Cận cảnh dinh thự lớn nhất Nam Bộ của đại gia Trầm Bê

Dinh thự đẹp lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tọa lạc tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh của đại gia kín tiếng Trầm Bê.

Ông Trầm Bê là một đại gia có ảnh hưởng lớn trong giới ngân hàng và bất động sản. Tuy nhiên, ông được biết đến là một người khiêm tốn và ít khi chịu xuất hiện trên báo chí.

Thời gian gần đây nhiều người biết đến ông khi ông bỏ hàng trăm tỷ đồng để xây dựng 9 ngôi chùa tại quê nhà Trà Vinh. Chưa dừng ở đó, căn biệt thự có diện tích 30ha của vị đại gia này cũng từng gây xôn xao dư luận. Căn biệt thự này từng được dư luận đồn đoán thuộc hàng sang nhất Việt Nam.

Cận cảnh, dinh thự, Nam Bộ, đại gia, Trầm Bê, Trà Vinh, lâu đài, biệt thự, cây cảnh, nội thất
Dinh thự của đại gia Trầm Bê có năm chóp, tọa lạc trong một khuôn viên rộng.
Cận cảnh, dinh thự, Nam Bộ, đại gia, Trầm Bê, Trà Vinh, lâu đài, biệt thự, cây cảnh, nội thất
Mặt chính của dinh thự hoành tráng.
Cận cảnh, dinh thự, Nam Bộ, đại gia, Trầm Bê, Trà Vinh, lâu đài, biệt thự, cây cảnh, nội thất
Một góc dinh thự lớn nhất miền Nam của đại gia Trầm Bê.
Cận cảnh, dinh thự, Nam Bộ, đại gia, Trầm Bê, Trà Vinh, lâu đài, biệt thự, cây cảnh, nội thất
Điểm đặc biệt nhất trong khuôn viên dinh thự có rất nhiều cây kiểng cổ thụ…quý trị giá lên đến cả tỷ đồng.
Cận cảnh, dinh thự, Nam Bộ, đại gia, Trầm Bê, Trà Vinh, lâu đài, biệt thự, cây cảnh, nội thất
Chiếc đèn chùm trị giá nhiều tỷ đồng có đường kính rộng gần 10m được làm từ châu Âu, các thanh giằng của nó được dát bằng vàng được đặt tại gian chính của tòa nhà.
Cận cảnh, dinh thự, Nam Bộ, đại gia, Trầm Bê, Trà Vinh, lâu đài, biệt thự, cây cảnh, nội thất
Bộ xương voi ma mút trong dinh thự của đại gia Trầm Bê.

Cận cảnh, dinh thự, Nam Bộ, đại gia, Trầm Bê, Trà Vinh, lâu đài, biệt thự, cây cảnh, nội thất
Là một Phật tử nên xung quanh dinh thự của đại gia Trầm Bê có rất nhiều tượng Di Lặc bằng gỗ nguyên khối.

Ngoài biệt thự trăm tỷ, đại gia Trầm Bê đã công đức số tiền hàng trăm tỷ để xây dựng những ngôi chùa kiến trúc độc đáo với vẻ ngoài lóng lánh như dát vàng.

Cận cảnh, dinh thự, Nam Bộ, đại gia, Trầm Bê, Trà Vinh, lâu đài, biệt thự, cây cảnh, nội thất
Chùa Vàm Ray tọa lạc tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, ngôi chùa này có diện tích rộng nhất trong số 9 ngôi chùa ông Trầm Bê công đức, tổng số tiền vị đại gia này đã bỏ ra xây ngôi chùa là 50 tỷ đồng.
Cận cảnh, dinh thự, Nam Bộ, đại gia, Trầm Bê, Trà Vinh, lâu đài, biệt thự, cây cảnh, nội thất
Chùa Cà Hom- ngôi chùa mà đại gia Trầm Bê đã bỏ khoảng 10 tỷ ra xây dựng.
Cận cảnh, dinh thự, Nam Bộ, đại gia, Trầm Bê, Trà Vinh, lâu đài, biệt thự, cây cảnh, nội thất
Chùa Phnô-đung cũng là ngôi chùa cổ tại huyện Trà Cú, nơi ông Trầm Bê bỏ 7,5 tỷ trùng tu lại.
Cận cảnh, dinh thự, Nam Bộ, đại gia, Trầm Bê, Trà Vinh, lâu đài, biệt thự, cây cảnh, nội thất
Ngoài ra còn có nhiều ngôi chùa khác được đại gia Trầm Bê xây dựng tại Trà Vinh như chùa Bến Có (4 tỷ), chùa Mới (7 tỷ) và chùa Tà Điêu (6 tỷ)….. Ngoài ra, vị đại gia này còn bỏ ra 6 tỷ để xây một ngôi chùa ở huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long.

(Theo Trí thức trẻ)

Nhà ống Sài Gòn có giếng trời đẹp như kính vạn hoa

Ngôi nhà cũ 3 tầng xây cách đây 20 năm được cải tạo, đem lại niềm hạnh phúc cho cặp vợ chồng và 2 con nhỏ.

Ngôi nhà 64 m2 nằm trong hẻm của Sài Gòn được xây dựng từ những năm 1990. Gia đình đang sống ở đây là một cặp vợ chồng và hai con gái nhỏ. Ngôi nhà được cải tạo với mặt tiền màu trắng hiện đại, đơn giản hơn nhưng vẫn có sự thu hút riêng.

Điểm yếu lớn nhất của không gian cũ là giếng trời lợp tôn nên nóng và thiếu sáng. Cầu thang quá rộng, phòng ngủ phía sau nhỏ, thiếu sáng.

