CƯỜI CHÚT CHƠI

 Đứng và Nằm 

Nhân dịp đầu năm dương lịch, Xã Đoài từ nhà quê lên Sài Gòn chơi. Vì muốn thưởng thức phong cảnh của thủ đô, bác bèn thuê một anh phu xích lô chở bác đi thăm khắp các đường phố.

     Khi xe đi ngang qua một phòng trà ca nhạc ở đường Trần Hưng Đạo, trong thấy có nhiều cặp trai gái đang ôm nhau nhún nhẩy theo điệu nhạc du dương trầm bổng. Anh phu xích lô có vẻ ta đây là dân thành thị bèn chỉ vào trong và khoe với bác Xã:

     – Bác thấy không? Chỉ có ở Sài Gòn chúng tôi mới có những màn mê ly hấp dẫn như thế

     Xa Đoài quay lại rướn gân cổ cãi:

     – Anh nói láo! Ở đâu mà chẳng có màn này, nhưng có điều hơi khác là ở đây người ta đứng, còn ở dưới quê chúng tôi thì họ lại nằm.

Câu chyện đời sống ống – Nhật ký bà vợ đã ly hôn: Có đàn ông trên giường ngủ của tôi

Lisa Jackson, 40 tuổi, đang tập sống không có chồng bên cạnh sau suốt 21 năm má ấp môi kề. Nhật ký của cô đăng hàng tuần trên “Good to know” và chiếm được nhiều cảm tình từ phía độc giả vì sự thú vị của nó.

… “Từ bữa chồng cũ quay lại nhà nghỉ lễ cùng bọn nhỏ, quan hệ giữa chúng tôi trở nên rất khác. Gần gũi. Chúng tôi thường xuyên nhắn tin và gọi điện cho nhau.

Kevin quanh quẩn trong nhà để sửa đường ống máy giặt hay cái vòi hoa sen bị rỉ. Kevin luôn thích ăn những món tôi nấu, bởi thế tôi không ngạc nhiên khi hầu hết những lần anh ghé thăm đều vào giờ ăn tối. Tất cả quây quần bên bàn ăn như một gia đình thực sự. Lại giống như ngày xưa, chỉ khác là không còn cãi vã. Kevin và tôi đều hứng thú với những câu chuyện của nhau, chúng tôi chia sẻ chuyện công việc, cuộc sống, và cười suốt.

Tôi thấy vui khi quan hệ của mình với chồng cũ trở nên tốt đẹp hơn. Song đan xen vào đó vẫn là cảm giác sợ hãi. Tôi không chịu nổi ý nghĩ mình sẽ lại làm tổn thương anh hay các con một lần nữa. Cả hai chúng tôi đều có phần thận trọng trong cư xử. Có lẽ đơn giản vì, sau một năm ly hôn, chúng tôi không còn chắc cả hai nên “thân thiết” với nhau tới mức độ nào.

Khi Kevin hỏi tôi liệu anh có thể ở lại với mấy mẹ con vào tối thứ Bảy không, tôi đã rất phân vân. Tôi sẽ cảm thấy thế nào khi lại thấy anh nude? Anh ấy sẽ cảm thấy thế nào nếu nhìn vợ cũ trên người không một mảnh vải? Những vết nám mới xuất hiện trên làn da của tôi thì sao và cả những sợi tóc màu ghi bạc tôi “sưu tập” thêm được trên mái đầu của mình từ khi li hôn nữa, sẽ thế nào? Liệu anh ấy có nhận ra chúng không? Đã nhận ra chưa nhỉ? Nhưng tôi không muốn tỏ ra kém nhiệt tình, bởi thế tôi bảo: “Được chứ, có vấn đề gì đâu” trước khi đi thay ga trải giường và cạo lông chân nữa!

Một ngày trôi qua thật đáng yêu và chắc chắn có gì đó còn vương lại trong không gian – một sự kì vọng. Về điều gì chứ? Kevin nắm lấy tay tôi khi hai người đi dạo với bọn nhóc và con chó Harry. Tôi không cảm thấy phiền vì điều đó. Liệu tôi có phiền không nếu việc tiến xa hơn?

