Kỹ thuật mới : Smart Scooter – mẫu xe máy điện của tương lai

Bên cạnh ưu điểm thân thiện với môi trường, mẫu xe điện mới của Smart cũng sẽ có nhiều trang bị mang tính thời thượng như hệ thống định vị GPS, túi khí, hệ thống phanh ABS…
Trong một sự kiện ở Berlin, Martin Hülder, Giám đốc tiếp thị và bán hàng của Smart, cho biết hãng sẽ ra mắt một sản phẩm xe máy điện nữa sau Smart Fortwo Electric Drive và eBike, đó là Smart Scooter.
Chiếc xe này đã được giới thiệu lần đầu tại triển lãm Paris Motor Show 2010, nhưng kể từ đó nó luôn được bỏ ngỏ, và mới đây người ta đã thấy nó xuất hiện với nhiều thay đổi đáng kể so với bản gốc. Smart Scooter khoác bộ cánh màu xanh lá cây sáng.
Smart cho biết, sản phẩm mới sẽ được cung cấp điện bởi bộ pin lithium-ion 48V, cho công suất 4 KW (khoảng 5,4 mã lực), hệ thống cấp điện này được đặt ở phía sau xe. Smart Scooter có thể đạt vận tốc tối đa 45 km/h. Với vận tốc này, chiếc xe có thể phù hợp với luật giao thông của nhiều đất nước, đồng thời nó cũng phù hợp nhiều lứa tuổi. Ổ cắm điện của Smart Scooter nằm phía sau logo xe, hoàn toàn tương thích với các ổ cắm điện sử dụng trong gia đình. Để nạp đầy điện cho xe, cần phải cắm điện khoảng 3-5 giờ.
Theo thông tin từ Smart, chiếc xe có thể hoạt động trong phạm vi lên đến 100 km cho một lần nạp đầy. Khung xe được làm từ thép, nhôm và thừa hưởng một số chi tiết từ chiếc Smart ForTwo trước đó, mang lại sự chắc chắn và riêng biệt cho xe. Bên dưới yên, cốp xe có thể chứa hai mũ bảo hiểm, chỗ ngồi phụ của xe có thể được lật ra khi cần thiết từ chỗ ngồi chính. Có thể thấy rõ, chiếc xe đủ chỗ cho hai người ngồi, với sự xuất hiện của vị trí để chân ở sườn xe phía sau.
Dựa trên những thông số và trang bị của xe, dự kiến Smart Scooter sẽ có giá khoảng 5.000 USD và sẽ chính thức bán ra thị trường Mỹ vào năm 2014.
Xem qua You Tube

