xã hội hóa của Mobifone với số vốn bỏ ra được vay từ Ngân hàng Bản Việt. Trong số 3 nhà mạng lớn, Mobifone là đơn vị có số lượng trạm ít hơn cả nên nhu cầu tăng số lượng trạm là rất cấp thiết. Mobifone đặt mục tiêu phát sóng thêm hơn 12.000 trạm mới trong 2016. Kịch bản nào nếu VSCS “tư vấn” Mobifone mua lại từ Vina Capital toàn bộ số trạm xã hội hóa này và hoàn trả bằng cổ phiếu với giá gốc 10.000 đồng/cổ phiếu. Nguyễn Thanh Phượng đương nhiên sẽ có thêm được một số lượng lớn cổ phần của Mobifone với giá cực rẻ.

Không cần phải là chuyên gia tài chính để tính toán được lợi nhuận từ số cổ phần Mobifone mà bà Phượng sẽ nắm giữ thông qua tăng vốn và bán trạm, khi mà VCSC định giá Mobifone có giá trị sổ sách chỉ ở mức 2 tỷ USD, còn giá trị IPO dự kiến (trước khi có việc mua AVG) là 10 tỷ USD.

Lời ngỏ:

Tại thời điểm tôi viết bài này, việc điều tra những sai phạm của Mobifone và cá nhân ông Lê Nam Trà khi mua 95% cổ phần của AVG đã chính thức được bắt đầu. Bản thân ông Trà cũng đang chạy khắp các cửa để cố gắng đưa vụ việc chìm xuống. Với số tiền lớn thu được từ khoản chênh lệch gần 8000 tỷ đồng mua đắt AVG, tôi nghĩ ông Trà hoàn toàn có đủ khả năng tài chính để làm được việc này. Ngoài ra, tôi cũng được biết hiện nay Nhà nước đang yêu cầu gia đình Thủ tướng Dũng phải chuyển trả cho ngân sách một số tiền lớn để đền bù trách nhiệm mà ông Dũng và các quả đấm thép đã gây ra. Trách nhiệm cá nhân có thể được cho qua thông qua việc đền bù nhưng Mobifone là một doanh nghiệp lành mạnh và bền vững, xin hãy cứu nó không bị hủy hoại từng ngày bởi những con người có tư duy lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

Kính đề nghị Chính phủ mới, Ban Nội chính TW, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước cùng các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra khác của Đảng, Nhà nước, Chính phủ hãy làm rõ các vấn đề sau:

  1. Làm rõ tính hợp pháp, hợp lệ của Quyết định chỉ định thầu tư vấn định giá và cổ phần hóa doanh nghiệp của ông Lê Nam Trà cho Công ty Cổ phần chứng khoản Bản Việt (VCSC). Việc chỉ định thầu này hoàn toàn không có cơ sở và thiếu căn cứ pháp lý. Hủy bỏ tư cách tư vấn của VCSC chính là cứu lấy Mobifone.
  1. Làm rõ tính hợp pháp của Quyết định mua 95% cổ phần AVG với giá 8.900 tỷ đồng mà ông Lê Nam Trà đã ký vào ngày 25/12/2015. Làm rõ trách nhiệm cá nhân của ông Lê Nam Trà và một đồng chí Thứ Trưởng Bộ Thông tin Truyền thông trong việc này. Việc định giá AVG chỉ được Mobifone trình lên Bộ Thông tin Truyền thông và lấy í kiến của Thủ tướng chứ hoàn toàn không qua Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư thẩm định như đúng quy định về quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước. Cảm ơn nhà báo Phan Nam – Báo Diễn đàn doanh nghiệp đã đề cập những thông tin khách quan trong bài báo: “Mobifone chờ gì ở AVG?” đăng ngày 26/2/2016.
  1. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân ông Lê Nam Trà trong việc để các công ty sân sau như ITT lũng đoạn thị trường tại Mobifone. Công ty ITT, sân sau của ông Lê Nam Trà (hiện đã được bán phần lớn cổ phần cho Vina Capital của Nguyễn Thanh Phượng), đã lũng đoạn thị trường viễn thông tại Trung tâm Thông tin di động khu vực II, IV, VI, nay là Trung tâm Mạng lưới Miền Nam – Mobifone. Công ty ITT và một số công ty sân sau khác bằng các hình thức thông thầu, chỉ định thầu bất hợp pháp, triển khai trước đấu thầu sau, đã trúng gần như tất cả các gói thầu của Mobifone về dịch vụ kỹ thuật, mua bán thiết bị viễn thông tại Miền Nam và đang trúng rất nhiều gói thầu tại Miền Trung và Miền Bắc nhờ sức ép của Chủ tịch Mobifone – Lê Nam Trà. Với việc Mobifone tăng tốc đầu tư trong năm 2016 (tổng mức đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với các năm trước đó), việc để các công ty sân sau bao sân là trái quy định, trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng Luật đấu thầu và là hành vi tham nhũng, gây thất thoát nghiêm trọng.

