CHÚC MỪNG NĂM MỚI

This slideshow requires JavaScript.

LỘC

Lộc Trời ban tặng cho ta
Ấy là trái ngọt, ấy là hoa tươi…

Lộc Người trao tặng cho người
Là yêu thương với nụ cười, nụ hôn!

Lộc Cha mẹ tặng cho con
Là mầm sự sống tâm hồn sáng tươi

Thơ hay là Lộc của Đời
Mãi lung linh phía chân trời yêu thương …

Tác giả Nguyễn Khắc Kình

Nhâm Thìn – Nói với tuổi đôi mươi: độc tài, cuồng tín, dốt nát + tham lam = đại họa

Đài Loan – Hàn Quốc – Nhật Bản là ba trong những quốc gia trước đây cũng nghèo nàn như VN nhưng nay là các quốc gia văn minh tiên tiến trong khu vực Đông Nam, Châu Á và thế giới. Không chỉ lãnh đạo đảng CS, nhà nước, mà chúng ta,những người dân Việt, cần phải học hỏi ở họ, rất… và rất nhiều điều từ nhân cách, tri thức và dân tộc tính như là một trong những công thức rất cần thiết nếu muốn đất nước lớn lên cùng “thiên hạ”.

ĐàiLoan

Nói đến lịch sử Đài Loan, người ta thường nghĩ ngay đến một nhân vật: Ông Tưởng Giới Thạch:

Sinh 1887 – CT/ Quốc Dân Đảng – CT/CP/Trung Hoa Dân Quốc. Sinh ngày 31/10/1887 một nhà quân sự và chính trị trong lịch sử cận đại TQ. Chủ Tịch Quốc Dân Đảng Trung Hoa. Năm 1949 Sau khi đối đầu với CS/TQ (được Nga Xô hậu thuẫn) thất bại ở Lục địa, Tưởng Giới Thạch và binh lính của ông đã di chuyển đến Đài Bắc, Đài Loan: dt 36.000 km² một đảo biển nghèo nàn chưa có nền kinh tế do quân phiệt Nhật chiếm đóng trước đó. Ông lãnh đạo, tổng chỉ huy Quân đội, kiện toàn Chính phủ Trung Hoa. là thành viên Liên Hiệp Quốc trong một thời gian dài, tuy nhiên 1971 đã bị thay bằng Trung Quốc Cộng Sản. Từ 1950 Đài Loan không có nền kinh tế, đến 1960 có thu nhập quốc dân (GNP) đầu người chỉ 170 usd, tương đương với Zaire và Cộng hòa Congo các nước nghèo Châu phi (thua xa miền Nam VN bấy giờ). Ông Tưởng Giới Thạch đã lãnh đạo nhân dân đảo quốc Đài Loan phát triển kinh tế liên tục, trung bình 8% năm trong ba mươi năm, đến 2008 thu nhập quốc dân đầu người đã lên tới 33.000 usd/năm, (lúc này Việt Nam sau “giải phóng”?? chỉ 700 usd/năm). Năm 2010 Đài Loan đạt (gần 40.000 usd/năm), bên cạnh nền kinh tế là một quân đội hùng mạnh tiên tiến ở châu Á không thua gì Nhật Bản, Hàn Quốc, đủ để Trung Quốc phải kiêng dè. Chỉ số Phát triển Con người (HDI) cũng tương đương với các nước phát triển Châu Âu. HDI của Đài Loan năm 2007 là 0,943 (xếp thứ 27, rất cao), và 0,868 năm 2010 (xếp thứ 18, rất cao) theo cách tính mới của Liên Hiệp Quốc. Đài Loan phát triển khoa học, công nghiệp hóa một cách nhanh chóng trong nửa cuối của thế kỷ 20, Đài Loan trở thành một trong các nhà đầu tư nước ngoài chính tại Trung Quốc, TháiLan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Việt Nam. Và điều này được mệnh danh là “Thần kỳ Đài Loan”. Đài Loan cùng với Hàn Quốc, Hongkong và Singapore được gọi là bốn con rồng châu Á (hay 4 con hổ Châu Á).