Thông qua Luật Biển: Việt Nam chuyển thông điệp quan trọng đến cộng đồng quốc tế

TP – Ngày 25-6, trang tin điện tử của Bộ Ngoại giao đăng bài trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với phóng viên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Nguồn: mofa.gov.vn
Báo Tiền phong trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn này.
Thưa Bộ trưởng, Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua. Xin ông nói rõ về mục đích và ý nghĩa của văn bản luật này?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Là quốc gia ven biển, Việt Nam đã tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 từ năm 1994. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản luật về biển mà chỉ mới có các quy định trong một số văn bản pháp quy liên quan.
Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta.
Với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn, kinh tế biển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của ta.
Việc xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Bộ trưởng có thể cho biết khái quát về quá trình xây dựng và những nội dung chính trong Luật Biển Việt Nam?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam được bắt đầu từ năm 1998 và đã trải qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội các khóa X, XI, XII.
Luật Biển Việt Nam là một luật có nội dung rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng.
Luật được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, các Tuyên bố của Chính phủ năm 1977 và 1982, tổng kết thực tiễn quản lý biển của nước ta, trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các Hiệp định về biển đã ký.
Trong quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam, ta cũng đã tham khảo thực tiễn của các nước và cũng cân nhắc lợi ích của ta, lợi ích của các bên liên quan ở Biển Đông và lợi ích chung của khu vực.
Luật có 7 chương đề cập đến các nội dung chủ yếu sau: các nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển.
Theo quy định hiện hành, có nhiều bộ, ngành có chức năng quản lý biển. Vậy Luật Biển Việt Nam có quy định về chức năng nhiệm vụ quản lý biển của các bộ, ngành?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Quản lý nhà nước về biển là một lĩnh vực rộng lớn, liên quan đến chức năng nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành và địa phương trong cả nước.
Hiện nay, phạm vi thẩm quyền cũng như cơ chế phối hợp của các bộ, ngành, các lực lượng tham gia quản lý biển được quy định cụ thể trong các văn bản pháp quy liên quan và được đặt dưới sự điều hành thống nhất của Chính phủ.
Luật Biển Việt Nam là một luật khung quy định các nguyên tắc lớn đối với các vấn đề liên quan đến biển nên không nêu cụ thể, chi tiết chức năng của từng bộ, ngành tham gia quản lý biển.
Luật khẳng định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước. Các bộ, ngành và địa phương thực hiện quản lý biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng biển, đảo được thể hiện thế nào trong Luật Biển Việt Nam?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Phù hợp với các quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam quy định rất rõ các vùng biển của Việt Nam, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với các vùng nội thủy và lãnh hải; thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã được nêu tại một số quy định trong các văn bản luật đã có trước đây, như Luật Biên giới quốc gia năm 2003, tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển Việt Nam.
Luật quy định rõ là mọi tổ chức, cá nhân phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích của Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam khi hoạt động trong các vùng biển của ta.
Mọi vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến biển, đảo của Việt Nam đều bị xử lý theo pháp luật liên quan.
Nước ta còn có một số bất đồng, tranh chấp về biển, đảo với một số nước láng giềng. Trong Luật Biển Việt Nam, vấn đề này được đề cập như thế nào?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Luật Biển Việt Nam quy định rõ Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Đây là chủ trương nhất quán của Nhà nước ta. Chúng ta đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện chủ trương này. Trên thực tế, đến nay chúng ta đã giải quyết được một số tranh chấp với các nước láng giềng.
Ví dụ năm 1997, ta cùng Thái Lan phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; năm 2000, cùng Trung Quốc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ; năm 2003, cùng Indonesia phân định thềm lục địa…
Tôi cho rằng với việc Quốc hội nước ta thông qua Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã chuyển một thông điệp quan trọng đến cộng đồng quốc tế.
Đó là: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013.
Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.
Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…
Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…
Chương 4 dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
Chương 5 quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.
Chương 6 quy định về xử lý vi phạm, bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.