Trung Quốc khai trương trang web tuyên truyền về Biển Đông

RFI

Thụy My

Ảnh minh họa/ RFI

Tân Hoa Xã ngày 04/08/2016 loan tin đã chính thức khai trương trang web về Biển Đông, với các tư liệu lịch sử và bản đồ được cho là « lần đầu tiên được công bố »

Trang web www.chinananhai.com do cơ quan thông tin dữ liệu hàng hải thực hiện và được Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) hỗ trợ, sử dụng tất cả sáu tên miền trong đó cówww.thesouthchinasea.org, www.chinananhai.org « để thống nhất thông tin và bảo đảm an toàn ».

Bản tiếng Hoa hiện nay gồm 10 lãnh vực : thông tin cơ bản, tin tức, tư liệu, phát triển và quản lý, ý kiến chuyên gia, luật pháp, cập nhật những sự kiện quan trọng, hình ảnh, video và hỏi đáp. Theo đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, bản tiếng Anh dự kiến ra mắt vào cuối năm 2016.

Phát ngôn báo chí Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) Thạch Thanh Phong (Shi Qingfeng) cho biết, việc thành lập « mạng Nam Hải Trung Quốc » nhằm « tuyên truyền chính sách chủ trương, chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lý của Trung Quốc » về vấn đề Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Theo vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc Trương Hải Văn (Zhang Haiwen) mức độ quan tâm về Biển Đông rất cao, « nhưng một số giới thiệu trên mạng là không chính xác ». Ông hy vọng việc khai trương trang web có thể khiến người dân trong và ngoài nước hiểu được « sự thật của tranh chấp ».

Nhân dân Nhật báo dẫn lời Trương Hải Văn nói rằng, trang web có những « phân tích độc quyền dựa trên việc nghiên cứu hàng ngàn tấm bản đồ ». Ông này nêu ra một bản đồ thường được Việt Nam sử dụng để chứng tỏ chủ quyền của Hoàng Sa được « phát hiện » là do « ghép hai tấm bản đồ lại ».

Quần đảo Hoàng Sa được Việt Nam khai thác từ thế kỷ 17, 18 và nhà Nguyễn chính thức xác lập chủ quyền vào đầu thế kỷ 19, đến năm 1974 bị Trung Quốc cưỡng chiếm sau trận Hải chiến Hoàng Sa với quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hôm 12/07/2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc dựa trên đường 9 đoạn tự vẽ bao trùm lên hầu hết Biển Đông. Trang mạng The Daily Caller nhắc lại tuyên bố của bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan) ngày 02/08/2016, là cần phải chuẩn bị cho « một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển ».

______

VnExpress

Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc kêu gọi ‘chiến tranh nhân dân trên biển’

Việt Anh

4-8-2016

 Ông Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực khi có các phát biểu về Biển Đông.

“Tôi cho rằng quan chức các nước cần phát biểu và hành động phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình, là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”, ông Lê Hải Bình nói trong cuộc họp báo chiều nay.

Tuyên bố trên được ông Bình đưa ra khi trả lời câu hỏi về việc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn hôm 2/8 kêu gọi quân đội, cảnh sát và người dân nước này nên chuẩn bị “chiến tranh nhân dân trên biển”.

Theo ông Bình, các nước liên quan đến tranh chấp Biển Đông cần có đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới.

“Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và nguyện vọng của các nước trong và ngoài khu vực, các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”, người phát ngôn Việt Nam nhấn mạnh.