Nhóm KTS Giang Đoàn, Hương Nguyễn, Hồ Quốc Hùng (G+ architects) quyết định bỏ cầu thang cũ chiếm nhiều diện tích. Thay vào đó là cầu thang mới dạng khung thép không can thiệp vào kết cấu nhà. Gạch bông gió cùng kính màu được sử dụng để tạo điểm nhấn cho giếng trời. Phía trên khung gạch bông là lớp kính che mưa.

Tầng một là không gian mở hoàn toàn từ ngoài cửa, phòng khách, bếp, bàn ăn. Kệ trang trí được sử dụng để ngăn cách khu vực sinh hoạt chung với chỗ để xe.

Vợ chồng chủ nhà thích tông trầm nên trong nhà có một mảng tường xuyên suốt tối màu. Để nhà có cảm giác tươi vui, các kiến trúc sư sử dụng thêm gam trắng, nội thất màu gỗ sáng.

Trên mảng tường sẫm treo những bức ảnh đen trắng kỷ niệm của gia đình. Gầm cầu thang được tận dụng làm ngăn tủ, chỗ cất đồ chơi cho trẻ nhỏ.

Những chiếc ghế lệch màu, mảng tường ốp gạch bông đen trắng cùng ảnh kỷ niệm giúp khu vực bàn ăn ấm áp hơn.

Diện tích phòng ngủ được mở rộng hơn với góc nhìn ra bên ngoài và giếng trời.

Nhà có hai bé gái nên bố mẹ dành một không gian màu hồng-trắng với khung cửa kính nhìn ra mảng gạch bông sinh động.

Không gian yêu thích nhất của hai bé chính là tầng 3. Đây vốn là khu vực thư viện của bố mẹ với các kệ sách, trang trí sát tường.

Nhờ vậy, mặt sàn khá rộng cũng là sân chơi trong nhà cho trẻ nhỏ. Hai cô bé có thể đạp xe từ ban công vào tới thư viện trong những ngày không thể ra ngoài đường.

Vào ngày nắng đẹp, các thành viên trong nhà cũng có thể ra ngoài trời cảm nhận nắng gió.

 Hồng Liên/VNExpress

Ảnh: Duy Hoàng

Ông chủ Facebook bán 95 triệu USD cổ phiếu làm từ thiện

Mark Zuckerberg đang từng bước thực hiện cam kết cho đi phần lớn tài sản của mình để giúp đỡ cộng đồng.
Tháng 12 năm ngoái, để chào đón con gái đầu lòng, Mark Zuckerberg và vợ – Priscilla Chan đã tuyên bố cho đi 99% số cổ phiếu Facebook đang nắm giữ, tương đương 45 tỷ USD “trong suốt cuộc đời”. Số tiền này sẽ được dùng để “cải thiện tiềm năng con người và cuộc sống cho trẻ em thế hệ sau”.

Một phần số cổ phiếu đã được chuyển tới Chan Zuckerberg Initiative – tổ chức phi lợi nhuận của hai vợ chồng anh. Tuy nhiên, phải đến tuần này, chúng mới thực sự biến thành tiền mặt.

ong-chu-facebook-ban-95-trieu-usd-co-phieu-lam-tu-thien

Mark Zuckerberg và vợ – Priscilla Chan cùng con gái khi vừa chào đời. Ảnh: Mark Zuckerberg

Trong hai ngày 12 và 18/8, quỹ này đã bán hơn 767.000 cổ phiếu Facebook, thu về 95 triệu USD, theo báo cáo được gửi lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC). Đây là số tiền đầu tiên được chuyển vào quỹ. Zuckerberg đã cam kết đưa vào đủ số cổ phiếu để bán được 1 tỷ USD mỗi năm trong vòng 3 năm tới.

Năm ngoái, tuyên bố của Zuckerberg đã gây chú ý rất lớn trên thế giới. Đa phần mọi người ca ngợi hành động của anh. Tuy nhiên, vì Chan Zuckerberg Initiative không được thành lập dưới dạng quỹ từ thiện truyền thống, mà là một công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC), nhiều người nghi ngờ đây là động thái né thuế của ông chủ Facebook.

Sau đó, Mark Zuckerberg đã phải giải thích trên trang cá nhân của mình rằng việc thành lập công ty sẽ giúp anh theo đuổi nhiều dự án vì cộng đồng hơn. Thay vì lập quỹ truyền thống, LLC sẽ giúp họ có sự linh hoạt tối đa “khi theo đuổi tầm nhìn bằng cách hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận, thực hiện các khoản đầu tư tư nhân và tham gia các cuộc tranh luận chính sách. Mục tiêu cuối cùng của những hoạt động này đều là tạo ra ảnh hưởng tích cực với xã hội”.

Hà Thu (theo CNN)

Nỗi lo của tứ trụ

Thạch Đạt Lang

 tang lễ tại nhà ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Ảnh: Người lao động

Tang lễ được tổ chức tại nhà ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Ảnh: báo NLĐ.

Vụ án mạng vào khoảng 8 giờ sáng ngày 18.08.2016 tại trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã làm chấn động cả nước với 3 người chết, hai nạn nhân và người thứ ba được kết luận là thủ phạm – theo cuộc điều tra cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả của công an Việt Nam.