BÍ MẬT CỦA THỐNG ĐỐC NGUYỄN VĂN BÌNH

Đợt tái cấu trúc ngân hàng đầu tiên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã lấy cớ rằng những ngân hàng nhỏ là những ngân hàng yếu kém để cho thanh tra vào ‘quần’ 06 ngân hàng, bất chấp sự phản đối của các ngân hàng này, Thanh tra NHNN vẫn tự mình đưa ra kết luận “Các ngân hàng này đều cho vay sai đối tượng và là những ngân hàng yếu kém”… Do đó, kết luận của NHNN: Buộc chủ của các ngân hàng này phải sáp nhập với các tổ chức tín dụng khác hoặc phải bán đi!
Tuy nhiên có một điều khiến nguời ta thấy lạ: Tại sao NHNN kết luận là yếu kém, song những ngân hàng này chưa hề yêu cầu hoặc chưa được NHNN ưu ái chi viện vốn như hệ thống ngân hàng của bố già Kiên, Trầm Bê và Hồ Hùng Anh? Thậm chí có những ngân hàng vẫn  đang hoạt động bình thường, không bị mất thanh khoản cũng bị thanh tra và giám sát.
Theo thông lệ trên thế giới, chỉ những ngân hàng mất thanh khoản buộc nhà nước phải cứu thì mới bị đưa vào danh sách ngân hàng yếu kém. Nhưng ở Việt Nam những ngân hang NHNN phải rót tiền hoặc được chỉ đạo để các NH thương mại quốc doanh rót tiền thì lại được coil à khoẻ mạnh! Do vậy ‘Khoẻ mạnh’ ở đây phải được hiểu là ‘khoẻ’ chi tiền và ‘mạnh’ vì có thế lực chống lưng!
 Riêng việc NHNN dùng tiêu chí cho vay sai đối tượng – Một loại sai phạm phổ biến của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam để đánh giá sai phạm để đưa thanh tra NHNN vào và buộc phải sáp nhập thì NHNN trả lời thế nào về các gương mặt dưới đây:
 1.    Ngân hàng Eximbank: Nguyễn Đức Kiên đã vay dài hạn trên 05 năm trực tiếp từ ngân hàng và thông qua các công ty con của Ngân hàng trên 31.000 tỷ được thể hiện ngay trong báo cáo tài chính của Eximbank dưới mục 23.006 tỷ đầu tư dài hạn cho các công ty con và khoản cho khách hàng vay dài hạn  trên 8.000 tỷ. Đồng thời trong các khoản vay thời hạn 6 tháng và 12 tháng Kiên đã chỉ đạo cho chính Lê Hữu Dũng, Phạm Hữu Phú, Phạm Trung Cang giải quyết cho người đứng thuê vay chuyển lại cho Kiên và Trầm Bê hiện nay khoảng 55.200 tỷ  trên tổng số cho khách hàng vay là 69.516 tỷ. Không những thế Nguyễn Đức Kiên còn chỉ đạo buộc cán bộ Ngân hàng Á Châu (ACB) cho mình vay 7.000 tỷ đồng thời hạn tới 7 năm, đồng thời chính Kiên đã bảo lãnh cho Trầm Bê vay liên ngân hàng từ ACB 3.000 tỷ, chưa hết: Kiên còn rút tiền của Kiên Long và Việt Bank mỗi nơi 5.000 tỷ nữa. Như vậy riêng một mình Kiên đã vay trong toàn hệ thống khoảng 70.000 tỷ.
2.    Tại Techcombank:  Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang đã lấy tiền huy động đầu tư vào các công ty con của mình đến 31/12/2011 trên 25.000 tỷ đồng (Trên báo cáo tài chính của techcombank thể hiện là đầu tư chứng khoán 48.343 tỷ), đồng thời giải quyết cho vay dài hạn trên 05 năm cho chính các công ty của mình là 13.654 tỷ và cho vay dưới 5 năm 26.605 tỷ. NHư vậy hai vị chủ tịch và phó chủ tịch của Techcombank đã rút tiền của ngân hàng trên 50.000 tỷ đồng. Không những không bị NHNN thanh tra mà lại còn được  Ngân hàng nhà nước đã ưu ái rót tiền chi viện trong năm 2010 trên 8.091 tỷ đồng. Trong năm 2011, chính NHNN cũng đã làm một việc bất bình thường: bằng cách các hợp đồng giả mạo mua bán trái phiếu Chính Phủ, NHNN đã chi viện cho Techcombank 3.317 tỷ đồng khi Techcombank mất khả năng thanh toán. Về nguyên tắc mọi ngân hàng buộc phải mua trái phiếu Chính Phủ để  đảm bảo hệ số an toàn của ngân hàng. Nhưng đã có hai lần Techcombank đứng trước nguy cơ đổ bể, nên NHNN đã cùng Techcombank làm giả hợp đồng mua lại trái phiếu Chính Phủ của Techcombank thời hạn 1 tháng là 2.617 tỷ và 01 hợp đồng thời hạn 03 tháng 700 tỷ đồng. Sau thời hạn này Techcombank hoàn trả lại tiền và NHNN trả lại trái phiếu Chính Phủ cho Techcombank. Đồng thời BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank cũng chi viện cho Techcombank lên tới 48.132 tỷ để thoát khỏi tình trạng mất thanh khoản.