Sau một khoảng thời gian khá lộn xộn vì phải cho bọn trẻ đi ngủ (“Bố có ở lại không?” – Ronbyn hỏi, trông thằng nhóc vừa vui vừa bối rối), Kevin và tôi cùng nằm trên sofa để xem phim. Tôi ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy vẫn thấy vòng tay Kevin quanh mình, cảm giác thật an toàn, dễ chịu. Rồi anh quay người, hôn tôi… nhưng tôi đẩy Kevin ra, nói rằng tôi hơi mệt. Tôi cảm thấy lo lắng nếu mình không có chút cảm xúc nào dành cho anh. “Không cần phải vội”, Kevin nói, “anh cũng hơi bối rối, em biết mà”.

Kevin đi lên gác tắm, và khi anh gọi với xuống nhà xin khăn, tôi mang lên cho anh. Lần đầu tiên sau cả năm xa cách tôi lại thấy anh trần như nhộng. Tôi chạy nhanh ra phòng ngoài, run rẩy như một con ngố. Kevin “thiếu vải” trông thật lạ, cứ như người ngoài hành tinh ấy! Nhưng khi anh quay trở ra, chúng tôi đã cùng với nhau, ở trên giường.

Về tôi

Kevin và tôi có 2 con, 9 tuổi và 11 tuổi. Bọn nhóc luôn là điều đặc biệt với cả hai chúng tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ là người kết thúc cuộc hôn nhân này, nhưng khoảng 1 năm trước, tôi đã làm vậy.

Chồng cũ của tôi

Kenvin 46 tuổi. Anh là bạn trai đầu tiên và là tình yêu của đời tôi. Tôi chỉ ước gì mình có thể yêu anh như yêu một người chồng, chứ không phải một người bạn tốt.

Giờ tôi đang lo lắng bởi, dẫu vui với những gì đang diễn ra, tôi vẫn chưa thể xác định, liệu chúng tôi có lấy lại được đam mê ngày xưa không? Hay tôi đang dại dột cưỡi trên lưng hổ?

Tôi thích thú vì có lại cảm giác gia đình, thật tuyệt khi nhìn các con vui vẻ. Ngày xưa, tôi là mẫu phụ nữ truyền thống, nấu ăn trong khi Kevin chơi cùng các con. Nhưng sau 1 năm làm mẹ đơn thân, tôi nhận ra rằng tự do cũng có cái hay riêng của nó

Huyền Anh

Theo Goodtoknow

Kiều hối chuyển về Việt Nam tăng kỷ lục trong năm 2011

 Năm 2011, lượng kiều hối do người Việt ở hải ngoại chuyển về Việt Nam qua các hệ thống ngân hàng đạt mức kỷ lục, là 9 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2010.

Lượng kiều hối trong năm 2011 tương đương với 8% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, so với 7,7% trong năm 2010. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách 16 nước nhận được lượng kiều hối cao nhất trên thế giới.

Ngoài cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại hiện nay tổng cộng lên tới 3,6 triệu người, từ bao năm nay vẫn gửi tiền về giúp thân nhân hoặc đầu tư mua bất động sản, còn có số tiền do 400.000 người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài gửi về nước.

Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Như Lý – Giám đốc khu vực Đông Dương của Western Union, xu hướng gửi tiền về Việt Nam vẫn chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho gia đình, người thân nên khá ổn định.

Ngoài ra, kiều hối về VN ngày càng được mở rộng từ nhiều nước. Nếu như năm 1994, khi mới vào Việt Nam, kiều hối chuyển về Việt Nam qua kênh Western Union chỉ từ 16 quốc gia thì hiện tại con số này đã lên đến 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều người chuyển tiền về Việt Nam qua kênh chính thức.

Đánh giá thị trường kiều hối Việt Nam, ông Sudhesh Giriyan – Phó chủ tịch Công ty chuyển tiền kiều hối toàn cầu Xpress Money cho biết: “Việt Nam đứng thứ 16 thị trường nhận kiều hối nhiều nhất trên toàn cầu. Thị trường kiều hối Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới”.

Việt Nam ‘lấy độc trị độc’ để giữ biển Ðông

Ðể bảo vệ quyền lợi của mình trên biển Ðông, Việt Nam áp dụng chính chiến lược mà Trung Quốc đang dùng để đối phó với Mỹ.