Nếu ba người chết trong án mạng nói trên là dân đen thì chắc chắn “chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ”. Nội cái chuyện giao thông ở VN không thôi, hằng ngày có ít nhất vài chục người gặp tai nạn chết, chẳng ai quan tâm, lo lắng, tỏ lòng thương hại, ngay cả một cái chép miệng, một tiếng than tội nghiệp cũng không, ngoại trừ thân nhân, bạn bè người quá cố. Tuy nhiên vụ án mạng này, 3 người chết là 3 quan chức (thứ dữ) vua biết mặt, chúa biết tên, cho nên nó mới gây ồn ào, náo nhiệt khắp nơi, nhất là trên cộng đồng mạng “lề trái”.

Cố gắng bịt hai tai, che hai mắt để khỏi nghe, đọc những lời bình luận hả hê, hớn hở, hân hoan, hồ hởi của những kẻ không biết xót thương đồng loại, không nhỏ một giọt nước mắt, không một lời ai điếu cho kẻ ra đi, không một lời từ biệt, phân ly – những lời bình luận mà nhà “đạo đức học” kiêm ký (tên) giả Khánh Nguyên trên báo điện tử VTC News đã dạy dỗ, mắng mỏ là không có lương tri… để thông cảm với niềm đau tột cùng, sự mất mát vô cùng lớn lao của đảng CSVN, nhưng vẫn không được nên đành phải tát nước theo mưa, bàn thêm (ngoài lề) về hậu quả của vụ án mạng.

Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường là đảng viên trung ương, cao cấp trong hàng ngũ lãnh đạo, đang sống chuyển sang từ trần, Ngô Ngọc Tuấn là chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, từ giã cõi đời, ra đi không lời chia tay, nhưng Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư ĐCSVN, Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch quốc hội, Trần Đại Quang – Chủ tịch nước, không thấy lên tiếng hay xuất hiện trước công chúng, báo chí, truyền thông.

Chắc phải đau xót, tiếc nuối, cảm thương Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn ghê gớm lắm nên trong tứ trụ triều đình, ba người đã lâm bệnh… thụt lưỡi, đêm quên ăn, ngày quên ngủ, thần thái dật dờ nơi thượng giới, biệt tăm, biệt tích, không thể thốt thành lời chia buồn với nạn nhân. Chỉ có Nguyễn Xuân Phúc xuất hiện vào khoảng 11 giờ sáng tại bệnh viện đa khoa Yên Bái, phòng cấp cứu, mấy tiếng đồng hồ sau khi án mạng xảy ra, chắc để học hỏi phương pháp hồi sinh người đã chết hoặc kiểm soát lại lần chót, có đúng là các “đồng chí” của mình đã thật sự ra đi chưa? Tình nghĩa đồng chí thắm thiết đến thế là cùng, không thể thắm thiết hơn.

Cũng có giả thuyết cho rằng tứ trụ triều đình lạnh cẳng nên không ai dám xuất hiện trong đám tang của Ngô Ngọc Tuấn, Phạm Duy Cường, cũng không gửi vòng hoa phân ưu hay cho thuộc hạ đại diện ghi sổ tang. Được gọi là lễ tang cao cấp do chính phủ tổ chức, nhưng chỉ có các đoàn đại biểu và cấp bộ trưởng như bộ trưởng bộ công an Tô Lâm, Nguyễn Chí Dũng bộ trưởng bộ kế hoạch, đầu tư…tham dự.

Suy nghĩ sâu xa, giả thuyết này hợp lý hơn cả. Bởi nếu chịu khó so sánh các chi tiết, những tuyên bố, trả lời phỏng vấn của Đặng Trần Chiêu, giám đốc công an Yên Bái, với tiết lộ của Vàng À Sàng giám, đốc bệnh viện đa khoa Yên Bái, sẽ thấy ngay sự mờ ám, vô lý, khuất tất trong kết luận điều tra của công an Yên Bái. Phạm Duy Cường bị bắn ba viên đạn hay 4 viên? Nếu là 3 viên tại sao lại có 4 vỏ đạn, còn nếu là 4 viên thì viên thứ tư bắn vào đâu? Có tìm được đầu đạn thứ tư không? Trong khoảng cách gần 3-4 m đối diện nhau trong phòng, khó lòng bắn trật. Hơn nữa viên đạn Đỗ Cường Minh tự bắn vào đầu, trổ từ phía sau ót ra phía trước mặt cũng không thể giải thích được.

Chính sự khác biệt này làm nẩy sinh dư luận, nghi ngờ rằng Đỗ Cường Minh (có thể) không phải là thủ phạm bắn chết Ngô Ngọc Tuấn, Phạm Duy Cường, mà là một nhân vật thần bí, ngay chính tứ trụ triều đình cũng không biết là ai. Biết đâu là một sát thủ, theo lệnh của Nguyễn Tấn Dũng, dùng trò khủng bố thuộc hạ Nguyễn Phú Trong để trả thù vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, đồng thời răn đe những kẻ đang có mưu toan tấn công các công ty của Nguyễn Thanh Phượng?

Người cộng sản là chúa nghi ngờ và cũng cực kỳ gian ác, nham hiểm. Giữa các đồng chí họat động chung nhiều năm, sống chết có nhau vẫn tiềm ẩn những thủ đoạn, những âm mưu thâm độc, sẵn sàng hãm hại, tiêu diệt nhau khi bất đồng quan điểm, đường lối, chính sách hay vì tranh giành địa vị, chức vụ, quyền lực.