3.    Ngân hàng CP Thương mại Phương Nam của Trầm Bê: Theo số liệu do Ngân hàng công bố: Tổng số nợ phải trả đến 31/12/2011 là 66.991 tỷ, trong đó NHNN chi viện 5.000 tỷ, tiền gửi của dân 33.684 tỷ và vay của các tổ chức tín dụng khác 14.684 tỷ. Trong đó Trầm Bê cho 41 công ty con hoặc công ty Trầm Bê thuê vay 35.339 tỷ đồng chiếm hết số tiền huy động của dân và còn lấy thêm 2000 tỷ từ nguồn vay của các Liên ngân hang, do vậy khi người dân rút tiền vào tháng 10/2011 đã bị mất thanh khoản và NHNN đã phải đổ xuống 5.000 tỷ và sang thang1 1/2012 thì BIDV lại nhận được của NHNN 5.000 tỷ với chỉ đạo rót xuống cho NH Phương Nam vay.
4.    Ngân hàng Bắc Á của bà Thái Hương: Theo chính số liệu công bố của Bắc Á đến 31/12/2011 thì vốn điều lệ là 3.000 tỷ, huy động của dân 9.292 tỷ và được ưu ái của BIDV, Agribank, Vietcombank cho vay 8.957 tỷ và NHNN ưu ái chi viện 3.327 tỷ. Tổng nợ của Bắc Á đến 31/12/2011 là 22.098 tỷ thì  bà chủ Thái Hương đã rút tiền đầu tư cho công ty của mình vay là 18.906 tủ đồng, cụ thể: cho vay dài hạn thể hiện trong báo cáo là khoản đầu tư chứng khoán 1.707 tỷ đồng, góp vốn đầu tư dài hạn vào công ty con 992 tỷ và  cho vay khách hang 16.207 tỷ đồng ( thực ra 80% là cho chính mình vay).
 Như vậy cho vay sai đối tượng và dùng ngân hàng để tài trợ cho chính các dự án của các ông bà chủ ngân hàng là một sai phạm phổ biến của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, bốn ông lớn kể trên tổng số tiền các ông chủ của nó chiếm dụng tài trợ cho chính dự án của mình thâm chí không trả cả lãi vay vì được lách sang ‘đầu tư vào công ty con hoặc đầu tư chứng khoán dài hạn’ gấp 8-10 lần các vi phạm của chủ 06 ngân hàng đang bị “Tái câu trúc”, nhưng vẫn được đánh giá là ngân hàng tốt để được cho thêm cây gậy đi thôn tính người khác. Lý do vì sao có sự phân biệt đối xử như vậy?  Tại sao ông Thống đốc Bình không cho thanh tra kiểm tra những 04 ngân hàng Eximbank, Techcombank, Ngân hang Phương Nam, Ngân hang Bắc Á. Đây mới thực sự là những cái ổ ung thư đến giai đoạn thối rữa, là cái ổ phạm pháp, làm ăn theo kiểu Mafia của soái Nga. Điều gì khiến ông Thống đóc Bình và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không những bỏ quên mà lại còn bơm tiền cho các ổ ung thư này? Thủ Tướng và Thống đốc đang đứng trên lợi ích của Quốc gia hay đứng trên lợi ích của nhóm lợi ích và của con gái mình?
Hay vì nguyên nhân các ngân hàng này là công cụ của Thủ Tướng và Thống đốc thực hiện mưu đồ thâu tóm tài chánh và để làm con bài đàm phán chạy tội khi đợt chỉnh đốn Đảng sắp tới?
 Ở 06 ngân hàng mà dân bên ngoài nói nôm na là ‘BỊ NHNN ĐÌ’, đã bị buộc phải tái cấu trúc có một điểm chung là ĐỀU KHÔNG CÓ NGÂN HÀNG NÀO ĐƯỢC NHNN CŨNG NHƯ CÁC NH THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH NHƯ BIDV, VIETCOMBANK, VIETINBANK CHO VAY. Và tổng tài sản của cả 06 ngân hàng đều nhỏ, chính nhờ vậy,  các vi phạm nếu so sánh với các ông chủ thuộc trong nhóm lợi ích của Thống đốc Bình nêu ra bên trên thì thật là khập khễng, vì chỉ bằng 1/10 những sai phạm của các ông trùm ở các ngân hang Eximbank, Techcombank, Phương Nam Bank, Bắc Á Bank, Kiên Long Bank, Vietbank …
Thế nhưng tại sao những ngân hàng này bị đưa lên ‘thớt’ và bị đánh cho tơi tả? Chỉ đơn giản vì những ngân hàng này được bố già Kiên và thống đốc Bình báo cáo Thủ Tướng: Đây là sân sau của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh và TBT Nguyễn Phú Trọng!
 Những hành động bất thường của Thống đốc Bình đều bị các Phó Thống đốc phản đối, đặc biệt Phó Thống đốc Thường Trực Trần Minh Tuấn đã chính thức đề nghị trong cuộc họp Ban lãnh đạo Ngân hàng nhà nước cho thanh tra Nguyễn Đức Kiên và các ngân hàng Kiên đang chi phối song đã bị Thống đốc Bình bác bỏ. Phó thống đốc Trần Minh Tuấn đã công bố thẳng thừng “Nếu cho tôi thanh tra là ông Kiên sẽ chết ngay”! Điều đó cho thấy Ban lãnh đạo Ngân hang nhà nước cũng đã nắm rõ các sai phạm của nhóm lợi ích của bố già Kiên. Vậy tại sao Ban chống tham nhũng và Ban nội chính của Đảng nếu thật sự vì nhân dân, vì đất nước lại không bắt đầu ngay từ đầu mối quan trọng này?