Đảo Đài Loan không hơn gì đảo Phú Quốc Việt Nam
Tháp Đài Bắc 101 tầng / 509 m. (Cao nhất thế giới) + trang thiết bị tổng trị giá 2 tỷ usd là biểu tượng cho thành công kinh tế của Đài Loan.
Hiện nay 2011: GDP (Gross Domestic Product) trong một năm. 
Đài Loan: GDP 500 tỷ usd. GDP đầu người Đài Loan 20.000 usd 
Việt Nam: GDP khoảng 100 tỷ usd. GDP đầu người VN 1.000 usd 
Chỉ một đảo hoang nhỏ bé dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Quốc Dân Đảng mang lại thu nhập cho người dân Đài Loan gấp 20 lần Việt Nam (một lãnh thổ phì nhiêu rộng gấp 20 lần và dân số gấp 5 lần hơn). Nhưng đó chỉ là nỗi ngậm ngùi, càng chua xót hơn là người Đài Loan hiện nay mang tài sản sang VN mở công ty xí nghiệp tận dụng sức lao động rẻ VN, còn VN, hàng chục ngàn nhan sắc Việt chỉ mang mổi cái hình hài sang Đài Loan làm “vợ” hờ kiêm nhiệm “osin” cho nhiều đàn ông và gia đình người Đài Loan! Nhiều ngàn trai trẻ khác vắt sức lao động ngoài trời tại các công trường xây dựng mà người bản xứ chê vì lương thấp nhưng gian khổ và nguy hiểm! Nỗi nhục này không do nhân dân VN tạo ra, mà chính là di lụy do ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN tạo nên.
66 cô gái “trình diễn” cho 5 người Đài Loan tuổi tứ tuần xem mắt chọn vợ ở hương lộ 2, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP/HCM.. 
Nguyên nhân: Như số liệu ghi trên từ: 1949 ông Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng không lấy chiến tranh làm phương tiện mà lấy sự no ấm hùng cường của quốc gia Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan, làm động lực đối chọi với Cộng sản TQ, trong khi lục địa gần 30 triệu dân Hoa Lục bị đày đọa giết hại bởi CS/TQ thì Đài Loan đã thành công với nền kinh tế hùng mạnh, nhân dân phồn vinh ngoài sự mong đợi, vững chắc đến ngày hôm nay. 
Việt Nam: Thì ngược lại. Cũng từ năm 1949 Ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN ra sức bắt bớ tàn sát đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, dành lấy sự độc tài cho đảng CSVN thi hành cuộc đấu tranh giai cấp tàn bạo nhất trong lịch sử VN (CCRĐ) với gần 200.000 nạn nhân vô tội lìa đời, sau đó tiếp tục gieo rắc chiến tranh trên toàn cõi VN, kéo dài đến 1975 với 3 triệu dân 2 miền VN hy sinh vô nghĩa và đưa đến đất nước VN nghèo hèn nhược tiểu và xấu hỗ trong tình cảnh hôm nay. Điều đó nói lên khác biệt giữa sự khôn ngoan thức thời của ông Tưởng Giới Thạch, Quốc Dân Đảng Trung Hoa và nhân dân Đài Loan, tận dụng quỹ thời gian quí giá trong 30 năm để biến một hoang đảo thành Quốc Gia Hùng Mạnh, còn ông Hồ Chí Minh biến một đất nước VN đất đai phì nhiêu, một dân tộc cần cù hiền hòa lao vào cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, biến quỹ thời gian vàng ngọc thành một con đường kéo dài 30 năm, trải đầy xương máu từ Nam chí Bắc hao tốn đất đai biển đảo cho đồng chí, đồng minh Trung Quốc mà kết quả là một Việt Nam hôm nay vẫn tụt hậu như “trâu chậm uống nước đục” mày mò trên con đường CNXH vô vọng do CSVN vẫn cứ độc tài toàn trị. 