Có thể nói không sợ sai lầm rằng, nội bộ đảng CSVN hiện đang rất hoang mang, rúng động vì án mạng tại Yên Bái. Đã tới lúc những kẻ quen ăn trên, ngồi trước, đè đầu, cưỡi cổ, khinh bỉ, chà đạp người dân bắt đầu biết run sợ. Tuy nhiên, nỗi lo sợ đó không phải xuất phát từ người dân mà từ chính trong nội bộ, nỗi lo vì sợ các “đồng chí” của mình hãm hại, thanh toán mới kinh hoàng, mới làm cho những tên đầu sỏ như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân… ăn không ngon, ngủ không yên. Chính nỗi lo sợ đó đã khiến Tô Lâm cho hàng trăm công an bảo vệ đám tang của Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn, phóng viên vào tác nghiệp cũng bị kiểm tra, lục soát kỹ lưỡng.

Bài viết đăng trên báo 24h: “Vụ 2 lãnh đạo Yên Bái bị bắn: Hai đám tang trên một con phố”, có đoạn: “Không khí nơi đây khác biệt bởi ngoài công tác chuẩn bị tang lễ tại 2 gia đình nói trên, hàng trăm cán bộ công an đứng phong tỏa hiện trường và bảo vệ an ninh khu vực. Mọi công tác tác nghiệp của phóng viên đều được kiểm soát chặt chẽ”.

Sợ cũng phải. Không tăng cường an ninh, không lục soát, khám xét phóng viên vào làm việc, chụp ảnh, viết phóng sự… khi các quan chức như Tô Lâm đến viếng, trao vòng hoa chia buồn, đột ngột xuất hiện chi cục phó kiểm lâm X 35, tỉnh YZ nào đó, “đoàng” thêm đồng chí Tô Lâm và một vài đồng chí lãnh đạo khác, lũ dân ngu khu đen cả nước lại có dịp vỗ tay cười hỉ hả với nhau thì mất mặt đảng ta quá.

Bà Tòng Thị Phóng, phó chủ tịch quốc hội đã đề nghị thêm một số chức vụ lãnh đạo cần phải được bảo vệ đặc biệt. Sau vụ án mạng tại Yên Bái, sắp tới, người dân có thể sẽ phải è cổ ra đóng thêm tiền thuế “bảo vệ yếu nhân” cho các quan chức nhà sản cấp tỉnh ủy. Cũng tốt thôi! Để các đồng chí lãnh đạo yên tâm phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân tỉnh nhà.

Biết sợ là một chuyện, biết ăn năn, sám hối hay không lại là chuyện khác. Từ biết sợ chuyển sang biết sám hối là một bước rất dài, nhất là khi người ta có lòng tham quá độ, tài sản, tiền bạc quá nhiều.

Đằng sau làn sóng Trung Quốc mua doanh nghiệp Đức

A robot arm of German industrial robot maker Kuka is pictured at the company's stand in Hanover

Tác giả: Nguyễn Hữu Tráng

Theo một tài liệu nghiên cứu mới đây của Công ty tư vấn E&Y thì bức tranh về việc người Trung Quốc mua hoặc tham gia cổ đông vào các doanh nghiệp Đức nghiêm trọng hơn hình dung của nhiều người.

Năm 2016 người Trung Quốc chi 111 tỷ đô la để mua các doanh nghiệp của Mỹ và Châu Âu. Từ tháng một đến tháng sáu năm nay họ đã mua hoặc tham gia 27 doanh nghiệp Đức, trong khi cả năm ngoái chỉ là 39. Năm 2015 họ chi 526 triệu đô la, sáu tháng đầu năm nay đã lên đến 10,8 tỷ đô la.

Trung Quốc mua tất cả những cái gì có thể mua được, gồm cả những doanh nghiệp làm ăn thất bát họ mua, rồi đầu tư và khi làm ăn có lãi thì bán với giá cao hơn nhiều. Bên cạnh đó họ cũng nhắm vào những doanh nghiệp đã đăng ký trên sàn chứng khoán và đang hoạt động tốt, đặc biệt “ưu tiên” vào những ngành công nghệ cao.

Theo suy nghĩ của người Trung Quốc, Đức là địa chỉ ưu tiên hàng đầu vì có nền kinh tế mạnh và hấp dẫn nhất châu Âu, hàng hóa “Made in Germany” được đánh giá cao trên thế giới, lao động Đức có chất lượng cao, chăm chỉ, được đào tạo tốt và ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc đình công, nói tiếng Anh tốt. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đánh giá cao chất lượng của công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng của Đức.

Vì sao lại có “làn sóng” lớn như vậy từ Trung Quốc? Có hai nguyên nhân chính đáng chú ý :

Thứ nhất, kinh tế Trung Quốc cho đến nay phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp nặng, công nghiệp gia công chế biến; sản phẩm của Trung Quốc bị coi là chất lượng thấp và ít giá trị cạnh tranh. Chiến lược mới của Chính phủ Trung Quốc thời gian tới là khuyến khích doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc ra nước ngoài, tham gia hoặc mua đứt những doanh nghiệp công nghệ cao mà Trung Quốc đang cần. Chiến lược này gọi là “Going out”. Chính phủ hỗ trợ hoặc đứng đằng sau các vụ dàn xếp này. Vì thế nên mới có chuyện họ chuyển tiền mặt số lượng cực lớn ra nước ngoài, khi đấu giá thường đưa ra cái giá “trên trời” và thông thường cao hơn 20% so với các đối tác khác.