@Quanlambao

Nguyễn Chí Vịnh: Cáo già Hà Nội lù lù xuất hiện từ bóng đêm

Greg Torode/South China Morning Post
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Lối ‘Ngoại giao kiều du kích’ không còn là một phần của bộ máy tình báo Việt Nam, và ông ta đang được quan sát chặt chẽ khi đang cố gắng cân bằng những mối quan hệ với Trung Quốc.

Đối với những người từng biết đến ông, Nguyễn Chí Vịnh, là nhà tư tưởng chiến lược sắc sảo nhất của Việt Nam. Với những người khác thẳng thắn hơn. Họ nói vị thứ trưởng quốc phòng này, là một con cáo già mưu mô nhất.

Dù bằng cách nhìn nào thì đấy cũng là chiến công hiển hách với một đất nước, so với các láng giềng có thể thiếu những tầng lớp kỹ trị, nhưng vẫn đầy những thu hút có tính chiến lược. Ngay cả các học sinh cũng chìm ngập trong lịch sử và chiến thuật của những chiến thắng chống lại kẻ thù lớn hơn mình nhiều, với các trận chiến chống lại chiếm đóng của Trung Quốc trong thời cổ đại và những cuộc chiến của Việt Nam trong thế kỷ 20 chống lại thực dân Pháp, Mỹ, Khmer Đỏ và sau đó là Trung Quốc (một lần nữa).Tuy nhiên, chiến trường của Thượng tướng Vĩnh là trên các mối quan hệ quốc tế và những biến động của khu vực đang thích ứng với sự gia tăng của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, ông đã nổi lên từ bóng tối của những năm tháng trong khuôn khổ bộ máy tình báo quân sự của Việt Nam để vận động ngành ngoại giao quân sự của mình, một cái gì đó mới lạ đối với một trong những tổ chức bí mật nhất của khu vực.

Với Hà Nội, điều đó có nghĩa là cố gắng để cùng lúc cải thiện quan hệ với cả Trung Quốc , Mỹ, và các cường quốc lớn khác, tất cả để củng cố những tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam trong cuộc tranh chấp đang gia tăng ở Biển Đông.

Hai năm trước, ông đã di chuyển ngang dọc, xuôi ngược trong khu vực để mang lại thành quả là cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Đông Nam Á với các đồng nghiệp từ các cường quốc lớn trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Mỹ và Nga – một cuộc họp chính thức sẽ được tổ chức mỗi ba năm. Đấy cũng là một bước đầu tiên có thể có trong một thỏa thuận an ninh có ý nghĩa nhằm giữ được hòa bình trong một khu vực nguy hiểm.

Gần đây hơn, Vĩnh đã năng nổ, gẵp gỡ hội họp với hàng chục quan chức quân sự khu vực và các phái viên nước ngoài. Đầu tháng này, ông giúp tổ chức chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta để gặp Đại tướng Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, thượng cấp của mình. Tuần trước, ông đã gặp Xuanyou Kông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, trong một cuộc họp kín tại Việt Nam.