Chiến đấu  cơ đa năng SU-30MK Việt Nam mua của Nga. (Hình: Airliners.net)

Theo phân tích của Robert Karniol, một nhà báo nổi tiếng là chuyên viên về các vấn đề an ninh quốc phòng, đăng tải trên báo Straits Times ở Singapore hôm Thứ Tư 10 tháng 1 năm 2012, giới quan sát lâu nay hiểu rằng cán cân quân sự đối đầu giữa Hoa Lục và Ðài Loan ngày càng nghiêng về phía lục địa.

Hiện Bắc Kinh đang theo đuổi những các mục tiêu an ninh rộng lớn hơn là thâu tóm hòn đảo Ðài Loan.

Tuy nhiên, tham vọng chiến lược của Trung Quốc đòi hỏi họ phải có khả năng quân sự đương đầu được với bất cứ sự thách đố nào từ Hoa Kỳ.

Cùng với sự hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng đánh trả bằng võ khí nguyên tử, Trung Quốc lúc đầu giải quyết vấn đề đối phó với lực lượng Mỹ bằng chiến thuật “sát thủ giản”.

Thời cổ xưa ở Trung Quốc, sát thủ giản là một cái chày một đầu có kim loại mà một người thế yếu dùng để đối phó với một đối thủ hùng mạnh hơn.

Thay vì cố gắng phát triển võ khí cho bằng Mỹ mà cũng chưa chắc bắt kịp được sớm, Bắc Kinh tìm cách tận dụng khả năng nào có hiệu quả. Thí dụ, phát triển các võ khí chống vệ tinh. (Quân đội Mỹ dựa vào hệ thống vệ tinh tối tân trong tất cả các chiến trận.)

Phương pháp đối phó này bây giờ được định nghĩa là chiến lược “chống tiếp cận – không cho tới” (anti-access/area denial viết tắt là A2/AD).

Theo đó, lập các vùng biển độc quyền để làm cho các hoạt động tấn công trở nên rất khó khăn. Bằng cách này, Trung Quốc rõ ràng nhắm đến sự tham dự của các hạm đội có hàng không mẫu hạm của Mỹ trong bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa Hoa Lục và Ðài Loan.

Dấu hiệu rõ rệt nhất của chiến lược này bao gồm nỗ lực của Trung Quốc phát triển hỏa tiễn hành trình chống tàu DF-21D với tầm hữu hiệu lên hơn 1,500km. Ðiều này sẽ ảnh hưởng rất đáng kể đối với hoạt động của Hải quân Mỹ tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, cũng như các tham vọng hải quân của các nước Á Châu khác là láng giềng của Bắc Kinh.

Nhưng chiến lược ‘A2/AD’ đòi hỏi nhiều hơn là một loại võ khí, như một bài viết gần đây trong một tạp chí chuyên môn của Mỹ giải thích:

“Quân đội Trung Quốc đang sản xuất hỏa tiễn hành trình hướng dẫn, tầm xa mở rộng và vận tốc siêu thanh nhắm đến các mục tiêu là các cảng của Hoa Kỳ và đồng minh, các phi trường và hàng không mẫu hạm, làm cho Mỹ khó điều động lực lượng và mở các cuộc không kích”.

Jim Thomas, chuyên viên của Trung Tâm Lượng Giá Chiến Lược và Ngân Sách Hoa Kỳ, viết. “Họ đang xây dựng một hệ thống phòng không hợp nhất để định vị và tấn công tất cả mọi loại phi cơ nào tới gần ngoại trừ những phi cơ có khả năng “tàng hình” nhất. Ðội tàu ngầm ngày mỗi gia tăng của họ săn tìm chiến hạm của Mỹ và đồng minh. Các giàn hỏa tiễn hành trình chống tàu chiến của Trung Quốc có thể chống lại lực lượng đổ bộ nào đến gần. Trung Quốc còn biểu diễn cho thấy họ có khả năng bắn rơi những vệ tinh nào của Mỹ bay ở quỹ đạo thấp. Và lại còn thành lập một cơ quan riêng biệt chỉ có nhiệm vụ tấn công các mạng điện tử.