Thứ hai, thời gian qua số lượng triệu phú, tỷ phú đô la ở Trung Quốc tăng chóng mặt. Nhưng bản thân những người này lại lo sợ một ngày nào đó kinh tế tụt dốc và Chính phủ không có khả năng chống đỡ, hay họ trở thành nạn nhân của chiến dịch chống tham nhũng hiện nay. Theo Viện Tài chính Quốc tế của Mỹ thì hiện tượng này góp phần vào làn sóng vốn tư bản từ Trung Quốc chảy ra nước ngoài.  Viện này dự đoán riêng năm 2015, 606 tỷ đô la đã được chuyển ra nước ngoài, gấp 7 lần so với 2014. Riêng tháng 1/2016 con số đã lên đến 100 tỷ đô la.

Còn ngân hàng Barclay đã tiến hành khảo sát và kết quả cho thấy trong 5 năm tới khoảng một nửa số triệu phú đô la của Trung Quốc sẽ rời đất nước.

Còn diễn đàn môi giới bất động sản ở Thượng Hải Juwai.com cho biết, lần đầu tiên trong danh sách địa chỉ mà người Trung Quốc muốn hướng tới, Berlin được đánh giá là thành phố yêu thích nhất của họ.

Nói vậy nhưng việc mua bán với người Trung Quốc không hề đơn giản.

Vụ việc “đình đám” nhất hiện nay là thương vụ mua sân bay Hahn (gần Frankfurt, nhưng thuộc bang Rheinland-Pfalz).

Một doanh nhân Trung Quốc đến gặp giới chức bang này và được giới thiệu sân bay Hahn đang làm ăn thất bát. Người này đồng ý mua ngay với giá nhiều chục triệu euro và vẽ ra tương lai sáng lạn cho khu vực này. Hợp đồng mua bán được ký, nhưng rồi tiền không được chuyển đúng hạn. Tìm trên mạng cũng không thấy có Công ty nào là Shanghai Yiqian Trading (SYT) buộc ông Randolf Stich, Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ bang này tuần trước phải đích thân lặn lội sang Thượng Hải để tìm gặp đối tác, nhưng không tìm thấy họ ở đó. Vụ mua bán này bị đổ bể và người ta mới than rằng “Sự ngây thơ của một số chính trị gia thật đáng giật mình”. Họ bị đối tác Trung Quốc mê hoặc, không hề kiểm tra nguồn gốc hay khả năng tài chính của đối tác ngay cả đối với một dự án bất động sản lớn như sân bay.

Mà không phải chỉ sân bay Hahn.

Năm 2007, Công ty Pang Linkglobal Logistic mua sân bay nhỏ ở Đông Đức vốn trước là sân bay quân sự Parchim và muốn biến sân bay vùng quê này thành Parchim International Aiport với viễn cảnh mà ông chủ Jonathan Pang vẽ ra:  có thể đến mười triệu việc làm sẽ được tạo ra ở đây, rồi các khu mua sắm, chung cư mọc lên; nơi đây sẽ xuất hiện cả một thành phố lớn.

Số tiền 30 triệu euro đến nay công ty vẫn chưa chuyển trả đủ.

Ngày 14 tháng 7 bà Thủ hiến bang Rheinland-Pfalz Malu Dreyer mặc dù đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Nghị viên bang, nhưng dư âm đắng của vụ mua bán sân bay Hahn chắc không bao giờ bà và các quan chức bang này có thể quên mỗi khi có một người khách Trung Quốc đến để làm ăn hay mua bán.

Đại sứ Nguyễn Hữu Tráng tốt nghiệp cử nhân Luật tại Đại học Tổng hợp Humboldt, Berlin (1982), Thạc sĩ luật tại Đại học Tổng hợp Ruprecht- Karls, Heidelberg, CHLB Đức (1990), nguyên là Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (2011-15) và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt (2007-11).

Bài viết được đăng lần đầu trên blog cá nhân của tác giả.

Hình: Công ty Midea của Trung Quốc đang tìm cách mua 49% cổ phần hãng sản xuất robot Kuka của Đức.

Chết trong “cơn lốc tiền” Formosa

Lê Anh Đạt
Tiền Phong

TP – Đại dự án Formosa có những chuyện giờ mới thấy thấm, không chỉ việc gây ô nhiễm môi trường và những hệ lụy khác. Chuyện về đồng tiền là chiêm nghiệm sâu sắc nhất cho cả “quan” và dân không chỉ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Một khu tái định cư dự án Formosa.
Một khu tái định cư dự án Formosa.
Bia miệng
Ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, nguyên Trưởng ban đền bù giải phóng mặt bằng Formosa, nguyên Trưởng ban Giải quyết tồn đọng, vừa bị khởi tố bị can, cho tại ngoại, chờ ngày ra tòa vì gây thất thoát tiền đền bù giải phóng mặt bằng dự án Formosa. Ông gần như mất hết ở tuổi 58.