Ngay cả khi hai bên cùng làm việc để thúc đẩy sự hợp tác, một cuộc khẩu chiến từ các khẳng định chủ quyền ở Biển Đông vẫn tiếp diễn. Những ngày gần đây cũng đang chứng kiến việc các quan chức Trung Quốc và Việt Nam chống đối nhau về vấn đề này.

Những sắc thái đằng sau sự xử lý của tướng Vĩnh về tình hình quốc tế ngày càng phức tạp của Việt Nam hiển hiện rất rõ trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với tờ Sunday Morning Post trước chuyến thăm của Panetta, khởi sự qua cuộc trở lại lịch sử đến cảng chiến lược của Vịnh Cam Ranh. Vĩnh đặt nhiệm vụ của Panetta trong bối cảnh của một sự thận trọng cùng mối quan hệ dần cải thiện với kẻ cựu thù, và dù cho những căng thẳng trong những năm gần đây, lại có vẻ như vẫn ca ngợi các liên kết quân sự với Bắc Kinh hơn.

“Cả hai nước đều nhận thức được rằng việc tăng cường các mối quan hệ quốc phòng có thể ngăn chặn được sự đối đầu và xung đột,” ông đã tuyên bố, sau khi nói rằng các quan hệ quân sự đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ Trung-Việt.

Sau đó ông nói về một mong muốn “rất kiên quyết ” để bảo vệ chủ quyền và củng cố một “mối quan hệ bình đẳng “.Vào những lúc khác, ông đã quyết liệt gai góc hơn. Hai năm trước, trong hội nghị ở Singapore ông tuyên bố rằng Việt Nam có tất cả khả năng để tự bảo vệ mình. Năm ngoài, ngay sau khi bộ trưởng quốc phòng Lương Quang Liệt công bố “cam kết long trọng” về ý định hòa bình của Trung Quốc, ông cảnh báo rằng nếu “bất cứ bên nào leo thang tranh chấp chúng tôi sẽ không chỉ đứng nhìn”.

Không ngạc nhiên, khi hiện nay việc quan sát Vĩnh là một mối chú tâm đang gia tăng giữa các phái viên và các nhà phân tích quân sự trong khu vực khi họ cố gắng tìm hiểu lập trường của ông. Ông nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn hay Mỹ ? Với một cái nhìn vững vàng và biểu hiện hơi buồn, các tính cách của ông không cho biết gì nhiều hơn. Ông nói trong một phong cách chính xác, cẩn thận từng câu và sẽ trả lời loại câu hỏi vặn vẹo bằng một sự im lặng, gật gù nhẹ nhàng một cách ranh mãnh. Những điếu thuốc châm đốt liên tục cho thấy sự căng thẳng đàng sau vẻ bình tĩnh bên ngoài của mình. Vinh còn được biết đến với cánh thư giãn những cuộc đàm đạo dài bằng rượu whisky.

Một phái viên nước ngoài nói rằng Vinh, rất khác với những công chức nghiêm khắc, là một nhà tư tưởng sâu sắc, khá chuẩn bị sẵn sàng để thách thức sự khôn ngoan bằng tính hợp lý hơn là tín điều. Sắc sảo, ông có thể vui tính, thông minh và hấp dẫn trong khi không tiết lộ gì nhiều.

Một cáp ngoại giao bí mật của Mỹ do WikiLeaks công bố có nói đến các nghi vấn về quan điểm và sự vươn lên của Vinh. Bản báo cáo được viết bởi Michael Michalak, Đại sứ Mỹ lúc ấy tại Hà Nội vào đầu năm 2010, lưu ý Vinh từng có một quan điểm lành tính về Trung Quốc trong các cuộc thảo luận với người Mỹ, lưu ý rằng Bắc Kinh có thể là một động lực cho sự ổn định của khu vực. Nhưng báo cáo này cho biết thêm: “Vinh đã rõ ràng bác bỏ các tuyên bố mở rộng của Trung Quốc trong Biển Đông, khi nhấn mạnh, đã khẳng định rằng Việt Nam “biết làm thế nào để chiến đấu và giành chiến thắng” và sẽ “làm những gì cần thiết để bảo vệ lãnh thổ của mình”.