An ninh mạng: VN cần ‘đối phó khẩn cấp’

BBC

Ảnh: Thinkstock

Các hệ thống máy tính của Việt Nam phải lập tức ngăn chặn kết nối tới ba địa chỉ tên miền cụ thể, gồm playball dot ddns dot info; nvedia dot ddns dot info; và air dot dcsvn dot org, Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Việt Nam (VNCERT) nói.

Bên cạnh đó, các hệ thống cũng cần gỡ bỏ ngay bốn nhóm mã độc đã được xác định.

Chiều 3/8/2016, việc phân tích các mã độc này đã giúp phát hiện một số dấu hiệu tấn công nguy hiểm, một công văn khẩn của VNCERT nói.

Các mã độc này, hiện đều đang trong tình trạng “ngủ đông” và chưa hoạt động, được xác định là có khả năng đánh cắp thông tin, phá hủy hệ thống.

Kể từ khi gửi ra công văn số 238/VNCERT-ĐPƯC, VNCERT đã nhận được một số thông tin “có một số khó khăn, cần hướng dẫn thêm”, tuy việc gỡ bỏ các mã độc đối với người có chuyên môn thì “không khó”, chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật của VNCERT nói với BBC.

Đối phó tạm thời

“Đây mới chỉ là các mẫu tạm thời phát hiện ra. Việc trên máy có còn những mã độc nào khác nữa hay không thì hiện chúng tôi chưa xác định được,” chuyên gia này nói.

Các mã độc được đề cập trong công văn của VNCERT có máy chủ nguồn gốc từ Trung Quốc, một số báo Việt Nam nói.

Với phương thức hoạt động “du kích”, thu thập dữ liệu gửi về cho máy chủ rồi lập tức ngắt kết nối trở về trạng thái “ngủ đông”, chúng khiến các chuyên gia khó phát hiện hơn.

H1Các sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất cùng trang chủ của Vietnam Airlines bị tin tặc tấn công chiều 29/7

Các mã độc trên được cho là có liên quan tới vụ tấn công trang mạng của Vietnam Airlines chiều 29/7, và đã xâm nhập vào hệ thống mạng của nhiều tổ chức, tập đoàn kinh doanh lớn của Việt Nam từ lâu.

Đây là công văn thứ ba liên tiếp của VNCERT liên quan tới an ninh mạng kể từ sau vụ tin tặc tấn công hai sân bay chính của Việt Nam và trang mạng Vietnam Airlines.

Trước đó, VNCERT đã có công văn “yêu cầu kiểm tra và xử lý sự cố mã độc khẩn cấp”, và sau đó yêu cầu “tăng cường kiểm tra rà soát hệ thống, đảm bảo hệ thống an toàn thông tin” nhằm phòng tránh xảy ra các cuộc tấn công mới trên mạng.

Đáng chú ý là tuy cảnh báo đầu tiên của VNCERT được đưa ra lúc 14:50 hôm 29/7, nhưng nó đã không giúp ngăn chặn được vụ tin tặc xảy ra sau đó khoảng hai giờ đồng hồ ở các sân bay và trên trang chủ của Vietnam Airlines.

Mới đây, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã khiến nhiều người phản ứng giận dữ khi ông kêu gọi giới công nghệ Việt Nam “tránh hành vi khiêu khích, thách thức không cần thiết đối với các nhóm tin tặc nước ngoài”.

“Chúng tôi khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc kinh doanh, trong điều kiện cần thiết phải biết hy sinh lợi ích doanh nghiệp để đặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên hàng đầu, góp phần cùng nhà nước đảm bảo an toàn thông tin trong mọi điều kiện, hoàn cảnh,” ông bộ trưởng được VnExpress trích lời.

____

VOA

Vụ tin tặc làm đậm thêm mối nghi ngờ về Trung Quốc?

4-8-2016

Trong khi Việt Nam vẫn tiếp tục điều tra vụ tấn công vào hệ thống mạng của hai sân bay lớn nhất nước, theo các nhà quan sát, nhiều người dân trong nước vẫn bày tỏ nghi ngờ về sự dính líu từ phía quốc gia đông dân nhất thế giới.