Nhât Bản

Còn đem Việt Nam so sánh với Nhật Bản về mọi lãnh vực lại là điều không tưởng, dù diện tích lãnh thổ và dân số không cách biệt gì nhiều, nhưng Việt Nam hơn hẳn Nhật Bản về lợi thế, có 2 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long phì nhiêu rộng lớn vào hàng tốt nhất thế giới, có rừng cây gổ quí nhiệt đới, khoáng sản và dầu mỏ, nắng ấm trồng trọt quanh năm, những thứ mà Nhật Bản có tiền nhưng không thể đánh đổi. Có chăng là chúng ta bị thiệt thòi do 100 năm đô hộ “giặc Tây” và 30 năm nội chiến từng ngày do Cộng Sản VN gây nên. 
Nhưng có một tấm gương từ nước Nhật mà hôm nay những người CSVN phải cần soi rọi, tự vấn lương tri để phải biết chủ nghĩa CS đã tàn bạo nhẫn tâm với đồng bào, vô trách nhiệm với quê hương mình trước đây là lớn lao như thế nào, để có thể nói, họ, những người Cộng Sản ấy cuồng tín tới mức không hiểu họ còn đủ lương tri để nhận biết mình có phải là người VN nữa không? và hôm nay đúc kết lại họ có hiểu thế nào là tình dân tộc?? 
Sau khi 2 quả bom nguyên tử rơi xuống nước Nhật, kết quả của hội nghị Potsdam 2/9/1045 dẩn đến lời hiệu triệu đầu hàng của Nhật Hoàng Hirohito và văn bản giải giáp quân phiệt Nhật ký kết trên chiến hạm Missouri hải quân Hoa Kỳ, sự chiếm đóng nước Nhật của quân đội Mỹ bắt đầu.
Bom nguyên tử rơi trên nước Nhật 
Nhờ sự nhân ái rộng lượng của Tướng Tư Lệnh quân Mỹ Douglas MacArthur mà Thiên Hoàng Nhật Bản Hirohito không bị truất ngôi. Suốt 5 năm đầu, chiếm đóng lãnh thổ Nhật, trong hồ sơ quân đội Mỹ không ghi nhận bất cứ sự kháng cự chống đối hay khủng bố vì thù hằn nào, dù trước đó 2 quả bom nguyên tử gây thương vong khủng khiếp cho nhân dân Nhật, và cả 2 là kẻ thù không đội trời chung của nhau ở mặt trận Châu Á và Thái Bình Dương. Sau này người ta lý giải cho sự ôn hòa ngoại lệ tốt đẹp này bằng cụm từ “Quân tử và Võ sĩ Đạo”, quân Mỹ chiếm đóng hành xử đúng đắn chuẩn mực trên tinh thần hướng dẫn từ các Nghị Quyết LHQ, trong nhiều trường hợp tỏ rõ sự “quân tử” cao thượng của người chiến thắng như trường hợp không truất phế Thiên Hoàng Nhật nói trên (dù điều này LHQ không cấm), ngược lại người dân và quân lính Nhật cũng trên tinh thần võ sĩ đạo của kẻ chiến bại nhiều lỗi lầm, đã hành xử đúng nhân cách với nhân bản Nhật và điều này cũng diễn tiến tốt đẹp theo cách hành xử chính nhân ấy khi giữa năm 1950 chiến tranh Triều Tiên xảy ra Nhật Bản trở thành hậu cần đáng tin cậy cho quân đội Mỹ với hàng trăm ngàn trang thiết bị quân sự được Nhật sản xuất để bồi thường chiến tranh mà hiếm khi có lỗi kỹ thuật nào vì chủ đích phá hoại và điều tốt đẹp ấy dẫn đến ngày 28/4/1951 trên tinh thần hiệp ước San Francisco, Mỹ hài hòa cùng LHQ tự nguyện kết thúc sự chiếm đóng này, trả lại sự độc lập chủ quyền tự do cho nước Nhật sớm hơn rất nhiều theo thời gian dự kiến của toàn dân Nhật Bản. 
Phải kể lại sự việc này để chứng minh cho những người CSVN hiểu rằng khác với Liên Xô và Trung Cộng những quan thầy của CSVN, “Đế Quốc Mỹ” không có tham vọng về lãnh thổ của bất cứ ai, cho dù lúc ấy kẻ bại trận Nhật Bản như là “chiến lợi phẩm” của chính họ, và nếu chính phủ Hoa Kỳ có muốn biến Nhật Bản thành Tiểu Bang thứ 53 của Mỹ cũng không ai cản nổi kể cả LHQ! Nhưng họ đã không làm như thế, bởi Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới lên án và xóa bỏ chế độ “Nô Lệ” người da đen trên đất nước mình! và vì vậy cái chiêu bài “đảng CSVN lảnh đạo nhân dân chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam” nó chỉ có 2 khả năng, ngu dốt,không có thế giới quan hoặc cố tình bịp bợm lừa dối nhân dân VN. 
So sánh cùng thời gian ấy khối CSXHCN chủ yếu là Liên Xô với chiêu bài xuất khẩu cách mạng giải phóng để chiếm đóng hàng loạt các quốc gia nhỏ yếu xung quanh mình sáp nhập vào lảnh thổ để hình thành liên bang CS Nga biến các quốc gia ấy như những tỉnh thành, đồng thời khống chế các nước CS Đông Âu, thực hiện khủng bố giết hại không biết bao nhiêu nhân dân viên chức sĩ quan các nước trong khối CS có ý định tách rời, độc lập, thoát khỏi sự khống chế lãnh đạo từ CS Nga, điển hình là sau khi đế chế CS Nga và Đông Âu sụp đổ hàng loạt các nước SNG tách ra từ nước Nga lấy lại sự độc lập nguyên thủy của mình. 
Còn ở Việt Nam thời điểm ấy CSVN cũng rập khuôn giống hệt CS Nga và TQ âm mưu dùng chiêu bài mặt trận giải phóng để tấn công miền Nam VN, dù trong Hiệp Định quốc tế Genéve do họ cùng ký kết có qui định không được phép Thống Nhất VN bằng phương tiện chiến tranh. 

Hàn Quốc

Tuy nhiên trong ba quốc gia nói trên, Hàn Quốc có hoàn cảnh giống hệt Việt Nam. Sau thế chiến II, 1945 đã bị chia cắt, nhưng chính thức là sau 3 năm nội chiến khốc liệt khởi đầu từ 1950 do CS Bắc Hàn phát động đến mùa hè 1953 tại Bàn Môn Điếm, ngang vĩ tuyến 38 một hiệp định phân chia 2 miền Nam, Bắc mới được ký kết (trước thời điểm Hiệp Định Genéve chia đôi VN một năm: 21/7/1954) Có thể nói sau ba năm chiến tranh chà qua sát lại lãnh thổ Hàn Quốc (Nam Hàn) bị tàn phá không còn gì đáng kể, toàn bộ nhân dân bị nạn đói đe dọa, không có đủ lương thực.
Trung tâm TP Seoul trong chiến tranh nội chiến Bắc Nam 1952 
Nhưng cũng giống Đài Loan, quốc gia này vượt qua khốn khó từ một con người: ông Lý Thừa Vãn, vị tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. Trong điêu tàn đổ nát chiến tranh cả miền Nam Hàn Quốc thiếu lương thực trầm trọng, Tống Thống Lý Thừa Vãn đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khốn khó. Trong các năm tiếp theo ông thực hiện một loạt cải cách thức thời chấn hưng nền kinh tế, ông thuyết phục thành công để Hoa Kỳ cho Hàn Quốc hưởng ưu đãi tối huệ quốc trong thuế quan và mở rộng cửa cho mọi sinh viên Hàn đến Mỹ du học, ông khuyến khích một làn sóng thanh niên Hàn qua Nhật Bản lao động tiếp thu học hỏi khoa học kỹ thuật từ Nhật, đây là tiền đề, cái nền của các công ty nổi tiếng của Hàn Quốc: SamSung, Hyundai, GM Daewoo sau này. Ông và gia đình làm gương mang tất cả của cải quí kim cho quốc gia vay mượn không lãi để thuyết phục, huy động, nhân dân chắt chiu từng đồng vốn góp sức cho ngân sách quốc gia mà không gánh nợ lãi, nhờ thế một thời gian ngắn kinh tế Hàn hồi sinh mạnh mẽ, giúp cho GDP toàn dân tăng trưởng rất ngoạn mục, phát triển với tốc độ phi thường, đến giữa thập niên 1980 đã trở thành một trong những nước công nghiệp hóa mới (NICS). Năm 2004 GDP của Hàn Quốc là 680 tỉ USD đứng thứ 12 trên thế giới. Thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc được gọi là “Kỳ tích sông Hàn”.