“Cộng tất cả lại, những khả năng đó giúp Trung Quốc hậu thuẫn cho các lời khẳng định ngoại giao với các ‘vùng cấm vào’ ngày một bành trướng và đáng tin tưởng, trong đó, sẽ rất khó cho lực lượng Mỹ hoạt động”.

Theo sự nhận định của ông Thomas, chiến lược đối phó của Hoa Thịnh Ðốn phải gồm cả việc hậu thuẫn cho các đồng minh ở khu vực phát triển khả năng ‘A2/AD’.

Riêng với Hà Nội, đây là điều họ đã nghĩ ra, theo tác giả Kerniol.

Cũng giống như Trung Quốc đối phó với Mỹ, Việt Nam đối diện với sự khó khăn khi đối phương có khả năng quân sự siêu việt.

Hà Nội đã mua các chiến đấu cơ đa năng SU-30MK và chiến hạm Gepard. Các loại trang bị này là dấu hiệu áp dụng chiến lược A2/AD, tức dùng yếu chống mạnh. Thay vì nhìn vào các con số thống kê chênh lệch một trời một vực giữa lực lượng quân sự Việt Nam và Trung Quốc, hãy chỉ nhìn vào khả năng của một vài thứ này.

Máy bay SU-30MK được trang bị với hỏa tiễn chống tàu chiến Kh-59MK có tầm tấn công 115km trong khi chiến hạm Gepard được trang bị hỏa tiễn chống tàu Kh-35E có tầm hiệu quả 130km và có thể tấn công loại chiến hạm lên tới 5,000 tấn.

Một số tin tức gần đây nói rằng Hà Nội đang tính tới việc trang bị hỏa tiễn siêu thanh Brahmos tầm hoạt động 300 km (mua của liên doanh Ấn-Nga) để tân trang cho SU-30MK cũng như trang bị cho lực lượng phòng vệ bờ biển.

Hà Nội đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga mà chiếc đầu tiên, nhiều phần, sẽ nhận vào năm 2014, những chiếc sau mỗi năm một. Võ khí trang bị trên loại tàu ngầm này gồm hỏa tiễn chống tàu chiến 3M-54 Klub, tầm hoạt động tới 300 km.

Trong khi đó, để bảo vệ bờ biển, Việt Nam đã mua của Do Thái hỏa tiễn tầm ngắn với khả năng hữu hiệu lên hơn 150km trong khi lực lượng phòng không thì được tăng cường với 3 dàn radar Vera khá tối tân của Czech. Theo ông Karniol, lúc đầu, Hoa Thịnh Ðốn chống lại việc bán này nhưng sau đó đổi ý.

Hồi năm ngoái, báo chí ở Việt Nam ồn ào đưa tin biểu diễn “Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động K300P Bastion-P được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến và các mục tiêu trên bờ trong tầm bắn tới 300km” mua của Nga

Sơ đồ, cấu hình của một hệ thống hỏa tiễn phòng vệ biển Bastion-P mà Việt Nam mua của Nga. (Hình: Internet)

Những khả năng trên cho hiểu là Việt Nam đang cố chống lại sức ép của Trung Quốc muốn chiếm trọn biển Ðông. Giống như chiến lược Bắc Kinh dùng để đối phó với Mỹ, Việt Nam cũng dùng một khả năng nhỏ để đe dọa chủ trương phiêu lưu của Bắc Kinh, khiến nó trở nên phức tạp và hao tổn nhiều chứ không phải dễ, dù ăn trùm quân sự về mọi mặt.

Tác giả Karniol lập lại quan điểm của ông Thomas là điều quan trọng nhất của Mỹ khi thay đổi chiến lược, hướng sự chú trọng đến Á Châu, thay vì chỉ trang bị cho lực lượng của mình mạnh hơn, cần phải giúp các đồng minh xây dựng lực lượng lấy yếu chống mạnh, chống xâm phạm.

Ông Karniol cho hay một phân tích gia nói với báo Straits Times rằng khuynh hướng A2/AD đang thành hình.

@NguoiViet

Những nét chính trong chiến lược quân sự mới của Mỹ

Hà Tường Cát

Sau khi chiến tranh Iraq đã kết thúc và chiến tranh Afghanistan gần tới lúc chấm dứt, hôm 5 tháng 1 xuất hiện trong một cuộc họp báo ít thấy tại Ngũ Giác Ðài, Tổng Thống Obama đã nói về chiến lược quân sự trong tương lai của Hoa Kỳ.