Sau vụ hacking làm tê liệt máy tính của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cuối tháng trước, hôm 2/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cơ quan trong nước chú ý tới “đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng”.

Thông cáo báo chí của ông Phúc có đoạn nói “phải chủ động phối hợp rà soát loại trừ các mã độc cũng như phòng, chống tin tặc”.

Dù nghi can chính, nhóm hacker 1937cn của Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ mình là thủ phạm, theo ông Trần Bang, cựu chiến binh cuộc chiến biên giới, nhiều người dân Việt vẫn chưa hết hoài nghi thủ phạm từ nước láng giềng.

Ông nói thêm:

“Kinh nghiệm dân tộc, cũng như một nghìn năm đô hộ của giặc Tàu, và mười mấy cuộc chiến tranh của dân tộc Việt Nam chống xâm lược phương bắc, cho nên khi đụng đến vấn đề dân tộc, vấn đề chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia thì đa số người Việt nghĩ ngay đến giặc phương bắc, kẻ thù truyền kiếp của người Việt Nam. Cảnh giác cao độ đã ăn sâu vào tâm khảm của người Việt Nam. Người dân Việt Nam không thể nào tin được vào 16 chữ vàng và 4 tốt được”.

Trong cuộc họp báo thường kỳ của chính phủ hôm 2/8, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn kêu gọi “các cơ quan báo chí và cộng đồng mạng tránh những hành vi khiêu khích và thách thức không cần thiết, làm ảnh hưởng sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh của quốc gia”.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi có tin hacker trong nước đã đánh sập nhiều trang web của Trung Quốc. Tuy nhiên, tin này chưa thể được kiểm chứng độc lập.

Trả lời câu hỏi của báo Thanh Niên, trích dẫn lo ngại của dư luận về việc hạ tầng viễn thông của Việt Nam phụ thuộc vào các thiết bị của nước láng giềng, khiến dễ bị khống chế, ông Tuấn nói rằng “việc sử dụng nhiều thiết bị Trung Quốc là do lịch sử để lại, do điều kiện kinh tế của VN, do luật đấu thầu còn hạn chế, cũng do cách tiếp cận linh hoạt của các thương hiệu nước này”.

Tuy nhiên, quan chức này nói rằng Việt Nam sẽ “rà soát, đánh giá và kiểm soát tốt hơn, yêu cầu cụ thể về an toàn thông tin trong đấu thầu mua sắm thiết bị viễn thông, đặc biệt trong các dự án quan trọng”.

Sau các vụ tấn công mạng, kinh tế gia Lê Đăng Doanh viết trên Facebook: “… Chúng ta phải cảnh giác, chiến đấu, nhất quyết không bị khuất phục. Những ai còn muốn vay của Trung Quốc, còn mơ màng 16 chữ vàng hãy mở mắt ra. Tình hình đã chuyển sang giai đoạn chiến đấu mới, không thể tiếp tục sai lầm thêm nữa”.

Trước các nghi ngờ và quan ngại của công chúng, ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, nói với VOA Việt Ngữ rằng “dân người ta hiểu như vậy là đúng rồi”.

Cựu quan chức ngoại giao từng nhiều năm công tác ở quốc gia đông dân nhất thế giới nói thêm:

“Như tôi đã nói rất nhiều lần, Trung Quốc không từ bất kỳ thủ đoạn nào để phá hoại, tấn công Việt Nam. Tôi nghĩ còn phải chuẩn bị nhiều cái nữa. Họ làm mà các anh không chuẩn bị thì các anh sẽ còn ngạc nhiên về nhiều chuyện khác”.

Các vụ tấn công mạng xảy ra ít ngày sau khi một phụ nữ ở Trung Quốc được trích dẫn nói rằng hộ chiếu của bà đã bị nhân viên hải quan của Việt Nam ghi một từ bậy bằng tiếng Anh, khiến Bắc Kinh yêu cầu phía Hà Nội điều tra vụ việc.

Trước đó, nhân viên cửa khẩu của Việt Nam đã không đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu in bản đồ “đường lưỡi bò” của công dân Trung Quốc để khẳng định chủ quyền.

Hiện cũng chưa rõ là phía Việt Nam có nhờ chính quyền Bắc Kinh giúp điều tra vụ tin tặc hay không.