Ông Bổng được coi là “anh hùng giải phóng mặt bằng” cho đại dự án Formosa. Nếu chọn hai cái tên nổi tiếng nhất gắn với đại dự án này để kể ra thì đó là ông Võ Kim Cự (nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nay là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) và ông Nguyễn Văn Bổng.
Về Kỳ Anh hỏi dân, ai cũng có thể kể vài chuyện về ông Bổng.
Đây là những mẩu chuyện “lưu truyền” trong dân. Ngày 20/10/2015, ông Bổng bị khởi tố. Khi công an khám xét nơi ở, người dân đến nhà ông reo hò. Trên mạng YouTube còn lưu lại clip cảnh sát dẫn giải ông ra khỏi nhà, đám đông hô lớn: “Bắn lão Bổng đi. Bắn lão Bổng đi”.
Mấy ngày sau khi ông Bổng bị khởi tố bị can, con trai ông làm lễ về nhà mới. Một số người kéo đến nhà la ó, đợi đến khuya họ viết mấy dòng bày tỏ bức xúc cao độ lên tường nhà con trai ông. Có người còn viết lên giấy những dòng mỉa mai, đeo vào cổ chó, dắt qua dắt lại cổng nhà ông.
Vợ ông, nghe người dân nói là hiền lành, ăn ở với hàng xóm láng giềng có trước sau, cũng bị vạ lây. Bà đi chợ phải đeo khẩu trang. Có lần bị người ta phát hiện, lột khẩu trang chửi rủa giữa chợ. Người ta còn ném cả chất bẩn vào bà. Từ ngày chồng bị khởi tố, bà ít ra đường, sống thu mình…
Con trai ông cũng không thoát khỏi cơn thịnh nộ của dư luận. Anh này đang công tác ở UBND huyện Kỳ Anh, cưới vợ nhiều năm chưa sinh được con. Người ta bảo, “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.
Chết trong “cơn lốc tiền” Formosa  - ảnh 1  
Khu trung tâm xã Kỳ Phương được xây dựng trên khu đồi hoang năm xưa.
 
Còn đây là những mẩu chuyện “lưu truyền” trong cán bộ. Họ nói, ông Bổng độc đoán, ngông cuồng… “Khi công an tỉnh về làm việc, lúc đó ông ấy không còn là chủ tịch nữa (chuyển sang làm Trưởng ban giải quyết tồn đọng) nhưng xuất hiện ở cuộc họp như chủ toạ, bảo người này người kia báo cáo, phát biểu”, một người đang công tác ở UBND thị xã Kỳ Anh kể. “Khi làm Trưởng ban giải quyết tồn đọng (ban này được lập ra để giải quyết những sai phạm liên quan đến ông) làm việc với lãnh đạo tỉnh, ông Bổng cũng nói như chuyên gia. Một phó chủ tịch tỉnh hồi đó chủ trì cuộc họp nổi cáu: “Anh Bổng không phải chuyên gia, anh phải xắn tay vào giải quyết”, một cán bộ kể lại. “Khi công an bắt đầu điều tra, mời ông ấy, khi đó là chủ tịch huyện, ra tỉnh làm việc. Ông trả lời “làm chủ tịch huyện nhiều việc, không ra được”. Công an phải quyết liệt “chúng tôi làm việc với công dân Bổng, chứ không phải chủ tịch Bổng. Anh không hợp tác, chúng tôi sẽ có biện pháp…”, một cán bộ liên quan việc này chia sẻ. “Ông Bổng yêu ai thì cẩu lên, chứ không phải cất nhắc nữa. Ghét ai thì dìm xuống chín tầng địa ngục”, một vị đang công tác ở UBND thị xã Kỳ Anh nói về việc ông Bổng bổ nhiệm cán bộ.
Nhiều chuyện về ông Bổng, cứ vừa thật vừa ảo, kể ra cứ dài mãi. Giữa lúc Formosa xả thải gây ô nhiễm, đâu cũng nóng chuyện ông này. “Băng dày ba thước đâu phải rét một ngày”, một cán bộ hưu trí đúc kết khi trò chuyện với chúng tôi quanh câu chuyện “ngã ngựa” của vị cựu chủ tịch huyện này.
Trong cơn lốc
 