Thủ Đô Seoul Hàn Quốc NGÀY và ĐÊM
Seoul quá tải và chật chội chính phủ HQ đang xây dựng một Thủ Đô mới ở Sejong. Nếu không có diễn biến gì bất thường, thành phố Sejong sẽ trở thành thủ đô của Hàn Quốc vào năm 2012.
Dòng suối Cheonggyecheon bắt nguồn từ giữa hai ngọn núi Bugak San và Inwang San, Sau gần 3 năm thi công, cải tạo gần 6 km. giờ đây nước trong xanh có thể rửa mặt được,vắt ngang thành phố.đã trở thành một địa điểm vui chơi công cộng cho người dân Seoul,và là nguồn nước phòng cháy cho trung tâm TP…, không ai hình dung được con suối Cheonggyecheon trước kia ô nhiễm và vùi lấp như kênh Nhiêu Lộc ở TP/HCM.VN.
Chế tạo và xuất khẩu xe cơ giới các loại, một sức mạnh trong nhiều sức mạnh tổng hợp khoa học kỷ thuật từ nhiều lãnh vực đồng bộ khác nhau của nền kinh tế Hàn Quốc. 
Nếu thập niên 60 tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước nghèo ở Châu Phi (thua cả Việt Nam) và Châu Á thì hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc xếp thứ 10 trên thế giới, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế Giới và IMF, là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là thành viên của LHQ,WTO,OECD và Nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Quan trọng là từ chính sách hướng ngoại mạnh mẽ của Tổng Thống Lý Thừa Vãn trước đây trên cái nền khoa học kỹ thuật du nhập về, những năm 1970 nhiều công ty lớn của Hàn Quốc bắt đầu tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Trong số đó điển hình có thể kể tới Samsung, Hyundai, GM.Daewoo, LG… Một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giầu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD và nếu ổn định tiếp 25 năm sau nữa Hàn Quốc sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giầu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD mà một Bắc Triều Tiên CS sẽ mất hàng thế kỷ cũng không có cơ may bắt kịp. 
2011 Tổng sản phẩm GDP (Gross Domestic Product) Hàn Quốc khoảng 1.000 tỷ usd. GDP bình quân đầu người là 20.000 USD. Hàn Quốc đứng gần thứ 10 thế giới, sau nước Nga (nhờ giá dầu khí tăng) ngang ngửa với Hòa Lan, Úc, Canada hay Tây Ban Nha.

ViêtNam

 
Chúng ta lại không thể không so sánh để đối chiếu. Cùng thời điểm này tại VN (1953) Ở miền Bắc VN, ông Hồ Chí Minh thân hành qua Nga Xô và Trung Quốc nhận “chỉ tiêu” trực tiếp từ Stalin, Lênin, Mao và Chu ân Lai để về Việt Nam phát động cuộc đấu tranh giai cấp (CCRĐ) triệt tiêu các thành phần “trí, phú, địa, hào” giết hại gần 200.000 lương dân vô tội cho có con số kết quả cụ thể để báo công với quốc tế CS như là thành tích chứng minh. Trong 4000 năm lịch sử Việt chưa có một tiền lệ nào cuồng tín, mù quáng, tàn bạo và vong bản một cách khủng khiếp đến mức độ phi nhân cách như thế. Họ đã không dị ứng với máu người đồng loại, để xem sinh mạng nhân dân mình như con gà, con vịt phải giết hại cung ứng số liệu cho đủ “chỉ tiêu” với quốc tế CS.
Hình ảnh Cộng Sản VN đấu tố giết người trong “CCRĐ” do nhiếp ảnh gia Liên Xô “Dmitri Baltermants” chụp vào năm 1955 tại miền Bắc Việt Nam.
Trong khi tổng thống và giới chức lãnh đạo quốc gia Hàn Quốc cố gắng chăm lo bảo bọc hàn gắn vết thương sau chiến tranh, động viên nhân dân mình cùng nhau đoàn kết xây dựng lại đất nước trong điêu tàn đổ nát thì tại VN, một đất nước tương đối yên bình, Ông Hồ và CSVN lại ra tay giết hại đẫm máu và nước mắt nhân dân miền Bắc, gây chia rẽ, kinh hoàng, đến cả triệu người phải bỏ quê hương chạy trốn vào miền Nam (1954). Nói rõ như vậy để những người CSVN hôm nay phải nhớ và nên hiểu rằng chỉ có những niềm đau xé lòng như thế đó của dân tộc mới “xuyên thế kỷ” chứ chẳng thể nào là “Minh triết hay tư tưởng HCM xuyên thế kỷ” được. Nhưng như vậy cũng chưa là hết, bước qua thập niên 60 tại miền Nam, ông tổng thống Ngô Đình Diệm và toàn dân VN phía nam vĩ tuyến 17 đang hồ hởi bắt tay xây dựng lại quê hương sau khi sạch bóng quân thù thực dân thì ông HCM và CS Hà Nội lại phát động một kế hoạch xâm nhập miền Nam VN phá hoại các cơ sở hạ tầng rộng lớn khắp các đô thị miền Nam.