Binh sĩ Tiểu Ðoàn 2 Pháo Binh, Lữ Ðoàn 3, Sư Ðoàn 1 Kỵ Binh trong đơn vị quân đội Hoa Kỳ

cuối cùng rút khỏi Iraq, lên máy bay từ Kuwait trở về căn cứ Fort Hood, Texas. (Hình: Joe Raedle/Getty Images)

Theo lời ông, “làn sóng chiến tranh đang giảm”, Hoa Kỳ cần phải cải quân đội cho gọn nhẹ hơn nhưng linh động hơn để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, bảo đảm an ninh quốc gia và vẫn tiếp tục là lực lượng giữ vị trí ưu việt. Việc triển khai và phối trí quân lực Hoa Kỳ trên thế giới cũng sẽ được cải tổ cho thích hợp với tình hình và những ưu tiên trong thời đại mới.

Tuy nhiên một nguyên nhân quan trọng để phải có sự sửa đổi chiến lược là việc tiết giảm ngân sách Hoa Kỳ. Ngân sách quốc phòng cho đến tài khóa vừa qua khoảng $700 tỷ hay 19% ngân sách Hoa Kỳ và khoảng 28% tiền thuế thu nhập. Ngân sách 2013 đã được Quốc Hội chấp thuận là $662 tỷ.

Dân Biểu Barney Frank, Dân Chủ Massachusetts, sẽ không tái ứng cử năm nay, từ 2009 đã kêu gọi giảm ngân sách quốc phòng khoảng 25%, nếu không sẽ thiếu tiền cho các chương trình quốc nội. Nhưng lúc đó theo sử gia Cộng Hòa Robert Kagan thì chưa phải lúc vì sẽ ảnh hưởng đến việc làm và sự hỗ trợ cho các nước đồng minh. Ông cho là loan báo giảm ngân sách quốc phòng sẽ khiến thế giới thấy Hoa Kỳ bắt đầu từ bỏ các cam kết quốc tế. Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates chủ trương quốc phòng Hoa Kỳ nên điều chỉnh lại chi tiêu và các ưu tiên thích ứng với tình hình mới của thế giới. Theo Quốc Hội Hoa Kỳ, trong khi tỷ lệ đối với GDP của ngân sách giảm đi thì chi tiêu quốc phòng vẫn không có thay đổi tương xứng.

Chi tiêu về quốc phòng của Hoa Kỳ chiếm 43% chi phí quốc phòng của toàn thế giới. Trung Quốc đứng hàng thứ nhì 7.3%; Anh, Pháp, Nga gần ngang nhau với 3.7%; Nhật Bản 3.3%; Ðức, Saudi Arabia 2.8%; Ấn Ðộ 2.5%; Ý 2.3% và toàn thể các nước còn lại 25%. Năm ngoái Quốc Hội và Tòa Bạch Ốc đã đồng ý cắt giảm ít nhất $487 tỷ và có thể thêm $500 tỷ nữa trong vòng 10 năm. Nhiều chính trị gia đảng Cộng Hòa chỉ trích là điều này có thể phương hại đến khả năng phòng thủ và nền an ninh của Hoa Kỳ.

Các phụ tá ở Tòa Bạch Ốc lập luận là chiến lược quân sự mới, phù hợp với điều kiện ngân sách, đã được nghiên cứu và duyệt xét qua 8 tháng, phản ánh lợi ích của Hoa Kỳ một thập kỷ sau vụ 9/11 và không phải là sự cắt giảm tùy tiện.

Lục quân Hoa Kỳ sẽ giảm khoảng 80,000 xuống dưới mức 490,000 binh sĩ, trong đó Thủy quân Lục chiến giảm 20,000 còn 182,000. Về vũ khí một số các chương trình phát triển tốn kém như máy bay chiến đấu F-35 cũng sẽ được bớt đi, dự trù mỗi năm chỉ mua thêm một số giới hạn là 32 chiếc. Không quân Hoa Kỳ hiện nay đã có khoảng 7,000 máy bay không người lái đủ kiểu lớn nhỏ. Việc sử dụng loại máy bay này sẽ phát triển mạnh nhờ tiến bộ kỹ thuật, khả năng do thám cũng như tấn công trong nhiều trường hợp thay thế được máy bay thông thường, ít tốn kém hơn về nhân sự và bảo trì.