Giữa tháng 8, chúng tôi gặp ông Bổng ở nhà riêng, tại thị xã Kỳ Anh. Hiện ông là nhân viên ủy ban thị xã nhưng cũng chẳng có việc gì làm. Nhàn nhã đợi ngày ra tòa.
Chúng tôi kể lại với ông những chuyện nghe được trong dân. Ông nói, chuyện dân quay clip hô “Bắn lão Bổng đi” là có, vợ ra đường, ra chợ bị đối xử tệ cũng có…, nhưng không phải dân oán giận vì những gì ông làm tại dự án Formosa. “Khi tôi bị khởi tố, đúng lúc việc chuyển chợ truyền thống sang trung tâm thương mại nóng nhất. Các tiểu thương vốn không muốn về trung tâm thương mại, trước đó đã tụ tập đông người phản đối quyết liệt, họ nghĩ tôi là là người gây ảnh hưởng việc làm ăn nên khi tôi bị khởi tố mới hả hê như thế. Vợ tôi ra chợ bị ném chất bẩn vào người cũng từ chuyện cái chợ mà ra…”, ông giải thích.
Ông bảo: “Những gì tôi làm ở Formosa công có, tội có, nhưng lòng dân không oán giận như vậy. Tội thì tôi sắp bị xét xử, khung hình phạt có thể 12 – 20 năm”.
Nói về Formosa, ông chỉ lên bức ảnh lớn treo ở phòng khách bảo, ngày đó lãnh đạo về đều khen Kỳ Anh làm nên kỳ tích trong giải phóng mặt bằng. “Thế đấy, chuyện đời không ai nói trước được, nay khen mai chê, lúc anh hùng, khi tội đồ, ranh giới mong manh như sợi chỉ. Nghĩ lại thấy nhiều chuyện không tưởng tượng được”, vị cựu chủ tịch huyện từng là giáo viên dạy Toán thở dài.
Nhớ lại một thời oanh liệt, ít ai ngờ ông lại có ngày này. Những kỷ lục về đại dự án được thiết lập ở Kỳ Anh dưới thời ông làm chủ tịch. Kỷ lục đầu tiên nằm ngay cái tên: Dự án gang thép lớn nhất Đông Nam Á do Tập đoàn Formosa đầu tư với số vốn 10 tỷ USD (giai đoạn 1), được khởi công xây dựng năm 2008 tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Để triển khai dự án này, Hà Tĩnh phải di dời hơn 2.200 hộ, 10.000 nhân khẩu, 36 nhà thờ, hơn 16.000 ngôi mộ… tại 5 xã, bàn giao hơn 3.000 ha đất và mặt nước cho nhà đầu tư.
Hà Tĩnh huy động toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến thôn tuyên truyền vận động, chia nhỏ từng nhóm đối tượng đến từng nhà, gặp từng người. Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ vận động thanh niên, phụ nữ; Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, vận động cựu chiến binh, nông dân… Thời điểm căng thẳng, tỉnh huy động cả giáo viên, công chức, viên chức về vận động gia đình, bà con, dòng họ… Kiên trì và quyết liệt. Mềm mỏng có, cứng rắn có. Trung bình, mỗi gia đình, các đoàn công tác gặp 25- 30 lần, cá biệt có hộ gần 90 lần.
Vận động bàn giao mặt bằng, nhận tiền đền bù đã khó, đưa bà con lên khu tái định cư ổn định cuộc sống càng khó hơn. Hà Tĩnh những ngày đó còn tổ chức các ngày hội đưa dân lên khu tái định cư. Tỉnh huy động các lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên… đến Kỳ Anh phối hợp các địa phương giúp bà con tháo dỡ nhà, vận chuyển đồ đạc, vật liệu, đào móng nhà… trong nhiều tháng liền.
Riêng chuyện phát tiền cho dân cũng bở hơi tai. Các xe chở tiền đến từng thôn, vào từng nhà phát tiền. Ào ào như lũ. “Đến bố mất, tôi cũng không về kịp”, ông Bổng ngậm ngùi. “Nói dăm ba câu không thể hết được. Tôi đã bị đánh trong lúc cùng dân di dời mồ mả. Đây là việc khó nhất. Có những chuyện kiểu như thế này: Có công nhân lái máy cẩu tiến đến gần ngôi miếu thì dừng lại, nhảy xuống, nhất quyết không làm. Tôi nói, “chú chỉ cho anh, chỗ nào cẩu, chỗ nào xúc…”.
Nói xong, tôi nhảy lên điều khiển máy cẩu, phá đền. Có thời gian mà chần chừ! Sau này, có người nói tôi là ra nông nỗi này là do phá chùa, phá đền. Tốc độ như thế, sức ép bàn giao mặt bằng lớn như thế, kịp nghĩ gì nữa đâu”, ông kể. “Có gia đình không chịu chuyển mộ người thân, thuyết phục mãi không được, chúng tôi đặt phong bì lên bàn thờ, xin keo (gieo âm dương). Người âm chấp nhận, chuyển luôn. Khốc liệt thế đấy”, ông Bổng nhớ lại và hình như vẫn trong tâm trạng những ngày ào ào giải phóng mặt bằng.
Cuộc đền bù giải tỏa quyết liệt đến khủng khiếp. “Khi chúng tôi giải tỏa xong, đưa đại diện Formosa đi kiểm tra mặt bằng. Họ đến từng mô đất yêu cầu đào kiểm tra xem có phải mộ không. Họ đứng từ xa xem. Họ sợ nhất đụng đến mồ mả. Nhìn mặt bằng sạch thẳng cánh cò bay, họ rất bất ngờ và chúng tôi không nghĩ là đã làm được”, ông Bổng nói.
Gục ngã
Ông Bổng gục ngã vì tiền, điều này đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Giải phóng mặt bằng đang về đích băng băng thì chững lại bởi 90ha đất nông nghiệp vô chủ. Đất này để hoang hoá bao năm nhưng khi kiểm kê đền bù thì dân đến nhận. Có nhiều người xa quê cả chục năm cũng trở về nhận đất. Đất vô chủ nhưng tiền thì đã có (tỉnh chi 33 tỷ đồng). “Khi đó mình giao cho 5 xã có 90 ha đất ấy triển khai các thủ tục. Các xã lập hồ sơ, mình ký, chi trả đền bù. Sau này mới biết các xã làm sai”, ông Bổng nói.
Sai ở đâu? Đáng ra 90 ha này Nhà nước thu hồi và không chi tiền đền bù. Nhưng xã hợp thức đất vô chủ thành có chủ bằng cách gọi dân ghi danh nhận tiền.
 Năm 2013, Thanh tra Chính phủ thanh tra các dự án ở Hà Tĩnh, trong đó có Formosa. “Trong 90ha, có đất được đền bù 50%, có đất 30%…, có đất không được đền bù, nhưng các xã lập hồ sơ cùng dân nhận tiền, gây thất thoát hơn 9 tỷ đồng”, ông Bổng giải thích. “Mình bị khởi tố theo điều 165 Bộ luật Hình sự “Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”. Khởi tố thì mình chịu, cố ý hay không thì cũng đã sai. Hai ông chủ tịch xã Kỳ Long và Kỳ Phương cũng bị khởi tố bắt giam”, ông Bổng nói.
Chết trong “cơn lốc tiền” Formosa  - ảnh 2
Ông Nguyễn Văn Bổng và PV Tiền Phong tại nhà riêng. Ảnh: Lê Anh Tuấn
Có chuyện ông Bổng không nói, nhưng nhiều người Kỳ Anh cùng suy nghĩ. Đó là trong số tiền đền bù chỗ đất vô chủ ấy có sự ăn chia giữa chính quyền và người dân. Chằng chéo bao nhiêu thứ lợi ích ở đây, rất khó nói, khó bóc tách. Ông Bổng nói rằng, 9 tỷ đồng ấy vào túi dân (đền bù hết cho dân), chứ ông không đút túi đồng nào, cán bộ xã cũng không lấy đồng nào (?).
Việc này kết luận điều tra cũng đã chỉ rõ. “Khi đó làm cho kịp tiến độ, chứ không nghĩ gì nhiều. Tiền tỉnh chi rồi, mặt bằng khác cũng xong rồi, kẹt mỗi chỗ này nên phải xử lý nhanh. Trả tiền trước cho dân sau này mới ký phiếu thu…”, ông nói. Ông nhấn mạnh tốc độ giải phóng mặt bằng của dự án: “Anh tin nổi không, ngày 6/7/2008, Formosa khởi công. Sau đó chưa đến một tháng, chúng tôi bắt đầu kiểm kê đất đai.
Có gì trong tay đâu mà kiểm kê. Khi đó bắt đầu đo vẽ, xác định các loại đất. Cả núi việc. Bốn tháng sau (ngày 28/12/2008) đã bắt đầu chi trả tiền cho dân. Chưa đến một tháng sau (tháng 1/2009), dân nhận hết tiền. Xe chở tiền chạy ầm ầm, hàng ngàn tỷ cơ mà. Ví như đền bù đất nông nghiệp là 538 tỷ đồng cũng chỉ trả trong một tuần.
Ngày 1/10/2010, bàn giao mặt bằng sạch cho Formosa. Song song với đền bù là xây 4 khu tái định cư cho dân. Tôi nói nôm na như thế để anh thấy, với khối lượng công việc không lồ mà làm tất cả chưa đầy 2 năm thì là kỳ tích. Người ta nói vừa làm vừa chạy, đây có lẽ vừa làm vừa bay. Như thế không mắc sai sót mới lạ”, ông Bổng nói.
Nếu Formosa dừng hoạt động…