1965 hình ảnh tiêu biểu hai vụ đặc chất nổ khủng bố của CSVN vào các cơ sở công cộng tại Sài Gòn. 
Hiện nay là 2011, nhưng trong tâm trí những người cao tuổi sống tại Sài Gòn vẫn chưa phai mờ những hình ảnh kinh hoàng từ những tháng năm cũ trước những cái chết thương tâm vô tội của nhiều đồng bào Sài Gòn như hai hình ảnh điển hình ở trên mà không tuần lễ nào là không xảy ra. Có thể nói những hình ảnh khủng bố đẫm máu từ “Iraq và Afganistan” hiện nay là bản sao của CSVN khủng bố SaiGòn và miền Nam thuở ấy có khác chăng là đặc công CSVN lén lút cài bom chứ không hy sinh con người, họ gây thương vong cho dân lành và thiệt hại cơ sở vật chất cầu đường nhà cửa ở miền Nam nhiều vô kể, điển hình là tuyến hỏa xa (đường sắt) xuyên Việt từ bến Hải miền Trung vào tới Sài Gòn từ 1960 đến 1975, mười lăm năm hoàn toàn nằm rỉ sét phơi mình với nắng mưa, bị đặt chất nổ thường xuyên, tàu hỏa không thể chạy được, đủ thấy sự phá hoại làm kiệt quệ kinh tế đời sống cho quê hương đất nước lớn lao như thế nào?? Trong khi đó nhân dân các quốc gia xung quanh Việt Nam của khu vực ASEAN và Châu Á thì đang nỗ lực tái thiết xây dựng hối hả không ngừng? một sự tàn sát và phá hoại trên cơ thể của chính mình một cách cực kỳ “rồ dại” và ngu xuẩn do sự “cuồng tín” như “điên loạn” của những người CSVN, ngược lại nhân dân và quân đội miền Nam không hề có ý định hay hành động nào phá hoại sự yên bình của đời sống đồng bào mình trên lãnh thổ miền bắc trong cùng thời gian này! 
Để rồi hôm nay kết thúc hơn nữa thế kỷ “cuồng tín như điên loạn” vì ngu dốt ấy những người CSVN ôm lấy một hình hài Tổ Quốc của Tiền Nhân, phải chịu cảnh “hao hụt” mà không nói nên lời trong cái số phận của một con trâu đi chậm phải uống nước đục mà không có cách nào vượt lên trên cùng bầy đàn bởi nó cứ tham lam mãi kéo theo sau cái cày “CS/XHCN” mà không dám bỏ ra, bởi nó sợ bỏ ra thì nó “Chết”. 
Đến đây thì bình tâm lại, bấm đốt tay nghiệm sinh sự đời, trong gần 70 năm ông HCM mang cái CS/XHCN tròng lên cổ nhân dân Việt thì có đến 40 năm dân ta khốn khổ bởi: Độc Tài, Cuồng Tín, Dốt nát — 30 Năm tiếp theo đón gió Tư Bản hít thở mùi vật chất lại nảy sinh thêm lòng Tham Lam tạo nên một công thức còn siêu khốn khổ hơn nữa:

ĐỘC TÀI, CUỒNG TÍN, DỐT NÁT + THAM LAM = ĐẠI HỌA.

@Danlambao

Viễn ảnh đột biến Nhâm Thìn

Còn chưa đầy một tuần, nhân loại sẽ chào mừng Tết Nhâm Thìn, và với nhiều sắc dân thế giới, người ta chờ mong năm con rồng sẽ đem lại nhiều điều may mắn hơn năm Tân Mão sóng gió sắp cáo chung.

AFP

Biểu đồ phát triển kinh tế từng vùng năm 2010-2011 và dự đoán đến năm 2013.

Diễn đàn Kinh tế không ra khỏi thông lệ với bài tổng kết về dự báo cho năm mới. Xin quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi của Vũ Hoàng với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do về những dự báo này.

Thay đổi để thích ứng

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, người ta cứ nói rằng “kinh tế học là một khoa học u ám” vì thiên hạ chỉ chú ý đến kinh tế khi tình hình thiếu khả quan. Suốt năm Tân Mão thì tình hình quả là thiếu khả quan, thậm chí còn đặc biệt đen tối cho một số quốc gia. Qua năm Nhâm Thìn, liệu hồ sơ kinh tế của thế giới sẽ có chiều hướng sáng sủa hơn không, khi mà trong một chương trình trước đây ông nói đến dự đoán của giới kinh tế là đa số các nước sẽ “cùng nhau hạ cánh”. Trong một chương trình tất niên, chúng ta có tin gì vui hơn cho thính giả không, thưa ông?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Thói thường thì thiên hạ không thích tin xấu và nhiều khi kẻ báo tin lại là người có tội! Nhưng trong lĩnh vực kinh tế của chúng ta, có lẽ mình sẽ phải châm thêm một yếu tố khác vào cách suy luận của mình – về những chuyện gọi là “xấu” và “tốt”, hoặc nói cho dễ hiểu là “trong cái rủi lại có cái may”. Kỳ này, chúng ta sẽ nhắc đến cái may ấy. Trước hết, ta nên nhìn vào các trục thời gian để đặt vấn đề của một năm vào một khung cảnh dài hạn hơn.