Sau Chiến Tranh Lạnh, Hải quân Hoa Kỳ đã giảm nhiều nhưng vẫn còn vượt xa các nước khác với 286 chiến hạm đủ loại và hơn 3,700 máy bay. Về tải trọng, hạm đội Hoa Kỳ lớn hơn hải quân 13 nước cộng lại, trong số đó 11 nước là đồng minh. Hải quân Hoa Kỳ duy nhất có 11 hàng không mẫu hạm nguyên tử hiện dịch, 1 đang được đóng và 2 trong dự án. Là chủ lực của Hoa Kỳ trong sự hiện diện ở tất cả mọi nơi trên thế giới, hải quân sẽ được duy trì ở vai trò ấy và tuy không có những kế hoạch phát triển lớn và tốn kém nhưng sẽ được tân tiến hóa hợp với chiến tranh ở thời đại mới.

Tài liệu công bố dày 8 trang về chiến lược mới không xác định những loại cũng như chương trình phát triển vũ khí nào sẽ bị cắt giảm và bao giờ cắt giảm. Tài liệu cũng đề cập tới một lãnh vực chiến tranh mới là “chiến tranh trên không gian ảo” (cyberwarfare) tuy nhiên không cho biết kế hoạch cụ thể.

Tổng Thống Obama giải thích: “Ngân sách quốc phòng trên căn bản sẽ vẫn gia tăng nhưng chậm lại chứ không phải với mức độ như một thập niên vừa qua khi chúng ta phải đối phó với hai cuộc chiến tranh. Chúng ta không phạm trở lại lỗi lầm – sau Thế Chiến II hay sau chiến tranh Việt Nam – khi để quân lực của chúng ta trong tình trạng kém chuẩn bị cho tương lai”.

Tuy vậy lý thuyết “quân lực Hoa Kỳ sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng hai cuộc chiến tranh cùng lúc”, đề ra từ thời Chiến Tranh Lạnh và duy trì cho đến giai đoạn chính quyền của Tổng Thống Bush, sẽ không còn là nguyên tắc chiến lược tương lai. Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta nói thêm là bộ binh và thủy quân lục chiến sẽ không được triển khai cho những chiến dịch lâu dài với quy mô lớn làm giảm khả năng linh hoạt của quân đội Hoa Kỳ như kinh nghiệm từ thập niên đầu thế kỷ 21.

Quân lực Hoa Kỳ cũng sẽ giảm sự bố trí trải rộng trên khắp thế giới ở những căn cứ quân sự thường trực tại hải ngoại. Ðiều ấy có nghĩa là quân đội Hoa Kỳ đồn trú tại một số nơi như Âu Châu, khoảng gần 70,000, sẽ được rút bớt, nhưng ngược lại sẽ có sự tăng cường ở những khu vực được coi là ưu tiên phải đối phó. Bản tài liệu do Tổng Thống Obama và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ công bố không che giấu sự quan tâm đến những vùng được coi là có tầm quan trọng chiến lược, bao gồm Á Châu và Trung Ðông. Hiện nay Hoa Kỳ có 28,000 quân đóng tại Nam Hàn và 40,000 quân tại Nhật Bản.

Trung Quốc và Iran vẫn đang phát triển khả năng quân sự đe dọa đến hoạt động của Hải quân và Không quân Hoa Kỳ và Hoa Kỳ phải chú trọng đến những khu vực đó trong mục tiêu bảo vệ quyền lợi của mình.

Một số nhà lập pháp Cộng Hòa ngay tức khắc chỉ trích chiến lược của Tổng Thống Obama. Dân Biểu Duncan Hunter tiểu bang California, chủ tịch ủy ban quân lực Hạ Viện cho rằng sự thay đổi chiến lược chỉ vì lý do ngân sách là không thích đáng vào lúc này trước nhiều nguy cơ hãy còn tồn tại bao gồm khủng bố, sự bành trướng quân sự của Trung Quốc cũng như tình hình bất ổn ở Bắc Hàn và Iran

@NguoiViet