“Nếu Vinh là con cò mồi của Trung Quốc, ông là người ẩn nấp giỏi,” bản báo cáo kết luận.

Tuy nhiên, vấn đề của việc ông có thể nghiêng về phía nào che khuất một điểm quan trọng. Như một trong những phái viên nước ngoài mô tả: “Ông toát ra quyền lực, tính chuyên nghiệp và luôn luôn tìm kiếm để thúc đẩy, bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam”.

Một phần sự bi ẩn được xây dựng xung quanh Vinh, có nguồn từ lịch sử. Nhân vật 55 tuổi này được liên kết với những ngày đầu cuộc cách mạng cộng sản của Việt Nam qua người cha quá cố của mình, Tướng Nguyễn Chí Thanh.

Thanh là vị tướng cao cấp thứ hai của Việt Nam, sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người cha sáng lập quân đội của đất nước. Trong việc chỉ huy các lực lượng cộng sản ở miền Nam Việt Nam chống lại Miền Nam Viêt Nam được Mỹ hậu thuẫn, Thanh liên tục thuc đẩy sự tham dự toàn diện chống lại Hoa Kỳ khi họ xây dựng lực lượng của mình vào giữa những năm 1960 – một chiều hướng đã đem đến cuộc đọ sức chống lại Giáp thận trọng hơn và các cán bộ chính trị lãnh đạo khác tại Hà Nội.

Sau một cuộc tranh luận dữ dội trong nội bộ, Thanh, xuất thân từ thành phần nông dân gian khổ, đã giành được phê duyệt để khởi động tấn công trên toàn miền Nam, một sự việc sau đó đã trở thành cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 – sự kiện mà các sử gia hiện đại đã mô tả như là một thất bại quân sự lớn, nhưng là một chiến thắng về chính trị cho Hà Nội khiến đã thay đổi quá trình của cuộc chiến tranh, hủy hoại ý chí của Mỹ. Tuy nhiên, Thanh, đã không còn sống để nhìn thấy thành công ấy, ông chết vì một cơn truỵ tim vào năm 1967.

Dù quá khứ lịch sử ấy phủ bóng nặng nề, nhiều suy đoán xung quanh Vĩnh bắt nguồn từ những năm ông làm việc trong tình báo quân đội, đặc biệt là Tổng cục 2 đáng sợ – một bộ phần từng là chủ đề của những âm mưu nội bộ đáng kể trong giới chính trị chặt chẽ của Việt Nam.

Tướng Giáp, hiện 102 tuổi và là nhân vật cao tuổi lâu đời nhất, đã là những người từng đặt câu hỏi về quyền hạn ở phía sau, sự thiếu vắng về giải thích và động lực của những sự việc trên, khiến đã nâng cao triển vọng của một mối hận thù gia đình có tính lịch sử. Dù Vinh không còn đứng đầu bộ phận tình báo này – đưa các nghi vấn đến việc ông đã thực sự còn mạnh mẽ ra sao – năm ngoái ông được chính thức thăng chứcvào Ủy ban Trung ương đảng. Di chuyển đó dường như để chính thức hóa ảnh hưởng đáng kể của ông và có thể đưa ông vào cuộc chay đua cho các chức vụ cao hơn.

Các nhà Ngoại giao và phân tích khác tin rằng do căn bản quá khứ của ông trong ngành tình báo, chứ không phải trong chiến đấu, nên ông khó có thể là một bộ trưởng quốc phòng trong tương lai. Nhưng các vai trò chính trị – quân sự khác có thể cho thấy và dù ông tương đối còn trẻ, Vinh có thể là một ứng viên tương lai cho Bộ Chính Trị cầm quyền – một vị trí mà có thể không thể có được nếu không có kinh nghiệm trong Ủy ban Trung ương trước. “Ông ta đến từ bóng tối và là một phần của vòng lặp chính trị”, một nhà ngoại giao nước ngoài cho biết. “Nghĩa là nếu ông ta được phục vụ ở các vị trí cao hơn trong tương lai là quan trọng, và trong dài hạn có thể làm nhẹ bớt những lo ngại của những người phê bình ông”.