Chúng ta đang ở giữa một chu kỳ điều chỉnh chung, vài chục năm mới xảy ra một lần. Từ hai chục năm nay, nhân loại sinh hoạt trong khuôn khổ nhất định sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc cuối năm 1991 với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Khuôn khổ ấy khiến người ta lạc quan tin rằng từ nay thế giới đã đổi khác, như tại Việt Nam, rằng nền kinh tế đã thực sự đổi mới.

Đến năm 2008, tự nhiên thiên hạ thấy ra một đợt khủng hoảng tài chính rồi nhiều biến động dây chuyền cả kinh tế lẫn chính trị khiến những gì mình tưởng là bình thường đều bị đảo lộn. Những vất vả xoay trở trong bốn năm liền đã gây hoang mang và thất vọng, thậm chí một sự khủng hoảng phổ biến về niềm tin mà chương trình của chúng ta đã nói đến vào cuối năm dương lịchQua năm Nhâm Thìn 2012, mọi người và hầu hết mọi quốc gia đều ý thức được là sẽ không thể tiếp tục như xưa, cho nên hầu như quốc gia nào cũng đang cố gắng thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới.

Ô. Nguyễn Xuân NghĩaQua năm Nhâm Thìn 2012, mọi người và hầu hết mọi quốc gia đều ý thức được là sẽ không thể tiếp tục như xưa, cho nên hầu như quốc gia nào cũng đang cố gắng thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Vì vậy, nhìn vào cái trục thời gian thì Nhâm Thìn sẽ là một năm thay đổi, và đấy là “cái may” trong “cái rủi” nếu mình có khả năng lùi lại để thấy ra toàn cảnh….

Vũ Hoàng: Ông có một lối phân tích khá lạnh lùng về cái lẽ tương đối của mọi chuyện. Nếu có thể thì xin đề nghị ông đưa ra một số thí dụ cho thính giả của chúng ta cùng hiểu được thế nào là “không thể tiếp tục như xưa mà phải thay đổi” và đấy là điều may?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta chứng kiến một sự lạ tại Hoa Kỳ, vốn dĩ là đầu máy kinh tế của thế giới vì trong nhiều thập niên liền đã đóng góp tới 60% vào đà tăng trưởng của toàn cầu – ví dụ như kinh tế thế giới có tăng trưởng bình quân là 5% một năm thì có 3% là do sức tiêu thụ và nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ. Bây giờ, nước Mỹ đang phải tiết kiệm để trả nợ và lãnh đạo tranh luận suốt năm về những giải pháp kinh tế và chính trị chưa từng thấy từ mấy chục năm. Đó là một thí dụ.

Gần với chúng ta hơn và đặc biệt là chi phối Việt Nam rất nặng là tình hình Trung Quốc. Năm qua, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới sau nước Mỹ. Vậy mà động loạn đã bùng nổ suốt năm và lãnh đạo xứ này phải công nhận là mô hình kinh tế của họ là “không cân đối, không công bằng, không ổn định và không bền vững” và ngày càng có nhiều người cho rằng xứ này sẽ bị loạn to sau một vụ hạ cánh nặng nề.

Thí dụ thứ ba là ngay tại Việt Nam là nơi mà lãnh đạo cũng đã công khai nói đến việc tái cơ cấu, nôm na là phải đổi mới lần nữa sau hai chục năm đổi mới vừa qua. Nếu không thì chế độ có thể sụp đổ. Khi mà cả Hoa Kỳ, Trung Quốc, chưa nói gì đến Âu Châu, mà đều thấy là phải chuyển hướng thì ta rất dễ đoán ra sự thể của Nhâm Thìn, là những đổi thay từ gốc rễ.

Một chuyện cụ thể nhất là nếu các nước giàu có đều co cụm và nhập khẩu ít hơn thì kinh tế Trung Quốc, Việt Nam hoặc cả khối châu Á sẽ làm sao để tăng trưởng? Nếu không có tăng trưởng mà cơ cấu xã hội lại bất công và bất ổn như mọi người đã thấy tại Trung Quốc và Việt Nam thì phải chuyển hướng. Mà nếu không xoay thì sẽ có đổi thay chính trị hay cách mạng!

Động loạn Trung Quốc

035_pau587880_10-250.jpg
Ông Zhou Xiaochuan, Thống đốc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) phát biểu tại một diễn đàn kinh tế tổ chức tại Bắc Kinh hôm 25/12/2011. AFP