“Ông đánh giá thế nào việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường?”. “Tôi không biết gì về xả thải cả. Cái này hỏi Bộ TN&MT. Tôi chỉ biết giải phóng mặt bằng. Hồi đó mọi người đều đi Đài Loan, kể cả lái xe Formosa cũng được đi tìm hiểu công nghệ này nọ, nhưng tôi chưa được đi lần nào. Tôi đi, ai giải phóng mặt bằng cho”.

“Ông thấy lòng dân Kỳ Anh trong lúc này thế nào?”. “Lòng dân chênh vênh lắm! Tôi nghĩ, chúng ta phải làm tất cả những gì tốt nhất giám sát Formosa để họ không xả thải gây ảnh hưởng môi trường nữa. Phải quản lý tốt để nó hoạt động trở lại. Nếu nó không hoạt động thì dân Kỳ Anh rất gay go. Biển giờ không đánh bắt được, ruộng không còn nữa, lấy gì mà ăn đây. Hiện nay, Formosa cơ bản dừng các hoạt động lớn, công nhân làm việc không nhiều.

Trước đây có khoảng 5 vạn lao động thuộc nhiều quốc tịch (Việt Nam chiếm 15%). Nếu hoạt động đến năm 2020, Formosa có 10 vạn lao động. Thử tính xem, thời gian qua, 5 vạn miệng ăn, chỉ ăn rau thôi mỗi ngày cũng hàng tấn. Người dân kinh doanh rau cũng sống khỏe. Trước đây, người dân kinh doanh nhà trọ, ăn uống, giải trí…, kinh tế rất khá giả. Giờ đìu hiu lắm”.

Tiền không phải tất cả


Không chỉ ông Bổng gục ngã trước đồng tiền mà nhiều người dân Kỳ Anh cũng choáng váng trước cơn “cơn lốc tiền” đền bù. Người dân kể, Tết năm 2009 (cơ bản dân nhận hết tiền đền bù, tiền đền bù và xây dựng tái định cư là 2.000 tỷ đồng), có nhà mua một lúc chục chiếc xe máy cho con cháu; điện thoại thì mua cả nắm…

Thế nhưng, miệng ăn núi lở. Giờ mới là lúc khó khăn thực sự. Nạn trộm cắp đã bắt đầu hoành hành, tệ nạn mại dâm, nghiện hút không còn xa lạ trong một bộ phận người trẻ.

Một nhà văn ở Hà Tĩnh từng nói: Chung quy tại vì nghèo. Nghèo lâu quá nên khi có tiền đâm ra mất bình tĩnh. Có câu “Nắng chang chang dây bầu không héo/Mưa sụt sùi, bầu lại héo dây” là vậy. Người ta chiêm nghiệm rằng, không ít người sau khi trúng số độc đắc một thời gian (đa số người nghèo) thường rơi vào nghèo khó hơn, tan nát hạnh phúc, con cái hư hỏng… Nguyên nhân chủ yếu là thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh.

Sau cơn bão tiền, ông Bổng sẽ đối mặt tù đày. Còn người dân Kỳ Anh thì đang cạn khoản tiền “từ trên trời rơi xuống” và nhận ra cần phải tìm việc làm ổn định.

Một số cựu lãnh đạo Hà Tĩnh cho rằng, Formosa đang khiến chúng ta phải trả giá nhiều, để lại nhiều bài học xương máu. Trên đường phát triển, trong quá trình mời gọi đầu tư, đừng quên bài học môi trường, bài học đền bù giải phóng mặt bằng và đặc biệt là tái định cư, chuyển đổi nghề, ổn định cuộc sống cho dân. Dân là gốc, cái gốc ổn thì giải quyết những vấn đề khác sẽ dễ, nhẹ hơn nhiều.