Vũ Hoàng: Ông trình bày như vậy thì thính giả của chúng ta có thể thấy ra toàn cảnh của bài toán và vì sao chuyện rủi về kinh tế có khi lại là cái may. Cũng trong khung cảnh đó và dù là ta không có thời giờ phân tích cho rõ ràng hơn, hôm Thứ Tư 11 vừa qua, ngân hàng Hongkong & Shanghai Bank của Anh quốc có công bố một dự báo khá lạc quan về tình hình kinh tế thế giới vào năm 2050, với đà tăng trưởng rất mạnh của các quốc gia thuộc vào nhóm “đang phát triển”. Trong khối 26 quốc gia có đà tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2050, Việt Nam đứng hạng chín và sẽ nằm trong 50 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Phải chăng đấy cũng là một cách nhìn về khuôn khổ thời gian ngắn hay dài?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa đúng vậy và… sang năm có khi ta sẽ đề cập tới dự báo ấy.
Tôi chỉ xin tóm lược rằng ngân hàng này dùng một mô thức kinh toán học để phóng chiếu sức mạnh của các nền kinh tế vào tương lai, với động lực là tài nguyên quốc gia. Trong loại tài nguyên này, quan trọng nhất là nhân lực, hay dân số. Trong dân số là vài chục hay cả trăm triệu, quan trọng nhất là phẩm chất – tức là giáo dục, đào tạo và khả năng tổ chức để cải thiện năng suất kinh tế – chứ không phải là số lượng, đông dân hay ít người.

Nếu lạc quan và thực tế thì phải nghĩ rằng một người dân là một đơn vị sản xuất có trí não và bắp thịt để đóng góp cho sản xuất hơn là chỉ có cái miệng ăn và là một đơn vị tiêu thụ. Dù sao, dự phóng ấy của ngân hàng HSBC cũng giúp ta nhìn xa hơn chân trời của một năm: nếu không cải cách giáo dục thì Việt Nam khó vươn tới vị trí lạc quan đó mà còn bị tụt hậu, và thua Philippines là quốc gia được dự báo có nền kinh tế đứng hạng thứ 19 của thế giới vào năm 2050!

Vũ Hoàng: Trở lại chuyện Nhâm Thìn, thưa ông, đâu là những yếu tố khiến người ta có thể lạc quan?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi xin được nhắc đến những sự việc nhỏ mà báo hiệu nhiều chuyển động lớn vì có thể là điển hình của tình trạng ta gọi là “thay đổi tất yếu”, và cũng lại bắt đầu từ Trung Quốc vì là xứ láng giềng mà nhiều lãnh đạo tại Hà Nội lại coi là mẫu mực. Trong năm Mão này, chính là người Trung Hoa đã thấy mô thức của họ hết là mẫu mực và phải thay đổiLãnh đạo Bắc Kinh phải rà soát lại toàn bộ chính sách nông nghiệp, đô thị hóa và công nghiệp hoá trong khung cảnh đầy khó khăn của các tỉnh đã phát đạt ở vùng duyên hải.a

Trước hết là “sự cố Ôn Châu” trong ngoặc kép. Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang được coi là “cái nôi của tư bản chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa” do phản ứng làm ăn rất biến báo linh động của người dân. Trong năm qua, tư doanh Ôn Châu phá sản hàng loạt và dân chúng biểu tình liên tục. Điều ấy cho thấy giới hạn và sự sụp đổ của chiến lược xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng kinh tế thị trường nhưng dưới sự lãnh đạo của một đảng độc quyền. Hình thái kinh tế tự do ở dưới một chế độ chính trị độc tài không thể tồn tại, như người ta cũng đã có thể thấy trong thế giới Á Rập Hồi giáo. Ngược lại, chế độ dân chủ có thể là nhiêu khê rắc rối nhưng vẫn đem lại hy vọng sửa sai và chọn lựa giải pháp kinh tế linh hoạt hơn.

Vũ Hoàng: Tức là ông nhìn thấy những yếu tố tích cực từ sự suy sụp của mô hình phát triển kiểu Ôn Châu, là nơi mà năm qua cũng bị động loạn khi có tai nạn thảm khốc của đường xe lửa cao tốc. Ngoài ra còn sự việc nhỏ nào mà báo hiệu nhiều chuyện lớn theo cách suy luận của ông?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Chuyện thứ hai là “sự cố Ô Khảm” cũng trong ngoặc kép. Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Đông là một biểu hiện của bài toán không thể không giải quyết của hồ sơ nông dân và chính sách đô thị hóa để công nghiệp hoá của Trung Quốc. Người dân tại đây bị chính quyền địa phương cướp đất cho yêu cầu gọi là đô thị hóa nên đã nổi loạn. Họ đấu tranh trong mấy tuần liền và thực tế đã cướp chính quyền và quản lý lấy khu vực sinh hoạt của họ. Cuối cùng thì chính quyền ở trên đã bị động, phải cứu xét và quyết định là trao quyền quản lý cho chính những người biểu tình! Trung ương không chỉ nhượng bộ mà thực tế là truất bãi đảng viên cán bộ làm bậy, nếu không thì động loạn sẽ còn lan rộng.

Xuyên qua chuyện nhỏ đó, ta thấy ra chuyển động lớn sau đây. Khi bắt đầu cải cách năm 1979, Đặng Tiểu Bình trước tiên nâng đỡ thành phần nông dân, vốn dĩ là chủ lực của cách mạng. Mươi năm sau, tức là từ hai chục năm qua, nông dân lại bị bóc lột, trước hết là từ giá thực phẩm mua vào quá rẻ để nuôi thành phố, kế tiếp là từ việc lấy đất đai để phát triển đô thị và công nghiệp. Mà kẻ lấy đất đai lại là thiểu số có đặc quyền về chính trị và đặc lợi về kinh tế. Tình trạng bóc lột đó vì không đền bù thoả đáng đã dẫn tới nguy cơ ta gọi là “cách mạng” nông dân qua mâu thuẫn lan rộng giữa nông dân và cả dân công bị xiêu tán để kiếm việc và bị chết kẹt trong chính sách “hộ khẩu” của họ. Vì vậy, lãnh đạo Bắc Kinh phải rà soát lại toàn bộ chính sách nông nghiệp, đô thị hóa và công nghiệp hoá trong khung cảnh đầy khó khăn của các tỉnh đã phát đạt ở vùng duyên hải. Vụ Ô Khảm phản ảnh tình trạng gọi là “đổi thay tất yếu”.

Việt Nam năm Nhâm Thìn

Vũ Hoàng: Từ hai thí dụ Ôn Châu và Ô Khảm của Trung Quốc ta chuyển tầm nhìn về Việt Nam. Thưa ông, đâu là những yếu tố khiến người ta có thể lạc quan và là cái may trong cái rủi như ông trình bày vào đầu câu chuyện?

canh-sat-1-250.jpg
Công an cưỡng chế khu đất của ông Đoàn Văn Vươn hôm 05/1/2012.

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng Việt Nam đi sau Trung Quốc và có lẽ chỉ thay đổi khi thấy Trung Quốc đổi thay. Cho nên những khó khăn hoạn nạn của xứ láng giềng có vấn đề này là một hồi chuông cảnh báo có lợi cho Việt Nam, trước hết là về nhận thức.

Đầu tiên, do bất cập về khả năng và thái quá về đối sách, Việt Nam bị lạm phát mạnh và năm qua cả vạn doanh nghiệp tư nhân bị phá sản, hệ thống ngân hàng bị nguy cơ sụp đổ. Thế rồi việc tái cơ cấu hoặc sát nhập là cơ hội trục lợi cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc tay chân của họ, vốn dĩ là thiểu số được ưu đãi và vì đặc lợi mà còn cản trở việc cải cách hay chuyển hướng. Đấy cũng là một vụ Ôn Châu, với màu sắc và kích thước Việt Nam. Trung Quốc đã gặp tình trạng đó như giới trí thức của họ, ở ngay trong đảng, đã phê phán rất nặng. Trong một kỳ khác, ta sẽ nói đến sự phê phán đó, nó còn triệt để và dữ dội hơn những gì đã thấy từ thành phần gọi là chuyên gia hay trí thức của Việt Nam.

Chuyện thứ hai là “sự cố Tiên Lãng” của thành phố Hải Phòng. Nó cho thấy sự bất lực và bất công của bộ máy nhà nước trước hiện tượng ngang nhiên bóc lột khiến nạn nhân bị đẩy vào đường cùng sau khi đổ mồ hôi và thậm chí xương máu để khẩn hoang và tìm đất canh tác. Vụ đó tất nhiên gây rúng động và thậm chí căm phẫn cho nhiều người, kể cả thành phần trong quân đội, trước sự lộng hành của công an và tay chân thân tộc. Khi một cựu chủ tịch nước mà cũng chủ động lên tiếng than phiền về vụ này, ta phải liên tưởng đến sự cố Ô Khảm của Trung Quốc. Nói nôm na là tình trạng tức nước vỡ bờ, hoặc lời cảnh báo không thể lầm lẫn được về hoàn cảnh ta gọi là không đổi mới thì chết! Đấy cũng là một dấu hiệu của cái may trong cái rủi.

Vũ Hoàng: Chúng ta không đủ thời giờ để phân tích thêm, nhưng kết thúc về hồ sơ Việt Nam trong năm Nhâm Thìn, ông nhận xét ra sao?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Chu kỳ biến động từ năm 2008 khiến cho từng quốc gia phải xoay bằng nhiều cách và sau hai lần xoay ngược 180 độ thì nhiều nơi đã trở về chốn cũ và nay đã biết rằng không thể tiếp tục như xưa Việt Nam đi sau Trung Quốc và có lẽ chỉ thay đổi khi thấy Trung Quốc đổi thay. Cho nên những khó khăn hoạn nạn của xứ láng giềng có vấn đề này là một hồi chuông cảnh báo có lợi cho Việt Nam, trước hết là về nhận thức.

Tôi mong rằng Việt Nam đã đi tới chỗ đó và phải rà soát lại quan niệm chiến lược rất mơ hồ mà bất công và bất lực, đó là cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa”, lồng bên trong là vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Nó là nguyên nhân của khủng hoảng trong bối cảnh suy trầm của thế giới. Ngày càng có nhiều người, kể cả trong đảng Cộng sản, đã ý thức ra nhược điểm ấy và kêu đòi cải cách. Năm năm trước, vào năm Đinh Hợi 2007 thì không mấy ai nghĩ như vậy vì cái đảng độc quyền lãnh đạo cứ tưởng rằng họ đi đúng hướng.

Ngày nay, sự chọn lựa trước mặt là phải thay đổi. Về kinh tế thì sẽ vất vả mất năm năm, về chính trị có khi là 10 năm bất ổn, mà nếu không đổi thì văn hoá sẽ sụp đổ, trăm năm chưa chắc đã phục hồi và chắc chắn là sẽ tụt hậu. Vì vậy, nếu có viễn ảnh đột biến năm Thìn thì có lẽ đấy mới là điều may mắn cho Việt Nam. Có lẽ đấy cũng là lời chúc của bản thân cho năm mới.

Vũ Hoàng: Xin trân trọng cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn cuối năm này.

@rfa